Từ năm 1989 đến nay do cơ chế quản lý Nhà nước thay đổi, chuyển từ hạch toán bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, công tác sản xuất kinh doanh của Lâm trường được vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị. Nguồn vốn kinh doanh của lâm trường chủ yếu thực hiện bằng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi.
Hiện nay, mọi chỉ tiêu như: Trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác rừng, doanh thu đều do Lâm trường xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở khả năng hiện có của đơn vị. Cụ thể:
Về trồng rừng: Căn cứ vào số diện tích đất trồng có khả năng trồng rừng hiện có của đơn vị.
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu ở Lâm trường Lập Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc bảng tổng hợp chứng từ gốc)
- Hóa đơn (GTGT)
- Phiếu nhập, phiếu xuất…
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL
Các NKCT liên quan (NKCT:1;2;3;4…)
Bảng phân bổ số 2
Bảng tổng hợp chi tiết NVL
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng (cuối kỳ)
Quan hệ đối chiếu
Bảng kê số 3
NKCT số 7
Sổ cái TK 152
Bảng kê số 4;5;6
Báo cáo
kế toán
Phần II: Tình hình thực tế công tác kế toán vật liệu ở Lâm trường lập thạch
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của đơn vị ảnh hưởng đến công tác kế toán kế toán nvl.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
a.Lịch sử hình thành và phát triển
Lập thạch là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, với 36 xã trong toàn huyện có tới 3/4 diện tích là đất đồi núi. Số diện tích này trước đây chủ yếu là rừng tự nhiên, có nhiều loại gỗ lớn. Để lấy gỗ phục vụ cho các nhu cầu xã hội Nhà nước đã tổ chức các công trường chuyên làm nhiệm vụ khai thác gỗ. Với tình hình tổ chức lao động như vậy năng suất lao động rất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc mở rộng quy mô sản xuất, ngày 01/10/1968 ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 200/QĐ-UB về việc sát nhập ba công trường khai thác gỗ là:
- Công trường khai thác gỗ Lãng Công - huyện Lập Thạch.
- Công trường khai thác gỗ Ngọc Mỹ - huyện Lập Thạch.
- Công trường khai thác gỗ Vĩnh Ninh - huyện Lập Thạch.
Ba công trường này sát nhập với tên gọi là: Lâm trường Lập Thạch. Lúc này Lâm trường Lập Thạch trực thuộc công ty Lâm nghiệp Vĩnh Phúc. Trụ sở chính của Lâm trường (văn phòng giao dịch) đóng tại xã Xuân Hòa - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc (nay là Thị trấn Lập Thạch - huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc). Với tổng diện tích đất lâm trường Lập Thạch được giao quản lý (theo quyết định số 200/QĐ-UB ngày 01/10/1968 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc) là: 1.367,52 ha.
Số diện tích đất Lâm trường Lập Thạch được giao quản lý, sử dụng nằm trên địa bàn 12 xã phía Bắc của huyện Lập Thạch, với nhiều dân tộc khác nhau sống trên địa bàn.
Nhiệm vụ chủ yếu của Lâm trường lúc này là: Khai thác các loại gỗ rừng tự nhiên, bảo vệ số diện tích rừng hiện có và trồng rừng lên số diện tích đất trống do Lâm trường đang được giao quản lý.
Khi mới thành lập nhìn chung Lâm trường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác quản lý. Do địa bàn quản lý rộng, phức tạp, trình độ dân trí quá thấp, mà mọi chỉ tiêu Lâm trường phải thực hiện đều do cấp trên giao kế hoạch, do đó việc thực hiện các nhiệm vụ của Lâm trường mang lại hiệu quả không cao.
Ngày 26/5/1988 thực hiện quyết định số 323/QĐ-UB của ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú về việc đổi tên doanh nghiệp, theo quyết định này Lâm trường Lập Thạch đổi tên thành: Xí nghiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Lập Thạch và trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Vĩnh phúc.
Cùng với sự thay đổi chung của đất nước, chuyển từ cơ chế hạch toán bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Xí nghiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Lập Thạch với nhiệm vụ chính lúc này là trồng rừng nguyên liệu giấy, khai thác gỗ nguyên liệu giấy. Ngoài ra Xí nghiệp còn kết hợp sản xuất kinh doanh Lâm - Nông - Công nghiệp.
