Chuyên đề Hoàn thiện chính sách tiền lương tại công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 5

1. Lí do lựa chọn đề tài 5

2. Mục đích nghiên cứu 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Kết cấu 6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG, CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP 7

1.1. Tiền lương 7

1.1.1. Khái niệm tiền lương 7

1.1.2. Vai trò của tiền lương 9

1.1.3. Những yếu tố tác động lên tiền lương của người lao động 10

1.2. Chính sách tiền lương 14

1.2.1. Khái niệm chính sách tiền lương 14

1.2.2. Vị trí của chính sách tiền lương trong hệ thống chính sách quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp 16

1.2.3. Nội dung cơ bản của chính sách tiền lương tại doanh nghiệp 16

1.2.3.1 Mục tiêu của chính sách tiền lương tại doanh nghiệp 16

1.2.3.2 Các nguyên tắc trả lương cho người lao động 17

1.2.3.3 Giải pháp, công cụ của chính sách tiền lương 19

1.2.4 Đánh giá chính sách tiền lương 26

1.2.4.1 Tính hiệu lực của chính sách tiền lương (effectiveness) 26

1.2.4.2 Tính hiệu quả của chính sách tiền lương (efficiency) 26

1.2.4.3 Tính tương thích của chính sách tiền lương (consitant) 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MAY GIA LÂM 27

2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 27

2.2. Nội dung chính sách tiền lương của Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 34

2.2.1. Mục tiêu chính sách tiền lương của Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 34

2.2.2. Các nguyên tắc trả lương cho người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 34

2.2.3. Những giải pháp, công cụ thực hiện chính sách tiền lương tại Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 35

2.2.3.1 Xây dựng tiền lương tối thiểu tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm 35

2.2.3.2 Xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm 36

2.2.3.3 Hình thức trả lương tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm 37

2.3. Đánh giá chính sách tiền lương tại Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 37

2.3.1. Tính hiệu lực của chính sách tiền lương 37

 2.3.1.1 Thực trạng việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền lương 37

 2.3.1.2 Thực trạng việc thực hiện các nguyên tắc trả lương cho người lao động 38

 2.3.1.3 Thực trạng việc thực hiện các giải pháp, công cụ của chính sách tiền lương 44

2.3.2. Tính hiệu quả của chính sách tiền lương 54

2.3.3 Tính tương thích của chính sách tiền lương 54

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MAY GIA LÂM 57

3.1 Phương hưóng hoàn thiện chính sách tiền lương tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm 57

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm 57

3.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện tiền lương tối thiểu 58

