Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Hà Nội

Dựa trên những đặc điểm cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, ta có nhận xét doanh nghiệp có quy mô vừa, có địa điểm sản xuất kinh doanh chính tại địa bàn Hà Nội nhưng có rất nhiều đội công trình sản xuất ở nhiều nơi, nhiều tỉnh khác nhau, ở mỗi công trình sản xuất lại có đặc điểm quy mô công nghệ cũng khác nhau. Những đặc điểm cụ thể đòi hỏi công ty phải xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý làm sao cho phù hợp, đặc biệt là bộ máy kế toán. Việc tổ chức bộ máy kế toán phải làm sao theo dõi được sát sao quá trình sản xuất của các đội công trình, thu thập được đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở từng bộ phận sản xuất để kịp thời tập hợp thông tin về kết quả hoạt động sản xuất của toàn công ty một cách nhanh chóng và chính xác.

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như sau: Z = C1 + C2 + ... + Cn + DĐK – DCK Trong đó: Z: Giá thành thực té toàn bộ công trình C1, C2,....., Cn: Chi phí xây lắp các giai đoạn DĐK, DCK: Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ c. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp Công ty nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là đối tượng tính giá thành của từng đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. 4.Các hình thức sổ kế toán dùng cho hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm Mỗi doanh nghiệp xây lắp sẽ áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán hiện nay, có 4 hình thức sổ kế toán mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Hình thức sổ nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung là được ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của các nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy số liệu từ nhật ký chung để ghi vào các sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm thường sử dụng các loại sổ kế toán sau: Số chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung Sổ cái các tài khoản chi phí sản xuất Hình thức Nhật ký Sổ Cái Theo hình thức Nhật ký Sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cơ sở Nhật ký Sổ cái. Căn cứ để ghi vào Nhật ký Sổ cái là các chứng từ gốc hoặc là các bảng kê, bảng tổng hợp chứng từ gốc. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm lắp máy thường sử dụng các loại sổ kế toán sau: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung Sổ giá thành công trình,hạng mục công trình. c. Hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán tổng hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ và ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái Chứng từ ghi sổ - do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ gốc được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm, có số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm thường sử dụng các loại sổ kế toán sau: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Sổ cái các tài khoản chi phí Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình d. Hình thức Nhật ký chứng từ Nhật ký chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản đối ứng. Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ in sẵn tạo thuận lợi cho việc báo cáo tài chính và rút ra các chi tiêu quản lý kinh tế. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm xây lắp thường sử dụng các loại sổ sau: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung Sổ cái các tài khoản chi phí sản xuất Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng bảng kê số 4, số 5, số 6, và nhật ký chứng từ số 7. sSơ đồ hạch toán chi phí sản xuất trong DN theo phương pháp kê khai thường xuyên TK152, 153 TK621 TK154 TK152,111... Tập hợp NVLTT K/C CPNVLTT Các khoản ghi giảm CP Sản phẩm TK 152 TK334 TK622 Tập hợp CPNCTT Nhập kho vật K/C CP NCTT tư sản phẩm TK338 TK157 Các khoản BH Gửi bán phải trích TK334, 338, 214 TK623 TK632 Tập hợp CPSXC K/C CP MTC Tiêu thụ thẳng TK334, 338, 111 TK 627 Tập hợp CPSXC KC chi phí SXC Phần II: Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện Hà Nội. Việc tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác tính giá thành nói riêng phải căn