Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công Ty Sông Đà

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 3

I. Khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 3

1. Khái niệm về nhân lực. 3

3. Khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. 4

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nhân sự cho công ty. 7

1. Nhân tố chủ quan ( nhân tố trong công ty ). 7

1.1 Cơ sở vật chất, quản lý, tổ chức và con người ảnh hưởng tới đào tạo và phát triển. 7

1.1.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật. 7

1.1.2. Cán bộ chuyên chách về đào tạo và phát triển trong tổ chức. 8

1.1.3. Quy định của tổ chức liên quan tới đào tạo và phát triển. 8

1.2. Các vấn đề quản trị nhân lực tác động tới đào tạo và phát triển. 9

1.2.1 Quan hệ với công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực (KHHNNL) 10

1.3.2 Quan hệ với phân công bố trí lao động 11

1.3.3 Quan hệ giữa đào tạo và phát triển với đánh giá hiệu quả thực hiện công việc 11

1.3.4 Quan hệ với thù lao lao động. 11

1.3.5. Đào tạo và phát triển với vấn đề sử dụng lao động trong doanh nghiệp. 12

2. Nhân tố khách quan ( nhân tố thuộc bên ngoài công ty ). 12

2.1 Đối thủ cạnh tranh. 12

2.2. Môi trường kinh tế chính trị, xã hội. 13

III. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 14

1.Phương pháp đào tạo trong công việc. 16

1.1 Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc 17

1.2 Đào tạo theo kiểu học nghề. 17

1.3 Kèm cặp và chỉ bảo 17

1.4 Luân chuyển và thuyển chuyển công việc. 17

2. Phương pháp đào tạo ngoài công việc. 18

2.1.Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp. 18

2.2. Cử đi học ở các trường chính quy. 19

2.3. Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo. 19

2.4 Đào tạo theo kiều chương trình văn hóa, vơi sự trợ giúp của máy tính. 19

2.5 Đào tạo theo phương pháp từ xa. 20

2.6. Đào tạo theo kiều phòng thí nghiệm. 20

2.7 Mô hình hóa hành vi. 21

2.8. Đào tạo kỹ năng sử lý công văn, giấy tờ. 21

IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 21

4.1 Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp. 21

4.2 Tầm quan trọng của ĐT&PT nguồn nhân lực với người lao động. 23

5. Nội dug của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 23

5.1. Xác định mục tiêu đào tạo. 25

5.2. Xác định được mục tiêu đào tạo. 27

5.3 Xác định đối tượng đào tạo . 27

5.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo. 27

5.5 Dự tính chi phí đào tạo 27

5.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên. 27

5.7 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. 28

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TCT SÔNG ĐÀ 29

I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ. 29

1. Trụ sở chính. 29

2 . Quá trình hình thành phát triển TCT. 29

3. Các hoạt động chủ yếu của công ty trong những năm gần đây. 31

4. Cơ cấu tổ chức TCT. 32

5. Tình hình sản xuất kinh doanh. 39

5.1 Đánh giá chung 39

5.2. Nhận xét cụ thể từng lĩnh vực kinh doanh của TCT. 42

II. Các nhân tố liên quan tới đào tạo và phát triển tại TCT Sông Đà. 43

1. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 43

2. Phòng ban chuyên trách về ĐT & PT. 45

2.1. Chức năng 45

2.2. Nhiệm vụ về đào tạo và tuyển dụng 45

3. Việc quản lý công tác đào tạo – huấn luyện. 46

4. Tình hình nhân lực TCT trong những năm gần đây. 46

4.1 Nhận xét chung tình hình nhân lực ơ TCT. 46

4.2. Tình hình nhân lực cụ thể ở từng đối tượng 48

4.2.1. Đặc điểm nhân lực ở đối tượng cán bộ lãnh đạo ở TCT. 48

4.2.2.Đặc điểm nhân lực ở đối tượng cán bộ nhân viên ở TCT. 50

III. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty. 51

1. Xác định nhu cầu đào tạo. 51

2. Đối tượng được cử đi đào tạo 55

3. Lập kế hoạch đào tạo. 56

3.1 Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực tại TCT. 59

3.1.1 Các hình thức đào tạo trong nước. 59

3.1.2 Đào tạo ngoài nước. 60

3.2 Chi phí cho việc đào tạo 61

3 Tổ chức thực hiện. 62

4. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo. 72

5. Kết luận chung 73

5.1 Ưu điểm trong công tác đào tạo và phát triển nhân sự ở TCT. 73

CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ TẠI TCT. 76

I.Phương hướng phát triển của TCT Sông đà trong những năm tới 76

1. Phương hướng phát triển chung của thị trường Việt nam 76

2. Định hướng phát triển của Tập đoàn đến năm 2015 77

3. Định hướng công tác đào tạo và phát triển nhân lực của TCT trong thời gian tới. 79

