Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex- 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP. 3

I/ BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 3

1/ Khái niệm và phân loại chi phí ở Doanh nghiệp: 3

1.1. Phân loại theo yếu tố: 4

1.2. Phân loại theo khoản mục giá thành: 5

1.3 Phân loại chi phí theo chức năng sản xuất kinh doanh: 6

1.4 Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí: 6

1.5 Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng cộng việc, sản phẩm hoàn thành: 6

2/ Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của giá thành sản phẩm: 7

2.1 Khái niệm: 7

2.2 Phân loại giá thành: 8

2.2 Ý nghĩa của giá thành sản phẩm: 9

2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm: 10

3/Mối quan hệ giữa giá thành và chi phí: 10

II/ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP: 11

1. Hạch toán chi phí sản xuất: 11

1.1 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: 11

1.2 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 15

2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: 16

2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (Phương pháp giản đơn): 16

2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí: 17

2.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn dặt hàng: 17

2.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức: 18

2.5 Phương pháp tỷ lệ: 18

2.6 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: 19

2.7 Phương pháp phân bước: 19

2.8 Phương pháp tính giá thành theo hệ số: 20

2.9 Phương pháp liên hợp: 21

 

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1- VINACONEX 1 22

I/ KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1- VINACONEX- 1: 22

1. Giới thiệu về Công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex- 1: 22

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây dựng số 1: 23

3. Công nghệ sản xuất: 24

4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty: 24

5. Tình hình lao động của Công ty: 27

6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: 27

II/ HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY: 34

1. Tổ chức bộ máy kế toán: 34

2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng số: 36

3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế: 38

III/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1: 41

1.Hạch toán chi phí sản xuất: 41

1.1 Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): 42

1.2 Hạch toán khoản mục Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622): 48

1.3. Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công (TK 623): 52

1.4 Hạch toán khoản mục Chi phí sản xuất chung (TK 627): 53

1.4.1 Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: 54

1.4.2. Chi phí nhân viên và bảo hiểm xã hội : 54

1.4.3 Chi phí sử dụng máy thi công: 57

1.4.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài: 57

1.4.5 Chi phí bằng tiền khác: 57

2. Đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty cổ phần xây dựng số 1: 58

3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp: 60

3.1 Đối tượng tính giá thành: 60

3.2 Phương pháp tính giá thành: 60

 

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1- VINACONEX- 1. 62

1. Đánh giá chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần xây dựng số 1: 63

