MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Giới thiệu chung về công ty Điện lực Hà Tây 3
Chương II: Thực trạng tổn thất điện năng và chính sách quản lý hiện nay tại công ty Điện lực Hà Tây 3
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty Điện lực Hà Tây 4
1.1. Thông tin chung về công ty Điện lực Hà Tây. 4
1. 2. Chức năng và nhiệm vụ của điện lực Hà Tây. 5
1. 3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của điện lực Hà Tây 7
1.4. Nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điện Lực Hà Tây. 9
1.4.1. Nguồn nhân lực: 9
1.4.2. Cơ sở vật chất: 11
1. 4.3. Vốn kinh doanh. 13
1.4.3.1. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 13
1.4.3.2. Các nguồn huy động vốn của công ty. 16
1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 17
Chương 2: Thực trạng tổn thất điện năng và chính sách quản lý hiện nay tại công ty Điện lực Hà Tây. 20
2.1. Nguyên tắc và phương pháp xác định tổn thất điện năng 20
2.1.1. Tổn thất điện năng. 20
2.1.1.1.Khái niệm tổn thất điện năng: 20
2.1.1.2. ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng. 21
2.1.2. Phương pháp và nguyên tắc tính tổn thất : 21
2.1.2.1. Phương pháp tính tổn thất 21
2.1.2.2. Nguyên tắc phân tích tổn thất : 21
2.2. Thực trạng tổn thất điện năng tại công ty điện lực Hà Tây 21
2.2.1. Tổn thất điện năng tại công ty qua một số năm gần đây (2000 – 2006) 21
2.2.2. Tình hình tổn thất điện năng thực tế so với kế hoạch 21
2.3. Tác động của tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Hà Tây 21
2.4. các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng ở điện lực hà tây. 21
2.4.1.Nguyên nhân kỹ thuật: 21
2.4.1.1.Tiêu hao điện năng cho việc truyền tải, phân phối điện năng trên đường dây và trong máy biến áp là do: 21
2.4.1.2. Tiêu hao điện năng cho các thiết bị đo đếm điện năng (công tơ) 21
2.4.2. Nguyên nhân tổ chức quản lý. 21
2.5. Các chính sách quản lý hiện tại của công ty 21
2.5.1. Một số nguyên tắc quản lý 21
2.5.2. Các chính sách quản lý hiện nay và một số hạn chế. 21
2.5.2.1. Chính sách quản lý giá điện 21
2.5.2.2. Chính sách quản lý con người 21
2.5.2.3. Chính sách quản lý tài sản 21
Chương 3: Giảm tổn thất điện năng bằng việc thay đổi chính sách quản lý 21
3. Định hướng của công ty đến việc giải quyết các vấn đề tổn thất điện năng thông qua thay đổi chính sách quản lý. 21
3.1. Định hướng về con người 21
3.2. Định hướng về thay đổi cơ cấu. 21
3.3 . Giải pháp hoàn thiện hơn chính sách quản lý của doanh nghiệp nhằm giảm tổn thất điện năng 21
3.3.1.Về chính sách giá điện: 21
3.3.2.Về quản lý tài sản: 21
3.3.3. Tăng cường quản lý khách hàng 21
3.3.4. Tăng cường quản lý đơn vị. 21
3.3.5. Kiến nghị đối với nhà nước: 21
Ban hành văn bản pháp luật quản lý điện 21
Chính sách đầu tư. 21
3.4. Một số điều kiện để thực hiện các chính sách quản lý làm giảm tổn thất điện năng. 21
3.4.1. Điều kiện về vốn: 21
3.4.2. Điều kiện về nguồn nhân lực 21
3.4.3. Điều kiện về tổ chức : 21
3.4.4. Điều kiện về cơ sở pháp lý : 21
Kết luận 21
Danh mục tài liệu tham khảo 21
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chính sách quản lý nhằm giảm tổn thất điện năng ở công ty điện lực Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 đồng/KWh ,với mức tổn thất của năm 2006 là 84266812 KWh, vậy 63,200109 tỷ đồng là khoản thiệt hại mà ngành điện, nói rộng hơn là nhà nước phải chịu trong riêng năm 2006. Đó là một sự lãng phí quá lớn cho Điện Lực và cho xã hội. Phải giảm mức tổn thất, hơn nữa cần phải có nhưng biện pháp tích cực hơn nữa trong việc giảm tổn thất điện năng, trong phạm vi các biện pháp giảm tổn thất điện năng không làm cho chi phí phát sinh lớn hơn so với thiệt hại do tổn thất gây ra( hiệu quả lâu dài)
Để phân tích rõ hơn chúng ta đi xem xét tình hình tổn thất điện năng tại các điện lực trực thuộc. Điện lực Hà Tây có 14 chi nhánh thuộc 14 huyện. Mỗi khu vực có một đặc điẻm riêng, có nhu cầu sử dụng điện khác nhau do đó mà mức tổn thất cũng khác nhau, lượng điện nhận và điện thương phẩm cũng khác nhau. Nó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: tình hình tổn thất điện năng của các chi nhánh trong những năm gần đây.
