MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH MỨC VÀ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG 6
I. Mức lao động 6
1. Khái niệm lao động 6
2. Khái niệm mức lao động 6
3. Các dạng mức lao động 6
4. Yêu cầu của mức 7
II. Định mức lao động 7
1. Khái niệm định mức lao động 7
2. Nhiệm vụ và nội dung của định mức lao động 8
3. Yêu cầu của định mức 10
4. Cở sở để định mức lao động 11
4.1. Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành 11
4.2. Phân loại hao phí thời gian làm việc 13
4.3. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc 15
4.3.1. Chụp ảnh thời gian làm việc 15
4.3.2. Bấm giờ bước công việc 16
5. Tiêu chuẩn để định mức kỹ thuật lao động 16
III. Các phương pháp định mức kỹ thuật lao động 17
1. Nhóm phương pháp tổng hợp 17
2. Nhóm phương pháp phân tích 19
2.1. Phương pháp phân tích tính toán (phương pháp tính mức kỹ thuật thời gian theo tiêu chuẩn) 19
2.2. Phương pháp phân tích khảo sát (phương pháp điều tra phân tích) 20
2.3. Phương pháp so sánh điển hình 21
IV. Vai trò của định mức kỹ thuật lao động 21
1. Đối với công tác trả công 21
2. Với tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm 22
3. Định mức lao động với kế hoạch 23
4. Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học 23
V. Sự cần thiết của công các định mức lao động ở Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ 3-2 THỜI GIAN QUA 26
VI. Khái quát về Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 26
1. Giới thiệu chung 26
2. Quá trình hình thành và phát triển 26
3. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 30
4. Cơ cấu tổ chức 31
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 32
II. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng đến hoạt động định mức 35
1. Mặt bằng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị 35
1.1. Mặt bằng cơ sở vật chất 35
1.2. Máy móc thiết bị 35
2. Lao động 38
3. Sản phẩm 40
4. Công tác tổ chức lao động 41
5. Những thuận lợi khó khăn đối với công tác định mức 41
III. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại đơn vị 42
1. Bộ máy làm công tác định mức 42
2. Phương pháp và quy trình xây dựng mức 44
3. Công tác áp dụng và tình hình thực hiện mức 47
3.1. Công tác áp dụng 47
3.2. Tình hình thực hiện mức 56
4. Nhận xét, đánh giá 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ 3-2 66
I. Hoàn thiện bộ máy làm công tác định mức 66
1. Đào tạo cán bộ xây dựng mức 66
2. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong việc thực hiện công tác định mức 68
II. Hoàn thiện phương pháp xây dựng mức 69
1. Hoàn thiện phương pháp phân tích tính toán 70
2. Xây dựng phương pháp so sánh điển hình 71
2.1. Trình tự xây dựng 71
2.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp 73
2.3. Biện pháp khắc phục 73
III. Hoàn thiện tổ chức lao động, tổ chức sản xuất 74
1. Nâng cao chất lượng đào tạo cho công nhân 74
2. Hoàn thiện phân công, hợp tác lao động 75
3. Hoàn thiện công tác phục vụ nơi làm việc 76
4. Cải thiện điều kiện làm việc 76
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHẦN PHỤ LỤC 79
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Từ năm 2004-1006, lợi nhuận sau thuế liên tục giảm 35% và 52% qua các năm, tương ứng với giá trị lợi nhuận giảm 1.857.051 và 1.749.762 nghìn đồng. Một phần lý do là do các yếu tố thuộc về chi phí tăng mạnh trong khi các yếu tố thuộc về thu nhập lại có xu hướng chững lại sau từng năm làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy. Cụ thể là trong khi giá vốn hàng bán năm 2003 chỉ là 93.324.814.000 Đ thì trong các năm 2004, 2005, 2006 đã tăng lên thành tương ứng là 187.401.777.000 Đ, 189.183.160.000 Đ, 105.118.975.000 Đ. Trong khi giá vốn hàng bán tăng lên, thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng rất ít, thậm chí còn giảm (doanh thu qua các năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 209.538.628.000 Đ, 214.423.630.000 Đ, 129.264.908.000 Đ). Có những điều này có thể là do sự xuất hiện của ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh, do thị trường có nhiều biến động về giá cả, hoặc cũng có thể do Nhà máy chưa phát huy tốt những tiềm lực sẵn có.
