MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 1
1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 1
1.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc 1
1.1.2.Mục tiêu đánh giá thực hiện công việc 2
1.2. HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 3
1.2.1. Tiêu chuẩn thực hiện công việc 3
1.2.2. Đo lường thực hiện công việc 6
1.2.3. Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá 6
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 7
1.4. NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP 9
1.4.1. Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá, chu kỳ đánh giá 9
1.4.2. Lựa chọn người đánh giá và đào tạo người đánh giá 10
1.4.3. Thông tin phản hồi 10
1.5. VAI TRÒ PHÒNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC ĐÁNHGIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC .11
1.6. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP 12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 14
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 14
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Truyền tải điện 1 15
2.1.2.1 Chức năng 15
2.1.2.2 Nhiệm vụ 16
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Truyền Tải Điện 1 16
2.1.3.1. Sản lượng điện truyền tải 17
2.1.3.2. Tổn thất điện năng 17
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1 ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 18
2.2.1 Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ và quy trình công nghệ 18
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 19
2.2.3 Đặc điểm về lao động của Công ty Truyền Tải Điện 1 21
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1- EVN 24
2.3.1.Tổng quan về đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 24
2.3.1.1.Các hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện1 24
2.3.1.2.Nhận thức của lãnh đạo công ty về đánh giá thực hiện công việc 25
2.3.2. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc 25
2.3.2.1. Triển khai hệ thống đánh giá thực hiện công việc 25
2.3.2.2. Mục đích của hệ thống 38
2.3.3. Hệ thống chấm điểm vận hành an toàn 41
2.3.3.1. Triển khai hệ thống chấm điểm vận hành an toàn 41
2.3.3.2. Mục đích của hệ thống 49
2.3.4. Nhận xét về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 50
2.3.4.1.Nhận xét của người lao động 50
2.3.4.2 Nhận xét chung 53
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1- TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 56
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 56
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 57
3.2.1.Xây dựng các văn bản phân tích công việc 57
3.2.2.Đối tượng đánh giá, chu kỳ đánh giá 59
3.2.3.Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 59
3.2.4. Phương pháp đánh giá thực hiện công việc 62
3.2.5 Lựa chọn người đánh giá và phương pháp đánh giá.82
3.2.6 Phỏng vấn đánh giá.83
3.2.7 Mục đính của hệ thống đánh giá 86
3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY VÀ VỚI CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TY 87
3.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo công ty 877
3.3.2. Kiến nghị với các phòng ban chức năng trong công ty 88
3.3.2.1. Kiến nghị với phòng tổ chức lao động- tiền lương 88
3.3.2.2. Kiến nghị với các phòng ban khác 89
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc đơn vị. Sau khi đã thảo luận, cuối cuộc họp thư ký sẽ ghi lại vào biên bản chấm điểm.
Với trưởng phòng ban chức năng, kết quả đánh giá thực hiện công việc sẽ được thông báo đến từng phòng ban, nếu các trưởng phòng này không có thắc mắc gì thì kết quả đó sẽ được công nhận. Nếu có thắc mắc, khi đó trưởng hội đồng thi đua sẽ giải thích cho trưởng phòng ban chức năng đó rồi thỏa thuận cùng đi đến kết quả cuối cùng. Như vậy thông tin phản hồi về kết quả đánh giá chưa được thực hiện chính thức.
2.3.2.2. Mục đích của hệ thống
Kết quả của hệ thống này được sử dụng vào 3 mục đích chính là:
- Đánh giá để xét nâng ngạch, bậc lương.
Theo bản lương của nhà nước, chu kỳ nâng lương của mỗi cá nhân là 2 hoặc 3 năm. Cá nhân viết một bản tự đánh giá về những mặt được, chưa được trong thời gian giữ bậc lương rồi gửi cho người quản lý trực tiếp. Các đơn vị họp rồi thống kê những người được xét nâng lương rồi chuyển lên cho phòng lao động tiền lương xét duyệt. Như vậy, kết quả đánh giá thực hiện công việc qua các năm giữ bậc, ngạch lương sẽ là cơ sở xem xét người lao động đó có hoàn thành công việc không. Cụ thể, công ty quy định để được xét nâng ngạch, bậc lương thì người lao động phải “Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về chất lượng lẫn số lượng” Công ty Truyền tải điện 1, Quy chế bồi huấn, nâng bậc, 2005
không quy định cụ thể thế nào là “thường xuyên”, mức độ hoàn thành công việc cũng không quy định cụ thể. Từ trước tới nay, 100% số lao động đến kỳ nâng lương đều được xét nâng lương, chưa có trường hợp nào không được xét nâng lương do không hoàn thành tốt nhiệm vụ cả. Điều này cho thấy việc quy định hoàn thành tốt công việc được giao mới được xét nâng ngạch, bậc lương chỉ là quy định chứ chưa thực sự trở thành cơ sở để xét duyệt, nghĩa là vẫn có những người không hoàn thành tốt nhiệm vụ vẫn được xét lên bậc, ngạch lương như những người khác.