đơn vị tính : %
stt
Năm
điện lực
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1
Hà Đông
9,87
8,64
8,8
8,81
8,69
9.02
9.27
2
Sơn Tây
8,39
11,14
8,75
7,60
7,34
8.19
7.09
3
ứng Hoà
6,52
6,03
6,8
4,40
4,28
5.49
5.54
4
Thường Tín
5,93
4,8
5,5
4.03
3,47
6.20
5.71
5
Chương Mỹ
5,5
9,68
7,67
6,34
5,78
7.94
7.85
6
Phú Xuyên
6,65
4,7
4,94
5.23
4,48
5.40
5.79
7
Hoài Đức
5,68
4,05
4,73
5,03
5,92
6.70
6.77
8
Ba Vì
9,28
9,12
7,62
7.10
6,64
7.90
7.75
9
Thạch Thất
6,34
5,42
5,22
5,90
4,66
5.23
5.27
10
Thanh Oai
7,38
8,2
6,00
5,58
5,07
6.13
5.96
11
Quốc Oai
7,25
7,73
5,5
6.53
4,28
5.61
6.13
12
Phúc Thọ
11,7
9,48
8,31
4.70
5.06
5.37
4.55
13
Mỹ Đức
6,99
5,37
5,6
4.90
5,29
6.15
6.97
14
Đan Phượng
5,17
6,38
5,3
5,02
4,45
4.80
4.96
Qua bảng số liệu trên cho thấy chi nhánh điện Hà Đông là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất cao nhất, Hà Đông là chi nhánh có đông dân cư, nhiều khu công nghiệp, nhà máy… do đó nhu cầu sử dụng điện lớn gây khó khăn trong việc quản lý phân phối truyền tải điện năng do đó nó là một nguyên nhân gây tổn thất điện năng. Hơn nữa Hà Đông là chi nhánh có số lượng khách hàng nhiều nhất trong các chi nhánh nên hệ thống đường dây, trạm biến áp nhiều, nhiều chỗ hệ thống đường dây, máy biến áp đã cũ chưa được thay thế, cải tạo do đó làm cho tỷ lệ tổn thất lớn.
Đứng thứ hai về tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Hà Tây là chi nhánh Sơn Tây. Chi nhánh Sơn Tây có tỷ lệ tổn thất năm 2004 là 7,34% năm 1999 tỷ lệ tổn thất là 11,82%. Như vậy tỷ lệ tổn thất qua 5 năm giảm 4.48%. Một trong những nguyên nhân là do điện áp trên thanh góp 10KV tại trạm E7 Sơn Tây chỉ đạt 9,5/10KV(lúc cao điểm còn thấp hơn) do đó ảnh hưởng không nhỏ đến tổn thất điện năng. Hơn nữa lưới điện của thị xã cải tạo chưa được nhiều do đó còn nhiều đường dây cũ nát gây tổn thất lớn như đường dây 977 tổn thất 10,62%, đường dây 979 tổn thất 14,73%, đường dây 378 tổn thất là 11,7%, bán kính cấp điện xa do đó tổn thất điện năng trên đường dây tải điện lớn.
Đứng thứ 3 về tỷ lệ tổn thất điện năng lớn trong Điện lực Hà Tây là Chi nhánh Ba Vì năm 1999 tỷ lệ tổn thất điện năng của chi nhánh Ba Vì là 13.03% là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất lớn thứ ba thế nhưng đến năm 2004 tỷ lệ tổn thất còn là 6.64 % so với các chi nhánh khác là cao hơn nhưng bản thân chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc giảm tổn thất điện năng, sau 4 năm tỷ lệ tổn thất giảm được 6.39%.
Chi nhánh có tỷ lệ tổn thất cao sau Ba Vì là Chi nhánh điện Hoài Đức.Năm 1999 tổn thất 10.76% đứng thứ 5 về tỷ lệ tổn thất cao trong toàn điện lực, tới năm 2004 tổn thất là 5.92%.Tuy tổn thất điện năng còn cao song với sự cố gắng trong 5 năm qua Chi nhánh điện Hoài Đức đã giảm được 4.84%.Điều đó thể hiện được lưới điện của Chi nhánh đã được cải tạo rất nhiều cùng chất lượng quản lý đã được nâng lên rất nhiều.
