MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 2
Chương I. Lí luận chung về kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên trong kiểm toán BCTC 6
1.1. Khái quát chung về kiểm toán báo cáo tài chính 6
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính 6
1.1.2.Mục tiêu trong kiểm toán báo cáo tài chính 7
1.1.3. Qui trình kiểm toán báo cáo tài chính 7
1.2. Tiền lương với vấn đề kiểm toán 10
1.2.1.Bản chất và ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương 10
1.2.1.1.Bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương 10
1.2.1.2. Ý nghĩa của tiền lương 10
1.2.2.Các hình thức trả lương: 11
1.2.3. Chức năng của chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương 13
1.2.4. Công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 14
1.3. Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 16
1.3.1.Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính 16
1.3.2.Các sai phạm tiềm tàng trong chu trình tiền lương và nhân viên 17
1.3.3.Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên 17
1.3.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong chu trình tiền lương và nhân viên 18
1.4. Qui trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên 19
1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán 19
1.4.2. Thực hiện kiểm toán 24
1.4.2. Kết thúc kiểm toán 29
Chương II.Thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện 31
2.1. Khái quát chung về công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam 31
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam 31
2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CPA VIETNAM từ khi thành lập cho đến nay. 33
2.1.3.Các lĩnh vực hoạt động của công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam 33
2.1.4.Thị trường khách hàng của công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam 35
2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam. 37
2.1.6. Qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện. 40
2.2. Kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại khách hàng do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện 42
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 42
2.2.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên tại khách hàng do Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện. 47
2.2.2.1.Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 47
2.2.2.2.Thực hiện thủ tục phân tích 52
2.2.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 54
2.2.2.4. Khảo sát nhân viên khống 54
2.2.2.5. Kiểm tra tính hợp lí của số dư TK 334: 56
2.2.2.6.Kiểm tra việc trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ 59
2.2.2.7. Kiểm tra tính thuế thu nhập cá nhân 61
2.2.2.8. Kiểm tra việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên 62
2.2.3. Kết thúc kiểm toán 64
2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương tại công ty Hợp danh kiểm toán VIÊT NAM 65
Chương III.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương nhân – nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện 68
3.1. Đánh giá về qui trình kiểm toán chu trình tiền lương-nhân viên trong kiểm toán BCTC do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện 68
3.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: 68
3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán: 69
3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán: 71
3.2. Tính tất yếu của việc hoàn thiện qui trình kiểm toán chu trình tiền lương-nhân viên trong kiểm toán BCTC do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện 71
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện 73
3.3.1. Kiến nghị về việc đánh giá HTKSNB tại đơn vị khách hàng 73
3.3.2. Kiến nghị về việc thực hiện thủ tục phân tích 74
3.3.3. Kiến nghị về đánh giá rủi ro và trọng yếu 76
3.3.4. Kiến nghị về thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học 77
3.3.5. Kiến nghị về việc nâng cao chất lượng kiểm toán: 78
3.3.6. Kiến nghị về phía các cơ quan chức năng 79
Kết luận 81
Danh mục tài liệu tham khảo 82
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chu trình kiểm toán tiền lương viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ui chế tài chính cho doanh nghiệp
Xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh
Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí co doanh nghiệp
Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư
Tư vấn đầu tư lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp
- Dịch vụ kế toán: Cung cấp các dịch vụ về kế toán, tư vấn về kế toán
- Dịch vụ cập nhật, bồi dưỡng, kiến thức kế toán, kiểm toán, tài chính và cấp chứng chỉ đào tạo: Với đặc thù ngành, đặc thù loại hình doanh nghiệp của khách hàng, Trung tâm đào tạo của CPA VIETNAM tiến hành tổ chức các chương trình đào tạo phù hợp và theo yêu cầu của khách hàng nhằm cập nhật kiến thức cũng như cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra CPA VIETNAM còn thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành tại Hà Nội và cá địa phương nhằm nhận được các thông tin vướng mắc về chính sách tài chính để kiến nghị lên Bộ Tài Chính.
