MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3
1.1. Khái quát chung về hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: 4
1.1.1, KháI niệm, đặc đIểm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. 4
1.1.2, Phân loại NVL, CCDC: 5
1.1.3, Tính giá NVL, CCDC: 7
1.1.4, Phương pháp phân bổ giá trị NVL, CCDC xuất dùng vào chi phí: 12
1.1.5, Vai trò của NVL, CCDC - ý nghĩa, nhiệm vụ và sự cần thiết phải hạch toán NVL, CCDC. 13
1.2. Hạch toán NVL, CCDC 14
1.2.1, Hạch toán ban đầu: 14
1.2.2, Hạch toán chi tiết NVL, CCDC: 15
1.2.3, Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC: 21
1.2.4, Hệ thống sổ sách kế toán: 26
Phần2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG 30
2.1. Khái quát chung về công ty nhựa cao cấp Hàng không 31
2.1.1, Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 31
2.1.2, Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và Quy trình công nghệ sản xuất của công ty. 32
2.1.3, Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. 34
2.1.4, Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 37
2.2. Thực tế hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 42
2.2.1, Đặc điểm của NVL, CCDC của Công ty. 42
2.2.2, Phân loại NVL, CCDC: 43
2.2.3, Hạch toán ban đầu NVL, CCDC: 44
2.2.4, Tính giá NVL, CCDC tại Công ty 50
2.2.5, Phương pháp phân bổ giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí. 51
2.3. Hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 52
2.3.1, Các tài khoản và hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán NVL, CCDC tại Công ty. 52
2.3.2, Hạch toán chi tiết NVL, CCDC tại Công ty. 53
2.3.3, Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 62
Phần 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG. 71
3.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhựa cao cấp Hàng không và tình hình hạch toán kế toán tại Công ty 72
3.2. Phương hướng hoàn thiện hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 74
3.3. Một số kiến nghị và các giải pháp khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện công tác hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 75
3.3.1, Giải pháp về lập danh điểm NVL, CCDC thống nhất trong toàn Công ty. 75
3.3.2, Công tác phân loại NVL, CCDC. 77
3.3.3, Mở và theo dõi tài khoản 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. 77
3.3.4, Phương pháp phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh mỗi quý. 78
3.3.5, Về định kỳ lập chứng từ ghi sổ: 79
3.3.6, Công tác tính giá vật liệu xuất kho: 80
3.3.7, Công tác theo dõi chi tiết CCDC: 80
3.3.8, Một số kiến nghị khác: 81
LỜI KẾT 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 83
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty nhựa cao cấp hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất sản phẩm của phân xưởng này đơn giản nhanh chóng. Đầu vào của sản xuất là các tấm màng, qua máy hút chân không, sản phẩm được cắt loại bỏ phế liệu và kiểm tra đóng gói tại phòng kiểm tra chất lượng rồi nhập kho phân xưởng.
Qua sơ đồ trên ta thấy quy trình sản xuất sản phẩm của mỗi phân xưởng đều dơn giản và khép kín. Mỗi loại sản phẩm sản xuất không luân chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác nên công táckt ở công ty được tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản đi rất nhiều. Hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiếnhành tổng hợp tại phòng kế toán theo phương thức tính giá thành sản phẩm trực tiếp, kông phân bước, không tính giá thành bán thành phẩm. Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp vê phòng kế toán riêng cho các phân xưởng khác nhau. Và cuối kỳ, kế toán căn cứ vào số thành phẩm sẽ tính giá thành riêng cho từng loại sản phẩm.
2.1.3, Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
Từ năm 1996 đến nay, sau khi được trở thành một đơn vị hạch toans độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Quyết định số 04/CP ngày 27/01/1996) thì quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối ổn định.
Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; căn cứ vào đặc điểm công nghệ và tổ chức sản xuất của đơn vị, công ty nhựa cao cấp Hàng không tổ chức quản lý theo một cấp.
Sơ đồ số 13s:
sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
trợ lí giám đốc
Phòng tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương.
