Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty May 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU, MẪU SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 5

I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.Khái niệm. 5

2.Mục đích của đào tạo và phát triển. 5

3.Ý nghĩa của đào tạo và phát triển. 6

4.Tác dụng của đào tạo và phát triển. 6

II.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN. 7

1.Các phương pháp đào tạo trong công việc. 7

1.1.Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc. 7

1.2.Đào tạo theo kiểu học nghề. 7

1.3.Đào tạo theo kiểu kèm cặp và chỉ bảo. 8

1.4.Luân chuyển và thuyên chuyển công việc. 8

2.Các phương pháp đào tạo ngoài công việc. 8

2.1.Mở các lớp cạnh xí nghiệp 9

2.2.Đào tạo tại các trường chính qui. 9

2.3.Hội nghị, thảo luận. 9

2.4.Đào tạo theo kiểu chương trình hoá có sự trợ giúp của máy tính. 9

2.5.Đào tạo có sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn. 9

2.6.Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm. 10

2.7.Đào tạo theo kiểu mô hình ứng xử. 10

2.8.Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ( đào tạo tại bàn giấy). 10

III.XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN. 10

1.Các vấn đề về mặt chiến lược. 11

1.1.Tại sao tổ chức cần đầu tư cho đào tạo phát triển? 11

1.2.Phải tiến hành loại chương trình đào tạo và phát triển nào? 11

1.3.Ai cần được đào tạo? 12

1.4.Ai sẽ là người cung cấp chương trình đào tạo và phát triển? 12

1.5.Làm thế nào để đánh giá chương trình đào tạo và phát triển? 12

2.Tiến trình xây dựng chương trình đào tạo và phát triển. 13

2.1.Xác định nhu cầu đào tạo phát triển. 13

2.2.Xác định mục tiêu đào tạo phát triển. 16

2.3.Xác định đối tượng đào tạo phát triển 17

2.4.Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo phát triển. 17

2.5. Dự tính chi phí đào tạo phát triển. 18

2.6.Lựa chọn và đào tạo giáo viên. 19

2.7.Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo và phát triển. 20

2.7.1.Đánh giá chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 20

2.7.2. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển. 21

IV.Sự cần thiết của đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Công ty 23

CHƯƠNG II:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY MAY 10 25

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ SẢN XUẤT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY MAY 10. 25

1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty May 10 25

2. Đặc điểm về sản xuất và kinh doanh của Công ty MAY 10 ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. 27

