MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 2
1.1 Một số khái niệm 2
1.1.1 Cơ cấu 2
1.1.2 Tổ chức 2
1.1.3 Cơ cấu tổ chức 3
1.1.4 Bộ máy quản lý: 3
1.2 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý 4
1.2.1 Cơ cấu theo trực tuyến 4
1.2.2 Cơ cấu theo chức năng 5
1.2.3 Cơ cấu trực tuyến-chức năng 6
1.2.4 Cơ cấu trực tuyến tham mưu 7
1.3 Các yếu tố then chốt cần quan tâm khi thiết kế cơ cấu tổ chức 8
1.3.1 Chuyên môn hóa của công việc 8
1.3.2 Bộ phận hóa 9
1.3.3 Phạm vi quản lý hay phạm vi kiểm soát 10
1.3.4 Hệ thống điều hành 11
1.3.5 Tập quyền và phân quyền 11
1.3.6 Chính thức hóa 12
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 12
1.5 Các yêu cầu của cơ cấu tổ chức đối với bộ máy quản lý 12
1.5.1 Tính tối ưu 12
1.5.2 Tính thống nhất mục tiêu 13
1.5.3 Tính tin cậy 13
1.5.4 Tính kinh tế 13
1.5.5 Tính linh hoạt 13
1.6 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức 14
1.6.1 Vai trò của cơ cấu tổ chức 14
1.6.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức 15
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 465 16
2.1 Các đặc điểm chung của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 465 16
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triền của công ty cổ phần 465 16
2.1.2 Các đặc điểm về công nghệ và thiết bị thi công chủ yếu của công ty 17
2.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty 18
2.1.4 Đặc điểm lao động của công ty 18
2.1.5 Cơ cấu độ tuổi lao động trong công ty 19
2.2 Phân tích và đánh gía thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 21
2.2.1 Cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty 21
2.2.1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty 21
2.2.1.2 chức nămg, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 22
2.2.2 Phần tích thực trạng các yếu tố thiết kế cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần 465 40
2.2.2.1 Chuyên môn hóa trong cơ cấu tổ chức công ty cổ phần 465 40
2.2.2.2 Bộ phận hóa 41
2.2.2.3 Phạm vi quản lý của công ty cổ phần 465 43
2.2.2.4 Hệ thống điều hành của công ty 44
2.2.2.5 Tập quyền và phân quyền 45
2.2.2.6 Chính thức hóa 45
2.2.3 Phân tích đánh giá cơ cấu tổ chức về mức độ hoàn thành 46
2.2.3.1 Tính tối ưu 46
2.2.3.2 Tính linh hoạt 46
2.2.3.3 Tính tin cậy 47
2.2.3.4 Tính kinh tế 47
2.2.3.5 Tính thống nhất mục tiêu 47
2.2.4 Phân tích số lượng và chất lượng cán bộ trong các phòng ban 47
Ban giám đốc 47
2.2.5 Đánh giá chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 465 56
2.2.5.1 Những thành tựu 56
2.2.5.2 Những hạn chế 56
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 465 58
3.1 Những thuận lợi và khó khăn, mục tiêu, nhiệm vụ của công ty trong năm tới 58
3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn 58
3.1.1.1 Thuận lợi 58
3.1.1.2 Khó khăn 56
3.2 Các mục tiêu chủ yếu của công ty năm 200 59
3.2.1 Mục tiêu của công ty cổ phần 465 năm 2008 59
3.2.2 Nhiệm vụ và giải pháp của công ty cổ phần 465 năm 2008 59
3.3 Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty 61
3.3.1 Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức của công ty 61
3.3.2 Cắt giảm 1 phó giám đốc nội chính 63
3.3.3 Sắp xếp lại lao động quản lý các phòng ban bộ phận trong công ty 63
3.3.4 Tăng cường công tác đào tạo cho cán bộ công nhân viên 64
3.3.5 Một số giải pháp khác 65
3.3.5.1 Hoàn thiện công tác phân tích công việc 65
3.3.5.2 Công tác tuyển dụng, và đào tạo nguồn nhân lực 66
3.3.5.3 Công tác quản lý, kỷ luật lao động định mức lao động 68
3.3.5.4 Tăng cường công tác quản trị nhân lực 69
3.3.5.5 xây dựng các quy chế 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình 465, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý con dấu
- Quản lý nhà cửa, cơ sở hạ tầng, trang bị văn phòng
- Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn
- Theo dõi an toàn và bảo hộ lao động
- Chăm sóc sức khoẻ và người lao động
- Đưa đón cán bộ đi công tác
- Lập kế đào tạo hàng năm cho cán bộ công nhân viên theo yêu cầu của công ty
- Đề xuất điều chuyển, bố trí lại nhân viên cho cán bộ nhân viên đã được phân công mà không phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động và quyết định chế độ chính sách đối với những người không đáp ứng yêu cầu của công ty
- Tổ chức áp dụng hệ thống tài liệu ISO đã ban hành để công ty được cấp giấy chứng nhận ISO
Trách nhiệm phối hợp
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát hồ sơ
- Xây dựng chất lượng
- Quản lý quỹ lương
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị mới
- Quản lý vật tư, trang thiết bị sản xuất, xe máy phục vụ sản xuất
- Tổ chức giao thầu cung ứng cung cấp vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất
- Tổ chức đánh giá nhà cung ứng cung cấp vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất
- Đánh giá chương trình nội bộ
- Kiểm soát sản phẩm cơ khí
- Phân tích dữ liệu
- Cải tiến thường xuyên
- Hành động khắc phục và phòng ngừa
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty lập kế hoạch củng cố tổ chức, quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Xây dựng hoàn chỉnh phiếu yêu cầu công việc cho từng chức danh
- Báo cáo với lãnh đạo công ty để làm việc với các phòng ban nhằm xây dựng chức năng nhiệm vụ và cơ cấu nhân sự cần có của mỗi phòng ban theo quan điểm tinh gọn
Cơ cấu
- Trưởng phòng kiêm tổ chức nhân sự
- Phó phòng kiểm công tác bảo hiểm, chính sách tiền lương.
- Nhân viên văn thư tạp vụ
- Nhân viên hành chính
- Lái xe con
Phòng tài chính kế toán
Chức năng
Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê trong công ty, quản lý vốn góp của các thành viên theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
Nhiệm vụ
Trách nhiệm chính
Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê trong công ty
quản lý quỹ lương
Trách nhiệm phối hợp
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát hồ sơ
Xây dựng chính sách chất lượng
Trao đổi thong tin nội bộ
Xem xét của lãnh đạo
Xây dựng đơn gía tiền lương
Xây dựng các kế hoạch hoạt động, sản xuất kinh doanh
Đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị mới
Soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng
Theo dõi việc thực hiện hợp đồng xây dựng
Soạn thảo hợp đồng cung cấp sản phẩm cơ khí
Theo dõi việc thực hiện hợp đồng cung ứng sản phẩm cơ khí
Soạn thảo hợp đồng mua nguyên vật liệu
Theo dõi việc thực hiện hợp đồng mua nguyên vật liệu
Quản lý vật tư, trang thiết bị sản xuất, xe máy phục vụ sản xuất
Tổ chức giao thầu cung úng cung cấp vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất thi công
Đề xuất cung ứng nguyên liệu, vật liệu phục vụ công trình
Theo dõi tiến độ thi công công tác công trường
Lập hồ sơ thanh quyết toán công trình
Đánh giá chất lượng nội bộ
Phân tích dữ liệu
Cải tiến thường xuyên
Hành động khắc phục phòng ngừa
Cơ cấu
Kế toán trưởng- trưởng phòng tổ chức- kế toán
Phó phòng- kế toán tổng hợp
Các kế toán viên
Thủ quỹ
Phòng kinh doanh
Chức năng
Tham mưu quản lý công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư của công ty
Nhiệm vụ
Trách nhiệm chính
Xây dựng các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh
Đề xuất các phương án thực hiện phù hợp với kế hoạch
Đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị mới
Đề xuất giao khoán, thanh toán nội bộ trong công ty
Tìm kiếm khách hàng
Đánh giá khả năng dự thầu xây dựng
Đánh giá khả năng dự thầu cung cấp sản phẩm cơ khí
Chăm sóc khách hang
Lập hồ sơ dự thầu xây dựng
Lập hồ sơ dự thầu cung cấp sản phẩm cơ khí
Soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng
Soạn thảo hợp đồng cung cấp sản phẩm cơ khí
Theo dõi đánh giá biến động giá cả nguyên vật liệu thi trường
Lập hồ sơ thanh quyết toán công trình
Theo dõi tiến độ sản xuất và lập hồ sơ thanh quyết toán
Theo dõi và đo lương quá trình
Phân tích dữ liệu
Cải tiến thường xuyên
Quản lý hành động khắc phục và phòng ngừa
Trách nhiệm phối hợp
Kiểm soát tài liệu
Xây dựng chính sách chất lượng
Xây dựng mục tiêu chất lượng
Trao đổi thông tin nội bộ
Xem xét của lãnh đạo
Cung cấp các nguồn lực
Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Theo dõi sự biến động lao động trên thị trường
Xây dựng đơn giá tiền lương
Soạn thảo hợp đồng mua nguyên vật liệu
Theo dõi việc thực hiện đấu thầu các dự án
Đề xuất cung ứng nguyên liệu, vật liệu phục vụ công trình thi công
Đánh giá chất lượng nội bộ
Theo dõi đo lường sản phẩm cơ khí
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp với xây dựng
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp với cơ khí
Cơ cấu
Trưởng phòng
Phó phòng kiêm công tác kế hoạch
Chuyên viên kinh doanh
Nhân viên thống kê, điều độ sản xuất, hồ sơ
Phòng vật tư thiết bị
Chức năng
Tham mưu công tác quản lý vật tư, trang thiết bị của công ty
Nhiệm vụ
Trách nhiệm chính
Quản lý trang thiết bị sản xuất
Soạn thảo hợp đồng mua nguyên vật liệu
Quản lý và huy động vật tư, trang thiết bị sản xuất, xe máy phục vụ sản xuất
Tổ chức giao thầu cung ứng, cung cấp vật tư, trang thiết bị phụ vụ sản xuất
Tổ chức đánh giá nhà cung cấp vật tư, trang thiết bị phụ vụ sản xuất
Kiểm soát các thiết bị theo dõi và đo lường
Trách nhiệm phối hợp
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát hồ sơ
Xây dựng chính sách chất lượng
Xây dựng mục tiêu chất lượng
Trao đổi thông tin nôi bộ
Xem xét của lãnh đạo
Cung cấp các nguồn lực
Tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng các kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh
Đầu tư chiều sâu mua sắm thiết bị mơi
Theo dõi đánh giá biến động giá cả, nguyên vật liệu thị trường
Đề xuất cung ứng nguyên liệu, vật liệu phục vụ công trình thi công
Đánh giá chất lượng nội bộ
Phân tích dữ liệu
Cải tiến thường xuyến
Hành động khắc phục và phòng ngừa
Cơ cấu
Trưởng phòng
Phó phòng kiêm thống kê vật tư kĩ thuật- vật tư thi công
Nhân viên tiếp liệu
Thủ kho
Phòng kĩ thuật cơ khí
Chức năng
Kiểm soát vịêc sản xuất ở các phân xưởng về chất lượng sản phẩm, biện pháp sản xuất và tình hình thực hiên tiến độ. Kiểm soát hồ sơ, tài liệu kĩ thuật giám sát sản xuất; tham gia một phần việc trong thiết kế thay đổi thiết kế với khách hàng trong các đơn đặt hàng.
Nhiệm vụ
trách nhiệm chính
- Theo dõi việc thực hiện đấu thầu cung cấp sản phẩm cơ khí.
- Đề xuất cung ứng nguyên liệu, vất liệu, phục vụ sản xuất
- Nhận dạng và truy tìm nguồn gốc sản phẩm cơ khí
- Theo dõi tiến độ sản xuất và lập hồ sơ thanh quyết toán
- Đánh giá khả năng dự thầu cung cấp các sản phẩm cơ khí
Trách nhiệm phối hợp
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát hồ sơ
Xây dựng chính sách chất lượng
Xây dựng mục tiêu chất lượng
Xem xét của lãnh đạo
Quản lý vật tư, trang thiết bị sản xuất, xe máy phục vụ sản xuất
Tổ chức giao thầu, cung ứng, cung cấp vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất
Tổ chức đánh giá phục vụ sản xuất
Kiểm soát các thiết bị theo dõi và đo lường
Sự thỏa mãn của khách hang
Đánh giá chất lượng nội bộ
Cung cấp các nguồn lực
Tuyển dụng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Quản lý trang thiết bị sản xuất
Xây dựng các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh
Đầu tư chiều sâu mua sắm thiết bị mới
Tìm kiếm khách hàng
Đánh giá khả năng dự thầu, cung cấp các sản phẩm cơ khí
Soạn thảo hợp đồng cung cấp sản phẩm cơ khí
Săn sóc khách hàng sử dụng sản phẩm cơ khí
