MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 5
1.1 Khái quát chung về các khoản vay. 5
1.2 Mục tiêu kiểm toán các khoản vay. 6
1.3 Quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính. 8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN. 37
2.1 Đặc điểm công ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán với chương trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 37
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). 37
2.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của AASC. 38
2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 42
2.2.4 Tổ chức công tác kiểm toán tại AASC. 43
2.2.5 Đặc điểm tổ chức nhân sự kiểm toán. 46
2.2.6 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán. 47
2.2.7 Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 50
2.2 Tình hình kiểm toán các khoản vay do AASC thực hiện. 56
2.2.1 Bước 1 : Khảo sát và đánh giá khách hàng. 56
4. Trụ sở chính của công ty tại 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 60
5. Ban giám đốc: 60
38. 1.Hình thức sở hữu vốn. 61
2.2.2 Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ. 63
2.2.3 Bước 3:Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán các khoản vay cho khách hàng XXX và khách hàng YYY. 64
2.2.4 Bước 4: Thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục vốn vay . 79
2.2.5 Bước 5: Hoàn thành kiểm toán và đưa ra kết luận kiểm toán đối với khoản vay tại công tyXXX và công ty YYY. 92
2.3 Đánh giá tình hình thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục vay do công ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện. 97
3.1. Tính tất yếu hoàn thiện kiểm toán khoản vay trong kiểm toán BCTC. 102
3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện. 104
3.2.1 Hoàn thiện chương trình trong giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán. 104
3.2.2 Hoàn thiện chương trình trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 109
3.2.3 Hoàn thiện chương trình trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. 110
3.3. Những điều kiện thực hiện giải pháp. 111
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên độ.
- Kiểm tra lại và nhận xét.
- Chiến lược kế toán.
- Bảng tổng hợp những sửa chữa của kế toán : KTV ghi chép những sai sót về số tiền, định khoản kế toán cùng với những số liệu đã được sửa chữa và những sai sót của chúng trong quá trình kiểm toán. Bảng tổng hợp này sẽ được gửi cho khách hàng để thống nhất sự điều chỉnh trong báo cáo tài chính.
- Phí kiểm toán và thời gian làm việc: KTV đưa ra phí kiểm toán dự kiến và ngân sách thực sự giúp cho kế hoạch năm sau.
- Các tài liệu khác: Trong phần Hồ sơ chung KTV cần phải thu thập các bản giải trình của doanh nghiệp khẳng định đã cung cấp đầy đủ, chính xác các tài liệu cho cuộc kiểm toán.
- Hồ sơ làm việc: Hồ sơ làm việc là hồ sơ lưu lại quá trình KTV thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng. Hồ sơ làm việc chính là các thủ tục kiểm toán do kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thực hiện để thu thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc hình thành nên ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tào chính của khách hàng. Hồ sơ làm việc lưu lại toàn bộ giấy tờ làm việc của KTV đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính của khách hàng trong đó có phần tham chiếu. Hồ sơ tổng hợp bao gồm các trang tổng hợp, trang kết luận, trang chương trình làm việc và trang giấy làm việc.
Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán
Chất lượng hoạt động kiểm toán được hiểu là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của KTV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước và giá phí hợp lý. Để quản lý chất lượng kiểm toán một cách có hiệu quả nhất, AASC đã tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán theo 3 nội dung sau:
Kiểm soát nhân sự kiểm toán:
Sơ đồ 2.4: Phân cấp tổ chức quản lý nhân sự kiểm toán tại công ty AASC.
Ban giám đốc
(Partner)
Lãnh đạo phòng
(Manager)
Trưởng nhóm kiểm toán
(Senior)
Kiểm toán viên
(auditer)
Trợ lý kiểm toán
(Junior)
Ban Giám đốc kiểm toán (Partner): góp vốn vào công ty, có chuyên môn cao nhất, có chứng chỉ KTV CPA do Bộ Tài chính cấp, đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng cuộc kiểm toán. Mọi cuộc kiểm toán đều phải được đặt dưới sự điều hành và giám sát của Giám đốc kiểm toán. Ban Giám đốc kiểm toán có trách nhiệm xem xét các vấn đề tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các vấn đề về tính độc lập của nhóm kiểm toán và các quy định khác…Ban Giám đốc kiểm toán còn là người soát xét cuối cùng nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán đã tuân thủ theo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán và là người cuối cùng ký vào các báo cáo kiểm toán.