2.1.Cơ cấu tổ chức của Công ty May 10 và chức năng các phòng ban. 27

2.1.1.Tổng giám đốc 27

2.1.2.Phòng kế hoạch. 28

2.1.3.Phòng kinh doanh. 28

2.1.4.Phòng kỹ thuật. 28

2.1.5.Ban đầu tư phát triển 28

2.1.6.Phòng tài chính kế toán 28

2.1.7.Văn phòng Công ty 29

2.1.8.Phòng chất lượng(QA) 29

2.1.9. Trường công nhân kỹ thuật may thời trang 29

2.2.Thị trường và ngành nghề kinh doanh của Công ty 31

2.3.Đặc điểm về vốn 31

2.4.Trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu của Công ty. 32

2.5. Đặc điểm lao động của Công ty 33

3. Những khó khăn thuận lợi của Công ty May 10. 36

3.1 Thuận lợi 37

3.1.1 Trong sản xuất 37

3.1.2 Trong kinh doanh phục vụ 37

3.1.3 Trong đào tạo phát triển 38

3.1.4 Trong các hoạt động khác của Công ty 38

3.2 Khó khăn 38

3.2.1 Trong sản xuất 38

3.2.2 Trong kinh doanh phục vụ 39

3.2.3 Trong đào tạo phát triển 39

3.2.4 Các công tác khác 39

II.PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY MAY 10 40

1.Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty May 10. 40

1.1. Căn cứ xác định nhu cầu đào tạo và phát triển 41

1.2.Lập kế hoạch đào tạo 42

 1.2.Môc tiªu ®µo t¹o vµ ph¸t triÓn cña C«ng ty. 43

1.2.Môc tiªu ®µo t¹o vµ ph¸t triÓn cña C«ng ty. 44

1.3.Tæ chøc thùc hiÖn ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o 44

1.6.Lựa chọn giáo viên cho chương trình đào tạo và phát triển 49

1.4.Giám sát chương trình đào tạo và phát triển 49

1.5.Đánh giá kết quả và lưu hồ sơ. 49

2. Nhận xét đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển của Công ty. 51

2.1. Những kết quả đã đạt được. 51

2.2.Một số tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển 56

CHƯƠNG III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY 10 60

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 60

1. Mục tiêu chung 60

2.Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực: 61

II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 61

1.Hoàn thiện đội ngũ cán bộ chuyên trách đào tạo. 61

2.Hoàn thiện hơn nữa việc thực hiện qui trình và thủ tục đào tạo. 62

2.1.Xác định nhu cầu đào tạo sát với nhu cầu thực tế : 62

2.2.Đa dạng hoá các loại hình đào tạo 63

2.2.Đa dạng hoá các loại hình đào tạo 64

2.3. Mở rộng nội dung đào tạo 64

2.4.Thực hiện đánh giá các chương trình đào tạo một cách khoa học và có hiệu quả. 65