Lập hồ sơ dự thầu cung cấp sản phẩm cơ khí
Theo dõi việc thực hiện hợp đồng cung cấp các sản phẩm cơ khí
Phân tích dữ liệu
Cải tiến thường xuyên
Hành động khắc phục phòng ngừa
Cơ cấu
Trưởng phòng
Phó phòng
Các kĩ thuật viên
Phòng kĩ thuật thi công
Chức năng
Kiểm soát việc thi công công trình về tình hình thực hiện tiến độ, biện pháp thi công và chất lượng dự án. Kiểm soát hồ sơ, tài liệu kĩ thuật; giám sát thi công công trình; tham gia một phần việc trong thống kê; thay đổi thiết kế với chủ đầu tư trong các hạng mục công trình do công ty thi công
Nhiệm vụ
A. Trách nhiệm chính
- Theo dõi việc thực hiện đấu thầu cung cấp sản phẩm xây dựng
- Nhận dạng và truy tìm nguồn gốc xây dựng
- Bảo toàn sản phẩm kinh doanh
- Đề xuất cung ứng nguyên liệu, vật liệu phục vụ công trình thi công
- Theo dõi và đo lường sản phẩm xây dựng
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp với xây dựng
B. Trách nhiệm phối hợp
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát hồ sơ
- Xây dựng chính sách chất lượng
- Xây dựng mục tiêu chất lượng
- Trao đổi thông tin nội bộ
- Xem xét của lãnh đao
- Tuyển dụng đào tạo phát triền nguồn nhân lưc
- Quản lý trang thiết bị sản xuất
- Xây dựng các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh
- Theo dõi tiến độ thi công các công trường
- Đề xuất giao khoán, thanh toán nội bộ trong công ty
- Đầu tư chiếu sâu mua sắm thiết bị
- Lập hồ sơ thanh quyề toán công trình
- Kiểm soát các thiết bị theo dõi và đo lường
- Sự thỏa mãn của khách hàng
- Đánh giá chất lượng nội bộ
- Theo dõi đo lường quá trình
- Tìm kiếm khách hàng
- Theo dõi việc thực hiện đấu thầu xây dựng
- Đánh giá khả năng dự thầu xây dựng
- Chăm sóc khách hàng xây dựng
- Lập hồ sơ dự thầu xây dựng
- Soạn thảo hợp đồng thi công xây dựng
- Theo dõi việc thực hiện hợp đồng xây dựng
- Quản lý vật tư, trang thiết bị sản xuất, xe máy phục sản xuất
- Tổ chức giao thầu cung ứng, cung cấp vật tư, trang thiết bị sản xuất
- Tổ chức đánh giá cung ứng, cung cấp vật tư, trang thiết bị sản xuất
- Phân tích dữ liệu
- Cải tiến thường xuyên
Cơ cấu
Trưởng phòng
Phó phòng
Các kĩ thuật viên
Ban điều hành dự án
Chức năng
Điều hành dự án thi công theo sự ủy quyền của giám đốc
Nhiệm vụ
- Tổ chức thi công công trình tại các địa phương theo uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả thực hiện của các đội thi công
- Căn cứ hồ sơ dự án để xem xét và quyết định cung ứng nguyên liệu, vật liệu phục vụ công trình thi công
- Theo dõi sự đánh giá tiến độ thi công các công trường và xem xét hồ sơ thanh quyết toán công trình
- Tổ chức và kiếm soát công tác huấn luyện an toàn lao động cho công nhân xây dựng thuộc phạm vi dự án phụ trách
Cơ cấu
Trưởng ban
Phó ban
Các kĩ thuật viên
Nhân viên thanh toán
Nhân viên vật tư
Các phân xưởng và các đội xây dựng
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, đảm bảo số lượng và chất lượng đúng yêu cầu tiên tiến
- Kiểm tra mọi yếu tố sản xuất, chuẩn bị các điều kiện sản xuất, tổ chức ca kíp điều phối lao động và phương tịên trong phân xưởng, đội để thực hiện tốt kế hoạch
- Tổ chức theo dõi và đo lường quá trình sản xuất tại phân xưởng, đội, phối hợp các bộ phận trong phân xưởng để cải tiến và nâng cao không ngừng năng lực sản xuất, thiết bị và con người
- Đánh giá mức chất lượng sản phẩm làm ra ở các khâu trong sản xuất, khắc phục các nguyên nhân gây ra sản phẩm không phù hợp và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng sản phẩm trong công đoạn do phân xưởng đội sản xuất
- Quản lý và sử dụng phương tiện cho sản xuất toàn bộ cơ sở hạ tầng tại phân xưởng hoặc công trường. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về việc quản lý điều hành phương tiện và lao động dưới quyền sao cho an toàn, hiệu quả, hợp pháp, hợp lý, hợp trình.
