Công ty Cổ Phần Xây Dựng Thương Mại An Phát được thành lập trên cơ sở của một tổ hợp nhỏ.Trước khi thành lập Công ty, các thành viên cũ đã có kinh nghiệm tham gia thi công xây dựng nhiều công trình với những qui mô vừa và nhỏ. Mọi thành viên trong công ty luôn tự hào về truyền thống của dân tộc không ngừng học hỏi và phát triển sẵn sàng hướng tới tương lai khẳng định chất lượng: “ Đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng”.
Công ty luôn phấn đấu trở thành một doanh nghiệp mạnh, mở rộng kinh doanh đầu tư phát triển một sổ ngành nghề tiềm năng, đẩy mạnh cổ phần hoá chiến lược về đào tạo, phát triển và quản lý nhânlực là yếu tố quyết định sự phát triển của Công ty.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật tại công ty Cổ phần xây dựng thương mại An Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào?
Mục tiêu đào tạo phải rõ ràng, cụ thể và có thể đánh giá được.
Việc xác định mục tiêu đào tạo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và là cơ sở để đánh giá trình độ chuyên môn của học viên trong tổ chức. Như vậy ta thấy, việc đào tạo rất cần thiết để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả làm việc của người được đào tạo.
1.3.4.Xây dựng nội dung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là một kế hoạch giảng dậy tổng quát cho biết những kiến thức, kỹ năng nào cần dậy và trong bao lâu trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp.
Xây dựng chương trình hợp lý phù hợp với mục tiêu đề ra cần có những phân tích cụ thể, chính xác và kỹ lưỡng. Đây là viêc xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dậy các môn học, khối lượng bài giảng, thời gian giảng dậy, người cán bộ đào tạo phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên giảng dạy và căn cứ vào bản phân tích công việc.
1.3.5. Lựa chọn phương pháp đào tạo.
Muốn lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp phải được dựa trên các yếu tố:
Đối tượng đào tạo;
Mục tiêu đào tạo;
Nội dung đào tạo;
Nguồn kinh phí đào tạo.
Việc lựa chọn đúng phương pháp đào tạo là một điều kiện thuận lợi cho việc truyền thụ kiến thức cho các học viên.
Lựa chọn phương pháp đào tạo phải phù hợp với yêu cầu đặc điểm sản xuất kinh doanh, kinh phí đào tạo.
1.3.6. Lựa chọn cơ sở đào tạo và lựa chọn giáo viên
Chất lượng giáo viên là yếu tố có vai trò góp phần quyết định chất lượng của khoá đào tạo. Vì vậy, việc lựa chọn giảng viên phải phù hợp để truyền tải tốt nhất các nội dung cần đào tạo tới học viên.Việc lựa chọn giảng viên thường căn cứ vào các tiêu chí sau:
- Kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực cần đào tạo;
- Khả năng sư phạm;
- Quản lý thời gian tốt;
- Nhạy cảm;
- Sáng tạo, nhiệt tình;
Việc lựa chọn giáo viên có thể căn cứ vào trình độ đào tạo mà chọn cán bộ trong công ty hay là thuê ngoài.
Bên cạnh đó công ty phải lựa chon các cơ sở đào tạo cho phù hợp với kế hoạch đã vạch ra trên cơ sở các nguồn lực, kinh phí của công ty.
1.3.7.Tính toán kinh phí đào tạo.
Chi phí cho đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo. Chi phí cho đào tạo đó là khoản chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội liên quan đến chương trình đào tạo. Người lập kế hoạch đào tạo phải tính toán các chi phí:
1.3.7.1. Chi phí cơ hội
Là khoản thu mất đi khi người lao động đi học nhưng không phải khoản thu cụ thể có thể xác định mà là những khoản thu không cụ thể như: những việc ở tổ chức giao cho người khác làm không được bảo đảm ảnh hưởng đến những tổ chức cấp dưới…Chi phí cơ hội khó xác định nên khi dự tính chi phí đào tạo người ta chủ yếu xét tới chi phí trực tiếp.