Phòng kỹ thuật
Phòng chất lượng
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế hoạch
Phòng hành chính
Phân xưởng Màng
Phân xưởng Bao bì
Phân xưởng nhựa
Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
* Giám đốc:
Giám đốc là người thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban và các phân xưởng. Hệ thống các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầucủa việc quản lý sản xuất-kinh doanh tại công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc cho giám đốc. Tại các phân xưởng cũng có các quản đốc điều hành sản xuất chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản phẩm làm ra.
Đồng thời giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm ký xác nhận vào các loại Phiếu thu, Phiếu chi, các bản hợp đồng,… và các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
* Phó giám đốc:
Phó giám đốc là người dưới quyền giám đốc, sau giám đốc chỉ đạo toàn Công ty thực hiện các chỉ tiêu và mệnh lệnh của cấp trên. Đồng thời Phó giám đốc là người thay mặt giám đốc ký vào các hợp đồng, các giấy tờ lưu thông và một số giấy tờ khác.
* Trợ lý giám đốc:
Trợ lý giám đốc là người tham mưu về mọi mặt hoạt động của công ty cho giám đốc. Đồng thời, trợ lý giám đốc cũng chính là người thay mặt giám đốc đôn đốc kiểm tra giám sát việc thực hiện các mệnh lênh của giám đốc, tổng hợp tình hình công ty báo cáo giám đốc.
* Phòng tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương.
Phòng TC- CBLĐTL gồm có 6 nhân viên có nhiệm vụ là quản lý chung công tác về nhân lực. Đó là việc sắp xếp, điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Đó cũng là việc tuyển dụng, sa thải cán bộ công nhân vien. Bên cạnh đó Phòng cũng có một người chuyên ký xác nhận vào bảng thanh toán lương và tính các định mức lương cho từng kỳ.
* Phòng kế hoạch:
Phòng kế hoạch bao gồm 6 nhân viên có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác diều hành sản xuất kinh doanh, xây dựng công tác chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công ty. Đồng thơi đây cũng chính là phòng cung tiêu, chịu trách nhiệm lo đầu vào và đầu ra của nguyên vật liệu, sản phẩm, lập các định mức hao hụt vật tư và định mức tiêu hao vật tư, ký xác nhận vào các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Hợp đồng mua bán vật tư, hàng hoá,…
* Phòng kỹ thuật:
Phòng kỹ thuật có 4 nhân viên. Phòng này chịu trách nhiệm về sự hoạt động của hệ thống máy móc công nghệ trong công ty, tham mưu cho công ty rong việc đầu tư, mua sắm, đổi mới trang thiết bị công nghệ, thiết kế mẫu mã sản phẩm, tổ chức triển khai thực hiện về kỹ thuật mẫu mã sản phẩm mới, cùng với phòng kế hoạch lập các định mức hao hụt vật tư và định mức tiêu hao vật tư, ký xác nhận vò phiếu xin lĩnh vật tư,…
* Phòng chất lượng.
Phòng chất lượng mới được tổ chức từ năm 2000. Phòng bao gồm 2 nhân viên có nhiệm vụ kiểm định và theo dõi chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng kỹ thuật sản xuất.
* Phòng Marketing:
Phòng Marketing bao gồm 6 người được tách ra từ phòng kế hoạch do yêu cầu về chuyên trách trong công việc. Nhiệm vụ của phòng Marketing là giới thiệu sản phẩm, triển khai tiêu thụ hàng hoá vào thị trương tự do, nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước,…
* Phòng hành chính:
Phòng hành chính bao gồm 5 nhân viên đảm bảo về các điều kiện làm việc cho công ty như: hệ thống kho tàng, nhà xưởng, phương tiện đi lại,…; quản lý điều hành công tác văn thư,bảo vệ, công tác nhà kho,… Đây cũng là phòng hình thành và chịu trách nhiệm về các chứng từ chi mua, chi phục vụ các hoạt động tiếp khách, hội họp,….