II. Một số kiến nghị hoàn thiện công tác tổ chức đào tạo tại TCT Sông đà 80

1. Hoàn thiện hơn nữa công tác xác định nhu cầu đào tạo. 81

2. Có sự quan tâm hơn nữa của ban giám đốc và cải thiện tình hình chi phí cho đào tạo 82

3. Có các chính sách khuyến khích động viên, thưởng phạt rõ ràng đối với đối tượng được cử đi học. 82

4. Nâng cao chất lượng đánh giá hiệu quả đào tạo 82

5. Quan tâm đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo. 84

KẾT LUẬN 86

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12404 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công Ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có quyền cao nhất điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của TCT theo pháp luật, điều lệ và nghị quyết của hôi đồng cổ đông. Nhiệm vụ là phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn. + Tổng Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của Tổng công ty, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động làm việc của Tổng công ty. Thực hiện theo các phương án kinh doanh đã được hội đồng quản trị phê duyệt và thông qua đại hội đồng cổ đông. Trình hội đồng quản trị các báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của TCT , chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của TCT trước đại hội đồng cổ đông. + Phó Tổng giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và cùng chỉ đạo các vấn đề tring Tổng công ty mà Tổng giám đốc giao cho. Thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng, hoặc được giám đốc ủy quyền để giải quyết và điều hành công tác tổ chức tài chính, sản xuất kinh doanh. Bộ máy giúp việc gồm các ban chuyên môn nghiệp vụ như sau: + Văn phòng: Chức năng Là đầu mối tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo Tổng công ty điều hành , chỉ đạo thống nhất và tập trung trong hoạt động SXKD của TCT. Quản lý công tác hành chính , quản trị,tiếp tân, cơ sở vật chất , phương tiện làm việc đi lại, phục vụ cho các đồng chí lãnh đạo TCT và CBCNV Nhiệm vụ: Tổ chức điều hành công tác thông tin , tổng hợp tình hình ,xử lý công việc theo nhiệm vụ được phân công, giúp lãnh đạo TCT về mặt pháp chế hành chính trong công tác soạn thảo và ban hành các văn bản pháp quy. Công tác quản lý công văn giấy tờ , tổ chức thực hiện công tác văn thư và công tác lưu trữ. Tham mưu giúp lãnh đạo TCT trong công tác đối nội, đối ngoại. Hướng dẫn các đơn vị trong TCT triển khai công tác khen thưởng, đồng thời làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng khen thưởng của TCT. Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các văn phòng đại diện thực hiện chế độ chức trách và quan hệ công tác , lề lối làm việc theo đúng Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT và các quy chế, chức năng , nhiệm vụ được giao. Thực hiện công tác quản trị hành chính, quản lý quỹ nhà ở của TCT , quản lý các cơ sở vật chất, tài sản của cơ quan TCT. Đảm bảo hoạt động bình thường và công tác thực hành tiết kiệm của cơ quan TCT Tổ chức và triển khai thực hiện công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ trong cơ quan. Quản lý và điều hành tổ chức xe con phục vụ việc đưa đón cán bộ đi lại và làm việc đảm bảo an toàn về người và phương tiện. Mua sắm các trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ cơ quan. Đảm bảo điện thoại, điện nước sinh hoạt trong cơ quan. Tổ chức phục vụ nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo , tiếp khách , hội họp, hội nghị. Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ , khám và điều trị bệnh thông thường cho CBCNV cơ quan TCT. + Phòng quản lý kỹ thuật Tham mưu giúp việc cho cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: Quản lý công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn. Quản lý tiến độ thi công xây - lắp. Quản lý chất lượng và nghiệm thu công trình. Quản lý công tác bảo hộ lao động. Quản lý công tác khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ. + Phòng Kế hoạch . Tham mưugiúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty (Công ty Mẹ) trong các lĩnh vực: Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê. Công tác quản lý vật tư và sản xuất công nghiệp. Công tác đấu thầu nội bộ, chỉ định thầu của Công ty Mẹ. + Kinh tế: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về các lĩnh vực: Quản lý Kinh tế các dự án, các công trình. Quản trị doanh nghiệp. Công tác Hợp đồng kinh tế. Công tác Tiếp thị, đấu thầu. Công tác quản lý, phát triển Thương hiệu. + Phòng đầu tư Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty về công tác quản lý đầu tư của toàn bộ tổ hợp Công ty mẹ – Công ty con đối với các Dự án đầu tư và xây dựng, Dự án mua sắm máy móc thiết bị, Dự án đầu tư đổi mới công nghệ bao gồm các lĩnh vực sau: - Công tác xây dựng quy chế quản lý hoạt động đầu tư của Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con. - Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư và xúc tiến đầu tư. - Công tác lập Dự án đầu tư, thẩm định, thẩm tra Dự án đầu tư. - Công tác giám sát, đánh giá Dự án đầu tư. - Công tác liên danh liên kết, hợp tác đầu tư. + Phòng tổ chức – đào tạo: Chức năng: Tham mưu giúpviệc cho HĐQT , TGĐ công ty về các lĩnh vực: Công tác xây dựng chiến lược , kế hoạch sắp xếp, đổi mới tổ chức và phát triển nguồn nhân lực. Công tác tổ chức, công tác cán bộ Công tác chế độ chính sách đối với người lao động. Công tác đào, Tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực. Công tác thanh tra, kiểm tra một số công tác liên quan Nhiệm vụ: Công tác soạn thảo và ban hành các văn bản Công tác xây dựng phát triển nguồn nhân lực Công tác tổ chức, cán bộ Công tác chế độ chính sách đối với người lao động. Công tác đào tạo và tuyển dụng + Phòng tài chính – kế toán: Chức năng Là phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đôc TCT trong lĩnh vực Tài Chính - Kế Toán – Tín Dụng của tổng công ty mẹ Giúp HĐQT và TGĐ kỉêm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong công ty mẹ theo các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước và của TCT . Là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và TGĐ của TCT quản lý chi phí của công ty mẹ Thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị phụ thuộc công ty mẹ. Nhiệm vụ Quản lý chi phí Quản lý doanh thu Quản lý tiền Quản lý tồn kho Quản lý công nợ, tổ chức theo dõi , thu hồi công nợ phải thu Quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm tài sản cố định, tham gia các dự án đầu tư cảu TCT. + Phòng hợp tác quốc tế (Thành lập mới): Quản lư các hoạt động hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế và công tác đối ngoại của Tập đoàn; Tổ chức thực hiện: Công tác lễ tân, khánh tiết đối ngoại, khai trương triển lãm trong và ngoài nước của Tập đoàn; Theo dõi và quản lý các hoạt động của Tổng công ty trong các tổ chức Quốc tế và khu vực (WTO, ASEAN, APEC...); 5. Tình hình sản xuất kinh doanh. 5.1 Đánh giá chung Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh. Để có được kết quả sản xuất kinh doanh tốt cần phải có một sự phân phối hợp đồng bộ ăn khớp, hiệu quả khoa học giữa tất cả các khâu các bộ phận của công ty với nhau. Đặc biệt TCT Sông Đà là một công ty xây dựng càng đòi hỏi công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề phải cao để hoàn thành tốt các công trình lớn. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đấy cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng vững bước đi lên. Ngoài nhiệm vụ chính là thi công xây lắp công ty còn mở rộng kinh doanh các lĩnh vực khác như: Kinh doanh khác sạn, kinh doanh vật tư, làm dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà… Đây là lĩnh vực mới nhưng công ty đã cố gắng phát triển kinh doanh và đạt được những thành tích nhất định. Về cơ sở vật chất: Tính đến 30/6/2009, tổng tài sản đạt 31.000 tỷ đồng, gấp 15,1 lần so với thời điểm 31/12/1999 (2.049 tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu đạt trên 7.000 tỷ đồng, gấp 28 lần so với thời điểm 31/12/1999 (260 tỷ đồng). Tổng tài sản của TCT tăng lên rất nhiều lần ( 15.1 lần so với năm 1999 ), Tổng tài sản của năm 2008 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005, đồng thời vốn chủ sở hữu cũng tăng gấp 28 lần so với năm 1999. Điều đó đồng nghĩa với khả năng tài chích của TCT tăng lên gấp rất nhiều lần, giảm khả năng rui ro khi đầu tư. Thể hiện ở viêc TCT đã có nhiều dự án đầu tư phát triển ở nhiều lĩnh vực ngoài lĩnh vực xây dựng như sản xuất kinh doanh như sản xuất hàng tiêu dùng, hàng may mặc, tư vấn xây dựng,.....đồng nghĩa với việc đầu tư vốn của các nhà đầu tư vào các dự án tăng, làm tăng lượng vốn chủ sở hữu.Tổng mức đầu tư của năm 2005 so với 2008 tăng lên gần 3.6 lần. Hai bảng thống kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn chi tiết về tình hinh sản xuất kinh doanh của TCT Sông đà qua các năm từ 2005 -2009. Bảng 2 : Một số chỉ tiêu kinh tế Tổng Công Ty Sông Đà 9 tháng đầu năm 2009. Tổng giá trị SXKD thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 15.206 tỷ đồng/KH 9 tháng: đạt 74% KHN Doanh thu thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 12.167 tỷ đồng/KH 9 tháng:  đạt 72% KHN Lợi nhuận thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 1.022 tỷ đồng/KH 9 tháng: đạt 114% KHN Nộp nhà nước 9 tháng đầu năm 2009 663 tỷ đồng/KH 9 tháng: đạt 83% KHN Giá trị đầu tư thực hiện 9 tháng đầu năm 2009 4.980 tỷ đồng/KH 9 tháng: đạt  63% KHN Thu nhập BQ 1 công nhân /tháng 5.4 triệu đồng / công nhân/ tháng Bảng 3 : Một số chỉ tiêu Kinh tế chủ yếu của TCT Sông Đà năm 2005 – 2008. TT Các chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1 Tổng giá trị TS Tỷ. đ 10.722 14.076 21.922 26.893 2 Tổng giá trị SX Tỷ. đ 7.375 10.501 15.300 18.510 3 Doanh thu Tỷ. đ 6.100 8.339 8.700 10.620 4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ. đ 260 452 836 811 5 Nộp ngân sách Tỷ. đ 388 426 620 730 6 Thu nhập BQ(đ/ng. tháng) Tr. đ 1.8 2.1 2.4 3.3 7 Tổng mức đầu tư Tỷ. đ 2.185 4.186 7.417 7.517 Nguồn : Thực trạng hoạt động của tổng công ty sông đà trong đề án thành lập Tập đoàn xây dựng Việt nam – Phòng tổ chức đào tạo TCT Tổng công ty đã có sự gia tăng về tổng giá trị sản xuất lên gâp nhiều lần,doanh thu và lợi nhuận của TCT đều tăng lên một cách đột phá, Tổng giá trị sản xuất năm 2008 tăng hơn 2,5 lần so với năm 2005, tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm đạt 82% so với năm 2008.Lợi nhuận trước thuế từ năm 2005-2008 tăng hơn 3 lần, doanh thu tăng hơn 1,7 lần.Nhờ tăng vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản và sự mở rộng đầu tư hợp lý TCT đã có sự tăng đột phá về doanh thu, lợi nhuận, làm thu nhập của CBCNV trong TCT tăng nhanh. Từ năm 2005-2008 