Tuy nhiên, đến năm 2007, tình hình đã có dấu hiệu khả quan trở lại khi các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng so với năm 2006, cụ thể là doanh thu thuần tăng 117%, tương ứng với giá trị 149.933.936.000 đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 221%, tương ứng với giá trị 3.606.813.000 đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy nhà máy đã có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới.
Trong thời gian tới, Nhà máy cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những nguyên nhân dẫn tới tới kết quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự tốt trong những năm vừa qua để có biện pháp khắc phục, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động phù hợp để đạt được kết quả tốt hơn nữa trong những năm sắp tới.
Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng đến hoạt động định mức
Mặt bằng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị là những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của công nhân. Máy móc thiết bị chính là công cụ lao động- một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, là công cụ giúp người lao động hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của mình. Đối với công tác định mức, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất càng có vai trò thiết thực hơn, nó góp phần quyết định khả năng của người công nhân có thực hiện được mức đã xây dựng hay không. Nội dung của công tác định mức cũng bao gồm việc tạo ra những điều kiện tổ chức kỹ thuật tốt nhất cho người công nhân làm việc. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị đầy đủ, đảm bảo được yêu cầu về chất lượng và tính năng chính là một phần của nội dung đó. Đồng thời, việc người công nhân được làm việc với máy móc thiết bị phù hợp còn giúp cho việc xây dựng mức thêm chính xác.
Mặt bằng cơ sở vật chất
Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 hiện có 2 cơ sở, bao gồm một trụ sở chính đặt tại số 18 đường Giải Phóng- quận Đống Đa- Hà Nội và một cơ sở đặt tại Hưng Yên.
Trụ sở chính có diện tích 14.394 m2 bao gồm 1 tòa nhà văn phòng, 5 khu nhà xưởng và 2 nhà kho. Cơ sở Hưng Yên có diện tích 26.725m2 bao gồm 1 khu nhà văn phòng, 1 xưởng lớn, 1 nhà cơ khí và 1 nhà kho.
Cả hai phân xưởng đều có mặt bằng rộng rãi, được thiết kế khoa học, hợp lý, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho người công nhân trong quá trình làm việc.
Máy móc thiết bị
Ý thức được tầm quan trọng của việc trang thiết bị máy móc, Nhà máy ô tô đã rất chú trọng việc đầu tư những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc sản xuất.
Nhà máy hiện có 4 phân xưởng sản xuất là Phân xưởng cơ khí 1, 2 và phân xưởng ô tô 1,2. Mỗi phân xưởng lại có những nhiệm vụ sản xuất riêng. Tùy theo nhiệm vụ sản xuất từng phân xưởng mà Nhà máy đã trang bị những loại trang thiết bị phù hợp.
Tại phân xưởng cơ khí 1, nơi sản xuất các sản phẩm, chi tiết tiện, phay, bào, mài, đột dập, các chi tiết dạng thanh, ống, Nhà máy đã trang bị các máy móc như sau:
Bảng 2: Danh sách máy móc thiết bị chính tại Phân xưởng cơ khí 1
STT
Tên máy
Số lượng
Năm đưa vào sử dụng
1
Máy tiện TUD
02
1 năm 2000
1 năm 1999
2
Máy tiện 16 K20
02
Năm 1999
3
Máy tiện 1A616
02
Năm 1999
4
Máy tiện T6M16
02
1 năm 1999
1 năm 2000
5
Máy mài
07
2 năm 1999
2 năm 2000
1 năm 2001
1 năm 2002
1 năm 2003
6
Máy phay
03
2 năm 1999
1 năm 2000
7
Máy khoan
08
4 năm 1999
2 năm 2000
2 năm 2001
8
Máy xọc
01
Năm 1999
9
Máy ép
03
