Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU MẪU, SƠ ĐỒ, PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI 3

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 3

1.1.1. Lịch sử hình thành 3

1.1.2. Quá trình phát triển của công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 4

1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 8

1.2.1. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh 8

1.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh xây dựng công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 10

1.2.3. Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 13

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 17

1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 17

1.3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 20

1.3.2.1. Tổ chức chứng từ kế toán 20

1.3.2.2. Tổ chức tài khoản kế toán 21

1.3.2.3. Tổ chức sổ kế toán 21

1.3.2.4. Tổ chức Báo cáo tài chính 23

PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI 24

2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 24

2.1.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 24

2.1.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 25

2.2.Nội dung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 26

2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 27

2.2.1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 27

2.2.1.2. Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu 28

2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 38

2.2.2.1. Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp 38

2.2.2.2. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 39

2.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 49

2.2.3.1. Đặc điểm chi phí máy thi công 49

2.2.3.2. Quy trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 51

2.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 59

2.2.4.1. Đặc điểm chi phí sản xuất chung 59

2.2.4.2. Quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung 60

2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 64

2.2.5.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 64

2.2.5.2. Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 65

2.2.5.3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 68

PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 71

3.1. Đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội 71

3.1.1. Thành tựu đạt được trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 71

3.1.1.1. Ưu điểm trong tổ chức công tác kế toán 71

3.1.1.2. Ưu điểm trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 74

3.1.2. Hạn chế của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 75

3.1.2.1. Về nhân lực thực hiện công tác kế toán 75

3.1.2.2. Về công tác chứng từ 76

3.1.2.3. Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 77

3.1.2.4. Về việc đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 78

3.1.2.5. Về việc thực hiện phương thức khoán 78

3.2. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây tại Công ty Cổ phân xây dựng số 5 Hà Nội 79