3.2.2 Hoàn thiện việc xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương 59

3.2.3 Hoàn thiện việc đánh giá kết quả của cá nhân người lao động theo hướng đánh giá đúng, kịp thời, thuận lợi 60

3.3 Những điều kiện để giải pháp thành công. 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chính sách tiền lương tại công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thưởng của ROWAN theo công thức: S = So t + So t ( T – t ) T Trong đó S : là tổng số tiền lương được hưởng So : là tiền lương một giờ t : là thời gian làm việc thực tế trong ngày T : là số giờ làm việc quy định theo chế độ Hình thức trả lương theo sản phẩm Căn cứ vào đơn giá sản phẩm và đối tượng trả lương, hình thức trả lương theo sản phẩm có thể theo những hình thức sau đây: Chế độ tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể định mức và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Chế độ tiền lương trả theo sản phẩm tập thể: chế độ trả lương này áp dụng đối với công việc cần một tập thể công nhân tham gia thực hiện như lắp ráp thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền. Trong chế độ trả lương này, cần chú ý khi áp dụng là phải phân phối tiền lương cho các thành viên trong tổ, nhóm phù hợp với bậc lương và thời gian lao động của họ. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp: hình thức này áp dụng cho công nhân phụ mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm như: công nhân sửa chữa, phục vụ máy, công nhân điều chỉnh thiết bị trong nhà máy cơ khí… Chế độ trả lương khoán: Chế độ trả lương này áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. Khối lượng nhận khoán là tập thể tổ, nhóm thì tiền lương nhận được sẽ chia cho công nhân trong tổ nhóm, giống như trong chế độ tiền lương tính theo sản phẩm tập thể. Chế độ trả độ trả lương theo sản phẩm có thưởng : chế độ trả lương này về thực chất là chế độ trả lương theo sản phẩm nêu trên kết hợp với các hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng chế độ trả lương này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định - Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Chế độ trả công này áp dụng ở những “khâu yếu” trong sản xuất. Khi sản xuất đang khẩn trương, mà thấy giải quyết những tồn tại ở khâu này có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những bộ phận sản xuất khác có liên quan, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch ở doanh nghiệp. Xác định mức tiền lương trả cho người lao động - Đánh giá kết quả công việc được giao Vấn đề liên quan đến việc trả lương phù hợp với số lượng va chất lượng lao động đã hao phí của người lao động, đó là việc xác định đúng trình độ lành nghề của họ, cũng như bố trí công việc phù hợp với trình độ đó. Thông qua tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật đó nó phản ánh yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân, liên quan chặt chẽ đến độ phức tạp của công việc. Trong đó việc xác định cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân là hai nội dung cơ bản của việc xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật Xác định cấp bậc công việc gồm: + Xác định cấp bậc công việc là xác định mức độ phức tạp của công việc mà sự phức tạp đó thể hiện ở sự kết hợp của nhiều loại chức năng khác nhau, đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng lao động khác nhau. + Xác định cấp bậc công việc có liên quan mật thiết đến việc xây dựng đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương và mức lương trả cho người lao động. Vì quỹ tiền lương để xác định đơn giá. Để xác định cấp bậc công việc có thể sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp chuyên gia: dựa vào kinh nghiệm của những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật sản xuất giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong việc xác định cấp bậc công việc. Phương pháp so sánh: nội dung của phương pháp này dựa vào + Sự phân nhóm của công việc theo các tiêu thức nhất định + Phân nhóm, chọn một số công việc điển hình, cấp bậc công việc cho công việc đó (có thể so sánh với các công việc đã làm) + Tính toán cấp bậc, công việc chung cho cả