- Tổ chức học tập và thực hiện các quy định, nội quy mà giám đốc công ty đã quyết định và công bố ban hành
Ban KCS
Ban KCS thực chất là ban nghiệm thu chất lượng sản phẩm
Chức năng
Nghiệm thu sản phẩm của công ty trước khi giao cho khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng
Nhiệm vụ
- Nghiệm thu chất lượng tất cả các sản phẩm cơ khi, xây dựng, xe máy thiết bị sủa chữa trước khi ban giao
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về cam kết chất lượng sản phẩm trước khi bàn giao
- Báo lại các sản phẩm không đạt chất lượng cho các đơn vị thi công, sản xuất
Nhận xét: mô hình cơ cấu tổ chức theo trực tuyến chức năng thể hiện: các phòng ban, bộ phận trong công ty cũng được phân chia chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Việc phân chia chức năng chuyên môn hoá, mỗi phòng ban đảm nhiệm một số chức năng, nhiệm vụ nhất định, và trong mỗi phòng ban lại được chia nhỏ công việc cho từng người, việc tổ chức cơ cấu theo mô hình này giúp công ty khai thác các trình độ chuyên môn, kĩ năng, kinh nghiệm của từng người và qua quá trình làm việc lại nâng cao trình độ của nhân viên, các thông tin được từng bộ phận xử lý một cách kịp thời
Giữa các phòng ban, bộ phận có mối quan hệ phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, cùng nhau phối hợp hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định của giám đốc. Trách nhiệm phối hợp được quy định cụ thể cho các bộ phận. Ví dụ: công nhân sau khí kết thúc công việc ghi công vào sổ chấm công được sự xác nhận của quản đốc (đội trưởng) hay phó quản đốc (đội phó), sau đó được nhân viên thống kê thông kê lại. Sau đó được tổng hợp lại và phòng nhân chính dựa vào đơn giá tiền lương tính lương, rồi được chuyển sang phòng kế toán để thủ quỹ phát lương…. Quyền hạn trực tuyến thuộc về những người quản lý trực tuyến và người quản lý chung. Người quản lý trực tuyến có quyền ra quyết định vf chỉ thị đối với cấp dưới trong các lĩnh vực của mình đảm nhận. Từ giám đốc xưống các phó giám đốc, trưởng các bộ phận phòng ban, xuống nhân viên là mối quan hệ trực tuyến. Ngược trở lại là mối quan hệ báo cáo, tử nhân viên đến trưởng phòng, phó giám đốc, đến giám đốc. Mọi mệnh lệnh, chỉ thị do cấp trên đưa ra đều phải được nhân viên cấp dưới chấp hành nghiêm chỉnh, vì vậy không được bố trí chồng chéo về chức năng quản lý dễ dẫn đến những quyết định trái ngược nhau, gây khó khăn cho việc thi hành của cấp dưới.
Nhìn chung, công ty không có nhiều cấp quản lý, phạm vi quản lý không quá rộng do đó các quyết định có thể được thi hành một cách nhanh chóng, thông tin được chuyển tải, xử lý một cách kịp thời.
Việc thiết kế theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng còn tạo điều kiện hợp tác giữa người lao động trong phòng ban, tuy nhiên nếu không có sự kết hợp hài hoà có thể có sự bất hợp tác giữa các phòng ban với nhau. Mặt khác vẫn còn sự chồng chéo về mặt quản lý, và hạn chế về sự bố trí lao động cho phù hợp với khối lượng công việc.