1.3.7.2. Chi phí trực tiếp cho Đào tạo.
Là khoản chi phí bỏ ra để đào tạo cho người lao động, bao gồm:
- Tiền lương và học phí trả cho người lao động khi tham gia đào tạo;
- Tiền lương trả cho người quản lý trong thời gian họ quản lý những người đang đào tạo;
- Tiền thù lao trả cho giáo viên đào tạo và bộ phận giúp việc;
- Những khoản trả cho cố vấn, cho những tổ chức liên quan và bộ phận bên ngoài khác;
- Chi phí mua sắm các dụng cụ giảng dạy và trang thiết bị học tập;
Muốn đào tạo, tổ chức cần dự tính được các loại chi phí này và phải dự trù thêm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành đào tạo. Đồng thời phải xác định các nguồn kinh phí cho đào tạo bao gồm:
Ngân sách Nhà nước;
Quỹ đào tạo của doanh nghiệp;
Đóng góp của các tổ chức, cá nhân;
Tài trợ của các tổ chức, cá nhân;
Chương trình dự án;
Vốn vay ngắn hạn và dài hạn…
1.3.8. Tổ chức, kiểm soát chương trình và cập nhật hồ sơ đào tạo.
Sau các quá trình trên cán bộ đào tạo tiến hành tổ chức và kiểm soát chương trình đào tạo dựa trên những kế hoạch đã vạch ra.
Người quản lý đào tạo phải thường xuyên kiểm soát chương trình đào tạo để có biện pháp điều chỉnh cần thiết các sự cố ngoài dự tính và cập nhật hồ sơ thường xuyên.
Cán bộ đào tạo phải thường xuyên phối hợp với cán bộ giảng dạy để quản lý các công đoạn đào tạo này.
1.3.9. Đánh giá công tác đào tạo.
Đánh giá chương trình đào tạo nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu đề ra từ trước, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp cho công tác đào tạo. Về bản chất, đánh giá là việc so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra. Đánh giá cho chúng ta biết mục tiêu đào tạo đã đạt được ở mức độ nào để có những điều chỉnh phù hợp.
Sau quá trình đào tạo người làm công tác đào tạo cần phải đánh giá lại quá trình đào tạo. Xác định các mục tiêu đề ra đã đạt được chưa.Trong các khâu đào tạo khâu nào tốt khâu nào chưa tốt để có giải pháp cho lần sau.
Để đánh giá công tác đào tạo người quản lý đào tạo có thể thực hiện các biện pháp đánh giá sau:
Đánh giá theo mục tiêu;
Đánh giá theo lợi ích và chi phí;
Đánh giá theo thái độ, hành vi, kiến thức của người lao động sau đào tạo;
Đánh giá theo năng suất lao động, an toàn lao động….
Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI AN PHÁT.
2.1.Tổng quan về công ty Cổ phần xây dựng thương mại An Phát.
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty.
2.1.1.1. Tên đầy đủ của công ty.
CÔNG TY CP XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI AN PHÁT.
Tên giao dịch: AN PHÁT TRADING CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.
Điện thoại : 04. 6366827 Fax: 04. 6366827.
Địa chỉ: Số 4/2/23 Giếng Mứt- Bạch Mai – Trương Định- Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Văn phòng: Số 393 Kim Ngưu- P. Vĩnh Tuy- Hai Bà Trưng- Hà Nội.
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ Phần Xây dựng Thương mại An Phát được thành lập từ năm 2004, hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Ngày đầu mới thành lập công ty chỉ có 10 người. Vốn điều lệ: 4.500.000.000 đ ( Bốn tỷ, năm trăm triệu đồng). Nhưng sau 5 năm hoạt động với những nỗ lực vượt khó khăn thử thách bước đầu cho đến nay công ty đã hội nhập được các kiến trúc sư, kỹ sư chuyên viên kỹ thuật, cán bộ công nhân viên tâm huyết yêu nghề, đã có bề dãy kinh nghiệm. Công ty đã tham gia xây dựng, tư vấn, sửa chữa nhiều hạng mục công trình : Xây dựng các khu đô thị, thiết kế công trình dân dụng…với chất lượng cao.
Hội đồng quản trị và các thành viên trong công ty không ngừng phấn đấu nỗ lực hết mình khai thác tiềm năng vốn có của công ty, tranh thủ mọi nguồn lực, đưa hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả và liên tục phát triển, từng bước mở rộng liên doanh liên kết mang lại thương hiệu uy tín, chất lượng.
Mọi thành viên trong công ty luôn tự hào về truyền thống của dân tộc không ngừng học hỏi và phát triển sẵn sàng hướng tới tương lai khẳng định chất lượng: “ Đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng”.