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính
- Dịch vụ khác liên quan về tài chính, kế toán
2.1.4.Thị trường khách hàng của công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam
Khách hàng của CPA VIETNAM bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau bao gồm có: Các Tổng công ty, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty Nhà nước, Công ty đa quốc gia,…
Cùng với đội ngũ kiểm toán viên và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Kiểm toán, kế toán, tài chính, thuế,…từ khi mới thành lập cho đến nay hệ thống khách hàng của công ty ngày càng tăng lên. Điều này thể hiện ở số lượng khách hàng của công ty năm 2005 tăng gấp hai lần so với năm 2004. Cũng nhờ đó mà uy tín của công ty ngày càng được nâng cao hơn.
Hệ thống khách hàng của công ty gồm có:
- Các công ty là thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Công ty Truyền tải điện 1
Công ty Tư vấn xây dựng điện 1
Công ty Truyền tải điện 4
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
Nhà máy Thủy điện Thác Bà
Nhà máy Thủy điện Trị An
Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia
Trung tâm Điều độ hệ thống điện Miền Bắc
Điện lực Vĩnh Phúc
Điện lực Phú Thọ
Điện lực Thanh Hóa
Điện lực Nghệ An
Điện lực Thái Bình
Các công ty là thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
Công ty Đầu tư và phát triển dầu khí
Công ty Bảo hiểm dầu khí
Công ty Petrolimex
- Các công ty là thành viên của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ Hải PHòng
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Quảng Ninh
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Tuyên Quang
Các công ty chứng khoán
Công ty Cổ phần chứng khoản Bảo Việt
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Các dự án do Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển Chấu á tài trợ
Dự án giáo dục tiểu học
Dự án Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn
Dự án dân số sức khỏe gia đình
Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp
Dự án Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn
Dự án Hỗ trợ y tế quốc gia
Dự án Tín dụng nông thôn
Ngoài ra công ty còn có rất nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Các công ty thuộc Tổng công ty Than Việt Nam, các công ty thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng công ty thủy tinh và gốm sứ xây dựng,…
2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lí tại công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam.
CPA VIETNAM là công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam gồm có hội đồng thành viên (Đồng thời là Ban giám đốc) bao gồm 4 người, các thành viên hợp danh bao gồm các cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và đều có chứng chỉ CPA do Bộ Tài Chính cấp và đều chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng bằng toàn bộ tài sản của mình. Giám đốc công ty là ông Vũ Ngọc án cùng với các Phó giám đốc điều hành hoạt động công ty, ngoài ra còn có Kế toán trưởng cùng các Trưởng, Phó phòng ban khác nhau. Những người này được phân công và chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động của mình. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:
Hội đồng thành viên (Đồng thời là ban giám đốc)
Hội đồng khoa học
Các phòng: Phòng hành chính tổng hợp và các phòng nghiệp vụ
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty được mô tả như sau:
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CPA VIETNAM
Hội đồng thành viên
Hội đồng khoa học
Ban giám đốc
Phòng nghiệp vụ 5
Trung tâm đào tạo
Phòng nghiệp vụ 4
Phòng nghiệp vụ 3
Phòng nghiệp vụ 2
Phòng nghiệp vụ 1
Phòng hành chính tổng hợp
Ban kiểm soát
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức:
- Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên hợp danh, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của CPA VIET NAM về các vấn đề của công ty. Các vấn đề được thông qua phải có sự nhất trí của 2/3 số lượng thành viên hợp danh. Trừ một số trường hợp sau thì phải có sự nhất trí của đa số thành viên hợp danh:
Bầu cử chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng thành viên hợp danh, giám đốc công ty
Tiếp nhận thành viên
Khai trừ thành viên hợp danh
Bổ sung điều lệ công ty
Tổ chức lại hoặc giải thể công ty
Trong quá trình điều hành hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh có sự phân công trách nhiệm để thực hiện việc kiểm soát và quản lý công ty. Các thành viên hợp danh có quyền kí kết các hợp đồng kinh tế trong phạm vi quyền hạn cho phép của mình. Đồng thời Hội đồng thành viên sẽ bầu ra Giám đốc công ty để thực hiện việc quản lý chung trong công ty và là người đại diện cho công ty trước pháp luật và các cơ quan Nhà nước.
- Hội đồng khoa học: Bao gồm các nhà chuyên môn, thạc sỹ giàu kinh nghiệm và có uy tín nghề nghiệp để quyết định các vấn đề nghiệp vụ còn tranh luận trong công ty và cố vấn cho công ty.