nhóm. Phương pháp cho điểm: dựa vào bảng điểm mẫu, tiến hành cho điểm theo mẫu, tổng số điểm đạt được so sánh với bậc tương ứng. Xác định cấp bậc công nhân: căn cứ vào quy định trình độ lành nghề của công nhân trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật tổ chức thi tay nghề để xác định cấp bậc công nhân. Người lao động đạt kết quả ở cấp bậc nào thì trình độ lành nghề của họ tương ứng ở cấp đó. Đánh giá kết quả của công việc được giao: Để đánh giá kết quả công việc, thường được tiến hành theo 2 bước: + Xác định chỉ tiêu đánh giá: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp phản ánh kết quả sử dụng lao động. Trong các doanh nghiệp, chỉ tiêu năng suất lao đông thường được coi là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động lao động. Song trong chỉ tiêu năng suất lao động cần lựa chọn các đơn vị hạnh toán sao cho phản ánh chính xác nhất chi phí lao động. + Tiến hành đo lường kết quả lao động theo những chi tiêu đã định sẵn: Quá trình này đòi hỏi việc đo lường phải đảm bảo chính xác, phản ánh và loại trừ các nhân tố ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm một cách giả tạo năng suất lao động của người lao động Xác định mức tiền lương Căn cứ vào hình thức trả lương của mỗi đơn vị và hệ số cấp bậc công việc, hệ số cấp bậc công nhân để tính ra được mức lương trả cho người lao động đảm bảo chính xác, công bằng và công khai. 1.2.4 Đánh giá chính sách tiền lương 1.2.4.1 Tính hiệu lực của chính sách tiền lương (effectiveness) Hiệu lực của chính sách tiền lương theo nghĩa rộng là năng lực của một doanh nghiệp có thể đạt được đúng mục đích hay mục tiêu của chính sách tiền lương và đạt được các mục đích và mục tiêu đó. Theo nghĩa hẹp, hiệu lực của chính sách tiền lương là mối quan hệ giữa kết quả đạt được với mục tiêu của chính sách tiền lương. 1.2.4.2 Tính hiệu quả của chính sách tiền lương (efficiency) Hiệu quả của chính sách tiền lương thể hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được với chi phí để tổ chức thực thi chính sách đó. 1.2.4.3 Tính tương thích của chính sách tiền lương (consitant) Tính tương thích của chính sách tiền lương trả lời cho câu hỏi với mục tiêu, giải pháp và công cụ của chính sách tiền lương có giúp ta giải quyết được tận gốc vấn đề hay không? CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MAY GIA LÂM 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ Công ty cổ phần cơ khí May Gia Lâm trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Với chức năng hoạt động chính là sản xuất chế tạo các trang bị, thiết bị, phụ tùng cơ khí phục vụ cho Ngành Dệt May. Ngoài ra công ty đã không ngừng mở rộng thị trường sang các lĩnh vực khác như sản xuất và lắp đặt hệ thống làm mát, lắp đặt hệ thống điện động lực chiếu sáng trong các xưởng sản xuất... 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Công ty theo dạng mô hình trực tuyến - chức năng. Mối liên hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới là trực tuyến, còn những bộ phận phòng ban chỉ là những bộ phận chức năng. Các bộ phận này được Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty giao phó quyền hạn chức năng. Công ty có sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Hội đồng quản trị Tổ nguội 4 Tổ nguội 3 Tổ nguội 2 Tổ nguội 1 Tổ cơ điện Tổ mộc Tổ phay Tổ tiện Ban giám đốc Phòng Bảo vệ Phòng sản xuất Phòng Kỹ thuật & KTCK Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tài vụ Phòng Kinh doanh 2.1.3 Đặc điểm của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Các sản phẩm của công ty bao gồm các máy chuyên dùng như máy cắt vải cố định, máy dập cúc, các máy kiểm tra vải, máy hút hơi là, máy san chỉ, máy cắt vải đầu bàn, chân bàn máy khâu và một số loại phụ tùng khác... Ngoài chế tạo các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong Ngành Dệt May công ty còn sản xuất và chế tạo các trang bị phụ trợ phục vụ cho công việc hiện đại hoá, nâng cao năng suất cho Ngành Dệt May như: Các hệ thống băng truyền, bàn truyền hệ thống vận chuyển sản phẩm treo, các hệ thống giá kho nguyên liệu, phụ liệu ngành may, hệ thống điện nhà xưởng, hệ thống làm mát nhà xưởng. Vì sản phẩm của Công ty có nhiều loại nên tôi xin phép chỉ giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có doanh thu nhiều nhất và cũng là công nghệ sản xuất sản phẩm điển hình cho các sản phẩm khác đó là công nghệ sản xuất máy cắt vải cố định và máy kiểm tra vải. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ Nguyên vật liệu Sắt, thép (1) (1) Tiện, Phay Nguội (2) Nhiệt luyện (3) Hàn, Dập Nguội (2) Mài Sắt, thép Kiểm tra Săt, thép Lắp ráp Kiểm tra chạy thử Nhập kho Phụ liệu mua ngoài Sơn (3) 2.1.4. Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp Năm 2005 2006 2007 Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Quản lý 12 11.11 14 10.07 18 15.79 Kỹ sư 14 12.96 15 10.79 21 18.42 Công nhân 82 75.93 110 79.14 75 65.79 Tổng số 108 100 139 100 114 100 Cơ cấu lao động theo độ tuổi Năm 2005 2006 2007 Tốc độ tăng, giảm năm 2007/2006 Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) < 30 tuổi 5 4.63 7 5.04 21 18.42 30 - 40 7 6.48 8 5.76 11 9.65 200% 40 - 50 74 68.52 99 71.22 66 57.89 37.50% > 50 tuổi 22 20.37 25 17.98 16 14.04 -33.33% Tổng 108 100 139 100 114 100 -36% Cơ cấu lao động theo trình độ Năm 2005 2006 2007 Tốc độ phát triển 2007/2006 Trình độ Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Đại học 14 12.96 16 11.51 21 18.42 31.25% Trung cấp 8 7.41 9 6.47 10 8.77 11.11% Phổ thông 82 75.93 108 77.7 76 66.67 -29.63% Sơ cấp 4 3.7 6 4.32 7 6.14 16.67% Tổng 108 100 139 100 114 100 Cơ cấu lao động theo giới tính Năm 2005 2006 2007 Giới tính Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Nam 76 70.37 109 78.42 87 76.32 Nữ 32 29.63 30 21.58 27 23.68 2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh và phương hướng những năm tới Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 So sánh (%) Năm 2007 So sánh (%) KH năm 2008 1 2 3=2/1 4 5=4/2 Doanh thu Tr.đồng 28,865 32,271 11.8 39,500 22.4 39,284 Lợi nhuận Tr.đồng 854 1,544 82.0 1,750 12.6 1,700 Thu nhập bình quân Tr/ng/th 1.47 1.63 11.4 1.84 12.7 1.80 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm) Công ty đã xác định phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau: - Về thị trường: Giữ vững thị trường hiện có, mở rộng thị trường với các Công ty liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài. - Mặt hàng: Tập trung nghiên cứu, chế tạo các thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành may có hàm lượng chất xám cao, sản xuất kinh doanh các sản phẩm thay thế cho nhập ngoại phục vụ ngành dệt - may. - Nhân lực: Tuyển dụng các cán bộ kỹ thuật có trình độ kỹ thuật cao, các cán bộ nghiệp vụ giỏi, công nhân lành nghề, có chế độ ưu đãi để khuyến khích cán bộ kỹ thuật nghiên cứu ra nhiều sản phẩm mới phù hợp với ngành dệt - may. - Chất lượng: Củng cố, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. - Sản xuất và kinh doanh: Đi sâu chế tạo các thiết bị phục vụ trong ngành may đang cần để giảm nhập ngoại, phấn đấu giá trị doanh thu tăng từ 5% đến 10% hàng năm. 2.2. Nội dung chính sách tiền lương của Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 2.2.1. Mục tiêu chính sách tiền lương của Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm Mục tiêu chính sách tiền lương của Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm nhằm thiết lập một cơ chế trả lương công bằng, minh bạch và có tính cạnh tranh, đảm bảo thu hút và duy trì những nhân viên giỏi, kích thích động viên tích cực người lao động năng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đồng thời công ty phải đảm bảo cân bằng về tài chính. 2.2.2. Các nguyên tắc trả lương cho người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau Quán triệt nguyên tắc trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau trong quá trình trả lương, thể hiện qua việc đánh giá mức lao động và trả lương tương ứng với nó thông qua việc xác định cấp bậc công việc, thang lương, đơn giá, cũng như hình thức trả lương. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Năng suất lao động không ngừng tăng nhanh, đó là một quy luật khách quan của sản xuất hàng hoá, tiền lương của người lao động cũng tăng lên không ngừng do nhiều nhân tố khác quan nhưng không nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Đây là nguyên tắc quan trọng, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển lâu dài, đảm bảo cho cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong doanh nghiệp Đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong việc trả lương cho người lao động dựa trên cơ sở về: Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở một ngành Điều kiện lao động Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành Sự phân bổ theo khu vực sản xuất Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự điều tiết vĩ mô của nhà nước Đảm bảo sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thông qua nhiều công cụ song chủ yếu là quy định về mức tiền lương tối thiểu cho các khu vực trong từng thời kỳ. 2.2.3. Những giải pháp, công cụ thực hiện chính sách tiền lương tại Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 2.2.3.1 Xây dựng tiền lương tối thiểu tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm Việc xây dựng khung tiền lương tối thiểu như sau: + Giới hạn dưới là mức tiền lương tối thiểu chung mà Nhà nước quy định trong từng gian đoạn. + Giới hạn trên được tính theo công thức: Ttđ = Tmin x ( 1 + Kđc ) Trong đó Ttđ : là tiền lương tối thiểu được tính theo mức độ tối đa mà doanh nghiệp được quyền lựa chọn Tmin : là mức lương tối thiểu chung cho từng giai đoạn Kđc : là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp Với Kđc = K1 + K2 Trong đó K1 : là hệ số điều chỉnh theo vùng (từ 0.1 đến 0.3 tuỳ theo doanh nghiệp đóng ở vùng nào) K2 : là hệ số điều chỉnh ngành Các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam nói chung và công ty Cổ phẩn cơ khí may Gia Lâm áp dụng công thức như trên trong quá trình xây dựng và lựa chọn tiền lương tối thiểu. 2.2.3.2 Xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm - Xác định chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất để tính đơn giá tiền lương và kế hoạch quản lý quỹ tiền lương Với ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm nói riêng, quy định thống nhất dùng chỉ tiêu tổng doanh thu để tính đơn giá tiền lương và kế hoạch quản lý tiền lương cho các doanh nghiệp. - Xác định quỹ tiền lương để tính đơn giá tiền lương Quỹ tiền lương để tính đơn giá tiền lương được xác định theo công thức sau: Σ Vkh = Lđb x Tmin dn x ( Hcb + Hpc ) x 12 Trong đó Σ Vkh : là quỹ tiền lương kế hoạch tính đơn giá Lđb : là lao động định biên của doanh nghiệp Tmin dn : là mức tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp Hcb : là hệ số cấp bậc công việc bình quân Hpc : la hệ số các khoản phụ cấp bình quân - Tính đơn giá tiền lương theo doanh thu V kế hoạch Ktl = Tổng doanh thu kế hoạch Trong đó Ktl : là đơn giá tiền lương V kế hoạch: là tổng quỹ tiền lương kế hoạch Tổng doanh thu kế hoạch: là tổng doanh thu kế hoạch 2.2.3.3 Hình thức trả lương tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm Các hình thức trả lương Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với người lao động làm trong khối nghiệp vụ, khối quan lý, bảo vệ và phòng kỹ thuật. Hình thức trả lương theo sản phẩm, chủ yếu là chế độ trả lương khoán đối với khu vực sản xuất, phòng kỹ thuật. Xác định mức tiền lương trả cho người lao động - Xác định cấp bậc công việc theo phương pháp so sánh - Xác định cấp bậc công nhân: căn cứ vào quy định trình độ lành nghề của công nhân trog tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật tổ chức thi tay nghề để xác định cấp bậc công nhân. Người lao động ở cấp bậc nào thì trình độ lành nghề của họ tương ứng ở cấp độ đó. - Đánh giá kết quả của công việc được giao: tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng bộ phận mà lựa chọn tiêu chí phù hợp để phản ánh kết quả sử dụng lao động. - Xác định mức tiền lương: dựa vào hình thức trả lương của mỗi đơn vị để tính toán ra mức lương cho người lao động. 2.3. Đánh giá chính sách tiền lương tại Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm 2.3.1. Tính hiệu lực của chính sách tiền lương 2.3.1.1 Thực trạng việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền lương Trong những năm đổi mới, chính sách