Công ty luôn phấn đấu trở thành một doanh nghiệp mạnh, mở rộng kinh doanh đầu tư phát triển một sổ ngành nghề tiềm năng, đẩy mạnh cổ phần hoá chiến lược về đào tạo, phát triển và quản lý nhânlực là yếu tố quyết định sự phát triển của Công ty.
2.1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Công ty An Phát là công ty cổ phần, hạch toán độc lập, hoạt động trong lĩnh xây dựng và sản xuất gia công cơ khí. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng, kỹ thuật hạ tầng.
Lắp đặt hệ thống điện lạnh. điện dân dụng, hệ thống nước.
Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng;
Sản xuất, mua bán và lắp đặt trang thiết bị nội ngoại thất.
Thiết kế kết cấu, biện pháp và tổ chức thi công các công trình.
Sản xuất và mua bán các sản phẩm cơ khí.
Mua bán, cho thuê máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ công trình xây dựng.
2.1.1.4.Chức năng, nhiệm vụ công ty.
Chức năng:
Xây dựng, kinh doanh các mặt hàng đã được dăng ký trong giấy phép kinh doanh.
Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác các nguộn vật tư nhân lực tài nguyên của đát nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.
Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
Nhập khẩu các nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất khẩu thành phẩm các loại, phụ tùng ô tô.
Nhiệm vụ:
Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiem chỉnh các quy định của pháp luật.
Tuân thủ luật pháp của nhà nước về quản lý tài chính, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tu mở rộng đổi mới trang thiết bị, hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách nhà nước.
Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng doanh thu tiêu thụ.
2.1.1.5.Mục tiêu kinh doanh.
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Thương Mại An Phát được thành lập trên cơ sở của một tổ hợp nhỏ.Trước khi thành lập Công ty, các thành viên cũ đã có kinh nghiệm tham gia thi công xây dựng nhiều công trình với những qui mô vừa và nhỏ. Mọi thành viên trong công ty luôn tự hào về truyền thống của dân tộc không ngừng học hỏi và phát triển sẵn sàng hướng tới tương lai khẳng định chất lượng: “ Đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng”.
Công ty luôn phấn đấu trở thành một doanh nghiệp mạnh, mở rộng kinh doanh đầu tư phát triển một sổ ngành nghề tiềm năng, đẩy mạnh cổ phần hoá chiến lược về đào tạo, phát triển và quản lý nhânlực là yếu tố quyết định sự phát triển của Công ty.
2.1.1.6.Tổ chức bộ máy.
Thi công xây dựng là loại hình sản xuất mang tính đặc thù riêng và vị trí thi công sản phẩm luôn thay đổi theo công trình. Do vậy cần phải có bộ máy tổ chức quản lý công ty có đặc điểm riêng tuỳ theo từng công trình mà có thể áp dụng các sơ đồ tổ chức khác nhau, công ty có sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY:
ĐỘI
XDCT DÂN DỤNG T LỌI
PHÒNG TÀI VỤ KẾ TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC
PHÒNG KỸ
THUẬT KẾ
HOẠCH
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
XƯỞNG GIA CÔNG CƠ KHÍ
ĐỘI
X D NỘI THẤT
Nguyên tắc chung:
- Đảm bảo quyền tập trung quản lý và chỉ đạo xuyên suốt của Giám đốc công ty.
- Giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị.
- Phân cấp toàn diện các mặt bao gồm trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, và lợi ích kèm theo.
- Từng đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao bằng phương pháp, biện pháp tốt nhất, đảm bảo an toàn, tốc độ, đúng tiến độ, đạt chất lượng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đem lại hiệu quả kinh tế.
- Mọi hành vi vi phạm của mỗi người trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là cán bộ chủ chốt phải tự chịu trách nhiệm trước quản lý trực tiếp và pháp luật, kể cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tiền, bằng hiện vật, bằng tài sản và trách nhiệm khác theo quy định của Công ty và pháp luật hiện hành.
2.1.2. Chiến lược phát triển của công ty.
2.1.2.1.Về định hướng phát triển.
- Xây dựng và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu thị trường và có sức cạnh tranh cao, đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội,
đồng thời cũng sẽ tạo thị trường cho các ngành công nghiệp khác phát triển.
- Tập trung đào tạo và phát triển cán bộ đặc biệt là công nhân kỹ thuậtcó trình độ cao, bắt kịp với công nghệ hiện đại, khoa học ngày càng phát triển trên toàn thế giới. Vì vây, đào tạo, phát triển công nhân kỹ thuật công ty là một trong những yếu tố góp phần vào việc làm cho công ty ngày càng vững mạnh.