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 79

3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện 80

3.2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 80

3.2.3.1. Về công tác tổ chức kế toán 80

3.2.3.2. Về luân chuyển chứng từ kế toán 81

3.2.3.3. Về công tác hạch toán các khoản mục chi phí 82

3.2.3.4. Về đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 83

3.2.3.5. Quản lý chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng cường hiệu quả của phương thức khoán 85

3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện 86

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc101 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố chứng từ gốc kèm theo 1 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán (Nguồn từ phòng Tài vụ) Biểu 5: Phiếu xuất kho CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI 101-Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội Mẫu số 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 4 tháng 12 năm 2007 Số: 4/12/NTL Họ và tên người nhận hàng: Phạm Tuấn Quỳnh Địa chỉ: XN4 Lý do xuất kho: Xây thô công trình Nam Thăng Long Xuất tại kho: Nam Thăng Long - khu T5 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 2 Xi măng PCP 30 Cát vàng Tấn m3 10 150 10 150 Cộng x X x x - Tổng số tiền (Viết bằng chữ) - Số chứng từ gốc kèm theo Người lập phiếu Người nhận Thủ kho Kế toán (Nguồn từ Phòng Tài vụ) Số lượng trên Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho được thủ kho ghi ngay khi nhập, xuất. Đơn giá và Thành tiền của Phiếu nhập kho được Kế toán xí nghiệp ghi căn cứ vào Hóa đơn. Vào cuối tháng, kế toán xí nghiệp tính toán, tổng hợp và lập “Bảng chi tiết xuất vật tư theo số lượng”, bàn giao hóa đơn mua vật tư trong tháng, kế toán Công ty tiến hành nhập vào máy các hóa đơn mua vật tư trong tháng, từ đó tính toán được đơn giá bình quân trong tháng của từng loại vật tư. Kế toán Công ty căn cứ vào mục đích sử dụng vật tư, bảng chi tiết xuất vật tư theo số lượng do kế toán xí nghiệp chuyển lên, đơn giá bình quân cả kỳ của từng loại vật tư tiến hành lập “Bảng chi tiết xuất vật tư ” cho từng công trình trong tháng (Biểu 6) và “Bảng phân bổ nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng” (đối tượng sử dụng ở đây là các công trình). Biểu 6: Bảng chi tiết xuất vật tư CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 101 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội BẢNG CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ Tháng 12 năm 2007 Kho Nam Thăng Long-Khu T5 Đơn vị: VNĐ STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Ghi Nợ TK 621, Có tài khoản 152 1 Xi măng PCP 30 Tấn 61,7 828.890 51.142.513 2 Sơn matít MT-T Thùng 45 129.685 5.835.825 3 Gạch 6 lỗ Viên 18.000 1.700 30.600.000 4 Đá hộc m3 35 130.000 4.550.000 5 Cát vàng m3 475 77.560 36.841.000 … … … … ... Cộng x X X 283.435.985 Người lập biểu Kế toán trưởng (Nguồn từ Phòng tài vụ Công ty) Biểu 7: Trích Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 101 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU,CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Tháng 12 năm 2007 ĐVT: VNĐ STT Ghi Có TK Đối tượng sử dụng Mã công trình Tài khoản 152 A B 1 2 1 Móng nhà CT 21 Nam Thăng Long K01-001 297.714.605 2 N01 Cầu Giấy K01-002 51.762.047 3 Cục Xúc tiến Thương Mại K01-0013 103.534.760 4 Nhà văn hóa phường Nghĩa Đô K01-0015 12.567.395 5 Nam Thăng Long- Khu T5 K01-0023 283.435.985 6 HĐND, UBND phường Phương Mai K01-0025 49.691.745 7 Trường Tiểu học Trung Hòa K01-0026 188.897.569 8 Nhà ở 6 tầng Phú Thượng K01-0028 45.467.890 9 Dự án Láng Hạ K01-0030 393.489.098 10 Nhà G4 Yên Hòa K01-0042 725.654.908 … … … Cộng 2.668.963.778 Người lập biểu Kế toán trưởng (Nguồn từ phòng Tài vụ Công ty) Tài khoản sử dụng: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152- Nguyên vật liệu Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ là căn cứ để kế toán tiến hành nhập vào máy qua màn hình nhập chứng từ của từng công trình. Số liệu tự động chuyển qua Nhật ký chung, các sổ chi tiết 621- Chi tiết công trình, Sổ Cái tài khoản 621. Do Nhật ký chung ghi nhận tất cả các nghiệp vụ xảy ra trong kỳ nên để tài xin trình bày ở mục cuối phần này. Biểu 8: Trích Sổ chi tiết theo đối tượng –Tài khoản 621 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 