Nhìn chung khi chuyển sang cơ chế thị trường, xí nghiệp đã mở rộng ngành nghề kinh doanh, phần nào đã nâng cao được đời sống cán bộ CNV trong đơn vị.
Ngày 29/10/1992 thực hiện quyết định số 1404/QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phú về việc đổi tên doanh nghiệp, theo quyết định này: Xí nghiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Lập Thạch đổi tên thành Lâm trường Lập Thạch, trực thuộc Sở Nông - Lâm nghiệp Vĩnh Phú.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc: Quy hoạch 6 tỉnh phía Bắc là vùng sản xuất Nguyên liệu giấy để cung cấp gỗ nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Ngày 07/02/1996, UBND tỉnh Vĩnh Phú có quyết định số 228/QĐ-UB chuyển giao Lâm trường Lập Thạch từ Sở Nông - Lâm nghiệp Vĩnh Phú quản lý sang cho công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh Phú quản lý.
Tháng 07 năm 2005 theo QĐ số 2375 của chính phủ về việc chuyển đổi hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ , công ty con. Thực hiện QĐ số1.375 ngày 25/06/2005 của tổng công ty giấy việt nam Lâm trường lập thạch lại trực thuộc tổng công ty giấy việt nam kể từ ngày 01/07/2005
b.Ngành nghề kinh doanh
Với đặc thù riêng của ngành sản xuất lâm nghiệp: Chu kỳ sản xuất dài, đối với rừng nguyên liệu giấy một chu kỳ sản xuất từ khi trồng rừng đến khi khai thác là 8 năm. Với hiện trạng đất đai do Lâm trường Lập Thạch đang quản lý, sử dụng (thể hiện qua biểu 1a).
Biểu 1a: Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng của Lâm trường Lập Thạch đang quản lý sản xuất.
Chỉ tiêu
ĐVT
Diện tích
Ghi chú
I. Tổng diện tích đất lâm trường đang quản lý
Ha
1.367,52
1. Đất lâm nghiệp
Ha
1.448,35
- Rừng gỗ nguyên liệu
Ha
979,30
- Rừng phòng hộ
Ha
66,10
- Đất chưa có rừng
Ha
302,95
2. Đất khác
Ha
19,17
- Đất vườn ươm
Ha
1,35
- Đất thổ cư
Ha
19,92
Do đó ngành nghề kinh doanh của Lâm trường hàng năm là:
- Gieo ươm, tạo cây giống, trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy từ 154ha - 270ha.
- Khai thác gỗ rừng trồng nguyên liệu giấy của Lâm trường (đối với số diện tích rừng trồng hàng năm đến tuổi khai thác). Với khối lượng gỗ khai thác hàng năm từ 1.400 tấn đến 3.200 tấn, để bán gỗ nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng.
- Tổ chức thu mua, tiêu thụ các loại lâm sản cho nhân dân trong địa bàn, hàng năm thu mua tiêu thụ từ 2700 tấn đến 3.500 tấn gỗ nguyên liệu.
c.Vốn kinh doanh của Lâm trường Lập Thạch.
Hiện nay vốn đầu tư chủ yếu của Lâm trường bằng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi (theo văn bản số 250/BKH-NN-TH ngày 18/11/1995 của Bộ kế hoạch và đầu tư “Về việc thực hiện lãi xuất ưu đãi với trồng rừng nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ”.
Với đặc thù riêng của ngành Lâm nghiệp, chu kỳ sản phẩm từ khi trồng đến khi thu hoạch là rất dài, do đó vốn kinh doanh của Lâm trường đầu tư hàng năm được tăng lên, nhưng tăng chủ yếu từ nguồn vốn vay. Cụ thể vốn kinh doanh của Lâm trường thể hiện qua 3 năm gần đây như sau: (Biểu 1b)
Biểu1b: Nguồn vốn kinh doanh của Lâm trường Lập Thạch.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Vốn cố định
356.135.867
9,78
416.083.867
8,89
433.773.779
6,5
- Ngân sách
132.638.612
132.638.612
132.638.612
- Tự bổ sung
223.497.255
283.445.255
301.135.167
2. Vốn lưu động
3.285.067.241
90,22
4.262.454.624
91,11
6.306.816.482
93,5
- Ngân sách
20.209.015
20.209.015
20.209.015
- Tự bổ sung
16.520.000
16.520.000
16.520.000
- Vay vốn TD ưu đãi
3.248.338.226
4.225.725.609
6.270.087.467
Tổng cộng
3.641.203.108
100
4.678.538.491
100
6.740.590.261
100
d. Thị trường tiêu thụ
Lâm trường Lập Thạch với nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu giấy, khai thác - thu mua - tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn, do đó thị trường tiêu thụ của Lâm trường có thể nói là ổn định, đó là cung cấp gỗ Nguyên liệu giấy cho Nhà máy giấy Bãi Bằng, và một phần rất nhỏ cung cấp ra thị trường để phục vụ cho nhu cầu khác của xã hội.