3.Nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên. 65

4.Đào tạo và phát triển gắn với khuyến khích người lao động. 66

KẾT LUẬN 68

Nông Thị Ngọc BíchTài liệu tham khảo 68

Tài liệu tham khảo 69

PHỤ LỤC 70

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO 72

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
danh mục sản phẩm của Công ty. Dưới đây là những loại hình kinh doanh chính của Công ty : - Gia công xuất khẩu - FOB xuất khẩu - Nội địa 2.3.Đặc điểm về vốn * Bảng 1:Tình hình tài chính của Công ty May 10 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 Tổng vốn kinh doanh 37,862 39,718 Trong đó: -Vốn cố định -Vốn lưu động 29,276 8,586 30,332 9,386 Vốn bằng tiền 1,172 1,486 Vốn chủ sở hữu - Ngân sách cấp - Tự bổ sung 53,189 13,6 39,589 56,203 14,3 41,903 Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn 95,9 73,4 18,5 116 101 15 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng KT-TC) Vốn là một nhân tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty, là một công cụ cần thiết để bước đầu sản xuất kinh doanh rồi đến việc tái mở rộng sản xuất. Cũng như một số doanh nghiệp khác, MAY 10 có nguồn vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng đáng kể, nó được bổ xung và tích luỹ hàng năm. Với nguồn vốn như vậy ta có thể khẳng định tình hình tài chính của Công ty May 10 là rất ổn định, khả năng huy động vốn là rất tốt, tốc độ chu chuyển vốn nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động cao. 2.4.Trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu của Công ty. Công ty rất chú trọng vào công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hiện đại hoá sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động. Tính cho đến nay, ngoài những thiết bị đã có, Công ty còn đầu tư thêm hai dây truyền sản xuất của Ba Lan, của Pháp. Đặc biệt do nhu cầu thị trường ngày càng phong phú, đa dạng, tăng cao cả về chất lượng và số lượng cho nên Công ty đã tiến hành đầu tư thêm các dây chuyền thiết bị hiện đại của Đức, Italia, Đan Mạch... như dây chuyền, bàn trượt tự động, máy đơm cúc, máy dập mác... Việc đầu tư đó không chỉ làm tăng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng mà còn góp phần đa dạng hoá, hoàn thiện và phát triển sản phẩm. Trong năm 2003 vừa qua, Công ty đã đầu tư rất lớn vào trang thiết bị sản xuất bao gồm cả mua mới và xây lắp. Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp lên tới 75 tỷ VNĐ. Trong đó: Mua sắm máy móc, trang thiết bị là 63 tỷ, xây lắp là 12 tỷ. Một vấn đề bức xúc có lệ của Công ty đó là nguyên liệu. Đến nay hầu hết các đơn vị vẫn chưa chủ động được nguyên liệu, vẫn phải thu mua là chủ yếu. Do thông tin nắm bắt không đầy đủ về các nhà thầu phụ nên chất lượng nguyên phụ liệu không đảm bảo chất lượng và không đồng bộ khiến Công ty gặp nhiều khó khăn. Giải quyết vấn đề này không phải là điều đơn giản mà nó phải trải qua một quá trình gọi là quá trình phân công lại vùng nguyên liệu. Do đặc điểm sản xuất và máy móc thiết bị của doanh nghiệp, qui trình sản xuất các sản phẩm được thực hiện theo sơ đồ nước chảy mà trong đó bán thành phẩm được di chuyển tự do. * Sơ đồ 3 :Quy trình công nghiệp sản xuất áo sơ mi : Thiết kế mẫu Giác sơ đồ mẫu Cắt May Thêu Nhập kho thành phẩm Kiểm tra chất lượng sản phẩm Bao gói Thùa đính Là In Giặt mài Giặt mềm : Qui trình sản xuất chính : Qui trình sản xuất (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) 2.5. Đặc điểm lao động của Công ty Với nguồn nhân lực với qui mô lớn, lượng lao động biến động hàng năm nhiều, việc quản lý sử dụng lao động trong Công ty phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như tuyển dụng, đào tạo, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động... Để phù hợp với tình hình sản xuất và trình độ sản xuất với dây chuyền máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, lực lượng lao động của Công ty không ngừng được củng cố cả về chất lượng và số lượng. *Về mặt số lượng: Do yêu cầu về phát triển sản xuất và mở rộng quy mô doanh nghiệp nên số lượng lao động của Công ty tăng liên tục. Từ một Công ty chỉ có gần 1000 lao động đến nay đã nên tới hơn 5000 người. Với tổng số công nhân viên là 5368 người, làm thường xuyên cho Công ty suốt tất cả các ngày trong năm và hàng năm Công ty còn tuyển dụng