101 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội SỔ CHI TIẾT THEO ĐỐI TƯỢNG TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp K01-0023: Nam Thăng Long-Khu T5 Năm 2007 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Ngày Số CT 31/01/2007 BPBVL1 Vật liệu tháng 1-NTL T5 152 58.544.800 31/01/2007 KC621 Kết chuyển 621 -->154 154 58.544.800 28/02/2007 BPBVL2 Vật liệu tháng 2-NTL T5 152 356.867.666 28/02/2007 KC621 Kết chuyển 621 -->154 154 356.867.666 31/03/2007 BPBVL3 Vật liệu tháng 3-NTL T5 152 90.242.710 … … … … … … 31/10/2007 BPBVL10 Vật liệu tháng 10-NTL T5 152 145.889.793 31/10/2007 KC621 Kết chuyển 621 -->154 154 145.889.793 30/11/2007 BPBVL11 Vật liệu tháng 11-NTL T5 152 139.768.811 30/11/2007 KC621 Kết chuyển 621 -->154 154 139.768.811 31/12/2007 BPBVL12 Vật liệu tháng 12-NTL T5 152 283.435.985  31/12/2007  KC621 Kết chuyển 621 -->154 154 283.435.985 Cộng phát sinh 3.042.747.986 3.042.747.986 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Nguồn từ phòng Tài vụ Công ty) Biểu 9: Trích Sổ cái tài khoản 621 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 101 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội SỔ CÁI TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát Sinh Nợ Phát sinh Có Ngày Số CT … 31/12/2007 BPBVL12 Vật liệu tháng 12-NTL T5 152 283.435.985 31/12/2007 BPBVL12 Vật liệu tháng 12- CT 21 NTL 297.714.605 31/12/2007 BPBVL12 Vật liệu tháng 12- N01 Cầu Giấy 152 51.762.047 … 31/12/2007 KC621 Kết chuyển 621-->154 154 … Cộng phát sinh … … Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Nguồn từ phòng Tài vụ Công ty) Trong trường hợp cuối năm, do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nên vào ngày 31 tháng 12, nếu các chứng từ về nguyên vật liệu chưa chuyển kịp lên cho Phòng Tài vụ Công ty hạch toán thì Kế toán tạm trích trước chi phí nguyên vật liệu căn cứ vào dự toán xây dựng công trình và Biên bản kiểm kê giá trị hoàn thành của công trình đó vào thời điểm cuối năm. Khi đó kế toán ghi: Nợ TK 621-Chi tiết công trình Có TK 3352 Sang kỳ kế toán sau, khi nhận được chứng từ kế toán ghi: Nợ TK 3352 Có TK 152 Vào ngày 31 tháng 12 năm 2007, có một số công trình chưa bàn giao chứng từ kế toán buộc phải tạm trích chi phí nguyên vật liệu như: Công trình G4 Yên Hòa, công trình Nhà văn hóa An Mỹ… Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy. 2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.2.1. Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp Công nhân là đối tượng chính thực hiện việc thi công, hoàn thành công trình. Do vậy, việc thực hiện chế độ tiền lương hợp lý cho người lao động trực tiếp là một yếu tố tạo nên sự bảo đảm về chất lượng, tiến độ thực hiện cho công trình. Việc thực hiện chế độ tiền lương phải vừa đảm bảo cho sự thỏa mãn nhất định cho người lao động, tạo động lực cho người lao động, vừa phải đảm bảo chi phí tiền lương nằm trong khuôn khổ dự toán ở từng công trình. Tùy từng công trình khác nhau mà cơ cấu các loại chi phí trong tổng chi phí phát sinh tại một công trình trong một thời gian có sự khác nhau. Tuy vậy, tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội, chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ 15% đến 25% giá trị công trình. Tại một số công trình về thủy lợi thì chi phí này thường nhỏ hơn do phần lớn công việc được thực hiện bởi máy thi công. Chính vì vậy, việc hạch toán đúng, đủ lương phải trả cho công nhân trực tiếp góp phần bảo đảm tính chính xác trong xác định giá thành công trình, hạng mục công trình. Do điều kiện công trình ở nhiều địa điểm khác nhau nên lao động trực tiếp của Công ty hiện nay bao gồm hai bộ phận: lao động thuộc biên chế của Công ty, do Công ty quản lý và đào tạo và lao động thuê theo mùa vụ và thuê theo địa điểm thi công công trình. Số lượng lao động thuê ngoài này do các xí nghiệp trực tiếp thuê do nhu cầu công việc, đó là một biện pháp giải quyết lao động hữu hiệu mà hiện nay hầu hết các công ty xây lắp đều thực hiện nhằm giảm chi phí. Hiện nay, tiền lương của Công ty được chia làm ba bộ phận, bao gồm: tiền lương khối công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương khối gián tiếp và tiền lương khối văn phòng Công ty. Tiền lương cho khối công nhân trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng quỹ lương của Doanh nghiệp. Thực tế hạch toán tại doanh nghiệp cho thấy, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp được hạch toán là chi phí nhân công trực tiếp. 2.2.2.2. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Các chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty: - Hợp đồng thuê nhân công ngoài - Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành - Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương - Bảng phân bổ lương và BHXH - Và một số chứng từ khác Tài khoản sử dụng: TK 622, TK 3341, TK 3382, TK 3383 Như ở trên đã đề cập, tại Công ty chi phí đưa vào TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm phần tiền lương và tiền BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp. Tiền lương, phụ cấp Đối với lao động trực tiếp thuê ngoài Lao động thuê ngoài là lao động thường sẵn có tại các địa phương. Đây là lực lượng lao động giá rẻ, hơn nữa, không tốn kém chi phí đi lại, lán trại tại các công trường. Do tính chất lao động là mùa vụ nên lực lượng lao động này thường đảm nhiệm những công việc đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao như: bưng bê, rửa đá, xây tường, đổ bê tông, xây thô,… Việc thuê lao động này do các xí nghiệp đảm nhiệm thông qua hợp đồng “Hợp đồng thuê nhân công ngoài”. Hợp đồng thuê nhân công thường là sự ký kết giữa đại diện xí nghiệp và một nhóm người lao động do một người đứng ra đại diện về việc giao khoán thực hiện một công việc cụ thể. Theo nguyên tắc thì hợp đồng này phải kèm theo danh sách lao động. Trong một số trường hợp, lao động được trả theo lương công nhật với mức thù lao cố định. Do tự đứng ra thuê lao động nên cách tính lương, phương thức thanh toán cho lao động thuê ngoài là tùy thuộc vào quy định của xí nghiệp. Công ty chỉ quản lý số tổng cộng do các xí nghiệp chuyển lên kèm theo các chứng từ cần thiết. Nếu thuê lao động trả lương theo công nhật thì: Tiền lương = Số công x Đơn giá tiền công Số công này được theo dõi qua “Bảng chấm công” (mẫu Biểu 11). Đơn giá tiền công là sự thỏa thuận của xí nghiệp và người lao động thuê ngoài được xí nghiệp xây dựng dựa trên tổng quỹ lương Công ty giao cho doanh nghiệp và giá cả thị trường lao động. Tuy vậy, trường hợp thuê lao động theo công nhật này thường ít gặp. Thông thường, các xí nghiệp thuê lao động thực hiện khối lượng công việc nhất định. Trong hợp đồng phải ghi rõ tên công việc, khối lượng công việc, đơn giá, yêu cầu chất lượng, thời gian hoàn thành, danh sách nhân công thuê ngoài kèm theo… Khi đó, xí nghiệp chỉ theo dõi việc thực hiện của nhóm công nhân. Tại công trình Nam Thăng Long – Khu T5, xí nghiệp 4 cũng thực hiện thuê nhân công ngoài. Biểu 10: Trích hợp đồng thuê nhân công ngoài CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 Xí nghiệp số 4 Số 24/11 Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2007 HỢP ĐỒNG THUÊ NHÂN CÔNG NGOÀI Công trình: Nam Thăng Long – Khu T5 Hạng mục: Hoàn thiện Chúng tôi gồm: 1- Đại diện bên thuê (Gọi tắt bên A): - Ông Phạm Quang Lâm - Chức vụ: Giám đốc Xí nghiệp 4 2- Đại diện bên làm thuê - Ông Liên Đức Quảng (Gọi tắt bên B) làm đại diện - Chỗ ở hiện nay: Số 8, ngõ 15, Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội - Số CMND 183630783 cấp ngày 12/2/1971 tại Hà Tĩnh Và một số anh em công nhân (có danh sách kèm theo) Sau khi xem xét bản vẽ thực tế và thiết kế công trình, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng với các điều khoản sau: Điều 1: Nội dung công việc hợp đồng, yêu cầu đối với bên B: - Chịu trách nhiệm về người, dụng cụ thi công để đảm bảo hoàn thành công việc đã nhận, thực hiện nghiêm biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động đã được hướng dẫn - Chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật những phần công việc được giao. ... Điều 2: Trách nhiệm bên A - Bố trí mặt bằng thi công - Cung cấp vật tư đúng tiến độ… Điều 3: Phương thức thanh toán, khối lượng, giá cả: a. Phương thức thanh toán: - Bên A thanh toán cho bên B một tháng hai kỳ dựa trên khối lượng bên B thi công được nghiệm thu (Giao cho người đại diện) - Sau khi kết thúc hợp đồng sẽ tiến hành thanh lý bên B có trách nhiệm bảo hành phần công việc đến khi bàn giao cho chủ đầu tư. - Bên B chịu trách nhiệm phân phối tiền lương cho các thành viên trong tổ đảm bảo công bằng, dân chủ. b. Tiến độ: -Bắt đầu từ ngày 3/11/2007 đến 25/1/2008 