Kết quả một số hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường Lập Thạch.
Theo thống kê sản xuất: Từ năm 1968 đến năm 1988 Lâm trường sản xuất hoàn toàn bằng nguồn vốn Ngân sách cấp. Mọi chỉ tiêu như: Trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng… giá bán gỗ rừng khai thác, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, các khỏan nộp ngân sách… đều do cấp trên giao kế hoạch, Lâm trường là đơn vị thực hiện các chỉ tiêu này.
Từ năm 1989 đến nay do cơ chế quản lý Nhà nước thay đổi, chuyển từ hạch toán bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, công tác sản xuất kinh doanh của Lâm trường được vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị. Nguồn vốn kinh doanh của lâm trường chủ yếu thực hiện bằng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi.
Hiện nay, mọi chỉ tiêu như: Trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác rừng, doanh thu… đều do Lâm trường xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở khả năng hiện có của đơn vị. Cụ thể:
Về trồng rừng: Căn cứ vào số diện tích đất trồng có khả năng trồng rừng hiện có của đơn vị.
Về chăm sóc rừng: Căn cứ vào số diện tích rừng trồng hiện có từ 1 tuổi đến 3 tuổi.
Về bảo vệ rừng: Căn cứ vào số diện tích rừng trồng hiện có từ 1 tuổi trở lên.
Về khai thác rừng: Căn cứ vào số diện tích rừng đến tuổi khai thác. Trữ lượng sản phẩm (gỗ khai thác) sản lượng gỗ tận dụng… để xây dựng kế hoạch hàng năm cho toàn Lâm trường, với mục tiêu chủ yếu: Hướng tới lợi nhuận, tạo đủ việc làm cho tòan bộ số cán bộ nhân viên hiện có trong đơn vị.
Do đó mọi chỉ tiêu được Lâm trường lập kế hoạch, sau đó kế hoạch này được gửi lên cơ quan chủ quản cấp trên của Lâm trường Lập Thạch là công ty Nguyên liệu Vĩnh Phú xem xét và giao kế hoạch cho Lâm trường Lập Thạch thực hiện.
Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Lâm trường, trong một số năm gần đây kết quả một sốhoạt động kinh doanh chủ yếu trong Lâm trường đạt được như sau: (biểu 1c)
Biểu 1c: Kết quả một số hoạt động chủ yếu của Lâm trường Lập Thạch.
Năm
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
1. Trồng rừng gỗ NL
Ha
145,6
150,0
98,5
2. Tiêu thụ gỗ thu mua
Tấn
2.120.219
2.239.731
1.595.867
3. Tiêu thụ gỗ khai thác
Tấn
1.274,2
2.233.442
2.850,01
4. Doanh thu tiêu thụ
đ
1.325.576.730
1.753.351.160
2.147.497.880
5. Chi phí của hàng tiêu thụ
đ
1.299.807.474
1.714.116.017
2.135.417.419
6. Lợi nhuận
đ
25.769.256
39.235.143
12.080.461
7. Nộp ngân sách
đ
11.562.000
66.186.956
67.314.590
8. Số lao động
Người
116
121
119
9. Thu nhập bình quân (đ/người/tháng)
đ/người
669.300
750.000
800.000
Qua số liệu trên đây có thể thấy công tác sản xuất kinh doanh của Lâm trường Lập Thạch ngày một phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên trong đơn vị ngày một nâng cao.
2. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Tổ chức bộ máy quản lý tại Lâm trường Lập Thạch theo cơ cấu tổ chức các phòng, các đội sản xuất. Toàn Lâm trường có 03 phòng, 06 đội sản xuất lâm nghiệp và 01 đội nguyên liệu. Làm việc theo mô hình trực tuyến chức năng. Cụ thể được bố trí theo mô hình sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng Phòng tổ chức hành chính
01 xưởng sản xuất ván ép
Phòng kế toán tài chính
Phòng kế hoạch kỹ thuật
07 đội sản xuất lâm nghiệp
01 đội vườn ươm
a* Chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Giám đốc: Là người chỉ đạo, điều hành mọi công việc sản xuất kinh doanh của toàn Lâm trường, thông qua Phó Giám đốc và các phòng, các đội sản xuất trong toàn Lâm trường. Là người chịu trách nhiệm trước Công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh Phú và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về pháp luật.
