MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: Cơ sở lý luận về kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 3
1. Khái quát về các khoản phải thu 3
1.1. Khái niệm chung về các khoản phải thu 3
1.2. Bản chất của khoản phải thu khách hàng 7
1.3. Nguyên tắc ghi nhận khoản phải thu khách hàng 7
1.4. Khái quát trình tự hạch toán đối với các khoản phải thu 10
2. Kiểm toán khoản phải thu khách hàng 12
2.1. Mục tiêu kiểm toán khoản phải thu khách hàng 12
2.2. Quy trình thực hiện kiểm toán các khoản phải thu 13
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 13
2.2.2. Thực hiện kiểm toán: 33
2.2.3. Kết thúc kiểm toán: 49
Phần II: Thực tế kiểm toán các khoản phải thu tại công ty kiểm toán và định giá Việt Nam 53
1. Khái quát về công ty kiểm toán và định giá Việt Nam 53
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) 53
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 53
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 53
1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 57
1.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 58
1.2. Khái quát về công tác kiểm toán của Công ty 59
1.2.1. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty 59
1.2.2. Quy trình kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam. 62
2. Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty VAE thực hiện 65
2.1. Kế hoạch kiểm toán các khoản phải thu do Công ty VAE thực hiện 65
2.1.1. Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản phải thu. 68
2.1.2. Các thủ tục kiểm toán thực hiện đối với các khoản phải thu. 70
2.2. Thực hiện kiểm toán các khoản phải thu do Công ty VAE thực hiện. 73
2.3. Kết thúc kiểm toán các khoản phải thu do Công ty VAE thực hiện 73
3. Kiểm toán các khoản mục phải thu khách hàng của Công ty ABC do công ty kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện. 74
3.1. Giới thiệu chung về công ty khách hàng: 74
3.1.1. Khái quát chung về Công ty ABC 74
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty: 74
3.1.3. Niên độ kế toán áp dụng của Công ty ABC 75
3.1.4. Chế độ kế toán áp dụng 75
3.1.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty ABC 75
3.2. Trình tự các bước để đi đến việc thực hiện kiểm toán 79
3.3. Kế hoạch kiểm toán cụ thể của công ty kiểm toán và định giá Việt Nam đối với khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC 80
3.4. Thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC 82
3.5. ý kiến kiểm toán đối với khoản phải thu của Công ty ABC 98
4. Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty XYZ do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện 98
4.1. Giới thiệu chung về Công ty XYZ 98
4.1.1. Khái quát chung về công ty 98
4.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty XYZ 99
4.1.3. Niên độ kế toán áp dụng của Công ty XYZ 99
4.1.4. Chế độ kế toán áp dụng 100
4.1.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty XYZ 100
4.2. Kế hoạch kiểm toán cụ thể của Công ty VAE khi thực hiện kiểm toán khoản phải thu của Công ty XYZ trong năm 2005. 104
4.3. Thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng của Công ty XYZ do Công ty VAE thực hiện. 105
4.4. Kết thúc kiểm toán khoản phải thu tại Công ty XYZ 117
Phần III: Nhận xét, đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản phải thu do công ty kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện. 118
1. Nhận xét và đánh giá về Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam. 118
1.1. Đánh giá chung về công ty (đánh giá về tổ chức bộ máy, đánh giá về quy trình kiểm soát chất lượng chung của công ty. 118
1.2. Đánh giá chung về chương trình kiểm toán các khoản phải thu do công ty thực hiện 122
1.3. Đánh giá về kiểm toán các khoản phải thu do công ty thực hiện với khách hàng trên. 126
1.3.1. Đánh giá về kế hoạch kiểm toán 126
1.3.2. Đánh giá về việc thực hiện kiểm toán 127
1.3.3. Đánh giá về kết luận kiểm toán 129
2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán đối với các khoản phải thu do Công ty VAE thực hiện 130
2.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng . 130
2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty VAE thực hiện 131
2.2.1. Kiến nghị về kế hoạch kiểm toán 131
2.2.2. Kiến nghị về thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng 134
2.2.3. Kiến nghị về việc kết thúc kiểm toán 138
2.2.4. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng 138
Kết luận 139
Danh mục tài liệu tham khảo 140
Phụ lục
154 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét lại lần cuối
Phòng hành chính soát xét lại về lỗi đánh máy và hình thức trình bày.