Lãnh đạo phòng (Manager): Gồm các lãnh đạo phòng chịu trách nhiệm về các lĩnh vực khác nhau. Lãnh đạo phòng là người có chuyên môn cao, có chứng chỉ KTV do Bộ tài chính cấp, đồng thời là người chịu trách nhiệm đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ theo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty bằng cách trực tiếp hướng dẫn nhóm kiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán; chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề trọng yếu và phức tạp về kỹ thuật kiểm toán. Chịu trách nhiệm soát xét BCTC trước khi phát hành báo cáo kiểm toán.
Trưởng nhóm kiểm toán (Senior): Gồm KTV chính cấp 1, cấp 2, cấp 3 có trách nhiệm thực hiện các công việc chính của cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn lập báo cáo. KTV chính thường là trưởng nhóm kiểm toán, phụ trách nhóm kiểm toán thực hiện các công việc tại khách hàng. KTV chính có trách nhiệm tiến hành phân công công việc cho c KTV theo đúng kinh nghiệm và năng lực của các KTV. KTV trưởng phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, soát xét công việc kiểm tra chi tiết của các trợ lý trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán.
Trợ lý kiểm toán (Junior): Gồm trợ lý KTV cấp 1, cấp 2, cấp 3 là các nhân viên có từ một đến ba năm kinh nghiệm. Thông thường trợ lý KTV là người thực hiện các công việc kiểm tra chi tiết theo kế hoạch kiểm toán được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán. Các trợ lý KTV thường là những người tiếp xúc với khách hàng để tiếp nhận các thông tin kế toán đồng thời xác định tính chính xác và hiệu lực của các thông tin đó. Trong cuộc kiểm toán, trợ lý KTV có thể thực hiện một hoặc một vài phần hành cụ thể theo sự phân công của trưởng nhóm.
Một cuộc kiểm toán sẽ do một số nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện gọi là nhóm kiểm toán. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của từng cuộc kiểm toán, một nhóm kiểm toán có thể bao gồm sự tham gia của một vài hoặc tất cả các cấp bậc nêu trên. Trong một nhóm kiểm toán luôn có sự đảm bảo tính thống nhất và phối hợp giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán theo chương trình kế hoạch vạch ra ban đầu để đảm bảo tiến độ và chất lượng cuộc kiểm toán. Việc phân chia thành cấp bậc tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân công công việc đúng trình độ chuyên môn.
Các bộ phận trong Công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ chức thống nhất. Bên cạnh đó, Công ty có thực hiện chính sách chọn và luân chuyển một số nhân viên giữa Bộ phận Kiểm toán và Tư vấn nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực và hiểu biết của nhân viên.
Kiểm soát hồ sơ kiểm toán:
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 (VSA 230): Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nao khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Kiểm soát hồ sơ kiểm toán được AASC thực hiện kiểm soát lưu trữ, trình bày, tính chính xác và tính phù hợp.
Để quản lý hồ sơ kiểm toán một cách khoa học, dễ quản lý, dễ tra cứu đảm bảo chất lượng kiểm toán công ty AASC đã quy định các nguyên tắc sắp xếp và trình bày các loại hồ sơ, tài liệu như sau:
hồ sơ kiểm toán cho từng khách hàng được lưu trữ riêng biệt, có đề mục rõ ràng:
. Tên đơn vị được kiểm toán.
. Đối tượng kiểm toán: là các chỉ tiêu hay các tài khoản thuộc nội dung kiểm toán.
. Kỳ kiểm toán: thời gian bắt đầu và kết thúc cuả niên độ kế toán.
. Số hiệu hồ sơ kiểm toán.
. Ngày thực hiện và kết thúc kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ các chữ ký của các KTV: chứng tỏ kết quả làm việc đồng thời là cơ sở để khẳng định trách nhiệm của KTV với các kết luận kiểm toán trên hồ sơ.
Hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp khoa học, theo thời gian nếu cùng một đơn vị khách hàng trong nhiều năm tiến hành kiểm toán. Trong hồ sơ kiểm toán các tài liệu sắp xếp theo trình tự sau:
Các thông tin tổng hợp.
Các thông tin về pháp luật.
Các tài liệu về thuế.
Các tài liệu về nhân sự.
Các thông tin về hệ thống kế toán của khách hàng.
Thông tin về hợp đồng.
Cụ thể nội dung trong hồ sơ làm việc được lưu trữ như sau:
Những thông tin quan trọng có liên quan đến mục tiêu kiểm toán của hồ sơ kiểm toán lưu trữ.
Nguồn dữ liệu thu thập được cho tiến hành cuộc kiểm toán.
Mẫu chọn và quy mo chọn mẫu.
Công việc thực hiện.
Kết quả thu được.
Phân tích sai sót và quan sát.
Kết luận rủi ro.
Những điểm cần nhấn mạnh và lưu ý.
Cập nhật và sửa đổi cho hồ sơ thường trực.
Việc đảm bảo các kỹ thuật, thao tác tính toán khớp đúng với nguồn dữ liệu tạo ra chúng và các dữ liệu hồ sơ liên quan khác để đảm bảo tính chính xác cho việc quản lý hồ sơ kiểm toán.
Đảm bảo lưu trữ các thông tin có liên quan đến mục đích của hồ sơ kiểm toán một cách hữu hiệu, cần thiết nhất để tiện cho việc bảo quản ,lưu trữ một cách chi phí, đơn giản nhất. đồng thời tạo các tham chiếu cần thiết đến tài liệu lưu trữ để các cá nhân có thể tìm kiếm và tham khảo.
Lưu ý: Các ký hiệu tham chiếu trang và tham chiếu chéo được ghi bằng bút mực đỏ
Các ký hiệu viết tắt giải thích cho các thủ tục kiểm toán đó thực hiện (ví dụ: Ag, Ly, ...) nên được ghi bằng bút có màu mực khác với màu mực ghi chép số liệu để dễ nhận biết. Việc sử dụng các ký hiệu viết tắt do người thực hiện chủ động quy ước và bắt buộc phải chú giải cuối trang GLV có ký hiệu đó.
Thời hạn lưu giữ các báo cáo trong Hồ sơ chung là 3 năm.
Ví dụ, khi kết thúc cuộc kiểm toán BCTC năm 2005, có các hồ sơ kiểm toán sau
Hồ sơ năm 2005
Hồ sơ năm 2004
Hồ sơ chung trong đó có các báo cáo các năm 2002, 2003, 2004 và bản sao BCTC năm 2005 vừa bổ sung
Ví dụ, khi bắt đầu cuộc kiểm tóan BCTC năm 2006:
Hồ sơ năm 2005
Chuyển Hồ sơ năm 2004 vào kho lưu
Chuyển báo cáo của năm 2002 vào kho lưu
Lưu kho Hồ sơ năm được thực hiện sau 2 năm. ví dụ Hồ sơ kiểm tóan BCTC năm 2005 sẽ được lưu kho hồ sơ trong năm 2007.
Kiểm soát quy trình kiểm toán.
AASC kiểm soát chất lượng kiểm toán theo cả 3 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán.
Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán cần chuẩn bị về kỹ năng và năng lực chuyên môn, phân công phân nhiệm, việc tham khảo ý kiến, đánh giá khách hàng, hướng dẫn và giám sát tiến hành.
Về kỹ năng và năng lực chuyên môn, Công ty luôn lập kế hoạch về số lượng và chất lượng nhân viên nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc kiểm toán và các dịch vụ khác. Việc đào tạo nhân lực ban đầu theo quy trình chuẩn của Công ty giúp các nhân viên mới nắm bắt rõ ràng và nhanh chóng công việc kiểm toán. Bên cạnh đó, Công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn.