tiền lương của công ty Cổ phần Cơ khí may Gia Lâm đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả trên nhiều mặt. Hình thức lương khoán đã và đang được áp dụng rất tốt. Thực hiện được mục tiêu của chính sách đề ra là tạo ra động lực và động viên được mọi người lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, công ty đã đảm bảo cân bằng về tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu này chưa thực sự có hiệu quả khi việc thực hiện quyền tự chủ của công ty còn chưa thực sự mà còn bị ràng buộc bởi các quy định của Nhà nước cũng như tập đoàn dệt may Việt Nam. 2.3.1.2 Thực trạng việc thực hiện các nguyên tắc trả lương cho người lao động Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau Đánh giá sự thực hiện nguyên tắc trả lương ngang nhau cho những người lao động như nhau trả lương thể hiện qua việc phân tích mức thu nhập của người lao động theo các tiêu chí khác nhau Phân loại mức thu nhập theo nhóm thâm niên công tác Nhóm thâm niên Chung < 1 năm 2 -> 6 năm 7 -> 10 năm > 10 năm < 1.200.000Đ Số người 1 1 2 % 5% 1.88% 1.75% Từ 1.200.000 Đ -> 1.800.000 Đ Số người 4 23 11 28 66 % 80% 63.88% 55% 52.83% 57.89% Từ 1.800.000 Đ -> 2.500.000 Đ Số người 1 12 6 22 41 % 20% 33.33% 30% 41.50% 35.96% > 2.500.000 Đ Số người 1 2 2 5 % 2.70% 10% 3.77% 4.38% Cộng Số người 5 36 20 53 114 % 100% 100% 100% 100% 100% Số liệu nêu trong bảng cho ta thấy: + Số người có thâm niên công tác khác nhau, song có thể có mức thu nhập như nhau (63.88% số người có thâm niên từ 2 -> 6 năm. 52.83% số người có thâm niên > 10 năm đều có mức thu nhập từ 1.200.000 Đ-> 1.800.000 Đ). Như vậy thu nhập không phụ thuộc hoàn toàn vào thâm niên công tác, mà phụ thuộc vào mức hao phí sức lao động. + Song nhìn chung thâm niên công tác có liên quan đến mức thu nhập (41.5% số người có thâm niên > 10 năm đạt mức thu nhập cao từ 1.800.000 Đ -> 2.500.000 Đ, trong khi đó số người có thâm niên từ 7 -> 10 năm chỉ có 30% đạt mức thu nhập trên. Phân loại mức thu nhập phân tích theo bậc thợ Phân loại theo bậc thợ Chung Bậc 1 - 2 Bậc 3 - 5 Bậc 6 - 7 < 1.200.000 Đ Số người 1 1 % 2.63% 1.33% Từ 1.200.000 Đ -> 1.800.000 Đ Số người 17 26 8 51 % 73.92% 68.42% 57.14% 68.00% Từ 1.800.000 Đ -> 2.500.000 Đ Số người 5 10 6 21 % 21.74% 26.32% 42.85% 28.00% > 2.500.000 Đ Số người 1 1 2 % 4.34% 2.63% 2.67% Cộng Số người 23 38 14 75 % 100% 100% 100% 100% Số người có bậc thợ khác nhau song có thể có thu nhập giống nhau, do hao phí sức lao động như nhau (73.92% số thợ bậc 1- 2 ; 57.14% số thợ bậc 6 – 7 đều có mức thu nhập từ 1.200.000 Đ -> 1.800.000 Đ) Song nói chung bậc thợ có liên quan đến mức thu nhập (42.85% số thợ bậc 6 - 7 có mức lương cao từ 1.800.000 Đ -> 2.500.000 Đ, trong khi đó nhóm thợ bậc 3 – 5 chỉ có 26.32% đạt mức thu nhập trên. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Phân tích các chỉ tiêu trong bảng dưới đây cho thấy rằng công ty đã thực hiện nguyên tắc này, trong 5 năm tốc độ tăng tiền lương bình quân (12.4%) thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân (theo doanh thu) (12.9%) Tuy vậy, còn một số tồn tại là: + Nguyên tắc này không được thực hiện đều trong các năm, như năm 2004: tốc độ tăng tiền lương là 18.2%, trong khi đó tốc độ tăng năng suất lao động là 10.8%; tương tự như vậy quan hệ đó là 9.1% và 5.5% vào năm 2005 + Chưa xác định được tỉ lệ thích hợp giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động. Các chỉ tiêu trong báo cáo lao động tiền lương các năm của Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ tăng bình quân chung Tỷ lệ tăng so với năm 2003 Tỷ lệ tăng so với năm 2004 Tỷ lệ tăng so với năm 2005 Tỷ lệ tăng so với năm 2006 Tổng doanh thu Tr.Đồng 24,321 26,801 10.2% 28,865 7.7% 32,271 11.8% 39,500 22.4% 13.0% Lợi nhuận Tr.Đồng 526 1,368 160.4% 854 -37.6% 1,554 82.0% 1,750 12.6% 54.4% Lao động bình quân Người 114 114 -0.6% 116 2.1% 115 -0.5% 115 -0.3% 0.2% Tổng quỹ tiền lương thực tế Tr.Đồng 1,967 2,312 17.5% 2,573 11.3% 2,823 9.7% 3,150 11.6% 12.5% Tiền lương bình quân Tr.