MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 3
II – CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 4
1. Đặc điểm tổ chức của Công ty. 4
2. Chức năng của các bộ phận. 6
III - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY. 8
1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty. 8
2. Đặc điểm về lao động. 12
3. Đặc điểm vật tư – thiết bị. 14
4. Đặc điểm về quản lý chất lượng công trình. 16
5. Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty. 18
PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP. 21
I. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY. 21
1. Thế nào là giá dự thầu? 21
2. Vai trò của công tác lập giá dự thầu đối với Công ty. 22
II. THỰC TẾ LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY. 23
1. Các căn cứ lập giá dự thầu xây lắp chung. 23
2. Nguyên tắc lập giá dự thầu 25
3. Quy trình lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty. 25
III. MINH HOẠ LẬP GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY QUA THỰC TẾ.
1. Tính giá dự thầu cho hạng mục nền đường. 41
2. Tính giá dự thầu cho hạng mục mặt đường. 42
3. Tính giá dự thầu cho hạng mục hệ thống phòng hộ. 44
4. Tính giá dự thầu cho hạng mục công trình thoát nước. 45
IV.ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU ĐẾN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 46
V. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY 50
1. Những ưu điểm trong công tác lập giá dự thầu của Công ty. 50
2. Những hạn chế trong công tác lập giá dự thầu ở Công ty. 52
3. Nguyên nhân dẫn đến lập giá dự thầu chưa hiệu quả. 55
PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY. 57
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin phục vụ tổ chức lập giá. 58
2. Xây dựng hệ thống đơn giá vật liệu, nhân công, máy cụ thể, rõ ràng. 60
3. Xác định rõ mục tiêu đấu thầu, giữ vững lập trường để đưa ra chính sách giá bỏ thầu phù hợp. 69
4. Giảm các chi phí thành phần nhằm đưa ra mức giảm giá hợp lý hạ giá dự thầu. 71
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC. 75
1. Hoàn thiện hệ thống các quy định, đơn giá xây dựng cơ bản. 75
2. Tạo điều kiện phát triển thị trường mua bán thiết bị máy móc, bình ổn thị trường giá nguyên vật liệu 76
PHẦN KẾT LUẬN 77 77
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác dự thầu của Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Xây Dựng)
*Giá thành dự toán xây dựng (Z)
Z= T+C
5.6. Thu nhập chịu thuế tính trước (L). 37
Khoản thu nhập chịu thuế tính trước được sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước.
TL= Zxtỷ lệ quy định
Công thức tính:
Tỷ lệ quy định này đối với công trình giao thông là 6.0%. Chi tiết xem bảng định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước ở trên.
*Đơn giá dự thầu trước thuế Z1:
Z1=TL+Z
5.7. Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT). 37
Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trả trước khi mua các loại vật tư, vật liệu, năng lượng, nhiên liệu… nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung vào đơn giá dự thầu và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp.
VAT= Z1 x TXDGTGT
*Công thức tính:
Trong đó:
G là giá trị dự toán trước thuế.
TXDGTGT là mức thuế suất thuế giá trị gia tăng.(Theo quy định mức thuế suất cho ngành giao thông là 10%)
Z2=Z1+VAT
*Đơn giá dự thầu sau thuế
Các loại chi phí khác được phân bổ bằng 1 - 2% so với đơn giá dự thầu sau thuế.Tức là K=a%xZ2. ( a bằng 1 đến 2 tuỳ theo loại công trình: 1% - đối với những công trình nội đô, 2% cho những công trình ở xa, tuyến đường sắt, giao thông, kênh, mương máng; có trường hợp theo quy định của nhà mời thầu).
Trong chi phí khác được phân bổ này gồm có:
- Chi phí nhà tạm trên công trường:
+Nhà tạm chính: nhà làm việc, phòng họp,…
+ Nhà tạm sản xuất: kho, trạm trộn bêtông,…
+ Nhà sinh hoạt: nhà tập thể, nhà ăn cho công nhân,…
- Các chi phí khác cho yếu tố rủi ro, trượt giá.
*Cộng đơn giá bỏ thầu:
G=Z2+K
Bước 2: Xác định giá dự thầu cho từng hạng mục công trình.
Giá dự thầu cho từng hạng mục được xác định bằng tổng giá dự thầu từng công việc của hạng mục công trình.
