Công tác kiểm kê sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty bao gồm nhiều loại có tính chất lý hóa khác nhau như: dịch lên men, cồn thô, dấm gạo, dấm sắn, các loại rượu mùi pha chế,. Để đánh giá sản phẩm dở dang, công ty tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang từng loại vào thời điểm cuối tháng tại từng xí nghiệp.
Việc kiểm kê do ban kiểm kê thực hiện, bao gồm: Giám đốc xí nghiệp, nhân viên thống kê xí nghiệp và tổ trưởng sản xuất có sản phẩm làm dở dang. Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang về mặt số lượng, lập biên bản kiểm kê và báo cáo kiểm kê gửi lên phòng kế toán công ty để kế toán giá thành có cơ sở đánh giá sản phẩm làm dở về mặt giá trị.
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng kế toán căn cứ lượng thực xuất trên phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất cho từng xí nghiệp và ghi vào “Bảng tính giá nguyên vật liệu xuất” rồi chuyển tới kế toán giá thành ghi vào “Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ”.
Kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho xác định được trong tháng khối lượng đường xuất cho sản xuất xí nghiệp rượu mùi là: 5.341 kg
Khi đó giá trị đường xuất dùng cho xí nghiệp rượu mùi chính là giá trị đường xuất dùng trong tháng: 39.253.282 đ.
Trích BẢNG TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT
Tháng 07/2006
STT
Tên vật liệu
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Đường
5.341
7.349
39.253.282
2
Hương cốm
67
689.746
45.286.186
......
......
......
.......
.....
Cộng
3.534.909.661
Số liệu ở bảng tính giá nguyên vật liệu xuất được ghi vào Biểu số 2.1: “Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ” tháng 07/2006 ở cột Nợ TK621.2 và vào các dòng tương ứng.
Mỗi loại sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên vật liệu khác nhau nên khi tập hợp chi phí sản xuất cho từng xí nghiệp, kế toán còn chú ý chi tiết nguyên vật liệu dùng cho loại sản phẩm căn cứ vào báo cáo sản xuất chi tiế các loại nguyên vật liệu của từng xí nghiệp thành viên nhằm phục vụ tính giá thành từng loại sản phẩm.
Sau khi xác định được chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho từng sản phẩm tại mỗi công đoạn, kế toán căn cứ ghi vào bảng tính giá thành từng công đoạn cụ thể cho từng loại rượu tương ứng.
Toàn bộ việc tổng hợp tính toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng được thực hiện trên bảng phân bổ số 2: “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Trên bảng phân bổ, các cột phản ánh tài khoản ghi Nợ (chi tiết cho từng bộ phận sử dụng), các dòng phản ánh các tài khoản ghi Có (chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu công cụ dụng cụ).
Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp số liệu ở bảng phân bổ số 2 để ghi vào bảng kê số 4 : Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng. Đồng thời căn cứ vào số liệu ở bảng kê số 4 để ghi vào nhật ký chứng từ số 7: Phần I : Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, rồi ghi vào sổ cái tài khoản 621 chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên.
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Cụ thể, ở công ty rượu Hà Nội khoản mục này bao gồm: lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định,.... Tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp theo từng bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ. Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ chúng cho từng loại sản phẩm ở các xí nghiệp thành viên theo tiêu thức cụ thể.
Hàng tháng, nhân viên thống kê ở các xí nghiệp, bộ phận căn cứ bảng chấm công, bảng lương cấp bậc, báo cáo thành phẩm xí nghiệp và các chế độ phụ cấp tiến hành tính lương cho công nhân, nhân viên đơn vị mình, đồng thời trích lập các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ trên tổng lương thực tế. Từ đó, nhân viên thống kê xí nghiệp lập bảng thành toán tiền lương và phụ cấp để có cơ sở trả lương cho công nhân viên trong kỳ.
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán sử dụng TK622: “Chi phí nhân công trực tiêp”.
Tài khoản 622 được chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên:
TK622.1 - Chi phí nhân công trực tiếp - Xí nghiệp cồn.
TK622.2 - Chi phí nhân công trực tiếp - Xí rượu mùi.
TK622.4 - Chi phí nhân công trực tiếp - Xí nghiệp bao bì.