- Đánh giá để xem xét ký tiếp hợp đồng lao động: Với lao động mới được tuyển dụng, công ty sẽ ký hợp đồng lao động 1 năm, sau đó tùy trường hợp mà công ty ký hợp đồng ngắn hạn 2-3 năm hoặc không kỳ hạn.
Công ty thực hiện đánh giá thực hiện công việc cho lao động ngắn hạn để xem xét có ký tiếp hợp đồng lao động hay không. Tiêu chí đánh giá cũng dựa trên các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc như đã nêu ở trên. Thực tế đó chỉ là hình thức, 100 % lao động sau khi thử việc đều được xét và làm chính thức, chưa có trường hợp nào ngoại lệ từ năm 2005 đến nay. Kết quả tuyển dụng lao động:
Bảng 2.6. Số lao động được tuyển vào công ty và chuyển ra khỏi công ty
đơn vị:người
Năm
2005
2006
2007
Tuyển dụng vào công ty
115
265
280
Chuyển ra ngoài công ty
12
5
8
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo- Công ty Truyền tải điện 1
- Đánh giá làm cơ sở trả lương:
Để phát huy vai trò đòn bẩy của tiền lương, công tác đánh giá thực hiện công việc đảm bảo cho người lao động được hưởng phần thù lao tương xứng với lao động mà mình đã bỏ ra. Công ty thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc hàng quý tại các đơn vị, dựa vào đó để phân phối tổng quỹ lương cho từng đơn vị. Tại các đơn vị này lại đánh giá thực hiện công việc cho từng lao động theo từng tháng và dựa vào đó để trả lương cho người lao động. Trưởng các đơn vị xem xét đánh giá thực hiện công việc của từng cá nhân trong đơn vị mình rồi phân thành lao động xuất sắc, giỏi, lao động hoàn thành nhiệm vụ, tức xét hệ số năng suất cá nhân để tính tiền lương theo hiệu quả lao động của từng người lao động. Công thức tính tiền lương theo năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sản xuất, quản lý của người lao động:
“ Tiền lương = ( lương ngày x ngày công )cá nhân x Knscánhân ”
Knscánhân : hệ số năng suất cá nhân.
Hệ số năng suất cá nhân được quy định theo từng loại lao động. Cụ thể là:
- Lao động xuất sắc : Knscánhân = 1,2.
- Lao động giỏi : Knscánhân = 1,1.
- Lao động hoàn thành nhiệm vụ : Knscánhân = 1,0
- Lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ : Knscánhân = 0,1-0,9.
- Lao động vi phạm quy trình, quy phạm : Knscánhân = 0.
- Knscánhân của thủ trưởng các đơn vị chia thành 4 mức là: 0,5; 1,0; 1,1; 1,2.
Thực chất việc phân loại lao động mang tính chất bình quân hóa. Hầu hết tất cả mọi lao động trong công ty đều được xếp là lao động hoàn thành nhiệm vụ.
