Chuyên đề Hoàn thiện công tác định giá DN tại công ty kim khí Hà Nội

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 4

Chương I. Cơ sở lý luận về định giá doanh nghiệp 5

1.1. Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp 5

1.1.1. Lý thuyết chung về doanh nghiệp 5

1.1.2. Giá trị doanh nghiệp 5

1.2. Định giá doanh nghiệp là gì 6

1.3. Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp 7

1.4. Các nhân tố tác động đến giá trị doanh nghiệp 8

1.4.1. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 9

1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành 10

1.5. Các phương pháp định giá doanh nghiệp 12

1.5.1. Phương pháp định giá doanh nghiệp theo tài sản 13

1.5.1.1. Khái niệm 13

1.5.1.2. Đối tượng áp dụng 13

1.5.1.3. Quy trình định giá doanh nghiệp theo phương pháp tài sản 13

1.5.1.4. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản 16

1.5.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tài sản 20

1.5.2. Phương pháp định giá doanh nghiệp theo dòng tiền chiết khấu 22

1.5.2.1. Khái niệm 22

1.5.2.2. Đối tượng áp dụng 22

1.5.2.3. Căn cứ xác định 22

1.5.2.4. Công thức xác định 22

1.5.2.5. Ưu điểm và nhược điểm phương pháp DCF 25

1.5.3. Các phương pháp khác 27

1.5.3.1. Phương pháp lợi nhuận 27

1.5.3.2. Phương pháp chiết khấu cổ tức trong tương lai 28

1.5.3.3. Phương pháp hệ số giá trên thu nhập (P/E) 28

Chương II. thực trạng công tác định giá doanh nghiệp tại công ty kim khí Hà Nội 30

2.1. Vài nét khái quát về công ty 30

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty 30

2.1.2.1. Chức năng 30

2.1.2.2. Nhiệm vụ 31

2.1.2.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty 31

2.1.2.4. Mạng lưới kinh doanh của công ty 32

2.1.3. Tổ chức quản lý của công ty 34

2.2. Thực trạng định giá tại công ty kim khí Hà Nội 36

2.2.1. Căn cứ xác định 36

2.2.2. Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp 38

2.2.3. Xác định giá trị doanh nghiệp công ty kim khí Hà Nội 39

2.2.3.1. Nguyên tắc định giá 41

2.2.3.2. Phương pháp tính (Phương pháp tài sản) 43

2.2.4. Nhận xét công tác định giá doanh nghiệp tại công ty kim khí Hà nội 51

2.2.4.1. Nguyên nhân tăng giảm tài sản trong ĐGDN tại công ty kim khí Hà Nội

 51

2.2.4.2. Kết quả đạt được 55

2.2.4.3. Một số hạn chế 56

2.2.5. Nhận xét chung về quy chế ĐGDN của Nhà nước 57

Chương III. Giải pháp hoàn thiện công tác ĐGDN tại công ty kim khí Hà Nội 60

3.1. Phương hướng phát triển của công ty 60

3.1.1. Mục tiêu, kế hoạch 60

3.1.1.1. Mục tiêu 60

3.1.1.2. Kế hoạch kinh doanh của công ty sau CPH 60

3.1.2. Phương hướng phát triển của công ty 61

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác ĐGDN tại công ty kim khí Hà Nội 62