Chi nhánh Quốc Oai là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất giảm lớn nhất trong các chi nhánh năm 1999 Quốc Oai là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất lớn nhất là 15,82% sau đó tỷ lệ tổn thất giảm dần tổn thất từ năm 1999- 2004, tỷ lệ tổn thất là 4,28% . Như vậy tỷ lệ tổn thất giảm 11,54%. Quốc Oai là chi nhánh có số lượng khách hàng ít nhất trong toàn điện lực, số khách hàng hiện nay của chi nhánh vào khoảng 400 khách hàng.
Các chi nhánh Đan Phượng, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thạch Thất,Chương Mỹ,Phúc Thọ là các chi nhánh có tỷ lệ tổn thất trung bình và giảm đều hàng năm. Trong toàn điện lực chi nhánh Thường Tín là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất thấp nhất từ năm 1999-2003. Năm 1999 tỷ lệ tổn thất là 7,29% đến năm 2004 là 3,47%. Số khách hàng mà chi nhánh quản lý vào khoảng 2100 khách hàng với khoảng 2400 công tơ đang vận hành. Nguyên nhân là do Thường Tín đã chú ý đến công tác cải tạo tổn thất, hoàn thiện lưới điện hạ thế cũng như quản lý khách hàng một cách chặt chẽ.
Năm 2005 tỷ lệ tổn thất điện năng tại các trạm, huyện thị đều tăng theo xu hướng chung, nhưng tỷ lệ tăng khá đồng đều không có biến động lớn.
Tóm lại: tỷ lệ tổn thất của các chi nhánh điện lực đều giảm dần( từ 1999 đến 2004). Tỷ lệ giảm nhiều hay ít một phần tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng chi nhánh. Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất của các chi nhánh qua các tháng, quý là luôn thường xuyên biến động. Qua đó cho thấy những cố gắng chung của toàn thể cán bộ công nhân viên Điện lực Hà Tây trong công tác kinh doanh điện năng thực hiện giảm tổn thất điện năng. Còn 2005 tỷ lệ tăng lên đột biến thì có thể giải thích là do nhu cầu sử dụng điện của nhân dân ngày càng cao, chính vì vậy mà khối lượng điện cung cấp tăng lên quá nhanh, cơ sở vật chất của điện lực không thể thay đổi kịp để phù hợp nên gây ra lượng điện tổn thất lớn là không thể nào chánh được. Đến năm 2006, tỷ lệ tổn thất lại giảm, như thế chứng tỏ là Ban quản lý điện lực đã có những chính sách quản lý để giảm tổn thất hữu hiệu hơn .
2.2.2. Tình hình tổn thất điện năng thực tế so với kế hoạch
Để xem xét đánh giá một doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch hay không người ta thường dựa vào sự so sánh các chỉ tiêu thực tế so với kế hoạch. Để đánh giá xem Điện lực Hà Tây có hoàn thành kế hoạch giảm tổn thất điện năng trong những năm gần đây hay không ta xem xét tình hình thực hiện kế hoạch giảm tổn thất điện năng của Điện lực Hà Tây trong những năm gần đây qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: tình hình tổn thất thực tế so với kế hoạch từ 1999- 2006 Của toàn Điện Lực Hà Tây.
Năm
Kế hoạch(%)
Thực hiện(%)
1999
8.2
7.877
2000
7.83
7.49
2001
7.5
7.18
2002
7.0
6.68
2003
6.53
6.00
2004
6.3
5.62
2005
6.49
6.87
2006
6.70
6.69
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy từ năm 1999 đến năm 2004 tỷ lệ tổn thất thực tế tại Điện lực Hà Tây là luôn thấp hơn so với kế hoạch. Kết quả này cho thấy Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong việc giảm tổn thất điện năng và đã hoàn thành kế hoạch được giao. Do đó sự điều chỉnh giá bán điện của nhà nước đặc biệt là thêm mức giá bậc thang đối với hệ số sử dụng điện sinh hoạt thành phần phụ tải chiếm tỷ trọng lớn nhất và gây tổn thất nhiều nhất làm cho việc tiêu dùng điện năng ở các hộ sử dụng các thiết bị đúng công suất làm giảm tỷ lệ tổn thất.
Năm 1999 tỷ lệ tổn thất thực tế là 7,877% so với kế hoạch giảm 0,323%. Điều này cho thấy năm 1999 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng cán bộ công nhân viên ở Điện lực Hà Tây đã hết sức cố gắng để hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu mà tổng công ty Điện lực I giao cũng như kế hoạch tổn thất điện năng mà Điện lực Hà Tây đề ra.
Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 3229624 KWh do năm 2000 Điện lực Hà Tây mở rộng lưới điện do đó cần có thêm đường dây và trạm biến áp, số lượng khách hàng tăng lên do đó tổn thất về mặt kỹ thuật là lớn hơn. Mặc dù công tác quản lý tuy có nhiều tiến bộ, tổ chức chặt chẽ hơn, các đơn vị đã làm thủ tục khi xuất nhập thanh lý và thay công tơ chết, cháy, mất nhưng đôi khi còn chưa kịp thời dẫn đến khách hàng ding điện trực tiếp không qua công tơ vì vậy không thể đánh giá được chính xác lượng điện khách hàng dùng từ đó gây ra tổn thất điện năng cho Điện Lực. Hơn nữa khi thay công tơ chất lượng công tơ có trường hợp không đảm bảo chất lượng, công tơ vừa treo lên lưới đã bị chết, cháy, lúc chạy lúc không vì vậy cũng gây tổn thất cho Điện lực Hà Tây. Bên cạnh đó, việc kiểm tra vi phạm sử dụng điện có một số trường hợp tập trung thu và phạt không dứt điểm, nhiều trường hợp khách hàng ăn cắp điện nhưng không phát hiện ra do đó cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng .
Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2001 so với năm 2000 giảm là 0,3% giảm so với kế hoạch là 0,32% điện năng tổn thất tăng so với năm 2000 là 3442180 KWh. Như vậy năm 2001 mặc dù đã hoàn thành kế hoạch đề ra và giảm tỷ lệ tổn thất so với năm 2000 nhưng số điện năng tổn thất so với năm 2000 vẫn còn cao. Năm 2001 là năm mà Điện lực Hà Tây chuyển đổi mô hình quản lý lưới điện nông thôn được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Cùng với việc chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn là việc tổ chức lại cơ cấu của toàn điện lực một cách hợp lý hơn do đó làm cho tỷ lệ tổn thất giảm.
Năm 2002 tỷ lệ tổn thất là 6,68% giảm so với năm 2001 là 0,5% giảm so với kế hoạch là 0,32 %. Điện năng tổn thất tăng so với năm 2001 là 5089776KWh kết quả này cho thấy năm 2002 Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong việc giảm tổn thất điện năng. Tỷ lệ tổn thất tổn thất đã giảm đáng kể năm 2002 với việc đưa mô hình quản lý điện nông thôn mới vàtổn thất áp dụng làm cho việc quản lý điện đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa để đạt được kết quả này Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng tuy việc sửa chữa hư hỏng trong mạng lưới đường dây kịp thời đề xuất những biện pháp chống lấy cắp điện, công tơ, ngăn chặn kịp thời việc khách hàng lấy cắp điện hoặc có hành vi phá hoại hệ thống đtổn thất đếm điện. Tuy nhiên lượng điện năng tổn thất vẫn còn cao là do nhu cầu sử dụng điện lớn trong khi đó hệ thống đường dây của toàn Điện lực nhiều chỗ là quá cũ nát do chưa được đầu tư, cải tạo cũng như một số trạm máy biến áp đã quá hạn thời gian sử dụng do đó lượng điện năng tổn thất còn lớn.
Năm 2003 tỷ lệ tổn thất là 6,3% giảm so với cùng kỳ năm trước là 0,23%, lượng điện tổn thất tăng so với năm 2002 là 314612 kwh Điện lực đã hoàn thành kế hoạch giảm tổn thất.
Năm 2003 là năm diễn ra Seagame 22 do đó cũng như nhiều ngành khác và các chi nhánh khác Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện cung cấp điện đầy đủ phục vụ cho Seagame 22 đồng thời phải đảm bảo an toàn tránh xảy ra tổn thất . Mặc dù nhiệm vụ đặt ra nặng nề nhưng Điện lực Hà Tây đã hoàn thành tốt điều đó cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn và sự cố gắng của toàn cán bộ công nhân viên trong Điện lực Hà Tây. Năm 2003 Điện lực Hà Tây cũng chú ý vào việc cải tạo hệ thống điện:đã cấp thêm 58 TBA và nâng công suất 24 TBA nông thôn nâng cao chất lượng điện năng phục vụ nông thôn. Đã cải tạo phát triển lưới điện kịp thời. Đã đưa 2 trạm biến áp 110kv Hoà Lạc và Di Động Thạch Thất nhập lưới điện, đặt thêm MBA 40000KVA số 2E7 Tây Sơn.