- Phó giám đốc: Là người trực tiếp giúp việc cho Giám đốc đồng thời là người chỉ đạo công tác sản xuất kỹ thuật đối với các phòng, đội sản xuất. Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi công việc được giao như: Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng…
- Phòng Tổ chức hành chính:
+ Tham mưu cho Lãnh đạo Lâm trường về công tác tổ chức cử tuyển hợp đồng lao động và bố trí cán bộ trong toàn Lâm trường.
+ Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác xây dựng định mức công việc, đơn giá tiền lương, vận dụng thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trên cơ sở các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước, của ngành và địa phương.
+ Quản lý con dấu của Lâm trường, đồng thời làm nhiệm vụ văn thư đánh máy.
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
+ Tham mưu cho Lãnh đạo Lâm trường về công tác lập kế hoạch hàng năm.
+ Chỉ đạo công tác kỹ thuật:
- Kỹ thuật gieo ươm cây giống.
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng.
- Kỹ thuật khai thác gỗ.
+ Chỉ đạo về công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.
+ Nghiệm thu các bước công việc sau khi đã thi công.
- Phòng Kế toán tài chính.
+ Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về tòan bộ công tác quản lý kinh tế tài chính trong Lâm trường.
+ Tham mưu cho Lãnh đạo soạn thảo các hợp đồng về mua, bán tài sản, hợp đồng giao nhận khoán trồng rừng, bảo vệ rừng, tính toán theo dõi việc ký kết, thanh quyết toán các hợp đồng này.
+ Quản lý, theo dõi toàn bộ diễn biến về tài sản, nguồn vốn của Lâm trường.
+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán, công tác thống kê trong toàn Lâm trường, thực hiện lập báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định.
- 07 đội sản xuất lâm sinh: Tất cả những đội sản xuất này có nhiệm vụ như nhau. Cụ thể:
+ Tổ chức, chỉ đạo thi công công tác trồng rừng, chăm sóc bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng theo đúng địa bàn từng đội quản lý.
+ Quản lý tòan bộ số tài sản hiện có ở từng đội.
- Đội nguyên liệu giấy
+ Tổ chức thực hiện gieo ươm, tạo cây giống để phục vụ trồng rừng toàn Lâm trường.
+ Tổ chức thực hiện công tác khai thác rừng trồng của Lâm trường.
+ Tổ chức thực hiện thu mua gỗ nguyên liệu giấy của nhân dân trên địa bàn.
+ Tổ chức thực hiện vận chuyển gỗ nguyên liệu giấy của Lâm trường để bán cho Nhà máy giấy Bãi Bằng.
b. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh tại Lâm trường Lập Thạch.
Với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Lâm trường Lập Thạch là: Trồng rừng; Khai thác; Thu mua và tiêu thụ các loại gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Lâm trường thể hiện bằng sơ đồ sau:
* Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của Lâm trường Lập Thạch.
Gieo ươm cây giống
Làm đất để trồng rừng
Trồng rừng
Chăm sóc, bảo vệ rừng
Khai thác gỗ
Thu mua gỗ
Tiêu thụ gỗ
(4)
(6b)
(5)
(3)
(2)
(1a)
(1b)
(6a)
Sản xuất ván ép
Trong đó:
1a. Đội nguyên liệu sản xuất tạo cây giống.
1b. Các đội sản xuất Lâm nghiệp làm đất để chuẩn bị trồng rừng.
2. Khi cây giống đủ tiêu chuẩn, đất đã làm xong thì trồng rừng.
3. Trồng rừng xong, tiếp tục chăm sóc rừng từ khi rừng 01 tuổi đến 03 tuổi.
4. Rừng đến tuổi khai thác, tiến hành khai thác gỗ.
5. Thực hiện công tác thu mua gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn.
6a. Gỗ đã khai thác xong và gỗ đã thu mua được, vận chuyển gỗ nguyên liệu bán cho nhà máy giấy Bãi bằng.
6b. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất ván ép từ sản phẩm phụ là củi tận thu do không nhập được vào công ty giấy Bãi Bằng.
