MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ 4
1.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý 4
1.2 Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý 5
1.2.1 Tính tối ưu 5
1.2.2 Tính tin cậy 5
1.2.3 Tính linh hoạt 5
1.2.4 Tính thống nhất trong mục tiêu 5
1.2.5 Tính hiệu quả 6
1.3 Những nguyên tắc đối với việc thiết kế cơ cấu tổ chức 6
1.3.1 Nguyên tắc xác định theo chức năng 6
1.3.2 Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn 6
1.3.3 Nguyên tắc bậc thang 6
1.3.4 Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh 7
1.3.5 Nguyên tắc quyền hạn theo cấp bậc 7
1.3.6 Nguyên tắc tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm 7
1.3.7 Nguyên tắc về tính tuyệt đối trong trách nhiệm 8
1.3.8 Nguyên tắc quản lý sự thay đổi 8
1.3.9 Nguyên tắc cân bằng 8
1.4 Những nội dung chủ yếu của cơ cấu tổ chức 8
1.4.1 Chuyên môn hóa. 8
1.4.1.1 Chuyên môn hóa chiều dọc 9
1.4.1.2 Chuyên môn hóa chiều ngang 10
1.4.2 Phạm vi quản lý (tầm quản lý) 10
1.4.3 Hệ thống điều hành 11
1.4.4 Chính thức hoá 12
1.5 Các dạng mô hình cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản 13
1.5.1 Mô hình cơ cấu đơn giản 13
1.5.2 Mô hình tổ chức theo chức năng 13
1.5.3 Mô hình cơ cấu trực tuyến tham mưu 15
1.5.4 Mô hình tổ chức theo sản phẩm 16
1.5.5 Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư 18
1.5.6 Mô hình tổ chức theo bộ phận khách hàng 19
1.5.7 Mô hình cơ cấu ma trận 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIETRONICS ĐỐNG ĐA 23
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 23
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.3 Hình thức và tư cách hoạt động 24
2.1.4 Mục tiêu, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 24
2.1.5 Nguyên tắc tổ chức hoạt động 26
2.2 Tình hình phát triển chung của Công ty cổ phần Viettronics 27
2.2.1 Các sản phẩm dịch vụ của Công ty trong những năm qua 27
2.2.2 Đặc điểm về doanh thu, chi phí của Công ty 29
2.2.3 Đặc điểm về lao động và tiền lương của Công ty 30
2.2.3.1 Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp 30
2.2.3.2 Tổng quỹ lương của Công ty 33
2.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 34
2.3.1 - Số cấp quản lý của doanh nghiệp 34
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 35
2.4 Một số đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Viettronics Đống đa 42
2.4.1 Nhận xét chung 42
2.4.1.1 Những thành tựu đạt được 42
2.4.1.2 Những khó khăn tồn tại 43
2.4.2 Những nguyên nhân của sự yếu kém về cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Viettronics 45
2.4.2.1 Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệp quản lý 45
2.4.2.2 Các phòng ban chức năng còn thiếu năng động, thiếu sự phối hợp 45
2.4.2.3 Công tác lập kế hoạch còn nhiều hạn chế 45
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIETTRONICS ĐỐNG ĐA 47
3.1 Mục tiêu và yêu cầu của việc hoàn thiện 47
3.1.1 Mục tiêu 47
3.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện 47
3.1.2.1 Hoàn thiện bộ máy phải đảm bảo tính tối ưu linh hoạt và kinh tế 47
3.1.2.2 Đối với các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. 48
3.1.2.3 Hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý 49
3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Viettronics Đống đa. 49
3.2.1 Một số giải pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý 49
3.2.1.1 Hoàn thiện kỹ năng quản lý cho người lãnh đạo 49
3.2.1.2 Hoàn thiện công tác đào tạo lao động 50
3.2.1.3 Hoàn thiện quy chế làm việc tại Công ty 51
3.2.1.4 Xây dựng văn hóa Công ty 51
3.2.2 Những kiến nghị dể hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý 51
3.2.2.1 Thành lập thêm phòng kinh doanh 51
3.2.2.2 Thành lập ban y tế Công ty. 53
3.2.2.3 Hoàn thiện cơ cấu quản lý đang hoạt động 53
3.2.2.4 Về việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý mới 54
3.2.2.5 Đối với công tác tuyển dụng nguồn nhân lực 54
KẾT LUẬN 57
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong trường hợp này điều quan trọng là các hoạt động trong một khu vực hay địa dư nhất định được hợp nhóm và giao cho một người quản lý. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình phân chia theo địa dư khi cần tiến hành các hoạt động giống nhau ở các khu vực địa lý khác nhau.