* Phòng kế toán tài chính:
Phòng kế toán tài chính bao gồm 6 người. Đây lầ cơ quan tham mưu và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính cho giám đốc, kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ những hoạt động của công ty có liên quan đến lĩnh vực tài chính, chịu trách nhiệm trong việc tạo nguồn và sử dụng có hiệu quả phục vụ cho nhu cầu về vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng chịu trách nhiệm về phân tích tài chính cho giám đốc để nắm tình hình của toàn công ty.
Cùng với các bộ phận chức năng và phân xưởng, phòng kế toán tài chính lập ra các định mức vật tư kỹ thuật, xây dựng đơn giá tiền lương, đơn giá sản phẩm,…Ngoài ra phòng còn phải căn cứ vào các số liệu báo lên từ phân xưởng và phòng kế hoạch để tính ra giá thành công xưởng và giá thành đầy đủ làm căn cứ cho phòng kế hoạch và Marketing định mức giá bán cho phù hợp và có lợi nhất cho công ty.
* Các phân xưởng:
Các phân xưởng là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm cho công ty, là nơi trực tiếp thực hiện các mệnh lệnh của giám đốc và của các phòng ban chức năng. Tổng số công nhân sản xuất cả trực tiếp và gián tiếp của các phân xưởng chính và phụ hiện nay là 138 người.
* Chi nhánh đại diện phía Nam:
Ngoài các phòng ban chức năng và các phân xưởng chính trên đây, công ty nhựa cao cấp hàng không còn có một chi nhánh đại diện ở phía nam, một phân xưởng phụ (phân xưởng mộc) sản xuất các khuôn mẫu phục vụ sản xuất chính và một cửa hàng giới thiệu sản phẩm với chức năng giới thiệu, trưng bày , bán buôn và bán lẻ cho các khách hàng của thị trường tự do.
Trên đây là toàn bộ các đặc điểm chung nhất của toàn công ty có các phòng ban với đầy đủ số liệu, chức năng và nhiệm vụ, quá trình hình thành, xây dựng và phát triển trong những năm qua và hiện tại.
2.1.4, Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
2.1.4.1_ Tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán gồm có 6 người hình thành nên bộ máy kế toán của công ty. Bộ máy kế toán sở hữu một phong kế toán tài chính riêng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Ta có:
Sơ đồ số 14:
sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
kế toán trưởng
kế toán chi phí, giá thành và tồn kho NVL
kế toán doanh thu, thuế và tồn kho thành phẩm
kế toán tiền gửi ngân hàng
kế toán tiền mạt và thanh toán lương
thủ quỹ
* Chức năng và nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán
Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của Công ty. Là người điều hành công việc chung của bộ máy kế toán đồng thời kiêm kế toán theo dõi tình hình tăng, giảm, trích khấu hao tài sản cố định và tình hình tăng, giảm giá trị công cụ dụng cụ, phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí. Kế toán trưởng là người lập các chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi quý thông qua các bảng tổng hợp và chi tiết của các thành viên trong bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về các báo cáo kế toán đã lập. Đồng thời kế toán trưởng phải là người phổ biến các chế độ, thể lệ tài chính mới cho các kế toán viên trong bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ, bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn cho Công ty.
Kế toán tổng hợp:
Là người có nhiệm vụ theo dõi, quản lý và xây dựng các báo cáo tổng hợp như: Báo cáo tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho NVL, Báo cáo Thu - Chi - Tồn tiền mặt, … Đồng thời kế toán tổng hợp kiêm luôn phần kế toán tiền gửi ngân hàng, chịu trách nhiệm giao dịch, ký các hợp đồng vay mượn và theo dõi tình hình tăng, giảm của tài khoản tiền gửi ngân hàng, chịu trách nhiệm về vay ngân hàng và thanh toán với ngân hàng, …
Kế toán Doanh thu và Thuế:
Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu, phải trả khách hàng về hàng hoá và NVL, công cụ dụng cụ đã cung cấp, các dịch vụ đã được phục vụ cùng với các khoản ứng trước và trả trước cho khách hàng. Đồng thời theo dõi các khoản thuế phải nộp cho nhà nước, theo dõi, quản lý và phản ánh kịp thời và đầy đủ tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho thành phẩm.
