Chuyên đề Hoàn thiện công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI – ĐÔNG ANH 2

1. Giới thiệu chung về Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 2

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2

1.2 Lĩnh vực kinh doanh và sản xuất của Công ty Chế tạo cột thép Huyndai – Đông Anh 4

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 4

2.1 Bộ máy quản lý của Công ty 4

2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 8

2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất hàng hóa dịch vụ của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 8

2.2.2 Hình thức tổ chức, bố trí các phân xưởng sản xuất của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 10

3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh trong những năm gần đây 12

3.1 Kết quả tiêu thụ của Công ty những năm gần đây 12

3.2 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty 15

4.Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác bảo hộ an toàn lao động của Công ty 16

4.1 Chính sách của nhà nước 16

4.2 Đặc điểm dây truyền công nghệ sản xuất 17

4.3 Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của Công ty 18

4.4 Khối lượng và cường độ làm việc của người lao động 19

4.5 Đặc điểm về lao động của Công ty 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI – ĐÔNG ANH 22

1. Tình hình lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông anh 22

2. Thực trạng công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – ĐôngAnh 24

2.1 Tổ chức bộ phận phụ trách an toàn lao động trong Công ty 24

2.1.1 Hội đồng an toàn lao động 24

2.1.2 Bộ phận an toàn lao động 26

2.1.3 Bộ phận y tế 27

2.1.4 Mạng lưới an toàn vệ sinh viên 28

2.2 Công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 28

2.1.1 Kinh phí cho công tác bảo hộ lao động 28

2.2.2 Vật tư cho bảo hộ an toàn lao động 30

2.2.3 Hình thức thực hiện công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 34

2.2.3.1 Kỹ thuật an toàn: 34

2.2.3.2 Cải thiện điều kiện làm việc 37

2.2.3.3 Chăm sóc sức khoẻ người lao động 39

2.2.3.4 Công tác huấn luyện hướng dẫn. 41

2.3 Tình hình vi phạm an toàn lao động và hậu quả trong những năm gần đây tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 42

3. Đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo hộ an toàn lao động của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 47

3.1 Ưu điểm 47

3.2 Nhược điểm và nguyên nhân 48

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO CỘT THÉP HUYNDAI – ĐÔNG ANH 51

1.Định hướng phát triển của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 51

1.1 Định hướng phát triển 51

1.2 Định hướng cụ thể của Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh đối với công tác bảo hộ an toàn lao động năm 2008 54