2.2.2 Phần tích thực trạng các yếu tố thiết kế cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần 465
2.2.2.1 Chuyên môn hóa trong cơ cấu tổ chức công ty cổ phần 465
Công ty có sự phân chia các chức năng quản lý khác nhau, mỗi phòng ban đảm nhiệm một hoặc một số nhiệm vụ nhất định như: chức năng điều hành được giao cho ban giám đốc đảm nhiệm, chức năng thanh tra được giao cho ban kiếm soát, quản lý lao động tiền lương được giao cho phòng tổ chức hành chính, chức năng kĩ thuật cơ khí được giao cho phòng cơ khí, chức năng kĩ thuật trong xây lắp được giao cho phòng kĩ thuật thi công, chức năng thống kê tài chính kế toán được giao cho phòng tài chính kế toán. Chức năng cung cấp vật tư thiết bị được giao cho phòng vật tư thiết bị và đội thiết bị
Công ty còn phân công một người kiêm nhiều nhiệm vụ như: trưởng phòng tổ chức hành chính kiêm công tác tổ chức cán bộ và đào tạo, phó phòng tổ chức hành chính kiêm tổ chức lao động tiền lương và chế độ chính sách. Phó phòng vật tư thiết bị kiêm thống kê vật tư kĩ thuật, vật tư thi công…
Ưu điểm: các phòng ban được phân công nhiệm vụ cụ thể, và xác định trách nhiệm phối hợp giữa các phòng ban như: xây dựng đơn giá tiền lương là trách nhiệm chính của phòng tổ chức hành chính, nhưng các phòng tài chính kế toán có trách nhiệm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phối hợp các phòng ban chức năng với các nhiệm vụ cụ thể. Mặt khác làm tăng năng suất lao động do người lao động am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, và học hỏi kinh nghiệm kiến thức chuyên môn giữa những người lao động trong các phòng ban
Nhược điểm: hiện nay trong ban lãnh đạo của công ty thì phó giám đốc nội chính chỉ thực hiện một số ít chức năng, nhiệm vụ trong công ty, quản lý trực tiếp phòng tổ chức hành chính nhưng trong công tác tổ chức cán bộ của công ty do giám đốc trực tiếp quản lý, ta thấy vị trí này làm cho bộ máy quản lý thêm cồng kềnh và giảm tính linh hoạt của bộ máy và trên thực tế các chức năng nhiệm vụ về mặt tổ chức của phó giám đốc nội chính thì trưởng phòng tổ chức hành chính có thể đảm nhận. Điều này còn dẫn đến trưởng phòng tổ chức hành chính phải chịu sự giám sát của giám đốc và phó giám đốc nội chính. Do đó ta có thể cắt giảm vị trí này.
Mặt khác sự chuyên môn hóa cao làm cho công việc trở nên nhàm chán, ảnh hưởng tới năng suất lao động và sự không thỏa mãn trong công việc của người lao động: phòng tổ chức hành chính một văn thư lưu trữ, một nhân viên đánh máy photo copy, một nhân viên phục vụ...hay các vị trí nhân viên thống kê đội cầu, mỗi đội có 1 nhân viên thống kê trong khi số lao động của đội dưới 20 người. Điểu này còn làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh và tốn chi phí quản lý và tốn nguồn nhân lực. Vì vậy có thể giảm nhân viên hành chính, và gộp các đội 2 và đội cầu 4 lại thành một đội.
2.2.2.2 Bộ phận hóa
Thể hiện việc quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban. Công ty thực hiện bộ phận hóa theo chức năng như: phối hợp chức năng hành chính và nhân sự thành phòng tổ chức hành chính, phòng cung cấp vật tư và thiết bị thành phòng vật tư- thiết bị.