Năm 1999
10
Máy nén khí
01
Năm 1999
11
Máy cắt, đột, giập
07
4 năm 1999
2 năm 2000
1 năm 2002
12
Máy cắt ống
02
1 năm 1999
1 năm 2001
13
Máy hàn
18
10 năm 1999
5 năm 2000
3 năm 2001
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Tại phân xưởng cơ khí 2, nơi sản xuất các sản phẩn đột dập, ép, sấn, định hình chi tiết, cấu kiện dạng vỏ hoặc tấm, mảng, có các loại máy móc, dây chuyền được trang bị như sau:
Bảng 3: Danh sách máy móc thiết bị tại phân xưởng cơ khí 2
STT
Tên máy
Số lượng
Năm đưa vào sử dụng
1
Máy ép 100 Tấn
02
1 năm 1999
1 năm 2000
2
Máy ép 200 Tấn
02
Năm 2000
3
Dây truyền đột dập liên hợp
01
Năm 1999
4
Dây truyền hàn bấm, hàn điểm, hàn lăn
01
1 năm 1999
1 năm 2000
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Tại phân xưởng ô tô 1 và 2, nơi chuyên lắp ráp, đóng mới, sửa chữa ô tô, có những dây truyền như sau:
Bảng 4: Danh sách dây truyền công nghệ tại phân xưởng ô tô 1, 2
STT
Tên
Số lượng
Năm đưa vào sử dụng
1
Dây truyền hàn vỏ
01
1990
2
Dây truyền khung xương
01
1991
3
Dây truyền nội thất
01
1991
4
Dây truyền sơn
01
1990
5
Dây truyền kiểm tra
01
1991
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Các trang thiết bị, máy móc được trang bị tại các phân xưởng hầu hết còn mới. Trước đây, Nhà máy chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, bắt đầu từ năm 2000, Nhà máy mới thực hiện thêm nhiệm vụ sản xuất ô tô. Để có thể thực hiện nhiệm vụ mới, Nhà máy đã đầu tư mua mới nhiều loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại. Điều này đã tạo điều kiện rất tốt cho công tác xây dựng và áp dụng mức của Nhà máy.
Lao động
Con người là nhân tố chính trong quá trình sản xuất. Chính vì thế, chất lượng người lao động sẽ quyết định trực tiếp tới năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động lao động. Đối với công tác định mức lao động, chất lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và áp dụng mức. Chất lượng lao động tốt sẽ tạo điều kiện xây dựng nên những mức lao động tiên tiến, đồng thời chất lượng lao động tốt sẽ tạo điều kiện để người lao động có khả năng hoàn thành và vượt mức quy định.
Để đánh giá chất lượng lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, ta phân tích 2 bảng số liệu sau:
Bảng 5: Thống kê lao động năm 2007
Loại lao động
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Cán bộ nhân viên có trình độ đại học, trên đại học
55
14
Cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng
7
2
Cán bộ nhân viên có trình độ trung cấp
15
4
Công nhân kỹ thuật
288
75
Lao động phổ thông+ Lao động khác
20
5
Tổng số
385
100
(Nguồn: Phòng Nhân chính)
Bảng 6: Thống kê bậc công nhân kỹ thuật của Nhà máy năm 2007
Đơn vị: Người
STT
Chuyên ngành
Bậc công nhân
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Sửa chữa ô tô+ máy gầm
7
7
3
4
3
Đệm
15
8
4
4
2
Tiện
2
12
5
0
5
Phay bào mài
3
5
4
4
2
5
Sơn+ đánh bóng
5
12
4
1
2
Rèn+ Đúc+ Nhiệt luyện
5
6
4
7
7
3
Hàn
2
6
15
4
3
2
Điện
0
10
7
17
4
1
Nguội+ Nội thất
0
9
4
11
6
4
Gò
2
10
2
4
5
Tổng số
41
75
60
45
35
32
(Nguồn: Phòng Nhân chính)
Cấp bậc công nhân
bình quân
Trong tổng số 385 của Nhà máy, số lao động trực tiếp là 308 người, chiếm tỷ lệ 80 %, số lao động gián tiếp 20 là nguời, chiếm tỷ lệ 20 %. Như vậy tỷ lệ lao động gián tiếp/ lao động trực tiếp tại Nhà máy là 1/4. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý, Nhà máy cần tiếp tục duy trì và trên cơ sở đó, phát huy tối đa hiệu quả quản lý để đạt được kết quả hoạt động tốt hơn nữa.