cứ vào đặc điểm công tác tổ chức quản lí sản xuất. Do đó, trước khi đi sâu vào nghiên cứu thực tế công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Lắp máy và thí nghiệm Cơ điện Hà Nội, em đã tìm hiểu về quá trình phát triển của Công ty gắn với đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý và quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm của công ty. I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lắp máy và thí nghiệm điện Công ty Lắp máy và thí nghiệm Cơ điện là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, ngành chủ quản là Bộ Xây dựng. Tiền thân của công ty là Trung tâm nghiên cứu kinh tế kĩ thuật lắp máy, được thành lập theo quyết định số 133-BXD/TCLĐ của Bộ Xây dựng ngày 19/1/1980. Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty ban đầu mới thành lập: Là đơn vị có tư cách pháp nhân hoạt động theo nguyên tắc kinh tế độc lập. Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu kĩ thuật, nghiên cứu xây dựng, bổ xung hệ thống các tiêu chuẩn định mức quy trình, quy phạm kĩ thuật về công tác lắp máy. Tổ chức chỉ đạo đồng bộ, chặt chẽ về nghiên cứu kinh tế với kĩ thuật, tổ chức quản lí, giữa thực tế sản xuất với kĩ thuật, nhằm đảm bảo tính thực hiện và hiệu quả. Được kí kết các hợp đồng kinh tế nghiên cứu kĩ thuật thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị lắp đặt trong các công trình công nghiệp, dân dụng với các công trình sản xuất kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác. Thời kì đầu của công ty, lực lượng lao động chỉ có hơn 40 người, với cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn, máy móc thiết bị còn thiếu, vốn được giao nhỏ nên giá trị sản lượng hàng năm còn rất thấp. Cho đến năm 1992, theo xu hướng đổi mới phát triển nền kinh tế đất nước, trung tâm nghiên cứu kĩ thuật lắp máy được đổi tên thành Xí nghiệp Lắp máy và Thí nghiệm Cơ điện theo quyết định số 189 ngày 30/4/1992. Chức năng, nhiệm vụ thời kì này của công ty được bổ sung, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động nhận thầu thi công, lắp đặt các công trình công nghiệp và dân dụng. Xí nghiệp được hành nghề lắp đặt thiết bị công nghệ, hệ thống điện, nước, hệ thống trạm và đường dây cao thế, lắp đặt và sửa chữa hệ thống cơ điện lạnh, hệ thống thông gió điều hoà... Đầu năm 1993, theo Nghị định số 388/HĐBT - nay là Chính phủ - về việc tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu quản lí, đơn vị được chính thức đổi tên thành Công ty Lắp máy và thí nghiệm Cơ điện theo quyết định số 0144 BXD/TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng ngày 27/3/1993. Quy mô lao động của Công ty hiện nay khá lớn, với tổng số cán bộ công nhân viên là 150, trong đó lực lượng lao động dài hạn là 100, lực lượng lao động thuê ngoài ngắn hạn là 30. Mỗi năm, công ty đã tạo được giá trị sản lượng từ 10 đến 12 tỷ đồng, với chỉ số tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 18%, đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước ngày một tăng lên, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên ổn định, không ngừng được cải thiện. Điều đó khẳng định sự lớn mạnh của công ty trong giai đoạn hiện nay và sự phát triển trong tương lai. Bảng số liệu tài chính 3 năm gần đây ĐVT: 1.000.000 đồng TT Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1 Tổng giá trị TSCĐ 2.916 2.776 4.237 2 Tổng vốn kinh doanh 2.047 2.890 3.986 3 Giá trị tổng sản lượng 13.230 12.303 6.349 4 Tổng doanh thu 13.262 12.011 8.248 5 Tổng chi phí 4.659 5.334 6.785 6 Tổng nộp Ngân sách 891 607 493 7 Lãi thực hiện 2.603 677 1.945 Trong giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: Lắp đặt các công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế. Lắp đặt các thiết bị và hệ thống điện, nước, điều hoà cho các công trình dân dụng. - Kiểm tra, hiệu chỉnh thí nghiệm các thiết bị cơ điện. - Kiểm tra các mối hàn kim loại bằng siêu âm và chụp X-quang. - Sản xuất phụ tùng cấu kiện kim loại cho xây dựng. - Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Nhận thầu, tổng thầu các công trình, hạng mục công trình. v.v. Với chức năng nhiệm vụ tổng quát trên, mục tiêu của công ty