1.1 Ưu điểm: 64

1.2 Nhược điểm: 64

2. Phương pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính 65

giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1: 65

2.1 Giải pháp về quản lý nguyên vật liệu trong thi công: 65

2.2 Giải pháp về chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định: 67

2.3 Giải pháp về trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép: 68

KẾT LUẬN 70

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex- 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động độc lập theo định hướng mà công ty đã đề ra. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1): Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc công ty P.Giám đốc công ty P.Giám đốc công ty P.Giám đốc công ty Phòng kế hoạch kỹ thuật- TC Phòng kinh tế thị trường Phòng thiết bị vật tư Phòng Đầu tư Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Đội xây dung 2 Đội xây dựng 3 Đội xây dựng 4 Đội xây dựng 5 Đội xây dựng 6 Đội xây dựng 7 Đội xây dựng 1 Đội xây dựng 9 Chi nhánh TP HCM Đội xây dựng 11 Chi nhánh Nha Trang Nhà máy gạch TERRAZZO Khách sạn Đá Nhảy Đội xây dựng 12 Đội xây dựng 14 Đội xây dựng 16 Đội điện nước Đội chuyên nề Đội xe máy bê tông Các ban chủ nhiệm công trình Đội xây dựng 10 5. Tình hình lao động của Công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 1 là một công ty xây dựng lâu năm, hoạt động trên quy mô và địa bàn rộng lớn. Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề và trình độ cao. Trong đó tỷ lệ nam chiếm 79,9% và lao động nữ chiếm 20,1%, Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.Hiện nay công ty có 912 nhân viên trong đó có 311 người là kỹ sư, 601 người là cử nhân. Căn cứ vào hợp đồng phân thành 2 loại là công nhân viên biên chế và công nhân viên ngoài biên chế. 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006- 2007 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tiền Tiền Chênh lệch so với năm 2005 Tiền Chênh lệch so với năm 2006 (+\-) (%) (+\-) (%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 247.446 227.481 -19.97 -8,07 247.87 20.39 8,96 2.Doanh thu thuần bán hàng 247.446 227.481 -19.97 -8,07 247.87 20.39 8,96 3.Giá vốn bán hàng 234.820 205.356 -29.46 -12,55 222.87 17.52 8,53 4.Lợi nhuận gộp về BH & cung cấp DV 12.626 22.124 9.50 75,23 25.05 2.92 13,22 5.Doanh thu hoạt động tài chính 7.565 10.419 2.85 37,73 8.89 -1.52 -14,63 6.Chi phí tài chính 7.596 8.409 0.81 10,70 6.21 -2.20 -26,20 7.Chí phí bán hàng 8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.933 10.599 3.67 52,88 12.21 1.61 15,16 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 5.662 13.535 7.87 139,07 15.53 2.00 14,76 10.Thu thập khác 0.009 0.037 0.03 302,51 0.51 0.48 1304,99 11.Chi phí khác 0.02 0.02 12.Lợi nhuận khác 0.009 0.033 0.02 258,51 0.50 0.47 1426,8 13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.671 13.571 7.90 139,33 16.03 2.46 18,11 14.Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.650 3.65 3.11 -0.54 -14,73 15.Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.671 9.921 4.25 74,96 12.92 3,00 30,20 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Trong 3 năm qua tổng lợi nhuận của công ty có chiều hướng tăng lên nhưng công ty cần phải chú ý đến các khoản thu chi từ hoạt động tài chính. Năm 2007, thu từ hoạt động tài chính giảm 1,52 tỷ với mức giảm tương đối 14,63%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động khá phức tạp của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua vậy nên công ty đã giảm quy mô đầu tư trong hoạt động này. Song đây là hoạt động có thể mang lại lợi nhuận cao cho công ty, bởi thế công ty cần xem xét kĩ và có biện pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến hoạt động của mình. Bảng 2: Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2006-2007: ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 So sánh năm 2006-2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Tài sản A. Tài sản ngắn hạn 293.338.494.651 90.29 427.333.488.190 92.75 133.994.993.539 45.679 Tiền và các khoản tương đương tiền 18.271.342.260 5.62 5.431.114.320 1.18 -12.840.227.940 -70.275 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 Các khoản phải thu ngắn