Như tính toán ở trên, cấp bậc công nhân trung bình của Nhà máy là 4,19- cấp bậc khá cao. Cho thấy công nhân tại Nhà máy có trình độ tay nghề tương đối tốt. Trong đó số công nhân bậc 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ cao nhất (48%). Với trình độ công nhân như vậy, Nhà máy có điều kiện rất tốt để thực hiện công tác định mức lao động.
Theo như các mức công việc hiện nay đang áp dụng tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, ta có thể nhận thấy các bước công việc chủ yếu là ở bậc 4, 5. Ta có thể thấy rõ điều này qua ví dụ bảng định mức cho sản phẩm xe ô tô Transinco AH B50 ở bảng 7 tại phần III, mục 3 của chương này. Kinh nghiệm cho thấy, khi cấp bậc công nhân bằng hoặc nhỏ hơn cấp bậc công việc 1 bậc thì cấp bậc công nhân được gọi là phù hợp với cấp bậc công việc. Từ thực tế cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc tại Nhà máy, ta thấy có sự phù hợp giữa hai loại cấp bậc này. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mức.
Sản phẩm
Có thể nói sản phẩm chính là đối tượng của công tác định mức vì các mức xây dựng nên đều phải dựa trên cơ sở phân tích các đặc tính sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp, đa dạng thì càng đỏi hỏi nhiều thời gian, công sức cho việc định mức.
Hiện tại, sản phẩm của Nhà máy sản xuất ô tô có 2 dạng,bao gồm:
- Sản phẩm cơ khí đơn thuần: Đây là dạng sản phẩm nhỏ lẻ, các bước công nghệ ngắn, ít, dễ thao tác trên các công cụ hiện có của nhà máy. Có thể kể đến như các chi tiết của xe máy, chỉ bao gồm một vài nguyên công. Loại sản phẩm này rất dễ dàng cho công tác định mức do tính chất đơn giản.
- Sản phẩm mang tính chất tổng hợp: Đây là loại sản phẩm phụ thuôc cả vào trình độ tay nghề của người công nhân hay sản phẩm mang tính tập thể. Đối với loại sản phẩm này, công tác định mức rất phức tạp, khó xác định. Một số sản phẩm tiêu biểu của loại này như các sản phẩm về sơn, gò ô tô.
Với nhiệm vụ chủ yếu hiện nay của Nhà máy là sản xuất ô tô, với nhiều kích cỡ, chủng loại khác nhau, lượng sản phẩm loại 2 là rất lớn. Do đó, nó đòi hỏi phải có một đội ngũ làm công tác định mức đầy đủ về số lượng lẫn chất lượng mới có thể đảm đương được công việc cần thực hiện.
Công tác tổ chức lao động
Trên cơ sở những việc phân tích công việc, các hoạt động lao động tổng thể của Nhà máy được bóc tách, cô lập thành các chức nămg, nhiệm vụ lao động riêng, được thực hiện song song, đồng thời, phù hợp với mỗi người lao động.
Bên cạnh việc bóc tách, chia nhỏ quá trình lao động, các hoạt động lao động riêng rẽ cũng được bố trí kết hợp, liên kết với nhau để đảm bảo sự hài hòa, nhịp nhàng, đảm bảo tính đồng bộ của quá trình tổng thể.
Để đảm bảo cho việc sản xuất của công nhân đạt năng suất, hiệu quả cao, Nhà máy đã có một bộ phận chuyên trách đảm bảo cho việc phục vụ nơi làm việc được thực hiện tập trung, nhanh chóng. Bên cạnh các máy móc thiết bị lao động chính, nơi làm việc của công nhân trong Nhà máy còn được bố trí trang bị các hệ thống phụ trợ như các dàn nâng tại tổ gò, các giá để đồ tại tổ hoàn thiện, các giá đựng chi tiết... Công nhân cũng được trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, nút tai, kính phòng hộ, mặt nạ phòng độc, ủng, găng tay...
Để tạo điều kiện sản xuất tốt nhất cho công nhân, Nhà máy đã bố trí lắp đặt các hệ thống chiếu sáng hiện đại, đảm bảo; trên mái phân xưởng cũng được lợp các tấm nhựa trong ở một số vị trí để cho ánh sáng lọt vào.