Ta thấy trong phòng tổ chức hành chính chỉ có 1 nhân viên tổ chức trong khi có 9 nhân viên hành chính, mà lại không có phó phòng hành chính để điều hành công việc hành chính khi trưởng phòng đi vắng. Mặt khác công tác tiền lương theo phân công cho phòng tổ chức- hành chính, nhưng do phòng có phó phòng đảm nhận cả công việc tiền lương, bảo hiểm, chính sách nên khối lượng công việc quá nhiều mà vấn đề tiền lương là vấn đề rất quan trong ở tất cả các tổ chức, và mảng tiền lương này được phân sang phòng kinh doanh. Điều này làm cho khối lượng công việc phòng kinh doanh nhiều, làm ảnh hưởng đến công việc trước đây phòng kinh doanh đảm nhận, lại không có cán bộ về chuyên môn này để thực hiện và nó có thể ảnh hưởng đến công việc trước đây phòng kinh doanh đảm nhiệm và công tác tiền lương không đáp ứng yêu cầu của công ty. Vì vây, cần bổ sung thêm lao động tổ chức: chuyên viên chế độ chính sách, chuyên viên lao động tiền lương, định mức, luư trữ hồ sơ, thống kê nhân sự. Trên thực tế hiện nay ban KCS ( nghiệm thu chất lượng sản phẩm) đã giải thể, và công việc nghiệm thu chất lượng sản phẩm giao cho phòng kĩ thuật và các đội thi công, ta thấy điều này cũng hợp lý làm cho bộ máy gọn nhẹ hơn
Ưu điểm: Trong phòng ban người lao động giao tiếp, phối hợp với nhau trong công việc, học hỏi chuyên môn, kinh nghiêm, trao đổi thông tin từ đó tạo điều kiện để nâng cao chuyên môn nghề nghiệp
Nhược điểm: Bất cập trong bộ phận hóa theo chức năng như: chức năng lao động tiền lương được giao cho phòng tổ chức hành chính nay lại được chuyển giao sang phòng kinh doanh. Hạn chế trong việc trao đổi thông tin, hợp tác trong công việc giữa phòng kế toán với phòng tổ chức hành chính, và với phòng kinh doanh. Hiện nay trong công ty vừa có phòng vật tư- thiết bị lại có đội vật tư thiết bị điều này làm cho bộ máy quản lý thêm cồng kềnh, vì đội vật tư thực hiện một phần nhiệm vụ như phòng vật tư thiết bị. Do đó để bộ máy gon nhẹ và linh hoạt chỉ cần cơ cấu một phòng vật tư thiết bị phụ trách toàn bộ về vấn đề vật tư, thiết bị của công ty. Ở các đội cầu số lượng lao động ít chỉ khoảng dười 20 người mà được chia làm 2 đội, trong khi các phân xưởng cơ khí mỗi phân xưởng có khoảng trên 40 người do đó làm tốn nhân lực và chi phí quản lý, nên ta có thể gộp lại thành một đội cầu.
2.2.2.3 Phạm vi quản lý của công ty cổ phần 465
Bảng 3. Số lượng cán bộ công nhân viên trong các phòng ban
(đơn v ị: người)
STT
Các phòng ban bộ phận
Lãnh đạo
Nhân viên thừa hành
Tổng số cán bộ nhân viên
1
Ban giám đốc
4
0
4
2
Phòng tổ chức hành chính
2
9
11
3
Phòng kinh doanh
2
5
6
4
Phòng tài chính kế toán
2
4
6
5
Phòng vật tư thiết bị
2
3
6
6
Phòng kĩ thuật thi công
2
7
9
7
Phòng kĩ thuật cơ khí
2
4
8
8
Ban điều hành dự án
2
4
6
Nguồn phòng tổ chức – hành chính
Qua bảng ta thấy phạm vi quản lý không đồng đều: trong ban giám đốc thì phó giám đốc nội chính nội chính chỉ điều hành trực tiếp phòng tổ chức hành chính, còn phó giám đốc kĩ thuật thi công điều hành phòng kĩ thuật thi công các đội cầu và đội xây lắp, phó giám đốc kĩ thuật cơ khí điều hành phòng kĩ thuật cơ khí, phòng vật tư thiết bị, các phân xưởng cơ khí. Phòng tổ chức hành chính dưới trưởng phòng có 10 nhân viên, phòng vật tư thiết bị dưới trưởng phò có 4 nhân viên…các phân xưởng và các đội thi công, dưới phó quản đốc phân xưởng có khoảng 40- 45 công nhân, các đội xây lắp dưới đội trưởng có khoảng 30-40 công nhân,đây chỉ là số công nhân nằm trong biên chế của công ty, do đặc điểm công ty giao thông nên thường thi công các công trình dự án ở các địa phương nên để giảm chi phí luân chuyển lao động và tiến độ thi công công trình nên các đội thi công có thể tuyển thêm lao động địa phương.
Ưu điểm: phạm vi quản lý không rộng, không hẹp, phù hợp với công ty, do đó lãnh đạo có thể kiểm soát được các nhân viên dưới quyền
Nhược điểm: Phạm vi quản lý không đồng đều giữa các phòng ban. Mặt khác khó khăn trong quản lý cho đội trưởng các đội thi công và các phân xưởng phải quản lý một số lượng lao động lớn, nhất là tại các công trình tuyển lao động địa phương với phong tục tập quán khác nhau.