tăng gần gấp 2 lần. Năm 2008 so vơi 9 tháng đầu năm 2009 thu nhập bình quân của CBCNV tăng 1,6 lần. Có được những thành tựu trên là do TCT đã có những sự thay đổi về : - Cơ cấu thay đổi theo hướng có hiệu quả cao. - Công nghệ sản xuất trình độ quản lý ngày càng được nâng cao. - Năng lực tài chính lớn mạnh không ngừng - Sản xuất kinh doanh đạt lợi nhuận cao. Sau đây sẽ là nhận xét cụ thể từng lĩnh vực kinh doanh để có cái nhìn cụ thể hơn nữa về tình hình sản xuất kinh doanh của TCT SĐ 5.2. Nhận xét cụ thể từng lĩnh vực kinh doanh của TCT. Hiện tại TCT có tham gia 3 lĩnh vực kinh doanh chính là xây lắp ( các công trình thủy điện, thủy lợi, các công trình thuộc lĩnh vực bưu điện, viễn thông, các công trình dân dụng….) , sản xuất công nghiệp ( Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và gia công hàng may mặc, vỏ bao xi măng…), kinh doanh dịch vụ (tư vấn xây dựng, cung cấp tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, xuất khẩu lao động…). Dưới đây là sơ đồ nêu lên kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được của TCT trên 3 lĩnh vực trên từ năm 2004-2008. Sơ đồ 5: Kết quản sản xuất kinh doanh đã đạt được từ 2004 – 2008 Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng Nguồn : Đề án thành lập tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam- Phòng tổ chức đào tạo TCT. + Xây lắp Ngoài các ngành nghề chính là xây dựng thủy điện, ngày nay Tổng công ty đã mở rộng ra các ngành nghề khác như: xây lắp công nghiệp, dân dụng, hạ tầng với tốc độ tăng trưởng trung bình 20% năm, tỷ trọng xây lắp trong cơ cấu sản xuất chung từ 60 ¸ 70%, công nghệ được đổi mới thường xuyên, trình độ tay nghề của CBCNV đã đợc nâng cao. + Về sản xuất công nghiệp: cơ cấu ngành nghề về sản xuất công nghiệp đã đợc mở rộng. Năm 1997, Tổng công ty mới chỉ có 2 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng, may mặc 500 đầu máy...đến nay đã có 1 nhà máy cán thép công suất 250.000 tấn/năm, 1 nhà máy sản xuất phôi thép công suất 400.000 tấn/năm, 1 nhà máy xi măng công suất 2,2 triệu tấn/năm đang xây dựng... Hiện nay, Tổng công ty đã đi vào vận hành 11 nhà máy thủy điện với tổng công suất lắp máy 328MW, tổng điện lượng hằng năm 1,431 tỷ KWh. + Về kinh doanh dịch vụ: Kinh doanh đô thi và hạ tầng, tư vấn thiết kế, công tác, xuất khẩu lao động chiếm 10% doanh thu của Tổng công ty. Ngoài 3 lĩnh vực trên TCT trực tiếp bỏ vốn kinh doanh TCT còn tham gia góp vốn đầu tư thu lợi nhuận cao ở một số lĩnh vực xây dựng và sản xuất. Lĩnh vực đầu tư: Hiện nay, Tổng công ty thực hiện đầu tư và làm thủ tục đầu tư 16 dự án thủy điện với tổng mức đầu tư 51.000 tỷ đồng (» 2,83 tỷ USD), công suất lắp đặt 2.500 MW; các dự án vật liệu xây dựng: nhà máy xi măng với công suất 2,2 triệu tấn/năm; nhà máy phôi thép 400 nghìn tấn/năm... và các dự án nâng cao năng lực và công nghệ thi công xây lắp với tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng (» 166,7 triệu USD). Đầu tư nâng cao năng lực tư vấn, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề. Đã liên kết với các Tổng công ty, các Tập đoàn kinh tế đầu tư các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp... II. Các nhân tố liên quan tới đào tạo và phát triển tại TCT Sông Đà. 1. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Sông Đà lần thứ IX đã nêu rõ: "Xây dựng và phát triển nguồn lực con người Sông Đà mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn". Chính sách phát triển nguồn lực Sông Đà trong thời gian tới là: Nâng cao năng lực quản lý điều hành của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Xây dựng và làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa đáp ứng nhiệm vụ lâu dài của Tổng công ty. - Tổng công ty kết hợp giữa đào tạo mới, đào tạo lại, vừa tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty. - Kết hợp việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quả lý doanh nghiệp với đào tạo trình độ chính trị và trình độ ngoại ngữ. Thực hiện đến hết năm 2005 tất cả cán bộ quản lý từ cấp xí nghiệp, chi nhánh trở lên phải được học qua các lớp quản lý, về pháp luật, về tin học để phù hợp với sự phát triển của Tổng công ty trong giai đoạn tới. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về số lượng Cán bộ kỹ thuật thi công, cán bộ tư vấn giám sát, cán bộ kinh tế tại các công trình, dự án trọng điểm của Tổng công ty. - Thường xuyên tổ chức các lớp cho đội ngũ cán bộ quản lý các dự án, cán bộ làm công tác tư vấn giám sát. - Kết hợp với các Trường Đại học Thuỷ lợi, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Mỏ Địa chất và Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng liên tục mở các lớp đào tạo kỹ sư tư vấn giám sát tại các công trường của Tổng công ty. - Tập huấn cán bộ quản lý theo mô hình tổ chức quản lý mới, có chương trình học tập cho từng cấp quản lý. Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có kỷ luật cao, nhất là các nghề theo chuyên ngành mạnh của Tổng công ty. - Thường xuyên quan tâm gìn giữ và phát huy đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật lành nghề tạo cho họ điều kiện học tập, rèn luyện, gắn bó họ bằng lợi ích trong cuộc sống và gắn bó bằng truyền thống của Tổng công ty. - Tổng công ty đầu tư nâng cấp trường đào tạo công nhân kỹ thuật và bổ sung đội ngũ giáo viên của Tổng công ty để làm nhiệm vụ đào tạo cho đội ngũ công nhân kỹ thuật của Tổng công ty đạt được trình độ, tiêu chuẩn theo yêu cầu. Khuyến khích, tạo điều kiện cho CBCNV tự học tập để nâng cao trình độ tay nghề. Đẩy mạnh phong trào kèm cặp kỹ sư, cử nhân và công nhân kỹ thuật mới ra trường trong toàn Tổng công ty. 2. Phòng ban chuyên trách về ĐT & PT. Phòng tổ chức đào tạo của TCT có nhiệm vụ chuyên trách về công tác ĐT & PT nguồn nhân lực trong tổng công ty. Phòng này có chức năng và nhiệm vụ như sau: 2.1. Chức năng - Tham mưu giúpviệc cho HĐQT, TGĐ công ty về các lĩnh vực: + Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch sắp xếp, đổi mới tổ chức và phát triển nguồn nhân lực. + Công tác tổ chức, công tác cán bộ. + Công tác chế độ chính sách đối với người lao động. + Công tác đào, Tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực. + Công tác thanh tra, kiểm tra một số công tác liên quan. 2.2. Nhiệm vụ về đào tạo và tuyển dụng Lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh từng giai đoạn, hàng năm theo định hướng phát triển của TCT. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý , cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu SXKD của toàn TCT, đào tạo hệ thống nghành nghề có đủ trình độ và có bằng cấp,chứng chỉ theo thông lệ quốc tế. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn và tuyển dụng cán bộ, chyên viên , nhân viên, công nhân kỹ thuật của công ty mẹ theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với cơ chế quản lý tiên tiến và hiện đại. Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng , kèm cập nâng cao trình độ cán bộ đương nhiệm, chuyên môn nghiệp vụ, tin học , ngoại ngữ. Tổ chức tuyển dụng hoặc hướng dẫn các đơn vị tuyển dụng lao động theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tổ chức thi sát hạch theo quy hoạch, kế hoạch về sử dụng nhân lực để tuyển chọn , sắp xếp lại cán bộ , chuyên viên, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức hoặc tư vấn về nâng bậc thợ, tổ chức luyện tay nghề , thi năng lực, thi thợ giỏi cho người lao động. Tư vấn và hỗ trợ đơn vị trong việc sắp xếp lại lao động cho phù hợp năng lực , cấp bậc với công việc được giao. Ký kết hợp đồng và phối hợp với các học viên , viện nghiên cứu , các trường đại học, các trường quản lý kinh tế, trường chính trị trong và ngoài nước để thực hiện chương trình đào tạo , bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản ly, điều hành , các kỹ sư, kỹ thuật, cử nhân kinh tế, tư vấn giám sát kỹ thuật , lớp quản lý đầu tư, lý luận chính trị cao cấp,... và các lĩnh vực khác như việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Ký kết hợp đồng với các trường công nhân kỹ thuật và dạy nghề trong và ngoài nước để đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhân lực cho SXKD. Xây dựng phương án tuyển dụng, đào tạo nâng cao chất lượng giáo viên để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên đủ mạnh cho Trường Cao Đẳng nghề Sông Đà và Trường CNKT Sông Đà. 3. Việc quản lý công tác đào tạo – huấn luyện. Công tác quản lý lĩnh vực đào tạo huấn luyện trong những năm qua cơ bản đã đi vào nề nếp, thực hiện đúng các quy định, quy chế của nhà nước và của ngành xây dựng về công tác đào tạo huấn luyện. Đa số các cán bộ được phân công theo dõi công tác đào tạo huấn luyện đều phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong công việc, hăng hái, nhiệt tình, tận tuỵ với công tác đào tạo huấn luyện. Công tác đào tạo lao động được tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới, đó là điều kiện rất quan trọng để đinh hướng và thống nhất trong công tác đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực cho TCT. Hầu hết các cán bộ chuyên trách đều được đào tạo cơ bản và có hiểu biết về lĩnh vực đào tạo. 4. Tình hình nhân lực TCT trong những năm gần đây. 4.1 Nhận xét chung tình hình nhân lực ơ TCT. Nói đến tình hình lao động TCT là nói đến cơ cấu lao động về mặt số lượng, trình độ, tuổi đời, giới tính các chỉ tiêu đó sẽ cho ta cái nhìn toàn diện về tình hình nhân sự tại TCT. Trước hết ta xét nhân lực ơ TCT về mặt trình độ. Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Trên Đại học 4 2.5 6 3.5 6 3.37 Đại học 133 83.12 155 90.6 144 80.9 Cao đẳng 9 5.625 2 1.17 2 1.123 Trung cấp 10 6.25 7 4.1 19 10.67 THPT 4 2.5 0 0 0 0 Tổng 160 100 171 100 178 100 Nguồn tại phòng tổ chức đào tạo TCT Sông Đà Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng nhân sự tại TCT có su hướng tăng cả về chất lượng và số lượng, năm 2007 so với năm 2009 tăng 18 người với mức tăng 11,25%.Nhưng sự tăng về số lượng là chưa đáng kể, biến động ít. Trình độ CBCNV có trình độ đại học chiếm đa số( trên 80%), trình độ CBCNV có trình độ cao đẳng và đại học tương đối ít, chiếm tỷ lệ nhỏ ở tất cả các năm.Như vậy trình độ của CBCNV của TCT tương đối cao phù hợp vơi đặc thù công việc ở TCT. Do yêu cầu đặc thù của công việc của cán bộ câp quản lý nên đòi hỏi trình độ của CBCNV phải có trình độ cao. Số ít người có trìn độ trung cấp và THPT là những người làm bảo vệ hoặc lái xe. Tiếp theo là ta xét nhân lực của TCT về mặt giới tính và tuổi đời. Bảng 5 : Cơ cấu lao động theo giới tính và tuổi đời STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 A Theo giới tính 160 171 178 1 Nữ 58 61 62 2 Nam 102(63.75%) 110(64.32%) 116(65.16%) B Theo độ tuổi 1 Tuổi từ 18-40 70 78 84 2 Tuổi từ 40 trở