2. Giải pháp hoàn thiện công tác an toàn lao động ở Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh. 56

1.1 Nâng cấp nhà xưởng, đường xá 57

1.2 Sửa chữa, nâng cấp, thay thế các máy móc thiết bị, lưới điện đã cũ, hỏng, lạc hậu. 58

1.3 Hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải, khói, bụi, khí độc 59

1.4 Hoàn thiện bộ máy phụ trách công tác an toàn lao động 59

1.5 Nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động với công tác ATLĐ 60

1.6 Hoàn thiện các quy định về bảo hộ an toàn lao động và chế tài xử lý các vi phạm 61

3. Kiến nghị với nhà nước 62

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an toàn lao động trong Công ty 2.1.1 Hội đồng an toàn lao động Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông anh có 290 công nhân đã tiến hành tổ chức thực hiện công tác bảo hộ an toàn lao động theo Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998. Công ty đã thành lập hội đồng bảo hộ lao động Công ty có cơ cấu như sau Sơ đồ 2.1: Hội đồng bảo hộ lao động Công ty Phó Chủ Tịch Phó Chủ Tịch Uỷ Viên Chủ Tịch Hội Đồng Chủ tịch Hội đồng an toàn lao động: ông Hoàng Đức Bính – Phó tổng giám đốc của Công ty với tư cách đại diện cho người sử dụng lao động. Phó chủ tịch Hội đồng: bà Nguyễn Thị Đáng - Chủ tịch công đoàn là đại diện cho ban chấp hành công đoàn của Công ty. Phó chủ tịch Hội đồng: ông Phạm Đào Chiến - Trưởng ban sản xuất. Uỷ viên thường trực Hội đồng: ông Phạm Văn Hưng – Cán bộ phụ trách an toàn lao động của Công ty. Hội đồng an toàn lao động của Công ty Chế tao cột thép HuynDai – Đông Anh có quyền hạn và nhiệm vụ như sau: - Tham gia và tư vấn cho Tổng giám đốc và phối hợp với các bộ phận trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động - Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất, từ đó lập kế hoạch bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công nhân viên. - Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch và đánh giá tình hình công tác bảo hộ lao động của Công ty. Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ mất an toàn, thì có quyền yêu cầu cán bộ quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó. - Định kỳ 6 tháng và hàng năm, lập báo cáo sơ kết và tổng kết lên đơn vị chủ quản là Tổng Công ty Điện lực I và Sở lao động và thương binh xã hội Hà Nội. Các báo cáo này phải được nộp trước ngày 07/7 hàng năm với báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm, và trước ngày 10/01 năm tiếp theo đối với báo cáo tổng kết năm trước. 2.1.2 Bộ phận an toàn lao động Do số lượng lao động của Công ty là 290 người tính đến thời điểm ngày 31/01/2008 và trong suốt quá trình hoạt động từ lúc thành lập đến nay số lượng lao động của Công ty chỉ biến động ở khoảng dưới 300 lao động nên Công ty đã bố trí một cán bộ phụ trách an toàn lao động là ông Phạm Văn Hưng (là một cán bộ phòng kỹ thuật) có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Cán bộ an toàn lao động có nhiệm vụ: - Phối hợp với các bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng tổ chức xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo hộ lao động, quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép thẻ an toàn của các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động. - Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước và các nội quy, quy chế, chỉ thị về bảo hộ lao động của Công ty đến các cấp và người lao động trong Công ty, theo dõi đôn đốc việc chấp hành. - Dự thảo kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động. - Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho người lao động. - Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với lãnh đạo Công ty các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động. - Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong Công ty. - Dự thảo trình phó tổng giám đốc ký các báo cáo về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành. - Cán bộ bảo hộ lao động thường xuyên giám sát các bộ phận sản xuất, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cán bộ bảo hộ lao động có quyền: - Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động. - Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh để tham gia ý kiến về mặt an toàn và vệ sinh lao động. - Trong khi kiểm tra các phân xưởng sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu cán bộ phụ trách phân xưởng ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo cho phó tổng giám đốc. 2.1.3 Bộ phận y tế Công ty có một y sĩ phụ trách bộ phận y tế của Công ty là bà Nguyễn Thị Đáng (kiêm chủ tịch công đoàn Công ty) Nhiệm vụ của bộ phận y tế: - Tổ chức huấn luyện cho người lao động về cách sơ cứu, cấp cứu hằng năm. Mua sắm, bảo quản trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu. - Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 1 năm, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp. - Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với bộ phận an toàn lao động tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong môi trường lao động, hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động. - Theo dõi và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho những người làm việc trong điều kiện lao động có hại đến sức khoẻ. - Tham gia điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp. - Thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Đăng ký với bệnh viện Bắc Thăng Long để nhận sự giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ. - Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp. Quyền hạn của bộ phận y tế: - Được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định của ngành y tế để giao dịch trong chuyên môn nghiệp vụ. - Được tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với các cơ quan y tế trong huyện Đông Anh cũng như trong ngành y tế để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác. 2.1.4 Mạng lưới an toàn vệ sinh viên Phó tổng giám đốc Công ty ông Hoàng Đức Bính cùng với chủ tịch công đoàn bà Nguyễn Thị Đáng đã đưa ra quyết định bổ nhiệm 16 an toàn viên tại 2 phân xưởng sản xuất của Công ty ngay từ ngày đầu thành lập. Từ đó đến nay Công ty luôn duy trì số lượng an toàn viên là 16 người. Các an toàn viên này được Công ty cho tập huấn hàng năm Các an toàn viên có nhiệm vụ đôn đốc và kiểm tra giám sát mọi người trong tổ, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân, hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc. Tham gia góp ý trong việc đề xuất kế hoạch bảo hộ lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc. 2.2 Công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 2.1.1 Kinh phí cho công tác bảo hộ lao động Quý I hàng năm cán bộ phụ trách an toàn lao động phối hợp với các bộ phận y tế, sản xuất, nhân sự… tiến hành lập kế hoạch công tác bảo hộ an toàn lao động trong năm và dự thảo kinh phí để Hội đồng an toàn lao động Công ty xem xét, phê duyệt và trình Tổng giám đốc, bộ phận Công đoàn ký duyệt rồi chuyển xuống các bộ phận có liên quan thực hiện. Bảng 2.7: Kinh phí cho công tác bảo hộ lao động các năm từ 2003 đến 2007 Đơn vị: VNĐ Thứ tự Nội dung thực hiện Kinh phí thực hiện 2003 2004 2005 2006 2007 1 Các biện pháp an toàn về phòng cháy chữa cháy 15.