Về việc phân công công việc, trước khi tiến hành kiểm toán Quản lý kiểm toán tiến hành phân công cho nhóm kiểm toán, lựa chọn trưởng nhóm kiểm toán có đầy đủ năng lực để điều hành nhóm kiểm toán đó, trưởng nhóm có nhiệm vụ phân công công việc cũng như thời gian hoàn thành các công việc đó cho trợ lý kiểm toán. Kế hoạch này được Ban giám đốc thông qua trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Về việc tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn trong và ngoài Công ty. Tri thức con người là vô tận, chính vì vậy có những lúc KTV không thể trả lời cho khách hàng vấn đề nghi vấn. Lúc này việc thăm dò ý kiến của các nhà tư vấn về lĩnh vực liên quan là điều cần thiết. Các ý kiến tham khảo của nhà tư vấn được lưu trữ trong hồ sơ Công ty để làm ý kiến tham khảo cho những lần kiểm toán sau.
Việc đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng. Trước khi đưa ra quyết định chấp nhận kiểm toán, Công ty thu thập các thông tin về khách hàng, về tính độc lập của nhóm kiểm toán cũng như tính chính trực của Ban Quản lý khách hàng.
Công ty cũng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đầy đủ và tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.
Về việc hướng dẫn và giám sát tiến hành cuộc kiểm toán được thể hiện qua việc kế hoạch cụ thể cho từng cuộc kiểm toán, trước khi đưa ra kế hoạch kiểm toán thì chủ nhiệm kiểm toán thường tìm hiểu thông tin khách hàng để đưa ra chương trình phù hợp và hiệu quả. Trong quá trình tiến hành kiểm toán thường xuyên có sự kiểm tra và trao đổi thông tin giữa các nhân viên cấp dưới và trưởng nhóm. Từ đó, trưởng nhóm có thể nắm rõ hơn tình hình của khách hàng. Các giấy tờ làm việc của Công ty được lập theo mẫu chuẩn áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán. Trừ một số trường hợp đặc biệt mà thu thập thêm một số bằng chứng đặc biệt khác. Việc đào tạo ngay trong quá trình kiểm toán giúp trợ lý kiểm toán hiểu rõ hơn công việc mình đang tiến hành.
Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Nhóm trưởng trực tiếp giám sát việc sử dụng các ký thuật để thu thập các thông tin về đơn vị khách hàng. Đặc biệt là hệ thống thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kiểm soát trong giai đoạn lập báo cáo kiểm toán.
Giai đoạn này, cho ra kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán là báo cáo kiểm toán. Chính vì vậy Trưởng nhóm kiểm toán xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét kiểm toán nhằm đảm bảo tính chính xác của các kết quả đó. Các giấy tờ làm việc đã được Trưởng nhóm kiểm toán thông qua được trình lên lãnh đạo phòng xem xét sau đó được trình lên Ban giám đốc để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, hợp lý cho việc phát hành Báo cáo kiểm toán.
Tình hình kiểm toán các khoản vay do AASC thực hiện.
Để nghiên cứu thực trạng kiểm toán các khảon vay do AASC thực hiện, em xin trình bày các bước kiểm toán khoản vay với hai khách hàng dại diện là công ty cổ phần XXX và công ty cổ phần YYY.
Các bước công việc kiểm toán được tiến hành thứ tự như đã trình bày trên phần lý thuyết trên, tuy nhiên do đặc điểm riêng của từng công ty nên công việc tiến hành cũng có nhiều điểm khác biệt.
Bước 1 : Khảo sát và đánh giá khách hàng.
Sau khi đã gửi thư chào hàng tới các khách hàng kiểm toán và được mời kiểm toán, Ban giám đốc Công ty tiến hành phân công công việc về các phòng ban theo chức năng để có kế hoạch tìm hiểu về khách hàng như cơ cấu tổ chức, sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ, loại hình kinh doanh, cách thức kinh doanh…để đưa ra quyết định chấp nhận thực hiện kiểm toán hay không.
Mẫu hồ sơ 2.1: Thư chào hàng
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2009
Kính gửi: Công ty cổ phần XXX.
Trước hết, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) xin gửi tới Quý Công ty lời chào trân trọng.