Bước 3: Xác định giá dự thầu cho công trình.
Giá dự thầu được xác định theo công thức:
Gdth=S Qi x ĐGi
Trong đó:
Gdth là giá dự thầu
Qi là khối lượng hạng mục i do bên mời thầu cung cấp căn cứ vào kết quả bóc tiên lượng từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
ĐGi là đơn giá dự thầu hạng mục thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ cào điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu.
n là số lượng hạng mục do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.
Cộng các chi phí và thuế trong đơn giá dự thầu ĐGdth.
Ngoài ra, có thể tính thêm hệ số trượt giá (Ktrg) và yếu tố rủi ro (Krr)
và ĐGi = ĐGdth(1+Ktrg+Krr).
Thông thường trong các hồ sơ dự thầu các công trình đều có mục hướng dẫn tính hệ số trượt giá hoặc khoán gọn mức trượt giá để thuận tiện cho việc thanh toán. Trường hợp không có hướng dẫn riêng thì đơn vị nhận thầu phải tính hệ số trượt giá và nhân luôn vào đơn giá dự thầu.
Do giá nguyên vật liệu luôn biến động thất thường nên cán bộ lập giá không thể lường hết được sự biến động này. vì vậy, khi tính giá đơn giá trong dự toán tính thêm hệ số trượt giá và yếu tố rủi ro. Tuy nhiên, thường 2 yếu tố này Công ty thường để trong phân bổ chi phí khác trong từng công việc của hạng mục.
Đơn giá bỏ thầu:G= Z2+K
Giá dự thầu công trình Gdth= SQixDi
Giá dự thầu hạng mục 1
Giá dự thầu hạng mục 2
Giá dự thầu hạng mục 3
Giá dự thầu hạng mục n
Giá dự thầu công việc m
Giá dự thầu công việc 3
Giá dự thầu công việc 2
Giá dự thầu
công việc 1
Chi phí vật liệu
VL=S QjxDjVL x kVL
Chí phí nhân công
NC= S QixDjncxknc
Chi phí máy thi công
M= S QjxDjmxkmtc
Chi phí chung: C= PxT
Chi phí trực tiếpT=VL+NC+M+TT
Trực tiếp phí khácTT= 1.5%x(VL+NC+M)
Giá thành dự toán xây dựng Z=T+C
Thu nhập chịu thuế tính trước TL=Zxtỷ lệ quy định
Đơn giá dự thầu trước thuế Z1=Z+TL
Thuế giá trị gia tăng: VAT=10%xZ1
Đơn giá dự thầu sau thuế: Z2=Z1+VAT
Chi phí khác được phân bổ: K=a% xZ2
Đơn giá dự thầu công việc 2
Đơn giá dự thầu
công việc 1
Đơn giá dự thầu công việc 3
Đơn giá dự thầu công việc m
Sơ đồ 5: Sơ đồ tổng hợp phương pháp lập giá dự thầu tại Công ty.
III. MINH HOẠ LẬP GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY QUA THỰC TẾ. 41
Công trình đường Xã Nà Hẩu (Đoạn An Thịnh - Đại Sơn), Huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái.
Công trình tham gia đấu thầu tháng 3 năm 2007.
Gói thầu số 2: KM5+254.8 - KM11+414.47.
Công trình này gồm có 4 hạng mục:
+ Nền đường.
+ Mặt đường.
+ Hệ thống phòng hộ.
+ Công trình thoát nước.
1. Tính giá dự thầu cho hạng mục nền đường.
Hạng mục này gồm 11 công việc:Vét bùn; Đào nền đất C2; Đào nền đất C3; Đào nền đất C4; Đào rãnh đá C4; Đào rãnh đất C3; Đào cấp đất C3; Đào xới đất C3; Đào nền K95; Đắp nền K98; Đá hộc xây vữa M75.
Bảng 7: Bảng tính đơn giá chi tiết cho công việc “đắp nền K98”.
Các hạng mục khác của hạng mục nền đường cũng làm tương tự như hạng mục trên.( Chi tiết xem bảng phân tích đơn giá dự thầu).
Đơn giá dự thầu của các hạng mục của hạng mục nền đường cụ thể như sau:
Vét bùn: G1=70,899đồng.
Đào nền đất C2: G2=14,788đồng.
Đào nền đất C3: G3=16,925đồng.