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực hiện công việc của công nhân của đội sửa chữa đường dây (9/2007)
Họ và tên
Hệ số lương
Công lao động
Hệ số năng suất
Trương Văn Nha
4,13
22
1,0
Phạm Hòa Bình
3,98
22
1,0
Phạm Văn Chung
3,28
22
1,0
Hà Văn Lạc
2,33
22
1,0
Đỗ Hùng Quang
2,33
22
1,0
Đào Quý Hùng
2,33
22
1,0
Trần Văn Bình
2,16
22
1,0
Không những tại đội sửa chữa đường dây mà ở hầu hết các bộ phận, đơn vị khác trong công ty, cán bộ lao động trong công ty đều có hệ số năng suất ở mức trung bình thể hiện qua bảng kết quả đánh giá thực hiện công việc (Phụ lục6). Qua bảng đánh giá thực hiện công việc cho thấy, công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 chưa phân loại rõ được người lao động, mang xu hướng bình quân hóa rõ rệt. Số lao động đạt loại lao động giỏi là 12 người, chỉ có 2 người chưa hoàn thành nhiệm vụ trong tổng số người đánh giá là 192 người. Tức số lao động loại giỏi chỉ chiếm 6,25% và lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ chiếm 1%, như vậy, đa số lao động đều được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ.
2.3.3. Hệ thống chấm điểm vận hành an toàn
2.3.3.1. Triển khai hệ thống chấm điểm vận hành an toàn
*Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng chấm điểm vận hành an toàn bao gồm toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty trừ các chức danh sau: nhân viên nhà điều dưỡng Cửa Lò, nhân viên nhà khách Hàng Bún, nhân viên vườn hoa cây cảnh, nhân viên nhà trẻ mẫu giáo, nhân viên y tế chuyên trách tại các đơn vị trực thuộc. Còn lại đều là đối tượng đánh giá của hệ thống này và được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có thang điểm và phương pháp chấm điểm riêng. Việc phân chia nhóm như vậy rất cần thiết vì với mỗi đối tượng khác nhau có sự đóng góp vào an toàn chung của công ty khác nhau. 3 nhóm đó là:
“Nhóm 1:
- Công nhân, kỹ sư trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý vận hành sửa chữa, thí nghiệm hiệu chỉnh đường dây và trạm biến áp 220-500KV.
- Công nhân lái xe phục vụ công tác trực sự cố; điều tra, xử lý sự cố lưới Truyền tải điện.
- Công nhân trực thông tin ( 24/24) phục vụ công tác quản lý vận hành, sửa chữa lưới truyền tải điện tại các Trạm biến áp, các đội đường dây, các Truyền tải điện khu vực.
- Đội trưởng, trạm trưởng; đội phó, trạm phó; kỹ thuật viên các đội đường dây, các trạm biến áp 220-500KV.
- Trưởng, phó các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Chánh phó Giám đốc Công ty, Trưởng, phó các phòng Kỹ thuật đường dây, Kỹ thuật trạm, kỹ thuật an toàn, Viễn thông, Điều độ máy tính, nhân viên trực ca B01.
Nhóm 2:
- Bộ phận gián tiếp ( Làm nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, nghiệp vụ) tại cơ quan Công ty và các đơn vị trực thuộc, các chức danh Đảng, đoàn thể ( trừ các chức danh đã nói ở nhóm 1 và các chức danh không được hưởng vận hành an toàn tại điểm 1.2 văn bản này).
- Nhân viên bảo vệ tuần tra canh gác tại các đội đường dây đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, tại các trạm biến áp.
- Công nhân cơ khí, Công nhân sửa chữa ô tô.
- Công nhân vệ sinh công nghiệp và cấp dưỡng.
Nhóm 3:
- Công nhân lái xe những ngày không phục vụ công tác trực sự cố; điều tra, xử lý sự cố lưới truyền tải điện.
- Nhân viên bảo vệ tuần tra canh gác cơ quan Công ty, trụ sở các Truyền tải điện và Nhân viên bảo vệ tuần tra cach gác tại các phòng, các đội có trụ sở xung quanh Hà Nội, nhân viên bảo vệ kho Công ty.
- Nhân viên văn thư, đánh máy, lưu trữ, nhân viên hành chính quản trị, nhân viên phục phụ, tại Cơ quan Công ty và tại các đơn vị trực thuộc.
- Nhân viên phục vụ tại các đội đường dây, các trạm biến áp 220-500KV” Công ty Truyền tải điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hướng dẫn thực hiện chế độ thưởng vận hành an toàn , Số 908/CV-TTĐ1-LĐTL, ngày 12 tháng 5 năm 2006.