Những điều kiện đó đã tạo điều kiện khá tốt cho công tác xây dựng và áp dụng mức tại Nhà máy.
Những thuận lợi khó khăn đối với công tác định mức
Những điều kiện hiện tại của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác định mức lao động, nhưng bên cạnh đó, cũng đặt ra một số vấn đề cần giải quyết.
* Thuận lợi :
- Lao động trong nhà máy có trình độ tương đối cao, với bậc thợ trung bình là 4,19..
- Trang thiết bị, máy móc của nhà máy được trang bị đầy đủ, hiện đại.
- Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc được chú ý quan tâm và thực hiện tương đối tốt.
- Cơ cấu tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện công tác định mức giữa bộ phận chuyên trách với các bộ phận khác.
* Khó khăn
- Sản phẩm của nhà máy tương đối da dạng, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ làm công tác định mức với số lượng và chất lượng cao.
- Tuy Nhà máy đã có bộ phận phục vụ, nhưng chưa đáp ứng được so với nhu cầu. Chỉ một bộ phận rất nhỏ công nhân chính được phục vụ tận nơi khi làm việc. Phần lớn công nhân chính vẫn phải tự phục vụ.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại đơn vị
Bộ máy làm công tác định mức
Hiện nay, công tác định mức tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 chủ yếu do phòng Kỹ thuật của Nhà máy đảm nhiệm. Toàn bộ 8 thành viên của phòng đều trực tiếp tham gia vào công tác định mức, trong đó mỗi người phụ trách việc định mức ở một mảng riêng (bao gồm: sơn, gò, định mức cơ khí, nội thất, CKD, định mức sửa chữa thiết bị…). Như vậy, so sánh với số lượng các mảng công việc, về mặt số lượng, đội ngũ làm công tác định mức như vậy có thể coi là đủ.
Về trình độ chuyên môn, các cán bộ trong phòng kỹ thuật chủ yếu đều là được đào tạo từ khối kỹ thuật, kiến thức chuyên môn về định mức có được chỉ do kinh nghiệm hay tự học hỏi qua giấy tờ, tài liệu của người đi trước chứ không hề được đào tạo một cách chính thống. Thêm nữa, các cán bộ định mức đều chưa được tham gia một lớp đào tạo bổ sung kiến thức nào. Thực tế nảy sinh hai vấn đề là những kinh nghiệm được truyền lại dần bị mai một và các định mức mới phát sinh liên tục. Chính điều này đã hạn chế không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả công tác định mức lao động tại Nhà máy..
Về nhận thức, khi được hỏi, các cán bộ làm công tác định mức đều cho rằng định mức có vai trò quan trọng, tuy nhiên, lý do đưa ra mới chỉ là để làm căn cứ trả lương và xây dựng kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ. Như vậy, nhận thức của đội ngũ cán bộ về vai trò của định mức lao động còn rất hạn chế, chưa toàn diện. Làm căn cứ trả lương và xây dựng kế hoạch sản xuất là những tác dụng lớn của định mức lao động, tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Bên cạnh đó, định mức lao động còn có tác dụng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở để phân công và hiệp tác lao động, là căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công nhân, tăng cường kỷ luật lao động… Tất cả những tác dụng đó mới nói lên hết vai trò to lớn của định mức lao động. Có nhận thức đầy đủ về vai trò của định mức lao động, cán bộ định mức mới có thái độ, tinh thần đúng mực khi thực hiện công việc.
Tuy chưa thực sự nhận thức hết về tầm quan trọng của công tác định mức, các cán bộ định mức của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 đã có những nhận thức tương đối đầy đủ về nội dung của công tác này. Theo họ, công tác định mức bao gồm việc phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành, nghiên cứu các khả năng ở nơi làm việc, xây dựng mức và theo dõi, điều chỉnh mức cho phù hợp. Như vậy, về nội dung chính của công tác định mức lao động, các cán bộ làm công tác định mức của Nhà máy đều đã nắm được.