3.3. Kiến nghị với Nhà nước 66

Kết luận 69

Tài liệu tham khảo 70

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác định giá DN tại công ty kim khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đợi là không có sự thay đổi quan trọng nào về vốn hoá trong tương lai. Thêm vào đó, phương pháp này thích hợp hơn đối với những cổ phiếu thứ yếu của DN. Khi đó Giá cổ phiếu = Tổng giá trị hiện tại của các khoản cổ tức trong tương lai + Giá trị hiện tại của cổ phiếu tại thời điểm bán sau này (t) Nếu cổ phiếu được người đầu tư nắm giữ vô thời hạn thì có nghĩa là t sẽ tiến tới ∞ (thông thường, quãng đời của cổ phiếu là vô hạn,vì nó không có thời gian đáo hạn. Một cổ phiếu thường được chuyển quyền sở hữu cho nhiều người thuộc nhiều thế hệ, song điều đó không ảnh hưởng tới giả định người đầu tư nắm giữ cổ phiếu đó vô thời hạn). Khi đó, giá trị hiện tại của vốn gốc sẽ tiến tới 0 và công thức trên trở thành: Giá cổ phiếu= Tổng giá trị hiện tại của các khoản cổ tức trong tương lai. 1.5.3.3. Phương pháp hệ số giá trên thu nhập (P/E) Hệ số giá trên thu nhập là quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) của một cổ phiếu. Nó phản ánh, để có được một đồng thu nhập người đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu tiền. Hệ số này càng cao công ty càng kinh doanh có hiệu quả nên được thị trường trả giá cao, và ngược lại hệ số P/E thấp chứng tỏ DN kinh doanh không hiệu quả. Đây là phương pháp thông dụng nhất trong các phương pháp dựa vào hệ số. Đối với một thị trường chứng khoán phát triển thỉ tỷ lệ P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử, người đầu tư X chưa được giao dịch trên thị trường. Muốn tính giá hợp lý của cổ phiếu X trong các cách là chỉ cần nhìn vào giá trị P/E được công bố đối với các loại cổ phiếu có cùng độ rủi ro như cổ phiếu X nhân(*) với thu nhập ròng trên đầu cổ phiếu của công ty phát hành ra cổ phiếu X là có thể tìm ra được giá cổ phiếu X. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán còn non trẻ như ở nước ta thì việc sủ dụng phương pháp này nhiều khi không mang lại thông tin đáng tin cậy. Chương II. Thực trạng công tác định giá DN tại Công ty kim khí Hà Nội 2.1.Vài nét khái quát về công ty 2.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Tên công ty : Công ty Kim khí Hà Nội Địa chỉ : 20 Tôn Thất Tùng-Đống Đa-Hà Nội Mã số tài khoản : 710A00251 Mã số thuế : 0100100368 Công ty Kim khí Hà Nội ban đầu có tên là công ty thu hồi phế liệu kim khí, được thành lập từ năm 1972. Với chức năng thu mua thép, phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc nấu thép tại nhà máy gang thép Thái Nguyên.Công ty thu hồi phế liệu Kim khí là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc tổng công ty kim khí Việt Nam-Bộ vật tư. Tháng 10 năm 1985, Bộ vật tư đã ra quyết định số 628/QĐ-VT hợp nhất hai đơn vị:”Công ty thu hồi phế liệu kim khí” và trung tâm giao dịch vụ vật tư ứ đọng luân chuyển” thành công ty vật tư thứ liệu Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty kim khí Việt Nam, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân .Ngày 28/05/1993, Bộ Thương mại đã ra quyết định số 600/TM-TCCB thành lập công ty kim khí Hà Nội trực thuộc tổng công ty Thép Việt Nam Ngày 15/04/1997, Bộ công nghiệp ra quyết định số 511/QĐ-TCCB sáp nhập xí nghiệp dịch vụ vật tư (là đơn vị trực thuộc tổng công ty thép Việt Nam) vào công ty thứ liệu Hà Nội Ngày 05/06/1997, theo quyết định số 1022/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị Tổng công ty thép VN đổi tên Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội thành công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội. Ngày 12/11/2003, Bộ công nghiệp ra quyết định số 1852/2003/QĐ-BCN về việc sáp nhập công ty Kinh doanh thép và vật tư Hà Nội vào công ty Kim khí Hà Nội. Hiện nay công ty có trụ sở chính tại 20 Tôn Thất Tùng-Hà Nội. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty Kim khí Hà Nội là một DN nhà nước trực thuộc tổng công ty Thép Việt Nam, chức năng chủ yếu của công ty là: - Kinh doanh các loại sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành thép trong nước. - Kinh doanh các mặt hàng thiết bị phụ tùng. - Nhập khẩu các mặt hàng thép, vòng bi, phôi thép để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Sản xuất, nhận gia công các mặt hàng thép. 2.1.2.2.Nhiệm vụ Theo sự phân cấp của Tổng công ty thép Việt Nam, công ty có nhiệm vụ cơ bản sau: - Là đơn vị kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản là Tổng công ty thép Việt Nam. Do vậy, hàng năm Công ty phải tổ chức triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty xây dựng và được tổng công ty phê duyệt. -Công ty được Tổng công ty thép cấp vốn hoạt động. Ngoài ra, công ty có quyền chủ động huy động thêm các nguồn từ bên ngoài như vay vốn ngân hàng, các tổ chức tài chính,... - Công ty phải chấp hành và thực hiện đầy đủ nghiêm túc chính sách, chế độ của Luật pháp Việt Nam về hoạt động sản xuất kinh doanh và có nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. - Trong mọi loại hình kinh tế, công ty luôn phải xem xét khả năng sản xuất kinh doanh của mình, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường để từ đó đưa ra những kế hoạch nhằm cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa. - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và quản lý của công ty. Thực hiện các chính sách, chế độ thưởng phạt đảm bảo quyền lợi cho người lao động. 2.1.2.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty Hoạt động kinh tế cơ bản của công ty là lưu chuyển hàng hoá. Đó là sự tổng hợp của quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hoá. Công ty tổ chức thu mua hàng hoá của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước sau đó cung cấp hàng hoá cho những khách hàng có nhu cầu. Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai phương thức: bán buôn và bán lẻ. Công ty kim khí Hà Nội là DN kinh doanh có quy mô lớn, chuyên bán buôn bán lẻ các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng và kinh doanh các mặt hàng phụ tùng thông qua hệ thống các cửa hàng của công ty.Mặt hàng kinh doanh của công ty bao gồm: Dây thép đen, thép mạ có kích thước nhỏ, thép thường (thép thanh), thép hình (thép L,U,I), thép lá (thép tấm, thép lá từ 0.1→0.3 ly) Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác như ống Vinapipe, xi măng, phụ tùng, vòng bi, gang... phục vụ cho xây dựng. Hơn nữa công ty còn tổ chức các hoạt động dịch vụ như: cho thuê kho bãi, kiốt, cửa hàng, tài sản và còn có dịch vụ gửi hàng. Nguồn hàng do công ty khai thác tương đối đa dạng nhưng chủ yếu là khai thác nguồn hàng sản xuất trong nước từ các nhà máy sản xuất (nhà máy thép liên doanh Việt úc, nhà máy gang thép Thái Nguyên, VPS...) như: mặt hàng kim khí, xi măng, phụ tùng, vòng bi... Ngoài ra, công ty còn khai thác nguồn hàng nhập khẩu từ các nước: Hàn Quốc, Nga... như các loại thép, vòng ống FKF, phôi thép, vòng bi... Thị trường kinh doanh của công ty tương đối rộng và đa dạng. Các mặt hàng của công ty được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước. Bên cạnh đó, công ty còn hợp tác kinh doanh với nhiều DN trong nước. Trải qua chặng đường hơn 30 năm hoạt động, công ty kim khí Hà Nội đã phát triển không ngừng và ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu khách hàng. Từ những ngày mới thành lập, mọi hoạt