Đào nền đất C4: G4=71,429đồng.
Đào rãnh đá C4: G5=289,412đồng.
Đào rãnh đất C3: G6=35,807đồng.
Đào cấp đất C3: G7=63,926đồng.
Đào xới đất C3: G8=29,685đồng.
Đào nền K95: G9=12,636đồng.
Đắp nền K98: G10=52,785đồng.
Đá hộc xây vữa M75: G11=530,706đồng.
Giá dự thầu của hạng mục nền đường là:
GHM1= S QĩxGi =30.48x70,899 + 1,404.33x14,788 + 7,637x16,925 + 5,001.94x71,429 + 175.14x289,412 + 1,018.48x35,807 + 392.84x63,926 + 3,678.55x29,685 + 4,628.55x12,636 + 3,957.85x52,785 + 75.62x530,706 =1,038,454,612đồng.
2. Tính giá dự thầu cho hạng mục mặt đường. 42
Hạng mục này gồm có 9 công việc:Đào khuôn đất C3; Đào khuôn đá C4; Bù vênh đá dăm dày 8cm ; Bù vênh cấp phối dày 16cm ; Vá ổ gà; Móng đá dăm 15cm; Đá dăm lớp trên dày 15cm ; Láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4.5kg/m2 ; Trồng vỉa.
Bảng 8: Bảng tính đơn giá chi tiết cho công việc ‘láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4.5kg/m2”.
Các hạng mục khác của hạng mục mặt đường cũng tính tương tự. (Chi tiết xem bảng phân tích đơn giá dự thầu)
Đơn giá của các hạng mục của hạng mục mặt đường cụ thể như sau:
Đào khuôn đất C3: G1=63,926đồng.
Đào khuôn đá C4: G2=289,412đồng.
Bù vênh đá dăm dày 8cm: G3 =28,219đồng.
Bù vênh cấp phối dày 16cm: G4=29,061đồng.
Vá ổ gà: G5=50,915đồng.
Móng đá dăm 15cm: G6=50,583đồng.
Đá dăm lớp trên dày 15cm: G7=56,756đồng.
Láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4.5kg/m2: G8=63,685đồng.
Trồng vỉa: G9=18,483đồng.
Giá dự thầu của hạng mục mặt đường là:
GHM2= S QixDi = 2,143.76x63,926 + 1,027.18x289,412 + 3,104.13x 28,219 + 53.25x29,061 + 58.75x50,915 +19,394.02x50,583 +22,804.64x56,756 + 22,804.64x63,685 + 12,046.04x18,483=4,476,722,736đồng.
3. Tính giá dự thầu cho hạng mục hệ thống phòng hộ. 44
Hạng mục này gồm có 11 công việc: Cọc tiêu, cọc H.; Mốc lộ giới.;Cột KM.;Đào đất C3.;Đắp đất.;Biển báo tam giác + cột đỡ; Biển báo tròn + cột đỡ; Biển báo chữ nhật 1*1.6 + cột đỡ; Hộ lan mềm tôn sóng. ;Đầu công hộ lan mềm tôn sóng ;Bêtông chèn chân cột M100.
Bảng 9: Bảng tính đơn giá chi tiết cho công việc “cột KM.”
Đơn giá dự thầu của các hạng mục còn lại của hạng mục này cũng tính tương tự (Chi tiết xem bảng phân tích đơn giá chi tiết)
Đơn giá dự thầu của các hạng mục của hạng mục hệ thống phòng hộ cụ thể như sau:
Cọc tiêu, cọc H: G1=100,697đồng.
Mốc lộ giới: G2= 100,697đồng.
Cột KM: G3= 291,696đồng.
Đào đất C3: G4= 139,161đồng.
Đắp đất: G5= 49,072đồng.
Biển báo tam giác + cột đỡ: G6= 665,781đồng.
Biển báo tròn + cột đỡ: G7= 791,649đồng.
Biển báo chữ nhật 1*1.6 + cột đỡ: G8= 2,321,282đồng.
Hộ lan mềm tôn sóng: G9= 484,550đồng.
Đầu công hộ lan mềm tôn sóng: G10=193,174đồng.
Bêtông chèn chân cột M100: G11=628,304đồng.