Kế toán thanh toán tiền mặt và tạm ứng:
Là người chịu trách nhiệm thanh toán bằng tiền mặt cho các nhu cầu về thanh toán của Công ty, có nhiệm vụ đối chiếu, theo dõi khoản tiền lương phải trả căn cứ vào Bảng tiền lương do phòng Tổ chức lao động và tiền lương tính ra dựa trên cơ sở các bảng chấm công của các quản đốc phân xưởng và của các trưởng phòng tại các phòng ban chức năng. Từ tiền lương đã tính, kế toán tính ra các khoản trích lập như BHXH, BHYT và KPCĐ. Đồng thời với việc theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mặt, tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán còn theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán tạm ứng.
Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành và tồn kho NVL:
Là người có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán tổng hợp các khoản chi phí để tính giá thành sản phẩm. Cụ thể, kế toán tập hợp các khoản chi phí sản xuất, xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, hướng dẫn các bộ phận có liên quan lập và luân chuyển các chứng từ chi phí cho phù hợp với các đối tượng hạch toán. Xác định tiêu thức phân bổ để phân bổ chi phí tính giá thành sản phẩm. Đồng thời hạch toán tổng hợp và chi tiết tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho NVL.
Thủ quỹ:
Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản và giữ tiền mặt, thu, chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ các chứng từ đã có đầy đủ điều kiện để thanh toán. Thủ quỹ là người có liên quan chặt chẽ với kế toán tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ vào sổ quỹ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh có liên quan đến tài khoản tiền mặt và đối chiếu số liệu với kế toán tiền mặt.
Mặc dù chia bộ máy kế toán theo các phần hành riêng nhưng giữa các phần hành đều có liên quan chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau. Đến cuối kỳ các kế toán viên đều phải có các số liệu báo cáo về phần hành kế toán của mình phụ trách cho kế toán trưởng lập các báo cáo kế toán.
2.1.4.2_ Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ:
Hệ thống chứng từ của Công ty được phân thành 2 loại:
Các chứng từ gốc.
Các chứng từ kế toán.
Trong đó, các chứng từ gốc là các minh chứng hợp pháp cho các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong Công ty. Ngoài phòng Tài chính - Kế toán, các chứng từ này có thể được hình thành từ các phòng ban khác nhau như phòng hành chính, phòng cung ứng vật tư (phòng kế hoạch), phòng Marketing,... Các chứng từ gốc này là các Hoá đơn của nhà cung cấp, các Phiếu nhập kho, xuất kho NVL, CCDC của phòng kế hoạch, các loại Hoá đơn thanh toán tiến dịch vụ như dịch vụ Taxi, điện nước, điện thoại, các loại vé máy bay, tàu hoả đã dược mua phục vụ cho các chuyến công tác của Công ty, các Hoá đơn bán hàng của Công ty,... Ngoài ra, chứng từ gốc của Công ty còn có thể là các Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán hay các Hợp đồng mua bán, vay mượn tài sản, vốn,...
Các chứng từ gốc này chính là cơ sở đầu tiên để hình thành nên các chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán của Công ty chính là Phiếu thu, Phiếu chi tiền mặt, các chứng từ ghi sổ được kế toán trưởng lập vào cuối mỗi quý. Số liệu của các Chứng từ kế toán được lấy từ số liệu của các chứng từ gốc. Do vậy, các Chứng từ kế toán thường có các Chứng từ gốc đính kèm.
Ví dụ: 1 Phiếu chi tiền mặt thường được đính kèm:
1 giấy đề nghị thanh toán,
1 Hoá đơn mua bán vật tư,
Phiếu nhập kho, xuất kho vật tư, hàng hoá,
Sau khi các chứng từ kế toán được hình thành, chúng sẽ là căn cứ để ghi chép các loại sổ chi tiết và tổng hợp khác. Đồng thời, các chứng từ gốc đôi khi cũng là cơ sở trực tiếp hình thành nên các bảng biểu phục vụ công tác hạch toán tổng hợp.