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
a. Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ bộ máy
Bộ máy kế toán tại Lâm trường Lập Thạch được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại Phòng kế toán tài chính Lâm trường.
Phòng kế toán có 05 người, được bố trí theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật liệu và BHXH, BHYT
Thủ kho thủ quỹ
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng người như sau:
* Kế toán trưởng, kiêm trường phòng Kế toán tài chính:
- Là người phụ trách phòng Kế toán tài chính, trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo về công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong Lâm trường.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác hạch toán, công tác thống kê đảm bảo đúng chế độ chính sách.
- Tham mưu cho Ban Lãnh đạo soạn thảo, ký kết các hợp đồng về mua, bán tài sản, các hợp đồng về trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
- Tổ chức, quản lý, lưu trữ tài liệu kế toán, thống kê của Lâm trường.
* Kế toán tổng hợp kiêm phó Phòng kế toán.
- Tham mưu cho kế toán trưởng về công tác hạch toán kế toán trong toàn Lâm trường.
- Theo dõi tình hình biến động TSCĐ, tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
- Tổng hợp, tính toán và phân bổ các khỏan chi phí cho các loại sản phẩm, tính giá thành thực tế cho các loại sản phẩm. Đồng thời lập báo cáo tài chính, báo cáo thống kê toàn Lâm trường.
- Là người trực tiếp theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến sản xuất lâm sinh.
- Hàng ngày lập phiếu nhập - xuất kho vật tư, phiếu thu - chi tiền phục vụ trực tiếp cho sản xuất lâm sinh khi có chứng từ hợp lệ.
- Theo dõi các khỏan tạm ứng, các khỏan công nợ phải thu, phải trả, các khỏan chi phí, các khỏan tiền công, tiền lương phục vụ công tác sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Là người trực tiếp theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến sản xuất thu mua tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy.
* Thủ kho, thủ quỹ:
- Hàng ngày làm nhiệm vụ nhập - xuất kho, thu - chi tiền khi có phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu - phiếu chi hợp lệ.
Đồng thời cùng với cán bộ định mức đi khảo sát hiện trường để tham mưu cho lãnh đạo về việc xây dựng định mức các công đoạn trong sản xuất của tất cả các đội sản xuất trong toàn Lâm trường.
b*Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Lâm trường Lập Thạch.
Lâm trường Lập Thạch với quy mô sản xuất vừa, quy trình sản xuất đơn giản, do đó Lâm trường đã áp dụng sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Niên độ kế toán là 01 năm (01/01 đến 31/12).
Đơn vị tiền tệ sử dụng là: VN đồng.
Trình tự ghi sổ tổng quát theo hình thức Nhật ký chung theo sơ đồ sau:
Các chứng từ gốc
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Nhật ký chung
Nhật ký chuyên dùng:
- Nhật ký thu tiền
- Nhật ký chi tiền
- Nhật ký bán hàng
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số p/s
Báo cáo kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng (cuối kỳ)
Quan hệ đối chiếu
c. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Lâm trường Lập Thạch.
Tại Lâm trường Lập Thạch, hiện nay đang vận dụng hệ thống chứng từ kế toán sau:
* Chứng từ hạch toán tiền lương.
- Bảng chấm công (Mẫu số 01-LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02 - LĐTL).
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu 03 - LĐTL).
- Bảng thanh toán BHXH (Mẫu 04 - LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu 05 - LĐTL).
- Phiếu xác nhận sản phẩm (công việc) hoàn thành.
* Chứng từ về hạch toán TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu 01 - TSCĐ).
- Thẻ TSCĐ (Mẫu 02 - TSCĐ).
- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu 03 - TSCĐ).
- Biên bản giao nhận sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành (mẫu 04 - TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu 05 - TSCĐ).
* Chứng từ về hàng tồn kho:
- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT).
- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT).
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 - VT).
- Thẻ kho (Mẫu 06 - VT).
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 08 - VT).
* Chứng từ về tiền tệ:
- Phiếu thu (Mẫu 01 - TT).
- Phiếu chi (Mẫu 02 - TT).
- Séc lĩnh tiền mặt.
- Bảng thanh toán tạm ứng.
* Chứng từ về bán hàng.
- Hóa đơn (GTGT) - Mẫu 01 GTKT.
* Chứng từ về chi phí sản xuất:
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng phân bổ tiền lương.
- Phiếu xuất kho; Bảng phân bổ NVL, dụng cụ.