- Ưu điểm
Chú ý đến nhu cầu thị trường và những vấn đề địa phương
Phát triển được thị trường địa phương một cách toàn diện
Có thể phối hợp giữa các bộ phận chức năng để tập trung hoạt động vào một thị trường cụ thể
Tận dụng tối đa nguồn lực tại các địa phương
Tìm hiểu được chi tiết các thông tin về thị trường đó
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên sẽ được thuận lợi hơn
- Nhược điểm
Khó duy trì hoạt động thực tế trên diện rộng của tổ chức một cách nhất quán
Đòi hỏi phải có nhiều cán bộ quản lý hơn
Công việc có thể trùng lặp
Việc ra quyết định và kiểm tra tập trung khó có thể thực hiện tốt
1.5.6 Mô hình tổ chức theo bộ phận khách hàng
Đặc điểm.
Những nhu cầu mang đặc trưng riêng của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ đã dẫn nhiều nhà cung ứng đến với sự phân chia bộ phận dựa trên cơ sở khách hàng. Ví dụ, một doanh nghiệp có thể có một chi nhánh bán hàng công nghiệp và một chi nhánh bán hàng tiêu dùng. Hình dưới đây minh họa một cách phân chia bộ phận điển hình theo khách hàng ở một công ty thương mại.
Tổng giám đốc
Phó TGĐ tài chính
Phó TGĐ kinh doanh
Phó TGĐ nhân sự
Giám đốc phân phối sản phẩm
Giám đốc nghiên cứu thị trường
Quản lý bán buôn
Quản lý bán lẻ
Quản lý giao dịch với cơ quan nhà nước
Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ phận theo khách hàng ở một
công ty thương mại
- Ưu điểm
Tạo ra sự hiểu biết khách hàng tốt hơn
Đảm bảo khả năng chắc chắn hơn là khi soạn thảo các quyết định khách hàng sẽ được dành vị trí nổi bật để xem xét
Tạo cho khách hàng cảm giác họ có những cung ứng đáng tin cậy
Tạo ra hiệu năng lớn hơng trong việc định hướng các nỗ lực phân phối
- Nhược điểm
Tranh giành quyển lực một cách phản hiệu quả
Thiếu sự chuyên môn hóa
Đôi khi không thích hợp với hoạt động nào khác ngoài marketing
Các nhóm khách hàng có thể không phải luôn xác định rõ ràng
1.5.7 Mô hình cơ cấu ma trận
Mô hình ma trận là sự kết hợp của hai hay nhiều mô hình tổ chức bộ phận khác nhau.Cách tổ chức theo ma trận mang lại triển vọng lớn cho nhiều tổ chức trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh với nhiều yếu tố bất định. Điểm mấu chốt làm cho cơ cấu ma trận phát huy được tác dụng là sự rõ ràng của mối quan hệ quyền hạn giữa các cán bộ quản lý và cơ chế phối hợp.
- Ưu điểm
Định hướng các hoạ động theo kết quả cuối cùng
Tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu
Kết hợp được năng lực của nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia
Tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường
- Nhược điểm
Hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất mệnh lệnh
Quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản lý có thể trùng lặp tạo ra các xung đột
Cơ cấu phức tạp và không bền vững
Có thể gây tốn kém
Tổng giám đốc
Phó TGĐ 1
Phó TGĐ 2
Phó TGĐ 3
Phó TGĐ 4
Trưởng phòng 1
Trưởng phòng 2
Trưởng phòng 3
Trưởng phòng 4
Đề án A
Đề án B
Đề án C
Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức theo ma trận
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIETRONICS ĐỐNG ĐA
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa
Tên tiếng anh: VIETTRONICS ĐỐNG ĐA JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: Viettronics Đống Đa
Trụ sở chính 56 Nguyễn Chí Thanh, Q Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại 04.344305
Fax 04.8359201
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty cổ phần Viettronics Đống Đa là Phòng Nghiên Cứu Điện Tử trực thuộc Bộ Cơ Khí và Luyện Kim ( tiền thân của công ty Điện Tử Đống Đa ngay nay), thành lập ngày 29 tháng 10 năm 1970
Ngày 30 tháng 4 năm 1982, chuyển đổi từ bao cấp sang tự hoạch toán, chở thành xí nghiệp sửa chữa và chế tạo các thiết bị điện tử công nghiệp, gọi tắt là Viettronics Đống Đa
Ngày 20 tháng 5 năm 1993, chuyển thành Công ty Điện Tử Đống Đa
Ngày 14 tháng 11 năm 1994, Sát nhập xí nghiệp sửa chữa và bảo hành điện tử dân dụng I ( SBI ) vào Công ty Điện Tử Đống Đa
Ngày 1 tháng 11 năm 2003, Sát nhập Công ty Điện Tử Công Trình (VNC) Với Công ty Điện tử Đống Đa
Ngày 13 tháng 7 năm 2006, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa
2.1.3 Hình thức và tư cách hoạt động
Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa được thành lập theo Quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, trêncơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
-Công ty Cổ phần Viettronics Đống Đa:
Thuộc sở hữu của các cổ đông;
Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng;
Có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ;
Hoạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm vè kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình
2.1.4 Mục tiêu, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Mục tiêu
Mục tiêu của Công ty là không ngường phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao, tạo điều kiện ổn định việc làm và nâng cao mức thu nhập cho người lao động trong công ty, tăng cổ tức cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.
- Phạm vi hoạt động sản xuất của công ty
Là một trong những doanh nghiệp lớn trực thuộc Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam, Công ty Đống Đa có chức năng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, thiết bị viễn thông và các thiết bị công nghệ cho sản xuất các sản phẩm điện tử, xuất nhập khẩu các thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, vật tư, các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh và các trang thiết bị y tế. Và các sản phẩm, dịch vụ khác...
- Các ngành nghê kinh doanh chính:Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp Nhà nước số: 108846, ngày 22/10/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp với các ngành, nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện, điện tử và các thiết bị công nghệ cho sản xuất các sản phẩm điện tử;
Xuất nhập khẩu trực tiếp các thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, vật tư, các sản phẩm điện và điện tử Sản xuất, sửa chữa, lắp ráp và kinh doanh (bao gồm làm cả đại lý) các sản phẩm điện dân dụng, điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, thiết bị kỹ thuật tin học và đồ chơi điện tử; Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tin học, thiết bị văn phòng Sản xuất, kinh doanh dịch vụ các thiết bị y tế Hoạt động các dịch vụ quảng cáo Kinh doanh dịch vụ hàng ăn uống, giải khát Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, lắp đặt các trang thiết bị cho các công trình xây dựng Xuất nhập khẩu các trang thiết bị và máy móc công nghiệp Sản xuất kinh doanh chất trợ nghiền xi măng cung cấp vật tư, phụ tùng cho các xi măng hoá chất mỏ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất và tiêu dùng Kinh doanh các loại mặt hàng kim loại và khoáng sản Kinh doanh các sản phẩm chế tạo từ cao su (băng tải, săm lốp, dây cu-roa) phục vụ công nghiệp và tiêu dùng Kinh doanh và lắp đặt các hệ thống thiết bị môi trường, thiết bị áp lực Dịch vụ viễn thông; Tư vấn và dịch vụ bảo trì, nâng cấp các thiết bị có sử dụng điện tử về đo lường và điều khiển tự động, thiết bị y tế và gia dụng, thiết bị văn phòng, tin học, thiết bị điện và điện lạnh, thiết bị năng hạ và chống cháy nổ Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện Tư vấn, giám sát xây dựng công trình điện có cấp điện áp đến 35KV Dịch vụ cho thuê nhà, kinh doanh văn phòng, cửa hàng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, thiết bị công nghệ Kinh doạnh sản xuất bất động sản.
2.1.5 Nguyên tắc tổ chức hoạt động
- Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, và tôn trọng pháp luật.
- Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông.
- Các cổ đông công ty cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào Công ty.
- Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng quản trị để quản lý Công ty, bầu Ban Kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh , quản trị, điều hành Công ty.
- Quản lý điều hành hoạt động của Công ty là Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.
2.2 Tình hình phát triển chung của Công ty cổ phần Viettronics
2.2.1 Các sản phẩm dịch vụ của Công ty trong những năm qua
- Sản phẩm điện và điện dân dụng
Năm 1988 – 2005: TV màu JVC, SANYO, SAMSUNG, DAEWOO, VIETTRONICS Các sản phẩm Audio: Tăng âm, loa nén, đài, loa cây, micro. Năm 1998 – 2005: Sản phẩm điện lạnh như: tủ lạnh, tủ bảo quản, điều hoà không khí, đầu đĩa VCD, DVD
- Sản phẩm điện tử công nghiệp
Sản xuất, lắp ráp, chế tạo hệ thống điều khiển tự động, tủ điều khiển, bảng điều khiển, tram biến áp, các công trình điện có cấp điện áp đến 35KV.
- Sản phẩm điện tử y tế
Năm 1995: Điện tử Đống Đa bắt đầu thiết kế và sản xuất các thiết bị y tế. Một dự án được thành lập bởi sự hợp tác giữa hai bên Bộ Y tế và Bộ Công nghiệp để sản xuất các thiết bị y tế thay thế cho hàng nhập khẩu. Các sản phẩm bao gồm: Nồi hấp tiệt trùng loại 75 L, hộp đựng dụng cụ tiệt trùng, máy lắc máu, tủ sấy tiệt trùng 32L, máy hút dịch. Những sản phẩm này đều trải qua kiểm nghiệm thực tế sử dụng tại các bệnh viện, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Năm 1999: Trúng thầu cung cấp hệ thống máy thở cho các bệnh viện tuyến Tỉnh toàn miền Bắc Việt Nam
Trúng thầu cung cấp hệ thống máy thở và máy thở cao cấp thuộc dự án nâng cấp cải tạo Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn I. Mang tên “ dự án hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn I”.
Năm 2001: Trúng thầu gói thầu tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới. Dự án thuộc Bộ y tế số 01/ICB - Equip - 10 cung cấp nồi hấp tiệt trùng loại 20L và hộp hấp tiệt trùng đường kính 240mm và hệ thống tiệt trùng đồng bộ trung tâm.
Trúng thầu gói thầu quốc tế do nguồn vốn EU tài trợ. Trị giá xấp xỉ 10 tỷ đồng VN cung cấp thiết bị y tế tiệt trùng và hệ thống hấp tiệt trùng đồng bộ trung tâm cho các bệnh viện tuyến Tỉnh và bệnh viện tuyến Huyện.
- Sản phẩm điện tử tin học.Máy vi tính, phần mềm điều khiển tự động
- Liên doanh
Năm 1993-2003: Hợp tác với Công ty Điện tử Daewoo- Hàn quốc, thành lập Công ty liên doanh TNHH nhựa Daewoo-Viettronics (gọi tắt là DVC), giấy phép kinh doanh số 523/GP ngày 29 tháng 1 năm 1993 Uỷ ban Hợp tác và Đầu tư Nhà Nước cấp.
Sản phẩm chính của công ty là các sản phẩm nhựa phục vụ cho các sản phẩm điện, điện tử cũng như các sản phẩm nhựa khác.
Năm 2003: Được phê duyệt các Dự án
- Chế tạo các Module, chương trình điều khiển thông minh phục vụ SX máy điện tim, máy siêu âm chẩn đoán dùng trong y tế với tổng số vốn đầu tư 71 tỷ, được Bộ Công nghiệp phê duyệt ngày 5/11/2003
- Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất thiết bị điện tử cho ngành y tế với tổng số vốn đầu tư 35 tỷ, được Tổng Công Điện tử và Tin học Việt Nam phê duyệt ngày 4/11/2003
- Đại lý
Năm 2000: Công ty Điện tử Đống Đa được làm đại diện độc quyền của các hãng lớn, có uy tín trên thị trường thế giới như tập đoàn Respironics - Mỹ (sản phẩm máy thở nhân tạo), hãng Pasamont Co.ltd Nhật Bản (sản phẩm giường cấp cứu cao cấp). Công ty cũng mở rộng sản xuất thêm nhiều chủng loại hàng như nồi hấp tiệt trùng 50L và 20L, tủ sấy 160L.
Công ty hợp tác liên doanh thương mại với các hãng cung cấp sản phẩm điện lạnh có uy tín lớn ngoài nước như: Toshiba, Mitsubishi, Sanyo.
2.2.2 Đặc điểm về doanh thu, chi phí của Công ty
- Doanh thu
Viettronics là Công ty cổ phần vừa trực tiếp sản xuất vừa hoạt động thương mại với 51,7% vốn Điều lệ thuộc sở hữu nhà nước.Do đó các nguồn thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng, chuyển giao công nghệ…..
- Chi phí
Chi phí là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Viettronics phân chi phí ra làm 2 loại chính:
+ Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ,…..như: chi phí nhân viên (lương, trích theo lương), chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng, khấu hao TSCĐ, chi phí quảng cáo, hoa hồng, đại lí, chi phí gắn liền với kho bảo quản,….
- Chi phí quản lí doanh nghiệp: là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng được cho bất kì hoạt động nào
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp gồm nhiều loại: chi phí quản lí quản trị kinh doanh, quản lí hành chính và chi phí chung khác. Khi phát sinh các chi phí này được tập hợp theo từng yếu tố như chi phí nguyên vật liệu; công cụ, dụng cụ; khấu hao TSCĐ; thuế phí, lệ phí; chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại); chi phí bằng tiền khác( chi phí hội nghị công viên, tiếp khách, đàp tạo cán bộ, báo chí,….).
2.2.3 Đặc điểm về lao động và tiền lương của Công ty
Là Công ty cổ phần do đó tình hình tiền lương của Công ty tuân thủ theo đúng Bộ luật Doanh nghịêp đã quy định cho Công ty Cổ phần.
Về tình hình lao động: Công ty đang dần dần hoàn thiện về số lượng cũng như chất lượng lao động của mình. Công ty không đơn thuần là sản xuất mà còn đang phấn đấu trên con đường thương mại, do vậy với đội ngũ lao động tương đối trẻ, nhiệt huyết với công việc đây là một tiềm năng để Công ty phát triển thế mạnh của mình. Thời gian lao động làm việc theo giờ hành chính, đối với công nhân làm ca Công ty có chế độ ưu đãi, bồi dưỡng hợp lí.