Giá dự thầu của hạng mục hệ thống phòng hộ là:
GHM3= S QixDi=161x100,697 + 31x100,697 + 6x291,696 + 86.48x139,161 + 46.19x49,072 + 30x665,781 + 3x791,649 +3x2,321,282 + 578 x 484,550 + 18x193,174 + 30.9x628,304=367,659,122đồng.
4. Tính giá dự thầu cho hạng mục công trình thoát nước. 45
Hạng mục này gồm có 31 công việc: Đào đất C3.;Đào nền đá C4.;Đắp đất k95.;Vét bùn.;Đắp cấp phối; Đá hộc xếp khan.; Đá hộc xây vữa M100; Cống thép; Cốt thếp cống tròn; Cốt thép cống bản ø >10; Cốt thép cống bản ø<=10; Bê tông chèn ống cống M100; Bê tông móng cống M150 ; Bê tông xà mũ M150 ; Bê tông ống cống M200 ; Bê tông xà mũ M200 ; Bê tông cống bản M200 ; Bê tông cống bản M250; Làm mối nối ống cống + quét nhựa đường ngoài ống cống ø75; Lắp đặt ống cống ø75; Phá bỏ khối xây cũ ; Phá bỏ bê tông cống cũ ; Giấy dầu đệm bản và quét nhựa ; Bao tải tẩm nhựa chèn khe phòng lún; Lắp đặt tấm bản; Ván khuôn ống cống; Ván khuôn xà mũ; Ván khuôn tấm bản; Ván khuôn tấm bản; Đinh D<=10; Cây chống.
Bảng 10: Bảng tính đơn giá chi tiết cho công việc “bê tông xà mũ M200.”
Đơn giá bỏ thầu của các hạng mục khác của hạng mục công trình thoát nước cũng được tính tương tự (chi tiết xem thêm trong bảng phân tích đơn giá dự thầu)
Tổng hợp ta có giá bỏ thầu hạng mục công trình thoát nước là:
GHM4=401,803,864đồng.
Tổng hợp giá dự thầu toàn bộ công trình:
Gdth=GHM1+GHM2+GHM3+GHM4=1,038,454,612+4,476,722,736+ 367,659,122 +
401,803,864= 6,284,640,334đồng.
IV.ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU ĐẾN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 46
Ảnh hưởng của công tác tính giá dự thầu đến kết quả đấu thầu. 46
Công ty luôn quan tâm đến chất lượng của công tác lập giá dự thầu bởi công ty nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá, cho điểm và lựa chọn nhà thầu chủ đầu tư căn cứ vào những tiêu chí chủ yếu như: Kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu, năng lực tài chính, tiến độ thi công, giá dự thầu. Giá dự thầu là một trong những tiêu chí để lựa chọn nhà thầu. Do vậy, công tác lập giá dự thầu ảnh hưởng đến khả năng doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Nếu Công ty đưa ra mức giá quá cao, cao hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh trong khi phần kĩ thuật chưa có gì nổi trội so với các nhà thầu khác thì khả năng trượt thầu là rất cao. Hơn nữa, trong một quá trình tuyển chọn nhà thầu xây lắp, những nhà thầu được đánh giá về mặt kĩ thuật đạt từ 70% tổng số điểm trở lên thì sẽ tiếp tục được lựa chọn thông qua giá đánh giá
Giá đánh giá= Giá dự thầu +/- sai số học +/- điều chỉnh sai lệch +/-chi phí mặt bằng.
Giá dự thầu cao dẫn tới giá đánh giá cao, khả năng trúng thầu thấp. Mặt khác, công tác lập giá dự thầu có nhiều sai sót thì sai số học lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu.
Công tác lập giá dự thầu một mặt phải đảm bảo khả năng thắng thầu mặt khác phải bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi, tránh trường hợp đưa ra giá thấp đến khi trúng thầu đi vào thực hiện thì không mang lại hiệu quả.
Bảng11:Tổng hợp kết quả dự thầu của Công ty trong những năm gần đây.
Năm
Công trình dự thầu
Công trình trúng thầu
Xác suất trúng thầu
Số lượng
Giá trị
(triệu đồng)
Số lượng
Giá trị
(triệu đồng)
Số lượng (%)
Giá trị(%)
2001
30
5,882,000
8
87,600
26.67
1.49
2002
27
6,352,000
5
75,400
18.52
1.19
2003
31
6,559,000
6
80,500
19.35
1.23
2004
25
5,452,000
5
85,300
20.00
1.56
2005
24
5,569,000
7
88,700
29.17
1.59
2006
20
5,200,000
6
72,800
30.00
1.4
(Nguồn: phòng kế hoạch - kỹ thuật).