- Phiếu chi, báo nợ của ngân hàng, giấy báo tiền điện.
- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
d. Tổ chức vận dụng hệ thống TK kế toán ở Lâm trường Lập Thạch.
Hiện nay, Lâm trường Lập Thạch là đơn vị hạch toán độc lập, là đơn vị trực thuộc công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú.
Lâm trường áp dụng phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, xác định hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Với đặc điểm này, hiện nay Lâm trường sử dụng hầu hết các tài khỏan trong hệ thống TK kế toán Việt Nam, còn 05 TK Lâm trường không sử dụng, gồm các TK sau: TK 136, TK 451, TK 611, TK 631, TK 641, và sử dụng toàn bộ các tài khỏan ngoài bảng tổng kết tài sản.
e. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ tại Lâm trường Lập Thạch.
Hiện nay, tại Lâm trường Lập Thạch đang sử dụng các loại sổ sau:
* Sổ tổng hợp gồm:
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái (Mở cho các tài khỏan 111, 112, 113, 141…)
* Sổ chi tiết bao gồm:
- Sổ chi tiết vật tư (sản phẩm, hàng hóa).
- Sổ chi tiết theo dõi với người bán (người mua).
- Sổ chi tiết thanh toán tạm ứng (TK 141).
- Sổ chi tiết các khỏan phải thu (TK 138).
- Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng.
- Sổ chi tiết tiền vay (theo dõi các TK: 311, 341, 336).
- Sổ chi tiết theo dõi về KPCĐ, BHXH, BHYT, phải trả khác.
- Sổ chi tiết theo dõi thanh toán với CBCNV (TK 334).
- Sổ chi tiết theo dõi thế chấp, ký cược, ký qũy.
- Sổ chi tiết tiêu thụ.
- Sổ chi tiết TSCĐ.
- Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh.
- Sổ chi tiết theo dõi thuế VAT.
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, theo dõi các TK 142, 154, 621, 622, 627, 642.
- Sổ chi tiết chi phí, thu nhập về HĐTC, hoạt động BT.
- Sổ theo dõi quỹ tiền mặt.
g. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán ở Lâm trường Lập Thạch.
Lâm trường Lập Thạch, báo cáo kế toán được lập theo quý và được gửi các cơ quan quản lý theo quy định.
Hiện nay, tại Lâm trường Lập Thạch báo cáo kế toán được lập gồm 04 biểu sau:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01/DN).
- Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02/DN).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03/DN).
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B04/DN).
h. Khái quát một số phần hành kế toán tại Lâm trường Lập Thạch
Lâm trường Lập Thạch áp dụng hình thức sổ kế toán là: Nhật ký chung. Một số phần hành kế toán được khái quát hạch toán như sau:
Hạch toán khái quát tổng hợp tiền lương và các khỏan trích theo lương.
Sơ đồ trình tự hạch toán.
Các chứng từ gốc
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng thanh toán tiền thưởng.
- Bảng thanh toán BHXH
- Các phiếu chi tiền
Bảng phân bổ tiền lương
Nhật ký chung
Nhật ký chuyên dùng - NK chi tiền
Sổ chi tiết thanh toán với CNV
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái các TK 334, 338
Bảng cân
đối TK
Báo cáo
kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng (cuối kỳ)
Quan hệ đối chiếu
Hạch toán khái quát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ trình tự hạch toán
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái TK 621, 622, 627, 154
Các bảng phân bổ:
- Tiền lương, BHXH.
- Vật liệu, DC.
- Khấu hao TSCĐ
Sổ chi tiết TK 621,622,627
Sổ chi tiết TK 154
Bảng tính giá thành SP
Bảng cân đối TK
Báo cáo
kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng (cuối kỳ)
Quan hệ đối chiếu
Hạch toán khái quát thành phẩm, tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
Sơ đồ trình tự hạch toán
Các chứng từ gốc
Nhật ký chung
Nhật ký bán hàng
Sổ chi tiết TK: 155, 156, 511, 512, 632, 421, 911…
Sổ cái TK: 155,156,511, 512,632,421, 911…
Bảng cân đối TK
Báo cáo kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng (cuối kỳ)
Quan hệ đối chiếu
Hạch toán khái quát về tài sản cố định.