Các nhóm đã được phân thành các nhóm rất hợp lý. Các lao động có mức độ ảnh hưởng tới vận hành an toàn như nhau vào cùng một nhóm, sự phân chia nhóm lao động theo tính chất công việc, mức độ tham gia trực tiếp vào vận hành truyền tải điện của công ty là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Trong đó nhóm I là nhóm có ảnh hưởng lớn nhất và nhóm III có ảnh hưởng ít nhất đến vận hành an toàn nói chung. Tuy rằng để vận hành an toàn thì tất cả các khâu, các bước, các bộ phận khi vận hành phải đảm bảo an toàn, nhưng mức độ ảnh hưởng đến vận hành an toàn không phải là như nhau. Nhóm I bao gồm những người mà quyết định, hoạt động sản xuất của họ ảnh hưởng trước nhất, trực tiếp nhất đến quá trình vận hành truyền tải điện. Không có lao động nhóm I thì Công ty không thể hoạt động được, có thể thiếu lao động nhóm II, nhóm III nhưng không thể không có lao động nhóm I. Từ nhóm I đến nhóm III, mức độ đóng góp vào vận hành an toàn chung của Công ty giảm dần. Điều này cho thấy, Công ty đã có sự phận biệt về thưởng vận hành an toàn đối với các nhóm đối tượng khác nhau.
* Người đánh giá: không quy định rõ ràng bằng văn bản. Trong thực tế, các đơn vị, phòng ban tự họp rồi bình bầu.
* Chu kỳ đánh giá: Chu kỳ chấm điểm vận hành an toàn là theo hàng tháng. Chu kỳ đánh giá chưa hợp lý vì chỉ đối với cán bộ công nhân viên mới được đánh giá về chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ được giao, còn trưởng đơn vị, phòng ban chức năng thì đánh giá theo chu kỳ quý, mà trong tiêu chuẩn đánh giá ở hệ thống này cũng áp dụng tiêu thức này để đánh giá. Tiêu chuẩn đánh giá công ty quy định như sau:
* Tiêu chuẩn đánh giá:
Vì khen thưởng của công ty chủ yếu là thưởng vận hành an toàn, công ty đã thiết lập các tiêu chuẩn chấm điểm vận hành an toàn cho từng nhóm lao động như đã trình bày ở trên. Do đặc điểm của truyền tải điện, vận hành an toàn không phải là một thành tích của cá nhân mà đó là sự đóng góp chung của tập thể toàn công ty vì vậy việc thưởng vận hành an toàn mang ý nghĩa lớn. Cho dù tiền thưởng vận hành an toàn chỉ chiếm một phần trong quỹ lương nhưng có tác dụng lớn trong việc kích thích người lao động, làm người lao động có ý thức tự giác nâng cao an toàn trong vận hành lưới điện.
Theo quy định của Công ty, cụ thể chỉ tiêu xét thưởng được quy định :
“ An toàn về thiết bị:
- Không có sự cố chủ quan, sự cố vĩnh cửu.
- Phát hiện kịp thời và tổ chức xử lý có hiệu quả những khiếm khuyết có thể dẫn đến sự cố lưới Truyền tải điện.
- Suất sự cố dưới mức cho phép.
- Không dể xảy ra mất an toàn, cháy nổ đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ thi công…được giao quản lý vận hành.
An toàn về con người:
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm và các quy định về an toàn, vệ sinh lao động; vệ sinh môi trường.
- Không có tai nạn về lao động kể cả tai nạn giao thông trên đường đi làm và trên đường từ cơ quan, nơi công tác về nhà.
Hoàn thành nhiệm vụ được giao:
- Hoàn thành mọi nhiệm vụ theo chức danh công tác được giao( kể cả nhiệm vụ đột xuất) đúng tiến độ với chất lượng cao.
-Chấp hành nghiêm nội quy và kỷ luật lao động. Tuyệt đối không bỏ vị trí vận hành, đánh bài ăn tiền, uống rượu bia say trong giờ làm việc, trong công sở.”8, Công ty Truyền tải điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hướng dẫn thực hiện chế độ thưởng vận hành an toàn , Số 908/CV-TTĐ1-LĐTL, ngày 12 tháng 5 năm 2006.