thêm một số lượng người lao động rất đông, mặt khác số lượng người thì luôn lớn mạnh nhưng diện tích đất đai và phân xưởng thì lại không được gây dựng thêm cho nên Công ty đã mở rộng Công ty nhiều địa điểm mới trên đất Hà Nội và một số địa điểm khác như: tại Vị Hoàng, Đông Hưng, Hoa Phượng, Hưng Hà, Thái Hà... Do đặc điểm của sản xuất chủ yếu là lao động thủ công, lao động nữ là chủ yếu, chiếm khoảng 73,14 % tổng số lao động của toàn Công ty, nên thiệt hại cho Công ty không nhỏ. Hàng năm có rất nhiều phụ nữ lập gia đình, phụ nữ nghỉ thai nghén, nghỉ sinh con, Công ty phải mất hàng nghìn công cho nên gặp không ít khó khăn trong việc thu chi ngân sách, làm giảm tốc độ phát triển của Công ty. *Về mặt chất lượng: Ban giám đốc rất chú trọng đến chất lượng lao động để nhằm nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học bên ngoài về quản lý kinh tế, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, ngoại ngữ, nâng cấp bậc cho công nhân. Hiện nay, Công ty có 595 người có trình độ đại học, có 4000 người có trình độ trung cấp, cao đẳng, bậc thợ bình quân của công nhân toàn Công ty là 4/7. Nếu đem so sánh với các Công ty sản xuất nói chung và Công ty sản xuất MAY 10 nói riêng thì Công ty MAY 10 có số nhân viên đạt trình độ đại học cũng như trình độ chuyên môn của công nhân là khá nhất, điều này đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Thu nhập bình quân tháng đạt 1.110.000 đ/ người/ tháng, vượt 11.07% so với kế hoạch đề ra. Trong đó: Tại May 10: 1.571.000 đ/ người/ tháng Tại Vị Hoàng: 650.000đ/người/tháng Tại Đông Hưng: 646.000đ/ người/ tháng Tại Hoa Phượng: 746.000đ/ người/tháng Tại Hưng Hà: 707.000đ/ người/ tháng Tại Thái Hà: 918.000đ/ người/tháng *Bảng 2: Thống kê về lao động Đơn vị: người Năm Tổng LĐ LĐ trực tiếp LĐ gián tiếp Trình độ Nghề Đại học CĐTH May Cắt Là 1999 3107 2703 404 214 255 2137 240 220 2000 3303 2807 496 253 246 2278 280 210 2001 3643 3023 620 286 273 2395 250 280 2002 4089 3475 614 282 242 2889 270 272 2003 5368 4704 664 315 280 4079 310 270 (Nguồn:Ban TC-HC, Công ty May 10) Bảng 3: Tổng kết các hoạt động năm 2003 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch 2003 (KH) Thựchiện 2003 (TH) So sánh TH/KH 2003(%) So sánh TH 2003/2002 1 Giá trị TổngSL Triệu đ 80.000 81.711 101.25 118.97 2 Tổng doanh thu Triệu đ 320.000 357.695 111.8 137.58 Gia công xuất khẩu Triệu đ 96.000 104.688 109.05 162.3 FOB Triệu đ 159.000 181.807 144.34 139.31 KD trong nước Triệu đ 65.000 71.200 109.53 109.53 3 Lợi nhuận Triệu đ 5445 5500 104.01 110.00 4 Nộp ngân sách Triệu đ 2292 2762 120.51 116.34 5 Giá trị xuất khẩu 1000$ 72.500 72.579 100.11 123.90 6 Giá trị nhập khẩu 1000$ 41.932 30.814 73.48 121.13 7 Bình quân thu nhập 1000đ 1300 1444 111.07 106.49 9 Đầu tư XDCB Triệu đ 70.000 75.000 107.14 324.68 (Nguồn: Phòng Kế hoạch, Công ty May 10) *Tình hình Ban Tổ chức - Hành chính của Công ty May 10 - Đặc điểm Ban Tổ chức hành chính nằm trong khối văn phòng của Công ty, bao gồm 3 bộ phận với tổng số cán bộ nhân viên là 24 người: .Bộ phận Tổ chức-an toàn lao động:12 người .Bộ phận Hành chính phục vụ: 8 người .Bộ phận tổ xe: 4 người + Độ tuổi trung bình của CBCNV trong ban còn rất trẻ, có sức khoẻ, có khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh: Bộ phận TC-ATLĐ là 31 tuổi, HCPV là 32 tuổi, Tổ xe là37 tuổi. + Về trình độ chuyên môn: .Bộ phận Tổ chức-an toàn lao động: trình độ Đại học 8/12= 83,3% .Bộ phận Hành chính phục vụ: trình độ Đại học 7/8= 87,5% .Bộ phận tổ xe đều được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ lái xe. + Về trình độ ngoại ngữ : đa số đều có trình độ tiếng Anh A trở lên, có 9/24 người có trình độ Anh C trở lên. - Tình hình một số hoạt động của ban TC-HC + Công tác Tổ chức lao động tiền lương: .Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực tuyển dụng lao động, bổ xung lao động cho các dây chuyền sản xuất: tuyển dụng được 1922 lao động, ký hợp đồng cho 1634 lao động, xây dựng kế hoạch và phối hợp với trường đào tạo tổ chức học nâng cao tay nghề cho 609 lao động, đề xuất hội đồng xét nâng bậc nâng lương cho 760 lao động. .Nâng cao chất lượng quản lý hồ sơ nhân sự, tổ chức bổ sung kịp thời các phát sinh trong sổ bảo hiểm xã hội, giải quyết đúng và đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động: giải quyết chế độ thôi việc cho 153 lao động, chuyển công tác cho 16 lao động, giải quyết chế độ hưu cho 64 lao động, tổ chức hoàn thiện và cấp sổ BHXH cho 344 lao động. + Công tác an toàn vệ sinh lao động. . Duy trì tốt việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 trong toàn Công ty. Tổ chức huấn luyện AT- VSLĐ cho 100% cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. . Tiếp nhận và giải quyết 350 hồ sơ bảo hiểm thân thể cho người lao động với tổng số tiền là 120 triệu đồng. . Xét thưởng 79 sáng kiến cải tiến với tổng giá trị tiền thưởng là 15.700.000 đồng. 3. Những khó khăn thuận lợi của Công ty May 10. Trong năm 2003, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty May 10 diễn ra trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn. Nền chính trị xã hội ổn định của Việt Nam đã tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển, tạo ra một môi trường đầu tư đầy hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư và kinh doanh trong và ngoài nước đến đặt hàng. Trước cơ hội đó, Công ty May 10 với uy tín chất lượng hàng đầu của mình đã nắm bắt một cách nhanh nhạy với giải pháp thị trường và chiến lược sản phẩm sắc bén, đúng đắn, mở ra hướng đi mới cho Công ty. Ngoài việc củng cố các thị trường xuất khẩu vốn có của Công ty, việc thị trường Mĩ mở ra với những tháng đầu năm chưa bị áp đặt hạn ngạch đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng qui mô, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, doanh nghiệp còn vấp phải một số khó khăn do sự thiếu đồng bộ và điều kiện sản xuất, chất lượng nguyên phụ liệu trong nước không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường EU, Nhật Bản cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với thị trường mới là Mỹ, tuy mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng những đòi hỏi khắt khe của khách hàng về các đánh giá kiểm tra, trách nhiệm xã hội… cũng làm Công ty không khỏi lúng túng. Thêm nữa, hiện nay giá một số đầu vào như xăng dầu, chi phí vận chuyển, điện năng, nguyên phụ liệu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1 Thuận lợi 3.1.1 Trong sản xuất Việc cải tiến công tác tổ chức sản xuất, sắp xếp lại mặt bằng nhà xưởng, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cho các xí nghiệp thành viên đã bắt đầu phát huy tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, với việc đầu tư đúng hướng và có hiệu quả của Công ty đã tạo ra năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm cao hơn. Công ty đã thực hiện đầu tư có trọng điểm theo chiến lược phát triển và yêu cầu thị trường: Đầu tư theo chiều sâu ở May 10 và theo chiều rộng ở các đơn vị thành viên. Dây chuyền sản xuất của Công ty được sắp xếp lại và bổ xung thêm nhiều máy móc thiết bị, do đó hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Từ việc kết hợp duy trì và củng cố việc áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 trong phạm vi toàn Công ty và tiến hành áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm, đặc biệt, việc tổ chức dán tem chống hàng giả và đưa sợi chỉ bảo hiểm dệt vào nhãn mác của các sản phẩm tiêu thụ nội địa cũng tạo ra uy tín cao cho các sản phẩm của May 10. 3.1.2 Trong kinh doanh phục vụ Vấn đề thị trường đã được Công ty giải quyết rất đúng đắn, một mặt giữ vững và phát triển có hiệu quả các thị trường truyền thống (CHLB Đức, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…), Công ty đã tập trung khai thác mở rộng thị trường đầy tiềm năng là Mỹ. Mặt khác, Công ty đặc biệt coi trọng thị trường trong nước, phát triển mạnh mẽ hệ thống tiêu thụ sản phẩm ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng… củng cố hoạt động chi nhánh và mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Chính nhờ làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và nắm bắt được xu hướng tiêu dùng về sản phẩm, Công ty đã có nhiều cải tiến trong sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng nên hình ảnh sản phẩm có chất lượng của Công ty đối với khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, việc tham gia vào các kỳ hội chợ thương mại, triển lãm trong nước và quốc tế cũng góp phần khẳng định tên tuổi của Công ty đối với khách hàng. 3.1.3 Trong đào tạo phát triển Với đội ngũ lao động đông đảo với chất lượng lao động không