Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp

MỤC LỤC

Nội dung Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1. TÀI SẢN CÔNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 6

1. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 6

1.1. Khái niệm tài sản công 6

1.2. Phân loại tài sản công 8

1.3. Đơn vị sự nghiệp và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 10

1.3.1 Đơn vị sự nghiệp 10

1.3.2 Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp 11

1.3.3 Đặc điểm tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 11

1.3.4 Vai trò tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 12

2. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 14

2.1. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 14

2.2. Chức năng, tác dụng của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 15

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 17

3. Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước và kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam 19

3.1. Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước 19

3.2. Kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam 25

CHƯƠNG 2-THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 28

1. Hiện trạng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 28

1.1. Hiện trạng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 28

1.2. Thực trang sử dụng và kết quả trong sử dụng tài sản công tai các đơn vị sự nghiệp 30

2. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay 35

2.1. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài sản công tạ các đơn vị sự nghiệp từ 1998 đến nay 35

2.2. Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản 38

2.3. Quy định trong quản lý sử dụng tài sản 39

3. Một số nhận xét đánh giá về cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 40

3.1. Những kết quả đạt được 40

3.2. Một số hạn chế trong cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 44

3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại 46

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 49

1. Phương hướng và yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 49

1.1. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 49

1.2. Yêu cầu nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 51

2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 53

2.1. Đa dạng hóa hình thức sở hữu và sử dụng tài sản công hiện có tại các đơn vị sự nghiệp phù hợp với chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp 53

2.2. Mở rộng các phương thức trang cấp và nguồn vốn đầu tư, mua sắm tài sản cho các đơn vị hành chính sự nghiệp 55

2.3. Hoàn thiện, bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp để làm căn cứ đầu tư, mua sắm cũng như quản lý, sử dụng tài sản công, với các giải pháp cụ thể 56

2.4. Thực hiện phân cấp thẩm quyền gắn với trách nhiệm thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trong việc quyết định, định đoạt tài sản công tại đơn vị theo quy chế thống nhất về quản lý tài sản công của Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp 57

2.5. Cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu được quyền quyết định sử dụng một phần tài sản công tại đơn vị vào mục đích sản xuất cung ứng dịch vụ, kể cả góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức khác 58

2.6. Các đơn vị sự nghiệp có thu được sử dụng tài sản công chuyển sang sản xuất, cung ứng dịch vụ để thế chấp vay tín dụng ngân hàng hoặc quĩ hỗ trợ phát triển để mở rộng nâng cao hoạt động sự nghiệp bằng giá trị tài sản công dùng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ. 59

2.7. Hình thành tổ chức thống nhất đầu tư, mua sắm tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế của đơn vị sự nghiệp hoặc công ty mua bán tài sản công của Nhà nước 59

2.8. Các đơn vị sự nghiệp được sử dụng nhà, đất của Nhà nước vào sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ công phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước hoặc Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai 2003 60