hạn 151.632.710.528 46.67 269.315.075.028 58.45 117.682.364.500 77.61 Hàng tồn kho 121.671.195.740 37.45 151.263.207.504 32.83 29.592.011.764 19.516 Tài sản ngắn hạn khác 1.763.246.123 0.54 1.324.091.338 0.29 -439.154.785 -24.906 B. Tài sản dài hạn 31.553.869.053 9.71 33.407.546.995 7.25 1.853.677.940 5.8746 Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 Tài sản cố định 21.692.596.509 6.68 17.505.920.378 3.8 -4.186.676.130 -19.3 Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9.325.000.000 2.87 13.959.000.000 3.03 4.634.000.000 49.694 Tài sản dài hạn khác 536.272.544 0.17 1.942.626.617 0.42 1.406.354.073 262.25 Tổng cộng tài sản 324.892.363.704 100 460.741.035.185 100 135.848.671.481 41.813 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 295.753.727.353 91.03 383.806.955.238 83.30 88.053.007.885 29.773 Nợ ngắn hạn 291.642.616.949 89.77 382.369.583.884 82.99 90.726.966.935 31.109 Nợ dài hạn 4.111.110.404 1.27 2.437.371.354 0.53 -1.673.739.050 -40.713 B. Vốn chủ sở hữu 29.138.636.351 8.97 75.934.079.947 16.48 46.795.443.596 160.6 Vốn chủ sở hữu 28.059.516.824 8.64 75.577.977.632 16.40 47.518.460.808 169.35 Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.079.119.527 0.33 356.102.315 0.077 -723.017.212 -67.001 Tổng cộng nguồn vốn 324.892.363.704 100 460.741.035.185 100 135.848.671.481 41.813 Nhận xét: *Về cơ cấu tài sản: Qua bảng trên em thấy tổng tài sản của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007 tổng tài sản của công ty là 460.741.035.185 đồng tăng 135.848.671.481 đồng với mức tăng tương đối là 41.81% so với năm 2006. Trong đó, tăng mạnh nhất là tài sản ngắn hạn. Năm 2006 đến năm 2007 tổng TSNH của công ty tăng 133,99 tỷ với mức tăng 45,68%. Trong đó chủ yếu là sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Cụ thể, năm 2007 so với năm 2006 tăng 117,69 tỷ với tỷ lệ tăng là 77,6%. Năm 2007 tăng 29,59 tỷ đồng, mức tăng là 24,9% so với năm 2006. Tuy nhiên, sự thay đổi của tài sản dài hạn trong công ty không theo một xu hướng cụ thể. Năm 2007 tổng tài sản dài hạn tăng 1.853.677.940 đồng với mức tăng 5,87 %. Sự gia tăng này chủ yếu là do tốc độ tăng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn trong công ty lớn hơn tốc độ giảm của tài sản cố định qua các năm. Cụ thể, năm 2007 các khoản đầu từ tài chính dài hạn tăng 4.634.000.000 đồng mức tăng là 49,69%. So với năm 2006, năm 2007 tài sản cố định của công ty giảm 4,186,676,130 đồng với mức giảm 19,3%. *Về cơ cấu nguồn vốn: Nhìn số liệu trên em thấy tổng nguồn vốn của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2006 tổng NV của công ty tăng 59,49 tỷ đồng với mức tăng 22,4% so với năm 2005. Trong đó: Các khoản nợ phải trả tăng 52,38 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 21,52%; Vốn chủ sở hữu tăng 7,11 tỷ đồng mức tăng 22,27%. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, nhưng chủ yếu là do sự gia tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể, các khoản phải trả nội bộ trong năm tăng 29,95 tỷ với mức tăng 66,16%; khoản người mua phải trả tiền trước tăng 18,3 tỷ mức tăng là 27,36%. Đặc biệt, thuế và các khoản phải nộp tăng 20,9 tỷ đồng với mức tăng 4543,5%. Nguyên nhân là do theo quy định của nhà nước, đối với những công ty đang trong quá trình cổ phần hoá thì được ưu đãi miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và 50% trong 3 năm tiếp theo. Vì vậy năm 2004; 2005 công ty hoàn toàn không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, còn 3 năm tiếp theo là 2006; 2007; 2008 thì công ty chỉ chỉ phải đóng 50% thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì thế trong năm 2006 thuế phải nộp của công ty tăng nhanh. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là trong năm công ty đã tăng trích lập các quỹ như: quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển và một phần từ lợi nhuận sau thuế đã được phân phối. Sang năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 135,85 tỷ mức tăng 41,81% và đạt 460,74 tỷ. Trong đó, nợ phải trả tăng 88,06 tỷ mức tăng 29,77%; vốn chủ sở hữu tăng 46,79 tỷ mức tăng 160,57%. Ta thấy nợ phải trả tăng là do sự tăng mạnh của các khoản phải trả nội bộ, tăng 127,33 tỷ mức tăng 169,14%. Còn vốn chủ sở hữu tăng mạnh là do trong năm vốn đầu tư của các chủ sở hữu tăng 24 tỷ mức tăng 218,18%. Và nếu như các năm trước chưa có khoản mục thặng dư vốn cổ phần thì năm 2007 thặng dư vốn cổ phần là 12,86 tỷ chiếm 2,79% trong tổng nguồn vốn từ đó làm cho tổng nguồn vốn của công ty tăng lên. Như vậy, tổng nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm chủ yếu là do sự tăng mạnh của các khoản phải trả nội bộ và vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Đây là những dấu hiệu tốt, bởi phải trả nội bộ, vốn đầu tư của các chủ sở hữu chính là những nguồn vốn mà công ty có thể sử dụng với chi phí sử dụng vốn gần bằng 0, qua đó công ty có thể tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty. Mặt khác, sự gia tăng của thặng dư vốn cổ phần và vốn đầu tư của các chủ sở hữu càng tạo ra sự vững mạnh cho tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản vay và nợ ngắn hạn mặc dù có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Bởi thế, hàng năm công ty phải chi một khoản chi phí trả lãi khá cao cho những đồng vốn đó, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của công ty. Vậy nên công ty cũng cần có những biện pháp tích cực để hạn chế việc phải huy động nguồn vốn này quá nhiều. Bảng 3: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty trong năm 2006-2007: Các tỷ số tài chính Ký hiệu Công thức tính Kết quả Năm 2006 Năm 2007 Các tỷ số về khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán hiện hành KHH TSLĐ&ĐTNH Nợ ngắn hạn 1,01 1,12 2. Khả năng thanh toán nhanh KN TSLĐ&ĐTNH- Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn 0,59 0,72 Các tỷ số về cơ cấu tài chính 1.Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động CTSLĐ TSLĐ&ĐTNH Tổng tài sản 0,9 0,93 2.Tỷ số cơ cấu tài sản cố định CTSCĐ TSCĐ&ĐTNH Tổng tài sản 0,097 0,073 3. Tỷ số tự tài trợ CVC Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản 0,09 0,16 4. Tỷ số tài trợ dài hạn CTTDH NVCSH+ Nợ dài hạn Tổng tài sản 0,1 0,17 Các tỷ số về khả năng hoạt động 1. Tỷ số vòng quay tài sản lưu động VTSLĐ Doanh thu thuần TSLĐ&ĐTNH bình quân 0,86 0,69 2. Tỷ số vòng quay tổng tài sản VTTS Doanh thu thuần Tổng TS bình quân 0,77 0,63 3. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho VHTK Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân 1.96 1.82 Các tỷ số về khả năng sinh lời 1. Doanh lợi tiêu thụ – ROS LDT Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần 0,044 0,052 2. Doanh lợi vốn chủ – ROE LVC Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân 0,39 0,25 3. Doanh lợi tổng tài sản - ROA LTTS Lợi nhuận sau thuế Tổng TS bình quân 0,034 0,033 Nhận xét: - Khả năng thanh toán nhanh năm 2007 tăng so với năm 2006 cụ thể là: từ 59% lên 72%. - Khả năng thanh toán hiện hành tăng từ 101% lên 112%. - Vòng quay tài sản lưu động giảm trong năm 2007 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chưa hiệu quả. - Lợi nhuận sau thuế trong năm 2007 tăng hơn năm 2006 đồng thời doanh thu thuần cũng tăng nên doanh lợi tiêu thụ tăng. - Doanh lợi tiêu thụ năm 2007 tăng không đáng kể so với năm 2006 nhưng cũng là những biểu hiện kinh doanh tốt của công ty đáng được ghi nhận. - Doanh lợi vốn chủ năm 2007 giảm so với năm 2006 nguyên nhân là do công ty chưa sử dụng hết công suất tối đa của máy móc thiết bị và trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá lớn nên chưa tranh thủ được nguồn vốn từ bên ngoài nhiều. - Doanh lợi tổng tài sản năm 2007 giảm so với năm 2006 là do máy móc thiết bị xây dựng trong công ty chưa được sử dụng hiệu quả, công ty chưa tận dụng tối đa công suất của tài sản nên giá trị sinh lời tạo ra còn hạn chế. Bảng 4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 (+/-) (%) Chi phí nguyên nhiên,vật liệu 123.33 183.08 59.75 48,45% Chi phí nhân công 32.71 36.44 3.74 11,42% Chi phí máy 14.65 16.89 2.24 15,31% Chi phí nhân viên quản lý 9.56 7.51 -2.04 -21,38% Chi phí vật liệu quản lý 0.25 0.24 -0.01 -3,59% Chi phí dụng cụ quản lý 0.75 0.59 -0.16 -21,03% Chi phí khấu hao TSCĐ 0.59 0.36 -0.24 -39,68% Chi phí dịch vụ mua ngoài 3.11 4.94 1.83 58,75% Chi phí khác bằng tiền 14.28 22.25 7.97 55,82% Cộng 202.18 269.31 67.13 33,20% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Nhìn chung tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng. Năm 2007 tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng 67.13 tỷ đồng với mức tăng 33,2% so với năm 2006. Trong đó tăng mạnh nhất là chi phí nguyên nhiên vật liệu, tăng 59.75 tỷ, mức tăng 48,45%. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của sự biến động giá cả trên thị trường. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, tăng 1,83 tỷ với mức tăng 58,75%; chi phí khác bằng tiền tăng 7,97 tỷ mức tăng là 55,82%. Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, tiền thuê TSCĐ, kiểm toán, dịch vụ pháp lý... Do trong năm có nhiều công trình công nghiệp được khởi công rải rác ở khắp nơi làm cho các khoản chi phí về tiền điện, nước, đặc biệt là tiền thuê và sữa chữa TSCĐ gia tăng. Bởi vậy sự gia tăng của các khoản chi phí này được xem là hợp lý. Bên cạnh đó, chi phí nhân công và chi phí máy cũng lần lượt tăng tương ứng 11,42%; 15,31%. Nguyên nhân chính ở đây là do trong năm 2007 số hợp đồng mà công ty thực hiện ký kết tăng, quy mô sản xuất của công ty được mở rộng do đó mà nhu cầu về nguyên vật liệu cũng như nhân công đều tăng. Mặt khác, chi phí quản lý giảm 21.38% điều này càng chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt công tác phân công lao động, quản lý kinh doanh hiệu quả. II/ hệ thống kế toán của Công ty: 1. Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung kết hợp với phân tán.Tại công ty có phòng kế toán tài chính, dưới các đơn vị trực thuộc có kế toán xí nghiệp, đội. Tuy nhiên kế toán đơn vị chỉ có trách nhiệm tập trung chứng từ và chuyển lên phòng kế toán công ty. Phòng công ty có nhiệm vụ tập hợp, tổng hợp và lập báo cáo lên sổ sách. Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng Kế toán thuế Kế toán tổng hợp Kế toán kho Kế toán công nợ Kế toán TSCĐ CCDC Thủ quỹ Kế TOáN TRƯởNG Kế toán các đội xí nghiệp Kế toán chi nhánh TP HCM Kế toán nhà máy Terazzo Kế toán các ban chủ nhiệm công trình Hiện nay phòng kế toán của công ty bao gồm 9 người với sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể như sau: Kế toán trưởng: kiêm trưởng phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty, tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán ở công ty. Đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát tình hình kinh tế tài chính của công ty cũng như đội công trình và các xí nghiệp đội trực thuộc. Phó phòng: Có trách nhiệm tổng hợp số liệu phát sinh từ các phần hành khác để lập sổ cái và lập báo cáo tài chính Kế toán TSCĐ và CCDC: theo dõi tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ, CCDC đồng thời theo dõi công nợ ở đơn vị. Kế toán tiền mặt và tiền lương: theo dõi quỹ tiền mặt tình hình lưu chuyển tiền tệ và nhập bảng lương thanh toán lương. Kế toán công nợ: theo dõi công nợ và hướng dẫn đơn vị vào sổ sách Kế toán thuế: Tiến hành hạch toán thuế GTGT đầu ra, đầu vào. Đồng thời tổng hợp thuế của các đơn vị thành viên Kế toán kho: Cùng với thủ kho kiểm tra chất lượng quy cách của hàng hoá trước khi nhập kho, theo dõi tình hình biến động các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Kế toán ngân hàng và tiền vay: Theo dõi các khoản gửi và rút tiền ở ngân hàng, kiểm tra và trình cấp trên duyệt đơn vay của các đơn vị, lập, ghi sổ và lưu chứng từ ngân hàng và tiền vay. Thủ quỹ: Xem xét các chứng từ liên quan đến thu chi quỹ tiền mặt. Cập nhật chứng từ theo pháp lệnh kế toán thống kê, kiểm kê quỹ, lập báo cáo quỹ. 2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng số: Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12 cùng năm Đơn vị ghi sổ là đồng VN Hình thức ghi sổ: Nhật kí chung Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: nhập trước xuất trước. Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. * Vận dụng chế độ kế toán: - Hệ thống chứng từ kế toán: Công ty sử dụng một hệ thống chứng từ đa dạng, mỗi phần hành đều có chứng từ được thiết kế phù hợp, vừa tuân thủ chế độ kế toán, vừa đáp ứng nhu cầu quản lý. - Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty vận dụng chế độ kế hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính . Ngoài ra, căn cứ vào đặc điểm hoạt đông sản xuất kinh doanh công ty còn thiết lập hệ thống tài khoản chi tiết để quản lý chặt chẽ tài sản của công ty và hoạt động của các đơn vị thành viên. - Hệ thống sổ sách kế toán: Công ty sử dụng hình thức Nhật kí chung để ghi sổ kế toán. Hệ thống sổ gồm: sổ tổng hợp (sổ nhật kí chung, sổ cái), sổ thẻ kế toán chi tiết.. - Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Unesco. Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kí chung: Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán Chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi đối chiếu Ghi cuối tháng * Đơn vị tiền tệ của công ty thống nhất là đồng Việt Nam. Vàng, bạc, đá quý tính ra tiền theo giá trị thực tế để ghi sổ và theo dõi số lượng trọng lượng quy cách sản phẩm và giá trị của từng thứ, từng loại. 3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế: * Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty sử dụng : Tài khoản 621 “ Chi phí NVL trực tiếp” Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công” Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” Tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Đối với các chi phí sản xuất không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì sẽ được tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp cho từng công trình. Phương pháp tính giá thành: Để phù hợp với chi phí sản xuất và quản lý giá thành công trình xây lắp, công ty xác định: + Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty Cổ phần xây dựng số 1 là từng công trình, hạng mục công trình nên phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty là theo từng công trình, hạng mục công trình, chi phí sản xuất có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp vào công trình, hạng mục công trình đó. + Thời gian tính giá thành: từ khi khởi công đến khi kết thúc bàn giao công trình. Đối với công ty, toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp trong tháng, nếu tháng đó hợp đồng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất trong tháng là chi phí sản xuất dở dang cuối tháng đó. Sơ đồ4: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây lắp số 1: TK 621/622/627 Tập hợp chi phí của các đơn vị TK 336 TK 152/153 Kết chuyển chi phí đã tập hợp TK 154 TK 621 Xuất kho vật liệu cho Công ty Kết chuyển chi phí tự làm của Công ty TK 622 TK 334 TK 133 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho công trình Công ty tự làm TK 111/331/214 TK 627 TK 152/153 TK 133 Kết chuyển chi phí SX chung công trình Công ty tự làm Chi phí gián tiếp và KHTSCĐ của Công ty Xuất kho cho SX chung + Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp: Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đối tượng tính giá thành nên công ty thực hiện tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục đó. * Công ty chỉ tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao hoặc hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý và đã được nghiệm thu, thanh toán. Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức: Giá thành Giá trị Tổng chi phí Giá trị sản sản phẩm = sản phẩm dở + sản xuất phát - phẩm dở dang hoàn thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ + Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ được lấy từ số liệu chi phí dở dang cuối kỳ trước chuyển sang. + Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định bằng cách kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và ước tính mức độ hoàn thành của số sản phẩm dở dang này. + Chi phí trong kỳ được tập hợp từ các hoá đơn, phiếu xuất kho, bảng trả lương…trong kỳ, được kết chuyển sang tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang”. Cuối kỳ kế toán, nếu công trình chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được cho công trình đó coi như là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. III. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 1: 1.Hạch toán chi phí sản xuất: Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức quản lý của tổ chức công tác kế toán của Công ty là: các đội trực thuộc có tổ chức công tác riêng, còn các đội xây dựng trực thuộc Công ty là không có tổ chức kế toán riêng (mô hình kế toán vừa tập trung, vừa phân tán). Dưới đây em xin trình bày về mô hình kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm của công trình thuộc Công ty cổ phần xây dựng số 1. 