2.1.4.3_ Tổ chức vận dụng hệ thống Tài khoản kế toán:
Công ty nhựa cao cấp Hàng không sử dụng hầu hết các tài khoản có trong Hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành. Trừ một số tài khoản dự phòng và các tài khoản theo dõi hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ như: TK 129, TK 139, TK 229, TK 159, TK 6111.
Hệ thống tài khoản của Công ty cũng bao gồm các tài khoản có kết cấu dạng tài sản, các tài khoản có kết cấu dạng nguồn vốn và các tài khoản thanh toán.
Ngoài các tài khoản cấp 2, Công ty còn có 1 hệ thống các doanh tài khoản chi tiết phục vụ mục đích quản lý của giám đốc như:
TK 6271 “Chi phí sản xuất chung” được chi tiết thành các TK con sau:
TK 62710001: Chi phí tại kho Công ty.
TK 62710002: Chi phí kho PX Nhựa.
TK 62710003: Chi phí kho PX Màng....
2.1.4.4_ Hình thức sổ kế toán và tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách:
Với tư cách là một đơn vị hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Công ty nhựa cao cấp Hàng không đã tự lựa chọn cho mình một hình thức kế toán để áp dụng, đó là hình thức kế toán "Chứng từ ghi sổ". Hình thức này được áp dụng từ khi Công ty hạch toán kế toán thủ công, khi chuyển sang hạch toán trên máy vi tính vẫn giữ nguyên hình thức này. Định kỳ lập chứng từ ghi sổ của Công ty là 1 quý.
Hệ thống sổ chi tiết được sử dụng tại Công ty bao gồm:
Sổ chi tiết các tài khoản thanh toán (TK 131, TK 331, TK 138, TK 338,…)
Sổ chi tiết các tài khoản tập hợp chi phí (TK 621, TK 622, TK 627,…)
Các sổ chi tiết này được lập theo định kỳ là 1 quý.
Hệ thống sổ tổng hợp bao gồm:
- Nhật ký tài khoản: các TK có trong hệ thống TK của Công ty.
Ví dụ: Nhật ký TK 11110000, Nhật ký TK 15210001, Nhật ký TK 15210002,...
- Báo cáo tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn NVL.
2.1.4.5_ Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.
Các báo cáo kế toán tổng hợp định kỳ vẫn được lập, đó là: Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối kế toán,…
Các báo cáo này được lập định kỳ hàng quý theo yêu cầu của giám đốc nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý toàn diện của giám đốc về Công ty.
Cuối quý IV, các Báo cáo kế toán được lập nhằm 2 mục đích:
- Báo cáo kết quả hoạt động của quý IV cho ban quản trị trong công ty.
Kiểm toán các Bảng khai tài chính phục vụ cho nhu cầu công khai tài chính cho các đối tượng khác.
2.1.4.6_ Khái quát hạch toán một số phần hành:
Sơ đồ số 15: Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Căn cứ vào các bảng chấm công của các phòng ban trong công ty.
Căn cứ theo đơn giá tiền lương như trong quy định.
Phòng tổ chức cán bộ lao động và tiền lương tính ra lương phải trả cho CNV trong Công ty.
Kế toán thanh toán lương tính các khoản trích và ghi chép vào Nhật ký Tk 334, 3381, 3382, 3383.
Báo cáo tổng hợp
Sơ đồ số 16: Hạch toán tiền mặt:
Chứng từ gốc về Thu.
Chứng từ gốc về Chi
Phiếu thu tiền mặt.
Kế toán ghi chép vào Nhật ký TK 111.
Báo cáo tổng hợp
Phiếu chi tiền mặt.
Sơ đồ số17: Hạch toán NVL, CCDC và tính giá thành:
Chứng từ gốc về nhập vật tư, hàng hoá,...