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh, dịch vụ, từ đó đã đem lại nguồn kinh tế không nhỏ để tái đầu tư tài sản hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản công. Từ đó rút ra kinh nghiệm để có thể vận dụng vào nước ta là cơ chế quản lý tài sản công nói chung và cơ chế quản lý tài sản công ở từng lĩnh vực, từng nhóm tổ chức, đơn vị cần được thể chế bằng các nguyên tắc, quy định, quy chế, chế độ,.... một cách đầy đủ, cụ thể sẽ bảo đảm hướng dẫn, điều tiết, tổ chức, .. việc quản lý tài sản công phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước đã đề ra một cách hiệu quả. - Việc Chính phủ thành lập cơ quan ở trung ương và địa phương có chức năng, nhiệm vụ chuyên quản lý tài sản công và các tổ chức chuyên trách thực hiện việc mua sắm tài sản công để trang bị cho các đơn vị sử dụng hoặc quản lý tài sản công (nhà, xe ô tô) để bố trí, cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuê sử dụng đã bảo đảm cho việc sử dụng của các cơ quan phù hợp với nhu cầu, không có hiện tượng thiếu tài sản sử dụng hay sử dụng tài sản dư thừa; vừa tiết kiệm được trong sử dụng tài sản và vừa phát huy được hết công suất sử dụng của tài sản phục vụ cho công tác và các hoạt động sự nghiệp. Từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào nước ta là cần xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý tài sản của Nhà nước và trong các đơn vị sử dụng tài sản thành hệ thống hoàn chỉnh; thành lập các tổ chức chuyên trách về quản lý và khai thác tài sản công sẽ làm cho tài sản công phát huy được hiệu quả cao trong phục vụ công tác, phục vụ hoạt động sự nghiệp cũng như đem lại nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Chương II Thực trạng cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 1. Thực trạng tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp. 1.1. Hiện trang tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 1.1.1. Quá trình vận động của tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp từ năm 1990 đến nay Tài sản công là cơ sở vật chất quan trọng để cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động. Do vậy, trong những năm từ 1990 - đến 1998, tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp nói chung và các đơn vị sự nghiệp nói riêng được Nhà nước quan tâm trang bị bằng các phương thức giao, đầu tư, mua sắm; tính đến ngày 01/01/1998 tổng giá trị còn lại của tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ước khoảng 280 nghìn tỷ đồng, trong đó tài sản công không phải là đất đạt 70.130 tỷ đồng tăng 13 lần so với giá trị tài sản công, không kể đất có đến năm 1990. Trong đó, giá trị tài sản công dùng trong các đơn vị sự nghiệp chiếm khoảng 45% tổng giá trị tài sản công của khu vực hành chính sự nghiệp. Tiếp đó, những năm (1998-2002) nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư mua sắm tài sản công cho các hoạt động sự nghiệp từ Ngân sách nhà nước với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Tổng số Ngân sách nhà nước dành để đầu tư mua sắm tài sản công cho hoạt động sự nghiệp hàng năm chiếm từ 73-78% tổng vốn đầu tư cho khu vực hành chính sự nghiệp. Giá trị tài sản công dùng vào hoạt động sự nghiệp trong những năm (1998 – 2002) không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước và chiếm khoảng 74% - 87% giá trị tài sản cố định tăng thêm của khu vực hành chính sự nghiệp. Điều này có thể chứng minh bằng tốc độ tăng vốn đầu tư và giá trị tài sản cố định tăng thêm của lĩnh vực sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và văn hoá thể thao trong các năm (1998 – 2002) dưới đây: Vốn đầu tư phát triển và giá trị TSC tăng thêm trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá trong các năm (1998 - 2002) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 1/ Vốn đầu tư phát triển cho giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá - So với tổng số vốn đầu tư phát triển khu vực HCSN % 7346,1 74, 2 10.876,6 73, 6 13.101,4 77, 0 13.159,0 77, 3 14.200 76, 8 2/ Giá trị tài sản tăng thêm - So với giá trị TSCĐ tăng thêm khu vực HCSN % 3988,2 74, 2 5352,4 79, 0 3551,3 87, 3 6029,8 76, 1 6440,2 76, 5 1.1.2. Một số tài sản công chủ yếu các đơn vị sự nghiệp đang trực tiếp quản lý sử dụng 1.1.2.1. Tài sản là đất đai Đất đai là tài sản lớn nhất trong các đơn vị sự nghiệp. Tổng quỹ đất đai do các cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung quản lý và sử dụng là 229.217 ha, chiếm 0,7 % tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Tổng giá trị quỹ đất, tính theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định căn cứ khung giá các loại đất ban hành theo Nghị định 87/CP là 210.052 tỷ đồng, chiếm 65% tổng giá trị tài sản cố định nhà nước tại khu vực hành chính sự nghiệp nói chung. 