động của công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhưng do có sự cải tiến không ngừng về phương thức kinh doanh và tổ chức cán bộ nên công ty càng ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường, quy mô công ty ngày càng mở rộng. Cơ sở vật chất của công ty ngày càng được nâng cao phù hợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Mặt hàng kinh doanh của công ty phong phú, đa dạng hơn. Mặc dù trong quá trình hoạt động,công ty gặp một số khó khăn nhất định nhưng công ty vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2.1.2.4. Mạng lưới kinh doanh của công ty: 1. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 1: Tại số 9 Tràng Tiền, Hà Nội 2. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 2: Tại số 658 Trương Định, Hà Nội 3. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 3: Tại thị trấn Đông Anh, Hà Nội 4. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 4: Tại 75 Tam Trinh, Hà Nội 5. Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 5: Thị trấn Đức Giang, Hà Nội 6. Xí nghiệp kinh doanh phụ tùng và thiết bị: Tại số 105 Trường Chinh, Hà Nội. 7. Xí nghiệp kinh doanh thép xây dựng: Tại H2-T2 Thanh Xuân Nam, Hà Nội 8.Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 14: Tại số1154 đường Láng, Hà Nội 9.Xí nghiệp kinh doanh thép tấm lá: Tại số 120 đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội 10.Xí nghiệp kinh doanh thép hình: Tại Km 12 đường Tây Sơn, Hà Nội 11. Xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư chuyên dùng: Tại số 198 Nguyễn Trãi, Hà Nội 12.Chi nhánh công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội tại TP.HCM: Tại số 23 Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình,TP.HCM 13. Kho Đức Giang: Tại thị trấn Đức Giang, Hà Nội 14. Kho Mai Động: Tại Mai Động, Hà Nội Sơ đồ mạng lưới kinh doanh của Công ty Kim khí Hà Nội: Công ty Kim khí Hà Nội Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 1 Xí nghiệp kinh doanh phụ tùng và thiết bị Xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật tư chuyên dùng Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 2 Xí nghiệp kinh doanh thép xây dựng Chi nhánh công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội tại TP.HCM Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 3 Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 14 Kho Đức Giang Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 4 Xí nghiệp kinh doanh thép tấm lá Kho Mai Động Cửa hàng kinh doanh thép và vật tư số 5 Xí nghiệp kinh doanh thép hình 2.1.3. Tổ chức quản lý của công ty Công ty Kim khí Hà Nội hiện nay có 425 cán bộ công nhân viên, trong đó có 89 nhân viên quản lý trên văn phòng (chiếm 20,9%). Trình độ cán bộ công nhân viên của công ty đa số là tốt nghiệp đại học. Hiện nay, tại công ty có ban lãnh đạo gồm1 giám đốc công ty, 1 phó giám đốc, 1kế toán trưởng và 4 phòng ban giúp việc. Công ty có 6 cửa hàng, 9 xí nghiệp, và 1 chi nhánh, ở các đơn vị này đều có cửa hàng trưởng, giám đốc chi nhánh, xí nghiệp quản lý tình hình hoạt động của từng đơn vị. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Ban thu hồi công nợ Phòng kinh doanh Phòng tài chính-kế toán Các đơn vị trực thuộc (14 đơn vị) Cơ cấu bộ máy của công ty được sắp xếp theo chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đảm bảo được sự thống nhất, tự chủ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau: - Ban giám đốc: + Giám đốc công ty: Do chủ tịch HĐQT Tổng công ty thép bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Là người đại diện pháp nhân của công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và nhà nước về mọi hoạt động của công ty đến kết quả cuối