lên 90(56.25%) 93(54.38%) 94(52.8%) Nguồn: Phòng tổ chức đào tạo TCT SĐ Do đặc thù công việc khởi điểm là lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng nên tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ cao, đều chiếm hơn 60% ở tất cả các năm. Nhưng trên TCT thì công việc làm chủ yếu là công việc hành chính, văn phòng nên tỷ lệ nữ cũng chiếm hơn 30%, vì công việc chủ yếu là hành chính nên đòi hỏi tỷ lệ nam nữ là tương đối cân bằng, như vậy tỷ lệ nữ hơi ít. Xét về tuổi đời tỷ lệ lao động trên 40 tuổi còn chiếm tỷ lệ rất cao( trên 50% ở tất cả các năm) , tỷ lệ lao động trẻ chiếm số lượng ít hơn, TCT đang dần tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ tuổi, từ năm 2007-2009 số cán bộ trẻ tăng 14 người (20%).Nhưng số lượng cán bộ lcó tuổi đời cao cũng tăng nhưng mức tăng không đáng kể. TCT cần có biện pháp tiếp tục làm trẻ hóa cán bộ nhân viên hơn nữa để có đội ngũ nhân viên trẻ, kế tục sự nghiệp của lớp người đã về hưu và sắp về hưu. 4.2. Tình hình nhân lực cụ thể ở từng đối tượng Cơ quan TCT là nơi làm việc hành chính của cả TCT, không trực tiếp tham gia vào sản xuất mà chủ yếu làm công tác quản lý. Cán bộ làm công tác lãnh đạo ở TCT có những nét khác biệt với cán bộ nhân viên. Điều này ảnh hưởng đến tình hình nhân lực của TCT vì vậy ta đi xét cả hai đối tượng cán bộ này. 4.2.1. Đặc điểm nhân lực ở đối tượng cán bộ lãnh đạo ở TCT. Cán bộ lãnh đào TCT có nhiệm vụ vai trò rất quan trọng vì điều hành cả một khối công việc liên quan đến tất cả các công con và công ty liên kết nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo của TCT phải có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời am hiểu thị trường, lĩnh vực kinh doanh và phải là người có kinh nghiệm làm việc quản lý. Nên thường những cán bộ làm công tác lãnh đạo là các cán bộ có trình độ, đa phần là những người có tuổi đời cao và là nam giới. Ta xét cụ thể cán bộ lãnh đạoTCT thông qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Chất lượng cán bộ lãnh đạo ở TCT Sông Đà Năm Tổng Tuổi Gới tính Trình độ Tiếng anh 18-40 >40 Nam Nữ Trên ĐH Đại học Dưới ĐH Tiếnganh N.ngữ khác 2007 38 6 32 38 0 2 29 1 37 1 2008 41 7 34 41 0 3 38 0 38 2 2009 43 7 36 43 0 3 40 0 40 2 ( Nguồn: Báo cáo chất lượng cán bộ TCT Sông đà- Phòng Tổ chức đào tạo TCT) Xem bảng báo cáo chất lượng cán bộ in ở cuối chuyên đề của các năm 2007, 2008, 2009 ta thấy 100% số cán bộ lãnh đạo quản lý của TCT đều là nam và đa phần có độ tuổi từ 40 trở lên. TCT Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước, lại tiền thân là doanh nghiệp xây dựng nên số lượng lãnh đạo là nữ trong doanh nghiệp không có, độ tuổi lãnh đạo trong doanh nghiệp là tương đối cao. Tất cả các lãnh đạo đều có độ tuổi cao nên họ cũng đã có những tháng năm kinh nghiệm lâu dài và đa phần họ đã là những nhân viên trung thành, gắn với với TCT trong trong thời gian dài, họ hiểu rõ về TCT, tình hình tài chính cũng như con người của TCT. Nhưng đồng thời họ cũng có những chính sách, quan niệm mang nặng tính bao cấp, trì trệ, thiếu linh hoạt. TCT phải bổ sung thêm những cán bộ lãnh đạo trẻ hơn nũa để có được lớp lãnh đạo kế cận tạo nên một bộ máy lãnh đạo linh hoạt, có những tầm nhìn chiến lược và năng động hơn nữa trong công tác quản lý. Về trình độ học vấn các cán bộ lãnh đạo đều có trình độ đại học trở lên trong đó có khoảng 7% lãnh đạo có trình độ trên đại học, họ hầu hết đã học qua các lớp quản lý kinh tế chiếm khoảng 65 %, số lượng học qua các lớp chính tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công Ty Sông Đà.DOC