1.1.2.2. Tài sản là nhà làm việc và công trình khác Quĩ nhà làm việc và công trình vật kiến trúc của khu vực hành chính sự nghiệp là một tài sản lớn thứ hai sau đất đai với tổng diện tích 65,878 triệu m2, với trị giá 81.482 tỷ đồng, chiếm 25,2% tổng giá trị tài sản cố định khu vực hành chính sự nghiệp và chiếm 72,3% tổng trị giá các tài sản cố định không kể đất. Chỗ làm việc của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp từng bước được cải thiện nhiều so với thời kỳ trước đổi mới. 1.1.2.3. Tài sản là phương tiện vận tải Số phương tiện vận tải là xe ô tô trong các đơn vị sự nghiệp khoảng 15.0000 xe, với giá trị nguyên giá theo sổ sách kế toán gần 6.000 tỷ đồng. Tổng trị giá các phương tiện vận tải chiếm khoảng 2,2% tổng trị giá các tài sản cố định kể cả đất và bằng 6,2 % tổng giá trị tài sản cố định không bao gồm đất của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Phương tiện vận tải trang bị cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu là xe ô tô con chiếm gần 62% và xe gắn máy chiếm khoảng 10,5% tổng giá trị các phương tiện vận tải trang bị cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, còn lại là các phương tiện vận tải chuyên dùng cho hoạt động sự nghiệp như xe car, xe cứu thương, xe thông tin, ... 1.1.2.4. Tài sản là trang thiết bị làm việc Tổng giá trị máy móc thiết bị là 11.699 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng giá trị của các tài sản nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp và bằng 10,37% tổng giá trị tài sản nhà nước không kể đất. Một số ngành như phát thanh, truyền hình, hàng không, địa chính, khoa học công nghệ được quan tâm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hơn các ngành khác. Tuy nhiên mức trang bị máy móc thiết bị cho các đơn vị sự nghiệp còn có chênh lệch giữa cấp Trung ương và địa phương, cụ thể ở cấp Trung ương đạt 44 triệu đồng/người, địa phương chỉ đạt 5,58 triệu đồng/người. 1.2. Thực trạng sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 1.2.1. Những ưu điểm và kết quả sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp đem lại - Hầu hết các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sự nghiệp đã quản lý kiểm tra, giám sát được việc đầu tư mua sắm các tài sản lớn như xây dựng trụ sở làm việc, mua ô tô và tài sản khác của các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ, ngành. địa phương quản lý và tại đơn vị; Tài sản công là phương tiện đi lại, điện thoại đã được mua sắm, trang bị sử dụng theo đúng tiêu chuẩn, định mức đáp ứng đúng nhu cầu công tác, phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị. - Việc bố trí sử dụng tài sản tại các đơn vị sự nghiệp đã từng bước dược cân đối hài hoà, tài sản dư thừa, không có nhu cầu sử dụng tại các đơn vị đã được điều chuyển kịp thời cho các đơn vị còn thiếu hoặc có nhu cầu để sử dụng; Trong các đơn vị sự nghiệp đã thực hiện bố trí sử dụng tài sản đúng mục đích và khai thác sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài sản công hiện có phục vụ cho công tác và các hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Từ đó bảo đảm sử dụng tài sản một các tiết kiệm và hiệu quả. - Các đơn vị sự nghiệp đã từng bước thực hiện sắp xếp các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại đơn vị đang trực tiếp quản lý sử dụng, rút ra quĩ nhà đất dôi dư chuyển sang cho đơn vị khác sử dụng hoặc lập phương án chuyển nhượng để sử dụng tiền thu từ chuyển nhượng nhà đất phục vụ cho đầu tư mua sắm tài sản, tăng cường cơ sở vật chất tại đơn vị theo dự án được duyệt; Việc thanh lý tài sản hư hỏng, lạc hậu về kỹ thuật, tài sản không còn phù hợp đã được quan tâm hơn và thực hiện kip thời, để thu hồi tiền về Ngân sách nhà nước hoặc sử dụng phục vụ cho việc trang bị, nâng cấp, sửa chữa tài sản tại đơn vị. Từ đó hạn chế