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 20.000.000 2 Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện làm việc 325.000.000 350.000.000 350.000.000 400.000.000 350.000.000 3 Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân 200.000.000 220.000.000 225.000.000 250.000.000 300.000.000 4 Chăm sóc sức khoẻ của người lao động 80.000.000 70.000.000 80.000.000 100.000.000 100.000.000 5 Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động 10.000.000 15.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 Tổng cộng 630.000.000 670.000 695.000.000 795.000.000 790.000.000 (Nguồn bộ phận an toàn) Qua bảng trên ta thấy lượng kinh phí dành cho công tác an toàn lao động của Công ty tăng ổn định qua các năm đây là biểu hiện tốt cho thấy Công ty rất quan tâm đến an toàn trong cho người lao động, tất cả các hoạt động và trang bị cần thiết cho công tác bảo hộ đều được đáp ứng. Tuy nhiên, đối với kinh phí cho công tác xử lý ô nhiễm khói bụi, hoá chất từ hoạt động sản xuất và kinh phí cho việc trồng cây xanh trong khoản mục 2 cần được cấp thêm để tạo sự trong lành cho cảnh quan, môi trường của Công ty. 2.2.2 Vật tư cho bảo hộ an toàn lao động Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh hiện trang bị rất nhiều loại vật tư phục vụ cho công tác bảo hộ an toàn lao động cụ thể gồm một số loại vật tư sau đây: Bảng 2.8: Số lượng vật tư trang bị trung bình mỗi năm Thứ tự Tên vật tư Đơn vị Số lượng trang bị TB/năm 1 Bình cứu hoả Bình 20 2 Thang dây Chiếc 5 3 Quần áo bảo hộ Bộ 200 4 Mũ bảo hộ Chiếc 120 5 Giầy bảo hộ Đôi 250 6 Găng tay cao su Đôi 50 7 Găng tay vải Đôi 800 8 Khẩu trang vải Chiếc 350 9 Khẩu trang vải thô Chiếc 150 10 Mặt nạ phòng độc Chiếc 15 11 Nút tai chống ồn Đôi 100 12 Kính bảo vệ Chiếc 80 13 Mặt nạ hàn Chiếc 30 (Nguồn bộ phận kho) Bình cứu hoả Công ty hiện đang trang bị bình cứu hoả loại to (8kg) tại tất cả các phân xưởng, nhà kho và khu văn phòng, được kiểm tra định kỳ để nạp thêm và mua mới khi chất lượng bình không còn đạt yêu cầu. Thang dây Công ty cung cấp cho đội lắp thử loại thang dây cơ động gọn nhẹ, kích thước rộng 35 cm, bước 36 cm với chất liệu làm từ sợi tổng hợp bản rộng 3 cm, ống thép 18mm, có khả năng chịu được tải trọng 2000kg của Công ty thương mại và sản xuất thiết bị bảo hộ lao động Thăng Long. Quần áo bảo hộ Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh bắt buộc cán bộ công nhân viên chức khi đến Công ty phải mặc quần áo bảo hộ theo đúng quy định. Mùa hè bắt đầu từ ngày 01/5 đến 31/10 tất cả các công nhân viên phải mặc đồng phục bảo hộ mùa hè. Quần áo bảo hộ mùa hè có màu ghi sáng làm từ chất liệu vải kaki mỏng với nhiều túi và có thêu Logo của Công ty ở trước ngực. Mùa đông bắt đầu từ ngày 01/11 đến 30/4 tất cả công nhân viên mặc đồng phục bảo hộ mùa đông. Bảo hộ mùa đông có màu ghi đậm để tăng bức xạ nhiệt cùng với chất liệu kaki dày để tăng khả năng giữ ấm cho người lao động cũng có nhiều túi và thêu hình Logo của Công ty trước ngực. Riêng đối với nhân viên văn phòng là nữ mặc đồng phục văn phòng áo vest, quần âu màu tím than cho cả hai mùa. Quần áo bảo hộ của Công ty được đặt may hàng năm theo phương thức lựa chọn 3 Công ty may bảo hộ lao động để gửi các thông số yêu cầu, sau đó các Công ty này sẽ may một bộ mẫu gửi đến, Công ty xem xét và lựa chọn nhà cung ứng, hiện nay Công ty đang đặt hàng tại Công ty Bảo hộ lao động Hà Nội. Bên may đo sẽ đến lấy số đo