Với các bộ phận sản xuất phụ, kế toán tập hợp trực tiếp vào TK154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
TK154.5 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Bộ phận lò hơi.
TK154.6 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Bộ phận xay xát.
TK154.8 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Xí nghiệp cơ điện.
Phương pháp kế toán.
Tại từng xí nghiệp, bộ phận sản xuất công ty áp dụng cả hai hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất , công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm (lương sản phẩm).
Tổng lương
=
Lương cơ bản
+
Lương thời gian
+
Lương sản phẩm
+
Phụ cấp
Trong đó:
Lương cơ bản = hệ số lương cấp bậc x Lương tối thiểu (=350.000đ).
Lương thời gian
=
Số ngày hưởng lương
x
Đơn giá lương thời gian ngày (38.500đ/ngày)
Lương sản phẩm
=
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
x
Đơn giá lương sản phẩm
Đơn giá lương sản phẩm do phòng tổ chưc hành chính của công ty tính và gửi lên phòng kế toán để tính ra tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất.
Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp Đảng, an toàn lao động, tiền thưởng, tiền ăn ca,....
Trong đó:
Phụ cấp Đảng = Hệ số phụ cấp đảng (0.3) x Lương tối thiểu (350.000đ)
An toàn lao động = 35.000đ/người/tháng.
Tiền thưởng = Hệ số thưởng x Lương cơ bản.
Tiền ăn ca = 10.000đ/người/ngày.
Đối với tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất, công ty không tiến hành trích trước mà hàng tháng khi có phát sinh chi phí thì tính luôn vào tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất tức là hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất trong tháng.
Trong một số trường hợp như: công nhân nghỉ do thiếu nguyên vật liệu, do sửa chữa tài sản cố định,... công nhân đi làm thêm vào ngày thường, ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết thì đều được hưởng lương như ngày làm việc bình thường. Công ty tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, là 25% trên lương thực tê, trong đó 19% (BHXH là 15%, BHYT là 2%, KPCĐ là 2%) do công ty chịu và tính vào chi phí. Còn lại 6% (BHXH là 5%, BHYT là 1%) người lao động phải chịu và được khấu trừ luôn vào lương công nhân viên.
Việc xác định lương cũng như phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tính giá thành tại từng xí nghiệp thường không giống nhau và khá phức tạp. Một số xí nghiệp, cách tính lương và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp còn khác nhau ở từng công đoạn sản xuất. Do vậy, đòi hỏi kế toán tiền lương và kế toán giá thành phải thận trọng trong tính toán tiền lương và phân bổ chi phí.
Ví dụ cụ thể: Tại tổ pha chế - Xí nghiệp rượu mùi tháng 07/2006.
Trích Bảng chấm công tháng 07/2006
STT
Họ và tên
Cấp bậc lương hoặc chức vụ
Ngày trong tháng
Quy ra công
Cơm ca
...
CT
Tổng
1
2
...
31
1
Trần Đình Hậu
6/6
+
K
...
+
18
...
5
25
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Trong đó:
+: Lương thời gian.
K: Lương sản phẩm
CT: Tổng ngày lương thời gian.
Căn cứ vào bảng năng xuất cá nhân tổ pha chế, xí nghiệp rượu mùi tháng 07/2006.
Trích Bảng năng xuất cá nhân tổ pha chế.
STT
Họ tên
Lọc rượu
Đơn giá:
5.339,17
Rửa chai
Đơn giá: 1.289,81
Vận chuyển
Đơn giá: 2.549,62
Tổng cộng
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
1
Trần Đình Hậu
130
694.092
131
168.965
152
387.543
1.250.600
...
