MỤC LỤC
Lời nói đầu .1
Phần thứ nhất: Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh 3
I. Sự cần thiết phải hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh . 3
1. Khái niệm và đặc diểm của hàng hoá. 3
2. Tiêu thụ được thực hiện như thế nào 3
3. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá 4
a. Phương thức tiêu thụ trực tiếp 4
b. Phương thức tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận. 5
c. Phương thức bán hàng qua các đại lý ( ký gửi) . 6
d. Phương thức bán hàng trả góp: 6
e. Phương thức tiêu thụ nội bộ. 7
4. Các yêu cầu quản lý tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh . 7
a. Nội dung yêu cầu quản lý nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh 7
b. Nội dung yêu cầu kế toán hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 8
5. Vai trò của kế toán trong quản lý tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 9
a. Ý nghĩa của việc tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 9
b. Vai trò của kế toán trong quản lý tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 10
6. Nhiệm vụ của kế toán trong quản lý tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 10
II. Đánh giá hàng hoá. 12
1. Đánh giá hàng hoá theo giá vốn : 12
2. Đánh giá hàng hoá theo giá hạch toán. 14
III. Hạch toán chi tiết hàng hoá. 14
2. Các phương pháp hạch toán chi tiết hàng hoá. 15
a. Phương pháp ghi thẻ song song. 15
b. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 16
c. Phương pháp sổ số dư. 17
IV. Hạch toán tổng hợp tiêu thụ hàng hoá. 18
1. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên. 18
a. Các chứng từ kế toán sử dụng. 18
b. Các tài khoản kế toán sử dụng. 19
c. Trình tự hạch toán. 20
2. hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 23
a. Các tài khoản kể toán sử dụng. 23
b. Trình tự hạch toán: 24
3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. 24
a. Chiết khấu bán hàng. 24
b. Hàng bán bị trả lại. 25
c. Giảm giá hàng bán. 26
V. Hạch toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh. 27
1. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 27
a. Hạch toán chi phí bán hàng, 27
b. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 29
2. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh. 30
a. Các tài khoản sử dụng. 30
b. Trình tự hạch toán 31
VI. Hệ thống sổ sách tổng hợp về hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 32
Phần thứ hai: Tình hình thực tế về công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Dược liệu TW - I 33
I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Dược liệu TW - I. 33
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 33
2. Đặc điểm, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. 34
3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 36
4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty. 39
a. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán của Công ty. 39
b. Chức năng, nhiệm vụ các thành viên trong phòng. 40
c. Hệ thống chứng từ mà kế toán Công ty sử dụng. 41
d. Hệ thống tài khoản sử dụng. 41
e. Hệ thống sổ tổng hợp về hạch toán kế toán: 41
g. Các báo cáo kế toán. 41
II. Tình hình thực tế về công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh. 42
1. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở Công ty. 42
a. Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. 42
b. Các phương thức tiêu thụ Công ty đang áp dụng. 43
c. Phương pháp tính giá vốn của Công ty. 44
d. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. 45
e. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. 58
g. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Dược liệu TW - I. 58
2. Hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh. 59
a. Hạch toán các khoản chi phí cho kinh doanh. 59
b. Hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh. 61
Phần thứ ba: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty Dược liệu TW - I 63
I. Một số nhận xét về công tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty Dược liệu TW - I. 63
1. Nhận xét chung. 63
2. Cụ thể tại Công ty Dược liệu TW - I. 64
a. Ưu điểm. 64
b. Một số tồn tại cần khắc phục. 65
II. Một số kiến nghị nhàm hoàn thiện công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty Dược liệu TW-I. 66
Kết luận. 69
Tài liệu tham khảo 70
73 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Dược liệu TW - I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị giá hàng gửi bán đầu kỳ.
Dư nợ: Trị giá hàng gửi bán chưa bán được tại thời điểm kiểm kê.
- Tài khoản 631 - Giá thành
Bên Nợ: Kết chuyển trị giá thành phẩm dở dang đầu kỳ.
Bên Có: Kết chuyển trị giá thành phẩm dở dang cuối kỳ.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
- Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
Bên Nợ: - Giá vốn hàng bán chưa tiêu thụ đầu kỳ.
- Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn thành trong kỳ.
Bên Có: - Kết chuyển giá vốn hàng bán chưa tiêu thụ cuối kỳ.