Bên cạnh nhiệm vụ chính thuộc về phòng Kỹ thuật, công tác định mức tại nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cũng có sự phối kết hợp bộ phận, phòng ban. Theo đó, tùy vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban mà có sự hỗ trợ, tham gia khác nhau vào quá trình định mức. Tuy nhiên, sự phối hợp này chưa thực sự chặt chẽ và thực chất. Trước đây, công tác định mức lao động tại Nhà máy do cả phòng Kỹ thuật và phòng Nhân chính cùng phối hợp thực hiện, nhưng hiện nay, công tác này hầu như còn giao cho phòng Kỹ thuật. Phòng kỹ thuật vừa xây dựng, điều chỉnh, quản lý, vừa phê duyệt các định mức. Như vậy, vô hình trung, đã tạo ra sự thiếu khách quan khi thực hiện công tác này.
Một bộ phận nữa cũng tham gia vào công tác định mức, đó chính là các quản đốc. Tuy nhiên, mức do bộ phận này xây dựng này là loại mức “không chính thức” vì nó chưa có sự phê duyệt hay kiểm định, chấp nhận của bộ phận Kỹ thuật, Giám đốc. Xuất phất từ thực tế là có nhiều sản phẩm được giao xuống xưởng theo hình thức khoán thời gian, cần sự phối hợp của nhiều bước công việc, không có mức cụ thể cho từng bước công việc riêng biệt. Chính vì thế, các quản đốc dựa vào thống kê và kinh nghiệm của bản thân để hình thành nên các mức cụ thể cho công nhân trong phân xưởng, tổ mình.
Phương pháp và quy trình xây dựng mức
Thực tế tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 cho thấy, công tác định mức lao động đang có sự áp dụng kết hợp của nhiều 3 phương pháp là phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp kinh nghiệm và phương pháp phân tích khảo sát. Phương pháp thống kê kinh nghiệm được áp dụng bởi các quản đốc phân xưởng xây dựng cho các bước công việc bộ phận của sản phẩm mà đơn vị được giao, phương pháp kinh nghiệm được áp dụng chủ yếu cho những sản phẩm có tính chất tương tự những sản phẩm đã xây dựng trong thời kỳ trước, phương pháp phân tích khảo sát lại được áp dụng để định mức cho các sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong một số sản phẩm mới, kinh nghiệm của cán bộ quản lý vẫn được áp dụng trong việc định mức một số chi tiết.
Cụ thể, phương pháp thống kê kinh nghiệm được thực hiện như sau:
Bước 1: Thống kê năng suất lao động của công nhân làm công việc cần định mức
Ở bước này, quản đốc phân xưởng sử dụng các tài liệu thống kê về năng suất lao động của các công nhân làm công việc tương tự qua các thời kỳ.
Ví dụ, tại tổ tiện, phân xưởng cơ khí 1, bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả, quản đốc Nguyễn Trọng Hùng có ghi chép lại các số liệu thống kê năng suất lao động của 10 công nhân khác làm công việc đó như sau:
W: 70-71-76-76-72-75-73-75-72-74 (sản phẩm/ca)
Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình
Năng suất lao động trung bình được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Với bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả:
(sản phẩm/ca)
Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến
Năng suất lao động trung bình tiên tiến được tính bằng bình quân gia quyền của những năng suất lao động lớn hơn hoặc bằng năng suất lao động trung bình. Vẫn với bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả:
(sản phẩm/ca)
Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản xuất của bản thân quản đốc để quyết định
Với bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả, sau khi kết hợp với năng suất lao động trung bình tiên tiến, quản đốc Nguyễn Trọng Hùng quyết định 80 sản phẩm/ca là mức sản lượng, tương ứng với mức thời gian cho bước công việc là 6 phút/sản phẩm.
Đối với phương pháp kinh nghiệm, phương pháp này được áp dụng với những chi tiết của một sản phẩm mới nhưng có sự tương đồng với những chi tiết của sản phẩm cũ. Theo phương pháp này, cán bộ định mức nghiên cứu xem một sản phẩm mới có những chi tiết nào tương tự như ở các sản phẩm cũ, từ đó có thể sử dụng chính những mức cho chi tiết ở sản phẩm cũ hay có sự điều chỉnh thích hợp. Sự điều chỉnh này hoàn toàn do kinh nghiệm của án bộ định mức. Ví dụ như ở phần chi tiết khung xương làm từ tôn, chi tiết mã to và mã nhỏ của sản phẩm xe Transinco Ba Hai AH B50 giống y như ở xe B80, nên cán bộ định mức sử dụng luôn mức cho mã to, mã nhỏ của xe B80 áp dụng cho xe B50. Các mức như vậy sau khi có sự phê duyệt của Giám đốc là có thể được đưa vào sử dụng.