- Phòng hành chính tổng hợp: Chức năng của Phòng hành chính tổng hợp là thực hiện việc quản lý nhân sự và hồ sơ cá nhân của các nhân viên đồng thời giải quyết các công việc hành chính, đối ngoại trong công ty. Bên cạnh đó phòng hành chính tổng hợp còn có nhiệm vụ quản trị văn phòng, thực hiện lưu trữ hồ sơ, tài liệu và tuyển nhân sự cho công ty. Đây là chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng của phòng hành chính tổng hợp vì thông qua việc tuyển dụng này sẽ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ nhân viên kiểm toán của công ty từ đó có thể ảnh hưởng đến uy tín và số lượng khách hàng của công ty.
Nằm trong phòng hành chính tổng hợp còn có bộ phận kế toán. Do CPA VIET NAM là công ty chuyên về lĩnh vực kiểm toán cho nên cơ cấu tổ chức bộ máy về kế toán của công ty rất đơn giản.
Bộ phận kế toán của công ty bao gồm có:
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ kiểm tra, soát xét việc ghi chép, vào sổ của kế toán viên đồng thời lập báo cáo tài chính của công ty
Kế toán viên: Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong công ty.
Thủ quĩ : Là người thực hiện việc thu chi tiền trong công ty theo lệnh thu hoặc lệnh chi.
Bộ phận phụ trợ: Bộ phận này có nhiệm vụ giúp đỡ kế toán viên và kế toán trưởng trong công tác kế toán.
Phòng nghiệp vụ số 1: Phòng này do ông Vũ Ngọc án làm trưởng phòng. Phòng nghiệp vụ số 1 có chức năng và nhiệm vụ là thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán xây dựng cơ bản. Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm có việc thực hiện kiểm toán các khoản mục trên báo cáo tài chính như: Khoản mục tiền, khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tiền lương,…Còn thực hiện kiểm toán xây dựng cơ bản bao gồm kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán các khoản mục chi phí,…Các kiểm toán viên trong phòng này có trình độ và hiểu biết sâu trong các lĩnh vực kế toán, tài chính và xây dựng,…
Phòng nghiệp vụ số 2: Phòng này do ông Nguyễn Phú Hà làm trưởng phòng. Chức năng và nhiệm vụ chính của phòng nghiệp vụ số 3 là thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính đồng thời thực hiện kiểm toán các khoản mục chi phí sản xuất tại các đơn vị sản xuất như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,…
Phòng nghiệp vụ số 3: Phòng này do ông Phan Huy Thắng làm trưởng phòng. Phòng nghiệp vụ số 3 có nhiệm vụ thực hiện soát xét báo cáo tài chính, ngoài ra còn thực hiện kiểm toán các dự án nước ngoài tài trợ.
Phòng nghiệp vụ số 4: Phòng này do ông Trần Xuân Hà làm trưởng phòng. Chức năng và nhiệm vụ chính của phòng nghiệp vụ số 4 là thực hiện các dịch vụ tư vấn thuế, tài chính, kế toán kết hợp với việc thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cung cấp dịch vụ định giá tài sản cố định, cổ phần hóa các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó trung tâm đào tạo của CPA VIETNAM trực thuộc phòng nghiệp vụ số 4. Với đội ngũ nhân viên có trình độ, năng động, sáng tạo cùng với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán CPA VIETNAM cung cấp các dịch vụ đào tạo cho các công ty có nhu cầu. Kết thúc khóa học, CPA VIETNAM cấp chứng chỉ cho những người tham gia và hoàn thành các khóa học.
Phòng nghiệp vụ số 5: Phòng này do ông Nguyễn Anh Tuấn làm trưởng phòng. Chức năng và nhiệm vụ chính của phòng nghiệp vụ số 5 là thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán ứng dụng công nghệ thông tin.
2.1.6. Qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện.
Trước khi tiến hành kiểm toán, CPA VIETNAM tiến hành gửi thư chào hàng tới tất cả các khách hàng. Trong thư chào hàng, CPA VIETNAM thông báo cho khách hàng về tất cả các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp. Qua thư chào hàng, CPA VIETNAM chủ động thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng đồng thời thu hút thêm các khách hàng khác.
Sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ nếu CPA VIETNAM chấp nhận kiểm toán thì sẽ liên lạc với khách hàng để tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán.
Qui trình kiểm toán do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện gồm 4 bước như sau:
Gửi thư chào hàng, thư mời kiểm toán
Kí kết hợp đồng kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán : Sau khi tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán, CPA VIETNAM tiến hành tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng, xem xét kết quả cuộc kiểm toán trước, nhận diện các bên hữu quan, thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng đồng thời nghiên cứu HTKSNB của khách hàng, đánh giá rủi ro và trọng yếu.
Sau khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, CPA VIETNAM sẽ tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán. CPA VIETNAM tiến hành thiết kế các thủ tục kiểm toán như: Thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết và gửi bản kế hoạch cho khách hàng để khách hàng nắm bắt được những công việc mà kiểm toán viên sẽ thực hiện khi tiến hành kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán: CPA VIETNAM tiến hành các bước công việc sau:
Yêu cầu khách hàng cung cấp một số tài liệu cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán.
Thiết kế các mục tiêu kiểm toán
Thực hiện các thủ tục kiểm toán: Thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành rà soát lại toàn bộ các thủ tục, các công việc đã thực hiện để đảm bảo đúng như chương trình kiểm toán đã được thiết lập. Sau đó, Trưởng nhóm kiểm toán sẽ chuyển lên cho Ban giám đốc soát xét lại toàn bộ và lập bản dự thảo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán gửi tới khách hàng.
Sau khi thống nhất ý kiến với khách hàng về các bút toán điều chỉnh Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phát hành báo cáo chính thức và thư quản lí.
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, toàn bộ tài liệu, giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Sau đó CPA VIETNAM sẽ tiến hành thanh lí hợp đồng kiểm toán.
2.2. Kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại khách hàng do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Trước khi lập kế hoạch kiểm toán, công ty kiểm toán cần phải thực hiện các bước công việc sau: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên và tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán.
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:
Công ty ABC là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Lao động và Thương binh xã hội. Đây là năm đầu tiên CPA Việt Nam tiến hành kiểm toán cho công ty này. Sau khi xem xét tình hình chung về công ty, CPA Việt Nam quyết định chấp nhận kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2005 cho công ty ABC.
Còn đối với công ty XYZ là doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời đây là khách hàng cũ của CPA Việt Nam.
Sau khi chấp nhận kiểm toán và xem xét các vấn đề cần thiết, CPA Việt Nam và công ty ABC quyết định kí kết hợp đồng kiểm toán. Theo đó, công ty ABC tiến hành thực hiện trước một số các điều khoản trong hợp đồng, còn CPA Việt Nam sẽ tiến hành tìm hiểu hoạt động kinh doanh của, tìm hiểu môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán của khách hàng.
Thu thập thông tin cơ sở:
ABC là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Lao động thương binh xã hội được thành lập và hoạt động theo quyết định số 340/LĐTBXH-QĐ và theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 112373 do sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 17/1/1998.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là:
Cung ứng lao động cho các tổ chức , cá nhân trong nước và nước ngoài.
Tổ chức các dịch vụ phục vụ nhu cầu tinh thần của người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Xuất khẩu nông sản, lâm sản chế biến, mỹ phẩm, chất tẩy rửa công nghiệp.
Nhập khẩu các sản phẩm bằng cao su, gốm, sứ, thuỷ tinh.
Xuất khẩu hải sản, vật liệu xây dựng, dược liệu,…
Nhập khẩu vật tư, tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
Kinh doanh hoá chất, khoáng sản.
Kinh doanh các chứng từ vận chuyển và đại lý vé máy bay
Tư vấn cho công dân Việt Nam đi du học tự túc ở nước ngoài.
Công ty XYZ là công ty TNHH 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động tại VN theo giấy phép đầu tư số 15/QĐ-UB ngày 10/3/2000 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp. Thời gian hoạt động của công ty là 30 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty XYZ là sản xuất sợi, bông và kinh doanh các loại nguyên vật liệu liên quan đến ngành dệt. Thị trường tiêu thụ chủ yếu các sản phẩm của công ty là Việt Nam, ngoài ra công ty XYZ còn xuất khẩu các mặt hàng này ra nước ngoài.