là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm công trình, mở rộng sản xuất để chiếm lĩnh thị trường nhằm tăng giá trị sản lượng, phấn đấu trở thành doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối lớn trong ngành sản xuất kinh doanh xây dựng cơ bản. Song song với mục tiêu trên, công ty không ngừng tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác trao đổi với đơn vị cùng ngành trong các lĩnh vực: chuyển giao công nghệ, phương pháp tổ chức hạch toán, nhằm khai thác triệt để tiềm năng sẵn có. Đồng thời, công ty tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất, đa dạng hoá phương thức kinh doanh và củng cố bước tiến vững chắc của công ty. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Lắp máy và Thí nghiệm a/ Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Công ty Lắp máy và Thí nghiệm điện là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản theo cơ chế quản lí kinh doanh của Nhà nước hiện hành. Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo giấy phép hành nghề kinh doanh xây dựng số 16 BXD/CSXD do Bộ xây dựng cấp ngày 6/5/1993 và giấy phép đăng kí kinh doanh số 108833 do Trọng tài kính tế cấp ngày 17/6/1993. Công ty có tài khoản tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội, và tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Vốn kinh doanh theo giấy phép hành nghề của công ty là 1.057.000.000. Ngành nghề kinh doanh của công ty là lắp đặt các thiết bị công nghiệp, xây dựng các công trình dân dụng, thí nghiệm các thiết bị cơ nhiệt điện (Nội dung toàn bộ trong giấy phép hành nghề kinh doanh xây dựng đã nêu ở trên). Doanh nghiệp có quy mô không lớn nhưng phạm vi hoạt động kinh doanh trải rộng khắp mọi miền đất nước như Đồng Nai, Bà Rịa, Quảng Trị, Nghệ An, Lào Cai, Cao Bằng, Phú Thọ, Hà Nội... Những năm gần đây, nền kinh tế của đất nước cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp không những đi lên mà sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. 3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty a/ Tổ chức bộ máy quản lí Nhìn chung, bộ máy quản lí của công ty tương đối gọn nhẹ, tổ chức ít phòng ban nhưng đảm bảo quản lí đồng bộ thống nhất trong toàn công ty. Đứng đầu công ty là giám đốc, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và công tác tổ chức. Bên cạnh giám đốc có 3 phó giám đốc trợ giúp: một phó giám đốc phụ trách công tác quản lí vật tư thiết bị và theo dõi sản xuất, thi công hiện trường; một phó giám đốc Marketing và một phó giám đốc kĩ thuật kinh tế. Hệ thống tổ chức quản lí của công ty gồm 4 phòng nghiệp vụ sau: Phòng tổ chức hành chính có chức năng, nhiệm vụ tổ chức: Sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Quản lí theo dõi đối tượng lao động, ngày công lao động. Quản lí, sử dụng tiền lương trong công ty, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc và theo dõi nâng bậc lương hàng năm cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ về công tác quản trị hành chính. Phòng thiết bị vật tư: bộ phận này do phó giám đốc thi công trực tiếp chỉ đạo. Phòng này có chức năng, nhiệm vụ lập kế hoạch cung ứng vật tư, mua sắm và sửa chữa thiết bị phục vụ công tác thi công, quản lí tình hình sử dụng máy móc thiết bị, kịp thời điều động máy móc thiết bị thi công cho công trình sản xuất theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc. Phòng kinh tế kĩ thuật, bộ phận này do phó giám đốc kĩ thuật trực tiếp chỉ đạo, phòng kinh tế kĩ thuật có chức năng và nhiệm vụ: Lập và chỉ đạo kế hoạch sản xuất xây dựng, định mức kinh tế kĩ thuật. Lập giá trị dự toán công trình, tham gia đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế sản xuất, có nhiệm vụ theo dõi tình hình chất lượng các công trình kĩ thuật, thi công kĩ thuật, kĩ thuật công nghệ thi công của toàn công ty. Nghiên cứu, cải tiến máy móc thiết bị, lập các biện pháp thi công sản xuất, thẩm định và tính toán phân chia cấp bậc công việc, làm căn cứ giao khoán nội bộ để tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Tổng quát chức năng của phòng kinh tế kĩ thuật là tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh, đảm nhận toàn bộ khâu đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng kế toán tài chính - Bộ phận này do kế toán trưởng giúp việc giám đốc trực tiếp quản lí. Với chức năng là công cụ quan trọng trong điều hành và quản lí các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phòng kế toán có nhiệm vụ sau: Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp một cách chính xác, đầy đủ mọi hao phí về vật tư, tiền vốn, nhân công, sử dụng máy móc và các chi phí khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thu nộp, thanh toán và kiểm tra việc sử dụng các loại tài sản vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn ngừa những hành động tham ô, lãng phí và vi phạm chế độ, kĩ thuật kinh tế tài chính của nhà nước. Cung cấp các số liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của Ban giám đốc công ty, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh doanh, tài chính kinh tế, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp với cơ quan quản lí chức năng của Nhà nước. Tổng quát chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế toán tài chính là đảm nhận toàn bộ khâu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Lắp máy và thí nghiệm cơ điện Hà Nội b/ Mối quan hệ giữa phòng kế toán tài chính với các phòng khác trong công ty Quan hệ của phòng kế toán với phòng kinh tế kĩ thuật Phòng Kế toán tài chính phải cung cấp những thông tin tài chính cho Phòng kinh tế kĩ thuật như số liệu về chi phí sản xuất và giá thành thực tế sản phẩm, các chi phí khác trong quá trình sản xuất sản phẩm, các chi phí sửa chữa, thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình thực hiện doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, Phòng kinh tế kĩ thuật phải cung cấp cho phòng kế toán các định mức, đơn giá, dự toán công trình, kế hoạch sản xuất và hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán nội bộ, cung cấp các tài liệu về khối lượng thi công hoàn thành và dở dang, tổng hợp kinh phí và hồ sơ quyết toán các khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, khoán nội bộ trong công ty. Quan hệ giữa Phòng tài chính kế toán với Phòng vật tư: Phòng tài chính kế toán phải cung cấp cho Phòng vật tư các thông tin kinh tế cần thiết như tình hình sản xuất và tồn kho sản phẩm, tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư, tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán, gia công chế biến với bên ngoài, cung cấp số liệu về chi phí tiêu hao, vật tư thực tế và tình hình sử dụng máy móc thiết bị, cung cấp các số liệu về chi phí kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị thi công. Ngược lại, Phòng thiết bị vật tư phải cung cấp cho Phòng tài chính kế toán các kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, các bản dự toán về dự trữ vật tư, mua sắm sửa chữa máy móc thiết bị. Quan hệ giữa Phòng kế toán tài chính với Phòng tổ chức hành chính: Phòng kế toán tài chính phải cung cấp cho Phòng tổ chức tài chính các thông tin cần thiết như: tình hình sử dụng thực tế về số lượng, thời gian và năng suất lao động cho toàn công ty, cung cấp tình hình sử dụng thực tế quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp có tính chất... Các chi phí về thanh toán tai nạn lao động, các chi phí thực tế về tiêu hao văn phòng phẩm, các chi phí hành chính khác. Ngược lại, Phòng tổ chức hành chính phải cung cấp cho Phòng kế toán tài chính các chỉ tiêu về kế hoạch lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, kế hoạch và dự toán về chi phí đào tạo, bổ túc công nhân, tình hình tăng giảm số lượng và cơ cấu lao động. Mối quan hệ giữa Phòng tài chính với các phòng khác trong công ty có thể khái quát trong sơ đồ sau: Sơ đồ quan hệ giữa các phòng ban của Công ty Ghi chú: Thông tin từ phòng Tài chính Kế toán đến các phòng - - - - Thông tin từ các phòng chức năng đến phòng TCKT c/ Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quyết định thành lập. Căn cứ vào đặc điểm thực tế, quy mô sản xuất của doanh nghiệp, Công ty tổ chức sản xuất theo các đội chuyên ngành nghề. Theo cơ cấu phân cấp quản lí của công ty, các đội công trình được công ty giao nhiệm vụ sản xuất theo nội dung công việc mà hợp đồng kinh tế của công ty đã kí kết