1.1 Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): ở Công ty cổ phần xây dựng số 1, chi phí vật liệu thường chiếm khoảng 60- 80 % trong giá thành sản phẩm, Công ty luôn chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở hiện trường. Vật liệu ở công ty sử dụng bao gồm nhiều loại, chủ yếu là Công ty phải mua ngoài theo giá thị trường. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó gây khó khăn lớn cho công tác hạch toán khoản mục vật liệu. Bởi vì công trình xây dựng thường có thời gian thi công kéo dài nên có nhiều biến động theo sự biến động của cung cầu trên thị trường. Đối với vật tư mua ngoài: khi các đội có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì các đội sẽ gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của quý (hoặc tháng) về phòng kế toán Công ty. Thủ quỹ sẽ kiểm tra chứng từ, tài liệu trên đối chiếu với kế hoạch cung cấp vật tư. Nếu hợp lệ thủ quỹ sẽ trình kế toán trưởng ra quyết định mua vật tư. Sau đó thủ quỹ sẽ tiến hành xuất quỹ tiền mặt hoặc đi vay Ngân hàng cho các đội đi mua vật tư. Tuy nhiên giá mua vật tư đều phải qua Công ty duyệt. Vật tư mua ngoài của Công ty chủ yếu được chuyển thẳng tới công trường thi công. Chỉ một phần nhỏ được nhập kho và thường là các loại vật tư ít mất mát, hư hỏng, giá trị thấp. Số vật tư mua ngoài phải đảm bảo chất lượng của bên A. Đội trưởng và chủ nhiệm thi công công trình này phải chịu trách nhiệm với số vật tư này. Trình tự hạch toán kế toán khoản mục vật liệu với hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc về xuất vật tư (như phiếu xuất kho), hoá đơn đòi tiền khách hàng, bảng thanh toán tạm ứng ... Kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung theo định khoản. Nợ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu” Có TK: 152, 331, 111, 112, 142. Trong đó TK 621 “chi phí nguyên vật liệu” được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Vật tư trong bút toán trên được ghi theo giá thực tế xác định theo phương pháp giá đích danh. Trường hợp xuất vật liệu sử dụng luân chuyển, công cụ dụng cụ phục vụ thi công, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan như đã kể trên vào sổ Nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 142 Có TK 152, 153, 112, 111, 331... Sau đó cuối tháng phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi sổ Nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 621 Có TK 142 Tuy nhiên, tiêu thức phân bổ vật liệu sử dụng luân chuyển và công cụ không được quy định thống nhất mà chủ yếu dựa trên sự ước lượng chủ quan. Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, hàng ngày kế toán ghi vào sổ cái TK 621 theo chứng từ. Ngày cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu vào TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” trên sổ Nhật ký chung vào sổ cái theo định khoản: Nợ TK 154 Có TK 621 (chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình) Đồng thời số liệu kết chuyển được ghi tiếp vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng công trình theo khoản mục chi phí vật liệu trong tháng. Cụ thể như sau: Trong tháng 6 năm 2007, Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 1 nhận được các chứng từ liên quan đến chi phí vật liệu của công trình cải tạo Cảng Chùa Vẽ Hải Phòng. Chứng từ số 02 ngày 3/6/2007, nội dung: Thanh toán tiền Tiến mua vôi bằng tiền mặt, số tiền : 15.860.800 đồng. Chứng từ số 09 ngày 5/6/2007, nội dung: Căn cứ vào hoá đơn bán hàng do người bán thép cho người bán với số tiền:19.460.000 đồng Chứng từ số 11 ngày 6/6/2007, nội dung : Thanh toán tiền Suốt mua đá đổ bê tông bằng tiền mặt số tiền : 30.520.500.đồng Chứng từ số 15 ngày 6/6/2007, nội dung: Thanh toán tiền Quang mua gạch xây bằng tiền mặt, số tiền : 12.460.800.đồng Chứng từ số 28 ngày 12/6/2007, nội dung: Thanh toán tiền Huân mua vật tư bằng tiền mặt, số tiền: 4.500.500 đồng Chứng từ số 32 ngày 15/6/2007, nội dung: Thanh toán tiền Đông mua thép bằng tiền mặt, số tiền: 9.300.000 đồng Chứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28886.doc
Tài liệu liên quan