Tiếp theo, kiểm toán viên và công ty kiểm toán tiến hành tìm hiểu môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán của khách hàng kiểm toán thông qua việc xem xét hồ sơ, qui chế áp dụng chế độ kế toán, phỏng vấn Ban giám đốc và kế toán trưởng về tình hình công ty.
Tại công ty ABC, BCTC được lập vào ngày 31/12 hàng năm, phù hợp với các nguyên tắc và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Hình thức ghi sổ kế toán của ABC là Nhật kí chung.
Chế độ lao động và tiền lương: Công ty tiến hành kí kết hợp đồng lao động theo Luật lao động Việt Nam, đồng thời có trách nhiệm đóng góp đủ các quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động theo qui định hiện hành.
Công ty xác định quĩ lương dựa trên quyết định đơn giá tiền lương trên doanh thu dựa trên mức hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận do công ty đặt ra.
Còn đối với công ty XYZ, đây là khách hàng quen thuộc của CPA Việt Nam nên kiểm toán viên chỉ cần xem lại file tài liệu kiểm toán năm trước của công ty XYZ, đồng thời tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và kế toán trưởng của công ty. Sau khi xem xét, kiểm toán viên thấy rằng hệ thống kế toán của công ty XYZ không có gì thay đổi, môi trường kiểm soát được đánh giá là đáng tin cậy.
Niên độ kế toán của công ty XYZ vẫn là từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.
Chế độ lao động và tiền lương được thực hiện theo đúng hợp đồng lao động. Việc kí kết hợp đồng lao động được thực hiện theo đúng Luật Lao động Việt Nam.
Hệ thống kế toán của công ty XYZ được áp dụng theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo các qui chế hiện hành được ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐ kế toán ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các thông tin sửa đổi kèm theo.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng:
Khi tiến hành thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng, kiểm toán viên thông qua quá trình tiếp xúc, phỏng vấn, quan sát Ban giám đốc hay nhân viên trong công ty để có được các thông tin về khách hàng:
Giấy phép đăng kí kinh doanh
Điều lệ của công ty
Báo cáo kiểm toán năm 2004
Báo cáo tài chính năm 2005
Biên bản họp của Ban giám đốc do trong năm công ty XYZ có mở thêm phân xưởng sản xuất.
Thực hiện thủ tục phân tích:
Trong giai đoạn này việc phân tích sơ bộ sẽ giúp cho kiểm toán viên có được những hiểu biết về tình hình nhân sự, tổ chức hạch toán kế toán về khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương, đồng thời phát hiện ra những biến động bất thường đối với tiền lương và các khoản trích theo lương.
Đối với công ty ABC là khách hàng năm đầu tiên của CPA Việt Nam nên kiểm toán viên tiến hành xem xét Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm ngoái và xem xét Báo cáo tài chính năm 2005. Thông qua việc xem xét như vậy kiểm toán viên không nhận thấy có biến động gì bất thường trong khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty ABC. Tuy tổng tiền lương phải trả công nhân viên có tăng lên 2.82% nhưng doanh thu lại tăng lên 2.5%. Đây là một sự biến động hoàn toán hợp lí.
Đối với công ty XYZ là khách hàng quen thuộc, kiểm toán viên thấy được có sự biến động trong khoản mục lương phải trả công nhân viên so với năm 2004, đồng thời doanh thu của công ty XYZ cũng tăng lên. Điều này có được giải thích là trong năm 2005 công ty mở rộng qui mô sản xuất nên phải thuê thêm lao động
Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và nhân viên của khách hàng kiểm toán:
Khi kiểm tra Báo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán của công ty ABC, kiểm toán viên thấy rằng đánh giá của công ty kiểm toán năm trước là đáng tin cậy. Khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trên Báo cáo kiểm toán không bị điều chỉnh nhiều. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với khách hàng kiểm toán viên thấy rằng kế toán trưởng và các kế toán phần hành đều là những người có kinh nghiệm, năng lực và có sự hiểu biết sâu sắc nghiệp vụ kế toán. Do vậy, bằng xét đoán nghề nghiệp kiểm toán viên đưa ra nhận định ban đầu đối với HTKSNB của công ty ABC là tương đối mạnh và đáng tin cậy. Đồng thời Chủ nhiệm kiểm toán cũng đánh giá rủi ro trên góc độ tổng thể của Báo cáo tài chính năm 2005 là bình thường.