Công tác lập giá dự thầu ngày càng có hiệu quả góp phần đem lại công việc, thu nhập ổn định cho nhân viên công ty, giúp Công ty ngày càng có thêm kinh nghiệm trong công tác đấu thầu, hiệu quả kinh doanh tăng, tạo chỗ đứng vững vàng hơn trên thị trường xây dựng.
V. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY 50
1. Những ưu điểm trong công tác lập giá dự thầu của Công ty. 50
1.1. Đội ngũ cán bộ. 50
Công tác lập giá dự thầu của Công ty được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ Phòng kinh tế – kế hoạch là một tập thể có trình độ chuyên môn, am hiểu, kinh nghiệm, được rèn luyện trong thực tiễn, đội ngũ này càng được nâng cao trình độ, năng lực trong công tác đấu thầu.
Cán bộ làm công tác lập giá dự thầu luôn cố gắng cập nhật và nắm bắt được những thay đổi thường xuyên của Nhà nước về lập giá dự thầu và dự toán xây lắp, những văn bản mới nhất liên quan đến công việc này như: các văn bản của Nhà nước, của uỷ ban nhân dân về giá ca máy, vật liệu, nhân công,… Từ đó có sự điều chỉnh kịp thời những thay đổi đó.
Nhờ đó, công tác lập giá dự thầu của Công ty được tiến hành khá nhanh, có bài bản theo đúng quy trình đã đề ra và lập được giá dự thầu hợp lý có tính cạnh tranh mạnh khi tham gia tranh thầu.
1.2. Nguồn nguyên vật liệu.
Công ty có thể tự khai thác, chế biến đá ở mỏ đá Áng Sơn, tự sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn,…phục vụ cho thi công các công trình gần đó nên có thể giảm được giá nguyên vật liệu tạo được sức cạnh tranh khá mạnh về giá trong đấu thầu.
Chủ động trong công tác lập giá dự thầu bằng tiềm lực của Công ty, tận dụng được khả năng tự sản xuất nguyên vật liệu, chủ động trong khâu cung cấp nguyên vật liệu cho công tác thi công sau khi trúng thầu, làm giảm đáng kể chi phí, dễ dàng cho việc áp dụng chiến lược kinh doanh của Công ty để tạo ra một giá dự thầu hợp lý.
Hơn thế, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ lâu dài với một số nhà cung ứng đầu vào như: nhà máy thép vinakansai, thép Thái Nguyên, công tư đầu tư xây dựng Phú Thái,…. Do đó, có khả năng mua giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đây là một lợi thế lớn để tạo ra một giá dự thầu có tính cạnh tranh mạnh cho Công ty.
1.3. Phương pháp tính giá dự thầu. 51
Quy trình lập giá dự thầu hợp lý bảo đảm tính logic, có cơ sở lý luận về hiệu quả của phương án giá đã đề cập.
Bộ phận lập giá dự thầu đã chú trọng hoàn thiện công tác xác định giá dự thầu nên so với việc tính giá trước đây, công tác lập giá dự thầu sau này đã có nhiều cải tiến mà vẫn đảm bảo được những nguyên tắc trong tính giá dự thầu nói chung, tuân thủ đúng những quy định của Nhà nước nói riêng. Công việc tính toán trở nên chi tiết hơn, rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn như: tách chi phí chung, lãi dự kiến ra khỏi chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công và trở thành 1 mục riêng.
Việc lập giá dự thầu do áp dụng những quy định mới nên mang tính thực tiễn cao hơn, hợp lý hơn. Biểu hiện:
Đã tính đến chi phí khác ngoài 3 loại chi phí vật liệu, nhân công, máy trong chi phí trực tiếp.
Chi phí chung được tính bằng % so với tổng chi phí trực tiếp (khác với trước đây là so với chi phí nhân công).
Đã tính đến chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (nằm trong chi phí khác được phân bổ như trong phần trên đã trình bày).
Một phương pháp tính giá khoa học cùng với kinh nghiệm sẵn có của cán bộ lập giá là cơ sở tốt tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá.