cùng. + Phó giám đốc công ty: Do Tổng giám đốc Tổng công ty thép bổ nhiệm và miễn nhiệm, được uỷ quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình trước pháp luật và trước Giám đốc công ty. + Kế toán trưởng: Do Tổng giám đốc Tổng công ty thép bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Kế toán trưởng giúp Giám đốc công ty công việc quản lý tài chính và là người điều hành chỉ đạo,tổ chức công tác hạch toán thống kê của công ty - Phòng tổ chức hành chính: Gồm trưởng phòng lãnh đạo chung và các phó phòng giúp việc. Phòng tổ chức hành chính được biên chế 14 cán bộ công nhân viên có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương. Ngoài ra còn có nhiệm vụ công tác thanh tra, bảo vệ, thi đua, quân sự và công tác quản trị hành chính của các văm phòng công ty. - Phòng tài chính - kế toán: Gồm có 14 cán bôn công nhân viên có nhiệm vụ thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác quản lý tài chính kế toán, hướng dẫn kiểm soát việc thực hiện hạch toán kế toán tại các đơn vị phụ thuộc, quản lý theo dõi tình hình tài sản cũng như việc sử dụng vốn của công ty, thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty. Đồng thời kiểm tra xét duyệt báo cáo của các đơn vị phụ thuộc, tổng hợp số liệu để lập báo cáo cho toàn công ty. - Phòng kinh doanh: Do trưởng phòng phụ trách và phó phòng giúp việc. Phòng gồm 24 cán bộ công nhân viên. Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh của toàn công ty, tìm hiểu và khảo sát thị trường để nắm bắt nhu cầu của thị trường. Tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch kinh doanh quý và năm cho toàn công ty, đề xuất các biện pháp điều hành chỉ đạo kinh doanh từ văn phòng công ty đến các cơ sở trực thuộc. Xác định quy mô kinh doanh, định mức hàng hoá, đồng thời tổ chức khai thác điều chuyển hàng hoá xuống các cửa hàng, chi nhánh. Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức việc tiếp nhận, vận chuyển hàng nhập khẩu từ các cảng đầu mối ở Hải Phòng và TP.HCM về kho hoặc đem đi tiêu thụ. - Ban thu hồi công nợ: Gồm có 2 cán bộ công nhân viên giúp việc cho Giám đốc trong việc theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng và có các biện pháp để thu hồi nợ một cách có hiệu quả. 2.2. Thực trạng định giá tại Công ty Kim khí Hà Nội 2.2.1. Căn cứ xác định Công ty Kim khí Hà Nội được thành lập theo quyết định thành lập DN số 3595 TM/TCCB ngày 28/05/1993 của bộ trưởng bộ Thương mại. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về CPH, công ty cũng là một trong những DN của Tổng công ty Thép Việt Nam được bộ công nghiệp chỉ định CPH. Công ty đã tiến hành các bước CPH như: kiểm kê, phân loại tài sản, thực hiện các thủ tục hành chính, thu thập các văn bản liên quan. Các căn cứ để xác định GTDN gồm: -Căn cứ nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần - Các thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/02/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần -Căn cứ công văn số 6002 TC/TCDN ngày 10/06/2003 của Bộ tài chính về việc quyết toán thuế đối với các DN CPH, đa dạng hoá sở hữu -Công văn 8220/TC/TCDN ngày 11/08/2003 của Bộ tài chính về việc xây dựng tỷ lệ phần trăm đối với nhà cửa, vật kiến trúc để CPH -Quyết định 238 của Bộ xây dựng ngày 01/01/1990 ban hành bảng giá các ngôi nhà,vật kiến trúc thông dụng dùng trong kỳ kiểm kê và đơn giá lại vốn xây dựng của các cơ sở SXKD -Thông tư số 13/LB-TT ngày 18/4/2004 của liên bộ xây dựng-tài chính và vật giá Chính phủ về việc hướng dẫn phương pháp xác định GTDN của nhà ở trong việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê -Thông tư số 05/BXD-TT ngày 09/02/1993 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp xác định diện tích sử dụng và phân cấp nhà ở -Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ -Hồ sơ hoàn công và hồ sơ quyết toán các hạng mục công trình xây mới -Thực trạng kiểm kê đánh giá chất lượng công trình theo bản vẽ mô tả hiện trạng kèm theo -Giấy chứn nhận ĐKKD lần III số 108833 ngày 17/02/2004 của sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội -Quyết định số 3566/QĐ-TCCB ngày 31/11/2004 của Bộ Công nghiệp Về việc CPH công ty Kim khí Hà Nội -Quyết định số 836/QĐ-TCKT ngày 08/03/2005 về việc chỉ định nhà thầu thực hiện xác định GTDN để CPH đợt I năm 2005 -Hợp đồng kinh tế số 17/IFC/HĐKT/CPH ngày 21/03/2005 giữa Công ty kim khí Hà Nội và công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế , căn cứ Báo cáo tài chính cho các năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2003, 31/12/2004, và 31/03/2005 và Công ty kim khí Hà Nội -Báo cáo kiểm toán về “Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/03/2005 của Công ty kim khí Hà Nội”, số 68/2005/BCKT/KTTV ngày 06/05/2005 của công ty Cổ phần kiểm toán và tư vấn Trên cơ sở đấy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan, Ban chỉ đạo CPH chỉ đạo tổ giúp việc cùng với DN tiến hành lựa chọn phương pháp, hình thức xác định GTDN là xác định GTDN theo phương pháp tài sản, thời điểm xác định GTDN là ngày 31/03/2005 phù hợp với điều kiện của DN và các văn bản hướng dẫn có liên quan. 2.2.2. Hồ sơ xác định GTDN Trong quá trình CPH tiến hành xác định GTDN, Công ty đã Thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá và tổ giúp việc, thuê tổ chức định giá chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu xác định GTDN, bao gồm: 1. Biên bản xác định GTDN của Công ty Kim khí Hà Nội 2. Bảng cân đối kế toán ngày 31/03/2005 3. Bảng kiểm kê và xác định giá trị tài sản 4. Bảng tổng hợp TSCĐ 5. Bảng kiểm kê và đánh giá lại nhà cửa, vật kiến trúc 6. Bảng kiểm kê và đánh giá lại máy móc, thiết bị để CPH 7. Bảng kiểm kê và đánh giá lại máy móc, thiết bị để CPH 8. Bảng kiểm kê và đánh giá lại phương tiện vận tải để CPH 9.Bảng kê đánh giá lại dụng cụ quản lý 10. Bảng kiểm kê TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý, TSCĐ hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi 11. Bảng kiểm kê đánh giá lại vật tư, hàng hóa tồn kho 12. Bảng kê các khoản phải thu 13. Bảng kê công nợ phải trả 14. Bảng kê nợ phải thu không có khả năng thu hồi 15. Bảng số dư tiền gửi, tiền vay ngân hàng 16. Bảng kê công cụ lao động nhỏ đã phân bổ 100% giá trị 17. Biên bản xác định Giá trị còn lại nhà cửa, vật kiến trúc 18. Các văn bản khác kèm theo: + Quyết định thành lập DN + Giấy chứng nhận ĐKKD + Quyết định số 3566/QĐ-TCCB ngày 31/11/2004 của Bộ công nghiệp về CPH công ty Kim khí Hà Nội + Quyết định số 136/QĐ-TCLĐ ngày 02/03/2005 của Tổng công ty Thép Việt Nam về” thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo thực hiện CPH công ty Kim khí Hà Nội” + Công văn số 742/CV-TCKT ngày 27/04/2005 của Tổng công ty ThépVN về “không xác định GTDN đối với tài sản tồn đọng, chờ thanh lý” + Quyết định số 101/QĐ-TCLĐ ngày 17/02/2005 của HĐQT Tổng công ty Thép VN về “Thành lập ban chỉ đạo CPH công ty” + Báo cáo tài chính đã được kiểm toán số 68/2005/BCKT-KTTV ngày 06/05/2005 của công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn + Các biên bản về tổng mặt bằng các lô đất của công ty Kim khí đang sử dụng + Hồ sơ liên quan đến các khoản giảm giá một số mặt hàng tồn kho chính + Hồ sơ liên quan đến các khoản công nợ không có khả năng thu hồi + Bảng kê các lô đất thuộc quyền quản lý sử dụng của công ty Kim khí Hà Nội 2.2.3. Xác định GTDN Công ty Kim khí Hà Nội Công ty Kim khí Hà Nội xác định GTDN theo phương thức hội đồng xác định bao gồm đại diện diện cơ quan định giá, đại diện DN, và đại diện diện ban chỉ đạo CPH Tổng công ty thép Việt Nam. Phương pháp tính và các nguyên tắc tính dựa trên sự thoả thuận của hội đồng xác định GTDN. Biên bản xác định giá trị Doanh nghiệp công ty kim khí Hà Nội. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2005 Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp (Theo phương pháp tài sản) Của công ty kim khí Hà Nội Tại thời điểm 31 tháng 03 năm2005 - Căn cứ nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần - Các thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/02/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần - Căn cứ quyết định số 3566/QĐ-TCCB ngày 31/11/2004 của Bộ công nghiệp về việc cổ phần hoá Công ty kim khí Hà Nội - Căn cứ quyết định số 101/QĐ-TCLĐ ngày 17/02/2005 của Hội đồng Quản trị công ty Thép Việt Nam về việc thành lập “Ban chỉ đạo Cổ phần hoá của tổng công ty thép Việt Nam” - Căn cứ quyết định số 206/QĐ-TCLĐ ngày 31/03/2005 của Tổng công ty Thép Việt Nam về “Thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo thực hiện Cổ phần hoá Công ty kim khí Hà Nội” - Căn cứ quyết định số 836/QĐ/TCKT ngày 08/03/2005 về việc “chỉ định nhà thầu thực hiện xác định Giá trị doanh nghiệp” để CPH đợt I năm 2005 - Căn cứ hợp đồng kinh tế số 17/IFC-HĐKT_CPH ngày 21/03/2005 giữa Công ty kim khí Hà Nội và Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Tài chính quốc tế Thành phần Hội đồng xác định GTDN gồm Đại diện cơ quan định giá Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Tài chính quốc tế 1.Ông Đào Xuân Dũng Phó Giám đốc 2.Ông Nguyễn Bá An Kỹ sư xây dựng 3.Ông Phạm Gia Đạt Kiểm toán viên Đại diện Doanh nghiệp: Công ty Kim khí Hà Nội 1.Ông Nguyễn Hữu Chiến Giám đốc-Tổ trưởng giúp việc 2.Ông Trần Đức Phi Phó Giám đốc-Tổ viên 3.Bà Đặng Thị Hồng Linh Kế toán trưởng-Tổ viên 4.Ông Phạm Xuân Quốc Trưởng phòng KHKD-Tổ viên 5.Ông Trịnh Đình Hùg Trưởng phòng TCHCTT-Tổ viên 6.Ông Trần Hữu Ích Trưởng phòng TCKT -Tổ viên Đại diện Ban chỉ đạo CPH Tổng công ty Thép Việt Nam 1.Ông Nguyễn Kim Sơn Chủ tịch HĐQT-Trưởng ban 2.Ông Đậu Văn Hùng Uỷ viên HĐQT-Phó trưởng ban 3.Ông Phạm Xuân Thu Trưởng ban kiểm soát-Uỷ viên thường trực 4.Ông Huỳnh Trung Quang Phó Tổng giám đốc-Uỷ viên 5.Ông Đặng Thúc Kháng Kế toán trưởng-Uỷ viên 6.Ông Nguyễn Thanh Chuỷ Trưởng phòng TCLĐ-Uỷ viên 7.Ông Nguyễn Bá Quang Phó trưởng phòng TCKT-Uỷ viên Dựa trên biên bản xác định GTDN, hội đồng xác định thống nhất các nội dung sau: 2.2.3.1. Nguyên tắc định giá Tài sản là hiện vật - Chỉ đánh giá những tài sản DN dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng khi chuyển thành công ty cổ phần, không đánh giá những tài sản không cần dùng tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý và được loại trừ không tính vào giá trị của DN cổ phần hoá. - Gía trị thực tế được xác định trên cơ sở giá thị trường và chất lượng tại thời điểm định giá. Tài sản là phi hiện vật Căn cứ trên cơ sở các biên bản đối chiếu, thư xác nhận, hồ sơ chứng từ gốc, sổ kế toán và Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị DN Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/03/2005 Đơn vị: đồng Tài sản Mã số Tại 01/01/2005 Tại 31/03/2005 A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 346.014.439.736 276.537.249.552 I.Tiền 110 18.289.757.628 18.400.304.676 1.Tiền mặt tại quỹ 111 4.022.898.053 5.167.716.098 2.Tiền gửi ngân hàng 112 14.266.859.575 13.232.588.578 II.Các khoản phải thu 130 200.380.460.782 129.814.901.352 1.Phải thu khách hàng 131 194.303.121.389 124.222.777.681 2.Trả trước cho người bán 132 5.919.329.558 2.340.360.465 3.VAT được khấu trừ 133 2.969.854.480 2.939.739.257 4.Các khoản phải thu khác 138 482.835.994 312.023.931 5.