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán là công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước - Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính. Công ty là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán. Qua 18 năm phát triển, với đội ngũ kiểm toán viên đông đảo có bản lĩnh, có tính chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm, trong đó có nhiều Tiến sỹ, Thạc sỹ và các cán bộ đang theo học cao học, ACCA; chúng tôi đã thực hiện và hoàn thành hàng loạt các dịch vụ chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn thuế cho nhiều tổ chức và đơn vị hoạt động trên khắp cả nước. Công ty AASC là đơn vị đi tiên phong và chiếm thị phần lớn nhất hiện nay trong lĩnh vực kiểm toán các dự án xây dựng cơ bản. Trong nhiều năm vừa qua, Công ty AASC đã thực hiện và hoàn thành nhiều hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty cổ phần và các doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, và được các đối tác đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh dịch vụ kiểm toán, Công ty AASC rất chú trọng đến chức năng tư vấn tài chính kế toán, thuế và xác định giá trị doanh nghiệp nhằm giúp các đối tác tăng cường công tác quản lý kinh tế tài chính, hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và tối ưu hóa các phương án chuyển đổi hình thức sở hữu giúp các đối tác gia tăng được giá trị và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Với mong muốn mở rộng hơn nữa các mối quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài và trên cơ sở hai bên cùng đạt được những mục tiêu của mình, chúng tôi xin gửi tới Quý Công ty bản giới thiệu tóm tắt về tổ chức và hoạt động của Công ty AASC trong việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp và thông tin về các cán bộ chủ chốt. Với Thư bày tỏ nguyện vọng này, chúng tôi mong muốn được cung cấp các dịch vụ chuyên ngành Tài chính Kế toán Kiểm toán cho các công ty.
Kèm theo bản đề xuất này là danh sách các khách hàng chọn lọc mà Công ty AASC đã thực hiện cung cấp dịch vụ trong thời gian qua. Chúng tôi tin rằng với danh sách các khách hàng mà chúng tôi đã kiểm toán, Công ty AASC sẽ thực sự là đối tác tin cậy và lâu dài của Quý Tổng công ty.
Hy vọng rằng Thư bày tỏ nguyện này đã đáp ứng được yêu cầu của Quý công ty. Nếu Quý công ty có bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến thông tin nêu ra trong Thư bày tỏ nguyện vọng này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. (Ông Phạm Anh Tuấn – Phụ trách Phòng Kiểm toán 1; Điện thoại: 04 - 8.241.990 (số máy lẻ 66) hoặc 0912.258.568)
Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của Quý Công ty. Xin chân thành cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu AASC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
NGUYỄN QUỐC DŨNG
Cụ thể, sau khi nhận được Giấy mời thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho công ty XXX, Ban Giám đốc công ty AASC đã phân công cho phòng kiểm toán 1- chức năng kiểm toán Báo cáo Tài chính tiến hành tìm hiểu về khách hàng XXX.
Theo hồ sơ khách hàng của phòng kiểm toán 1 về khách hàng XXX:
1. Hình thức sở hữu vốn.
Công ty XXX được chuyển đổi từ công ty TNHH Máy tính Truyền thông có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 053127 ngày 17/7/1995. Công ty XXX được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103015824 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 ngày 26/03/2007.
2. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất sản phẩm phần mềm và cung cấp giải pháp phần mềm.
3. Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103015824 cấp lần đầu và các lần thay đổi là:
Tích hợp hệ thống, tư vấn đầu tư, cung cấp các giải pháp tổng thể và dịch vụ hạ tầng trong lĩnh vực công nghệ thông tin , điện tử viễn thông và phát thanh truyền hình.
Sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ và giải pháp phần mềm và nội dung , xuất bản phần mềm, dịch vụ sử lý dữ liệu, và các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu, gia công và sản xuất phần mềm.
Sản xuất, lắp ráp, mua bán, bảo hành, bảo dưỡng và cho thuê các hoạt động dịch vụ, thiết bị phục vụ ngành công nghệ thông tin, điện tử và phát thanh truyền hình, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị văn phòng.
Dịch vụ huấn luyện đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sản xuất mua bán trang thiết bị y tế.
Mua bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, thiết bị, vật tư phục vụ trong sản xuất, khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.
Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hoá.
4. Trụ sở chính của công ty tại 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng (ba trăm tỷ đồng).
5. Ban giám đốc:
Các thành viên của Ban Giám đốc đã điều hành công ty trong kỳ:
1 Ông Nguyễn Trung Chính Tổng Giám đốc bổ nhiệm ngày 27/01/2007
2. Ông Hoàng Xuân Hiếu Phó Tổng Giám đốc bổ nhiệm ngày 01/01/2007
6. Phụ trách kế toán: Kế toán trưởng Ông Lê Xuân Thịnh.
Yêu cầu cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm 2007.