Như vậy, về cơ bản tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc đã bao gồm tiêu chuẩn chấm điểm vận hành an toàn. Tuy nhiên, đối với lao động quản lý, lao động khối phòng ban chức năng thì chỉ tiêu an toàn thiết bị, an toàn con người chưa hợp lý, hai chỉ tiêu này chỉ thích hợp khi đánh giá lao động trực tiếp mà thôi. Bên cạnh đó, Dựa trên các chỉ tiêu lựa chọn, đối với mỗi nhóm lao động lại có một thang chấm điểm riêng:
Bảng 2.8. Thang điểm cho nhóm I
Số TT
Chỉ tiêu
Điểm tối thiểu
Điểm tối đa
1
An toàn thiết bị.
0
30
2
An toàn về con người
0
30
3
Hoàn thành nhiệm vụ được giao
0
40
Cộng
0
100
Nguồn: hướng dẫn chấm điểm vận hành an toàn-Phòng lao động tiền lương.
Nếu 1 trong các điều sau xảy ra thì đơn vị sẽ bị cắt thưởng cả quý:
“+ Tự mình, do vi phạm quy trình, quy phạm gây sự cố thoáng qua, sự cố vĩnh cửu nghiêm trọng hoặc kéo dài thời gian xử lý sự cố do chủ quan,
+ Do chất lượng công tác thấp dẫn đến gây sự cố thoáng qua, chỉ quan, sự cố vĩnh cửu chủ quan nghiêm trọng hoặc kéo daid thời gian xử lý sự cố do chủ quan,
+ Làm hỏng hóc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ thi công gây hậu quả nghiêm trọng,
+Gây tai nạn lao động nghiêm trọng kể cả tai nạn giao thông trên đường đi làm và trên đường từ cơ quan, nơi công tác về nhà, làm chết từ 1 người trở lên hoặc làm bị thương nặng từ 2 người trở lên.”9 Công ty Truyền tải điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hướng dẫn thực hiện chế độ thưởng vận hành an toàn , Số 908/CV-TTĐ1-LĐTL, ngày 12 tháng 5 năm 2006
Bảng 2.9. Thang điểm nhóm II
Số TT
Chỉ tiêu
Điểm tối thiểu
Điểm tối đa
1
An toàn thiết bị.
0
25
2
An toàn về con người
0
35
3
Hoàn thành nhiệm vụ được giao
0
35
Cộng
0
95
Tương tự như quy định với nhóm I, nếu người lao động trong nhóm II vi phạm một trong các điều quy định thì đơn vị sẽ bị cắt thưởng cả quý. Ngoài những điều quy định giống như nhóm I, nhóm II còn có thêm một số các quy định như sau:
“+ Không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao do năng lực hoặc do vụ lợi, sách nhiễu, phiền hà các đơn vị trực thuộc gây ách tắc trong sản xuất quản lý.
+ Trong giải quyết công việc có biểu hiện đùn đẩy, né tránh, thiếu sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các bộ phận liên quan dẫn đến ách tắc trong sản xuất quản lý
+ Gây ra các hiện tượng tiêu cực trong đơn vị.”10, Công ty Truyền tải điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hướng dẫn thực hiện chế độ thưởng vận hành an toàn , Số 908/CV-TTĐ1-LĐTL, ngày 12 tháng 5 năm 2006.
Bảng 2.10. Thang điểm nhóm III
Số TT
Chỉ tiêu
Điểm tối thiểu
Điểm tối đa
1
An toàn thiết bị.
0
20
2
An toàn về con người
0
20
3
Hoàn thành nhiệm vụ được giao
0
35
Cộng
0
75
Ngoài những quy định như đối với nhóm I ngoại trừ quy định về “chất lượng công tác thấp gây ra sự cố thoáng qua, sự cố vĩnh cửu chủ quan nghiêm trọng hoặc kéo dài thời gian sử lý sự cố do chủ quan” thì còn có thêm một số các quy định bổ sung cho nhóm III như sau:
“ + Không hoàn thành nhiệm vụ. Thường xuyên có hiện tượng đi muộn về sớm. Thái độ phục vụ kém, thiếu văn minh lịch sự. Chây lười, đùn đẩy nhiệm vụ. Để mất mát tài sản, phương tiện…
+ Gây ra các hiện tượng tiêu cực trong đơn vị”
Như vậy, ta thấy đối với các nhóm lao động khác nhau phân biệt bằng thang điểm. Đóng góp của từng nhóm lao động tới vận hành an toàn chung là khác nhau, vì thế các nhóm lao động khác nhau có thang điểm khác nhau là điều rất hợp lý. Về điều kiện để đơn vị có thể được xét thưởng vận hành an toàn tương đối hợp lý, tuy nhiên, trong cả 3 nhóm lao động đều quy định nếu 1 cá nhân gây tai nạn giao thông thì đơn vị đó không được hưởng vận hành an toàn là chưa hợp lý. Việc gặp tai nạn giao thông có thể lỗi không nằm ở phía người lao động, mặt khác Nhà nước cũng có hẳn luật giao thông để điều chỉnh những hành vi vi phạm. Vì thế việc vi phạm trật tự an toàn giao thông đã có pháp luật xử lý, không cần phải đưa vào trong quy định về cắt thưởng vận hành an toàn nữa.
Hội đồng thi đua có quyền trừ điểm vận hành an toàn theo bội số 5 nhưng không quy định cách thức trừ điểm, số điểm bị trừ này không hạn chế.Tuy nhiên việc trừ điểm không được quy định rõ ràng, vì thế rất dễ mắc phải lỗi thiên vị trong khi đánh giá.
Thực tế, nhiều đơn vị, phòng ban còn lơ là việc chấm điểm vận hành an toàn. Nếu không có sự cố xảy ra thì hầu hết người lao động sẽ được hưởng tiền thưởng vận hành an toàn. Chính vì sự không kiểm tra chặt chẽ của các cấp lãnh đạo nên việc chấm điểm vận hành an toàn cũng mắc phải lỗi xu hướng trung bình thể hiện rõ nhất qua kết quả đánh giá.
Bảng2.11.Thanh toán thưởng vận hành an toàn của đội sửa chữa
TT
Họ và tên
HS lương
HS phụ cấp
Lương ngày (đồng)
Ngày công làm việc
Điểm thưởng VHAT
Thành tiền (Đồng)
1
Trương Văn Nha
4.13
0.05
28.592
22
95
525,864.06
2
Phạm Hoà Bình
3.98
0.03
20.632
22
95
364,031.01
3
Phạm Văn Chung
3.28
0.02
22.704
22
95
329,662.08
4
Hà văn Lạc
2.33
0.01
16.128
22
95
166,053.89
5
Đỗ Hùng Quang
2.33
0.02
16.128
22
95
166,763.52
6
Đào Quý Hùng
2.33
0.01
16.218
22
95
166,980.53
….
40
Trần Văn Bình
2.16
0.02
14.952
22
95
143,419.58
Cộng
Nguồn: phòng lao động tiền lương
Hầu hết cán bộ, công nhân viên tại các phòng ban đều đạt điểm thưởng vận hành an toàn là 95 điểm. Lỗi đó không chỉ do các tiêu chuẩn chấm điểm vận hành gây nên mà chủ yếu do sự chấp hành chưa nghiêm túc của các phòng ban, đơn vị trực thuộc. Ngoài ra đó còn do thiếu sự kiểm tra chặt chẽ của phòng Tổ chức- Đào tạo và phòng Lao động- Tiền lương cũng như sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.
* Phương pháp đánh giá: Đây là đánh giá theo phương pháp thang đo đánh giá đồ họa. Với mỗi tiêu thức ứng với một mức điểm. Tuy nhiên mức điểm khác nhau ở mỗi tiêu thức thể hiện sự không đồng nhất.
* Phỏng vấn đánh giá: Vì việc chấm điểm chưa được các bộ phận, đơn vị, phòng ban thực hiện nghiêm túc nên việc phản hồi thông tin chưa được thực hiện một cách chính thức và đầy đủ. Chấm điểm vận hành an toàn được thực hiện song song với hệ thống đánh giá thực hiện công việc, phỏng vấn đánh giá của hệ thống chấm điểm vận hành an toàn và hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho nhóm 1 được thực hiện cùng lúc thông qua họp chính thức hàng tháng..
2.3.3.2. Mục đích của hệ thống
Mục đích chấm điểm an toàn để đánh giá làm cơ sở bình xét thi đua, khen thưởng. Tại Công ty Truyền tải điện 1 cũng như các công ty trong ngành điện khác nói chung đều có một khoản thưởng dành cho công nhân viên, gọi là thưởng vận hành an toàn. Đây là khoản thưởng mà ngành điện khác với các ngành khác do công tác đảm bảo an toàn được đặt lên hàng đầu. Công ty tổ chức chấm điểm vận hành an toàn, dựa vào đó để xét số tiền thưởng mà người đó được thưởng.