- Liên kết, hợp tác với các cơ sở, công ty cùng ngành và những đơn vị liên quan góp phần làm cho hoạt động của công ty luôn trôi chảy, đều đặn.
2.1.2.2. Mục tiêu kinh doanh.
Công ty cổ phần xây dựng thương mại An Phát được thành lập trên cơ sở của một tổ hợp nhỏ.Trước khi thành lập Công ty, các thành viên cũ đã có kinh nghiệm tham gia thi công xây dựng nhiều công trình với những qui mô vừa và nhỏ. Mọi thành viên trong công ty luôn tự hào về truyền thống của dân tộc không ngừng học hỏi và phát triển sẵn sàng hướng tới tương lai khẳng định chất lượng: “ Đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng”.
Công ty luôn phấn đấu trở thành một doanh nghiệp mạnh, mở rộng kinh doanh đầu tư phát triển một sổ ngành nghề tiềm năng, đẩy mạnh cổ phần hoá chiến lược về đào tạo, phát triển và quản lý nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của công ty.
2.1.3. Các thành tích đạt được.
Những năm gần đây trong bối cảnh có nhiều biến động phức tạp về chính trị – kinh tế toàn cầu nhưng công ty cổ phần xây dựng thương mại An Phát vẫn nỗ lực vượt qua và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra.
2.1.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh đạt được qua các chỉ tiêu chủ yếu
năm 2008 của Công ty .
Biểu 2.1: Bảng kết quả kinh doanh năm 2008.
( Đơn vị tính: nghìn đồng)
STT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Năm 2008
Kết quả thực hiện năm 2008
% thực hiện với kế hoạch.
(%)
I
Tổng sản lượng
14.179,5
15.330,6
108.1
Trong đó:
1
-Xây dựng
4.705,3
4.963,3
105,4
2
-Sản xuất công nghiệp.
5.562,2
6.105,2
109,7
3
-Thương mại dịch vụ.
3.912
4.262,1
108,9
II
Doanh thu
13.179,8
13.964,7
105.9
Trong đó:
1
-Xây dựng
4.150,4
4.554,2
109,7
2
-Sản xuất công nghiệp.
5.060,2
5.278.5
104,3
3
-Thương mại dịch vụ.
3.969,2
4.131
104,1
(Nguồn: Phòng kế hoạch- tổng hợp).
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Về tổng sản lượng:
Nhìn chung , kết quả thực hiện năm 2008 so với kế hoạch đã đề ra tăng 8.1%. Như vậy, ta thấy rằng năm 2008 là năm làm ăn khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới thế nhưng giá trị tổng sản lượng của công ty nhìn chung vẫn tăng tuy là không nhiều. Đây cũng là điều rất mùng chứng tỏ công ty vẫn làm ăn tốt, vẫn trên đã phát triển.
Trong đó, ngành xây dựng tăng 5.4% so vơí kế hoạch đã đề ra. Đây là một trong những ngành chính của công ty mang lại doanh thu lớn và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng không ngừng. công ty đã tích cực thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, nhanh chóng đưa các công trình vào sử dụng phục vụ kịp thời yêu cầu sản xuất.Ngành sản xuất công nghiệp tăng 9.7% so với kế hoạch đã đề ra. Đây cũng là ngành chính của công ty trong việc sản xuất ra các thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng nói chung. Ngành thương mại dịch vụ cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng so với kế hoạch là 8.9%.
Về doanh thu:
So với kế hoạch đặt ra thì doanh thu của công ty tăng được 5.9%. Đây cũng là điều đáng mừng chứng tỏ công ty vẫn làm ăn tốt và phát triển đều trong năm 2008 đầy biến động.Trong đó, ngành xây dựng tăng 9.7% so với kế hoạch, sản xuất công nghiệp tăng 4.3% và thương mại dịch vụ tăng 4.1% so với kế hoạch.
2.1.3.2.Về công trình đã thi công năm 2008.
Biểu 2.2: Một số công trình đã thi công năm 2008.