Đối với phương pháp phân tích khảo sát, về cơ bản, phương pháp mà Nhà máy sản xuất ô tô 3-2 áp dụng là đồng nhất với phương pháp phân tích khảo sát trong lý thuyết, tuy nhiên, có một sự thay đổi ít nhiều. Cụ thể, quá trình tiến hành như sau:
Bước 1 : Phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành
Đối với phương pháp phân tích tính toán, từ quy trình sản xuất sản phẩm, cán bộ Phòng Kỹ thuật sẽ bóc tách ra thành công đoạn nhỏ hơn. Từ các bản vẽ, thiết kế tổng hợp, các bản vẽ chi tiết cho từng chi tiết sản phẩm sẽ được bọc tách để tiến hành phân tích.
Bước 2 : Chuẩn bị và tiến hành xây dựng mức.
Sau khi phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận nhỏ, cán bộ định mức tiến hành xây dựng mức. Ở bước này, cán bộ định mức sẽ tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí hoàn thành từng bộ phận của bước công việc để trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề công nhân cần có, máy móc thiết bị dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu cần dùng. Ở đây, yếu tố hao mòn của máy móc thiết bị được coi như bằng 0. Dựa vào quy trình công nghệ và các điều kiện tổ chức kỹ thuật, cán bộ định mức tính hao phí thời gian cho từng bộ phận bước công việc. Tổng cộng các hao phí thời gian lại sẽ có mức kỹ thuật thời gian cho cả bước công việc. Ở bước này, đối với một số chi tiết, do chưa có khả năng phân tích một cách chính xác, cán bộ định mức vẫn phải dùng đến kinh nghiệm bản thân để tự đưa ra mức.
Bước 3 : Duyệt bởi các phòng ban liên quan và tiến hành áp dụng thử
Mức sau khi được xây dựng theo một trong hai phương pháp trên sẽ được gửi tới tới phòng ban có liên quan như phòng KCS, phòng Kế hoạch sản xuất. Các phòng này có trách nhiệm xem xét lại các yêu cầu kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu đối với mức đã phù hợp hay chưa. Sau đó, các phòng họp thống nhất và mức được đưa vào áp dụng một cách áp đặt tại nơi làm việc của công nhân.
Ở đây, thay vì chọn một công nhân tiêu biểu, các công nhân làm bước công việc tương tự đều được cung cấp các điều kiện làm việc thích hợp và được yêu cầu áp dụng mức mới trong một thời gian. Trong quá trình này, cán bộ định mức thường xuyên theo dõi và ghi chép lại tình hình thực hiện mức.
Bước 4 : Điều chỉnh mức
Trên cơ sở tình hình thực hiện thực tế mức mới được áp dụng, cán bộ định mức sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét lại những mức mà công nhân thực hiện có sự sai chệch nhiều, từ đó tìm ra nguyên nhân sai chệch và có những điều chỉnh mức cho phù hợp.
Bước 5 : Trình cấp trên phê duyệt và đưa mức vào áp dụng
Sau khi đã có sự điều chỉnh thích hợp, cán bộ định mức sẽ tổng hợp lại các kết quả và trình lên Giám đốc. Khi Giám đốc đã đồng ý phê duyệt, các mức sẽ được đưa vào sản xuất đại trà. Nếu Giám đốc không đồng ý với định mức tại một công đoạn nào đó trong quá trình sản xuất, Phòng Kỹ thuật sẽ có trách nhiệm phải tiến hành định mức lại công đoạn đó.