Năm 2004 cũng là một năm mà tổn thất điện năng của Điện lực Hà Tây đã giảm mạnh.Với kế hoạch được giao là 6.3% nhưng với sự cố gắng ,nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Điện lực mức tổn thất mà Điện lực thực hiện là 5,62% với mức điện năng tổn thất giảm so với năm 2003 là 4055762 kWh.Đây cũng là năm mà tổn thất điện năng của toàn Điện lực đạt mức thấp nhất trong 5 năm qua,điều đó thể hiện sự quan tâm của cấp Lãnh đạo Điện lực,sự nỗ lực trong quản lý kỹ thuật, kinh doanh của tất cả cán bộ công nhân trong toàn Điện lực.
Các trạm biến áp trung gian 35/10kV ở các huyện được nâng công suất. Năm 2003 Điện lực Hà Tây đầu tư 91 dự án và cùng với EVN đầu tư trực tiếp xây dựng Đ2 110KV mạch kép là trạm biến áp 110KV Xuân Mai. Do đó năm 2003 Điện lực Hà Tây đã nâng công suất, cải tiến thiết bị… làm cho tỷ lệ tổn thất giảm và hoàn thành kế hoạch được giao.Năm 2004 với việc nâng công suất trạm biến áp 110 kV Sơn Tây,trạm biến áp 110 kV Tía và các trạm TG khác cùng hàng loạt các trạm biến áp phân phối được đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao chất lượng điện năng,giảm tổn thất điện năng trong toàn Điện lực.
Năm 2005 nhu cầu sử dụng điện đột ngột tăng mạnh ( tăng 20%) so với năm trước nên cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng với sự thay đổi đó được, năm 2006 điện lực đã xây dựng thêm nhiều trạm biến áp mới vào sử dụng trung bình mỗi năm tăng 200 MBA. Toàn bộ các trạm MBA trung gian 35/10, 35/6KV đều nâng công suất lên trạm có cống suất nhở nhất là 1000KVA và trạm có công suất lớn nhất là 15000. do đó phần nào đã giảm bớt tổn thất kỹ thuật do non tải. Cùng với các biện pháp kỹ thuật đó Điện lực Hà Tây cũng thực hiện một số giải pháp quản lý nhằm làm giảm tổn thất thương mại như kiểm tra hệ thống đo đếm điện , cải tạo một số cơ sở hạ tầng, thay đổi một số cách quản lý… nên đã làm cho tỷ lệ tổn thất giảm. Tuy nhiên số tuyệt đối về tổn thất vẫn tăng rất nhiều chính vì vậy doanh nghiệp cần phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách quản lý ( đó là biện pháp nhanh nhất, còn về cơ sở hạ tầng đòi hỏi rất nhiều vốn và thời gian nên không thể thay đổi nhanh chóng được.)
Nhìn chung trong những năm gần đây Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành kế hoạch giảm tổn thất điện năng làm cho tỷ lệ tổn thất điện năng hàng năm giảm xuống.
Biểu số 2.4: bảng tổng kết kiểm tra hòm chống tổn thất
TT
Chi nhánh
Tổng số hòm(1)
Kiểm tra có mở hòm(2)
Kiểm tra không mở hòm(3)
Tỷ lệ % (2)/(1)
1
Ba Vì
290
68
127
23,45
2
Sơn Tây
4168
0
509
0
3
Phúc Thọ
40
16
141
40
4
Thạch Thất
80
53
165
66,25
5
Đan Phượng
80
19
64
23,75
6
Hoài Đức
202
54
307
26,73
7
Quốc Oai
96
11
40
11,46
8
Chương Mỹ
369
25
85
6,78
9
Hà Đông
2887
34
80
1,18
10
Thanh Oai
141
8
42
5,67
11
ứng Hoà
177
12
239
6,78
12
Mỹ Đức
285
47
252
16,49
13
Thường Tín
276
27
43
9,78
14
Phú Xuyên
226
24
103
10,62
15
Tổng
9447
398
1247
4,21
Như vậy hầu hết các chi nhánh trong điện lực đã kiểm tra các hòm đo đếm điện năng do đó kịp thời phát hiện những công tơ chết, cháy, kẹt do đó thay, sửa chữa kịp thời làm cho Điện lực hoàn thành kế hoạch được giao.
2.3. Tác động của tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Hà Tây
Trong thực tế kinh doanh của ngành điện tổn thất điện năng là không thể tránh khỏi và nó có tác động lớn đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh điện.