1.4. Tổng Công ty. 51
Công ty liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị là một thành viên chủ chốt của Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 – Bộ Giao thông vận tải. Công ty luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Tổng công ty, cho phép đầu tư, đổi mới hệ thống trang thiết bị máy móc thi công, đủ năng lực thi công các công trình lớn, tăng thêm năng lực thực sự trong đấu thầu dự án. Hơn thế, Công ty còn được Tổng công ty giao thực hiện nhiều công trình lớn nhỏ góp phần tăng uy tín, năng lực Công ty.
* Ngoài những mặt tích cực ở trên, không thể không nhắc tới bầu không khí làm việc thoải mái, vui vẻ của Công ty đã khích lệ không nhỏ tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên toàn Công ty nói chung, cán bộ lập giá nói riêng, giúp cán bộ lập giá có một tinh thần thoải mái, sự thư giãn, tinh thần minh mẫn trong khi làm việc giúp công việc tiến hành trơn chu hơn, nhanh chóng hơn.
Tất cả những thuận lợi trên cần được phát huy hơn nữa bởi chúng giúp cho công tác đấu thầu của Công ty hiệu quả hơn, khả năng thắng thầu cao hơn, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho Công ty, cho toàn thể cán bộ công nhân viên
2. Những hạn chế trong công tác lập giá dự thầu ở Công ty. 52
2.1. Thu thập thông tin về các gói thầu còn hạn chế. 52
Công tác tìm hiểu thông tin về các gói thầu dù có được phát động trong toàn Công ty nhưng do không phân chia trách nhiệm cụ thể cho một ai nên chưa được quan tâm tìm hiểu đúng mức như:
Tình hình biến động đầu vào: việc tính giá dự thầu tiến hành logic, đúng trình tự nhưng công tác dự báo xu thế tăng giảm giá chưa chú ý xem xét nên cán bộ tính giá buộc phải cập nhật và điều chỉnh sau dẫn đến giá dự thầu không sát với thực tế khi nhà thầu trúng thầu tiến hành thi công.
Đặc biệt là công tác tìm hiểu thông tin về các Công ty cùng tham dự gói thầu hầu như chưa có. Cán bộ lập giá dự thầu chỉ mới thực hiện theo đúng quy trình đặt ra mà chưa có sự cân nhắc đến giá bỏ thầu của đối thủ. Do vậy, giá đưa ra nhiều khi còn cao khó cạnh tranh được.
Hệ thống internet cũng chưa được kết nối, mà internet là một nguồn thông tin vô cùng thuận tiện, mang tính cập nhật và phong phú, có thể nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm cũng như các kiến thức chuyên ngành cho nhân viên và quản lý. Đây cũng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới công tac thu thập thông tin.
2.2. Hệ thống đơn giá của Công ty về vật liệu, lao động, máy thi công,…đối với từng công trình chưa được cụ thể. 53
Định mức nguyên vật liệu thi công được lấy theo định mức xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành chứ Công ty chưa căn cứ vào tình hình thực tế thi công công trình: công trình ở xa hay gần, công tác vận chuyển nguyên vật liệu có thuận lợi hay không, có gần nơi sản xuất vật liệu của Công ty hay không. Do đó, phần hao hụt nguyên vật liệu đối với từng công trình không được xác định rõ ràng mà vẫn tính chung cho tất cả các công trình.
Đơn giá phần lớn nguyên vật liệu thi công được lấy theo đơn giá chung của địa phương, chưa lập được bộ đơn giá riêng nên giá không bám sát được với tình hình thực tế trên thị trường ở thời điểm lập giá.
Đơn giá xe máy thiết bị thi công được lấy theo đơn giá chung của ngành, chưa lập được bộ đơn giá riêng phù hợp với tình hình năng lực của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện tại ở Công ty, nên các chi phí máy so với thực tế còn sự chênh lệch khá lớn làm giảm tính cạnh tranh về giá dự thầu.
2.3. Thiếu linh hoạt trong tính giá. 53
Cách tính giá dự thầu của Công ty còn cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt, việc quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, gây khó khăn cho cán bộ lập giá dự thầu trong việc tính toán mức chi phí chung và xác định tỷ lệ lãi dự kiến của mình, do vậy Công ty vẫn áp dụng các tỷ lệ này theo quy định của Nhà nước, điều này làm giảm tính chính xác của công tác lập dự toán, giảm tính cạnh tranh về giá dự thầu trong công tác đấu thầu.