STT
Tên công trình
Đơn vị chủ đầu tư
Tổng giá trị
( triệu đồng)
1
Xây dựng nhà xưởng
Công ty Goshi- Thăng Long
2.500
2
Thi công san nền
Licogi 12
1.200
3
Xây lắp, hạ tầng
Cty TM – XD Bạch Đằng
2.800
4
Xây dựng công nghiệp
Cty VLXD- XNK
500
5
Xây lắp, cơ khí
Cty than nội địa
800
6
Xây dựng công nhiệp
Cty ACECOOK
2.600
7
Xây dựng, làm đường
Cây xăng QL1- Bắc Ninh
800
8
Công trình dân dụng
Cty XNK- vật liệu Điện
600
9
Xây dựng ngân hàng
NH Công thương KCN Bắc Hà Nội
700
10
Làm kho chứa hàng
Nhà máy BEEN- Việt Nam
1.150
…
…
…
…
( Nguồn: Phòng kỹ thuật kế hoạch).
Nhận xét:
Qua bảng sổ liệu về một số công trình đã thi công của công ty năm 2008 ta thấy công ty cũng đã có những công trình với giá trị lớn. Đồng thời, công ty cũng đã hợp tác được với những công ty, những đơn vị khác để có những hợp đồng xây dựng cho công ty.
2.1.3.3. Về đầu tư phát triển.
Công ty cổ phần xây dựng thương mại An Phát rất chú trọng vào việc đầu tư phát triển tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường hoà nhập. Công ty luôn hoàn thiện các công trình và đầu tư vào tân trang làm cho nơi làm việc luôn luôn thoải mái để người lao động làm việc với kết quả cao nhất và có cơ hội bày tỏ sáng kiến của mình.
Năm 2008 công ty đã đầu tư mở rộng xưởng cơ khí với số vốn đầu tư 100 triệu đồng. Đồng thời công ty cũng đã mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, thi công công trình và phục vụ văn phòng số tiền là hơn 120 triệu đồng.
2.1.3.4. Về khoa học kỹ thuật.
Xác định khoa học kỹ thuật là động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển,Công ty cổ phần xây dựng thương mại An Phát đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động khoa học kỹ thuật:
- Quản lý ở văn phòng qua mạng vẫn hoạt động tốt và là công cụ không thể thiếu. Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và công nghệ thông tin ngày càng cần thiết và rất quan trọng trong việc quản lý. Chính vì vậy, công ty luôn luôn cập nhật những thông tin mới và theo kịp với sự phát triển của xã hội.
- Hoàn thiện hơn mạng máy tính nội bộ của công ty, giúp các phòng ban trong công ty có thể thông tin cho nhau môt cách dễ dàng và kịp thời.
Các đơn vị thiết kế đẩy mạnh việc ứng dụng các phần mềm vào quá trình thiết kế, rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty.
Ngày đầu mới thành lập công ty chỉ có 8 người nhưng sau 5 năm hoạt động hiện nay công ty đã có trên 200 lao động. Trong đó, có trên 30 công nhân viên quản lý và văn phòng; trên 30 cán bộ lao động kỹ thuật; trên 70 công nhân kỹ thuật và các lao động khác.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Là lực lượng nòng cốt rất quan trọng chỉ ra hướng đi cho công ty. Nếu đúng đắn công ty sẽ ngày càng phát triển và đi lên, còn ngược lại thì công ty sẽ ngày càng đi xuống. Hiện tại công ty có hơn 30 cán bộ quản lý, lãnh đạo công ty.
- Cán bộ lao động kỹ thuật:
Là những cán bộ được đào tạo có hệ thống, chịu khó tự học tập, rèn luyện, tích luỹ kiến thức trong thực tiễn sản xuất, nhưng đôi lúc còn chậm được bổ sung cập nhật kiến thức mới một cách liên tục. Hiện tại công ty có trên 30 cán bộ lao động kỹ thuật.
- Công nhân kỹ thuật:
2.1.5. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho các đơn vị phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh những năm trước mắt và lâu dài, Công ty đã triển khai công tác đào tạo đội ngũ lao động như sau:
- Tăng cường tuyển dụng lao động mới có chất lượng; Là những lao động mới tốt nghiệp ở các trường họ sẽ có cái nhìn mới tiên tiến.
- Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật;
- Tổ chức đưa cán bộ kỹ thuật đi đào tạo và luôn cập nhật công nghệ mới vào quá trình sản xuất, xây dựng giúp cho công việc được thuận lợi và kết quả tốt hơn.
Để đáp ứng với năng lực sản xuất và trang thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao bổ sung nguồn nhân lực ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn. Đó cũng là điều mà công ty luôn luôn quan tâm.