Các doanh nghiệp tính lợi nhuận= doanh thu - chi phí
Đối với ngành điện:
Tổng doanh thu = Giá * sản lượng điện thương phẩm
= Giá *(Điện nhận - Điện tổn thất )
Tổng chi phí = Tổng tiền mua điện đầu nguồn+ tổng tiền xử lý sự cố + tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giảm tổn thất điện năng là giải pháp hữu hiệu và tối ưu nhất để tăng lợi nhuận. Giải pháp này làm tăng sản lượng điện thương phẩm. Lượng điện tổn thất ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giảm được tổn thất điện năng làm tăng sản lượng điện thương phẩm, làm giảm chi phí (do tổn thất điện năng là bộ phận cấu thành tổng chi phí)
Vậy việc hiảm tổn thất điện năng đóng góp rất lớn đối với lợi nhuận của Điện lực Hà Tây. Giúp doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính chi trả tiền điện mua đầu nguồn và đầu tư mở rộng. Đồng thời với sự phát triển của lượng điện nó sẽ giúp cho các ngành khác phát triển do nó là ngành cung cấp năng lượng đầu vào cho các ngành vì vậy việc giảm tổn thất điện năng không chỉ làm cho Điện lực Hà Tây phát triển mà còn làm chi các ngành kinh tế khác phát triển.
Năm 2006 tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Hà Tây là 6.69% giảm so với kế hoạch là 0,01% giảm so với năm 2005 là 0,18% ( với mức giá tính trung bình khoảng 750 VND/ KWh).
Doanh thu 2006= 750*(1259015931 – 84266812)
= 994,261948250 - 63,200109 = 881,061839250 (tỷ đồng)
Tổn thất điện năng làm cho doanh thu giảm 63,200109 tỷ đồng
Nếu giảm 1% tổn thất điện năng thì doanh thu tăng lên khoảng 632001090 đồng. Do đó việc đầu tư để giảm tổn thất là giải pháp quan trọng nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên đầu tư như thế nào thì hiệu quả. Đầu tư giảm tổn thất phải mang lại hiệu quả cho Điện lực và xã hội.
Lợi nhuận thực tế = Toàn bộ lợi nhuận do giảm tổn thất đem lại- Đầu tư và chi phí để giảm tổn thất.
Nói chung muốn giảm được tổn thất thì cần phải đầu tư để cải tiến trang thiết bị, phải bỏ ra chi phí để kiểm tra, tổ chức, đôn đốc chỉ đạo… việc giảm tổn thất. Nhưng không phải cứ đầu tư thật nhiều là tổn thất càng thấp mà phải đầu tư như thế nào để khi so sánh với lợi nhuận mang lại do việc giảm tổn thất là có lợi.
Lượng giảm %tổn thất
Tiền ( vốn)
1
2
3
4
Doanh thu do giảm tổn thất ( TR giảm tổn thất)
Chi phí do giảm tổn thất( TCgiảm tổn thất)
M
0
Δ At
Hình 2.2: Đồ thị biểu thị chi phí giảm tổn thất và doanh thu thu dược do giảm tổn thất
Ghi chú:
- Doanh thu do giảm tổn thất( doanh thu tăng lên do việc làm giảm tổn thất đem lại)
TRgiảm tổn thất = P* % tổn thất giảm được*điện năng đầu nguồn
= P* % tổn thất giảm được* Ađn
(Trong trường hợp này ta giả sử P và Ađn là không đổi)-> TRgiảm tổn thất có mối quan hệ tuyến tính với %tổn thất giảm được. Vì vậy nó có hình dạng như đồ thị trên.
- Chi phí do giảm tổn thất( lượng tiền phải bỏ ra để làm giảm tổn thất điện năng).
Để giảm tổn thất điện năng thì, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng( cải tạo lưới điện, xây dựng các trạm biến áp, lắp đặt và thay công tơ kịp thời khi cần thiết… ngoài ra còn phảI chi thêm tiền để thuê thêm nhân viên theo dõi, chi tiền cho công tác thanh tra kiểm tra…). Theo qui luật lợi ích cận biên giảm dần( chi phí bỏ ra cho việc giảm một %tổn thất điện năng ngày càng tăng), vì vậy đường TCdo giảm tổn thất có hình dạng như trên.
Qua đồ thị trên cho thấy nếu vốn đầu tư K tăng lên thì tỷ lệ tổn thất %A giảm nhưng chỉ đến điểm M thì lợi nhuận đem lại do giảm tổn thất mới lớn hơn vốn đầu. Nếu tiếp tục tăng vốn đầu tư thì lợn nhuận thu được do giảm tổn thất ít hơn so với vốn đầu tư vì vậy lượng giảm tổn thất đến At là tối đa, ta không thể giảm tỷ lệ tổn thất xuống thấp hơn nữa vì khi đó chi phí bỏ ra lớn hơn so với lợi ích thu được.