Qua tìm hiểu về khách hàng nhận thấy hồ sơ khách hàng đủ điều kiện để tiến hành cuộc kiểm toán. Để lựa chọn đội ngũ nhân viên phù hợp với chương trình kiểm toán và phù hợp với khách hàng đảm bảo tính độc lập trong quá trình tiến hành công việc, Trưởng phòng Kiểm toán 1 đã tiến hành thu thập các thông tin từ nhân viên qua bảng câu hỏi về tính độc lập của KTV sau đó phân công cho nhóm kiểm toán gồm các KTV sau:
1- Trưởng nhóm kiểm toán : Cát Thị Hà.
2- KTV Nguyễn Thị Hiền.
Tiến hành kiểm toán trong thời gian từ 20/02/2009… đến…23/02/2009
Bảng 2.3 Bảng câu hỏi về tính độc lập của KTV
Câu hỏi
Có
Không
1. Câu hỏi về tính độc lập của KTV
1.1. KTV có phải là cổ đông của Công ty khách hàng không?
X
1.2. KTV đã từng là Giám đốc, Quản lý hay nhân viên tại Công ty khách hàng?
X
1.3. KTV có mối quan hệ với Ban giám đốc, Quản lý hay nhân viên Công ty khách hàng hay không?
X
1.4. Có sự dàn xếp giữa KTV và Công ty khách hàng hay không?
X
1.5. KTV có phải là người làm dịch vụ kế toán cho Công ty khách hàng hay không?
X
2. Sự luân phiên trong nhóm kiểm toán
2.1. Giám đốc kiểm toán có phải là người tìm hiểu và quyết định hợp đồng kiểm toán trong những năm trước không?
X
2.2. KTV có kiểm toán Công ty khách hàng trong các năm tài chính trước không?
X
Kết luận: Sự luân phiên trong nhóm kiểm toán và tính độc lập của KTV có được đảm bảo?
X
Theo hồ sơ khách hàng của phòng kiểm toán 1 về khách hàng YYY:
Khách hàng YYY là khách hàng tương đối lâu năm của công ty, những năm trước công ty AASC đã tiến hành kiểm toán cho khách hàng này. Những hồ sơ của khách hàng YYY được lưu trữ tại văn phòng AASC.
Hình thức sở hữu vốn.
Công ty cổ phần YYY được thành lập theo Quyết định số 105/2004/QĐ - BCN ngày 05/10/2004 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty YYY– Doanh nghiệp nhà nước sang Công ty Cổ phầnYYY.
Lĩnh vực kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất và gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Ngành nghề kinh doanh:
Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103006688 ngày 15/12/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là:
Sản xuất các loại quần áo và phụ liệu ngành may;
Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp tiêu dùng khác;
Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở công nhân;
Đào tạo nghề;
Xuất nhập khẩu trực tiếp;
Công ty có các đơn vị trực thuộc và công ty con sau:
Tên
Địa chỉ
Văn phòng Công ty
Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
Đơn vị trực thuộc:
Xí nghiệp May …
TP Đồng Hới - Quảng Bình
Xí nghiệp May …
TX Bỉm Sơn - Thanh Hóa
Công ty con:
Công ty May …
Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN GIÁM ĐỐC
Các thành viên của Hội đồng Quản trị bao gồm:
Tên
Chức danh
Bổ nhiệm
Miễn nhiệm
Ông: Vũ Đức Giang
Chủ tịch
23/07/2007
Bà: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Ủy viên
17/12/2004
Bà: Nguyễn Thiên Lý
Ủy viên
17/12/2004
Bà: Lương Thị Tuyết
Ủy viên
23/07/2007
Ông: Hoàng Minh Khang
Ủy viên
17/12/2004
Bà: Đặng Phương Dung
Chủ tịch
17/12/2004
23/07/2008
Ông: Nguyễn Tùng Vân
Ủy viên
17/12/2004
23/07/2008
Các thành viên của Ban Giám đốc đã điều hành Công ty trong năm và tại ngày lập báo cáo tài chính bao gồm:
Tên
Chức danh
Bổ nhiệm
Bà: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tổng Giám đốc
21/08/2006
Bà: Nguyễn Thiên Lý
Phó Tổng Giám đốc
05/05/2006
Bà: Lương Thị Tuyết
Phó Tổng Giám đốc
05/05/2006
Ông: Hoàng Minh Khang
Giám đốc điều hành
05/05/2006
Các thành viên Ban kiểm soát bao gồm:
Tên
Chức danh
Bổ nhiệm
Miễn nhiệm
Ông: Lê Thanh Hải
Trưởng ban kiểm soát
17/12/2004
Bà: Phạm Bích Hồng
Thành viên
17/12/2004
31/07/2008
Bà: Nguyễn Minh Hiền
Thành viên
17/12/2004
Ông: Trần Thanh Bình
Thành viên
31/07/2007
Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ.