ngừng được nâng cao, Công ty đang biến nguồn nhân lực của mình trở thành một vũ khí cạnh tranh chiến lược. Từ nhận thức sáng suốt về vai trò của con người, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty đã có những kế hoạch đào tạo, nâng cao cho năng lực của toàn bộ công nhân viên một cách hợp lý, tạo tiền đề cho việc phát triển mở rộng cả quy mô lẫn chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò của trường Công nhân Kỹ thuật May-Thời trang trong công tác đào tạo công nhân đã phát huy được hết hiệu quả của mình. Với quy mô và chất lượng đào tạo đã được khẳng định, trường đã cung cấp cho Công ty hầu hết số lượng công nhân cần thiết, đảm bảo trình độ kỹ thuật, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động của Công ty, giúp Công ty thực hiện công tác tuyển dụng công nhân một cách thuận lợi. 3.1.4 Trong các hoạt động khác của Công ty Công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ và thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người lao động được Công ty coi trọng tạo môi trường làm việc an toàn. Ban y tế và nhà trẻ là một trong những hoạt động của Công ty, góp phần thể hiện sự quan tâm tới người lao động của Công ty, giúp người lao động gắn bó trung thành với Công ty. 3.2 Khó khăn 3.2.1 Trong sản xuất Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc thiếu đồng bộ trong sản xuất gây không ít khó khăn cho Công ty. Công tác kế hoạch còn nhiều bất cập, chưa kịp thời ảnh hưởng đến năng suất lao động của Công ty. Công tác kỹ thuật vẫn còn sai sót, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ còn bị động và ít được đầu tư, chưa đáp úng được yêu cầu sản xuất. Thêm nữa, nhận thức của người lao động về đổi mới còn chậm, tư duy cũ, ngại áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khi công tác tổ chức sản xuất chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức, chưa thích hợp với tình hình mới. Các biện pháp khuyến khích và đẩy mạnh công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hơn chưa được quan tâm. 3.2.2 Trong kinh doanh phục vụ Do nghiệp vụ kinh doanh thương mại xuất khẩu chưa đủ mạnh, ít kinh nghiệm nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm trong nước chậm đổi mới, chưa kịp thời, chưa đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Do thiếu thông tin về các nhà thầu phụ cung cấp nguyên phụ liệu mà việc khai thác nguyên phụ liệu gặp nhiều khó khăn do chất lượng không bảo đảm và đồng bộ. Việc quản lý tiêu thụ tại các đại lý gặp nhiều khó khăn do số lượng nhiều và dàn trải. Việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm cũng làm cho chất lượng sản phẩm giảm, do sản phẩm thường được vận chuyển bằng đường biển. Ngoài ra, với đội ngũ trẻ nhưng kinh nghiệm chưa nhiều, hoạt động khối văn phòng, công tác tài chính kế toán còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc phối hợp các hoạt động trong Công ty. 3.2.3 Trong đào tạo phát triển Do số lượng lớn, nhu cầu đào tạo nhiều nhưng không đồng đều, lại thêm đòi hỏi của tình hình thị trường luôn biến động, nên công tác đào tạo không thể một sớm, một chiều có thể đáp ứng hết nhu cầu mà phải đào tạo trong một thời gian dài, liên tục mới có thể nâng cao trình độ người lao động, đáp ứng yêu cầu của Công ty. 3.2.4 Các công tác khác Người lao động trong Công ty đa phần là nữ do đặc thù ngành nên hiệu suất thời gian làm việc không cao do thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản… gây nhiều khó khăn trong duy trì sản xuất kinh doanh. II.Phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty May 10 1.Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty May 10. *Sơ đồ 4:Qui trình thủ tục đào tạo và phát triển của Công ty Xác định nhu cầu ĐT- PT Tổng hợp danh sách trình ban TGĐ Xem xét, phê duyệt Tiến hành ĐT- PT Đánh giá Kết thúc Lưu hồ sơ Đồng ý Không chấp nhận Nguồn: Xây dựng trên cơ sở qui trình đào tạo của Công ty. *Trách nhiệm đối với chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty May 10 - Tổng giám đốc: Phê duyệt kế hoạch đào tạo hàng năm, danh sách gửi đi đào tạo bên ngoài. - Giám đốc điều hành: Phê duyệt các quá trình đào tạo nội bộ, các tài liệu đào tạo nội bộ, tham gia đào tạo và cử giảng viên cho các khoá học nội bộ. - Phụ trách các đơn vị: Lập các nghiên cứu đào tạo thường xuyên cho