- Kết chuyển giá vốn hàng bán chưa tiêu thụ trong kỳ.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản: TK 511, TK 512, TK 521, TK 531, TK 532, TK 154 ...
b. Trình tự hạch toán:
TK 155,157
TK 632
(1)
(2)
TK 154
TK 631
(3)
(4)
(5)
(6)
TK 911
TK 531,532
TK 511
(7)
TK 131,...
(8)
TK 3331
(9)
Kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ và hàng gửi bán chưa được tiêu thụ.
Kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ và hàng gửi bán chưa được tiêu thụ.
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Kết chuyển giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ.
Kết chuyển các khoản giảm trừ.
Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh.
Phản ánh hàng hoá được coi là tiêu thụ.
3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
a. Chiết khấu bán hàng.
- Nội dung: Về thực chất, chiết khấu bán hàng được coi là một khoản chi phí cho những khách hàng mua hàng hoá với số lượng lớn, thanh toán trước thời hạn thoả thuận... nhằm mục đích khuyến khích khách hàng mua hàng cho doanh nghiệp.
- Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 521 - Chiết khấu bán hàng.
Bên Nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu bán hàng đã chấp thuận với khách hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ chiết khấu thanh toán vào TK 811.
Cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 3 tiểu khoản:
+ TK 5211 - Chiết khấu hàng hoá.
+ TK 5212 - Chiết khấu thành phẩm.
+ TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ.
- Trình tự hạch toán:
TK 111,112,131,...
TK 521
TK 811
Các khoản chiết khấu
phát sinh trong kỳ
Kết chuyển toàn bộ
chiết khấu
b. Hàng bán bị trả lại.
- Nội dung: là những hàng hoá đã được coi là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu của khách.
- Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 531 - Hàng bán bị trải lại.
Bên Nợ: Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng hoá đươch xác định là tiêu thụ bị trả lại.
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại.
Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư.
- Trình tự hạch toán.
TK 632
TK 156
TK 111,112,131
TK 531
TK 511
(1)
(3)
(4)
TK 131
(2)
Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho.
Phản ánh hàng bán bị trả lại (Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Phản ánh hàng bán bị trả lại (Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hay hàng không chịu thuế GTGT).
Cuối kỳ kết chuyển điều chỉnh giảm doanh thu.
c. Giảm giá hàng bán.
- Nội dung: Giản gián hàng bán là những khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu cho bên mua vì những lý do như hàng bán bị kém phẩm chất, khách hàng mua hàng với số lượng lớn...
- Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán.
Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm hàng bán.
Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư.
- Trình tự hạch toán:
TK 111,112,131
TK 532
TK 511
Khoản giảm giá hàng
bán đã chấp nhận trong kỳ
Kết chuyển số giảm
trừ doanh thu
V. Hạch toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh.
1. Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
a. Hạch toán chi phí bán hàng,
- Khái niệm: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, quảng cáo...
- Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng.
Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
- Kết chuyển chi phí bán hàng.
Tài khoản 641 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 7 tiểu khoản.
TK 6411 - Chi phí nhân viên.
TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì.
TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng.
TK 6414 - Chi phí khấu hao tài sản cố định.
TK 6415 - Chi phí bảo hành.
TK 6416 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6417 - Chi phí bằng tiền khác.
- Trình tự hạch toán.
TK 334,338
TK 641
TK 911
(1)
TK 152 (611)
(2)
(8)
TK 142
(10)
(9)
TK 214
(3)
TK 153 (611)
(4a)
TK 153
(4b)
TK 142
(5)
TK 133
TK 111,112,331
TK 142
(6b)
(6a)
TK 335
(7b)
(7a)
Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng.
Xuất kho vật liệu phục vụ bán hàng.
Trích khấu hao tài sản cố định bộ phận bán hàng.
(4a) Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng 1 lần.
(4b) Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng phân bổ nhiều lần.
(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài.
(6a) Chi phí bằng tiền thực tế phát sinh.
(6b) Phân bổ chi phí trước.
(7a) Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ.
(7b) Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế.
(8) Cuối kỳ kết chuyển chi phí tính vào chi phí bán hàng trong kỳ.
(9) Kết chuyển chi phí bán hàng tính vào kỳ sau.
(10) Thực hiện kết chuyển vào kỳ sau.
b. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà khoong tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác.
- Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bên Nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành:
TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý.
TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý.
TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng.
TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí.
TK 6426 - Chi phí dự phòng.
TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác.
- Trình tự hạch toán
TK 334,338
Chi phí vật liệu dụng cụ
TK 152,153
Chi phí nhân viên
TK 642
Giá trị ghi giảm chi phí
quản lý doanh nghiệp
TK 111,152,1388
TK 214
Chi phí khấu hao
Chi phí theo dự toán
TK 335,1421
TK 333
Thuế, phí, lệ phí
TK 139,159
Trích lập dự phòng, phải thu
khó đòi, giảm giá hàng tồn
TK 111,112,331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác
TK 333
Kết
chuyển
chi phí
quản
lý
doanh
nghiệp
TK 1422
Chờ
kết chuyển
Kết chuyển
vào kỳ sau
TK 911
Trừ vào kết quả
2. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh.
a. Các tài khoản sử dụng.
- Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Bên Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến hàng tiêu thụ (Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường.
- Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lợi nhuận).
Bên Có: - Tổng số doanh nghiệp thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
- Tổng số thu nhập thuần hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
- Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lỗ).
Tài khoản 421 - Lãi chưa phân phối.
Bên Nợ: Phản ánh số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và tình hình phân phối lợi nhuận.
Bên Có: Phản ánh số thực lãi về hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, số lãi cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên bù và việc xử lý các khoản lỗ về kinh doanh.
Số dư bên Có: Số lãi chưa phân phối, sử dụng.
Tài khoản 421 chia thành 2 tiểu khoản
TK 4211 - Lãi năm trước.
TK 4212 - Lãi năm nay.
b. Trình tự hạch toán
TK 632
(2)
TK 911
(1)
TK 511,512
TK 641
(3)
TK 642
(4)
TK 1422
(5)
TK 421
(7)
(6)
Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ.
Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ.
Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ.
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
Kết chuyển chi phs bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại của kỳ trước (đang chờ kết chuyển) trừ vào kết quả kỳ này.
Kết chuyển kết quả lãi.
Kết chuyển kết quả lỗ.
VI. Hệ thống sổ sách tổng hợp về hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh.
Hình thức Nhật ký - Sổ cái.
Hình thức chứng từ ghi sổ.
Hình thức Nhật ký chung.
Hình thức Nhật ký - Chứng từ.
Phần thứ hai
Tình hình thực tế về công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Dược liệu TW - I
I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty Dược liệu TW - I.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
- Tên Công ty: Công ty Dược liệu TW - I
- Tên giao dịch quốc tế: Central Medican Plant Company N0=1
- Địa chỉ: Km 6 đường Giải Phóng - Hà Nội
- Tel: 04.8647416 - 04.8643368 - 04.8641551
- Fax: 04.8641584
Trước năm 1958, Công ty có tên gọi là "Công ty thuốc nam, thuốc bắc Trung ương" thuộc Bộ nội thương. Là đơn vị kinh doanh, buôn bán các mặt hàng thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn hoàn tán, giống cây trông dược liệu..., nhằm phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh, sản xuất, xuất khẩu của Nhà nước.
Trải qua nhiều năng sản xuất kinh doanh, đến năm 1971 theo Quyết định thành lập số 170 ngày 01 - 04 - 1971 (QĐ 170/BYT) của Bộ trưởng Bộ y tế đổi tên Công ty thành "Công ty Dược liệu cấi 1 - BYT" để phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty và sự phát triển của đất nước.
Đến năm 1985, Công ty đổi thành Công ty Dược liệu TW - I thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam (Nay có tên là Tổng công ty dược Việt Nam).
Ngày 09 - 02 - 1993, do yêu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao, Bộ trưởng bộ y tế đã ra Quyết định số 95 (QĐ 95/BYT) về việc "... bổ sung ngành nghề kinh doanh chủ yếu cho Công ty Dược liệu TW - I, kinh doanh thành phẩm thuốc tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì, hương liệu, mỹ liệu để hỗ trợ cho việc phát triển dược liệu ...".
Trước đây, Công ty chủ yếu là trao đổi mua bán hàng hoá với các công ty, xí nghiệp dược cấp II, cấp III, các bệnh viện, các nông trại, trạm, viện nghiên cứu và xuất nhập khẩu theo chỉ tiêu kế hoạch của Bộ y tế. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện chỉ tiêu một số mặt hàng chủ yếu là cây, con làm thuốc, đồng thời còn làm nhiệm vụ vừa hướng dẫn vừa nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu trong nước. Với cơ chế đó, mặc dù luôn đảm bảo hoàn thành kế hoạch nhưng thực sự Công ty vẫn chưa phát huy hết khả năng, năng lực sản xuất kinh doanh của mình...
Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường thì đồng hành với nó là sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt đối với mặt hàng kinh doanh là các loại thuốc phòng và chữa bệnh và ngày càng có nhiều công ty, xí nghiệp, hãng trong nước và ngoài nước cũng tham gia kinh doanh trên thị trường. Mặt khác, nhu cầu sử dụng các loại thuốc nam của nhân dân giảm. trước tình hình đố, để nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thị trường, Công ty đã áp dụng một mô hình mới theo phương thức sản xuất công nghiệp hiện đại vừa kinh doanh thương mại vừa tạo hàng hoá xuất khẩu, vừa duy trì sản xuất các mặt hàng truyền thống nhưng coi hoạt động sản xuất kinh doanh là phụ còn hoạt động kinh doanh buôn bán các sản phẩm dược là chính. Mặt hàng kinh doanh của Công ty ngày càng được đa dạng hoá với các hình thức bán hàng phong phú, phục vụ tận nơi, thanh toán tại chỗ được thực hiện dưới nhiều hình thức và được mở rộng trương và ngoài nước.
Trải qua mấy chục năm hình thành và phát triển, với đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay là 260 người và 20 hợp đồng ngắn hạn, trong đó có 90 người có trình độ đại học và trên đại học, Công ty đã nộp cho Nhà nước trên 20 tỷ đồng (năm 2003). Mặc dù mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chưa cao (năm 2003: 850.000 đồng/tháng/người) nhưng cơ bản cũng đã đảm bảo được cuộc sống, đảm bảo việc làm cho mọi người và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và cung cấp đầy đủ các loại thuốc phòng và chữa bệnh với chất lượng cao nhất cho nhu cầu của nhân dân và cả chương trình nhân đạo quốc tê.
2. Đặc điểm, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Hiện nay, Công ty áp dụng hai hình thức phân phối chủ yếu:
+ Phân phối trực tiếp.
+ Phân phối gián tiếp.
- Phân phối trực tiếp: Được áp dụng tại các quầy hàng bán buôn cho các bệnh viện, nhà thuốc tư nhân, bán nguyên liệu sản xuất cho các xí nghiệp dược và tại quầy bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Phân phối gián tiếp: áp dụng chủ yếu tại phòng kinh doanh và một phần tại các cửa hàng bán buôn của Công ty. ở hình thức này, Công ty bán ra thị trường thông qua các công ty trung gian, đó là các công ty dược phẩm của các tỉnh, các huyện, các công ty cổ phần, công ty TNHH dược phẩm, các công ty tư nhân và các nhà thuốc tư nhân...
Để khẳng định vai trò của một doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, cho đến nay Công ty đã thay đổi đáng kể về con người, về cơ cấu tổ chức, về mạng lưới kinh doanh của mình. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng, phong phú, đầy đủ các chủng loại thuốc, kể cả hàng đi mua lẫn hàng tự sản xuất tại các xưởng sản xuất. Ngoài ra, Công ty còn chú trọng kinh doanh đến cả các mặt hàng thuốc quý hiếm. Hiện nay Công ty đang đầu tư, nâng cấp xưởng sản xuất thuốc viên, đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt sản xuất thuốc" (G.M.P- ASEAN) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường, tham gia đấu thầu quốc tế...
Với sự năng động đó, doanh thu tiêu thụ hàng hoá của Công ty vào các năm 2002, 2003 tăng lên rõ rệt. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với một doanh nghiệp Nhà nước đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơ chế tập trung quan liên bao cấp thời kỳ trước đây.
Một số chỉ tiêu thể hiện năng lực kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Doanh thu
Triệu đồng
205.000
225.000
109%
Sản xuất
Triệu đồng
16.000
20.000
125%
Nộp ngân sách
Triệu đồng
6,4
20
312%
Số CBCNV
Người
235
260
Thu nhập bình quân
đồng
730.000
850.000
116%
Qua những chỉ tiêu cụ thể trên ta thấy những kết quả mà Công ty đã đạt được qua các năm thể hiện mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là có hiệu quả. Công ty không ngừng phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh, thiết lập bạn hàng trong và ngoài nước, khai thác triệt để khả năng hiện có của Công ty đó là tạo dựng các kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, giải quyết việc làm cho công nhân viên để phục vụ nhu cầu phát triển kinh doanh của Công ty.