c. Khối lượng và đơn giá thống nhất như sau: STT Tên công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Sơn bả Matit, đánh tường tầng 8, 9 m2 7.600 2.500 19.000.000 Khoán gọn theo m2 Cộng 19.000.000 Giá trị hợp đồng: 19.000.000 VNĐ Điều 5: Điều khoản chung … (Danh sách nhóm công nhân kèm theo) … Khi công việc hoàn thành, hai bên tiến hành nghiệm thu và bàn giao khối lượng hoàn thành và lập “Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành”. Đối với thuê ngoài theo khối lượng thì xí nghiệp thanh toán tiền lương trực tiếp cho người đại diện, người đại diện có trách nhiệm trả lương cho các thành viên trong nhóm và bàn giao cho xí nghiệp danh sách nhận lương có ký nhận. Đối với công nhân trực tiếp thuộc biên chế của Công ty Khi được giao thi công một hạng mục công trình, căn cứ vào đơn giá tiền lương dự toán được duyệt, khối lượng hoàn thành bàn giao trong kỳ, Công ty chấp nhận thanh toán cho xí nghiệp một khoản chi phí nhân công trực tiếp nhất định. Lương của công nhân trực tiếp tính căn cứ vào số công trên “Bảng chấm công” do từng bộ phận theo dõi hàng ngày (Biểu 11) và đơn giá tiền công như sau: Đơn giá 1 công theo hệ số (Z) = ∑ Tiền lương CN trực tiếp thuộc biên chế ∑ Số công CNi x Hi Lương CN i = Số công x Hi x Z Trong đó: Hi bao gồm hệ số lương cơ bản cộng với hệ số cấp bậc và hệ số trách nhiệm. Ngoài ra, tiền lương của công nhân còn bao gồm tiền lương làm thêm giờ. Cuối kỳ, kế toán Xí nghiệp phải tính toán lương của từng công nhân lao động trực tiếp và lập “Bảng thanh toán lương” . Trong mọi trường hợp, Bảng chấm công cùng Bảng thanh toán lương luôn là căn cứ chứng từ để kế toán Công ty hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Biểu 11: Trích Bảng chấm công XÍ NGHIỆP 4 Bộ phận: Hoàn thiện BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12/2007 Công trình: Nam Thăng Long- khu T5 STT Họ và tên Cấp bậc, chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công Tổng 1 2 3 … 31 Công làm Hội họp Công khác 1 Đào Huy Đông x x x x 22  22 2 Bùi Văn Quân x x x x 22  22 3 Hoàng Duy Khánh x x x x 22  22 4 Đinh Công Uẩn x x x x 22  22 … Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt STT Họ và tên Bậc lương Hệ số phụ cấp Số ngày công Sản phẩm Tiền lương thời gian Sản phẩm Phụ cấp Tổng thu nhập BHXH,BHYT Tạm ứng Thuế TN Thực lĩnh Ký nhận 1 Bùi Văn Quân 22 660.000 660.000 660.000 2 Đào Huy Đông 1.86 22 1.171.800 1.171.800 41.850 1.129.950 3 Hoàng Duy Khánh 1.74 21 1.046.373 1.046.373 52.318 994.054 4 Liên Đức Quảng  4.600.000 4.600.000 4.600.000 … Tổng cộng x x x x 4.450.490  4.600.000  9.050.490   94.168  8.956.322 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 Xí nghiệp số 4 Bộ phận: Hoàn thiện Biểu 12: Trích bảng thanh toán lương BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 12/2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc BHXH, BHYT, KPCĐ: Như đã trình bày ở trên, hiện nay Công ty đang hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp vào chi phí nhân công trực tiếp. Trích và nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn được xem là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của người lao động. Hiện nay, Công ty chỉ tiến hành trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho những lao động trong biên chế vào chi phí. Theo đó, căn cứ trích và tỷ lệ trích như sau: - Bảo hiểm y tế 2%, bảo hiểm xã hội 15% được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp và trích trên tiền lương cơ bản. - Kinh phí công đoàn được trích 2% trên tổng quỹ lương. Do BHXH và BHYT đều được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố nên trong hạch toán Công ty chỉ dùng tài khoản 3383 để phản ánh BHXH, BHYT phải nộp. Sau khi tổng hợp được các khoản lương công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương vào chi phí của từng bộ phận ở từng công trình, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán tiến hành nhập số liệu về chi phí nhân công trực tiếp các công trình qua màn hình nhập chứng từ. Số liệu tự động chuyển qua Nhật ký chung, Sổ Cái tài khoản 622 và Sổ chi tiết tài khoản 622- Công trình Nam Thăng Long- Khu T5. CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 101 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội Biểu 13: Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH Tháng 12 năm 