TVHAT = (Hcn x LMIN ) x 20% x (ĐT: 100) x (Nc: 22)
Trong đó: TVHAT: Thưởng vận hành an toàn
Hcn: hệ số lương
ĐT: Điểm vận hành an toàn
Nc: ngày công
Vì mục đích chính là khuyến khích toàn bộ công nhân viên trong công ty, góp phần nâng cao ý thức vận hành an toàn lưới điện nên việc xét thưởng như vậy rất hợp lý.
2.3.4. Nhận xét về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1
2.3.4.1.Nhận xét của người lao động
Thực hiện điều tra bằng bảng hỏi, với muc đích thăm dò ý kiến người lao động về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1-Tập đoàn Điện lực Việt Nam về các mặt gồm : mục đích của đánh giá thực hiện công việc, chu kỳ thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc, người đánh giá thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc và thông tin phản hồi về kết quả đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1. Từ đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp hợp lý hơn.
Sau khi thực hiện điều tra với quy mô là 30 cán bộ công nhân viên, em thu được kết quả như sau:
Ý kiến của người lao động về mục đích của đánh giá thực hiện công việc tại công ty:
Đồ thị 2.12.Kết quả bảng hỏi tại Công ty Truyền Tải Điện 1 về mục tiêu đánh giá thực hiện công việc
Qua bảng trên cho thấy, phần lớn các cán bộ lao động trong công ty đều có nhận thức khá tốt về đánh giá thực hiện công việc đặc biệt về mục đích khen thưởng và trả lương. Còn mục tiêu để ký hợp đồng lao động và làm cơ sở đào tạo tuyển dụng thì chưa được nhận thức rõ bằng 2 mục đích trước. Tuy nhiên, cũng gần một nửa số người được hỏi đã có nhận thức về mục đích của đánh giá thực hiện công việc. Mục đích làm cơ sở tuyển dụng, đào tạo, ký hợp đồng lao động có ít người chọn nhất nhưng cũng có tới 40 % người chọn. Điều này phản ánh sự nhận thức của người lao động tới đánh giá thực hiện công việc rất tốt.
Ý kiến của người lao động về chu kỳ thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc
Đồ thị 2.13.Kết quả bảng hỏi về chu kỳ đánh giá
Qua điều tra cho thấy, đa số lao động (41% người được hỏi) đều nhất trí đánh giá thực hiện công việc hàng quý là hợp lý nhất. 26 % số người được hỏi cho rằng đánh giá tháng là hợp lý nhất, 26 % cho rằng đánh giá theo 6 tháng là hợp lý. Trong khi chỉ có 10 % ủng hộ việc đánh giá theo năm. Vậy, người lao động cũng thấy việc đánh giá hiện nay theo tháng là chưa hợp lý vì thường những công việc mà họ đảm nhận thường kéo dài hơn 1 tháng.
Ý kiến của người lao động về người đánh giá thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc
30/30 người được hỏi đều đồng tình rằng người lãnh đạo trực tiếp là người đánh giá là hợp lý nhất. Như vậy, người lao động cũng đồng tình chọn người lãnh đạo trực tiếp làm người đánh giá. Có 3 người vừa chọn người đánh giá là người lãnh đạo trực tiếp, vừa chọn bản thân là người đánh giá. Họ có ý kiến cho rằng người đánh giá chính vẫn là lãnh đạo, tuy nhiên cần có sự tham khảo từ phía bản thân người lao động. Đây cũng là ý kiến tốt vì có thể hạn chế phần nào đánh giá chủ quan của người lao động.
Ý kiến của người lao động về thông tin phản hồi thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc
Đồ thị2.14.Kết quả bảng hỏi tại Công ty Truyền Tải Điện 1 về thông tin phản hồi
Công ty đã thực hiện tốt công tác phản hồi thông tin vì hầu hết các nội dung cần thiết đã được đưa ra trao đổi, thảo luận.