Chứng từ gốc về xuất vật tư, hàng hoá.
Phòng kế hoạch lập Phiếu nhập kho.
Kế toán ghi chép vào Nhật ký TK 1521, 621, 627, 632, 641, 642,.
Báo cáo tổng hợp
Phòng kế hoạch lập Phiếu xuất kho.
Bảng kê chi tiết Nhập
Bảng kê chi tiết xuất
Sơ đồ số 18: Hạch toán thành phẩm và doanh thu.
Phiếu nhập kho thành phẩm
Phiếu xuất kho thành phẩm.
Kế toán ghi chép vào Nhật ký TK 155, 632, 511, 3331
Báo cáo tổng hợp
Hoá đơn bán hàng
Chu trình hạch toán kế toán theo hình thức "Chứng từ ghi sổ" của Công ty có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ số 19: Chu trình hạch toán kế toán tại Công ty.
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Nhật ký tài khoản
Bảng cân đối tài khoản
Sổ quỹ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Trong đó:
Ghi hàng ngày
Ghi vào cuối tháng (hoặc cuối kỳ kế toán)
Đối chiếu, kiểm tra.
2.2. Thực tế hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không.
2.2.1, Đặc điểm của NVL, CCDC của Công ty.
Nguyên vật liệu:
Công ty nhựa cao cấp Hàng không là một đơn vị sản xuất không lớn nhưng số lượng và chủng loại sản phẩm mà Công ty sản xuất ra rất đa dạng và phong phú. Đó là các sản phẩm nhựa quen thuộc trên thị trường mà ta có thể kể tên như: móc áo nhựa, túi ni lon, rổ rá nhựa,… Chính vì sự đa dạng và phong phú của đầu ra mà bắt buộc NVL đầu vào cũng phải đa dạng, các loại khuôn mẫu sản xuất cũng phải đầy đủ các chủng loại và phải đảm bảo được các tính năng nhất định. Do đó mà một nhiệm vụ đặt ra đối với bộ phận cung tiêu NVL của doanh nghiệp phải làm sao đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng vật tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất, duy trì quá trình sản xuất được liên tục và đạt hiệu quả cao.
Mặt khác, do đặc trưng về kỹ thuật của các sản phẩm nhựa nên NVL của doanh nghiệp cũng phải đảm bảo yêu cầu cao về tính năng lý, hoá. Do vậy, trong doanh nghiệp chỉ chủ yếu bao gồm các loại vật liệu khác nhau (tức là những nguyên vật liệu đã qua chế biến công nghiệp) như: Màng PVC, PS, hạt nhựa PVC, PE, ABS,… Cũng vì những đặc trưng này mà trong nước chưa có các cơ sở sản xuất vật liệu nhựa nên doanh nghiệp buộc phải tìm mua ở thị trường bên ngoài thông qua các đơn vị nhập khẩu uỷ thác như: Công ty nhập khẩu uỷ thác VEGA, Công ty trách nhiệm hữu hạn LOUIS, Công ty VEGA sao,…
Một đặc tính nữa của vật liệu nhựa là ổn định về tính chất và chủng loại, thị trường ít có đơn vị cạnh tranh, do vậy mà ít có những biến động lớn về giá. Thêm vào đó, sản phẩm nhựa của Công ty được sản xuất chủ yếu là theo đơn đặt hàng của các đơn vị như: Công ty bánh kẹo Hải Châu, Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki, Công ty nước giải khát, xí nghiệp thương mại Hàng không nội bài, … Đây là những khách hàng thường xuyên của Công ty nên nhu cầu về sản phẩm nhựa tương đối ổn định. ảnh hưởng của những đặc điểm này là tạo điều kiện cho phòng kế hoạch xác định khá chính xác nhu cầu vật liệu cần thiết cho sản xuất của Công ty trong một kỳ kinh doanh dựa vào định mức tiêu hao vật tư cho từng sản phẩm, định mức hao hụt tính cho 1 kg NVL. Các định mức này ổn định trong nhiều kỳ sản xuất, chỉ thay đổi trong trường hợp Công ty có sản phẩm mới thay thế hoặc thay đổi về hình thức sản phẩm cũ.