2.2.2.4 Hệ thống điều hành của công ty
Quan hệ báo cáo
Giám đốc → phó giám đốc → Trưởng phòng → nhân viên
Hệ thống điều hành: từ giám đốc đến phó giám đốc đến trưởng phòng hay quản đốc và đến nhân viên. Và ngược trở lại là quan hệ báo cáo. Các phó giám đốc hỗ trợ, tham mưu cho giám đốc trong việc đề ra các quyết định. Các nhân viên có trách nhiệm báo cáo cho các trưởng phòng, phó phòng hay quản đốc về sự thực hiện công việc. Các phòng ban trong công ty có nhiệm vụ phối hợp với nhau cùng thực hiện công việc
Ưu điểm: số cấp điều hành từ giám đốc xuống nhân viên 3 cấp, phù hợp với công ty hiện nay, mỗi cá nhân chịu trách nhiệm trước một cấp trên, đảm bảo việc ra các quyết định và thực hiện các quyết định một cách nhanh chóng.
Nhược điểm: cấp bậc quyền lực ít phạm vi quản lý rộng làm cho cán bộ không giám sát chặt chẽ được nhân viên, như phòng tổ chức hành chính một trưởng phòng và 10 nhân viên như vậy lãnh đạo không kiểm soát chặt chẽ công việc của từng nhân viên. Mặt khác có sự chồng chéo về mặt quản lý, như trưởng phòng tổ chức hành chính thì chịu sự giám sát điều hành của giám đốc và phó giám đốc nội chính, trưởng phòng vật tư thiết bị chịu sự giám sát trực tiếp của phó giám đốc kĩ thuật thi công và phó giám đốc cơ khí-vật tư.
2.2.2.5 Tập quyền và phân quyền
Tính tập quyền ở đây thể hiện mọi quyết định do giám đốc, tất cả các quyết định cuối cùng đều thuộc về giám đốc. Phó giám đốc và các phòng ban chỉ tham mưu hỗ trợ cho việc ra quyết định của giám đốc.
Phân quyền: có các cuộc họp để nhân viên đóng góp ý kiến, các quyết định tại các phòng ban có ảnh hưởng trong phạm vi nhỏ tài trưởng phòng, quản đốc hay giám đốc xí nghiệp có quyền quyết đinh
2.2.2.6 Chính thức hóa
Công ty có các quy định, nội quy làm việc tại các phòng ban và các phân xưởng. Mức độ chính thức hóa được thể hiện ở việc quy định nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban. Tuy nhiên hiện nay công ty chưa có bản mô tả công việc, hay bản yêu cầu công việc với người thực hiện ở các vị trí, công ty chưa có các thông báo viết lên bảng ghi thời gian làm việc, ca trực trong ngày khi có sự thay đổi. Chưa có sự phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí đảm nhận.Việc phân công nhiệm vụ cho các nhân viên được giao cho các phòng ban
Ưu điểm: tạo điều kiện cho lao động chủ động, linh hoạt trong công việc. Các phòng ban có thể bố trí lao động đảm nhận các nhiệm vụ tùy thuộc vào khối lượng công việc trong phòng
Nhược điểm: quản lý của công ty chưa hệ thống, chưa đồng bộ. Việc chưa có các quy định cụ thể mà chỉ ngầm định dẫn đến người lao động làm việc theo kinh nghiệm dẫn đến việc đánh giá sự thực hiện công việc không đảm bảo dẫn đến sự không hài lòng của người lao động. Đồng thời trưởng bộ phận khó có thể kiểm tra được mức độ thực hiện công việc một cách chính xác
2.2.3 Phân tích đánh giá cơ cấu tổ chức về mức độ hoàn thành
2.2.3.1 Tính tối ưu
Qua phân tích ta thấy bộ máy quản lý của công ty hiện nay còn cồng kềnh như: vị trí phó giám đốc nội chính, và các đội cầu, cán bộ quản lý nhiều so với số lượng công nhân, đội thiết bị làm cho bộ máy cồng kềnh hoạt.
Số lượng cán bộ tổ chức lao động tiền lương chưa đủ đáp ứng yêu cầu của công ty
Công ty chưa có đầy đủ các văn bản quy định cụ thê làm cho việc quản lý, theo dõi và kiểm tra công việc của nhân viên không đảm bảo. Tức là tính chính thức hóa chưa cao
Tuy nhiên công ty có sự chuyên môn hóa sâu làm, các mối quan hệ phòng ban được thiết lập, quan hệ phối hợp giữa các bộ phận hợp lý. Thể hiện ở việc tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty, tăng thu nhập cho người lao động.
2.2.3.2 Tính linh hoạt
Cơ cấu tổ chức của công ty tương đối linh hoạt. Mỗi nhân viên chỉ chịu sự điều hành quản lý của một cấp trên, khi mà trưởng bộ phận đi vắng thì có phó phòng hay phó quản đốc thay thế. Khi giám đốc đi vắng các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33076.doc