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (3.294.680.639) - III.Hàng tồn kho 140 116.089.569.905 115.671.572.775 1.Công cụ, dụng cụ trong kho 143 - 126.993.250 2.Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144 65.237.300 - 3.Hàng hoá tồn kho 146 116.024.332.605 115.544.579.525 IV.Tài sản lưu động khác 150 11.254.651.421 12.650.470.749 1.Tạm ứng 151 778.047.914 525.667.882 2.Chi phí trả trước 152 152.969.358 202.183.837 3.Tài sản thiếu chờ xử lý 154 313.634.149 458.560.280 4.Các khoản cầm cố, ký cược,ký quỹ ngắn hạn 155 10.000.000.000 11.464.058.750 B.TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 22.358.751.765 28.565.306.573 I.TSCĐ 210 13.202.092.793 19.544.398.751 1.TSCĐ hữu hình 211 12.388.027.440 18.730.333.398 -Nguyên giá TSCĐ hữu hình 212 26.277.205.221 37.052.097.450 -Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ hữu hình 213 (13.889.177.781) (18.321.764.052) 2.TSCĐ vô hình 217 814.065.353 814.065.353 -Nguyên giá TSCĐ vô hình 218 953.866.750 906.366.750 -Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ hữu hình 219 (139.801.397) (92.301.397) II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 3.346.700.000 3.346.700.000 1.Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 3.346.700.000 3.346.700.000 III.Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang 230 5.122.349.867 5.284.562.628 IV.Chi phí trả trướcdài hạn 241 867.609.105 389.645.194 Tổng cộng tài sản 368.373.191.501 305.102.556.125 Nguồn vốn A.Nợ phải trả 300 254.730.437.597 189.756.745.295 I.Nợ ngắn hạn 310 254.334.810.228 189.534.817.683 1.Vay ngắn hạn 311 182.418.845.048 136.095.325.083 2.Phải trả người bán 313 36.739.584.329 35.914.282.682 3.Người mua trả tiền trước 314 863.527.852 1.274.330.122 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 1.192.854.273 924.247.746 5.Phải trả công nhân viên 316 4.866.706.447 2.102.499.044 6.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 27.866.657.112 12.641.730.512 7.Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 336.634.807 582.402.534 II.Nợ khác 330 395.627.369 221.927.612 1.Chi phí phải trả 331 357.603.666 221.627.612 2.Tài sản thừa chờ xử lý 332 38.023.703 300.000 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 113.642.753.904 115.345.810.830 I.Nguồn vốn, quỹ 410 113.641.035.876 115.344.092.802 1.Nguồn vốn kinh doanh 411 120.778.727.137 119.149.305.259 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 (7.532.317.421) 3.389.000.397 3.Lợi nhuận chưa phân phối 416 394.626.160 (7.588.839.014) 4.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 394.626.160 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 1.718.028 1.718.028 1.Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 1.718.028 1.718.028 Tổng cộng nguồn vốn 430 368.373.191.501 305.102.556.125 Nguồn: Hồ sơ xác định GTDN công ty Kim khí Hà Nội 2.2.3.2. Phương pháp tính (Phương pháp tài sản) Đối với tài sản hữu hình (TSCĐ) Được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ phần trăm so với nguyên giá mới của tài sản mua sắm hoặc đầu tư xây dựng, trong đó: - Giá trị còn lại được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê, đánh giá thực tế hiện trạng của từng tài sản, đồng thời tham khảo khung TG sử dụng tài sản tại quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính; thông tư số 13/LB-TT ngày 18/4/1994 của liên bộ xây dựng- tài chính-vật giá chính phủ, thông tư số 05/BXD-TT ngày 09/02/1993 của bộ xây dựng và suất đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9716.doc
Tài liệu liên quan