Phát hành báo cáo
Sau khi cuộc kiểm toán hoàn thành nhóm kiểm toán sẽ tiến hành việc lập báo cáo kiểm toán sơ bộ trên cơ sở các ý kiến, các nhận xét của mỗi kiểm toán viên thực hiện một phần hành. Báo cáo kiểm toán này sẽ được đưa lên cho trưởng nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện soát xét lại các phần hành của mỗi kiểm toán viên đã thực hiện để tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán đã được trưởng nhóm soát xét được chuyển lên Phó Giám đốc phụ trách (tài chính hoặc xây dựng) soát xét lại, nếu thấy vấn đề gì thì trao đổi và giải quyết với nhóm kiểm toán đã thực hiện kiểm toán. Sau khi Phó Giám đốc phụ trách đã soát xét, báo cáo kiểm toán được trình lên Ban Giám đốc soát xét lại lần cuối và đi đến thống nhất cuối cùng về ý kiến kiểm toán đưa ra trong báo cáo kiểm toán về tình hình kinh doanh của Công ty khách hàng. Báo cáo kiểm toán sau khi được Ban Giám đốc soát xét, được chuyển cho phòng hành chính để soát xét lại về lỗi đánh máy và hình thức trình bày. Sau khi đã hoàn thành việc soát xét này báo cáo kiểm toán được phát hành. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện thông qua các bảng câu hỏi đã được xây dựng. Những nhà quản lý thực hiện việc soát xét sẽ trả lời các câu hỏi theo 3 phương án: có; không; không áp dụng, và phải được giải thích ở phần đưa ra ý kiến sau mỗi câu hỏi. Cuối cùng là cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên. Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty đặt ra là tương đối chặt chẽ, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ mà công ty cung cấp do đó tạo niềm tin cho các khách hàng, nâng cao uy tín của công ty.
Ngoài ra trong giai đoạn này công ty còn thực hiện việc soát xét báo cáo và hồ sơ kiểm toán, các trưởng nhóm kiểm toán xem xét xem các giấy tờ làm việc đã được lưu đầy đủ vào hồ sơ kiểm toán chưa, xem xét việc thực hiện các kế hoạch kiểm toán đã đề ra trước đó, mức độ thực hiện các chương trình kiểm toán. Kiểm toán viên phải đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ đã cung cấp, và xem xét việc tiếp tục cung cấp dịch vụ cho năm sau đối với khách hàng đó.
2. Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty VAE thực hiện
2.1. Kế hoạch kiểm toán các khoản phải thu do Công ty VAE thực hiện
Kế hoạch kiểm toán các công ty khách hàng của Công ty Kiểm toán được lập căn cứ vào chương trình kiểm toán chung đã được xây dựng trước đó. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của công ty khách hàng kiểm toán viên có thể giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện do Công ty khách hàng không có một số khoản mục đã được xây dựng trong chương trình kiểm toán chung.
Sau khi Công ty kiểm toán có quyết định kiểm toán chính thức đối với Công ty khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán sẽ chỉ định nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán đó. Trưởng nhóm kiểm toán sau khi được phân công công việc sẽ lập kế hoạch kiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán đó. Trong kế hoạch kiểm toán sẽ chỉ rõ các công việc cần làm, thời gian thực hiện cuộc kiểm toán, số lượng và thành phần các kiểm toán viên sẽ tham gia cuộc kiểm toán, ... Ngoài ra trong kế hoạch còn dự kiến ngày phát hành Báo cáo kiểm toán sơ bộ và chính thức, tuy nhiên tuỳ thuộc vào tình hình thực tế mà thời gian phát hành báo cáo có thể thay đổi.
Trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công kiểm toán thực hiện kiểm toán các khoản mục khác nhau. Thông thường trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công kiểm toán viên kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng và đồng thời thực hiện kiểm toán doanh thu bán hàng của khách hàng và kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho sẽ thực hiện kiểm toán luôn thuế GTGT được khấu trừ.
Các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác và khoản dự phòng phải thu khó đòi có thể được phân công cho các kiểm toán viên khác.
Phương pháp kiểm toán một số tài khoản chủ yếu:
Tài khoản
Rủi ro có thể xảy ra
Phương pháp kiểm toán chủ yếu
Vốn bằng tiền
C.E.A
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ xung quanh ngày khoá sổ, thủ tục cut off và kiểm tra hệ thống, gửi thư xác nhận
Hàng tồn kho
C.E.A.V.O.P
Đối chiếu biên bản kiểm kê hàng tồn kho tại ngày lập Bảng cân đối kế toán, kiểm tra hệ thống, kiểm tra chi tiết xuyên suốt, tính giá xuất, kiểm tra giá nhập kho, chọn mẫu số lớn
Tài sản cố định
O.E.C
Kiểm tra 100% chứng từ, phân tích khấu hao của năm trước và năm ny.
Công nợ phải thu, phải trả
A.C.O.E
Chọn mẫu và xác nhận số dư, kiểm tra sau ngày khoá sổ, kiểm tra chi tiết
Thuế
C.A
Kiểm tra 100% chứng từ hoặc kiểm tra kết hợp với các phần hành khác
Nguồn vốn
C.O.P
Kiểm tra 100% chứng từ
Doanh thu
C.A.E
Kiểm tra hệ thống doanh thu,
Chi phí
C.A.E
Phân tích tỷ lệ năm nay, năm trước, kiểm tra tính tuân thủ, tính cut off, hệ thống kiểm soát nội bộ
Mức trọng yếu đối với các khoản mục kiểm toán được đánh giá căn cứ vào các xét đoán nghề nghiệp của các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục đó, mức trọng yếu đối với các khoản mục chủ yếu được kiểm toán đánh giá căn cứ chủ yếu vào quy mô của công ty hoặc căn cứ vào doanh thu và lợi nhuận trong kỳ kiểm toán.
Chương trình kiểm toán khoản phải thu do công ty kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện.
Trong chương trình kiểm toán các khoản phải thu Công ty VAE chỉ thực hiện kiểm toán đối với các khoản như: Phải thu khách hàng, thuế GTGT đượckhấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khác, dự phòng phải thu khó đòi. Các khoản còn lại như: tạm ứng nội bộ, các khoản thể chấp, ký cược, ký quỹ, phải thu theo tiến độ kế hoạch, được công ty xây dựng chương trình kiểm toán trong chương trình kiểm toán các tài sản lưu động khác. Trong chương trình kiểm toán này cũng không phân chia thành chương trình kiểm toán các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải thu dài hạn. Trong phạm vi đề tài này, em chỉ đi sâu tìm hiểu về các khoản phải thu khách hàng.
Chương trình kiểm toán các khoản phải thu trong chương trình kiểm toán chung của công ty được ký hiệu là E.
Các giấy tờ kiểm toán viên cần lập khi thực hiện kiểm toán các khoản phải thu:
E10: Chương trình kiểm toán chung đối với khoản phải thu của Công ty
E20: Tổng hợp khoản phải thu: Đây là tờ tổng hợp nhất đối với các khoản phải thu, thể hiện số liệu của khách hàng và số liệu của kiểm toán viên sau khi đã kiểm toán đối với các khoản phải thu, cả số liệu điều chỉnh hay phân loại của kiểm toán viên cũng được thể hiện trên giấy tờ này. Các số liệu trên tờ tổng hợp thường được lấy trên Bảng cân đối kế toán, và đối chiếu với sổ cái, Nếu có sự sai sót xảy ra kiểm toán viên phải xem xét các sai phạm này là do nguyên nhân gì, và số liệu trên Báo cáo tài chính hay số liệu trên sổ sách đúng để từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh hay phân loại. Các điều chỉnh hay phân loại của kiểm toán viên trên tờ tổng hợp này đều phải được tham chiếu tới các tờ chi tiết thể hiện rõ sự điều chỉnh hay phân loại của kiểm toán viên. Các bút toán điều chỉnh hay phân loại trên tờ tổng hợp phải được ghi chép trên tờ kiểm soát nội bộ. Tờ tổng hợp cũng là tờ để các tờ chi tiết tham chiếu lên.