Còn đối với công ty XYZ, sau khi tìm hiểu sơ bộ về BCTC năm 2005, kiểm toán viên không thấy có sự biến động lớn nào. Và Chủ nhiệm kiểm toán đánh giá mức độ trọng yếu, rủi ro trên góc độ tổng thể của năm tài chính ở công ty này tại mức trung bình.
Sau khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, CPA VIETNAM sẽ thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết. Đây là chương trình kiểm toán được CPA VIETNAM xây dựng cho mọi cuộc kiểm toán.
Chương trình này sẽ được sửa đổi bổ sung nếu như theo đánh giá của kiểm toán viên các thủ tục đưa ra trong chương trình chưa bao quát hết những sai sót iền tàng có liên quan hoặc không đủ thông tin hướng dẫn phục vụ cho kiểm tra tính trọng yếu đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong từng trường hợp cụ thể của cuộc kiểm toán.
Bảng 2.2. Chương trình kiểm toán chi phí lương, phải trả công nhân viên
Thủ tục kiểm toán
Người thực hiện
Tham chiếu
1. Tìm hiểu cách thức tính và thanh toán lương, tính và kê khai thuế TNCN, BHXH, BHYT, KPCĐ đang áp dụng tại đơn vị.
2. Phân tích chi phí lương (Nguồn lương) thực trích trong mối quan hệ với doanh thu, so sánh với các chỉ tiêu giao kế hoạch của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc. So sánh chi phí lương kì này so với kì trước và giải thích chênh lệch.
3. Phân tích sự biến động số dư lương phải trả cuối kì kiểm toán với kì trước, giải thích nguyên nhân chênh lệch. Giải thích số dư cuối kì của tài khoản phải trả công nhân viên.
4. Lựa chọn một số nghiệp vụ chi tiền lương phát sinh trong năm kiểm tra, đối chiếu với các bằng chứng sau:
Bảng tổng hợp lương
Phiếu chi thanh toán lương
5. Chọn một số nhân viên trong bảng lương hàng tháng:
Kiểm tra tới hợp đồng lao động
Kiểm tra chữ kí trên bảng lương, khẳng định tiền lương đã thanh toán đúng với đối tượng và đúng kì.
6. Kiểm tra việc tính toán và kê khai thuế TNCN của đơn vị. Đối chiếu với số phát sinh tài khoản Có tài khoản thuế TNCN phải trả. Đề nghị đơn vị kê khai (Nếu chưa có).
7. Kiểm tra việc tính toán và kê khai hàng tháng các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định của Nhà nước. Đối chiếu với số phát sinh Có tài khoản phải trả tương ứng ( Sử dụng phương pháp phân tích nếu có thể)
8. Đánh giá kết quả kiểm tra.
2.2.2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán chu trình tiền lương – nhân viên tại khách hàng do Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện.
2.2.2.1.Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Để có thể thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện ra những sai phạm tiềm tàng trong chu trình tiền lương- nhân viên, kiểm toán viên tiến hành điều tra, phỏng vấn và thu thập các thông tin cần thiết như: Các văn bản về chế độ chính sách tiền lương, các quyết định của Ban giám đốc về tiền lương và các khoản trích theo lương,…Các thông tin này chính là cơ sở cho việc ghi chú về hệ thống kiểm soát tại đơn vị khách hàng.
Các tài liệu mà kiểm toán viên thu thập bao gồm:
Qui chế tuyển dụng lao động và kí hợp đồng lao động
Quyết định về chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Quyết định của Ban giám đốc về đơn giá tiền lương năm 2004 và 2005
Qui chế về phân phối tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp
Qui chế tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
Bảng tổng hợp tiền lương, bảng chấm công và các sổ sách liên quan.
Phỏng vấn: Phòng nhân sự về tình hình lao động tại đơn vị, phỏng vấn Ban giám đốc về chính sách phê duyệt, phỏng vấn nhân viên kế toán về phương pháp tổ chức hạch toán kế toán. Đồng thời kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn cán bộ công nhân viên về chế độ tiền lương, thưởng được nhận.