Như vậy tính lương cho ông Trần Đình Hậu như sau:
Lương sản phẩm = 130x5.339,17 + 131x128.981 + 152x2.549,62 =
1.250.600 (đ)
Lương thời gian = 5x38.500 = 192.500 (đ)
Các khoản phụ cấp:
Phụ cấp Đảng = 0.3x350.000 = 105.000(đ)
An toàn lao động = 35.000(đ)
Tiền thưởng = 2x350.000x2,92 = 2.044.000
Tiền ăn ca = 18x10.000 = 180.000(đ)
Vậy tổng lương của ông Hậu là: 1.250.600 + 192.500 + 105.000 + 35.000 +
2.044.000 + 180.000 = 3.807.100(đ)
Trong tháng ông Hậu nhận tạm ứng vào ngày 10/07 với số tiền là 1.000.000(đ)
Số tiền bảo hiểm trừ vào lương = 2.92x350.000x6% = 61.320 (đ)
Số tiền ông Hậu thực lĩnh cuối tháng là:
3.807.100 - 1.000.000 - 61.320 = 2.745.680(đ)
Tính toán tương tự cho các công nhân khác, từ đó lập bảng thanh toán lương và phụ cấp cho tổ pha chế tháng 07/2006. Tương tự lập bảng thanh toán lương và phụ cấp cho tổ đóng chai và tổ rượu vang (Xem biểu số 2.3, 2.4, 2.5).
Cuối tháng, khi nhận được “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” (Xem biểu số 2.3 - Bảng thanh toán lương tại tổ pha chế xí nghiệp rượu mùi tháng 07/2006) cùng các tài liệu có liên quan từ các phân xưởng gửi lên, kế toán tiền lương tiến hành tập hợp lại và lập bảng phân bổ số 1: “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cho toàn công ty. (Xem biểu số 2.6)
Ví dụ: Để tính tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở xí nghiệp rượu mùi, kế toán căn cứ vào cột tổng tiền dòng tổng cộng tương ứng trên bảng thanh toán lương của tổ pha chế, tổ đóng chai và tổ rượu vang tập hợp lại và ghi vào bảng phân bổ tiền lương và chi phí chung của xí nghiệp rượu mùi tháng 07/2006 tương ứng theo từng công đoạn (Xem biểu số 2.7).
Cụ thể là:
Tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở xí nghiệp rượu mùi là: 66.678.800 + 602.455.000 + 68.185.000 = 735.318.800 (đ)
Từ đó tính ra khoản trích KPCĐ là: 2% x 735.318.800 = 14.706.376 (đ)
Do tháng 6 công ty đã trích thừa tiền BHXH và BHYT nên tháng này không trích nữa. Kết quả này được ghi vào “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” (biểu số 2.6) ở cột ghi Có TK334, TK338.2 và dòng ghi Nợ TK622.2
Việc xác định lương cũng như phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tính giá thành tại từng xí nghiệp thường khác nhau và khá phức tạp. Do đó đòi hỏi kế toán tiền lương và kế toán giá thành phải thận trọng trong quá trình tính lương và phân bổ chi phí.
Cụ thể:
Theo “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” tháng 07/2006 tại xí nghiệp rượu mùi (Biểu số 2.6)
Tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là:
735.318.800 (đ)
Các khoản trích theo lương là: 14.706.376 (đ)
Theo bảng phân bổ chi phí tiền lương và chi phí chung của xí nghiệp rượu mùi tháng 07/2006 (biểu số 2.7)
Tổng chi phí nhân công trực tiếp ở công đoạn pha chế là: 65.972.376 (đ)
Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuât: 64.678.800 (đ)
Các khoản trích theo lương: 1.239.576 (đ)
Để phục vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán giá thành tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại rượu theo số lít rượu pha chế trong tháng
Căn cứ vào biểu số 5 “Báo cáo sản xuất tháng 07/2006” tại xí nghiệp rượu mùi, công đoạn pha chế:
Biểu số 2.8:
Trích BÁO CÁO SẢN XUẤT THÁNG 07/2006
Xí nghiệp rượu mùi
Công đoạn pha chế
STT
Tên sản phẩm
Số lượng sản phẩm (lít)
1
Rượu lúa mới
140.000
2
Rượu nếp mới
40.000
3
Rượu chanh
20.000
...
...
...
Tổng cộng
718.164
Số lít rượu pha chế được: 718.164(lit) rượu mùi
Trong đó có: 140.000 (lít) rượu lúa mới
Tại công đoạn pha chế:
Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho từng loại rượu thành phẩm
=
Số lít rượu đó pha chế được
x
Tổng số chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho công đoạn pha chế
Tổng số lít rượu pha chế được
Vậy , chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho rượu lúa mới nửa thành phẩm là:
Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho rượu lúa mới nửa TP
=
140.000
x
65.972.376
=
12.860.757 (đ)
718.164
Kết qua tính toán được thể hiện trên biểu số 2.9: “Bảng tính giá thành rượu mùi, công đoạn pha chế tháng 07/2006.