3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Bộ máy tổ chức của Công ty được thực hiện theo phương pháp quản lý trực tiếp, Ban giám đốc Công ty có thể nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh một cách kịp thời, tạo điều kiện cho Giám đốc Công ty thấy rõ được thực trạng của doanh nghiệp để ra các quyết định hợp lý.
Mô hình tổ chức và quản lý của Công ty Dược liệu TW - I
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phụ trách kinh doanh - NK
Phó Giám đốc
Phụ trách kỹ thuật - Sản xuất
Phòng kế toán - tài vụ
Phòng xuất khẩu
Phòng tổ chức - hành chính
Phòng kinh doanh - nhập khẩu
Tổng kho Hà Nội
Các cửa hàng
Các phân xưởng sản xuất
Phòng
KT - KN
Theo mô hình trên, toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chịu sự quản lý thống nhất của ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ sự hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm với Nhà nước về mọi hoạt động kinh tế của Công ty, một phần công việc Giám đốc giao cho các phó giám đốc. Ngoài ra, Giám đốc còn điều hành trực tiếp phòng kế toán - tài vụ, phòng xuất khẩu, phòng tổ chức - hành chính.
+ Phó giám đốc 1: phụ trách kinh doanh - nhập khẩu.
+ Phó giám đốc 2: phụ trách kỹ thuật - sản xuất.
- Phòng kế toán - tài vụ: Đảm nhận chức năng hạch toán kế toán, tạo vốn cho sản xuất, kinh doanh. Từ đó giúp Ban giám đốc kịp thời thấy rõ mọi hoạt động kinh tế cuat Công ty. Phòng kế toán - tài vụ phải hạch toán được cụ thể từng mặt hàng, từng loại sản phẩm trên cơ sở đó giúp Ban giám đốc phân tích hoạt động kinh tế nên làm cái gì? làm cho ai? Và làm như thế nào: Phòng kế toán tài vụ luôn luôn là người giải thích rõ các câu hỏi trong nền kinh tế thị trường hiện nay là hình thức thanh toán nào là thuận lợi nhất.
- Phòng xuất khẩu: là nơi luôn thăm dò, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước xem họ cần loại hàng gì và doanh nghiệp có khai thác được loại hàng đó không? Hàng ngày nắm bắt được tỷ giá hối đoái mà điều hành xuất khẩu tính đúng, tính đủ và có lợi nhuận, nhanh chóng triển khai công việc căn cứ vào các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết.
- Phòng tổ chức - hành chính: làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc những vấn đề về nhân sự, quản lý sử dụng và bố trí nhân lực một cách hợp lý, phụ trách bảo vệ và xây dựng cơ bản trong toàn Công ty.
- Phòng kinh doanh - nhập khẩu: Do 1 Phó giám đốc trực tiếp làm trưởng phòng và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty về hàng nhập khẩu, hàng mua, hàng bán. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cung ứng nguyên vật liệu, bao bì cho các xưởng sản xuất và hàng năm còn giao kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng. Mặt khác, Phòng còn có chức năng quản lý hệ thống kho tàng, cửa hàng, thường xuyên nắm được hàng tồn kho giúp Giám đốc điều chỉnh các kế hoạch mua và bán.
- Hệ thống kho hàng của Công ty bao gồm:
+ Kho giữ hàng thuốc viên.
+ Kho giữ hàng đông dược.
+ Kho giữ hoá chất.
+ Kho giữ các loại bao bì.
+ Kho đặc biệt.
Ngoài ra Công ty còn có cửa hàng bán thuốc và giới thiệu sản phẩm ở nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau, tiêu thụ hàng dưới nhiều hình thức, xây dựng mạng lưới tiếp thị đến tận các địa điểm bán thuốc, đến tận giường bệnh bằng cách bắt mạch, kê đơn đảm bảo uy tín chất lượng thực hiện "Lương y như từ mẫu".
- Phòng kỹ thuật - kiểm nghiệm: Do một Phó giám đốc phụ trách có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm đối với tất cả các mặt hàng bao gồm hàng nhập khẩu, hàng mua, hàng tự sản xuất đảm bảo chất lượng theo đúng dược điểm Việt Nam quy định. Ngoài ra còn tự đảm nhận việc nghiên cứu tạo ra các mặt hàng mới, thay đổi mẫu mã nhằm đa dạng hoá và phong phú hơn các mặt hàng, đây cũng là một yếu tố thu hút khách hàng. Mỗi mặt hàng sản xuất đều có hồ sơ để quản lý tránh tình trạng một số nơi lợi dụng sơ hở để sản xuất hàng giả nhãn hiệu của Công ty tung ra thị trường.
Mặt khác Phòng còn có chức năng quản lý hệ thống kỹ thuật viên ở các phân xưởng, nhóm I.P.C ở phân xưởng sản xuất thuốc viên.
- Các phân xưởng sản xuất:
+ Phân xưởng sản xuất thuốc viên: Chuyên sản xuất theo ll của phòng kinh doanh - nhập khẩu giao cho, đó là sản xuất các loại thuốc viên, thuốc tân dược chuyên dùng, sản xuất các loại sản phẩm cung cấp cho Phòng kinh doanh tiêu thụ. Hiện nay, để phù hợp với xu thế của thời đại nên Công ty đang đầu tư, nâng cấp xưởng thuốc viên hiện đại hơn đạt tiêu chuẩn về nhà xưởng của quy chế "Thực hành tốt sản xuất thuốc" (G.M.P - ASEAN) nhằm mục đíc sản xuất thuốc có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng để phục vụ nhân dân các loại thuốc phòng và chữa bệnh có chất lượng tốt hơn và tham gia đấu thầu quốc tê, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
+ Phân xưởng đông dược: Chuyên sản xuất các loại rượu thuốc, cao thuốc, thuốc thang. Các sản phẩm này được cung cấp cho Phòng kinh doanh - nhập khẩu tiêu thụ.
+ Phân xưởng hoá dược: Chuyên sản xuất nguyên liệu dùng làm thuốc phòng và chống bệnh sốt rét (Artemisinin và Artesunat), một phần cung cấp cho các xí nghiệp dược, một phần cung cấp cho xưởng sản xuất thuốc viên thông qua sự điều tiết của Phòng kinh doanh - nhập khẩu, phần nữa có thể được xuất khẩu ra nước theo yêu cầu của Bộ y tế.
- Tổng kho Hà Nội: là nơi dự trữ hàng hoá của Công ty, có trách nhiệm lưu giữ và bảo quản tốt hàng hoá cho Công ty, thực hiện công việc nhập - xuất hàng hoá theo yêu cầu và sự chỉ đạo của Phòng kinh doanh - nhập khẩu và của Giám đốc.
- Các cửa hàng: là nơi tiêu thụ hàng hoá của Công ty thông qua sự chỉ đạo của Phòng kinh doanh - nhập khẩu và của Ban giám đốc, đây là nơi tiêu thụ chủ yếu của Công ty thực hiện hình thức phân phối trực tiếp.
4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty.
a. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán của Công ty.
Trưởng phòng
(Kế toán trưởng)
Phó phòng
(Kế toán tổng hợp)
Kế toán các kho hàng
Kế toán khấu hao TSCĐ, tiền lương và BHXH
Kế toán cửa hàng
Kế toán tiêu thụ sản phẩm và theo dõi công nợ
Kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán với ngân hàng
Thủ quỹ
Kế toán các phân xưởng và tính giá thành
b. Chức năng, nhiệm vụ các thành viên trong phòng.
- Trưởng phòng: Làm chức năng kế toán trưởng phụ trách công việc chung của phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Gýam đốc Công ty. Trưởng phòng bao quát công việc chung của phòng và kỹ thuật tính toán thanh toán, chỉ đạo hướng dẫn nhân viên sử dụng máy vi tính vào công việc hạch toán.
- Phó phòng: Là chức năng kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ tổng hợp từ các bảng kê, nhật ký, sổ cái... hàng quý, năng lên báo, biểu quyết toán. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ của trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng.
- Kế toán các kho hàng: Chức năng của Công ty là kinh doanh là chính, do vậy nguyên vật liệu khi tiêu thụ, khi dùng vào sản xuất mà tuỳ từng đối tượng sử dụng mà hạch toán cụ thể vào các tài khoản phù hợp. Mỗi kế toán có trách nhiệm theo dõi một kho hàng tại Công ty.
- Kế toán cửa hàng: Theo dõi tình hình nhập hàng, tiêu thụ hàng hoá, tồn kho cuối tháng khi kiểm kê ở các cửa hàng bán lẻ của Công ty.
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm và theo dõi công nợ: Căn cứ vào các chứng từ gốc và các loại hoá đơn nhập, xuất kế toán có nhiệm vụ theo dõi chi tiết các công nợ đối với từng khách hàng để tránh nhầm lẫn.
- Kế toán thanh toán: Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ gốc, các hoá đơn mua hàng, bán hàng để viếu phiếu chi thu. Cuối tháng cộng sổ lên bảng kê số 1 và nhật ký chứng từ số 1.
- Kế toán thanh toán với ngân hàng: Hàng này có nhiệm vụ giao dịch với các ngân hàng như: Ngân hàng trưng ương, Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển. Căn cứ vào các uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc lĩnh tiền mặt... kế toán lên bảng kê số 2, sau đó lên nhật ký chứng từ số 2, số 3, số 4.
- Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ thu, chi tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi hợp lệ. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ đi ngân hàng nộp tiền, rút tiền...
- Kế toán phân xưởng và tính giá thành: Làm nhiệm vụ theo dõi các phân xưởng sản xuất của Công ty, các nhân viên kế toán này có nhiệm vụ trực tiếp tập hợp mọi chi phí phát sinh của phân xưởng, đồng thời chịu trách nhiệm tính giá thành đối với từng loại sản phẩm, phân tích hoạt động kinh tế của phân xưởng. Cuối mỗi kỳ kế toán các phân xưởng đều phải quyết toán với Công ty về chi phí tiêu hao và sản phẩm làm được tính ra kết quả sản xuất lãi hay lỗ.
c. Hệ thống chứng từ mà kế toán Công ty sử dụng.
Từ các chứng từ: - Hoá đơn GTGT.
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Giấy thanh toán tạm ứng.
- Phiếu thu, chi tiền mặt.
Mà các kế toán kho hàng, kế toán cửa hàng, kế toán tiêu thụ sử dụng và theo dõi công nợ, kế toán thanh toán vào các sổ chứng từ kế toán, bảng kê tiêu thụ, sổ chi tiết thành phẩm phù hợp.
d. Hệ thống tài khoản sử dụng.
Công ty Dược liệu TW - I là một doanh nghiệp Nhà nước, hiện nay Công ty đang áp dụng tất cả các tài khoản được Nhà nước ban hành.
e. Hệ thống sổ tổng hợp về hạch toán kế toán:
Để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty, hiện nay Công ty đang sử dụng phương pháp sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ.
g. Các báo cáo kế toán.
Công ty áp dụng đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành, hệ thống báo cáo của Công ty gồm các bảng, biểu sau:
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo tổng kết tài sản.
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Quyết toán thuế GTGT.
II. Tình hình thực tế về công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh.
1. Hạch toán tiêu thụ hàng hoá ở Công ty.
a. Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty.
- Đặc điểm tiêu thụ:
+ Về khối lượng sản phẩm xuất bán: Hạch toán chi tiết hàng hoá đảm bảo cho phòng kinh doanh nắm chắc được tình hình hiện còn của từng loại hàng hoá, làm cơ sở cho việc ký kết các hợp đồng mua và bán hàng dễ dàng.
+ Về quy cách, phẩm chất hàng xuất bán: Trước khi nhập kho, hàng hoá được bộ phận KCS kiểm tra một cách nghiên ngặt về chất lượng và quy cách, kiên quyết không cho nhập kho những hàng hoá không đạt yêu cầu.
+ Về giá bán: Để thu hút được khách hàng, Công ty có một chính sách giá cả hết sức linh hoạt. Giá bán được xác định trên 3 căn cứ: Giá thành sản xuất của thành phẩm nhập kho, giá cả thị trường và mối quan hệ giữa khách hàng với Công ty. Công ty thực hiện giảm giá với khách hàng mua thường xuyên, mua với khối lượng lớn, với khách hàng ở tỉnh xa về hoặc với khách hàng mua thanh toán ngay. Phần giảm giá này Công ty có thể thực hiện trên hoá đơn hoặc cuối m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1399.doc