2.4. Đưa ra quyết định về giảm giá nhiều khi chưa hiệu quả.53
Trong nhiều trường hợp, Công ty quyết định giảm giá để cạnh tranh lại không nghiên cứu kỹ thị trường giá cả vật liệu xây dựng, các đối thủ cạnh tranh mà dựa vào cảm tính kinh nghiệm vì vậy, mức giá giảm không hợp lý (giảm quá nhiều). Có thể thắng thầu công trình đó nhưng khi tham gia thi công giá thực tế lớn hơn nhiều so với giá thắng thầu gây thiệt hại cho Công ty. Có trường hợp giá dự thầu tính được cao hơn đối thủ rất nhiều nhưng khi giảm giá lại giảm không đáng kể dẫn đến giá dự thầu không đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, không cạnh tranh được với đối thủ của mình.
2.5. Cán bộ lập giá và sự phân công công việc chưa hợp lý.54
Công tác đấu thầu của Công ty do phòng kế hoạch - kỹ thuật đảm nhiệm. Bên cạnh đó các cán bộ phòng còn đảm nhận việc điều phối kế hoạch hoạt động cho toàn Công ty, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và lên phương án hoạt động mới; công tác giám sát và chỉ đạo việc thực hiện…
Có khi có nhiều gói thầu phải hoàn thành cùng một thời gian, công việc dồn dập mà chỉ có một nhân viên phụ trách phần dự toán phải làm theo dõi quá trình thực hiện của tất cả các công trình từ khi tiến hành đấu thầu, thắng thầu đến khi thi công xong, việc lập giá dự thầu, dự toán, lập giá thành chồng chất lên nhau. Đã thế chị còn kiêm cả việc cầm quỹ đoàn của Công ty nên phải chú ý tới cả việc thăm hỏi đồng nghiệp khi ốm đau, các đội thi công trong những dịp lễ tết… mà đáng lẽ phần việc này hoàn toàn có thể giao cho nhân viên phòng hành chính.
Nhân viên tính giá đã làm việc trong nhiều năm, có kinh nghiệm tránh được nhiều nguyên nhân dẫn đến trượt thầu vì giá nhưng trong quá trình lập giá vẫn cần sự giúp sức của nhân viên kỹ thuật trong phòng mới bóc tách được hết khối lượng từ bản vẽ thiết kế đã được duyệt. Nhưng nhân viên kỹ thuật này mới được giao làm đội trưởng đội thi công nên thường xuyên phải đi theo công trình, ít khi có mặt tại văn phòng. Điều này đã khiến cho việc lập giá dự thầu tiến hành chậm hơn.
* Ngoài những khó khăn trên, Công ty còn vấp phải khó khăn không nhỏ đó là thiết bị kỹ thuật: máy vi tính cho phòng kế hoạch – kỹ thuật còn thiếu gây khó khăn chung cho phòng trong khi chuẩn bị công tác đấu thầu làm ảnh hưởng tới việc lập giá dự thầu bị chậm.
* Tất cả những khó khăn này đã làm cho công tác lập giá dự thầu của Công ty bị hạn chế dẫn đến giá dự thầu kém tính cạnh tranh làm giảm khả năng thắng thầu khi tham gia tranh thầu.
3. Nguyên nhân dẫn đến lập giá dự thầu chưa hiệu quả. 55
3.1. Nguyên nhân chủ quan. 55
Một nguyên nhân rất quan trọng là thiếu cán bộ chuyên trách về mảng thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường. Mà việc tính giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: đối thủ cạnh tranh, chiến lược kinh doanh của Công ty, thị trường đầu vào, biện pháp tổ chức thi công, điều kiện kinh tế – xã hội, trình độ dân trí ở địa phương, đặc điểm địa hình – khí hậu,…Do đó chưa tận dụng được nhiều nguồn nguyên vật liệu và nhân công tại chỗ, chưa bám sát thị trường để có sự điều chỉnh giá hợp lý đã gây nhiều khó khăn cho công tác lập giá.
Công tác lập dự toán chưa sát với thực tế, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do tính chất phức tạp của hoạt động xây dựng vẫn phát sinh thêm nhiều công việc, hạng mục nhỏ ngoài kế hoạch làm tăng chi phí.