Ví dụ về định mức tiêu hao NVL cho một số sản phẩm:
Bảng số 09:
Bảng định mức tiêu hao
STT
Tên sản phẩm
NVL sử dụng
Đ.mức tiêu hao NVL (g/sp)
1
Nút số 1 phích 2,05 lít
PP
8,8
2
Vai phích 2, 05 lít
PP
59,0
3
Tăng đáy 2,05 lít
PP
17,0
4
Đáy phích 2,05 lít
PP
56,0
Công cụ dụng cụ:
Công cụ dụng cụ của Công ty cũng khá đa dạng, bao gồm các loại Khuôn mẫu (thường được mua ngay ở thị trường trong nước hoặc do phòng kỹ thuật thiết kế mẫu, sau đó chuyển cho phân xưởng mộc của Công ty tự sản xuất). Một số khác là các loại máy móc có giá trị chưa đủ để xếp vào danh mục tài sản cố định như Máy điện thoại, lưới in, lô in, máy hàn, trục lô,… cũng được cho và danh sách các loại CCDC.
2.2.2, Phân loại NVL, CCDC:
Phân loại NVL:
Từ đặc trưng cơ bản của vật liệu nhựa, kết hợp với đặc điểm của NVL nói chung thì NVL của Công ty được chia thành 4 loại:
Vật liệu chính: bao gồm 2 dạng: dạng màng và dạng hạt.
+ Vật liệu dạng màng như: màng PS, màng PC, màng PVC. Các loại màng này có kích cỡ dày mỏng khác nhau dùng cho nhiều kiểu hình sản xuất nên còn được phân chia thành các loại như: Màng PS 0,1 mm ; 0,2 mm ; 0,3 mm,…. màng PVC 0,4 mm, 0,35 mm,…
Trong đó màng PVC còn được chia nhỏ ra thành các loại khác nhau như PVC 0,4 mm sôcôla, PVC 0,4 mm màu trắng trong,…
+ Vât liệu dạng hạt bao gồm: hạt PC, hạt nhựa PC, GPPS, HIPS, ABS, LDPE, LLDPE, SAN,…
Các loại vật liệu chính này thường được mua từ nước ngoài thông qua nhập khẩu uỷ thác do trong nước chưa sản xuất được.
Vật liệu phụ bao gồm: hạt nhựa màu (đỏ, vàng, trắng, …), các loại hoá chất phụ như: bột Titan, bột tan tẩy, dầu hoá dẻo, bột nhựa PVC, và một số hoá chất khác. Vật liệu phụ một số cũng được mua từ nhập ngoại, phần lớn còn lại được mua từ thị trường trong nước.
Phế liệu: bao gồm các sản phẩm hỏng từ các phân xưởng, các loại đề xê sản xuất về nhập kho NVL.
Các loại vật tư dùng để phục vụ sản xuất cho các phân xưởng như: bao bì ni lon, hộp các tông, hộp giấy,… dùng trong việc chứa đựng các vật liệu nhựa và sản phẩm.
Phân loại CCDC:
Công cụ dụng cụ của Công ty thường không được phân loại cụ thể, song xét về cơ bản thì dựa vào vai trò của CCDC có thể chia công cụ dụng cụ của Công ty thành 2 loại: CCDC phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng và CCDC phục vụ cho các nhu cầu khác.
Các loại công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất như trục máy, lô, khuôn mẫu,… trong đó chủ yếu là các loại khuôn mẫu do Công ty tự sản xuất dùng để phục vụ cho sản xuất các mẫu sản phẩm.
Các loại công cụ dụng cụ dùng cho các hoạt động khác như: máy tính, bàn ghế, tủ kính,….
Tình hình quản lý NVL, CCDC tại Công ty:
Đối với NVL, Công ty có 2 kho chứa NVL, mỗi kho đều được trang bị khá đầy đủ các phương tiện trang thiết bị cần thiết. Các thủ kho đều được trang bị máy vi tính và các máy đều được nối mạng trong toàn Công ty.