của từng người để phân vào các kích cỡ trung bình của nhóm và may theo các kích cỡ này với số lượng tương ứng số người mỗi nhóm. Quần áo bảo hộ hiện nay đã tương đối đảm bảo được sự thuận tiện, dễ giặt sạch, ngăn được xây sát cho người lao động khi làm việc, chất liệu khá bền chặt, đường may chắc chắn, mỗi bộ đều được đính kèm theo 4 cúc áo để thay khi cần. Công ty căn cứ vào bộ phận làm việc, mức độ tiếp xúc, tổn hại… để tiến hành lập định mức phân phối cho cán bộ công nhân viên. Bảng 2.9: Định mức phân phối quần áo bảo hộ Đơn vị: người Thứ tự Bộ phận làm việc Số công nhân (người) Định mức (tháng/bộ/người) 1 X.mạ, Vận hành lò hơi, Xử lý nước thải 52 12 2 X.đóng gói, X.chế tạo, X.cơ điện, Ban quản lý sản xuất, Kho, Quản lý chất lượng, Bảo vệ, Vệ sinh công nghiệp 173 18 3 Văn phòng, Xe tải – Xe nâng, Nhà ăn 65 24 (Nguồn bộ phận an toàn) Công nhân làm tại các bộ phận nhóm 1 là mạ, lò hơi và xử lý nước thải phải tiếp xúc với hoá chất, than củi và nhiều chất độc hại, hơi nóng, làm việc ở môi trường nhiệt độ cao nên quần áo rất nhanh bị rách, hỏng nên thời gian được cấp mới sớm hơn. Tương tự các bộ phận nhóm 2 và 3 tuỳ theo thời gian hao mòn mà có định mức thời gian được cấp. Người lao động mới vào sẽ được ưu tiên may trước để có quần áo sớm hơn, được cấp 2 bộ bảo hộ mùa đông hoặc mùa hè tuỳ vào thời điểm người lao động vào Công ty. Thời gian định mức trên được coi là thời gian thực tế sử dụng quần áo theo mùa, sau thời gian định mức công nhân viên được cấp bộ mới. Với trường hợp người lao động được cấp 2 bộ mùa đông hoặc 2 bộ mùa hè thì 2 bộ mới sẽ được cấp sau thời gian bằng thời gian định mức nhân đôi. Giầy bảo hộ Tất cả công nhân viên trong Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh đều được cấp giầy bảo hộ đảm bảo các tiêu chuẩn là loại giầy da kiểu giầy nam có mũi và đế đệm sắt, cổ cao ôm hết chân và mắt cá, miệng giầy cách mắt cá chân 5cm, đế cao 2cm, buộc dây dù chắc chắn. Riêng đối với bộ phận văn phòng nhân viên nữ được cấp loạicổ thấp, kiểu giầy nữ. Công nhân xưởng mạ và xử lý nước thải ngoài giầy bảo hộ thông thường còn được cấp thêm ủng cao su để tránh nhiễm độc. Tương tự như quần áo bảo hộ, giầy bảo hộ cũng được cấp phát theo định mức xây dựng dựa trên mức độ hao mòn, bộ phận làm việc… Bảng 2.10: Định mức phân phối giầy bảo hộ Đơn vị: người Thứ tự Bộ phận làm việc Số công nhân (người) Định mức (tháng/đôi/người) 1 X.chế tạo, X.mạ, X.đóng gói, X.cơ điện 177 8 2 Ban quản lý sản xuất, Kho, Quản lý chất lượng, Bảo vệ, Vệ sinh công nghiệp, Nhà ăn,Xe tải – Xe nâng 66 12 3 Văn phòng 47 24 (Nguồn bộ phận an toàn) Công nhân mới vào được cấp mới ngay. Mũ bảo hộ Mũ bảo hộ Công ty cung cấp cho công nhân viên là loại mũ cứng bao ngoài là nhựa cứng tổng hợp, bên trong có đệm bằng các vòng nhựa và xốp, có quai đeo chắc chắn, có núm siết chặt theo cỡ đầu. Đối với mũ bảo hộ thì thời gian cấp mới của tất cả mọi công nhân viên chức trong Công ty đều là 36 tháng/1mũ/1người. Công nhân mới vào được cấp mới ngay. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khác - Găng tay: là găng tay vải bạt có nhiều lớp được may chắc chắn với nhiều đường chỉ. Được phát cho tất cả các bộ phận trừ bộ phận văn phòng. Định mức cấp phát là 4đôi/1tháng/1người Các bộ phận xưởng chế tạo, xưởng mạ, xưởng đóng gói, vận hành lò hơi, xử lý nước thải, xưởng cơ điện được cấp dự phòng thêm 1đôi/2 tháng. Riêng bộ phận mạ, xử lý nước thải được cấp thêm găng tay cao su. Xưởng cơ điện được trang bị găng tay cách điện. - Khẩu trang: may hai lớp bằng vải cotton thấm