Tương tự như vậy ta có thể tính toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại rượu nửa thành phẩm còn lại, và lấy số liệu ghi vào Bảng tính giá thành rượu mùi - công đoạn pha chế tháng 07/2006
Tại công đoạn đóng chai:
Do đặc điểm công đoạn đóng chai là sử dụng nhiều loại chai với dung tích khác nhau và qua một số thao tác mới thành sản phẩm hoàn chỉnh nên công ty lập bảng đơn giá lương đối với từng loại chai để thuận tiện cho việc đánh giá chi phí tiền lương hàng tháng, đồng thời phản ánh đúng phần lao động bỏ ra để đóng chai hoàn thiện.
Ta có bảng đơn giá lương và tổng lương từng loại chai dùng để hoàn thành sản phẩm tại xí nghiệp rượu mùi - công đoạn đóng chai tháng 7/2006.
Biểu số 2.10:
Trích BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
TÍNH CHO RƯỢU LÚA MỚI
Xí nghiệp rượu mùi tháng 7/2006
Công đoạn đóng chai
STT
Loại chai
Đơn giá (đ)
Số lượng (chai)
Tổng chi phí tiền lương
1
0,65L
643,41
131.655
84.708.980
2
0,60L
714,98
3.270
2.338.017
3
0,50L
538,92
364.100
186.520.504
...
...
...
...
...
Kết quả tính toán được thể hiện trên Biểu số 2.11: “Bảng tính giá thành rượu mùi” - công đoạn đóng chai tháng 7/2006. Tính toán tương tự cho các loại rượu còn lại căn cứ vào số lượng chai đóng trong kỳ.
Sau khi hoàn tất Bảng phân bổ số 1, kế toán tiền lương chuyển Bảng phân bổ cùng tài liệu liên quan cho kế toán giá thành. Căn cứ vào số liệu thuộc dòng ghi Nợ các TK chi phí, cột tổng cộng, kế toán xác định tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất phục vụ lập bảng tính giá thành và bảng kê số 4 (Xem biểu số 2.15). Đồng thời sử dụng số liệu ở Bảng kê số 4 để ghi vào nhật ký chứng từ số 7 - Phần I - Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty và ghi vào sổ cái TK622.
kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều loại chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất thuộc phạm vi phân xưởng được tập hợp cho từng xí nghiệp, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 theo các nội dung tương ứng sau.
TK627.1: “Chi phí nhân viên”
TK627.1.1: - Chi phí nhân viên - Xí nghiệp cồn.
TK627.1.2: - Chi phí nhân viên - Xí nghiệp rượu mùi.
TK627.1.4: - Chi phí nhân viên - Xí nghiệp bao bì.
TK627.2: “Chi phí vật liệu”
TK627.3: “Chi phí công cụ dụng cụ”
TK627.4: “Chi phí khấu hao TSCĐ”
TK627.7: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK627.8: “Chi phí khác bằng tiền”
Các TK này cũng được chi tiết cho từng xí nghiệp như TK627.1
Đối với bộ phận sản xuất phụ, chi phí sản xuất chung được tập hợp chi tiết vào các tài khoản:
TK154.5: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Bộ phận lò hơi
TK154.6: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Bộ phận xay xát
TK154.8: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Xí nghiệp cơ điện
Các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung.
Do đặc điểm sản xuất cũng như tính chất sản phẩm ở mỗi xí nghiệp, bộ phận là khác nhau nên kế toán lựa chọn các tiêu thức khác nhau để phân bổ chi phí sản xuất chung.
Đối với xí nghiệp cồn, do chỉ sản xuất một loại sản phẩm là cồn 960 nên toàn bộ chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp để tính giá thành của cồn 960.
Đối với xí nghiệp rượu mùi thì chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho từng công đoạn rồi său đó kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm.
Công đoạn pha chế:
CPSX chung phân bổ cho công đoạn pha chế
=
Tiền lương CNTT sản xuât công đoạn pha chế
X
Chi phí sản xuất chung phát sinh tại xí nghiệp
Tiền lương CNTT sản xuất xí nghiệp rượu mùi
Trong đó chỉ tiêu tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất lấy từ Bảng phân bổ số 1 của xí nghiệp rượu mùi.