các bộ phận, nhân viên tại đơn vị của mình. Tham gia vào việc biên soạn tài liệu, giảng dạy trong những khoá đào tạo nội bộ. - Chánh văn phòng: Tổng hợp nghiên cứu đào tạo toàn Công ty, lập kế hoạch đào tạo, lập quy trình đào tạo, thời gian đào tạo trong những khoá đào tạo ban đầu. Tổ chức các khoá đào tạo bên ngoài cũng như kiểm soát toàn bộ việc thực hiện các khoá đào tạo do Công ty tổ chức. Báo cáo lãnh đạo Công ty về các đợt đào tạo được thực hiện trong cuộc họp xem xét lãnh đạo cũng như khi có yêu cầu và báo cáo đột xuất khi cần thiết. - Phòng TC- HC : Ra thông báo về việc đăng ký nhu cầu đào tạo xuống các đơn vị trực thuộc, trưởng các đơn vị triển khai xuống cho người lao đọng, sau đó tổng hợp danh sách nhu cầu đào tạo và ý kiến mong muốn được đào tạo. Giám sát quá trình đào tạo và tiến hành kiểm tra đánh giá sau đào tạo và lưu hồ sơ. 1.1. Căn cứ xác định nhu cầu đào tạo và phát triển *Cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và phát triển : Việc xác định nhu cầu đào tạo xuất phát từ 2 nhu cầu cụ thể là nhu cầu đào tạo của cá nhân và nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc cụ thể cũng như hướng phát triển lâu dài của cá nhân cũng như của tập thể. *Căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo: - Sự phát triển về công nghệ, thiết bị của Công ty. - Căn cứ vào trình độ cán bộ công nhân viên và yêu cầu công việc đang làm. - Khi thay đổi vị trí công tác hoặc nhân viên mới tuyển dụng. - Yêu cầu của Công ty đối với cán bộ, công nhân viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Thay đổi quản lý mới trong nước và quốc tế. * Cách tiến hành: - Đầu năm căn cứ vào yêu cầu trong sản xuất của Công ty và nhu cầu thực tế của đơn vị. Phụ trách các đơn vị lập dự kiến nhu cầu đào tạo cán bộ, công nhân viên và lập danh sách “Dự kiến danh sách đào tạo” gửi Văn phòng Công ty trước ngày 30/1 hàng năm. - Hàng năm (định kỳ), văn phòng Công ty sẽ tập hợp, tiếp nhận các yêu cầu của tất cả các cá nhân trong Công ty có nguyện vọng được đào tạo, học tập nâng cao trình độ vào đầu năm. - Xác định nhu cầu đào tạo hàng năm (định kỳ) cho cán bộ công nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật được Chánh văn phòng thực hiện vào đầu năm. - Đối với đào tạo theo nhu cầu đột xuất, khi có yêu cầu, chánh văn phòng xem xét đối tượng để lập danh sách, trình TGĐ phê duyệt. - Đào tạo mới: nhu cầu đào tạo tuyển sinh do mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá quy trình công nghiệp của doanh nghiệp hoặc để bổ sung cho lao động nghỉ hưu chuyển đi hàng năm, trên cơ sở quản lý, thống kê tình hình biến động lao động hàng năm. - Đào tạo do nhu cầu chuyển đổi công việc: Nhu cầu này chiếm tỷ trọng không lớn, tuyển sinh do thực tế sức khoẻ của người lao động, được xác định hàng năm qua việc khám sức khỏe định kỳ của y tế Công ty hoặc do việc hiện đại hoá công nghệ mà bản thân người lao động không theo kịp được xác lập trên cơ sở ý kiến của người quản lý trực tiếp. - Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn: nhu cầu được xác định dựa trên cơ sở hồ sơ quản lý nhân sự bằng máy tính vào tháng 01 hàng năm, bộ phận quản lý nhân sự xác định đối tượng cần thi năng bậc xét nâng lương trong năm để xác định số lượng người cần đào tạo. 1.2.Lập kế hoạch đào tạo Chánh văn phòng xem xét tổng hợp các nhu cầu của các đơn vị và phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như nhu cầu đào tạo khác, lập bảng tổng hợp dự kiến nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể trong và ngoài doanh nghiệp, trình Tổng giám đốc phê duyệt, sau đó chuyển đến trường Công nhân kỹ thuật May và thời trang những nhu cầu đào tạo nội bộ để trường Công nhân kỹ thuật May và thời trang làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo trong năm. Sau khi nhận bản tổng hợp nhu cầu đào tạo do chánh văn phòng Công ty chuyển đến, trường Công nhân kỹ thuật May và thời trang tiến hành lập kế hoạch đào tạo năm theo mẫu “ Kế hoạch đào tạo từng năm” trình TGĐ phê duyệt. - Đối với đào tạo mới và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn: Hiện nay, Công ty chỉ áp dụng cho 2 nghề: công nhân kỹ thuật và công nhân sửa chữa thiết bị may. Quy trình đào tạo cụ thể do trường CNKT May và TT thực hiện. - Các ngành khác còn lại tuỳ theo đối tượng cụ thể mà áp