Sơ đồ trình tự hạch toán
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái TK: 211, 212, 213
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Sổ chi tiết TSCĐ (TK:211,212,213)
Bảng cân đối số PS
Báo cáo
kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng (cuối kỳ)
Quan hệ đối chiếu
II. Quytrình hình công tác kế toán vật liệu ở Lâm trường Lập Thạch.
1. Đặc điểm về NVL của Lâm trường Lập Thạch.
Lâm trường Lập Thạch là doanh nghiệp chuyên trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy, vật liệu để dùng trong sản xuất bao gồm: túi bầu, hạt giống, thuốc trừ sâu, phân bón…
Nhìn chung, vật liệu của Lâm trường chịu sự ảnh hưởng lớn của yếu tố tự nhiên như: Hạt giống muốn đảm bảo chất lượng thì yêu cầu về nhiệt độ môi trường bảo quản phải đảm bảo từ 8 - 100C. Hoặc muốn cây mầm phát triển tốt thì yêu cầu về nhiệt độ từ khi gieo hạt tới khi cây có 2 lá mầm thì nhiệt độ môi trường đảm bảo từ 20 - 250C… do đó công tác bảo quản, sử dụng NVL ở lâm trường rất phức tạp.
Để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng NVL phục vụ sản xuất, hàng năm Lâm trường thường ký hợp đồng mua hạt giống, túi bầu, thuốc trừ sâu… với Trung tâm giống cây lâm nghiệp Phù Ninh - Phú Thọ và mua phân bón của Nhà máy Supe Lâm Thao.
Để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có lãi, thì yêu cầu của sản phẩm có giá thành hạ, chất lượng sản phẩm tốt. Mà NVL là yếu tố cấu thành thực thể sản phẩm. Do vậy Lâm trường phải quản lý tốt vật liệu ngay từ khâu thu mua, bảo quản và sử dụng NVL.
2. Phân loại NVL ở Lâm trường Lập Thạch.
Nhằm tổ chức tốt công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả NVL trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho việc hạch toán chính xác chi phí NVL trong quá trình sản xuất sản phẩm. Dựa vào công dụng của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm tại Lâm trường Lập Thạch NVL được chia thành các loại sau:
- NVL chính: Là đối tượng lao động, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó là yếu tố cấu thành thực thể sản phẩm.
Nó được chia thành các loại sau:
+ Hạt giống: Mã VT: 15210.
+ Túi bầu: Mã VT: 15211.
+ Phân bón: Mã VT: 15212.
- VL phụ: Gồm các loại NVL tuy không cấu thành thực thể sản phẩm. Song, nó có những tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Thuốc trừ sâu: Mã VT: 15220.
- Nhiên liệu: Gồm xăng, dầu. Mã VT: 15230.
- VL khác: Mã VT: 15280.
- Phế liệu: Là các loại vật liệu thu hồi khi thanh lý tài sản.
Trong tình hình thực tế về quy mô sản xuất kinh doanh của Lâm trường Lập Thạch để giúp cho công tác quản lý sử dụng NVL được dễ dàng thuận tiện thì việc phân loại NVL như trên là phù hợp.
3. Tính giá NVL tại Lâm trường Lập Thạch.
Tính giá NVL là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị .
Tính giá NVL phải đảm bảo yêu cầu chính xác, hợp lý. Đồng thời phải đảm bảo tính nhất quán giữa các kỳ hạch toán.
Hiện nay, ở Lâm trường Lập Thạch hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, giá vật liệu được tính như sau:
* Đối với NVL nhập kho:
- NVL của Lâm trường nhập kho chủ yếu từ nguồn muă ngoài. Ngoài ra vật liệu nhập kho của lâm trường một phần được nhập từ nguồn nhận góp vốn liên doanh, và một phần rất nhỏ từ thu hồi phế liệu khi thanh lý tài sản.
+ Đối với vật liệu mua ngoài.
Hiện nay Lâm trường mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong nước. Hình thức thu mua NVL của Lâm trường là hình thức chọn gói (chi phí vận chuyển VL do bên bán chịu, chi phí này được tính vào đơn giá mua VL).
= + -
Ví dụ: Ngày 20 tháng 01 năm 2004, Lâm trường lập thạch mua 9.000 kg phân NPK của nhà máy SUFE Lâm Thao, với giá mua không thuế là: 12.420.000đ. Thuế giá trị gia tăng 10%. Chi phí vận chuyển từ nhà máy lâm trường do bên bán chịu. Chi phí bốc xếp từ xe vào kho,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32765.doc