2007 STT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 334- Phải trả người lao động 338 TK 335 Tổng cộng Lương Các khoản phụ cấp Các khoản khác Cộng Có 334 3382 3383 Cộng Có 338 TK 622 1 Móng nhà CT 21 Nam Thăng Long 20.295.038 3.684.962  23.980.000 479.600 1.613.880 2.093.480 26.073.480 2 Trường tiểu học Trung Hòa 6.000.000 6.000.000 120.000 680.000 800.000 6.800.000 3 Nam Thăng Long- Khu T5 52.234.893 7.218.807  59.561.700 1.191.234 2.397.650 3.588.884 63.150.584 … Cộng 622 … … … … … … …  590.638.672 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 14: Trích Sổ chi tiết theo đối tượng –Tài khoản 622 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 101 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội SỔ CHI TIẾT THEO ĐỐI TƯỢNG TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp K01-0023: Nam Thăng Long-Khu T5 Năm 2007 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Ngày Số 31/01/2007 BPBL1 Lương tháng 1-NTL T5 3341 150.750.000 31/01/2007 BPBL1 KPCĐ tháng 1-NTL T5 3382 3.015.000 … 30/11/2007 KC622 Kết chuyển 622-->154 154 32.639.081 31/12/2007 BPBL12 Lương tháng 12-NTL T5 3341 59.561.700 31/12/2007 BPBL12 BHXH, BHYT tháng 12- NTL 3383 2.397.650 31/12/2007 BPBL12 KPCĐ tháng 12 – NTL 3382 1.191.234 31/12/2007 KC 622 Kết chuyển 622--> 154 154 63.150.584 K01-0023* Cộng NTL-T5 892.408.620 892.408.620 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Nguồn từ phòng Tài vụ Công ty) Biểu 15: Trích Sổ cái tài khoản 622 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 101 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội SỔ CÁI TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 12 năm 2007 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát Sinh Nợ Phát sinh Có Ngày Số … 31/12/2007 BPBL12 Lương tháng 12-NTL T5 3341 59.561.700 31/12/2007 BPBL12 BHXH, BHYT tháng 12-NTL 3383 2.39ss7.650 31/12/2007 BPBL12 KPCĐ tháng 12 3382 1.191.234 31/12/2007 KC622 Kết chuyển 622-->154 154 … Cộng phát sinh … … Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Nguồn từ phòng Tài vụ Công ty) 2.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 2.2.3.1. Đặc điểm chi phí máy thi công Sản xuất xây lắp là ngành sản xuất mà sản phẩm tương đối phức tạp, điều kiện sản xuất đòi hỏi sự hỗ trợ của máy móc. Nhất là hiện nay khi càng có nhiều những công trình lớn thì sự hỗ trợ của máy móc là không thể thiếu được. Máy móc thi công không những góp phần hỗ trợ đắc lực con người mà nó còn là yếu tố nhằm đẩy nhanh tốc độ thi công, hạ giá thành sản phẩm. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc đầu tư máy móc kỹ thuật, các doanh nghiệp xây lắp không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp xây lắp nào cũng có thể đủ các tiềm lực kinh tế để trang bị cho mình một hệ thống máy móc thi công hiện đại. Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội không phải là một công ty có tiềm lực mạnh. Công ty tuy đã có sự chú trọng đáng kể vào việc đầu tư vào máy móc thi công, phục vụ các công trình nhưng máy móc thi công của Công ty chỉ bao gồm một số loại như: máy trộn bê tông, máy đầm đất, máy ủi, máy vận thăng. Công ty cũng tổ chức một đội riêng để quản lý và thực hiện vận hành các loại máy này. Trong cùng một tháng, máy thi công có thể phục vụ ở nhiều công trình khác nhau nên đội máy thi công phải theo dõi toàn bộ hoạt động xe máy của mình và có sự báo cáo lên Phòng kỹ thuật của Công ty. Các chứng từ liên quan đến sử dụng máy thi công phải được lưu giữ và bàn giao cho kế toán vào cuối tháng để làm căn cứ cho việc tính toán chi phí máy thi công cho từng công trình. Chi phí phát sinh cho công trình nào thì hạch toán vào chi phí của công trình đó. Do trong một thời gian, Công ty có thể tiến hành xây dựng nhiều công trình khác nhau, các công trình này đều có nhu cầu sử dụng máy thi công mà đội máy thi công của Công ty không thể đáp ứng, hoặc máy móc hiện tại của Công ty không đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật thì đội trưởng các công trình có thể chủ động thuê máy thi công ngoài. Do vậy, chi phí máy thi công của Công ty bao gồm: Chi phí lương, phụ cấp, làm thêm giờ công nhân trực tiếp lái máy và được hạch toán vào tài khoản 6231. Chi phí vật liệu phục vụ máy thi công, được hạch toán vào tài khoản 6232 Hai nội dung kế toán trên giống kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Riêng chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy thi công mua về dùng ngay nên thông thường căn cứ ghi sổ thường là hóa đơn mua vật liệu và chi phí nhân công sử dụng máy thi công không bao gồm các khoản trích theo lương. Chi phí khấu hao máy thi công: áp dụng cho máy thi công thuộc quyền sở hữu của Công ty. Khấu hao máy thi công của Công ty nói riêng và khấu hao tài sản cố định của Công ty nói chung được tính theo phương pháp đường thẳng và khấu hao theo tháng. Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí mua bảo hiểm máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công, điện nước cho máy thi công, chi phí thuê máy thi công ngoài. 2.2.3.2. Quy trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí nhân công điều khiển máy thi công: Hiện nay, đội ngũ lái máy thi công của Công ty không phải là lớn do lượng máy thi công không lớn. Trong đa số trường hợp, máy thi công do công nhân lái máy của Công ty điều khiển kể cả máy của Công ty hay máy thi công thuê ngoài. Đối với trường hợp thuê theo phương thức thuê toàn bộ thì chi phí trả cho công nhân lái máy thuê ngoài cũng như các chi phí nhiên liệu liên quan đến máy thi công đều được hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài. Đối với công trình Nam Thăng Long- khu T5, vào quý cuối cùng năm 2007, Công ty đang tập trung cho công trình nhà G4 Yên Hòa nên máy thi công cho công trình này là thuê ngoài. Chứng từ sử dụng cho hạch toán ban đầu là: Bảng chấm công, Bảng theo dõi xe, máy thi công. Mẫu Bảng chấm công giống như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào Bảng chấm công cùng Bảng theo dõi hoạt động xe, máy thi công (Biểu 16), kế toán tiến hành tính toán lương cho công nhân lái máy. Nếu công nhân lái máy cho nhiều công trình khác nhau thì kế toán phân bổ tiền lương công nhân lái máy cho từng công trình. Biểu 16: Bảng theo dõi xe, máy thi công CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 BẢNG THEO DÕI XE, MÁY THI CÔNG Loại máy: Máy vận thăng Công suất thiết kế: Tại công trình: Nam Thăng Long - Khu T5 Thuộc đơn vị: Xí nghiệp xây dựng số 4 Từ ngày 12 đến 25 tháng 12 năm 2007 Ngày Nội dung công việc Số giờ máy thực tế hoạt động Số ca máy thực tế hoạt động Xác nhận của nhân viên kỹ thuật 12/12/2007 8 … 25/12/2007 6 Cộng 134 Người theo dõi Tổ trưởng Phụ trách công trình Theo đó, chi phí nhân công máy thi công 3 tháng cuối năm 2007 tại công trình Nam Thăng Long-Khu T5: Tháng 10: 2.430.000 đ, tháng 11: 2.134.980 đ, tháng 12: 3.478.000 đ. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào tiền lương cho công nhân lái máy lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, nhập liệu chi phí nhân công lái máy qua màn hình nhập chứng từ. Biểu 17: Trích Sổ chi tiết theo đối tượng, tài khoản 6231 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 101 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội SỔ CHI TIẾT THEO ĐỐI TƯỢNG TK 6231- Chi phí nhân công K01-0023: Nam Thăng Long-Khu T5 Năm 2007 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Ngày Số 31/01/2007 BPBL1 Lương tháng 1 NTL 334 1.134.580 … … 31/10/2007 BPBL10 PB lương tháng 10 NTL 334 2.430.000 31/10/2007 KC6231 Kết chuyển 6231--> 154 154 2.430.000 30/11/2007 BPBL11 PB lương tháng 11 NTL 334 2.134.980 30/11/2007 KC6231 Kết chuyển 6231--> 154 2.134.980 31/12/2007 BPBL11 PB lương tháng 12 NTL 3.478.000 31/12/2007 KC6231 Kết chuyển 6231--> 154 154 3.478.000 Cộng phát sinh 32.171.920 32.171.920 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Nguồn từ phòng Tài vụ Công ty) Biểu 18: Trích Sổ cái TK 6231 CÔNGTY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 101 Láng Hạ-Đống Đa-Hà Nội SỔ CÁI TK 6231- Chi phí nhân công máy thi công Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Ngày Số CT 31/12/2007 BPBL1 PB lương tháng 12 G4 Yên Hòa 334 12.350.780 … … 31/12/2007 BPBL12 PB lương tháng 12 NTL 334 3.478.000 … 31/12/2007 BPBL12 Kết chuyển 6231--> 154 154 133.448.189 Cộng 23.448.189 23.448.189 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Nguồn từ phòng Tài vụ Công ty) Chi phí vật liệu dùng cho máy thi công Hạch toán giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tuy vậy thông thường vật liệu mua về dùng luôn nên kế toán thườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan