Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 5

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ 5

1. Khái niệm đầu tư 5

2. Phân loại các hoạt động đầu tư 6

3. Vai trò của đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. 8

II. CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 8

1. Khái niệm và phân loại công nghệ 8

2. Vai trò của công nghệ trong sự phát triển kinh tế xã hội 13

3. Các hướng phát triển công nghệ. 17

III. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 22

1. Khái niệm và các điều kiện đổi mới công nghệ. 22

2. Các hình thức đổi mới công nghệ 24

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ 26

IV. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI 30

1. Khái niệm 30

2. Xu hướng đầu tư đổi mới công nghệ trên thế giới 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM 32

I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA 32

1. Tình hình đầu tư đổi mới công nghệ 32

2. Các nguồn đầu tư đổi mới công nghệ .35

3. Các nhân tố cản trợ quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp 44

4. Đánh giá chung về thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ. 46

II. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA 51

1. Chủ trương đường lối của Đảng 51

2. Các cơ chế, chính sách đã ban hành và thực hiện 53

III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐÃ BAN HÀNH 57

1. Chính sách đầu tư .57

2. Chính sách thuế và tài chính doanh nghiệp . 60

3. Chính sách tín dụng . .61

4. cơ chế tổ chức nghiên cứu và triển khai .61

5. chính sách phát triển nguồn nhân lực .61

CHƯƠNG III: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 62

I. MỤC TIÊU VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 62

1. Những quan điểm cơ bản. 62

2. Mục tiêu và phương hướng đầu tư đổi mới công nghệ vào thời gian tới . .63

II. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 68

1. Nhóm các cơ chế chính sách kinh tế- xã hội 68

2. Nhóm cơ chế chính sách và giải pháp xây dựng và phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam 73

3. Các chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ . .76

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC I 86

 

doc94 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn (chủ yếu là các tổng công ty 90, 91) có cơ sở hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ. Theo một vài nghiên cứu gần đây, đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ tập trung ở các tổng công ty nhà nước và cũng chỉ mới dừng lại ở mức khoản 0,25% doanh thu, quá thấp so với tỷ trọng 5 -10% của doanh nghiệp tại các nước phát triển. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân hầu như chưa tham gia hoạt động nghiên cứu và triển khai. Trong 3 giai đoạn của phát triển công nghệ là tiếp thu công nghệ, làm chủ công nghệ và sáng tạo công nghệ, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới dừng lại ở giai đoạn tiếp thu công nghệ một cách thụ động thông qua nhập khẩu máy móc và thiết bị. Trong công nghệ nhập khẩu, tỷ trọng giá trị phần mềm công nghệ chiếm khoảng 17% tổng giá trị nhập khẩu, còn lại chủ yếu là phần cứng máy móc, thiết bị. Việc hình thành một chiến lược dài hạn tiến tới sáng tạo công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam chưa được hình thành, thậm chí trong ý tưởng. Mức độ ứng dụng công nghệ sản xuất trong nước cũng vẫn hết sức hạn chế. a. Đối với doanh nghiệp nhà nước Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn chưa khuyến khích thoả đáng người lao động phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất lao động và đổi mới công nghệ. Cơ chế vận hành vẫn còn nuôi dưỡng những giám đốc chưa thực sự năng động, dám nghĩ, dám làm và kể cả kể cả những người không nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của đổi mới công nghệ với sự sống còn của doanh nghiệp trong tương lai. Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang gò bó các giám đốc trong quá trình quyết định đầu tư, kể cả đầu tư đổi mới công nghệ. Trong khi đó, thủ tục thẩm định các dự án đầu tư đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp Nhà nước kéo dài kiểu doanh nghiệp không mấy hào hứng trong đổi mới công nghê. Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp có chiến lược đầu tư dài hạn, phần nào hạn chế đầu tư đổi m ới công nghệ trong doanh nghiệp bởi hai lý do: Thứ nhất, cơ chế hiện hành lấy tình hình lỗ, lãi hàng năm của doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả khiến doanh nghiệp ngại áp dụng một chiến lược đầu tư dài hạn, trong đó có đổi mới công nghệ. Thứ hai, cơ chế tuyến và bổ nhiệm giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hiện hành chưa đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khó có thể xây dựng một chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp Nhà nước qua các nhiệm kỳ giám đốc khác nhau. Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước và môi trường hoạt động chưa tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, các cách doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chậm. Doanh nghiệp Nhà nước còn có tư tưởng dựa vào Nhà nước, chưa năng động, chưa thấy sự cần thiết phải đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ mà chỉ tìm kiếm những cơ hội để có được lợi nhuận ngắn hạn trong khi là ra chính doanh nghiệp phải là chủ thể quyết định đầu tư cho đổi mới công nghệ10 .Bởi vì đầu tư đổi mới công nghệ thường thu hồi vốn lâu và đòi hỏi thực hiện trong 1 thời gian nhât định . Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức hết những thách thức đặt ra đối với họ trong bối cảnh hội nhập và thực hiện cam kết quốc tế. Thực trạng này là hệ quả của hàng loạt cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách thương mại bảo hộ bất hợp lý tạo nên tính ỷ lại của doanh nghiệp, giảm áp lực đối với đổi mới công nghệ; môi trường kinh doanh chưa bìnhđẳng giữa các thành phần kinh tế; cơ chế bao cấp, những đặc quyền do các doanh nghiệp Nhà nước và sự bất ổn định trong cơ chế chính sách. b. Khu vực doanh nghiệp tư nhân Khác với khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực doanh nghiệp tư nhân có động cơ thúc đẩy đầu tư đổimới công nghệ mạnh mẽ hơn, không vướng phải những yếu tố cản trở về cơ chế quản lý như đã nêu trên của doanh nghiệp Nhà nước, nhưng hầu hết trong số họ đều thiếu vốn kinh doanh, tiềm lực về cơ sở vật chất và nguồn vốn con người rất hạn chế. Trong khi đó, thị trường vốn của Việt Nam đang còn kém phát triển các kênh cấp vốn đầu tư đổi mới công nghệ hiện hành còn quá ít, lại thêm nhiều điều kiện, thủ tục rườm ra, chưa phù hợp với đặc thù khó đánh giá khả năng thành công của các dự án đầu tư đổi mới cộng nghệ. Điều này đã làm cho khu vực tư nhân khó có khả năng bỏ vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Trong khi đó, những cơ chế, chính sách, công cụ khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ hiện hành mới chỉ hướng tới các doanh nghiệp Nhà nước mà chỉ tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhana, doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận. Theo kết quả khảo sát về "đổi mới công nghệ" của Viện nghiên cứu QLKTTW tiến hành trên 100 doanh nghiệp kết quả cho thấy 81% số doanh nghiệp được phỏng vấn tiến hành đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu khách quan nảy sinh trong quá trình sản xuất. Trong ki đó, chỉ có 1% các doanh nghiệp có ý tưởng đổi mới xuất phát từ các trung tâm thông tin công nghệ, tạp chí hay sách báo chuyên ngành. Bảng 4: Nguồn gốc ý tưởng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Nguồn gốc ý tưởng đổi mới Số doanh nghiệp Tỷ lệ trong tổng số tiến hành ĐMCN Nảy sinh trong quá trình sản xuất 82 83 % Do khách hàng yêu cầu/gợi ý 52 53 % Học tập các doanh nghiệp khác 50 51 % Do cán bộ đi học tập về đề xuất 33 33 % Gợi ý của nhà cung cấp 21 21 % Trung tâm thông tin công nghệ, tạp chí, sách báo chuyên ngành 16 16 % Hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo 31 31 % Các nguồn khác 0 0 % Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM - 2005 Điều này phản ánh thực tế hiện nay, các doanh nghiệp càng ít chủ động trong việc đề ra kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ một cách dài hơn mà chủ yếu thụ động tiến hành đổi mới nhằm đáp ứng các yêu cầu nảy sinh trong quá trình sản xuất. Việc đổi mới công nghệ phần nhiều vẫn "chạy theo" để đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản phẩm hơn là định hướng "đón trước" nhu cầu của thị trường. Theo khảo sát, được biết, ít có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng một trong số các phương thức để tiến hành đổi mới công nghệ mà thường kết hợp giữa một vài phương thức để có kết quả như mong muốn. Trong đó, tự tổ chức nghiên cứu triển khai thường đi kèm với việc mua công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng và vận hành công nghệ. Bảng 5: Phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Phương thức Tỷ lệ DN tiến hành Tự tổ chức NC & trong trong nội bộ DN 39 % Hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước 31 % Hợp tác với các cơ quan khoa học nước ngoài 8 % Bắt chước, thiết kế lại mẫu 52 % Mua nguyên liệu từ nguồn trong nước 22 % Mua nguyên liệu từ nguồn nước ngoài 56 % Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước 18 % Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài 23 % Thuê tư vấn trong nước 5 % Thuê tư vấn nước ngoài 13 % Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM – 2005 Kết quả này cho thấy phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để ĐMCN vẫn phân nhiều mang tính khép kín, sự liên doanh liên kết với bên ngoài đã có nhưng còn ít. Hiện nay phương thức được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất để tiến hành đổi mới công nghệ là mua công nghệ từ nước ngoài (56%) và bắt chước thiết kế lại theo mẫu (52%). c. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong những năm qua khu vực nà vào Việt Nam không chỉ mang theo vốn mà còn chuyển giao cả công nghệ và vùng này quản lý, đòng thời cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước ứng dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến để duy trì thị phần của mình trên thị trường ước tính đến năm 2002 cả nước có khoảng 200 hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó khoảng 90% số hợp đồng là của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài11 .Báo đầu tư , số 26/12/2002, tr14 . Tuy nhiên, so với tiềm năng của khu vực này, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có cơ chế thích hợp để thu hút hết tiềm năng đầu tư đổi mới công nghệ và tận dụng tối đa chuyển giao từ khu vực này, nhất là trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia quy mô lớn với tiềm lực to lớn về khoa học công nghệ. Trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, hiện nay chỉ có khoảng 80 công ty có mặt ở Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài mới chủ yếu tập trung khai thác lao động trước, nguồn tài nguyên và thị trường trong nước mà ít đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại. Bên cạnh đó chúng ta chưa thành công trong tiếp nhận và thúc đẩy chuyển giao công nghệ của các dự án đầu tư nước ngoài đang thực hiện ở Việt Nam. Một số yếu tố chủ yếu hạn chế quá trình này như: Trong các liên doanh, phía đối tác Việt Nam chưa chủ động hoặc chưa đủ khả năng tiếp nhận công nghệ chuyển giao, trình độ lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế: mối liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất yếu, đặc biệt là mối liên kết bạn hàng. Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua vẫn nặng về chạy theo số lượng, chưa quan tâm đầy đủ đến chất lượng và yêu cầu chuyển giao công nghệ. Bảng 6: Năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Phân loại năng lực Điểm số Năng lực vận hành công nghệ 3,6 Năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ 3,4 Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ 2,9 Năng lực đổi mới công nghệ 2,6 Chú thích: Điểm số 1 ứng với kém; 2 - Trung bình; 3 - Khá; 4 - tốt; 5 - rất tốt Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM – 2005 2.3. Các nguồn đầu tư khác Ngoài các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ doanh nghiệp và từ ngân sách nhà nước, còn có các nguồn vốn ngoài xã hội khác như từ cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước và các tổ chức khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay, các nguồn đầu tư này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư. Nguyên nhân chính là do các kênh huy động và hỗ trợ vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ chưa được khai thông và đa dạng hoá. Kênh tín dụng cho đầu tư đổi mới công nghệ hầu như chưa được hình thành. Trong khi đó, nhiều kênh huy động khác nhau vẫn chưa được thực thi ở Việt Nam. Trong các nguồn vốn trên, gần đây, chỉ có nguồn đầu tư từ các tổ chức nghiên cứu và triển khai đã bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Với chủ trương chính sách của Nhà nước cho phép các tổ chức nghiên cứu và triển khai được thực hiện sản xuất kinh doanh, nhiều tổ chức đã được trực tiếp tham gia vào quá trình ứng dụng những kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ của mình để tạo nên những sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Cho tới nay đã có hơn 300 trung tâm, đơn vị sản xuất được các tổ chức nghiên cứu và triển khai thành lập để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh. Các tổ chức nghiên cứu cũng tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp và cá nhân khác để cùng đầu tư, điển hình nhất là viện nghiên cứu với nhiều công ty con và công ty vệ tinh. Tuy nhiên, tiềm năng đầu tư đổi mới công nghệ và tham gia các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai vẫn còn bị hạn chế một phần do cơ chế quản lý hiện hành. Cơ chế tổ chức và quản lý đối với các viện nghiên cứu và các cán bộ khoa học công nghệ còn gò bó theo cơ chế hành chính bao cấp làm cho bản thân các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các trường đại học, chưa bị thúc đẩy phải kết dính với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biến những kết quả nghiên cứu có triển vọng thành các sản phẩm công nghệ để có thể áp dụng rộng rãi trog sản xuất kinh doanh. Sự phối hợp trong nghiên cứu và đầu tư đổi mới công nghệ của các viện, trường, và doanh nghiệp còn rời rạc chưa có cơ chế hữu hiệu, khuyến khích các viện, nhà khoa học chuyển các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm công nghệ. Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước và của doanh nghiệp, các nguồn vốn khác ngoài xã hội như của cá nhân, của các nhà đầu tư chưa được chú trọng huy động các kênh huy động và hỗ trợ vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ chưa được khơi thông và đa dạng hoá. 3. Các nhân tố cản trợ quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Mặc dù số lượng doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ trong thời gian qua chiếm tỷ lệ cao, nhưng các hoạt động này chủ yếu được thực hiện ở quy mô nhỏ, nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện đổi mới công nghệ với quy mô lớn, triệt để nhưng lại gặp phải những khó khăn, cản trở từ bên trong như bên ngoài doanh nghiệp trong đó, các nhân tố cản trở chính bao gồm: - Thiếu vốn: Đây là nhân tố tác động cản trở lớn nhất đối với quá trình đổi mới của các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực sự gặp khó khăn về vốn và huy động vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư đổi mới công nghệ. Trong khi đó, thị trường vốn trung và dài hạn trong nước lại chưa phát triển, chưa có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp. Một số quy định hiện hành trong việc cho vay vốn lại bất cập hoặc đòi hỏi lãi suất vay quá cao, nên không khả thi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. - Thiếu thông tin công nghệ và thông tin thị trường. Đây là hai nhân tố cản trở quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. Hạn chế này một phần cũng do các doanh nghiệp chưa đầu tư thích đáng và có hệ thống cho công tác nghiên cứu thị trường sản phẩm mới công nghệ mới, mặt khác cũng do các công cụ hỗ trợ của Nhà nước về th ông tin chưa được thực sự hoạt động có hiệu quả cản trợ do thiếu thông tin về công nghệ ở đây bao gồm cả những bất cập trong mua sắm trang thiết bị không phù hợp với trình độ công nghệ hiện có ở một số doanh nghiệp. - Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết. Trình độ đội ngũ cán bọ công nhân kỹ thuật của các doanh nghiệp hiện mới chỉ hạn chế ở năng lực tiếp thu và vận hành công nghệ một cách thụ động. Trong khi đó, năng lực lựa chọn công nghệ, năng lực làm chủ công nghệ kèm theo một số cải tiến nhỏ và năng lực đổi mới công nghệ còn rất yếu kém. - Thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ bên ngoài. do chưa có một thị trường khoa học công nghệ hoàn chỉnh nên mặc dù đã có cung từ phái các nhà tổ chức nghiên cứu KH&CN trong nước và đượcầu tư phía các doanh nghiệp về các sản phẩm công nghệ nhưng "người bán" và "người mua" chưa có nơi gặp gỡ để trao đổi, mua bán, các dịch vụ chuyên môn như tiếp thị, nghiên cứu thị trường, môi giới giữa bên mua và bên bán còn thiếu và chưa được chú trọng phát triển. - Quy trình xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ phức tạp và kéo dài như đã phân tích ở trên, do các chính sách văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến các ưu đãi cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư ĐMCN. Thiếu tính đầy đủ và rõ ràng, đồng thời, do thái độ làm việc tiêu cực một số cán bộ chức năng nên quy định xin hỗ trợ cho đổi mới công nghệ hiện rất tốn thời gian của doanh nghiệp. Trong khi đó, những ưu đãi này lại chưa thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp. - Sợ các rủi ro khi đầu tư. Quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều ruủi ro như thời gian hoàn vốn dài, đổi mới bị sao chép do vấn đề bảo hộ quyền sở hữu chưa được thực hiện nghiêm ngặt. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bị cản trở bởi tâm lý này khi quyết định tiến hành ĐMCN. - Một số nhân tố khác như việc thực thi chưa nghiêm túc các quy định pháp luật liên quan đến giám định công nghệ, về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, hay sợ đổi mới phát triển mặt với tình trạng lao động dư thừa…cũng đang cản trở quá trình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tuy nhiên, mức độ cản trở ít hơn. 4. Đánh giá chung về thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ. Từ thực trạng trên cho thấy, thời gian qua, nước ta đã có những chuyển biến tích cực nhất định về đổi mới công nghệ. Đầu tư đổi mới công nghệ đã có dấu hiệu qua tăng và mang lại một số kết quả trong một số ngành, lĩnh vực. Doanh nghiệp và xã hội ngày càng tham gia tích cực hơn vào quá trình đổi mới công nghệ. Các viện nghiên cứu đã bắt đầu năng động hơn trong đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ của nhiều ngành còn lạc hậu so với các nước trong khu vực; đầu tư đối mới công nghệ ở nước ta còn thấp so với nhu cầu phát triển và so với trình độ quốc tế, việc đổi mới công nghệ đã trở thành đòi hỏi sống còn của nhiều doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp còn thấp, chưa liên tục và chưa hướng tới mục tiêu sáng tạo công nghệ trong dài hạn. Đầu tư đổi mới công nghệ mới chủ yếu từ nguồn của Nhà nước trong khi cơ chế sử dụng nguồn đầu tư này vẫn còn nhiều bất cập. Các nguồn lực khác của xã hội chưa được huy động để đầu tư đổi mới công nghệ và thúc đẩy ứng dụng công nghệ. 4.1. Nguyên nhân của những tiến bộ Những tiến bộ v đổi mới công nghệ trong thời gian vừa qua chủ yếu là kết quả của hơn 17 năm đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường mở cửa, hội nhapạ với thế giới và khu vực. Sự gia tăng mức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường mở cửa đã tạo ra động lực và sức ép để doanh nghiệp tích cực đầu tư đổi mới mức công nghệ. Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vừa chịu nhiều sức ép cạnh tranh hơn vừa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ điều kiện hơn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ. Cũng với chính sách mở cửa nền kinh tế và tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ tiên tiến đã được đưa vào Việt Nam. Hiện tại, hầu hết công nghệ tiên tiến mà các doanh nghiệp có được đều qua con đường nhập khẩu hoặc qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam không chỉ mang theo vốn mà còn chuyển ngiao cả công nghệ và kỹ năng quản lý, đồng thời cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước ứng dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến để duy trì thị phần của mình trên thị trường. Đổi mới khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chú, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiến bộ trong đổi mới công nghệ trong thời gian qua cùng một phần nhờ vào những tác động nhất định của đầu tư Nhà nước cho KH&CN chính sách đầu tư vào một số lĩnh vực đã đem lại chuyển biến rõ rệt như công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức nghiên cứu và triển khai theo hướng xã hội hoá hoạt động KH&CN, nới rộng hàng lang hoạt động cho các tổ chức này cũng đã góp phần gắn kết hơn hoạt động nghiên cứu với sản xuất kinh doanh và thực tế cuộc sống. Vốn huy động do KH&CN từ các nguồn hợp đồng với khu vực sản xuất kinh doanh tín dụng ngân hàng, tài trợ quốc tế và các nguồn khác, tăng đáng kể nhờ chính sách dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho KH&CN đã cải tiến một bước việc cấp phát kinh phí đến các nhà khoa học theo hướng giảm bớt các khâu trung gian. Nhờ có sự quan tâm của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, hoạt động tích cực của các tổ chức KH&CN, các tỏo chức khuyến nông, lâm ngư và công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi về tác động của KH&CN đến sản xuất và đời sống, nhận thức và khả năng tiếp thu, ứng dụng, đổi mới công nghệ của người dân trong thời gian qua tăng lên rõ rệt. Đổi mới công nghệ ngày càng được xã hội hoá trên phạm vi cả nước. 4.2. Nguyên nhân của những tồn tại a. Nguyên nhân khách quan Nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế với trình độ và tiềm lực phát triển kinh tế còn thấp. Đặc biệt chung của các ngành và doanh nghiệp hiện nay là; vốn ít, quy mô sản xuất nhỏ và manh mún, trình độ chuyên môn hoá chưa cao, phần lớn các ngành tập trung sử dụng nhiều lao động, trình độ lao động còn hạn chế. Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn thông, dầu khí, bằng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta lạc hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân só và nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp, các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít. Đặc biệt,trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế cả về nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực để đầu tư đổi mới công nghệ. Những đặc điểm đó chưa thể đòi hỏi trong giai đoạn này đầu tư đổi mới công nghệ của nước ta có sự phát triển mạnh mẽ ngang bằng so với các nước ta ở trình độ phát triển cao trên thế giới. Những công nghệ trong nước sản xuất được còn hạn chế, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường công nghệ của chúng ta có được chủ yếu vẫn phải thông qua việc chuyển giao công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. b. Nguyên nhân chủ quan · Thị trường KH&CN chưa phát triển. Thị trường KH&CN mới phát triển mạnh như ở Việt Nam do đó chưa tạo được một kênh thúc đẩy doanh nghiệp năng động và có điều kiện thuận lợi để dầu tư đổi mới công nghệ. Một mặt, quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập, họ không muốn hoặc không thể đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và do đó có thể chuyển giao rộng rãi công nghệ do mình nghiên cứu ra cho nhiều doanh nghiệp. Bản thân những nguồn tiềm năng cung cấp công nghệ cũng chưa được phát huy dẫn đến nguồn công nghệ trong nước có giá cả phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, các hệ thống dịch vụ công nghệ như hệ thống thông tin, môi giới công nghệ, thẩm định công nghệ.v.v…chưa phát triển dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình. · Môi trường kinh tế vĩ mô chưa tạo áp lực và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ. Cơ chế quản lý và một số chính sách kinh tế vĩ mô hiện hành chưa tạo dựng được môi trường kinh doanh cạnh tranh thực sự để tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ. Hiện nay, đầu tư đổi mới công nghệ chưa phải là bước phát triển tất yếu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chú trọng nhiều vào lợi ích ngắn hạn hơn là có chiến lược kinh doanh dài hạn. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn có tư tưởng dựa vào Nhà nước, chưa năng động,chưa thấy rõ sự cần thiết phải đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ mới chỉ tìm kiếm những cơ hội để có được lợi nhuận ngắn hạn trong ki lẽ ra chính doanh nghiệp p hải là chủ thể quyết định đầu tư cho đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức hết những thách thức đặt ra đổi mới họ trong bối cảnh hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Thực trạng này là hệ quả của hàng loạt cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách thương mại bảo hộ bất hợp lý tạo nên tính ỷ lại của doanh nghiệp, giảm áp lực đổi mới công nghệ môi trường kinh doanh chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; cơ chế bao cấp, những đặc quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước và sự bất ổn định trong cơ chế, chính sách. Thực tế đã cho thấy, chỉ có môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh mới tạo ra động lực cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có chính sách thích hợp để thu hút đầu tư đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. · Năng lực của các cơ quan tham mưu quản KH&CN các cấp còn yếu kém. Cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp ăn sâu và tiềm thức và thói quen của không ít cán nbộ KH&CN và quản lý công nghệ đã tạo ra sức ý không dễ khắc phục trong cơ chế mới, không đáp ứng được yêu cầu về dổi mới quản lý công nghệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước đổi mới những hoạt động KH&CN mà nhà nước cần đầu tư phát triển như: các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, ưu tiên, nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển; nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu tính công ích.v.v…cũng chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các hoạt động KH&CN cần và có thể vận dung cơ chế thị trường, như nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN. Quản lý nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN chưa được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ chức KH&CN còn mang nặng tính hành chính. · Các điều kiện tiền đề khác để hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ chưa được đảm bảo đầy đủ. Để thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, các điều kiện cần thiết khác như thị trường vốn và nguồn nhân lực công nghệ phải được bảo đảm và phát triển ở nước nhất định. Tuy nhiên, các điều kiện này ở nước ta đều còn đang ở mức phát triển thấp. Thị trường vốn của Việt Nam còn kém phát triển, các kênh cấp vốn đầu tư đổi mới công nghệ hiện hành còn quá ít, lại thêm nhiều điều kiện, thủ tục rườm ra, chưa phù hợp với đặc thù khó đánh giá khả năng thành công của các dự án đầu tư đổi mới công nghệ chất lượng nguồn nhân lực, lao động; lao động có kỹ năng và trình độ cao vừa thiếu, vừa yếu, lại phân bổ không hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010.DOC
Tài liệu liên quan