dụng hình thức gửi đi học tại các trường trong hệ thống giáo dục đào tạo của Nhà nước hoặc mời giảng viên về giảng tại doanh nghiệp, quá trình đào tạo do cơ quan chuyên môn thực hiện, trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp. - Đối với đào tạo chuyển đổi công việc: Chủ yếu là chuyển đổi sang nghề may tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có thể tổ chức lớp học ngoài giờ do trường Công nhân kỹ thuật May và thời trang tổ chức và giao cho công nhân có tay nghề khá kèm cặp. - Loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tuỳ theo tổ chức từng khoá học. *Bảng 4:Dự kiến danh sách đào tạo năm 2003 STT CHUYÊN ngành Số lượng người Yêu cầu đào tạo Hình thức đào tạo 1 Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân may, cắt, là 1000 Kiến thức phù hợp với bậc thợ Tập trung ngắn hạn 2 Bồi dưỡng kiến thức về ATLĐ, VSCN, PCCN 5000 Các nội qui, qui định sử dụng, sử lý các phương tiện sản xuất Tập huấn nói chuyện chuyên đề 3 Đào tạo công nhân may cắt là bổ xung cho dây chuyền sản xuất 700 Kiến thức phù hợp với bậc thợ 1/6 Tập trung ngắn hạn 4 Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân điện cơ khí sửa máy 30 Nghiệp vụ vận hành và sử dụng máy biến áp, máy nổ Tập trung ngắn hạn 5 Đàp tạo chuyển giao công nghệ giặt 30 Nghiệp vụ vận hành và sử dụng máy giặt Tập trung ngắn hạn 6 Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyền trưởng 200 Cách tổ chức quản lý điều hành dây chuyền sản xuất Tập trung ngắn hạn 7 Đào tạo nhận thức chung về SA8000 5000 Các kiến thức cơ bản về SA8000 Tuyên truyền, phổ biến 8 Bồi dưõng kiến thức ngoại ngữ 50 Tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành may Tập trung ngắn hạn (Nguồn: Hồ sơ đào tạo năm 2003,phòng TC-HC) 1.2.Mục tiêu đào tạo và phát triển của Công ty. - Mục đích đào tạo và phát triển được qui định rõ trong qui chế lao động của Công ty( qui chế 7 về đào tạo cán bộ công nhân viên): + Đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. + Khuyến khích người lao động hoàn thiện kỹ năng tay nghề. - Mục tiêu cụ thể của từng chương trình học đào tạo được xác định và ghi trong bản “Dự kiến nhu cầu đào tạo năm”. 1.3.Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo - Chánh văn phòng căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên phối hợp với phụ trách các đơn vị xây dựng bảng “Dự kiến nhu cầu đào tạo” cán bộ, công nhân viên trong năm theo từng chuyên ngành đào tạo cụ thể : - Tổng hợp nhu cầu đào tạo chuyển cho trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo trong năm. - Trường căn cứ kế hoạch được duyệt xây dựng nội dung chương trình kế hoạch đào tạo cho khoá học, trình Tổng giám đốc quyết định. - Đối với các khoá học cần lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị có liên quan, nhà trường lập bản dự thảo nội dung chương trình kế hoạch đào tạo gửi đến các đơn vị lấy ý kiến đóng góp sau tổng hợp hoàn thiện bản dự thảo trình TGĐ Công ty phê duyệt. -Tổng giám đốc ra quyết định giải quyết cho cán bộ, công nhân viên đi học (có danh sách kèm theo) - Đối với các khoá học tự đào tạo tại Công ty, trường CNKT M & TT tổ chức thực hiện công tác quản lý đào tạo của nhà trường. - Trường hợp tổ chức học tại Công ty và mời giảng viên bên ngoài về dạy, văn phòng Công ty phối hợp trường chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ cho quá trình tổ chức lớp học. - Đối với cán bộ công nhân viên mới được tuyển vào làm các công việc có liên quan đến chất lượng tại Công ty đều được phổ biến kiến thức sau: + Lịch sử của Công ty, khái quát hoạt động sản xuất của Công ty. + Nội dung công việc, điều kiện làm việc, các quy định liên quan trực tiếp đến người lao động. + Chính sách, chất lượng và những cam kết về chất lượng của Công ty. + Những nét chung về hệ thống chất lượng của Công ty. - Đối với hình thức đào tạo do các cơ quan bên ngoài mời, Chánh văn phòng xác định được đối tượng ra quyết định cho người lao động để học theo quy chế đào tạo cán bộ công nhân viên hiện hành của Công ty, TGĐ phê duyệt. - Khi tiếp nhận lao động chuyển đổi bộ phận trong nội bộ Công ty, phụ trách các đơn vị có trách nhiệm tổ chức đào tạo, kèm cặp công việc cho người lao động. Người được giao nhiệm vụ đào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36302.doc
Tài liệu liên quan