Tuy nhiên hiện nay ngành điện nói chung và Điện lực Hà Tây nói riêng vẫn chưa đạt được mức tỷ lệ tổn thất %A đáp ứng yêu cầu trên, do đó việc đầu tư vẫn mang lại hiệu quả lớn.
Hơn nữa nhu cầu sử dụng điện năng của toàn tỉnh không ngừng tăng lên. Nhu cầu tiêu thụ hàng năm tăng 15%. Do vậy lưới điện Hà Tây phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu phụ tải, đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, cung cấp điện với độ tin cậy cao, giảm tổn thất điện năng. Muốn vậy thì Điện lực Hà Tây cần phải đầu tư và tăng cường các giải pháp tổ chức quản lý để giảm tổn thất điện năng.
2.4. các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng ở điện lực hà tây.
Phân loại tổn thất giúp ta hiểu rõ hơn có những loại tổn thất nào và ảnh hưởng của từng loại tổn thất trong quá trình sản xuất và kinh doanh điện năng. Mặt khác việc phân loại tổn thất còn giúp cho các nhà quản lý kinh doanh bán điện đánh giá mức tác động của tổn thất tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó xem xét những tổn thất nào là do yếu tố chủ quan, những yếu tố nào là do yếu tố khách quan để từ đó tác động nên yếu tố nào để có thể giảm được tổn thất điện năng mang lại hiệu quả kinh doanh.
Có rất nhiều loại tổn thất điện năng tuy nhiên trong luận văn chỉ tập chung hai loại tổn thất cơ bản là tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
2.4.1.Nguyên nhân kỹ thuật:
Đó là tiêu hao điện năng xảy ra trong quá trình truyền tải và phân phối từ máy phát điến tận công tơ của khách hàng dùng điện.
Trong đó bao gồm:
Tiêu hao điện năng để tải lượng điện năng trên lưới cao áp
(220- 110Kv)từ các nguồn điện đến các trạm biến áp cao, trung áp ( 220/110/10Kv, 110/35/0,6Kv) đây là phần tổn thất kỹ thuật trên lưới cao áp.
Tiêu hao điện năng trên lưới trung áp(35/10,6Kv) là lượng điện năng cần thiết để tải từ các trạm trung gian (110/35/10,6Kv) đến các trạm trung gian(35/10,6Kv) và trên lưới(10,6) xuống hạ áp (35/0,4Kv,10/0,4Kv,6/0,4Kv). Tuỳ theo kết cấu mạng lưới từng địa phương tổn thất này dao động từ 5-8%.
Tiêu hao điện năng trên lưới hạ áp(380- 220Kv), đây là phần tổn thất kỹ thuật hạ áp để tải lượng điện từ trạm biến áp(35/0,4Kv,10/0,4Kv,6/0,4Kv) đến tận hộ tiêu thụ(nơi lắp đặt công tơ đo đếm điện ), lượng điện tổn thất này chiếm 8 -10%.
Việc tiêu hao điện năng này có thể bao gồm các loại như sau:
2.4.1.1.Tiêu hao điện năng cho việc truyền tải, phân phối điện năng trên đường dây và trong máy biến áp là do:
Do các nhà máy điện thường được xây dựng tại những nơi có nguồn năng lượng do đó để đến được với người tiêu dùng ở khắp mọi nơi đòi hỏi phải có hệ thống điện làm nhiệm vụ truyền tải phân phối điện năng. Hệ thống điện này phần lớn là nằm ở ngoài trời nên luôn phải chịu tác động lớn của môi trường tự nhiên, thiên tai do bão lũ gây ra, áp thấp nhiệt đới, lụt lội,… do đó dễ dẫn tới hư hỏng, đổ cột điện , đứt dây truyền tải, có khi còn bị phá huỷ hoàn toàn hoặc ngập chìm trong nước gây hư hỏng nặng không vận hành được do đó gây tổn thất điện năng.
Do đặc điểm của đường dây tải điện : đường dây tải điện thường được làm bằng kim loại phần lớn nằm ở ngoài trời do đó dễ bị oxi hoá hiệu quả sử dụng giảm gây tổn thất. Mặt khác nó còn gây ra tổn thất do sự phát triển nóng của đường dây dẫn, tổn thất vầng quang điện (tổn thất trên đường dây cao thế : cấp điện áp truyền tải càng cao thì tổn thất càng lớn) tổn thất do rò rỉ điện trên các vật cách điện. Nếu đường dây tải điện quá dài và bé dẫn đến quá tải điều này cũng gây tổn thất điện năng, chất liệu làm đường dây cũng ảnh hưởng đến tổn thất nó có thể làm tăng hoặc giảm tổn thất.