E30: Tờ kiểm soát nội bộ: Tờ kiểm soát nội bộ E30 dùng để ghi chép các sai phạm về mặt hạch kế toán các khoản phải thu của khách hàng, trên tờ kiểm soát nội bộ cũng ghi rõ các công việc kiểm toán viên đã làm khi thực hiện kiểm toán các khoản phải thu của khách hàng và các bút toán điều chỉnh các khoản phải thu của khách hàng. Các bút toán điều chỉnh này phải được tham chiếu xuống các tờ kiểm tra chi tiết có liên quan và tờ tổng hợp các khoản phải thu của khách hàng. Tờ kiểm soát nội bộ này chủ yếu được kiểm toán viên ghi nhận khi thực hiện kiểm tra chi tiết đối với khoản phải thu khách hàng.
E100: Tổng hợp phải thu khách hàng: tờ này phản ánh giá trị khoản phải thu khách hàng được tập hợp theo tháng hoặc theo quan hệ đối ứng với các tài khoản khác, số liệu trên tờ này là cơ sở cho các kiểm toán viên chọn mẫu để kiểm tra chi tiết, có thể chọn các nghiệp vụ có đối ứng là hoặc có thể kiểm tra tập chung vào các tháng có phát sinh lớn.
Ngoài ra còn có các giấy tờ làm việc khác chi tiết cho các tờ tổng hợp khi kiểm toán các khoản phải thu như E110, E120, E130.... đặc biệt trong các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên không thể thiếu tờ “ghi chú” để chi tiết các đối tượng phải thu.
Trên các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên phải chỉ rõ các số liệu được lấy từ đâu, các điều chỉnh hay phân loại hoặc các ý kiến đưa ra của các kiểm toán viên phải được minh chứng trên các giấy tờ làm việc.
2.1.1. Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản phải thu.
Thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ sổ sách, kiểm toán viên phải cân nhắc và lựa chọn mục tiêu kiểm toán. Do giá trị của các khoản phải thu trên Báo cáo tài chính chủ yếu là phát sinh trong quan hệ bán chịu hàng hoá, vì vậy nó có quan hệ chặt chẽ với các khoản doanh thu bán chịu, mục tiêu kiểm toán đối với các khoản phải thu này cũng là mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói chung và doanh thu bán chịu nói riêng. Mục tiêu phải đảm bảo các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, tính đánh giá và tính trình bày cụ thể là:
Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ cao hơn thực tế
Tính hiện hữu: Ghi nhận doanh thu nhưng chưa xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ, vì vậy có thể dẫn đến tồn tại các khoản phải thu chưa thực tế xảy ra.
Ghi chép: Doanh thu ghi sổ lớn hơn số phát sinh, có thể làm các khoản phải thu tăng lên.
Tính đúng kỳ: Hàng hoá xuất ra hoặc dịch vụ được cung cấp vào kỳ sau nhưng doanh thu được ghi ở kỳ này.