Ví dụ như khi tiến hành định mức cho các chi tiết lẻ phục vụ bọc vỏ thuộc phần bọc vỏ của xe Transinco Ba Hai AH B50, cán bộ định mức sẽ phải xác định cụ thể các chi tiết. Ở đây, bao gồm một số chi tiết như: Suppo bắt ba đờ sóc trước sau, Ốp phía ngoài trên cửa khách, Ốp ngoài phía trên cửa lái, Ép cột kính sườn xe, Chắn bùn dưới trước sau, Chắn bùn dưới trước sau, Tăng cứng chữ T… Từ các chi tiết này, cán bộ định mức nghiên cứu bản vẽ kỹ thuật của từng chi tiết, tiếp tục bóc tách ra thành từng bộ phận, chi tiết nhỏ hơn rồi tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí hoàn thành từng bộ phận của bước công việc để trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề công nhân cần có, máy móc thiết bị dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu cần dùng. Dựa vào quy trình công nghệ và các điều kiện tổ chức kỹ thuật, cán bộ định mức tính hao phí thời gian cho từng bộ phận bước công việc. Sau đó, các bước duyệt, áp dụng thử được tiến hành như nêu trên.
Công tác áp dụng và tình hình thực hiện mức
Công tác áp dụng
Hiện tại Nhà máy sản xuất ô tô mới chỉ xây dựng mức lao động cho công nhân sản xuất và cán bộ quản lý, chưa có mức dành cho công nhân phục vụ. Mức được xây dựng chỉ có một loại là mức thời gian, trong đó, mức dành cho lao động quản lý được tính một cách đơn giản là bằng 8-12% mức dành cho lao động sản xuất.
Với tính chất sản phẩm đa dạng, các sản phẩm lại mang tính tổng hợp, nên số lượng đầu việc là rất lớn. Theo thống kê của phòng Kỹ thuật, hiện tại Nhà máy có khoảng hơn 1000 đầu việc dành cho lao động sản xuất. Tuy nhiên, theo lời các các bộ của phòng thì hiện mới chỉ có khỏang 500 đầu việc, tức là 50% trong số đó là có mức cụ thể, ở một số bước công việc, mức vẫn là mức tổng hợp cho cả tổ thay vì cho từng công nhân. Theo đó, với một sản phẩm được giao, các thành viên trong tổ tự phân chia bố trí thời gian sao cho tổng thời gian làm việc đạt mức của sản phẩm. Với số mức đó, tương ứng với số công nhân từng phân xưởng nơi có mức thì hiện có khoảng 175 công nhân, tức 60% tổng số công nhân làm việc có mức cụ thể. Tuy nhiên, với phương pháp xây dựng mức như đã được trình bày ở phần trên, còn nhiều mức được xây dựng chưa dựa trên cơ sở khoa học.
Để có cái nhìn rõ hơn về mức lao động tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, em xin được đưa ra một ví dụ về mức lao động đang được áp dụng cho một loại sản phẩm - sản phẩm xe Transinco Ba Hai AH B50. Xe Transinco Ba Hai AH B50 là một trong những sản phẩm chủ yếu của Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, cùng với một số sản phẩm khác như xe khách 29 chỗ, xe ca 29, 34, 46 chỗ County, xe buýt B80… Xe Transinco Ba Hai AH B50 là loại xe buýt chạy trong thành phố, với 20 ghế ngồi và 30 chỗ đứng.
Cụ thể, mức lao động cho một xe Transinco AH B50 như sau :
Bảng 7 : Định mức giờ công các chi tiết và công đoạn trên xe
Transinco Ba Hai AH B50
A. PHẦN KHUNG XƯƠNG
Tổng giờ công (I+II+III)
I. Sản xuất các chi tiết khung xương làm từ tôn
STT
Tên chi tiết
Đv
tính
Số lượng
TG/1
chi tiết
(phút)
Tổng
TG
Bậc công việc
1
Mã nhỏ
Cái
130
0,583
75,833
4/7
2
Mã to
Cái
30
0,833
25
4/7
3
Giá bắt loa
Cái
4
3
12
4/7
4
Thành bậc lên xuống cửa khách
Cái
2
84
168
4/7
5
Chắn bùn trên
Cái
4
30
120
4/7
6
Vách đứng bục ghế hậu
Cái
2
16,5
33
4/7
7
Vách đứng sàn giữa
Cái
4
12,5
50
4/7
8
Sàn lái phía đầu xe
Cái
1
34
34
4/7
9
Tấm ốp sàn lái
Cái
1
7
7
4/7
10
Sàn ghế lái
Cái
1
51
51
5/7
11
Tấm ốp sàn phía sau cửa khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12147.doc