Ngoài ra về việc phản hồi thông tin thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc 100% người được hỏi cho rằng hình thức tốt nhất mà mọi người thấy hợp lý là gặp riêng cá nhân thay cho họp công khai như hiện tại. Điều này phần nào cho thấy người lao động không thoải mái khi tham gia vào phản hồi thông tin thông qua các cuộc họp. Người lao động cho rằng sẽ dễ dàng hơn cho cả người lao động cũng như người lãnh đạo trực tiếp nhất là khi trao đổi về những mặt chưa đạt của người lao động.
2.3.4.2 Nhận xét chung
Ưu điểm:
+ Có bản mô tả công việc và bản yêu cầu của công việc với người thực hiện
+ Việc chia thành từng nhóm lao động để chấm điểm vận hành an toàn rất hợp lý.
+ Việc lựa chọn người đánh giá rất hợp lý.
Nhược điểm:
+ Hệ thống đánh giá quá rắc rối dẫn đến tình trạng chồng chéo.
+ Chưa thực hiện tốt đào tạo lãnh đạo trực tiếp để thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc.
+ Chưa có tiêu chuẩn cụ thể, tiêu thức đưa ra còn chưa hợp lý, nhiều hạn chế. Nguyên nhân do chưa có bản tiêu chuẩn thực hiện công việc dưới dạng viết.
+ Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc
- Chủ yếu dùng để tính tiền lương, thưởng, trong khi mục đích quan trọng nhất là hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động còn với đánh giá vận hành an toàn để nâng cao ý thức đảm bảo an toàn trong vận hành đối với mỗi lao động. Vì thế trong phỏng vấn đánh giá mới chỉ đưa ra kết quả phân loại lao động chứ chưa chú trọng đến hoàn thiện công việc của người lao động. Đó cũng là lý do mà công ty thực hiện đánh giá theo tháng. Đây cũng là điều chưa hợp lý của hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1.
- Đánh giá thực hiện công việc với kỷ luật lao động
. Công ty Truyền Tải Điện 1 có địa bàn quản lý rất rộng vì thế việc quản lý kỷ luật lao động gặp rất nhiều khó khăn. Tuy tình trạng vi phạm kỷ luật, tệ nạn xã hội vẫn có nhưng vẫn không bị kỷ luật. từ năm 1990 đến nay chỉ có 3 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do vi phạm kỷ luật. Công tác đánh giá thực hiện công việc chưa phải là cơ sở để ra quyết định kỷ luật lao động.
- Chưa phải là cơ sở để xác định đào tạo lao động, hoàn thiện thực hiện công việc của người lao động.
+ Công tác đánh giá thực hiện công việc, đánh giá vận hành an toàn tại công ty chưa thật chuẩn xác, không được thực hiện một cách nghiêm túc và mang tính bình quân chủ nghĩa.
+ Chu kỳ đánh giá ngắn, chưa phù hợp.
+ Vai trò phòng nhân sự với công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Truyền tải điện 1 còn mờ nhạt, nhất là trong việc kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc. Chưa đưa ra được hệ thống đánh giá phù hợp.
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1- TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
- Kế hoạch sản xuất năm 2007-2009:
+ Điện năng truyền tải: 21 tỷ Kwh
+ Tổn thất điện năng: 2,1%
+ Giá trị sửa chữa lớn: 29,667 tỷ đồng
+ Đầu tư xây dựng cơ bản: 95,368 tỷ đồng
- Nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện, quản lý thiết bị, quản lý kỹ thuật, đảm bảo an toàn lưới điện quốc gia.
- Nâng cao dần chất lượng, thực hiện tốt đại tu, thí nghiệm định kỳ vật tư, thiết bị để đạt theo chuẩn quốc tế nhằm hạn chế thấp nhất các sự cố và lượng hao hụt điện năng trong quá trình truyền tải.
- Một vấn đề quan trọng và cấp bách đối với không chỉ công ty truyền tải điện 1 đó là khâu đào tạo cán bộ, công nhân. Công ty coi đây là một trong các vấn đề then chốt của công ty vì công nghệ ngày một hiện đại hơn, tiên tiến hơn, phức tạp hơn, để vận hành tốt, an toàn thì cần phải có một đội ngũ cán bộ công nhân có khả năng đáp ứng được nhu cầu vận hành cũng như quản lý lưới điện. Hơn nữa, công ty đặc biệt yêu cầu chấp hành kỷ luật vận hành, phương án tổ chức thi công để đảm bảo an toàn, không để xảy ra sự cố. Ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34890.doc