mồ hôi tốt, quai bằng dây chun. Mỗi công nhân viên tất cả các bộ phận đều được cấp 1chiếc/người/tháng. Công nhân các xưởng mạ, cơ điện, đóng gói, kho, chế tạo, vận hành lò hơi, xử lý nước thải được cấp dự phòng 2tháng/1chiếc. Tuy nhiên ở một số bộ phận độc hại như xưởng mạ và xử lý nước thải thường phải chập đôi khẩu trang để sử dụng vì khẩu trang quá mỏng. - Mặt nạ phòng độc: là loại mặt nạ chuyên dụng bịt mũi và mồm loại 1 phin lọc bằng than hoạt tính để phòng hơi, hoá chất độc hại. Cấp cho công nhân xưởng mạ và bộ phận xử lý nước thải. - Mặt nạ hàn: bằng kim loại và kính bảo hộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp cho công nhân hàn ở xưởng chế tạo. - Kính bảo vệ: bằng meka có thể ngăn bụi và các tác nhân gây hại cho mắt. - Nút tai chống ồn: trước đây Công ty sử dụng loại bằng nhựa có hiệu quả chống ồn kém, gây khó chịu cho người sử dụng. Nên gần đây Công ty đã chuyển sang cung cấp cho người lao động ở các phân xưởng ma, cơ điện, chế tạo loại nút tai mới làm bằng cao su có khả năng giảm âm tốt hơn và không gây đau tai. 2.2.3 Hình thức thực hiện công tác bảo hộ an toàn lao động tại Công ty Chế tạo cột thép HuynDai – Đông Anh 2.2.3.1 Kỹ thuật an toàn: Trong dây truyền sản xuất cột thép mạ kẽm nóng của Công ty có 18 thiết bị có yều cầu an toàn nghiêm ngặt, cần kiểm định thường xuyên và cấp phép sử dụng, đó là các thiết bị nâng, bình khí nén, thiết bị điện, máy hàn điện… Năm 2007 Công ty đã tổ chức kiểm định lại toàn bộ máy móc thiết bị. Kết quả kiểm định cho thấy đa số các máy móc thiết bị vẫn còn sử dụng tốt và được cấp giấy chứng nhận cho phép tiếp tục sử dụng tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số máy móc đã quá hạn như máy cưa đĩa gia công số 3, máy mài hai đá số 4 tại phân xưởng chế tạo… hiện Công ty vẫn chưa tiến hành thay thế. Trong quá trình vận hành sản xuất để đảm bảo an toàn lao động Công ty đã xây dựng và cung cấp khá đầy đủ các nội quy, hướng dẫn vận hành máy móc, thiết bị (lưu tại phòng KT-AT và gắn trên các máy…). Đối với tất cả các loại thiết bị vận hành công nhân đều được học tập quy trình an toàn, có sát hạch kiểm tra và được Công ty cấp thẻ an toàn. Bên cạnh đó hàng ngày Quản đốc phân xưởng và cán bộ BHLĐ đi kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở công nhân thực hiện đúng nội quy An toàn của việc vận hành từng thiết bị máy móc trong Phân xưởng. Dưới đây là một số biện pháp kỹ thuật an toàn cho các nhóm máy móc chính của Công ty. Kỹ thuật an toàn điện Do nguy cơ gây tai nạn điện cao và nguy hiểm khi sử dụng điện nên tại tất cả các phân xưởng Công ty đã áp dụng rất nhiều biện pháp an toàn: + Biện pháp tổ chức : Công ty quy định chỉ người được đào tạo huấn luyện về kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật điện có trách nhiệm mới được tiến hành sửa chữa, lắp đặt bảo dưỡng thiết bị điện và đóng ngắt cầu dao điện. + Biện pháp kỹ thuật: - Công ty có lắp đặt hệ thống tiếp đất cho toàn bộ thiết bị, máy móc trong các Phân xưởng . - Có lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà Xưởng và nhà hành chính 2 tầng. - Đối với mạng điện cao áp : Đặt các thiết bị thí nghiệm trong phòng kín có biển báo, rào chắn tại các cửa phòng khi đang làm việc . Hàng ngày cử thợ điện trực tiếp theo dõi tình trạng vận hành của các thiết bị điện và ghi chép vào sổ nhật ký theo dõi. - Tất cả các máy móc mang điện trong nhà xưởng, các nhà hành chính đều có các Aptômat tự ngắt khi có sự cố về điện. - Khoảng cách an toàn (d) khi công tác sửa chữa như quan sát trong vận hành không