2.2. Phân tích, đánh giá và dự kiến nhu cầu công nhân kỹ thuật tại công ty.
Sau hơn 5 năm xây dựng và phát triển, với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn công ty; Những năm qua công ty cũng đã có những bước tiến quan trọng trong tổ chức xây dựng đội ngũ lao động, sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển năng lực, đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ chuyên ngành. Để có thể xây dựng, sản xuất với kết quả tốt ngoài những yêu cầu về thiết bị công nghệ đặc thù của ngành, cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, chuyên viên nghiệp vụ và công nhân kỹ thuật chuyên ngành giỏi để đảm đương và gánh vác nhiệm vụ nặng nề của Công ty. Công nhân kỹ thuật là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và rất quan trọng. Công ty có trên 70 công nhân kỹ thuật phục vụ cho việc xây dựng, sản xuất và lắp ống nước.
2.2.1. Đánh giá nhu cầu về công nhân kỹ thuật của công ty trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2008.
2.2.1.1. Theo lĩnh vực kinh doanh.
Biểu 2.3 :Nhu cầu công nhân kỹ thuật 2007, 2008 .
(Đvt: Người)
TT
LĨNH VỰC SXKD
Năm 2007
Năm 2008
Tốc độ tăng.
(%)
1
Xây dựng công trình
35
40
114.3
2
Sản xuất công nghiệp
16
17
106.3
3
Lắp đặt điện nước
12
13
108.3
TỔNG SỐ
63
70
111.1
(Phòng tổ chức lao động)
Qua bảng trên ta thấy, theo lĩnh vực kinh doanh thì số lượng công nhân kỹ thuật của công ty năm 2008 so với năm 2007 là tăng 11.1%, tức là số lượng công nhân kỹ thuật năm sau tăng hơn so với năm trước chứng tỏ quy mô công ty ngày càng lớn cần phải tăng thêm công nhân để đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong đó, xây dựng công trình tăng 14.3%, sản xuất công nghiệp tăng 6.3% và lắp đặt điện nước tăng 8.3%.
Các sản phẩm chủ yếu:
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, kỹ thuật hạ tầng…
Lắp đặt hệ thống điện lạnh, điện dân dụng, hệ thống nước.
Sản xuất, mua bán và lắp đặt trang thiết bị nội ngoại thất…
2.2.1.2. Chi tiết theo từng loại công nhân kỹ thuật.
Biểu 2.4:Nhu cầu nhân lực công nhân kỹ thuật của công ty năm 2007 và 2008.
(Đvt: người)
TT
Công nhân kỹ thuật
Năm 2007
Năm 2008
1
Thợ lái cẩu, xe
5
6
2
Thợ lái xúc, ủi
2
3
3
Thợ bê tông
5
6
4
Thợ mộc mẫu
3
3
5
Thợ xây trát
8
9
6
Thợ giàn giáo
4
4
7
Thợ vận hành máy và thiết bị
4
5
8
Thợ sơn trang trí
3
3
9
Thợ tiện, phay, bào
6
8
10
Thợ hàn, tôi
2
3
11
Thợ định hình
2
3
12
Thợ đường dây
1
2
13
Thợ điện dân dụng
2
3
14
Thợ điện lạnh
3
3
15
Hệ thống nước
3
3
16
Các loại thợ khác
10
11
Tổng số
63
75
Tốc độ(%)
100
119.1
(Phòng tổ chức lao động)
Qua bảng trên ta thấy nhìn chung số lượng công nhân kỹ thuật của công ty năm 2007 có tăng so với năm 2008 và tăng 19.1%. Điều đó cũng phần nào chứng tỏ được sự hoạt động của công ty. Công ty không ngừng tăng trưởng và phát triển thì mới cần them lực lượng công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu công việc. Tuy nhiên số lượng tăng them là không nhiều .
2.2.1.3. Theo độ tuổi.
Biểu 2.5: Phân loại công nhân kỹ thuật theo độ tuổi của công ty năm 2008.