Do vậy, khi thủ kho thực hiện kế toán chi tiết NVL (ghi Thẻ kho, ghi Sổ kho,…) thì số liệu đều được chuyển lên phòng kế toán qua mạng rất nhanh chóng. Việc trang bị máy vi tính trong hạch toán chi tiết NVL đã làm giảm công việc của kế toán kho đi rất nhiều. Bên cạnh đó, các nhà quản trị trong Công ty cũng đều có thể theo dõi được tình hình NVL tại kho thông qua mạng nội bộ. Đây chính là ưu điểm nổi bật của việc dùng máy vi tính phục vụ cho công việc kế toán.
Đối với CCDC của Công ty, do đặc điểm của việc mua sắm CCDC là chỉ mua khi có nhu cầu và mua về sẽ được xuất dùng ngay nên Chứng từ nhập kho chỉ là thủ tục, thực tế CCDC ít được bảo quản tại kho mà chỉ được theo dõi tại bộ phận sử dụng về mặt lượng, còn ở phòng kế toán theo dõi về mặt giá trị.
2.2.3, hạch toán ban đầu NVL, CCDC:
Công ty nhựa cao cấp Hàng không đã thiết lập và quy định thống nhất các thủ tục nhập, xuất kho NVL, CCDC của đơn vị mình theo đúng mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình luân chuyển chứng từ như sau:
Thủ tục và các chứng từ sử dụng để nhập kho NVL, CCDC:
NVL, CCDC của Công ty chủ yếu được nhập kho từ 2 nguồn: mua ngoài và sử dụng không hết nhập lại kho (đối với NVL, đề xê và các sản phẩm hỏng).
Ta có:
Đối với NVL, CCDC mua ngoài về nhập kho:
Căn cứ vào Hoá đơn bán hàng của người bán, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hợp đồng mua vật tư,…
Bảng số 10: Mẫu Hoá đơn GTGT,
Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01. gtkt - 3ll
Liên 3: (Dùng để thanh toán)
Ngày 12 tháng 12 năm 2001
N:18471
Đơn vị bán hàng:... Công ty thương mại sản xuất Minh Phương…………..
Địa chỉ:……….… 78, Thanh Nhàn, Hà nội………………………………..
Điện thoại: ………………………..MS:……………………………………..
Họ tên người mua hàng:……Anh Hiếu……….……………………………..
Đơn vị: …….Công ty nhựa cao cấp Hàng không ………………………….
Địa chỉ: ……Sân bay Gia Lâm, Hà nội……………………………………..
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
Trục lô in túi Phúc hiền
Quả
1,00
370.000
370.000
…
…
…
…
…
…
Cộng tiền hàng:
370.000
Thuế suất GTGT (10%) Tiền thuế GTGT:
18.500
Tổng cộng tiền thanh toán:
388.500
Số tiền viết bằng chữ: [Ba trăm tám tám ngàn năm trăm đồng]
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ban kiểm nghiệm vật tư bao gồm:
01 người ở bộ phận cung tiêu.
01 người ở phòng kỹ thuật.
01 Thủ kho.
sẽ tiến hành kiểm nghiệm NVL, CCDC nhập kho. Nội dung của cuộc kiểm nghiệm được phản ánh lên "Biên bản kiểm nghiệm vật tư" (theo mẫu)
Bảng số 11: Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá trước khi nhập kho.
KH/BM 12.01
STT
Danh mục kiểm tra
ĐVT
Số lượng
Ngày nhập
1
Trục lô in túi Phúc hiền
Quả
1,00
15/12/2001
…
…
…
…
…
Chất lượng vật tư, hàng hoá theo thực tế kiểm tra:
…….Trục in tốt, chất lượng đảm bảo, số lượng đúng như trong hợp đồng, không có gì trục trặc sau khi đã chạy thử ………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Phương hướng xử lý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33588.doc