Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty phát triển nhà và đô thị Hòa Bình

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

I.1.Vị trí và vai trò của NVL trong quá trình sản xuất

I.2.Vai trò của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng NVL

I.3.Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán NVL

I.4. Phân loại và đánh giá Nguyên vật liệu

II.Tổ chức công tác hạch toán kế toán chi tiết VL trong doanh nghiệp SX

II.1.Phương pháp thẻ song song (sơ đồ)

II.2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

II.3. Phương pháp sổ số dư:

III.Tổ chức công tác hạch toán kế toán tổng hợp vật VL trong doanh

nghiệp sản xuất .

III.1. Kế Toán tổng hợp VL theo phư¬ơng pháp kê khai thường xuyên

III.2.Kế toán tổng hợp vật liệu theo phư¬ơng pháp kiểm kê định kỳ

IV.Tổ chức Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong việc hạch toán tổng hợp vật liệu

IV.1. Hình thức nhật ký sổ cái

IV.2. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

IV.3. Hình thức nhật ký chung

V.4.Hình thức kế toán nhật ký chứng từ

CHƯƠNG II : THỰC TẾ TỔ CHỨC TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÒA BÌNH

I. Một số đặc điểm về công ty.

I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

I.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

I.3. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty

I.4.Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty.

I.5. Đặc điểm quy trình sản xuất của Cty Phát triển Nhà và Đô thị Hòa Bình

I.6.Những thuận lợi và khó khăn của Công ty.

II.Thực trạng Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Phát triển Nhà và Đô thị Hòa Bình

I.1. Đặc điểm vật liệu của công ty.

II.2. Phân loại vật liệu.

II.3. Đánh giá vật liệu.

II.4- Kế toán chi tiết vật liệu

II.5.Hình thức sổ kế toán sử dụng trong công ty Phát triển Nhà và Đô thị Hòa Bình

