Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Uỷ ban chứng khoán nhà nước

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 3

1. Các khái niệm cơ bản về tổ chức 3

1.1. Các khái niệm về tổ chức 3

1.2. Các khái niệm về cơ cấu tổ chức 3

1.3. Chức năng của tổ chức 4

2. Môt số mô hình tổ chức 5

2.1. Mô hình tổ chức giản đơn 5

2.2. Mô hình tổ chức theo chức năng 5

2.3. Mô hình tổ chức theo chiến lược. 5

2.4. Mô hình tổ chức theo ma trận 7

3.Cơ cấu tổ chức theo quan điểm tổng hợp 8

3.1. Đặc điểm cơ cấu hành chính máy móc 8

3.2.Đặc điểm của cơ cấu hữu cơ linh hoạt 8

4. Những yêu cầu, và nguyên tắc đối với tổ chức. 9

4.1. Những yêu cầu đối với tổ chức. 9

4.2. Những nguyên tắc đối với tổ chức 9

5. Một số mô hình cơ cấu tổ chức của các nước 11

5.1. Mô hình tổ chức và hoạt động quản lý TTCK của Trung Quốc 11

5.2 Mô hình tổ chức và hoạt động quản lý TTCK của Hoa Kỳ 14

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC UỶ BAN CHỨNG KHOÁN 16

1. Sự ra đời Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 16

2. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Uỷ ban chứng khoán nhà nước 17

2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Uỷ ban chứng khoán nhà nước 19

2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước. 23

2.3. Đánh giá một số các tính chất của cơ cấu tổ chức qua đó thấy được kết quả đạt được của ủy ban chứng khoán. 28