Điều tra và quan sát: Kiểm toán viên tiến hành quan sát về việc chấm công tại các bộ phận, tại văn phòng công ty, quan sát việc hạch toán và ghi sổ kế toán tiền lương và quan sát việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tham khảo hồ sơ kiểm toán năm trước: Kiểm toán viên tham khảo qui chế, qui định và ghi chú hệ thống của công ty kiểm toán năm trước.
Sau khi tiến hành các thủ tục kiểm toán trên, kiểm toán viên sẽ lập bảng ghi chú hệ thống.
Khách hàng: ABC
Người thực hiện: NTNH
Ngày: 10/3/2006
Niên độ kế toán: 31/12/05
Người soát xét: NTTA
Ngày: 15/3/2006
Nội dung: Tìm hiểu HTKSNB đối với chu trình tiền lương
Mục tiêu: Việc thu thập và tìm hiểu về qui chế trả lương, cách thức tính lương, và về các chính sách khác của công ty ABC sẽ giúp cho kiểm toán viên có được những đánh giá cụ thể về HTKSNB của công ty, làm cơ sở để thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
Phương pháp thực hiện:
Kiểm toán viên thu thập các tài liệu sau:
Qui chế về tuyển dụng lao động và hợp đồng lao động
Cách tính và hạch toán các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương
Các tài liệu liên quan khác
Đồng thời kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và các nhân viên trong công ty về một số vấn đề sau:
Phỏng vấn phòng nhân sự về qui chế tuyển dụng và theo dõi lao động trong công ty
Phỏng vấn Ban giám đốc về chính sách phê duyệt tiền lương
Phỏng vấn phòng kế toán về cách thức hạch toán lương và chi trả lương
Phỏng vấn người lao động về chế độ tiền lương, thưởng được hưởng.
Kết quả thu được:
1. Tuyển dụng và quản lí nhân sự:
Công ty ABC là một doanh nghiệp Nhà nước. Công ty tuyển dụng lao động dựa trên kết quả và khả năng lao động của người lao động. Việc tuyển dụng lao động sẽ do chính Ban giám đốc và phòng nhân sự trực tiếp thực hiện.
Hàng ngày, tại các phòng ban, bộ phận trong công ty sẽ thực hiện việc theo dõi và Công cho người lao động. Cuối tháng bảng chấm công sẽ được chuyển về phòng nhân sự. Phòng nhân sự sẽ tiến hành lập bảng tính lương cho cán bộ công nhân viên và trình lên Ban giám đốc duyệt. Và chuyển sang phòng kế toán ghi sổ.
Khách hàng: ABC
Người thực hiện: NTNH
Ngày: 10/3/2006
Niên độ kế toán: 31/12/05
Người soát xét: NTTA
Ngày: 15/3/2006
Nội dung: Tìm hiểu HTKSNB đối với chu trình tiền lương
Qui chế về tiền lương:
1. Nguồn chi trả: Từ quĩ lương thực hiện của công ty được xác định trên cơ sở tổng doanh thu thực hiện của năm kế hoạch và đơn giá tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn giá tiền lương theo doanh thu là 240đ/1000đ doanh thu
2. Tiền lương và cơ cấu tiền lương:
a) Lương cơ bản: Căn cứ vào hệ số lương qui định tại Bảng lương quản lí doanh nghiệp, lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở các doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành tại Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993.
b) Lương kinh doanh: Căn cứ vào hệ số lương của bảng lương kinh doanh doanh do công ty xây dựng theo nguyên tắc qui định tại điều 5, nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
c) Đối với cán bộ nhân viên văn phòng công ty tại TP. Hồ Chí Minh ngoài tiền lương cơ bản, lương kinh doanh và các phụ cấp ngoài lương theo qui định chung của công ty, được chi phụ cấp khu vực 400.000đ/tháng/người, trong đó: 200.000đ chi từ chi phí, 200.000đ chi từ quĩ lương.
Hệ số lương kinh doanh (Theo chức danh, ngạch công việc)
Chức danh
Hệ số
Mức lương
Giám đốc
10
4.500.000
Trưởng phòng
7,11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36296.doc