Công đoạn đóng chai:
CPSX chung phân bổ cho công đoạn đóng chai
=
Tiền lương CNTT sản xuât công đoạn đóng chai
X
Chi phí sản xuất chung phát sinh tại xí nghiệp
Tiền lương CNTT sản xuất xí nghiệp rượu mùi
Cho rượu vang:
CPSX chung phân bổ cho rượu vang
=
CPSX chung phát sinh tại xí nghiệp rượu mùi
-
CPSX chung phân bổ cho công đoạn đóng chai
-
CPSX chung phân bổ cho công đoạn pha chế
Sau khi phân bổ cho từng công đoạn kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm.
Công đoạn pha chế:
CPSX chung phân bổ cho 1 loại rượu đóng chai (tính cho từng loại rượu)
=
Tổng số lít rượu được pha chế trong kỳ
x
Chi phí sản xuất chung công của đoạn pha chế
Tổng số lít rượu được pha chế các loại
Công đoạn đóng chai:
CPSX chung phân bổ cho 1 loại rượu đóng chai (tính cho từng loại chai)
=
CP NCTT tính cho rượu theo từng loại chai
X
Chi phí sản xuất chung công của đoạn đóng chai
Tổng CPNCTT sản xuất của cả công đoạn
Các khoản mục chi phí sản xuất chung:
Chi phí nhân viên phân xưởng:
Bao gồm các khoản phải trả cho nhân viên phân xưởng như: chi phí về lương, các khoản phụ cấp,... Những nhân viên này không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ở doanh nghiệp mà ở cương vị quản lý phân phân xưởng. Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng chủ yếu là lương thời gian, các khoản phụ cấp được hưởng như: tiền ăn ca, thưởng,...
Chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp cho từng xí nghiệp và được phân bổ cho từng giai đoạn công nghệ, từng loại sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp. Chi phí này được tập hợp trên TK 627.1: “chi phí nhân viên”.
Kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng công đoạn và từng loại sản phẩm theo các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung đã được nêu ở trên, sau đó lập bảng tính giá thành theo từng công đoạn của từng xí nghiệp.
Ví dụ: Số liệu của xí nghiệp rượu mùi tháng 07/2006.
Trích “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” tháng 07/2006 (Biểu số: 2.6)
Căn cứ vào dòng NợTK627.2 và ghi Có TK334, TK338.2 ta có:
Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: 40.377.876 (đ)
Các khoản trích theo lương: 870.557 (đ)
Vậy chi phí nhân viên phân xưởng trong tháng là: 41.185.424 (đ)
Trích số liệu từ bảng phân bổ chi phí tiền lương và chi phí chung của xí nghiệp rượu mùi tháng 07/2006 (biểu số: 2.7).
Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 750.025.176 (đ)
Tổng chi phí nhân công trực tiếp công đoạn pha chế: 65.972.376 (đ)
Tổng chi phí nhân công trực tiếp công đoạn đóng chai: 615.867.800(đ)
Vậy, chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho từng công đoạn theo tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp cho từng công đoạn sẽ là:
Công đoạn pha chế:
65.972.376
x
41.185.424
=
3.622.679 (đ)
750.025.176
Công đoạn đóng chai:
615.867.800
x
41.185.424
=
33.743.683(đ)
750.025.176
Phân bổ cho rượu vang:
41.185.424 - 3.622.679 - 33.743.683 = 3.819.062 (đ)
Kết quả tính toán được thể hiện trên Biểu số 2.7 - Bảng phân bổ tiền lương và chi phí chung ở dòng TK627.1 và các cột tương ứng.
Tại từng công đoạn, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm.
Ví dụ: Phân bổ cho rượu lúa mới:
Công đoạn pha chế: kế toán phân bổ theo số lít rượu pha chế (trích Báo cáo sản xuất xí nghiệp rượu mùi, công đoạn pha chế tháng 07/2006 Biểu số 2.8)
Sản lượng rượu lúa mới pha chế được là: 718.164 lít
Vậy chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho rượu lúa mới là:
140.000
x
3.622.679
=
706.211(đ)
718.164
Kết quả tính toán được thể hiện trên Biểu số 2.9 - Bảng tính giá thành rượu mùi - công đoạn pha chế tháng 07/2006 ở dòng TK627.1 và cột rượu lúa mới tương ứng. Tương tự phân bổ cho các loại rượu còn lại và lấy kết quả tính được ghi vào Biểu số 2.9
Công đoạn đóng chai: kế toán phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp được theo đơn giá lương từng loại chai không tính phần chi phí nhân công trực tiếp tập hợp từ rượu tái chế các loại.