bớt sự lãng phí thất thoát tài sản. Với việc đầu tư phát triển tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trong những năm qua, cùng với kết quả quản lý sử dụng tài sản tại các đơn vị sự nghiệp ngày càng được nâng cao đã tạo cơ sở vật chất quan trọng và phát huy càng cao vai trò của tài sản công phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp phát triển, cung cấp cho sự phát triển kinh tế-xã hội các sản phẩm công ích ngày càng tốt hơn. Kết quả này được thể hiện qua cơ sở vật chất và những thành quả của hoạt động sự nghiệp trong những năm qua, cụ thẻ như sau: - Tính đến năm học 2002 – 2003, cả nước đã có 87.400 lớp mẫu giáo, 25.825 trường phổ thông và 179 trường đại học, cao đẳng và 231 trường trung học chuyên nghiệp, bảo đảm cho các hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực đào tạo. Kết quả trong năm 2002 – 2003 cả nước đã có 2.143.900 trẻ em đến lớp mẫu giáo, 17.700.000 học sinh đến trường và 908.000 sinh viên học đại học, cao đẳng và tính đến 7/2003 số lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật tính từ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên chiếm tới 20,1% tổng số lao động của cả nước. - Nhà nước đã đầu tư, mua sắm các tài sản công trang bị cho các hoạt động sự nghiệp y tế, thể thao tính đến năm 2002 cả nước đã có 13.095 cơ sở khám chữa bệnh, 192,3 ngàn giường bệnh, 156 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, 108 rạp chiếu bóng, 653 thư viện các cấp từ Trung ương đến huyện. Với những cơ sở vật chất đã có để nâng cao thể chất và tinh thần cho con người lao động phù hợp với xu hướng phát triển khoa học công nghệ, đến năm 2000 nước ta, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,688, xếp thứ 109/174 nước trên thế giới và xếp hàng thứ 6 trong khu vực Đông Nam á; trong đó năm 2000 Việt Nam đã hoàn thành chương trình xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, nhiều học sinh đạt giải thưởng cao trong các kỳ thi quốc tế, về y tế cứ 10.000 dân có 5,6 bác sĩ. Tuổi thọ bình quân cả nước đến 2001 đạt 67,8 tuổi. - Với tài sản công Nhà nước đã trang bị tại 300 cơ quan nghiên cứu là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện các công trình khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa vào phát triển kinh tế - xã hội, đã góp phần đem lại những kết quả lớn như: sản xuất nông nghiệp đã làm tăng năng suất từ 15 – 20%, góp phần đưa nước ta từ nước thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng thứ 2 trên thế giới; đưa tốc độ tăng trưởng các ngành chăn nuôi đạt trung bình từ 3,5 – 5%/năm; đã giải quyết các công nghệ cơ bản về hàn, đúc, chế tạo và lắp đặt tổ bơm công suất 36.000 m3/giờ thay thế sản phẩm cùng loại do các nước Nhật bản, Italia và Trung Quốc sản xuất với giá thành cao; tự sản xuất các phụ tùng chi tiết thay thế của các tổ máy thủy điện của Liên Xô trước đây với giá thành chỉ bằng 40% giá nhập của Cộng hoà liên bang Nga và các mô hình điện mặt trời công suất từ 30w đến 1.500w phục vụ cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; áp dụng thành công việc kết nối và cung cấp thông tin hàng ngày qua các trang chủ của hơn 10 cơ quan thông tấn báo chí, các dịch vụ thông tin trên mạng internet, phương pháp bảo mật thông tin… 1.2.2. Một số hạn chế trong quản lý sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý sử dụng tài sản trong các đơn vị sự nghiệp cũng còn hạn chế biểu hiện ở những mặt sau: 1.2.2.1. Việc quản lý và sử dụng đất đai trong các đơn vị sự nghiệp còn ảnh hưởng bởi cơ chế bao cấp trong quản lý đất đai, nên các đơn vị chưa tổ chức theo dõi về diện tích, chưa được tính giá trị tài sản khi Nhà nước giao đất và lập hồ sơ về đất theo qui định của Luật Đất đai, cụ thể là qua kiểm kê đã phát hiện 14.430 ha đất chưa theo dõi trên sổ sách, chiếm 6,3% tổng quĩ đất và mới có 173.822 ha đất, chiếm 75% tổng quĩ đất giao cho các cơ quan đơn vị sự nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất cấp cho các đơn vị sự nghiệp không tính toán sát với nhu cầu sử dụng đất, dẫn đến đất đai chưa sử dụng và không có nhu cầu sử dụng của tất cả các cơ quan, đơn vị sự nghiệp lên tới 17.646 ha, chiếm 8% tổng quĩ đất được giao. Một số cơ quan, đơn vị sự nghiệp dùng quĩ đất được giao vào các mục đích sản xuất kinh doanh, cho thuê và