có rào chắn phải đảm bảo: + Điện hạ áp khoảng cách d >= 0,3m + Điện áp đến 15 kV thì d>= 0,7m + Điện áp đến 35kV thì d>= 1m + Điện áp đến 110kV thì d>= 1,5m Tuy nhiên, hệ thống mạng điện của Công ty là hệ thống cải tạo lại từ hệ thống cũ trước đây của Nhà máy chế tạo thiết bị điện, do đó hết sức chắp nối, chồng chéo, khó kiểm tra, kiểm soát, thiếu tính đồng bộ, khoa học và hợp lý, có khả năng chập cháy cao… gây nên nguy cơ mất an toàn rất lớn cho Công ty và người lao động. Hệ thống chống sét cũng được cải tạo lại từ hệ thống cũ trước đây tại các nhà xưởng, riêng khu văn phòng và xưởng mạ được lắp mới hoàn toàn, các máy móc dây truyền mới nhập cũng được lắp đặt hệ thống tiếp đất mới. Hàng năm Công ty có tiến hành kiểm tra tu bổ sửa chữa theo tiêu chuẩn quy định tuy nhiên các hệ thống cũ được cải tạo đã xuống cấp, rỉ sét khá nhiều không còn đảm bảo an toàn, Công ty cần tiến hành thay mới. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng Công ty đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn sau: - Đã trang bị đầy đủ thiết bị cơ cấu cần thiết như: Thiết bị khống chế quá tải, thiết bị hạn chế góc nâng. - Tiến hành kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để xem xét tình trạng và độ ổn định của các thiết bị để cấp phép sử dụng với thiết bị nâng đạt tiêu chuẩn an toàn. - Cơ cấu móc treo tải có bộ phận chống tuột cáp, hàng tháng kiểm tra độ mòn móc treo tải và kết cấu, sức căng của sợi dây xem có hiện tượng đứt cáp không. - Người sử dụng cầu trục phải có quyết định giao nhiệm vụ của Tổng giám đốc mới được phép vận hành. - Các thiết bị đều được nối đất phòng ngừa sự cố tai nạn điện khi vận hành, tuy nhiên ở một số máy thiết bị nối đất đã có dấu hiệu rỉ sét, hoạt động kém hiệu quả, đồng thời vỏ của một số máy đã cũ, chất lượng lớp sơn cách điện giảm nên nguy cơ tai nạn điện khi sử dụng các máy này là rất lớn. An toàn phòng chống cháy nổ ( PCCN): Công ty có đầy đủ hồ sơ về PCCN do công an PCCN thành phố qui định. Bên cạnh đó Công ty cũng tiến hành huấn luyện tuyên truyền hàng năm về công tác PCCN cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức (cụ thể là mời công an PCCN của huyện về giảng dạy) Công ty có chương trình kế hoạch cụ thể hàng năm và kinh phí để tổ chức thực hiện công tác an toàn PCCN. Việc giám sát công tác an toàn PCCN được giao trực tiếp cho phòng bảo vệ để sẵn sàng giải quyết sự cố, khắc phục hậu quả kịp thời. Công ty hiện có trang bị một số phương tiện PCCN sau: thang, phuy nước, vòi rồng, các loại bình cứu hoả (bình bột và bình CO2, tổng là 20 bình). Trong 5 năm qua đã không để xảy ra sự cố cháy nổ nào. 2.2.3.2 Cải thiện điều kiện làm việc Chống nóng: Vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao làm việc trong các phân xưởng với sự hoạt động và toả nhiệt của máy móc càng trở nên oi bức khó chịu, mái của phân xưởng làm bằng tôn nên rất nóng bức, ngột ngạt. Công ty đã khắc phục bằng cách dùng hệ thống bơm nước tự động bơm nước lên mái, dùng các quạt thông gió treo tường, quạt máy công nghiệp tại các vị trí làm việc của công nhân nên cũng giảm đáng kể sự nóng bức của mùa hè nhưng ở một số bộ phận tiếp súc nhiều với hơi nóng như: xưởng mạ, lò hơi thì các biện pháp này chưa thực sự hiệu quả. Đối với bộ phận văn phòng thì được trang bị máy lạnh và quạt gió tại tất cả các phòng ban. Xử lý nước thải, chất thải Công ty thực hiện quá trình mạ kẽm phải dùng đến nhiều nước và các hoá chất độc hại nên sau quy trình mạ nước thải ra chủ yếu là nước bị ô nhiễm bởi hoá chất và kim loại nặng. Trung bình mỗi ngày hệ thống mạ kẽm này thải ra 70m3 nước thải qua hệ thống xử lý nước thải của hãng KIM NO Hàn Quốc. Sau khi xử lý nước thải, các chất bã thải hỗn hợp FeO, Zn(OH)2 được hệ thống xử lý nước thải ép khô đóng bao PP. Mỗi tháng 10 tấn đem đi cất giữ theo quy định. Tuy vậy vấn đề cất giữ và tiêu huỷ các chất thải này hiện vẫn đang gây khó khăn cho Công ty. Ngày 06/03/2006 Trung tâm y tế môi trường lao động công nghiệp đã tiến hành lấy mẫu nước thải đã qua xử lý của Công ty để đo nồng độ các chất gây hại cho môi trường và người lao động. Kết quả là mẫu nước không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh công nghiệp theo quy định. Bảng 2.11: Các thông số đo mẫu nước thải đã qua xử lý so với tiêu chuẩn STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính TCVN 4945/95 Mẫu nước thải sau khi xử lý 1 Nhiệt độ 0oC <40 27 2 Ph độ 5-9 4.5 3 Màu Đục 4 Mùi Hắc 5 COD Mg/l 40 54.4 6 Mn2+ - 1 2.1 7 Fe+ - 5.0 17.0 8 Cr+ - <0.1 0 9 BOD5 - >50 10.2 10 Nitơ - <60 32.0 11 CN- - >0.1 0.02 12 Cu - <1 0.053 (Nguồn bộ phận an toàn) Qua bảng ta thấy rõ tại thời điểm lấy mẫu các chỉ tiêu về màu, mùi chưa đạt tiêu chuẩn, hàm lượng Fe3+ vượt quá 3.4 lần. Hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt 1.7 lần TCVN: Mn2+ vượt 2 lần TCVN. Đối với việc xử lý Acid H2SO4 loãng 8% sau khi đã sử dụng ngâm tẩy các chi tiết cột thép Công ty tiến hành hợp đồng vận chuyển trở lại Công ty hoá chất Trường thọ Việt Trì, Phú Thọ, đơn vị đã bán acid H2SO4 cho Công ty để xử lý tận dụng. Với khí thải bốc lên từ nồi mạ kẽm nóng: Công ty đã lắp đặt hệ thống hút hấp thụ khí. Do viện hoá học Bộ quốc phòng thiết kế - Hệ thống này đã làm giảm đáng kể lượng khí lò mạ thoát tự do ra môi trường, giảm độc hại cho người lao động. Tuy vậy tại phân xưởng mạ nồng độ hơi khí độc vẫn còn rất cao. Để xử lý hơi acid bốc lên khi ngâm tẩy các chi tiết cột thép Công ty sử dụng chất Rotropin (CH2)6N4 thả vảo bể acid để ức chế acid bốc hơi theo công nghệ của Hàn Quốc. Đồng thời tránh dùng các móc ngâm tẩy có dính kẽm ngâm vào bể gây phản ứng bốc mùi acid. Xử lý bụi Để xử lý khói bụi Công ty đã thực hiện việc trồng cây bên ngoài khuôn viên tất cả các phân xưởng, nhà kho, khắp các khuôn viên… Bảng 2.12: Bảng đánh giá mức độ bụi Stt Điểm đo Bụi trọng lượng (mg/m3) Tỷ lệ SiO2 tự do (%) 1 Máy mài ống nhựa Acrylic 105 16.4 2 Máy mài tiếp điểm đồng 58.5 2.7 TCVS 3733-2002/QĐ-BYT 8,0 2 (Nguồn phòng kỹ thuật) Nồng độ bụi tại các điểm lấy mẫu trong khu vực sản xuất đều cao hơn TCVS cho phép từ 7 – 13 lần. Ô nhiễm bụi ở mức nhiều đến rất nhiều. Điều này là do ở các vị trí đặt máy mài chưa được xếp vào phòng riêng và chưa có hệ thống hút bụi ngay tại chỗ. Đồng thời đường xá trong Công ty xuống cấp là nguyên nhân gây ra bụi bặm cho các phân xưởng. 2.2.3.3 Chăm sóc sức khoẻ người lao động Khám sức khoẻ định kỳ Hằng năm Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho toàn thể CBCNV. Từ năm 2003 đến nay không lao động nào bị mắc bệnh nghề nghiệp và phải nghỉ mất sức vì bệnh nghề nghiệp. Kết quả của các lần khám sức khoẻ đều được ghi lại để theo dõi. Bảng 2.13: Kết quả phân loại sức khoẻ người lao động từ năm 2003 – 2007 Đơn vị: người Thứ tự Năm Phân loại sức khoẻ người lao động Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V 1 2003 4 208 31 7 0 2 2004 4 207 32 6 0 3 2005 19 155 74 12 0 4 2006 4 207 32 6 0 5 2007 8 78 162 20 2 (Nguồn bộ phận y tế) Qua bảng ta thấy có dấu hiệu đáng báo động là năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11310.doc
Tài liệu liên quan