Ví dụ: Trích biểu số 2.10: Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho rượu lúa mới - xí nghiệp rượu mùi - công đoạn đóng chai tháng 07/2006 có:
Loại chai: 0.65 lít:
Số lượng chai: 131.655
Tổng chi phí nhân công trực tiếp đối với chai 0.65 lít: 84.708.980 đ
Tổng chi phí nhân công trực tiếp cho các loại chai là: 615.867.800 đ
Chi phí nhân viên phân xưởng công đoạn đóng chai là: 33.743.683 đ
Chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho chai lúa mới 0.65 lít là:
84.708.980
x
33.743.683
=
4.641.244(đ)
615.867.800
Tính toán tương tự ta có chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho các loại chai còn lại. Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng tính giá thành rượu mùi - Công đoạn đóng chai tháng 07/2006 (Biểu số 2.11).
Chi phí vật liệu:
Chi phí vật liệu ở các xí nghiệp thành viên bao gồm các khoản chi phí vật liệu xuất dùng cho từng xí nghiệp như: vật liệu điện, bảo hộ lao động, vật liệu xây dựng,… chi phí này được tập hợp chung trên TK627.2 - chi phí vật liệu.
Hàng tháng, căn cứ vào chứng từ xuất kho, báo cáo sử dụng vật tư của xí nghiệp, kế toán vật tư tiến hành tổng hợp và phân loại vật tư theo từng đối tượng sử dụng khác nhau. Việc xác định giá trị thực tế của vật liệu xuất kho sử dụng chung tại các xí nghiệp tương tự như đối với nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Chi phí vật liệu được tập hợp trực tiếp cho từng xí nghiệp và được thể hiện trên bảng phân bổ số 02: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tháng 07/2006. Sau đó tiến hàn phân bổ cho từng công đoạn và từng loại sản phẩm tương tự như chi phí nhân viên phân xưởng.
Cụ thể: căn cứ vào biểu số 1: - bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ở xí nghiệp rượu mùi là: 2.856.625 đ.
Chi phí vật liêu phân bổ tương tự như chi phí nhân viên phân xưởng ở trên. Trích số liệu từ bảng phân bổ chi phí tiền lương và chi phí sản xuất chung của xí nghiệp rượu mùi tháng 07/2006 (biểu số 2.7)
Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 750.025.176 đ
Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn pha chế: 65.972.376 đ
Chi phí nhân công trực tiếp công đoạn đóng chai: 615.867.800 đ
Vậy, chi phí vật liệu được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, cụ thể sẽ là:
Chi phí vật liệu phân bổ cho công đoạn pha chế là
65.972.376
x
2.856.625
=
251.269(đ)
750.025.176
Chi phí vật liệu phân bổ cho công đoạn đóng chai là:
615.867.800
x
2.856.625
=
2.340.456(đ)
750.025.176
Chi phí vật liệu phân bổ cho rượu vang:
2.856.625 - 251.269 - 2.340.891 = 264.465 (đ)
Kết quả tính toán được thể hiện trên biểu số 4 - bảng tổng hợp tiền lương và chi phí chung.
Tại từng công đoạn kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm.
Ví dụ: Phân bổ cho rượu lúa mới:
Công đoạn pha chế: kế toán tiến hành phân bổ dựa vào số lít loại rượu đó pha chế trong kỳ - căn cứ vào biểu số 208 Báo cáo sản xuất xí nghiệp rượu mùi công đoạn pha chế tháng 07/2006. Ta có:
Số lượng rượu lúa mới pha chế được: 140.000 lít
Tổng số lít rượu pha chế trong tháng: 718.164 lít
Vậy chi phí vật liệu phân bổ cho rượu lúa mới là:
140.000
x
251.269
=
48.983(đ)
718.164
Kết quả tính toán được thể hiện trên biểu số 2.9 - Bảng tính giá thành rượu mùi - công đoạn pha chế tháng 07/2006 ở dòng TK627.2 và cột rượu lúa mới tương ứng. Tính toán tương tự cho các loại rượu còn lại và ghi vào biểu số 2.9
Công đoạn đóng chai: chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho trai lúa mới 0.65 lít là:
84.708.980
x
2.340.456
=
321.917(đ)
615.867.800
Kết quả tính toán được thể hiện trên cột TK627.2 dòng chai 0.65L phần rượu lúa mới. Tính toán tương tự cho các loại chai còn lại và ghi vào biểu số 2.11 - Bảng tính giá thành rượu mùi _ công đoạn đóng chai tháng 07/2006.
Chi phí công cụ, dụng cụ:
Công cụ, dụng cụ sản xuất ở các xí nghiệp bao gồm: kìm, búa, đồ dùng,...
Đối với công cụ, dụng cụ loại xuất dùng một lần, có giá trị nhỏ kế toán phân bổ 1 lần vào chi phí ngay khi sử dụng. Còn đối với những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài thì kế toán thường tiến hành phân bổ dần vào chi phí, hạch toán vào TK627.3 - chi phí công cụ dụng cụ. Chi phí công cụ dụng cụ cũng được phân bổ cho từng công đoạn, và từng loại sản phẩm tương như các chi phí sản xuất chung ở trên.
Cụ thể: Từ biểu số1: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở cột tổng cộng TK627.2.3 có:Tổng chi phí công cụ dụng cụ là: 14.117.000 đ. Chi phí công cụ dụng cụ sẽ được phân bổ cho từng công đoạn như sau:
Công đoạn pha chế:
65.972.376
x
14.117.000
=
1.241.724(đ)
750.025.176
Công đoạn đóng chai:
615.867.800
x
14.117.000
=
11.566.218(đ)
750.025.176
Phân bổ cho rượu vang:
14.117.000 - 1.241.724 - 11.566.218 = 1.309.408 đ.
Kết quả tính toán này được thể hiện trên biểu số 2.7 - Bảng phân bổ tiền lương và chi phí chung - xí nghiệp rượu mủi tháng 07/2006, ở dòng TK627.3 và ở các cột tương ứng.
Tại từng công đoạn, kế toán tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho từng loại sản phẩm.
Công đoạn pha chế: Chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho rượu lúa mới theo số lít rượu pha chế được.
Số lít rượu mới pha chế được trong kỳ: 140.000 lít
Tổng số lít rượu pha chế được là: 718.164 lít
Vậy, chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho rượu lúa mới là:
140.000
x
1.241.734
=
242.066(đ)
718.164
Kết quả tính toán được thể hiện trên bảng tính giá thành rượu mùi - công đoạn pha chế tháng 07/2006 (biểu số 2.9) ở dòng TK627.3 và cột rượu lúa mới tương ứng. Tính toán tương tự cho các loại rượu còn lại và ghi vào biểu số 2.9.
Công đoạn đóng chai: chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho rượu lúa mới 0.65 lít là:
84.708.980
x
11.566.218
=
1.590.865(đ)
615.867.800
Kết quả tính toán được ghi vào bảng tính giá thành xí nghiệp rượu mùi công đoạn đóng chai tháng 7/2006 (biểu số 2.11), ở cột TK627.3 và dòng chai lúa mới 0.65 lít. Tính toán tương tự cho các loại chai còn lại và ghi vào biểu sô 2.11.
Chi phí khấu hao TSCĐ:
TSCĐ ở công ty rượu Hà Nội bao gồm nhiều loại có giá trị tương đối lớn. Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được thực hiện trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 2.13. Riêng đối với từng loại máy móc thiết bị thì được mở một thẻ chi tiết TSCĐ và được theo dõi trên sổ chi tiết TSCĐ và mở vào đầu năm về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tỷ lệ khấu hao phải trích.
Để tính khấu hao TSCĐ, công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Đơn vị tự trích khấu hao dựa trên thời gian sử dụng dự kiến của từng loại TSCĐ mà nhà nước quy định. Việc tính và phân bổ khấu hao, công ty sử dụng tiêu thức sản lượng để tính nhằm đảm bảo ổn định giá thành cho từng tháng do sản lượng sản xuất của công ty trong từng tháng là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 573.doc