Đồng 1.02 1.20 18.2% 1.31 9.1% 1.45 10.3% 1.62 12.0% 12.4% Thu nhập bình quân Tr/ng/th 1.15 1.36 18.9% 1.47 7.6% 1.63 11.4% 1.84 12.7% 12.7% Tỷ trọng tiền lương/Thu nhập % 89% 88% 89% 89% 88% Năng suất lao động bình quân (tính theo doanh thu) Tr/ng/th 16.3 18.1 10.8% 19.1 5.5% 21.3 11.9% 26.3 23.4% 12.9% Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong doanh nghiệp So sánh tiền lương bình quân của các đơn vị trong Công ty Đơn vị Tiền lương bình quân (Nghìn đồng/ng/th) Hệ số Tổ chức_ Hành chính 2.512 2.05 Tài vụ 2.107 1.72 Kinh doanh 1.988 1.62 Kỹ thuật & Chất lượng sản phẩm 2.211 1.81 Bảo vệ 1.220 1.00 Tổ Nguội 2.121 1.73 Tổ tiện 1.334 1.09 Tổ phay 1.224 1.00 Tổ cơ điện 1.545 1.26 Tổ mộc 1.860 1.52 Phân tích về tiền lương của các đơn vị trong công ty (tính hệ số so sánh với đơn vị có tiền lương thấp nhất: tổ phay) Kết quả này cho thấy, mỗi đơn vị có mức tiền lương khác nhau do trình độ lao động, điều kiện lao động khác nhau. Mặt khác còn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau. Nói chung nguyên tắc trên đã được quán triệt và thực hiện khi trả lương cho người lao động, song mức tiền lương của công ty có sự chênh lệch cao như tiền lương của đơn vị tổ chức – hành chính cao gấp 2.05 lần so với tổ phay. Do đó đòi hỏi phải có sự điều tiết làm sao không có sự chênh lệch quá lớn về tiền lương Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự điều tiết vĩ mô của nhà nước Nhà nước điều tiết vĩ mô về tiền lương bằng những quy định như công bố mức tiền lương tối thiểu, khống chế quỹ tiền lương (gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh). Theo qui định của Nhà nước, mức tiền lương tối thiểu đã thay đổi qua các năm 01/01/2001 210.000 đồng 2002 260.000 đồng 01/10/2005 350.000 đồng 01/01/2008 450.000 đồng Công ty Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm thuộc khu vực I, do vậy mức lương tối thiểu do nhà nước quy định hiện nay là 620.000 đồng. Những biện pháp trên đã khống chế được doanh nghiệp phải trả lương trong một khoảng nhất định (tối thiểu, tối đa). Tuy vậy, việc thực hiện nguyên tắc này còn một số hạn chế: sự điều chỉnh mức lương tối thiểu không kịp thời, quy định việc lựa chọn lương tối thiểu cho doanh nghiệp là không hợp lý. Do đó đã làm giảm động lực đối với người lao động. Để đảm bảo sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của người lao động, doanh nghiệp đã quy định mức lương tối thiểu thay đổi cho phù hợp: 01/01/2001 600.000 đồng 2002 870.000 đồng 01/10/2005 1.050.000 đồng 01/01/2008 1.200.000 đồng 2.3.1.3 Thực trạng việc thực hiện các giải pháp, công cụ của chính sách tiền lương 2.3.1.3.1 Thực trạng việc xây dựng và thực hiện tiền lương tối thiểu Công ty đã thực hiện việc xây dựng và lựa chọn mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước (như tính toán theo đúng công thức, hệ số điều chỉnh ngành đều lấy là 1, hệ số điều chỉnh vùng theo đúng quy định), trả lương cho người lao động trên mức lương tối thiểu. Dựa vào qui định mức lương tối thiểu hiện nay (từ 01/01/2008) là 620.000 đồng đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực Hà Nội (khu vực I), Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm đã xây dựng và lựa chon mức tiền lương tối thiểu như sau: - Lao động tính đến 12/2007 là 114 người (trong đó tại Hà Nội là 88 người, 6 người tại Hưng Yên, tại Nam Định và một số nơi khác là 20 người) - Tính hệ số điều chỉnh vùng: K1 K1 = ( 88 x 0.3 + 6 x 0.2 + 20 x 0.1 ) = 0.25 114 - Hệ số điều chỉnh ngành K2 là 1 (Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex, với hệ số điểu chỉnh ngành là 1) - Tính hệ số điều chỉnh Kđc = K1 + K2 = 0.25 + 1 = 1.25 - Giới hạn trên Ttđ = Tmin x ( 1 + Kđc ) = 620.000 x ( 1 + 1.25 ) = 1.395.000 (đồng) Căn cứ vào quy định mức tiền lương tối thiểu của nhà nước cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm đã lựa chọn mức tiền lương tối thiểu để xác định đơn giá tiền lương là 1.200.000 đồng. Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm đã chọn mức lương gần sát mức mức lương tối đa trong khung lương tối thiểu làm mức lương tối thiểu cho công ty để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương. Vì nhà nước quy định mức lương tối thiểu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20243.doc
Tài liệu liên quan