Giá trị hàng bán trả lại thấp hơn thực tế
Tính đầy đủ: Hàng hoá bị trả lại nhưng không ghi giảm doanh thu
Ghi chép: Giá trị hàng bán bị trả lại ghi sổ thấp hơn thực tế
Tính đúng kỳ: Hàng bán bị trả lại ở kỳ này nhưng được ghi vào kỳ sau
Doanh thu bằng tiền thấp hơn số thực tế
Tính đầy đủ: Tiền bán hàng đã nhận lại nhưng chưa ghi sổ
Ghi chép: Số tiền thu được bị ghi sổ thấp hơn số thực tế
Tính đúng kỳ: Tiền thu được ở kỳ này nhưng được ghi sổ ở kỳ sau
Khoản phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi
Phản ánh giá trị: Giá trị ròng của các khoản phải thu không được đánh giá đúng.
Trình bày: Các tài khoản không được trình bày trên báo cáo tài chính theo đúng bản chất.
Xác định xem số dư nợ phải thu có được thể hiện đầy đủ tính pháp lý và được sở hữu bởi công ty.
Xác định xem tất cả các khoản nợ tại ngày khoá sổ đã được phản ánh trên bảng cân đối kế toán.
Xác định xem việc trình bày khoản phải thu có phù hợp với luật định và các chuẩn mực kế toán hay không.
2.1.2. Các thủ tục kiểm toán thực hiện đối với các khoản phải thu.
2.1.2.1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát
Kiểm tra quy chế quản lý công nợ phải thu; Quy trình quản lý ghi chép và đối chiếu các khoản nợ phải thu thương mại, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và dự phòng phải thu khó đòi.
Rà soát kết quả kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ phần doanh thu và đối chiếu với các chính sách và quy trình kiểm soát các khoản phải thu thương mại và phải thu nội bộ. Việc kiểm tra và đối chiếu phải bao gồm việc kiểm tra và đối chiếu về mặt thanh toán các khoản phải thu trên. Việc kiểm tra phải ghi chép lại trên giấy tờ làm việc.
Chọn một số nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đòi và kiểm tra xem xét các
nghiệp vụ này có tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ từ khi bắt đầu quá trình phát sinh nghiệp vụ cho đến khi kết thúc. Việc kiểm tra phải bao gồm việc đánh giá tính tuân thủ theo các quy chế quản lý công nợ và các quy định của pháp luật. Việc kiểm tra phải ghi lại trên giấy tờ.
2.1.2.2. Phân tích soát xét
Lập bảng tổng hợp và đối chiếu các số dư với Báo cáo tài chính
Kiểm tra các khoản phải thu thương mại
Lập danh sách khách hàng với đầy đủ các thông tin bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, số dư cuối kỳ. Đối chiếu tổng số phải thu với sổ theo dõi chi tiết tài khoản phải thu thương mại, sổ cái và bảng tổng kết tài sản.
Phân tích tỷ lệ phải thu thương mại trên doanh thu thuần và so sánh với các kỳ để tìm ra các biến động lớn. Từ đó yêu cầu khách hàng cho biết nguyên nhân chính về các biến động đó.
Thu thập, kiểm tra và phân tích tuổi nợ.
Kiểm tra một số nghiệp vụ chi tiết đối chiếu với hoá đơn nhằm xác định các khoản phải thu này là của các hoá đơn bán hàng nhưng chưa được thanh toán.
Các khoản phải thu của các khách hàng có số dư lớn phải được kiểm toán viên chi tiết và kiểm tra chọn mẫu.
Lập thư xác nhận ít nhất 60% tổng số dư của tài khoản này. Tổng hợp các kết quả thư xác nhận theo yêu cầu. Lập các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết.
Trong trường hợp không gửi thư xác nhận số dư hoặc không nhận được thư trả lời, thực hiện kiểm tra các khoản thu tiền của khách nợ sau ngày khoá sổ.
Thảo luận với khách hàng về khả năng thu nợ và dự phòng cho nợ khó đòi.
Lập danh sách khách nợ đã được xác định là nợ khó đòi và ghi chép nguyên nhân. Kiểm tra việc hạch toán nợ khó đòi và ghi chép nguyên nhân. Kiểm tra việc hạch toán nợ khó đòi có phù hợp với chính sách chế độ của nhà nước không.