làm nhà ở chiếm tới 26% tổng quỹ đất được giao; thậm chí đất trong khuôn viên trụ sở làm việc của các cơ quan đơn vị sự nghiệp vẫn dùng vào các mục đích khác. Đất trong khuôn viên trụ sở của 6.190 cơ quan, đơn vị sự nghiệp đem dùng vào mục đích khác chiếm tới 2,8 % tổng quĩ đất trong khuôn viên trụ sở. 1.2.2.2. Việc quản lý và sử dụng nhà thuộc trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn còn bất hợp lý về qui mô và diện tích trong nội bộ cùng lĩng vực hoạt động, giữa các bộ, ngành và giữa các địa phương; ở cấp các đơn vị sự nghiệp thuộc trung ương quản lý diện tích nhà làm việc (kể cả diện tích phụ trợ) tính trên một đầu biên chế mức thấp nhất là khoảng 13 m2/người, mức cao nhất là 65 m2/người; tương tự ở địa phương mức thấp nhất là 1,23 m2/người (Đồng Tháp), mức cao nhất là 13,7 m2/người (Thái Nguyên). Tỷ trọng nhà cấp 4 và nhà tạm trong quỹ nhà là trường học chiếm 73%, nhà trẻ, mẫu giáo là 82%. Như vậy, trường học là cơ sở vật chất để đào tạo con người lao động có trí tuệ và thể lực cho xã hội, nhưng nhà cửa có chất lượng rất thấp. 1.2.2.3. Các tài sản như đất đai, nhà cửa và tài sản có giá trị lớn phần lớn không có đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ tài liệu phản ánh nguồn gốc tài sản hoặc các thông số kỹ thuật của tài sản... . Mặt khác tài sản trong từng đơn vị sự nghiệp cũng chưa được theo dõi đầy đủ trên sổ sách kế toán, nên qua kiểm kê hầu hết các đơn vị sự nghiệp đều có hiện tượng tài sản không có hồ sơ tài liệu phản ánh nguồn gốc tài sản hoặc thông số kỹ thuật của tài sản, có tình trạng chênh lệch về số lượng tài sản giữa sổ sách và thực tế kiểm kê hoặc trên sổ sách chỉ theo số lượng không theo dõi giá trị của tài sản. Ví dụ đất, diện tích sử dụng thực tế kiểm kê chênh lệch so với sổ kế toán là 14.430 ha, tương tự nhà cửa 13,1 triệu m2, máy móc thiết bị văn phòng chênh lệch 156.519 cái .v.v... 1.2.2.4. Việc xây dựng, mua sắm tài sản chưa được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước đã qui định, mà tuỳ thuộc vào khả năng nguồn kinh phí của đơn vị, của Bộ, ngành, địa phương. Việc quản lý, sửa chữa, tôn tạo, nâng cấp tài sản (của trụ sở) đều do từng cơ quan trực tiếp sử dụng tài sản quyết định. 1.2.2.5. Các cơ quan có chức năng quản lý tài sản của các đơn vị sự nghiệp thuộc trung ương quản lý, không nắm được đầy đủ tài sản của các đơn vị trực thuộc phạm vi quản lý, chính quyền địa phương không nắm được đầy đủ tài sản của các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn quản lý và ngay các sở, ban, ngành ở địa phương cũng không nắm được chính xác số tài sản của các đơn vị trực thuộc. Viêc quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính sự nghiệp được giao trực tiếp quản lý sử dụng còn chưa được quan tâm; nhiều đơn vị sự nghiệp sử dụng nhà đất, phương tiện không đúng mục đích như cho thuê, cho mượn, sử dụng phục vụ mục đích cá nhân, gây thất thoát và lãng phí. 2. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay 2.1. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp từ năm 1998 đến nay Từ năm 1998 cơ chế quản lý tài sản công được thể chế bằng Nghị định số 14/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 về tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp; Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 về tiêu chuẩn định mức, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước; Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 và được bổ sung tại Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 về tiêu chuẩn định mức, sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo; Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 về sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh,... và các quyết định, thông tư của Bộ Tài chính như Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ban hành quy chế quản lý, sử dụng trụ sở làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 về quản lý, xử lý tài sản nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp; Quyết định số 101/1999/QĐ-BTC ngày 28/8/1999 và được bổ sung tại Quyết định số 147/2001/QĐ-BTC ngày 27/12/2001 ban hành Qui chế quản lý và sử dụng phương tiện đi lại tại cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, cùng nhiều thông tư hướng dẫn khác. Những văn bản quy phạm pháp luật này đã quy định những nguyên tắc chung về quản lý sử dụng tài sản công, các quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công và các chế độ trong quản lý sử dụng và xử lý tài sản công; trong đó đặc biệt đối với tài sản công dùng trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Hệ thống thể chế bao gồm các quy tắc, qui định, quy chế, .. quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp đã bao quát từ khâu đầu tư, mua sắm đến quá trình quản lý sử dụng và cuối cùng là thu hồi, thanh xử lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc không còn sử dụng được. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay được thể hiện bằng các quy tắc, qui định, quy chế, chế độ, .. quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp cụ thể dưới đây. 2.1.1 Quy định về trang cấp tài sản công 2.1.1.1 Nguyên tắc xây dựng, mua sắm tài sản công Nhà nước từng bước trang cấp đủ tài sản cho các đơn vị sự nghiệp để phục vụ công tác chung và công tác chuyên môn sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao tuỳ thuộc nguồn tài sản Nhà nước có khả năng điều chuyển từ nơi này sang nơi khác và khả năng Ngân sách nhà nước bố trí cho việc đầu tư mua sắm tài sản công hàng năm. Việc trang cấp tài sản cho các đơn vị sự nghiệp được thực hiện căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản của Nhà nước quy định, nhu cầu sử dụng tài sản phục vụ cho công tác theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao của từng đơn vị sự nghiệp và khả năng ngân sách của Nhà nước. 2.1.1.2. Hình thức trang cấp tài sản công Nhà nước thực hiện việc trang cấp tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp bằng các hình thức: Cấp phát kinh phí từ Ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn vốn viện trợ, dự án do nhà nứơc quản lý cho đơn vị sự nghiệp để đầu tư xây dựng và mua sắm mới tài sản; Chuyển giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp sử dụng từ nguồn tài sản viện trợ hoặc từ các dự án thuộc nhà nước quản lý đã kết thúc và điều chuyển tài sản nhà nước từ các tổ chức, đơn vị không có nhu cầu sử dụng cho đơn vị sự nghiệp có nhu cầu sử dụng tài sản. 2.1.1.3. Nguồn kinh phí, tài sản dùng để trang cấp tài sản Việc trang cấp tài sản cho các đơn vị sự nghiệp được sử dụng từ các từ các nguồn kinh phí và tài sản gồm: Kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho đơn vị để đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản; Nguồn vốn viện trợ, dự án thuộc Nhà nước quản lý cấp cho đơn vị để đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản; Nguồn tài sản của các dự án đã kết thức và tài sản dôi dư, không có nhu cầu sử dụng của các cơ quan tổ chức. 2.1.1.4. Thẩm quyền quyết định việc trang cấp tài sản Việc quyết định đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng trên đất và sửa chữa lớn các công trình xây dựng tại đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo thẩm quyền quy định của Thủ tướng Chính phủ về phân cấp phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản, căn cứ vào danh mục dự án đầu tư và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được bố trí cho đơn vị thực hiện dự án đầu tư để quyết định. Việc quyết định mua sắm tài sản là phương tiện vận tải, động sản có giá trị lớn tại đơn vị sự nghiệp được phân cấp cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị sự nghiệp, căn cứ vào tiêu chuẩn định mức sử dụng và nguồn kinh phí đã được bố trí cho đơn vị để quyết định. Đối với tài sản cố định khác có giá trị không lớn tại đơn vị sự nghiệp được phân cấp cho thủ trưởng cơ quan sự nghiệp, căn cứ vào tiêu chuẩn định mức sử dụng, nhu cầu phục vụ công tác và nguồn kinh phí đã được bố trí cho đơn vị để quyết định. 2.1.1.5. Trình tự, thủ tục thực hiện trang cấp tài sản Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, nhà, công trình xây dựng trên đất tại đơn vị sự nghiệp phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản của Nhà nước. Việc mua sắm mới tài sản tại đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành về mua sắm tài sản công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước quy định. Khi thực hiện đầu tư xây dựng và mua sắm mới tài sản công phải thực hiện bằng hình thức đấu thầu theo quy định hiện hành. Một số trường hợp đặc biệt thực hiện bằng hình thức khác không qua đấu thầu phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước quyết định mới được phép thực hiện. 2.1.2. Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp là một căn cứ quan trọng để đầu tư, mua sắm tài sản công và quản lý tình hình sử dụng tài sản công. Trong các năm qua, Nhà nước đã ban hành các qui định về tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công mà khi trang bị, sử dụng và xử lý tài sản tại các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện, như: tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ; tiêu chuẩn định mức, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ban hành theo Quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ; tiêu chuẩn định mức, sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo ban hành theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 và được bổ sung tại Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra đối với một số công trình, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, y tế, thể thao, ...cũng được định mức bằng các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ quản lý nhà nước theo chuyên ngành ban hành. Việc trang cấp, mua sắm, sử dụng tài sản công là nhà làm việc, xe ô tô phục vụ công tác, điện thoại phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn định mức về số lượng, cũng như về giá trị của Nhà nước đã quy định. 2.2. Quy định trong quản lý sử dụng tài sản 2.2.1 Sử dụng tài sản Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phải được quản lý, bảo quản và bảo dưỡng thường xuyên theo đúng chế độ và tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan Nhà nước qui định đối với từng loại tài sản; sử dụng tài sản đúng mục đích để phục vụ công tác của đơn vị sự nghiệp và các hoạt động sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị; Đơn vị sự nghiệp không được phép chuyển đổi, tặng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp tài sản và sử dụng tài sản công trái mục đích của Nhà nước đã qui định hoặc sử dụng tài sản công vào các mục đích cá nhân. 2.2.2. Đăng ký quản lý sử dụng tài sản Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp là nhà, đất, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải và các tài sản có giá trị lớn khác phải đăng ký quản lý sử dụng với cơ quan tài chính hoặc cơ quan có chức năng quản lý để Nhà nước kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng và biến động của các tài sản này, đồng thời để làm căn cứ xác định trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp trực tiếp sử dụng tài sản khi tài sản bị mất, chiếm dụng và làm căn cứ cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và quyết định việc đầu tư, mua sắm tài sản cho đơn vị sự nghiệp. 2.3. Quy định về xử lý tài sản (Bán, điều chuyển, thu hồi, thanh lý) 2.3.1. Bán tài sản Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp chưa đến thời hạn thanh lý chỉ được phép bán khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Thủ trưởng các Bộ, ngành và thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp không được phép quyết định bán tài sản công tại đơn vị sự nghiệp. 2.3.2. Điều chuyển tài sản Đơn vị sự nghiệp sử dụng tài sản công chỉ được phép điều chuyển tài sản công tại đơn vị theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; khi điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, ngành khác nhau, giữa cơ quan sự nghiệp với các tổ chức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với nhà đất và Bộ Tài chính quyết định các tài sản còn lại; khi điều chuyển tài sản công giữa các đơn vị sự nghiệp của địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tài sản điều chuyển. Mọi trường hợp điều chuyển tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp cho tổ chức, đơn vị khác hoặc cá nhân, khi chưa có quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đều là bất hợp pháp và phải bị xử lý thu hồi, trừ trường hợp đặc biệt có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động tài sản để khắc phục thiên tai, địch hoạ. Mọi tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp khi thực hiện điều chuyển đều phải được kiểm kê, xác định giá trị còn lại,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33932.doc
Tài liệu liên quan