với các chủ đầu tư. Các đội công trình được chủ động phối hợp với các phòng ban trong công ty và quan hệ trực tiếp với bên A để lập kế hoạch chi tiết tiến độ và biện pháp thi công, điều hành và giải quyết những vướng mắc tại hiện trường thi công, các đội công trình có nhiệm vụ tự quản. Đặc điểm bộ máy kế toán và hình thức kế toán a/ Tổ chức bộ máy kế toán Dựa trên những đặc điểm cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, ta có nhận xét doanh nghiệp có quy mô vừa, có địa điểm sản xuất kinh doanh chính tại địa bàn Hà Nội nhưng có rất nhiều đội công trình sản xuất ở nhiều nơi, nhiều tỉnh khác nhau, ở mỗi công trình sản xuất lại có đặc điểm quy mô công nghệ cũng khác nhau. Những đặc điểm cụ thể đòi hỏi công ty phải xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý làm sao cho phù hợp, đặc biệt là bộ máy kế toán. Việc tổ chức bộ máy kế toán phải làm sao theo dõi được sát sao quá trình sản xuất của các đội công trình, thu thập được đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở từng bộ phận sản xuất để kịp thời tập hợp thông tin về kết quả hoạt động sản xuất của toàn công ty một cách nhanh chóng và chính xác. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung, tức là toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại Phòng tài chính kế toán của doanh nghiệp. Đây là hình thức kế toán phù hợp với công ty. Các đội công trình chỉ tổ chức nhân viên kinh tế kiểm nghiệm. Công tác kế toán ở các đội công trình chỉ có giới hạn là thu thập chứng từ ban đầu, định kì hoặc cuối tháng thì mang về nộp cho phòng tài chính kế toán công ty. Mọi chứng từ ghi chép ban đầu được xử lý hạch toán vào sổ kế toán của công ty. Hàng ngày, ở Phòng kế toán của công ty, các kế toán chi tiết theo từng phần hành, sau khi nhận được chứng từ thì cập nhật chứng từ, phân loại để hạch toán ghi sổ chi tiết. Sau đó, được chuyển giao cho kế toán tổng hợp vào sổ kế toán nhật kí chung và sổ cái. Kì hạch toán thực tế của công ty là theo quý. Cuối mỗi kì hạch toán, kế toán tổng hợp căn cứ vào Sổ kế toán và Sổ Cái để lập bảng cân đối tài khoản và lập Báo cáo tài chính. Như vậy, thực tế toàn công ty tổ chức một Phòng kế toán tài chính làm nhiệm vụ tập hợp, ghi chép những chứng từ ban đầu, hạch toán chi tiết mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty và hạch toán tổng hợp vào các sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Thực tế công tác kế toán của công ty vận dụng hình thức sau: Các sổ chi tiết: Sổ chi tiết tài khoản 112 Sổ chi tiết tài khoản 111 Sổ chi tiết tài khoản 131 Sổ chi tiết tài khoản 152, 153 Sổ nhật kí chung và Sổ cái Toàn bộ công tác kế toán của công ty được chia thành 4 phần cơ bản sau: Bộ phận kế toán thanh toán gồm: + Kế toán vốn bằng tiền + Kế toán các nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải thu của khác hàng, các khoản phải trả của người bán, các khoản phải nộp Nhà nước, phải nộp nội bộ, thanh toán tạm ứng... Bộ phận kế toán vật tư, công cụ dụng cụ lao động, kế toán TSCĐ Bộ phận kế toán lương và các khoản trích theo lương Bộ phân kế toán tổng hợp Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Bộ phận kế toán Công ty gồm 6 người: - Kế toán trưởng, đồng thời là trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế toán công ty. Kế toán trưởng theo điều lệ hiện hành của Nhà nước, là kiểm soát viên về kinh tế tài chính của Nhà nước đặt tại doanh nghiệp và có chức năng giúp việc cho giám đốc công ty điều hành toàn bộ công tác nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty. - Các nhân viên kế toán thực hiện toàn bộ công tác thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp và với bên ngoài doanh nghiệp như là việc thanh toán tạm ứng, theo dõi thanh toán với người mua và người bán, theo dõi các nghiệp vụ thanh toán các nguồn vốn. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ tính trả lương, bảo hiểm xã hội và các khoản trích theo lương khác cho cán bộ, công nhân viên trong công ty, tính và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản trích khác theo lương để thanh toán. - Kế toán vật tư, công cụ - dụng cụ, kế toán TSCĐ: hàng tháng căn cứ vào các chứng từ xuất, nhập vật tư và thẻ kho để ghi sổ kế toán chi tiết vật tư và TSCĐ - Kế toán thanh toán có nhiệm vụ căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi để phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ thanh toán theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán. - Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp các nhiệm vụ kinh tế phát sinh của Công ty, hạch toán kế toán vào sổ lương, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cập nhật các chứng từ kế toán ghi chép vào Sổ Nhật kí chung và Sổ Cái tài chính để cuối kì kế toán lập báo cáo tài chính và lập biểu tính giá thành xây lắp cho các công trình. - Phòng kế toán có một nhân viên làm công tác thủ quỹ, đảm nhận toàn bộ về thu, chi và tiền tồn quỹ của công ty. Ngoài ra, thủ quỹ còn kiêm nhiệm công việc văn thư và lưu trữ hồ sơ, sổ sách chứng từ của phòng kế toán công ty. b/ Hình thức kế toán: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lí thực tế, công tác kế toán ở công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật kí chung và được cơ giới hoá trên máy vi tính. Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép ở các chứng từ gốc sẽ được phản ánh ghi thẳng vào sổ nhật kí chung theo thứ tự thời gian. Cuối mỗi ngày, kế toán ghi sổ chi tiết mở cho từng tài khoản cần theo dõi để sau đó đến cuối tháng kế toán kiểm tra và đối chiếu giữa sổ cái và sổ chi tiết. Cuối tháng, kế toán tổng hợp sau khi đã đối chiếu xong ghi chép vào sổ cái tài khoản được lập mỗi tháng một quyển để tiện cho việc theo dõi. Cuối mỗi kì báo cáo, kế toán trưởng cùng chỉ đạo kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ cái và các sổ chi tiết kế toán để lập báo cáo tài chính. III. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xây lắp tại Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện: Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Do đặc điểm riêng biệt của hoạt động xây lắp quy trình sản xuất phức tạp, thời gian xây lắp sản phẩm dài, sản phẩm sản xuất ra là đơn chiếc có quy mô lớn tại một điểm. Bởi thế đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là các công trình và các hạng mục công trình. Công ty tổ chức hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty sử dụng tài khoản 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất. Sau khi xác định được đối tượng chi phí sản xuất, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Kế toán tiến hành hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức nhật ký chung. Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lý, hợp lệ kế toán tổng hợp tiến hành ghi chép vào sổ nhật ký chung theo từng ngày. Cuối mỗi quý kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện vận dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty cũng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp sử dụng các tài khoản sau để kế toán các yếu tố chi phí phát sinh. Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty, căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu và kho bãi, bộ phận vật tư có nhiệm vụ mua những vật liệu cần thiết cho sản xuất. Khi hàng hoá mua về nhập kho kế toán căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn, biên bản kiểm tra... tính thành tiền nguyên liệu, vật liệu thu mua và làm căn cứ để ghi sổ kế toán. ở Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, kế toán vật liệu áp dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Đối với nguyên, vật liệu xuất dùng cho sản xuất kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư để ghi sổ kế toán, cuối mỗi tháng kế toán tính giá thực tế và giá hạch toán. Sau khi đã tính được giá thực tế vật liệu xuất kho, kế toán tiến hành tổng hợp và phân loại chứng từ theo từng loại vật tư và dụng cụ của từng đối tượng sử dụng vật liệu để lên các tờ kê chi tiết vật liệu và công cụ cho từng đối tượng. Công ty dùng phương pháp tính theo đơn giá bình quân thực tế để kế toán nhập xuất vật liệu. Đơn giá Giá thực tế vật + Đơn giá mua thực tế của mua liệu tồn kho đầu kỳ vật liệu nhập trong kỳ bình = quân Số lượng vật liệu + Số lượng vật liệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33484.doc
Tài liệu liên quan