II.5.1 Thủ tục nhập xuất kho

CHƯƠNG III : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÒA BÌNH

I- Đánh giá công tác vật liệu tại Công ty Phát triển Nhà và Đô thị Hòa Bình

I.1.Về việc phân loại VL

I.2. Về quá trình quản lý của công ty

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

docx58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty phát triển nhà và đô thị Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải theo dõi tính toán chính xác cả chi phí thu mua. Chi phí thu mua VL thực tế gồm: Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, chi phí thuê kho, bãi, tiền phạt, tiền bồi thường, chi phí nhân viên...Khi tập hợp được những chi phí này kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản sau: Nợ TK152: (Chi tiết liên quan) Có TK111, 112, 331 Khi thanh toán cho người bán số chiết khấu mua hàng được hưởng, kế toán ghi: Nợ TK331 Có TK152: (Số chiết khấu được hưởng thực tế) Hàng mua giảm giá trả lại (do không đúng quy cách, chất lượng..theo hợp đồng). Nợ TK331 Có TK133 Có TK 152 b. Tăng do nhập VL thuê ngoài gia công hoặc tự chế -Trường hợp DN tự gia công Nợ TK152: Giá thực tế của VL nhập kho Có TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(chi tiết) c.Tăng do nhận VL góp vốn liên doanh hoặc được cấp phát, quyên tặng, kế toán quản trị. - Khi nhận được VL do đơn vị khác góp vốn liên doanh, kế toán ghi: Nợ TK152: Giá thực tế của VL nhập kho Có TK411: Được cấp biếu hay nhận liên doanh d.Tăng VL do phát hiện thừa trong kiểm kê Khi kiểm kê phát hiện thừa VL, tuỳ theo tình hình cụ thể kế toán ghi sổ như sau: - Nếu xác định là của DN, nhưng chưa rõ lý do cụ thể kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK152 Có TK338(3381) Sau đó làm rõ nguyên nhân, kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK338(3381) Có TK liên quan (Có thể do được biếu, tặng nhưng chưa ghi sổ, kế toán ghi Có TK411. Có thể chưa ghi nợ cho người bán kế toán ghi Có TK331...). e . Tăng VL do thu hồi vốn góp liên doanh Khi thu hồi VL đem góp vốn liên doanh: giá trị VL thu hồi nhập kho kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK152 Có TK128, 222 f.Tăng VL do đánh giá lại Khi VL được đánh giá lại theo qui định chung, nếu đánh giá lại lớn hơn giá cũ của VL, phần chênh lệch đó được ghi vào sổ kế toán như sau: Nợ TK152 Có TK412:Chênh lệch đánh giá lại. Nếu giảm giá trị vật liệu kế toán ghi ngược lại. III.1.3 . Kế toán các trường hợp giảm vật liệu: Trên thực tế trong các DN có thể sử dụng một loại giá thực tế hoặc sử dụng cả hai loại: Giá thực tế và giá hạch toán. Nếu DN chỉ sử dụng giá hạch toán để phản ánh ghi chép chi tiết hàng ngày cuối tháng phải tính chuyển sang giá thực tế trên cơ sở hệ số đã nghiên cứu ở phần trước ... - Đối với VL xuất kho dùng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào giá thực tế xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK621: Dùng trực tiếp SX, chế tạo sản phẩm Nợ TK627(6272): Dùng cho phục vụ quản lý ở các phân xưởng bộ phận SX. Nợ TK641(6412): Dùng cho nhu cầu bán hàng. Nợ TK642(6422): Dùng cho quản lý chung toàn DN Nợ TK241(2412, 2413): Dùng cho sửa chữa tscđ, cho xây dựng cơ bản Có TK152: (Có TK liên quan) - Xuất kho VL tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK154: (Chi tiết liên quan) Có TK152 - Xuất VL góp vốn liên doanh với đơn vị khác. Căn cứ vào giá trị góp vốn do hội đồng liên doanh xác định và giá thực tế (giá trị ghi sổ) VL xuất góp để xác định chênh lệch, nếu: + Nếu giá trị vốn góp lớn hơn giá trị thực tế, kế toán ghi: Nợ TK128, 222: Giá trị vốn góp Có TK412: Chênh lệch tăng Có TK152: Giá thực tế VL xuất góp liên doanh +Giá trị vốn góp nhỏ hơn giá thực tế VL: Nợ TK128,222: Giá trị vốn tự góp Nợ TK 412: Chênh lệch giảm Có TK152: Giá thực tế VL - Xuất bán cho vay. Căn cứ vào giá thực tế số VL xuất bán hoặc cho vay, kế toán ghi:. Nợ TK 632,138(1381) Có TK152 -Trường hợp giảm VL do mất mát thiếu hụt. Mọi trường hợp phát hiện VL bị thiếu hụt, mất mát trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phải xác định nguyên nhân và ngời chịu trách nhiệm vật chất. + Nếu ghi chép nhầm lẫn, cân, đo, đong đếm sai cần phải điều chỉnh sổ kế toán cho đúng với số thực tế theo phương pháp chữa sổ quy định. Nợ TK liên quan Có TK152 + Nếu thiếu hụt trong định mức được tính vào chi phí quản lý DN: Nợ TK642: Thiếu hụt định mức tại kho Có TK152: Giá thực tế VL thiếu +Nếu thiếu hụt ngoài định