Thu thập chi tiết các khoản dự phòng nợ khó đòi, giảm giá, chiết khấu. Phân biệt giữa dự phòng cụ thể cho các khoản không thể thu hồi được với các khoản dự phòng theo quy định của công ty.
Đối chiếu các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định tính hợp lý của các khoản dự phòng.
Xác định các khoản phải thu thương mại trên không được phản ánh trùng trên sổ phải trả.
Kiểm tra doanh thu của hai tháng cuối năm tài chính để tìm những số dư lớn hay các nghiệp vụ kinh tế bị điều chỉnh hay xoá sổ. Kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của các khoản phải thu lớn này, việc điều chỉnh hay bút toán xoá sổ.
Kiểm tra một số nghiệp vụ thanh toán của khách hàng, thanh toán cho các hoá đơn nào, có hợp lý hay không.
Kiểm tra một số nghiệp vụ thanh toán trên giấy báo có của ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt.
Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ: Căn cứ vào kết quả kiểm tra các chứng từ về hàng gửi bán và hàng hoá được chuyển thẳng từ các nhà sản xuất đến khách hàng của công ty để điều chỉnh các khoản phải thu; Kiểm tra các nghiệp vụ hàng bán bị trả lại hay các bút toán ghi giảm doanh thu sau ngày lập bảng cân đối kế toán; Kiểm tra một số nghiệp vụ thanh toán trên giấy báo có của ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt đầu kỳ và sau ngày lập bảng cân đối số phát sinh.
Các thủ tục kiểm toán khác
Đối chiếu các khoản phải thu của năm trước đã được kiểm toán trên tài liệu hoặc báo cáo kiểm toán năm trước với sổ sách kế toán.
Soát xét kết quả của việc gửi thư xác nhận năm trước để quyết định phương pháp tốt nhất cho năm nay. Nếu tỷ lệ trả lời thấp, xem xét có thể xác nhận bằng việc kiểm tra hoá đơn cụ thể.
Đối chiếu giữa báo cáo nợ phải thu với thư xác nhận của khách nợ. Cộng báo cáo nợ phải thu và đối chiếu với sổ cái tài khoản phải thu. Xác định phương pháp chọn mẫu nợ phải thu để gửi thư xác nhận. Kiểm tra chi tiết tên, địa chỉ trên thư xác nhận với sổ chi tiết khách nợ. Lập bảng tổng hợp thư xác nhận và đối chiếu bảng tổng hợp thư xác nhận với sổ cái tài khoản phải thu.
Khi thư xác nhận trả lời có chênh lệch, không có trả lời hoặc khách hàng không muốn gửi thư xác nhận thì xem xét để áp dụng các bước kiểm tra sau: Kiểm tra việc thanh toán sau ngày khoá sổ; Tìm lại các chứng từ gốc liên quan như Đơn đặt hàng, Hoá đơn, Vận đơn,...; Chứng minh hàng hoá hoặc tiền đang đi trên đường.
Xem xét việc đánh giá, ghi chép đối với các công nợ có gốc ngoại tệ và phương pháp xử lý chênh lệch tỷ giá.
2.2. Thực hiện kiểm toán các khoản phải thu do Công ty VAE thực hiện.
Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được xây dựng đối với các khoản phải thu ở trên Công ty tiến hành thực hiện kiểm toán theo trình tự các bước công việc trong kế hoạch kiểm toán đã lập. Các kiểm toán viên không được tự ý thay đổi kế hoạch đã xây dựng trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng phải có sự đồng ý của chủ nhiệm kiểm toán sau khi đã thoả thuận với khách hàng. Đối với các sự việc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán mà không có trong kế hoạch kiểm toán thì đều phải được báo cáo cho chủ nhiệm kiểm toán để có hướng giải quyết phù hợp, và phải được ghi chép rõ ràng.