Chất lượng thi công lắp đặt cải tạo mạng lưới vận hành cũng tác động lớn đến tổn thất kỹ thuật. Do việc cải tạo lắp đặt các thiết bị không đúng tiêu chuẩn khiến cho thiết bị giảm tuổi thọ, lượng điện năng bị tiêu hao vô ích lớn. Sự đan xen giữa thiết bị mới và thiết bị cũ khiến cho việc vận hành nhiều khi không đồng bộ, khi thực hiện công việc truyền tải điện gặp nhiều khó khăn, nhiều sự cố cũng như không thể chạy được tối đa công suất của máy móc thiết bị. Việc sửa chữa đại tu nhiều lần mạng lưới vận hành nên không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để chạy các thiết bị cần có độ an toàn cao như trong điện năng.
Do cấp điện áp truyền tải thấp hơn so với điện áp định mức do đó việc đo đếm điện năng không chuẩn xác gây ra tổn thất điện năng khi khách hàng
sử dụng thiết bị.
Do quá tải, non tải máy biến áp cũng gây ra tổn thất điện năng.
Tiêu hao điện năng trong mạng lưới truyền tải, phân phối và trong các máy biến áp của hệ thống thường chiếm từ 5- 15% điện năng phát của hệ thống điện, phụ thuộc vào trang thiết bị kĩ thuật và trình độ quản lý mạng lưới điện.
2.4.1.2. Tiêu hao điện năng cho các thiết bị đo đếm điện năng (công tơ)
các thiết bị đo đếm điện năng muốn làm việc được cũng phải tiêu thụ một lượng điện năng nào đó, theo đúng tiêu chuẩn thiết kế chế tạo thì chi phí điện năng cho mỗi đồng hồ đo đếm điện năng trung bình là 3KWh.
Tuy nhiên trong thực tế quá trình thiết kế chế tạo lắp đặt thiết bị đo đếm điện năng không phải lúc nào cũng chính xác vì vậy sẽ gây ra tổn thất điện năng .
Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải đIện. Thực tế trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản xuất, kinh doanh nết có trình độ tổ chức quản lý tốt thì có thể tránh được thấp nhất tình trạng hao phí, thất thoát. Nhưng đối với lĩnh vực kinh doanh điện thì tổn thất kỹ thuật là tất yếu vì nó phải có một lượng điện năng phục vụ cho công nghệ truyền tải đIện. Tuy nhiên chúng ta có thể giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư đổi mới công nghệ kỹ thuật nhưng không thể giảm tới 0.
2.4.2. Nguyên nhân tổ chức quản lý.
Là tổn thất trong khâu quản lý, kinh doanh điện gồm: điện năng tiêu thụ nhưng không được đo, điện năng được đo nhưng lại không được vào hoá đơn, điện năng được vào hoá đơn nhưng không được trả tiền hoặc trả tiền chậm.
Tổn thất thương mại bao gồm :
- Tổn thất do hành động ăn cắp điện do khách hàng có công tơ
+ Dùng điện lẻ qua từng công tơ.
+ Sửa số hiệu công tơ trực tiếp.
+ Sửa số hiệu công tơ gián tiếp.
- Tổn thất thất cho khách hàng không dùng công tơ.
- Tổn thất thất cho khách móc lối bất hợp pháp : như móc thẳng từ lưới điện người tiêu dùng sử dụng điện trước khi được phép, người tiêu dùng vẫn được sử dụng khi hết hợp đồng.
- Tổn thất do thiết bị đo đếm : công tơ bị chết cháy, công tơ chạy chậm, công tơ lắp đặt không đúng.
Nguyên nhân tổn thất thương mại :
- Do vấn đề quản lý : bao gồm : Quản lý hợp đồng, ghi chữ hoá đơn.
Quản lý khâu đo đếm điện.
Quản lý khách hàng dùng điện.
Vấn đề quản lý chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Điện năng là hàng hoá có tính chất kỹ thuật, đối với các cán bộ làm công tác kinh doanh bán điện ngoài những kiến thức về kinh tế còn phải hiểu biết cơ bản về kỹ thuật quản lý lưới điện có như vậy mới đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh điện năng, xử lý các tình huống chính xác kịp thời việc bố trí đúng người đúng việc là rất quan trọng, tránh các hành vi tiêu cực do chán nản gây ra làm việc như thiếu nhiệt tình, xử lý chậm khi xẩy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32030.doc