mức do người chịu trách nhiệm gây nên: Nợ TK111: Sự bồi thường vật chất đã thu Nợ TK 334: Trừ vào tiền công Nợ TK138(1388): Số bồi thường phải thu Có TK152: Giá thực tế VL thiếu +Nếu chưa rõ nguyên nhân phải chờ xử lý: Nợ TK138(1381): Thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý Có TK152: Giá thực tế VL thiếu Khi có quyết định xử lý tuỳ trường hợp cụ thể ghi: Nợ TK liên quan Có TK138(1381) Giảm VL do đánh giá lại: Khi đánh giá lại VL theo quy định chung. Nếu giá đánh lại nhỏ hơn giá cũ của phần chênh lệch đó kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK412: Phần chênh lệch giảm giá do đánh giá lại Có TK152: Giá thực tế VL thiếu III.2.Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. III.2.1.Tài khoản kế toán sử dụng: - TK152: Khác với phương pháp kê khai thường thường xuyên đối với các doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì TK152 không dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển giá trị thực tế VL đầu kỳ, cuối kỳ vào TK611 (mua hàng). - TK611(Mua hàng): TK này dùng để phản ánh giá thực tế của số vật tư, hàng hoá mua vào và xuất dùng trong kỳ. TK mua hàng có kết cấu như sau: - Bên Nợ: + Kết chuyển giá thực tế vật tư, hàng hoá tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật tư, hàng hoá mua vào trong kỳ - Bên Có: + Giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất dùng trong kỳ + Giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất trong kỳ + Giá thực tế hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ + Chiết khấu mua hàng, hàng mua giảm giá, trả lại TK611 không có số dư và được mở thành 2 TK cấp 2: TK6111: Mua NVL TK6112: Mua hàng hoá Ngoài ra kế toán cũng sử dụng các TK liên quan khác như phương pháp kê khai thường xuyên. III.2.2.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu a. Căn cứ giá thực tế VL tồn đầu kỳ trớc để kết chuyển vào TK611 (6111) lúc đầu kỳ: Nợ TK611(6111) Có TK152 b.Trong kỳ khi mua VL, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan khác kế toán ghi như sau: - Giá thực tế của VL nhập kho: Nợ TK611(6111) Nợ TK133: Thuế VAT được khấu trừ Có TK111,112,141: Trả tiền ngay Có TK331: Chưa trả tiền Có TK311, 341: Mua bằng tiền vay - Chiết khấu mua hàng được hưởng: Nợ TK331 Có TK611 - Giá trị hàng mua trả lại do không đúng quy cách, quy định trong hợp đồng: Nợ TK111,112: (Nếu thu ngay bằng tiền) Nợ TK138 (1388): Chưa thu được ngay Nợ TK331: Trừ vào nợ Có TK133: Thuế vat Có TK611(6111): Giá trị hàng mua trả lại - Khoản giảm giá hàng mua (do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất...) cũng được hạch toán tương tự Nợ TK liên quan: 111, 112, 138(1388), 331 Có TK611(6111): số giảm giá Có TK133 IV.TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ SÁCH KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG VIỆC HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VẬT LIỆU. Quá trình hạch toán nghiệp vụ bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằng báo cáo kế toán thông qua việc ghi chép, theo dõi, định khoản, tính toán và sử lý số liệu trên các sổ sách kế toán từ các bảng kê, các báo biểu liên quan đến người lập trên các sổ kế toán tổng hợp vật liệu. IV.1.Hình thức nhật ký sổ cái: Hình thức nhật ký sổ cái là sử dụng sổ nhật ký sổ cái làm sổ tổng hợp kế toán duy nhất để ghi chép các hoạt động kinh tế tế tài chính theo thứ tự thời gian và theo hệ thống. IV.2. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại tổng hợp lập chứng từ ghi sổ sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái tài khoản. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức chứng từ ghi sổ gồm :sổ cái tài khoản, sổ dăng ký chứng từ ghi sổ, sổ kế toán chi tiết. IV.3. Hình thức nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi vào sổ cái. Hình thức kế toán nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau đây: Sổ nhật ký chung ,Sổ cái ,Các sổ thẻ kế toán chi tiết. Hình thức này có thể áp dụng cho các DN lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và đặc biệt rất tiện lợi cho việc sử dụng vi tính trong hạch toán kế toán. IV.4.Hình thức kế toán nhật ký chứng từ Hình thức nhật ký chứng từ là các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ, cuối tháng tổng hợp số liệu từ các nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái các tài khoản. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức nhật ký chứng từ gồm: sổ nhật ký chứng từ, sổ cái các tài khoản, sổ kế toán chi tiết. Ngoài ra còn sử dụng các bảng phân bổ để tính toán tổng hợp số liệu phân loại hệ thống hoá số liệu phục vụ cho công việc ghi sổ nhật ký chứng từ. CHƯƠNG 2 THỰC TẾ TỔ CHỨC TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÒA BÌNH. I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÒA BÌNH. I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty - Công ty Phát triển nhà và Đô thị Hoà Bình là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh theo Quyết định số 247/ QĐ -UB ngày 14 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình. Có tư cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của Pháp luật Việt Nam. Có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có tài khoản tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hoà Bình. * Tên Công ty: Công ty Phát triển nhà và Đô thị Hoà Bình. - Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo - Phường Phương Lâm - TXHB - Tỉnh HB * Quyết định thành lập DNNN số: 193 QĐ/UB ngày 05/03/1993 và Quyết định số 247 QĐ/UB ngày 14 /5/1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình. * Giấy chứng nhận kinh doanh số 108392: Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình cấp ngày 23 tháng 01 năm 1999. * Loại hình doanh nghiệp: Thuộc sở hữu Nhà nước (100% vốn Nhà nước). * Nhiệm vụ của doanh nghiệp (Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty). + Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, đất và cơ sở hạ tầng. + Xây dựng dân dụng và công nghiệp, trang trí nội thất. + Xây dựng các công trình giao thông, công trình cấp thoát nước vừa và nhỏ. + Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ (trừ đập đất, hồ chứa). + Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng. + Thi công xây lắp các công trình điện: - Lắp đặt các thiết bị điện nhà dân dụng và công nghiệp. - Đường dây có cấp điện áp từ 35KV trở xuống. - Trạm biến áp có dung lượng từ 320KVA trở xuống. * Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ: Công ty Phát triển nhà và Đô thị Hoà Bình là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1994 trên cơ sở sáp nhập giữa Công ty Kinh doanh nhà và Xí nghiệp xây dựng Phát triển nhà thị xã Hoà Bình. Đến năm 1996 sáp nhập Xí nghiệp giấy Gráp Kỳ Sơn Hoà Bình vào Công ty Phát triển nhà và Đô thị Hoà Bình với tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 120 người. Từ buổi đầu thành lập và sáp nhập các đơn vị nhỏ làm ăn kém hiệu quả do vậy Công ty Phát triển nhà và Đô thị Hoà Bình gặp nhiều khó khăn: Thiếu việc làm, thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, thiết bị lạc hậu, nợ tồn đọng của các đơn vị trước để lại chưa có khả năng khắc phục. Đời sống cán bộ công nhân viên, người lao động không ổn định do đó gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Được sự quan tâm sát sao của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình, các cấp, các ngành và sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình với nỗ lực quyết tâm phấn đấu khắc phục khó khăn của tập thể lãnh đạo Công ty, cùng với sự cố gắng đồng lòng của cán bộ công nhân viên Công ty do vậy những năm gần đây Công ty Phát triển nhà và Đô thị Hoà Bình đã từng bước ổn định phát triển, đa dạng hoá ngành nghề trên mọi lĩnh vực. I.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. I.2.1/ Sơ đồ bộ máy của Công ty. Giám đốc Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ kinh doanh Phòng KT KT Xí nghiệp KDN XN SX VL XD XN Xây lắp số 1 Phòng KT TV Phòng TC HC Mối quan hệ chỉ đạo. Mối quan hệ giữa các phòng ban Xí nghiệp I.2.2/ Chức năng, nhiệm vụ của từng bộn phận: a. Ban giám đốc : Gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc có quan hệ chặt chẽ với nhau. * Giám đốc Công ty: - Là đại diện pháp nhân của Công ty, là người có quyền cao nhất trong Công ty chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, UBND tỉnh, Sở Xây dựng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Các phó giám đốc: + Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc cho giám đốc phụ trách công tác tài chính, hành chính, nội vụ của Công ty. + Phó giám đốc Kỹ thuật: Là người giúp giám đốc chịu trách nhiệm về kế hoạch, kinh tế kỹ thuật và mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị xí nghiệp trong Công ty. b. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: * Phòng Tổ chức – Hành chính: Gồm 05 người. - Nhiệm vụ: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, bố trí sắp xếp lực lượng lao động cho phù hợp với mô hình hoạt động của Công ty, làm công tác tiền lương, đề bạt bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng cho cán bộ công nhân viên lao động trong Công ty theo quy định, giúp Giám đốc điều phối, luân chuyển công văn, tài liệu trong Công ty và bên ngoài, kết hợp với các phòng chức năng giám sát việc thực hiện các nội quy kỷ luật lao động, các quy chế, quy định của Công ty ban hành. Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty trong tháng, quý (theo định kỳ). * Phòng Kế toán - Tài vụ: - Nhiệm vụ: Tham mưu cho giám đốc công tác kế toán, tài chính của Công ty, lập kế hoạch tài chính hàng năm trình cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Có trách nhiệm quản lý các tài sản vật tư, vật liệu, tiền vốn giúp cho Công ty thực hiện đúng chế độ, chính sách. Tham mưu cho giám đốc sử dụng nguồn vốn để phát triển trong sản xuất kinh doanh. Theo dõi sổ sách tài chính, tài sản, vật tư, lập hồ sơ chứng từ ghi chép hạch toán các tài khoản kế toán. Chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ thu nộp ngân sách, lưu trữ các chứng từ theo nguyên tắc quy định của Nhà nước hiện hành, thanh quyết toán gọn việc thu, chi. Quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi tiền mặt và phản ánh báo cáo thường xuyên kịp thời, số liệu phải trung thực, chính xác phục vụ cho giám đốc điều hành Công ty. * Phòng Kinh tế – Kỹ thuật: - Nhiệm vụ: Giúp giám đốc lập các phương án, dự án phát triển Công ty theo từng giai đoạn, khảo sát thăm dò, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: Kinh doanh phát triển nhà, đất, nhận thầu xây lắp, lập hồ sơ đấu thầu các công trình xây dựng theo quy định, tiếp nhận kiểm tra hồ sơ thiết kế dự án các công trình, ký các hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, bàn giao công trình. Chịu trách nhiệm về quản lý kỹ thuật các công trình, chất lượng sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế của các phương án sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu dự án đề xuất định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với đơn giá sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty. I.3. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty I.3.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. Công ty Phát triển nhà và Đô thị Hoà Bình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung nội dung của hình thức này là toàn bộ công việc của kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty ở các đơn vị trực thuộc, không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kế toán thực hiện ghi chép ban đầu, thu thập, tổng hợp kiểm tra sử lý sơ bộ chứng từ, số liệu kế toán, định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán tập trung tại Công ty. Với hình thức này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất tập trung đối với công tác kế toán trong Công ty, cung cấp thông tin kịp thời, thuận lợi cho việc phân công, chuyên môn hoá cán bộ kế toán, cơ giới hoá công tác kế toán. Tuy vậy hình thức này cũng có 1 số nhược điểm, việc kiểm tra kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị trực thuộc luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán thường bị chậm. I.3.2. Cơ cấu bộ máy kế toán. Phòng kế toán gồm 6 người tổ chức theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán xí nghiệp xây lắp i Kế toán xí nghiệp SX VLXD Thủ quỹ Kế toán nhập xuất và thanh toán Kế toán tổng hợp và kiểm toán I.3.3. Nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán và mối quan hệ chuyên môn. + Kế toán trưởng: - Là người giúp việc cho giám đốc theo dõi, tổng hợp mọi hoạt động tài chính của Công ty, giám sát, tổ chức công tác kế toán, hạch toán kinh doanh đạt hiệu quả cao, giúp cho giám đốc thực hiện nghiêm túc pháp lệnh kế toán, thống kê, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, khao học, hợp lý phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hướng dẫn toàn bộ công việc kế toán trong phòng đảm bảo cho từng bộ phận kế toán từng nhân viên kế toán phát huy được khả nãng chuên môn, tạo nên sự kết hợp chạt chẽ giữa các bộ phận kế toán có liên quan góp phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ kế toán. - Thường xuyên phản ánh tình hình tăng giảm và hiện có của tiền mặt, tiên gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác, các