2.3. Kết thúc kiểm toán các khoản phải thu do Công ty VAE thực hiện
Căn cứ vào các bằng chứng kiểm toán thu được khi thực hiện kiểm toán các khoản phải thu kiểm toán viên đưa ra các kết luận của mình cho từng khoản mục đã kiểm toán, thông thường các ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra đối với các khoản phải thu khách hàng thường gắn liền với các ý kiến liên quan đến doanh thu của Công ty khách hàng. Các chủ nhiệm kiểm toán tập hợp các ý kiến của các kiểm toán viên được phân công kiểm toán các khoản phải thu và đưa ra ý kiến kiểm toán về các khoản phải thu này. Các kết luận mà kiểm toán viên đưa ra phải dựa trên các khía cạnh trọng yếu của các khoản phải thu. Bên cạnh đó một số vấn đề liên quan đến các khoản phải thu như về hạch toán, ghi chép, theo dõi các khoản phải thu, Công ty có thể đưa ra ý kiến trên thư quản lý cho khách hàng nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý các khoản phải thu của Công ty khách hàng.
Trên báo cáo kiểm toán của Công ty VAE gồm các nội dung sau:
Nơi nhận báo cáo kiểm toán.
Một số thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán như: Công ty VAE đã thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty khách hàng bao gồm những báo cáo nào.
Trách nhiệm của Ban Giám đốc và kiểm toán viên
Cơ sở đưa ra ý kiến của kiểm toán viên
Giới hạn của cuộc kiểm toán
Ý kiến của kiểm toán viên
Số lượng Báo cáo phát hành, hình thức phát hành, cơ sở pháp lý của các Báo cáo kiểm toán.
3. Kiểm toán các khoản mục phải thu khách hàng của Công ty ABC do công ty kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện.
3.1. Giới thiệu chung về công ty khách hàng:
3.1.1. Khái quát chung về Công ty ABC
Công ty ABC là công ty liên doanh giữa Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam với nhà máy trang thiết bị điện JL – Trung Quốc. Công ty được thành lập theo quyết định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và giấy phép đầu tư số 123/GP – HY ngày 08/10/02 của UBND tỉnh Hưng Yên. Công ty có trụ sở và nhà xưởng đặt tại tỉnh Hưng Yên.
Theo giấy phép đầu tư số 123/GP – HY ngày 08/10/02 của UBND tỉnh Hưng Yên, tổng số vốn đầu tư của Công ty là 400.000 USD, vốn pháp định của Công ty là 150.000 USD trong đó: Bên Việt Nam góp 45.000 USD chiếm 30% tổng số vốn pháp định – bằng tiền mặt; Bên Trung Quốc góp 105.000 USD chiếm 70% tổng số vốn pháp định – bằng máy móc thiết bị.
Thời gian hoạt động của Công ty là 30 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty
Công ty chuyên cung cấp một loại hàng hoá, dịch vụ sau:
Công ty ABC chuyên sản xuất các loại bộ phát điện, cụm đề khởi động và linh kiện của động cơ xe gắn máy.
Sản xuất, xuất nhập khẩu và tiêu thụ các loại linh kiện, vật tư phục vụ cho lắp ráp xe máy.
Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa sau bán hàng
Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và của các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
3.1.3. Niên độ kế toán áp dụng của Công ty ABC
Niên độ kế toán áp dụng của công ty từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12/2005 dương lịch.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của Công ty
Công ty thực hiện lập Báo cáo tài chính bằng đồng VNĐ theo công văn số 179 – TC/ CĐKT ngày 08/01/2002 về đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. Hạch toán theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các quy định của Chế độ kế toán Việt Nam đang áp dụng tại Công ty đã được Bộ Tài chính phê duyệt.
Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được phản ánh vào tài khoản “chênh lệch tỷ giá” và được xử lý theo quy định tại thông tư số 105/2003/TT – BTC ngày 04/11/2003
3.1.4. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán Việt nam ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các thông tư sử đổi bổ sung kèm theo.
Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Các sổ chi tiết được mở và ghi chép đầy đủ, đúng theo chế độ kế toán hiện hành.
3.1.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty ABC
Nguyên tắc xác định các khoản tiền
Tiền là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng và có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó đến thời điểm báo cáo.