2.2.3.1 Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp
Quy mô và cơ cấu lao động của một tổ chức được quyết định tuỳ thuộc vào lượng thông tin cần thu thập, xử lý phục vụ cho việc ra quyết định. Cơ cấu lao động được coi là tối ưu khi lực luợng lao động đảm bảo đủ số lượng, ngành nghề, chất lượng, giới tính, lứa tuổi, đồng thời được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các cá nhân với nhau, bảo đảm mọi người đều có việc làm, mọi khâu, mọi bộ phận đều có người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị và trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
Biểu đồ nhân sự của công ty Cổ phần Điện tử Viettronics Đống Đa năm 2007
Trong 3 năm gần đây cơ cấu lao động trong Công ty Cổ phần Viettronics đã có sự biến đổi lớn khi Công ty chuyển thành Công ty cổ phần. Số lượng lao động giảm xuống đồng thời chất lượng lao động được nâng cao. Các bộ phận trong công ty đang dần dần được chuyên môn hoá, cơ cấu lao động đa dạng và đang thích ứng với sự chuyển mình từng bước của công ty.
Khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần số lượng lao động của Viettronics Đống Đa giảm xuống một cách đáng kể phù hợp hơn với tình hình hoạt động của công ty. Trước tình hình đó Công ty phải tổ chức lại bộ máy và giải quyết chế độ lao động dôi dư theo NĐ 41 của CP, đem lại quyền lợi chính đáng cho người lao động mà không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty. Cụ thể năm 2006
BẢNG : NHÂN LỰC CÔNG TY
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh tăng giảm2006/2005
So sánh tăng giảm 2007/2006
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Số lượng
Tỷ trọng(%)
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Tổng số lao động
300
250
220
-50
-17
-30
-12
Phân theo tính chất LĐ
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
165
135
55
45
130
120
52
48
100
120
45
55
-35
-15
-21
-11
-30
0
-23
0
Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
160
140
53
47
155
95
62
38
140
80
64
36
-5
-45
-3
-32
-15
-15
-10
-16
Phân theo trình độ
- ĐH và trên ĐH
- Cao đẳng và trung cấp
- PTTH và THCS
100
82
118
33
27
39
100
90
60
40
36
24
110
55
66
50
23
27
0
8
-58
0
10
-49
10
-35
6
10
-39
10
Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi
- Từ 35 đến 45 tuổi
-Từ 25 đến 35 tuổi
- Dưới 25 tuổi
76
112
82
30
25
37
27
11
35
70
95
50
14
28
38
20
20
40
110
50
9
18
50
23
-41
-42
13
20
-54
-38
16
67
-15
-30
15
0
-43
-43
16
0
có 250 lao động, số lao động giảm là 50 người, tương ứng với tỷ trọng là 17% so với năm 2005. Năm 2007 có 220 lao động, số lao động giảm là 30 người, tương đương tỉ trọng là 12%. Và trong những năm tới Công ty có kế hoạch sẽ giữ ổn định số lượng lao động như hiện nay, dần dần hoàn thiện hơn cơ cấu lao động của mình.
2.2.3.2 Tổng quỹ lương của Công ty
Tổng quỹ tiền lương của Công ty là toàn bộ tiền lương của Công ty trả cho tất cả các loại lao động thuộc Công ty quản lý và sử dụng
Tổng quỹ tiền lương của Công ty bao gồm: tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm,…….); tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ việc hoặc đi học (hội họp, học tập, nghỉ lễ, nghỉ tết, phép,…..); các loại tiền thưởng trong kinh doanh - sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp trách nhiệm, làm thêm giờ, phụ cấp khu vực,….)
Các khoản trích theo luơng của Công ty:
Quỹ BHXH: là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹ trong các trường hợp họ bị mất khẳ năng như: ốm đau, thai sản, hưư trí mất sức. Được trích 15% trên tổng quỹ lương của những người tham gia đóng BHXH tính vào chi phí có liên quan, trong đó 10% để chi cho chế độ hưu trí, 5% còn lại chi cho chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,….Người lao động phái đóng góp 5% lương hàng tháng để chi cho chế độ hưu trí. Như vậy tỷ lệ trích BHXH là 20%.
Quỹ BHYT: quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương của người lao động. Tỷ lệ trích BHYT theo quy định là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh liên quan đến Công ty chịu, 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động.