3. Phân tích cơ cấu tổ chức Ủy ban chứng khoán nhà nước. 40

3.1. Các vấn đề về nguần nhân lực của Uỷ ban chứng khoán nhà nước 40

3.2. Các vấn đề về công nghệ tin học của Ủy ban chứng khoán nhà nước 41

3.3. Các vấn đề về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong ủy ban chứng khoán 42

3.4. Các vấn đề về cơ cấu tổ chức trong ủy ban chứng khoán 43

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM 44

HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC 44

1. Các kiến nghị về nguồn nhân lực. 44

2. Các kiến nghị về công nghệ và các trang thiết bị máy móc 45

3. Các kiến nghị về cải cách tổ chức bộ máy 46

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 53

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội; - Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.(Nay chuyển thành sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán trong khi chưa chuyển đổi mô hình tổ chức và phương thức hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán vẫn thực hiện theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị, tổ chức thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Biên chế cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong tổng biên chế của Bộ Tài chính. 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Uỷ ban chứng khoán nhà nước Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Chứng khoán và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: - Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm về chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán sau khi được ban hành. - Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về chứng khoán, thị trường chứng khoán và các biểu mẫu theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Quản lý, giám sát hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. - Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin; hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Tổ chức nghiên cứu khoa học; thông tin, tuyên truyền về chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng. - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của các hiệp hội chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng cơ chế đặc thù đối với việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành chứng khoán trình cấp có thẩm quyền ban hành. - Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tài sản được giao theo quy định pháp luật; được sử dụng các khoản thu từ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách trong tuyển dụng, đãi ngộ đối với chuyên gia, cán bộ, công chức, viên chức theo chế độ quản lý tài chính do Bộ Tài chính quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao. Tổng biên chế của UBCK NN Đến ngày 31/12/2007 - Tổng cộng 342 người Khối hành chính STT Đơn vị Số lượng 1 Lãnh đạo 4 2 Ban quản lý phát triển thị trường chứng khoán 22 3 Ban quản lý phát hành chứng khoán 20 4 Ban quản lý kinh doanh chứng khoán 22 5 Ban tổ chức cán bộ + Đảng uỷ 12 6 Ban kế hoạch-tài chính 11 7 Ban pháp chế 11 8 Thanh tra 12 9 Văn phòng đảng uỷ 16 10 Đại diện văn phòng 35 11 Lãnh đạo 11 12 Tổng số 176 Khối sự nghiệp STT Đơn vị Số lượng 1 Trung tâm DGCK Hà Nội 71 2 Trung tâm NCKH & ĐTCK 28 3 Trung tâm tin học và thống kê 12 4 Tạp chí chứng khoán 6 5 Trung tâm lưu ký chứng khoán 49 6 Tổng số 166 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước. Ban Phát triển thị trường chứng khoán Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, đề án phát triển Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, quy định tổ chức, hoạt động của các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức. Ban Quản lý phát hành chứng khoán Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch về phát triển hàng hóa cho thị trường, cấp phép và quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán và các vấn đề liên quan đến quản trị công ty. Ban Quản lý kinh doanh chứng khoán Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược tổ chức và hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, cấp phép và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, cá nhân hành nghề kinh doanh chứng khoán. Ban Hợp tác quốc tế Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch hợp tác quốc tế của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Ban Quản lý các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán. Ban Giám sát thị trường chứng khoán Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược giám sát điều tiết hoạt động của thị trường chứng khoán. Ban Tổ chức cán bộ Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược về tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành chứng khoán, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước về tổ chức bộ máy, chính sách cán bộ và đào tạo của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Ban Kế hoạch - Tài chính Giúp việc cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng tài sản công của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Ban Pháp chế Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành chứng khoán, tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, tư vấn pháp lý cho Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc thực hiện chức năng của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Văn phòng: Tham mưu và phục vụ sự chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước, làm đầu mối tuyên truyền và công bố thông tin chính thức của Ủy ban trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức quản lý cơ sở vật chất, bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn cơ quan Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Thanh tra - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chứng khoán theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phân công của Chủ tịch Uỷ ban; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban giao. ký chứng khoán đối với các chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động giao dịch, công bố thông tin, đăng ký, lưu ký chứng khoán đối với các chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hà nội , tổ chức đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp, đấu thầu trái phiếu và các tài sản tài chính. Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán Thực hiện các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn và hàng năm của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức viên chức của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh chứng khoán và các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các tổ chức và công chúng. Trung tâm tin học và thống kế Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch và chương trình ứng dụng công nghệ tin học, tổ chức thực hiện hoạt động thông kế, lưu trữ, xử lý và khai thác cơ sở dữ liệu thông tin thống kê về chứng khoán và thị trường chứng khoán Trung tâm lưu ký chứng khoán Tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch chứng khoán, thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo đối với chứng khoán lưu ký, quản lý quỹ hỗ trợ thanh toán cho các giao dịch chứng khoán. Tạp chí chứng khoán Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành Tạp chí chứng khoán và các ấn phẩm về chứng khoán, tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền dưới hình thức xây dựng hệ thống tư liệu và xuất bản các ấn phẩm và báo cáo chuyên đề theo quy dịnh của phap luật. Chức năng và quyền hạn của Ban phát triển thị trường chứng khoán Ban Phát triển thị trường chứng khoán là tổ chức thuộc bộ máy giúp việc Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 161/2004/QĐ-TTg ngày 07/09/2004 và các nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao, cụ thể:  Chủ trì hoặc tham gia xây dựng và triển khai việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán thị trường chứng khoán có tổ chức; Chủ trì xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện chiến lược,  quy hoạch, chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển  thị trường chứng khoán , các đề án về tổ chức, hoạt động của các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức; Tham gia xây dựng các chính sách, chế độ về thuế, phí, lệ phí, quản lý ngoại hối và các chính sách, giải pháp khác liên quan đến thị trường chứng khoán theo phân công của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây viết tắt là Chủ tịch Uỷ ban); Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (sau đây gọi chung là Uỷ ban) triển khai thực hiện, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán tại các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán; Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán , đảm bảo cho thị trường hoạt động công khai, công bằng và đúng pháp luật; Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Uỷ ban xây dựng hệ thống thông tin thị trường chứng khoán phục vụ cho việc xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trường chứng khoán ; lập các báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của thị trường chứng khoán theo phân công của Chủ tịch Uỷ ban và yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chủ trì soạn thảo các báo cáo thường niên của Uỷ ban; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban giao. 2.3. Đánh giá một số các tính chất của cơ cấu tổ chức qua đó thấy được kết quả đạt được của ủy ban chứng khoán. Tính thống nhất trong mục tiêu Mục tiêu của Uỷ ban chứng khoán là : Mục tiêu tổng quát Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các nước trong khu vực. Mục tiêu cụ thể Phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP. Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường vốn Hình thành và phát triển đồng bộ cơ cấu của thị trường vốn, trong đó thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng, bảo đảm huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế; phối hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ; hội nhập thành công với thị trường vốn quốc tế. Xây dựng và phát triển thị trường vốn có cấu trúc hợp lý, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường. Tổ chức vận hành thị trường vốn hoạt động an toàn, hiệu quả và lành mạnh; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Các giải pháp thực hiện Giải pháp dài hạn Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung…), vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế. Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường vốn phát triển trong khu vực. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường. Giải pháp trước mắt Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường: Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn; phát triển các loại trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, trái phiếu công trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia; Đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế và các ngân hàng thương mại nhà nước, gắn việc cổ phần hoá với niêm yết trên thị trường chứng khoán; mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị trường. Đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hoá đủ điều kiện phải thực hiện việc niêm yết; đồng thời tiến hành rà soát, thực hiện việc bán tiếp phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. Chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hình thức công ty cổ phần và niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán; Phát triển các loại chứng khoán phái sinh như: Quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán; hợp đồng tương lai; hợp đồng kỳ hạn; các sản phẩm liên kết (chứng khoán - bảo hiểm, chứng khoán - tín dụng, tiết kiệm - chứng khoán...); các sản phẩm từ chứng khoán hoá tài sản và các khoản nợ.... Từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước: Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt. Từng bước nghiên cứu hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh, thị trường chứng khoán hoá các khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hàng…; Phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu phát hành cổ phiếu, niêm yết, giao dịch của nhiều loại hình doanh nghiệp và đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước theo hướng tách biệt thị trường giao dịch tập trung, thị trường giao dịch phi tập trung (OTC), thị trường đăng ký phát hành, giao dịch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành Sở Giao dịch chứng khoán hoạt động theo mô hình công ty theo tinh thần của Luật Chứng khoán. Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán thực hiện chức năng tổ chức và giám sát giao dịch chứng khoán tập trung. Nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của thị trường, đảm bảo khả năng liên kết với thị trường các nước trong khu vực; Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC) theo hướng có quản lý thông qua các giải pháp: thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung đối với các công ty cổ phần đủ điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán; nghiên cứu cơ chế giao dịch đối với các chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết theo mô hình thoả thuận thông qua các công ty chứng khoán; các giao dịch chứng khoán tập trung thanh toán và chuyển giao thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán; đồng thời, thiết lập cơ chế giám sát của thị trường giao dịch chứng khoán trong việc công bố thông tin để tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường, đảm bảo sự quản lý, giám sát của Nhà nước đối với các giao dịch chứng khoán, thu hẹp hoạt động trên thị trường tự do. Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường: Tăng số lượng hợp lý, nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực tài chính cho các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán,.... Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp trên thị trường, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng các dịch vụ; đảm bảo tính công khai, minh bạch và bình đẳng trên thị trường; Mở rộng phạm vi hoạt động Trung tâm Lưu ký chứng khoán, áp dụng các chuẩn mực lưu ký quốc tế, thực hiện liên kết giao dịch thanh toán giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ; Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước: Khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…) tham gia đầu tư trên thị trường theo quy định của pháp luật. Thực hiện lộ trình mở cửa đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam theo lộ trình đã cam kết; Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư; tạo điều kiện cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tiết kiệm bưu điện,… tham gia đầu tư trên thị trường vốn; từng bước phát triển, đa dạng hoá các quỹ hưu trí để thu hút các vốn dân cư tham gia đầu tư; khuyến khích việc thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam. Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước: Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường vốn của khu vực và quốc tế; Có thể thấy trong bất kỳ các tổ chức nào, tất cả các bộ phân trong tổ chức cũng thực hiện các vai trò và chức năng nhằm hướng tới mục tiêu và mục đích chung của tổ chức. Mục tiêu chung của tổ chức được đưa ra đầu tiên thông qua đó mà các bộ phận trong tổ chức phải hướng theo và thực hiện để đảm bảo mục tiêu đó được thực hiện theo đúng kế hoạch Tính thống nhất trong mục tiêu của các bộ phận có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ theo mức độ tính chất công việc của bộ phận đó. Tính tin cậy. Tính tin cậy của tổ chức được thể hiện thông vai trò của tổ chức đối với thị trường chứng khoán. Uỷ ban chứng khoán có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của TTCK. Thực tế trên thế giới cho thấy, nếu không có một cơc quan quản lý nhà nước mạnh thì thị trường sẽ chở nên lộn xộn, qua đó tạo điều kiện cho các hoạt động đầu cơ thao túng làm cho chức năng của TTCK bị bóp méo. Hàng hoá trên thị trường là các loại chứng khoán có giá, việc định gía phải căn cứ vào thực trạng và triển vọng của tổ chức phát hành ra chúng và phụ thuộc vào nhân tố về quan hệ cung cầu, tâm lý của những người tham gia giao dịch. Trong khi đó hàng hoá thông thường khi đưa ra giao dịch là người ta đã biết được hàng hoá đó tốt hay xấu và xác định được giá cả để giao dịch, về cơc bản là phù hợp giá trị của chúng. Bởi vậy, việc tách rời giá trị thựcc của chứng khoán ra khỏi bản thân tờ chứng khoán rất dễ nảy sinh tình trạng lừa đảo, tung tin giả mạo với mục đích nâng giá trị hoặc hạ giá chứng khoán. Mặc khác, hoạt động của TTCK rất phức tạp, trừu tượng nên khả năng sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để gian lận là tương đối lớn. Ở Mỹ, sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế của nước này phát triển nhanh chóng và số lượng người nắm giữ chứng khoán tăng nhanh. Khi thị trường cổ phiếu thịnh vượng, bọn đầu cơ thừa dịp thao túng giá cổ phiếu, tung tin bịa đặt, lừa đảo, thậm chí phát hành chứng khoán giả. Sau khi sảy ra cuộc khủng hoảng lớn trên TTCK New York năm 1929, Quốc hội Mỹ đã phải đưa ra hàng loạt các quy định quản lý TTCK và đặc biệt chính phủ liên bang phải thành lập Uỷ ban chứng khoán và giao dịch (SEC) để quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của thị trường. Như vậy, những hiện tượng lừa đảo, gian lận xảya ra và nguy cơ xảy ra trong giao dịch chứng khoán là rất lớn gây anảh hưởng xấu và nghiêm trọng đến TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Vì vậy việc quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán là việc không thể thiếu được. Hơn nữa, TTCK là nơi tập trung nhiều của cải vật chất nhiều người, nhiều đối tượng với các mục đích khác nhau. Nhà phát hành thông qua phát hành chứng khoán dể huy động vốn lớn, nhà đầu tư kiếm lợi tức hoặc thông qua chênh lệch về giá mua và giá bán, nhà môi giới nhận phí hoa hồng, nhà kinh doanh tu được lợi nhuận của họ bằng những hoạt động đa dạng, phức tạp và cạnh tranh với nhau trên thị trưòng. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ở đây là những quy định chặt chẽ của mình, mặt khác dung hoà lợi ích của tất cả mọi người tham gia trên TTCK qua đó có cơ chế bắt buộc họ phải tuân thủ theo các luật lệ dù nó đi ngược lại quyền lợi của họ nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động an toàn an toàn và tạo khả năng phát triển lâu dài. Các chuyên gia vẫn thường nói, TTCK là ‘ ‘ hàn thử biểu ’ ’của nền kinh tế quốc dân. Thí dụ trong điều kiện lạm phát thấp giá các loạt chứng khoán tăng lên là dấu hịe của sự tăng trưởng kinh tế, các công ty kinh doanh phát đạt, đất nước huy động được nhiều vốn đầu tư. Tỷ lệ tích luỹ cao, do dân chúng chuyển giao hầu hết nguần tiết kiệm và đầu tư vào chứng khoán. Còn khi giá các loạt chứng khoán giảm sút mạnh thì đó là dấu hiệu của sự suy thoái của nhiều công ty. Nếu các loại chứng khoán sụt giảm mạnh thì đó là dấu hiệu của nhiều công ty làm ăn thua lỗ, có nguy cơ phá sản, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Như vậy hoạt động của thị trường chứng khoán có hiệu quả hay không đều có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, Nhà nước cần phải coi trọng và dành nhiều thời gian cho việc quản lý TTCK để đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh cho hoạt động giao dịch chứng khoán. TTCK thu hút nội bộ phần lớn các nhà đầu tư. Họ tham gia vào các hoạt độn của TTCK để mong muốn thu được khoản lơi nhất định thông qua việc nắm giữ chứng khoán. Khi mua chứng khoán, tâm lý chung của họ là ngần ngại giao phó tiền tiết kiệm của mìng cho các nhà phát hành, nhà môi gíới. Vì vậy, họ sẽ yên tâm khi các cơ quan quản lý và pháp luật Nhà nước bảo hộ, nhằm hạn chế tối đa những lạm dụng, ngăn ngừa những hoạt động bất chính, gây thiệt hại cho người đầu tư. Như vậy vai trò của các cơ quan quản lý thể hiện trong việc phát huy tích cực của cơ chế thị trường, hạn chế những ảnh hưởng tiêc cực, tăng lòng tin của nhà đầu tư, bảo vệ lợi ích chính đáng của họ nhằm thúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20202.doc
Tài liệu liên quan