Sau khi chấp nhận kiểm toán Công ty XXX với yều cầu của khách hàng là cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Công ty AASC đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với Công ty XXX. Hợp đồng ghi rõ quyền và nghĩa vụ đối với mỗi bên.
Bước 3:Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán các khoản vay cho khách hàng XXX và khách hàng YYY.
Phần 1: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán.
Để chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của công ty.
Sau đây là bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB- AASC thiết kế chung cho đánh giá hệ thống KSNB.
Bảng 2.4 : Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với khách hàng XXX.
Câu hỏi
Có
Không
N/A
Câu 1: Có nhận thấy dấu hiệu nào cho thấy tính liêm chính của Ban giám đốc bị vi phạm không?
X
Câu 2: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng cam kết của Ban lãnh đạo về tính trung thực của BCTC?
X
Câu 3: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng cam kết của Ban lãnh đạo được thiết kế và duy trì chương trình kế toán, hệ thống thông tin hợp lý và hệ thống KSNB hiệu quả?
X
Câu 4: Cơ cấu tổ chức của khách hàng có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh cũng như quy mô kinh doanh không?
X
Cấu 5: Chương trình kiểm soát quản lý có phù hợp với bản chất và loại hình kinh doanh không? Có nhận thấy năng lực của Ban quản lý trong việc giám sát hoạt động hiệu quả cũng như phân công trách nhiệm vượt cấp không?
X
Câu 6: Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh không?
X
Câu 7: Có điều gì lo lắng về phương pháp kiểm soát công tác quản lý của lãnh đạo không?
X
Câu 8: Bản chất và quy mô của việc sử dụng hệ thống máy tính có phù hợp với bản chât loại hình kinh doanh không?
X
Câu 9: Sự tồn tại ủy ban kiểm tra hay Ban giám đốc có phù hợp với bản chất cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp không?
X
Câu 10: Có điều gì lo lắng về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp không?
X
Câu 11: Có những ảnh hưởng bên ngoài trong môi trường kinh doanh mà ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và liệu có tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp trong thời gian tới không?
X
Câu 12: Ban quản lý của doanh nghiệp có phải chịu áp lực nào khi đưa ra kết quả tài chính không?
X
Câu 13: Có nhân tố nào tồn tại để chỉ ra rằng doanh nghiệp không thể tiếp tục kinh doanh hiệu quả trong tương lai gần không?
X
Câu 14: Có điều gì đáng quan tâm xung quanh cuộc kiểm toán không?
X
Câu 15: Có lý do gì cho rằng sự phù hợp của cuộc kiểm toán với chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi sẽ là chủ đề mọi người chú ý tới hay không?
X
Câu 16: Có chính sách kế toán đặc biệt nào làm cho rủi ro kiểm toán lớn hơn mức rủi ro thông thường của cuộc kiểm toán?
X
Câu 17: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng chúng ta không hiểu rõ về bản chất các nghiệp vụ quan trọng và mối liên hệ với doanh nghiệp khác?
X
Câu 18: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng KTV không có đủ kinh nghiệm và hiểu biết về khách hàng?
X
Câu 19: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu về nhân viên kiểm toán và các chuyên gia?
X
Câu 20: Có tồn tại nhân tố khách quan nào dẫn tới sự gian lận của Ban giám đốc của khách hàng?
X
N/A: Non - applicable
Qua bảng câu hỏi có thể khẳng định hệ th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111445.doc