Trong công tác tính giá, các khoản mục chi phí đã được tách biệt hơn so với trước nhưng trong từng khoản mục cũng chưa cụ thể được hết các chi phi thành phần nên không tránh khỏi tính thiếu, tính thấp hơn so với yêu cầu thực tế dẫn đến giá dự thầu không sát thực tế ảnh hưởng đến hiệu quả của gói thầu khi thắng thầu.
- Công tác lập dự toán mới chỉ dừng ở mức tính giá thành và xác định dự toán mà không xác định các tiêu chí hạ giá thành từng công trình.Mặt khác, còn thiếu tính linh động trong công tác lập giá (chẳng hạn cán bộ lập giá nhất định lấy tỷ lệ 5.3% để tính chi phí chung trong khi công ty hoàn toàn có thể giảm được thành phần chi phí này, hoặc chi phí lán trại thay vì lấy 1 – 2% có thể lấy thấp hơn để giá dự thầu giảm, phù hợp yêu cầu của chủ đầu tư).
- Cán bộ lập giá tuy đã có kinh nghiệm trong nhiều năm nhưng vẫn chưa có đầy đủ năng lực cần thiết như: việc bóc tách khối lượng chưa được thành thạo, nhiều phần chưa tự mình đọc bản vẽ. Đã vậy còn kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa tập trung được hết vào công việc dự toán.
3.2. Nguyên nhân khách quan.
3.2.1. Tình hình đấu thầu hiện nay còn nhiều bất cập.
Có hiện tượng thoả thuận ngầm – thông thầu, “quân xanh-quân đỏ’, cạnh tranh không lành mạnh – chạy thầu, dùng nhiều thủ đoạn, nhiều gói thầu chủ đầu tư chỉ tổ chức đấu thầu cho có, đặc biệt là hiện tượng phá giá trong đấu thầu hiện là một vấn đề nổi cộm trong ngành xây dựng gây ảnh hưởng khá nhiều đến công tác lập giá dự thầu của Công ty. Nhiều khi Công ty đã xây dựng được một mức giá dự thầu hợp lý nhưng do có những hiện tượng tiêu cực trên nên vẫn dẫn đến không đem lại kết quả mong muốn cho nhà thầu.
3.2.2. Hệ thống các quy định do Nhà nước ban hành.
Các quy định của Nhà nước thường xuyên sửa đổi, bổ sung… làm cho công tác lập giá dự thầu phải thay đổi theo gây mất thời gian, tốn công sức. Có nhiều trường hợp khi lập giá thì phù hợp nhưng do thay đổi định mức, đơn giá vật liệu, nhân công, … khi thi công nên gây ra giá dự thầu không còn hợp lý nữa. Như sự thay đổi của thông tư hướng dẫn xây dựng giá ca máy, điều chỉnh giá ca máy, trong năm 2005 có tới 3 thông tư 02/2005/TT-BXD, thông tư 04/2005/TT-BXD, thông tư 06/2005/TT-BXD. Đến 22 tháng 5 năm 2006, lại có thêm thông tư số 03/2006/TT-BXD hướng dẫn bổ sung một số nội dung của 3 thông tư trên. Sự thay đổi này khiến cho việc tính giá rất mất thời gian.
Hệ thống định mức được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn hạn chế và chưa bám sát được thực tế. Giá dự thầu được xác định dựa vào hệ thống định mức của nhà nước nên kết quả tính được của cán bộ lập giá nhiều khi khác nhiều so với thực tế.
3.2.3. Sự biến động của thị trường đầu vào trong xây dựng.
Vật liệu, nhân công, máy thi công là 3 thành phần chính trong đơn giá dự thầu, chỉ cần một thay đổi nhỏ các chi phí thành phần này giá dự thầu sẽ thay đổi theo. Với sự thay đổi chính sách tiền lương, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,… làm chi phí trên một đơn vị khối lượng công tác tăng lên. Giá dự toán đã được lập không còn chính xác khi công trình thi công. Đòi hỏi Công ty phải chú trọng nghiên cứu thị trường yếu tố đầu vào, dự đoán xu hướng biến đổi của các yếu tố này giúp Công ty xác định giá dự thầu hiệu quả hơn, đưa ra quyết định giảm giá chính xác hơn.
3.2.4. Từ phía chủ đầu tư.
Tư liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33441.doc