Công ty mở sổ chi tiết theo dõi cho từng loại tiền
Các khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng VNĐ theo tỷ giá thực tế do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các khoản tiền có gốc ngoại tệ cuối kỳ được quy đổi sang đồng VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm cuối kỳ kế toán. Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được xử lý theo thông tư số 105/2003/TT – BTC ngày 04/11/2003 của Bộ Tài chính.
Nguyên tắc xác định các khoản công nợ phải thu phải trả
Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu khách hàng dựa theo hợp đồng và ghi nhận theo hoá đơn bán hàng xuất cho khách hàng.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải trả người bán dựa theo hợp đồng và ghi nhận theo hoá đơn mua hàng của người bán.
Nguyên tắc xác định hàng tồn kho
Hàng tồn kho của đơn vị được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trược tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng.
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình của Công ty được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐHH ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 và thông tư 89/2002 hướng dẫn chuẩn mực trên.
Tài sản cố định của Công ty được phản ánh theo nguyên giá mua, chi phí mua và các chi phí liên quan khác, thuế nhập khẩu (nếu có).
Khấu hao tài sản cố định hữu hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao được tính phù hợp với tỷ lệ khấu hao quy định tại quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của bộ tài chính. Thời gian khấu hao của từng loại tài sản cụ thể như sau:
Loại tài sản cố định
Thời gian khấu hao (năm)
Nhà cửa, vật kiến trúc
5
Máy móc, thiết bị
7
Phương tiện vận tải
6
Dụng cụ quản lý
3
Nguyên tắc ghi nhận các khoản vay ngắn hạn, dài hạn
Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của Công ty được ghi nhận căn cứ vào hợp đồng vay và khế ước vay với ngân hàng và các đối tượng khác. Các khoản lãi vay phải trả được tính theo lãi suất trên hợp đồng và định kỳ được ghi nhận vào chi phí tài chính.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu trong kỳ của Công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng là các loại phụ tùng xe máy như: Bộ điện khí, bộ phát đề, bộ đề...
Doanh thu được ghi nhận theo chuẩn mực kiểm toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 và thông tư 89/2002/TT – BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn chuẩn mực trên.
Nguyên tắc ghi nhận giá vốn
Giá vốn được ghi nhận căn cứ vào giá gốc của lượng hàng tiêu thụ, gia công trong kỳ, phù hợp với doanh thu.
Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ về thuế
Thuế GTGT: Công ty thực hiện việc kê khai và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, Thuế xuất thuế GTGT đầu vào là 10%.
Thuế nhập khẩu: Công ty được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu theo Quyết định tại điều 57 và 58 của Nghị định 24/2004/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định tại giấp phép đầu tư thì thuế thu nhập doanh nghiẹp hàng năm của Công ty bằng 10% lợi nhuận thu được, áp dụng cho 15 năm đầu và bằng 25% trong các năm tiếp theo. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 04 năm tiếp theo. Hiện tại Công ty vẫn trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các loại thuế khác: Các loại thuế khác được hạch toán theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm.
Phân tích chung về tình hình tài chính của Công ty ABC:
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty ABC
Chỉ tiêu
Số tiền tại ngày 31/12/2005 (VNĐ)
Nợ phải trả ngắn hạn của Công ty ABC
67680093536
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
56510383276
Lỗ trong năm 2005
7319043601
Lỗ luỹ kế
14834710360
Khoản phải thu khách hàng
19387570165
Giá trị hàng tồn kho
29345946872
Tiền và các khoản tương đương tiền
4132659460
Tổng tài sản ngắn hạn
53530911539
Doanh thu bán hàng
87120768624
Giá vốn hàng bán
91777619882
Công ty bị lỗ liên tiếp trong nhiều năm, năm 2005 lỗ hơn 7 tỷ đồng và lỗ luỹ kế từ các năm trước chuyển sang hơn 7 tỷ đồng. Giá vốn của Công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36318.doc