Nhóm tuổi
Số lượng
( người)
Tỷ lệ (%)
25 - 35
30
42.2%
36 - 45
25
35.2%
46 - 55
11
15.5%
Trên 55
5
7.1%
Tổng số
71
100 %
(Phòng tổ chức lao động)
Nhận xét:
Qua biểu 2.6 ta thấy lực lượng công nhân kỹ thuật của công ty chủ yếu có tuổi đời từ 25 đến 45 tuổi. Đây là độ tuổi người lao động làm việc hiệu quả nhất. Với nhóm tuổi 25 đến 35 tuổi có 30 người chiếm tỷ lệ là 42.2% trong tổng số lưc lượng công nhân kỹ thuật toàn công ty; Đây là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Tiếp theo đó là nhóm tuổi từ 36 đến 45 tuổi có 25 người chiếm tỷ lệ 35.2%. là nhóm tuổi có số lượng đứng thứ hai. Tiếp đó là nhóm tuổi từ 46 đến 55 tuổi có 11 người chiếm 15.5% ổtong tổng số công nhân kỹ thuật. Và cuối cùng là nhóm trên 55 tuổi có 5 người chiếm tỷ lệ 7.1% trong tổng số. Đây chủ yếu là những công nhân kỹ thuật có thâm niên cao, có kinh nghiệm và năng lực nhằm truyền lại cho thế hệ sau.
2.2.1.4. Theo cấp bậc thợ.
Biểu 2.6:Phân loại công nhân kỹ thuật theo cấp bậc thợ của
công ty năm 2008.
Bậc thợ
Số lượng ( người)
Tỷ lệ (%)
Bậc 2
8
10.9
Bậc 3
13
17.8
Bậc 4
20
27.5
Bậc 5
16
21.9
Bậc 6
9
13.7
Bậc 7
5
8.2
Tổng số
71
100
Nhận xét:
Qua biểu 2.7 ta thấy theo cấp bậc thợ thì chủ yếu là bậc 3/7, bậc 4/7 và bậc 5/7 chiếm tỷ lệ nhiều trong tổng số công nhân kỹ thuật. Thợ bậc 4 là 20 người chiếm tỷ lệ 27.5% trong tổng số. Thợ bậc 5 là 16 người chiếm 21.9% trong tổng số . Thợ bậc 3 là 13 người chiếm 17.8% trong tổng số. Đó là những bậc có tỷ lệ cao hơn trong số 7 bậc.Cùng với tuổi đời như trên thể hiện một lực lượng lao động vừa có sức khoẻ vừa có trình độ tay nghề và kinh nghiệm; Là một lực lượng tiềm tàng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ sắp tới của công ty.
Và thấp nhất là công nhân bậc 7 có 5 người chiếm tỷ lệ là 8.2%. Đây là những công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có trình độ và kinh nghiêm rất cần cho công ty. Họ có thể là những người hướng dẫn những người bậc thấp hơn để hoàn thành công việc một các tốt hơn.
2.2.1.5. Đâù tư phát triển.
- Nâng cấp, mở rộng và đầu tư vào chiều sâu nhằm nâng cao năng lực, chất lượng công trình và sản phẩm.
- Hợp lý hoá cơ cấu sản xuất kinh doanh từng ngành nhằm nâng cao chất lượng, năng lực.
- Tập trung xây dựng đồng thời nâng cấp các cơ sở hiện có.
2.2.1.6. Khoa học công nghệ.
- Tập trung nâng cao chất lượng thiết kế và tư vấn thiết kế;
- Hoàn thiện hệ thống mạng vi tính nội bộ và ứng dụng phần mềm trong quản lý các hoạt động kinh tế của công ty.
2.2.2. Dự kiến nhu cầu công nhân kỹ thuật của toàn công ty đến năm 2011.
Với kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty như trên, đòi hỏi công ty cổ phần xây dựng thương mại An Phát phải có một nguồn nhân lực đủ mạnh tương ứng để đảm đương được các nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Trong đó đội ngũ công nhân kỹ thuật là lực lượng lao động đông đảo, giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định thành, bại trong quá trình phát triển của Công ty.
2.2.2.1. Theo lĩnh vực kinh doanh.
Biểu 2.7 :Nhu cầu công nhân kỹ thuật 2007, 2008 và dự kiến đến 2011.
(Đvt: Người)
TT
LĨNH VỰC SXKD
Năm 2007
Năm 2008
Năm kế hoạch (người)
2009
2010
2011
1
Xây dựng công trình
35
40
44
62
81
2
Sản xuất công nghiệp
16
17
21
40
45
3
Lắp đặt điện nước
12
13
14
16
20
TỔNG SỐ
63
70
79
118
146
(Phòng tổ chức lao động)
Nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111204.doc