khoản vay thanh toán công nợ kiểm soát và duyệt báo cáo tài chính cuả Công ty để báo cáo trước Công ty và cơ quan tài chính. + Kế toán tổng hợp: - Có nhiệm vụ hạch toán vật liệu, thống kê việc nộp thuế GTGT thanh toán lương, thưởng, nghỉ phép, lễ, tết các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. + Kế toán thanh toán: - Theo dõi toàn bộ khu kinh doanh nhà, theo dõi các khoản phải thu, phải tra cho cơ quan nhà nứơc, thực hiện việc ghi chép và mở sổ chi tiết theo dõi công nợ trong và ngoài Công ty, chấp hành tất chế độ kế toán hiện hành sử dụng các loại sổ sách phù hợp với quy định của Nhà nước, thanh quyết toán kịp thời, đầy đủ cho cán bộ công nhân viên sử lý các khoản thanh quyết toán công nợ của khách hàng để đảm bảo chữ tín cho Công ty. + Thủ quỹ: - Có nhiệm vụ theo dõi viêc thu – chi tiền mặt (và ngoại tệ nếu có) đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ quản lý tiền mặt và ngoại tệ giám sát và thực hiện xuất quỹ ghi chi đã có đầy đủ chữ ký theo quy định, ghi chép cập nhật sổ sách (sổ quỹ) và báo cáo tiền quỹ hàng ngày, sắp xếp và lưu trữ các chứng từ sao cho có hệ thống để thuận lợi trong việc quản lý và kiểm tra. + Kế toán Xí nghiệp xây lắp số I: - Có nhiệm vụ theo dõi thu nhập các chứng từ về thu mua vật tư, nguyên vật liệu liên quan đến công trình, tiến hành xử lý ban đầu tổng hợp sơ bộ chứng từ rồi chuyển lên phòng kế toán. + Kế toán Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: - Có nhiệm vụ thu thập các hoá đơn chứng từ liên quan đến sản xuất vật liệu xây dựng như hoá đơn mua hàng, thuế GTGT bảng chấm công …. để gửi lên phòng kế toán tổng hợp và tính giá thành cho từng chủng loại vật liệu xây dựng. I.4.Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty. Hiện nay Công ty Phát triển Nhà và Đô thị Hòa Bình áp dụng hình thức sổ kế toán : “Chứng từ ghi sổ" để thực hiện công tác kế toán của mình . TRÌNH TỰ GHI THEO SƠ ĐỒ SAU: Chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp gốc Sổ qũy Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký Chứng tư ghi sổ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối Sổ phát sinh Báo cáo tài chính Số thẻ kế toán chi tiết Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Trình tự ghi: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào chứng từ ghi sổ. Các chứng từ cần hạch toán mà chưa thể phản ánh vào chứng từ ghi sổ thì đồng thời phải ghi vào sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết. Các chứng từ liên quan đến, thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ . Sau đó từ chứng từ ghi sổ hàng ngày kế toán ghi vào sổ cái và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ . Cuối tháng, sau khi đã phản ánh tất cả các chứng từ ghi sổ vào sổ cái tiến hành cộng số phát sinh tính từ dư cuối tháng cho từng tài khoản. Số liệu trên sổ cái sau khi được kiểm tra đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết được làm căn cứ lập : Bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính khác. Đồng thời từ sổ kế toán chi tiết cuối tháng kế toán lên bảng tổng hợp chi tiết. Từ bảng tổng hợp chi tiết cuối tháng kế toán lập báo cáo tài chính . Cuối tháng cộng sổ kế toán lấy số liệu ở sổ đăng ký chứng từ đối chiếu với bảng cân đối sổ phát sinh. I.5. Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty Phát triển Nhà và Đô thị Hòa Bình I.5.1 Quy trình công nghệ của Xí nghiệp xây lắp – Công ty phát triển nhà và đô thị Hòa Bình. a. Sơ đồ tổ chức hiện trường. Giám đốc công ty Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch kỹ thuật Giám đốc Xí nghiệp xây lắp (chỉ huy trưởng công trường) Vật tư, thủ kho, bảo vệ Kỹ thuật thi công Kế toán công trường Tổ cơ khí + hàn Tổ điện + nước Tổ bê tông II Tổ bê tông I Tổ nề I Tổ nề 2 Tổ mộc b. Thuyết minh dây chuyền sơ đồ tổ chức hiện trường: Sau khi Công ty ký hợp đồng nhận thầu xây lắp, Giám đốc Công ty giao khoán cho Xí nghiệp xây lắp lập tiến độ thời gian và nhân lực, vật tư vật liệu tổ chức triển khai thi công xây lắp công trình – Phòng Kinh tế kỹ thuật theo dõi tiến độ, kiểm tra kỹ thuật thi công công trình, tổ chức nghiệm thu từng giai đoạn để làm cơ sở cho phòng ké toán tài vụ cung ứng vốn theo đúng tiến độ - hoàn thiện bàn giao công trình đưa vào sử dụng đó là sản phẩm tiêu thu của Xí nghiệp và cũng là hoàn thành một quy trình công nghệ. I.6. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty. I.6.1.Thuận lợi: Công ty hoạt động trong bối cảnh hệ thống chính sách văn bản của Nhà nước tương đối đầy đủ như một số Bộ luật đã được Quốc hội đã thông qua là cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Được sự chỉ đạo, ủng hộ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình Sở Xây dựng của các cấp, các ngành và chính quyền sở tại. Sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban giám đốc Sở Xây dựng Chi Bộ và Ban giám đốc Công ty là nhất quán, có mục tiêu phương hướng đúng sát thực, các tổ chức đoàn thể thực hiện có hiệu quả. Thị trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng ổn định, phát triển mở rộng tăng cường khả năng tiếp thị tìm kiếm việc làm (thi công xây lắp các loại hình công trình) I.6.2.Khó khăn: -Thị trường nhà đất (bất động sản) tại thị xã tỉnh lị Hoà Bình là một tỉnh miền núi cũng lớn hơn cầu đặc biệt tập quán sinh hoạt của nhân dân địa phương ở nhà tập thể cao tầng khép kín chưa quen. - Mặt bằng kinh tế thấp hơn nhiều so với các tỉnh miền xuôi. - Trình độ chuyên môn tay nghề và kinh nghiệm của cán bộ công nhân không đồng đều dẫn đến năng suất lao động không cao (do sáp nhập một số đơn vị làm ăn kém hiệu quả vào công ty). - Nhận thức của cán bộ công nhân viên đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường còn hạn chế làm giảm hiệu quả công tác. - Viêc luân chuyển chứng từ từ các tổ, xí nghiệp về phòng kế toán không đảm bảo kịp thời ,chính xác. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÒA BÌNH II.1. Đặc điểm vật liệu của công ty. Công ty Phát triển Nhà và Đô thị Hòa Bình chuyên thi công các công trình xây dụng dân dụng và công nghiệp vì vậy mỗi công trình xây dựng cần một khối lượng nguyên vật liệu, nhiên liệu ...rất lớn. Để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty, thuận tiện cho việc theo dõi và hoạch toán sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải phân loại vật liệu một cách chính xác. II.2. Phân loại vật liệu. Tại Công ty Phát triển Nhà và Đô thị Hòa Bình, vật liệu có rất nhiều chủng loại, qui cách, kích cỡ khác nhau, do đó công tác quản lý và hạch toán vật liệu trong Công ty đã căn cứ vào các nội dung: + Căn cứ vào nội dung kinh tế và chức năng của NVL Công ty phân thành: - Nguyên vật liệu chính - Nguyên vật liệu phụ. Vật liệu chính: Tất cả các vật liệu dùng cho quá trình sản xuất của công ty như xi măng, sắt thép, đá sỏi, các loại nhiên liệu dùng cho phương tiện vận tải. Vật liệu phụ gồm: Các loại làm từ vữa, bê tông. Đây là những vật liệu rơi vãi trong quá trình sản xuất kinh doanh... Như vậy, việc phân loại VL giúp cho việc quản lý VL được dễ dàng hơn, dựa trên cơ sở phân loại này công ty theo dõi được số lượng của từng loại VL chính, VL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, từ đó đề ra được hình thức tính toán phù hợp. II.3. Đánh giá vật liệu. Vật liệu công ty sử dụng giá thực tế để hoạch toán vật liệu xuất kho, nhập kho trong kỳ. II.3.1. Đối với vật liệu nhập kho: Giá thực tế VL mua ngoài là giá mua theo hoá đơn và chi phí thu mua thực tế. Trong đó chi phí thu mua gồm chi phí bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản từ nơi mua về đơn vị, vật liệu nhập kho của Công ty chủ yếu từ nguồn mua ngoài, chi phí vật liệu đã tính trong giá mua của vật liệu, khi vật liệu về nhập kho, kế toán có thể tính ngay được giá trị thực tế của số vật liệu đó. Giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công là giá vật liệu xuất kho công với chi phí gia công theo hợp đồng cộng (+) thêm với chi phí vận chuyển từ công ty đến nơi gia công và quay trở về Công ty. Giá thực tế vật liệu nhập kho tự chế là giá vật liệu xuất kho để gia công cộng (+) với các chi phí gia công như tiền lương, bảo hiểm xã hội, khấu hao tài sản cố định cho bộ phận gia công. II.3.2. Đối với vật liệu xuất kho: Khi xuất kho vật liệu để sản xuất, kế toán tính giá thực tế vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau: Giá thành thực tế vật liệu xuất kho = Khối lợng VL xuất x đơn giá xuất. Những vật tư, vật liệu bên bán chở đến kho công ty, những chi phí vận chuyển đã tính trong giá bán thì công ty sẽ lấy giá nhập đó làm giá tính: Ví dụ: Trong tháng 12/2005 Công ty đã tiến hành mua thép ( f 22A2 chiều dài 11,7 m của công ty khác, với số lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác kế toán Nguyên Vật Liệu ở Công ty Phát triển Nhà và Đô thị Hòa Bình.docx
Tài liệu liên quan