Kinh phí công đoàn: được trích hàng tháng tính vào chi phí có liên quan theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương thực tế phát sinh. Trong đó 1% nộp cho công đoàn cấp trên, còn 1% để lại chi cho hoạt động công đoàn cơ sở.
2.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
2.3.1 - Số cấp quản lý của doanh nghiệp
Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ
- Văn phòng công ty
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng kế hoạch - Xuất nhập khẩu (Planing & Procurement Dept)
- Trung tâm giải pháp nhà máy (Viettronics Pant Soution Center)
- Trung tâm Viettronics công nghệ (Viettronics Industry Center)
- Trung tâm kinh doanh (Viettronics Trade Center)
Các đơn vị trực thuộc
- Các đơn vị trực thuộc:
+ Công ty điện tử y tế MEDIA
+ Công ty đầu tư phát triển VNC
Trung tâm dịch vụ uỷ quyền APC Mỹ-VCASC
Xí nghiệp xây dựng VNC
Xí nghiệp tư vấn VNC Thanh Hoá
+ Xí nghiệp xây lắp cơ - điện tử
+ Trung tâm công nghệ Viêttronics
+ Trung tâm kinh doanh
Hệ thống các cửa hàng trực thuộc
Trung tâm bảo hành Viêttronics Đống Đa
+ Chi nhánh Công ty Viêttronics Đống Đa tại thành phố Hồ Chí Minh
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, mối quan hệ giữa các phòng, ban và những đơn vị trực thuộc với công ty chính, do Giám đốc công ty cổ phần Viêttronics Đống Đa quy định, phân bổ.
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Tại Công ty cổ phần Viettronics Đống đa, bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến.
- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan đỉnh cao nhất của Công ty cổ phần, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường. Thành phần tham dự Đại hội đồng cổ đông là những cổ đông sở hữu hoặc đại diện sở hữu số cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết từ 0.3% Vốn điều lệ trở lên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 Điều lệ Công ty.
- Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh, quản trị điều hành của công ty.
Ban kiểm soát gồm 03 thành viên. Thành viên Ban kiểm soát do hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp, bỏ phiế kín. Các thành viên ban Kiểm soát họp bầu 01 người trong số họ làm Trưởng Ban Kiểm Soát.
- Giám đốc Công ty: Phụ trách chung các hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước HĐQT và Đại hội đồng cổ đông về các hoạt động của Công ty. Phân công điều hành và uỷ quyền cho các Phó Giám đốc, các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất – kinh doanh trong quá trình thực hiện điều hành Công
ty trong phạm vi quy định trong Quy chế này. Trực tiếp phụ trách sản xuất – kinh doanh các sản phẩm trang thiết bị y tế.
- Tổ chức Đảng và các cơ quan đoàn thể: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công ty hoạt động trong khuân khổ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong Công ty hoạt động trong khuân khổ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của các tổ chức đó.
Công ty có nghĩa vụ tôn trọng, toạ điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập và tham gia hoạt động trong các tổ chức trên.
Trung tâm CN Viettronics
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
Lưu Hoàng Long
BAN KIỂM
SOÁT
Tổ chức Đảng và các cơ quan đoàn thể
P.GIÁM ĐỐC
TT và Nội chính
P.GIÁM ĐỐC
Phụ trách Công nghiệp
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
Văn phòng
Công ty
Phòng tài chính
kế toán
Công ty điện tử
y tế MEDDA
Công ty đầu tư phát triển VNC
Xí nghiệp
cơ – điện tử
Trung tâm KD Viettronics
Xí nghiệp xây dụng VNC
Trung tâm
VCASC
Mô hình 7: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
-Phó giám đốc phụ trách thanh tra và nội chính:
Phụ trách các công tác:
Công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ và các vấn đề liên quan
Quan hệ công chúng, báo chí
Công tác bảo đảm an ninh trật tự Công ty, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy, quân sự địa phương
Chủ tịch các Hội đồng tư vấn cho Giám đốc liên quan đến các vấn đề được phân công và được uỷ quyền thể hiện cụ thể trong các Quyết định thành lập Hội đồng
Chủ trì các công việc có tính chất bàn giao nội bộ (trừ việc bàn giao các nguồn lực)
Đại diện (thường trực) cho Công ty liên quan đến:
Hoạt động thanh tra, kiểm tra theo pháp luật hiện hành;
Hoạt động xác minh, thu thập tài liệu của cơ quan bảo vệ pháp luật.
Hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích của Công ty trước pháp luật.
Các hoạt động khác có liên quan.
- Phó giám đốc phụ trách công nghệ: Có trách nhiệm giúp việc cho Giám
đốc về mặt công nghệ, kỹ thuật của Công ty.
- Phó giám đốc phụ trách Công nghiệp
Phụ trách các công tác:
Sản xuất thiết bị và dịch vụ trong toàn Công ty
Kinh doanh thiết bị và dịch vụ trong toàn Công ty. Tuy nhiên phải tuân theo quy định trong Quy chế tài chính và Quy định về hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty
Phối hợp với Giám đốc Công ty trong công tác nghiên cứu – phát triển các sản phẩm mới, cải tiến các thiết kế và quy trình sản xuất sản phẩm hiện có
Phê duyệt các kế hoạch đào tạo nhân lực, hợp tác quốc tế.
Phụ trách đơn vị:
Phụ trách trực tiếp các đơn vị sản xuất – kinh doanh trong toàn Công ty
Phụ trách việc kinh doanh của các đơn vị khác, kể cả các Công ty thành viên, thông qua uỷ quyền của Giám đốc Công ty.
- Văn phòng: Văn phòng là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp thực hiện các công việc sau:
Hành chính, quản trị; Văn thư, lưu trữ; Lưu giữ hồ sơ cá nhân, cập nhật thông tin trong hồ sơ cá nhân, quản lý sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong Công ty; Công tác quản lý chất lượng; Bảo vệ; Thanh tra, pháp chế, kiểm soát nội bộ; Tổ chức, nhân sự, đào tạo; An toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt; Dân quân tự vệ, quân sự địa phương
Quản lý, khai thác, sửa chữa và bảo dưỡng tài sản cố định và công cụ lao động. Riêng các thiết bị do các đơn vị SX-KD được giao trực tiếp sử dụng, khai thác, Văn phòng có nhiệm vụ theo dõi, định kỳ kiểm tra đánh giá tình trạng theo quy định, báo cáo Giám đốc
Mua sắm các loại văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, vật dụng khác phục vụ cho Ban Giám đốc, các phòng ban chức năng và cho nhu cầu chung của Công ty; các đơn vị SX-KD trực tiếp có thể thông qua Văn phòng để thực hiện mua sắm khi có nhu cầu.
Quản lý sổ cổ đông của Công ty và các hồ sơ liên quan
Các công việc khác do Giám đốc quy định.
- Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp thực hiện các công việc sau:
Công tác lập kế hoạch và giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch
Quản lý các hoạt động đăng ký và xin cấp Giấy phép kinh doanh
Công tác quản lý xuất nhập khẩu
Công tác quản lý đấu thầu
Công tác quản lý kho vật tư, nguyên liệu phục vụ SX-KD. Cho phép uỷ quyền quản lý vật tư, nguyên liệu phục vụ SX-KD tới các đơn vị SX-KD trực tiếp nếu có sự thoả thuận của các đơn vị này. Việc uỷ quyền này do Giám đốc Công ty duyệt
Đầu mối quản lý, lưu giữ các hợp đồng SX-KD của Công ty trong quá trình thực hiện. Chuyển lưu tài liệu sang Văn phòng sau khi kết thúc toàn bộ các công việc kinh doanh liên quan theo đúng chế độ lưu trữ quy định
Đầu mối xây dựng và quản lý các cơ s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QL01.doc