Mục lục
Trang
Lời mở đầu 3
Phần I: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí ô tô 1 -5 5
1.1. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Cơ khí ô tô 1 -5 ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 5
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 8
1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 10
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 12
1.1.5. Đặc điểm tổ chức phương pháp kế toán của Công ty 14
1.1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán 14
1.1.5.2. Hệ thống tài khoản kế toán 14
1.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán 18
1.1.5.4. Hệ thống báo cáo tài chính 20
1.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí ô tô 1 -5 32
1.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí ô tô 1 -5 32
1.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 38
1.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 38
1.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 42
1.2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 46
1.2.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 50
1.2.3.1. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 50
1.2.3.2. Tính giá thành sản phẩm 52
Phần 2: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí ô tô 1 -5 57
2.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí ô tô 1 -5 57
2.2. Đánh giá hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí ô tô 1 -5 58
2.2.1. Những ưu điểm 58
2.2.2. Những tồn tại 59
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí ô tô 1 -5 62
Kết luận 67
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cơ khí ôtô 1-5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc dài hạn
333
Nguồn vốn chủ sở hữu.
(400=410+420)
400
21.192.952.453
30.328.514.968
I. Nguồn vốn- Quỹ
410
20.483.701.222
29.809.179.222
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
20.439.701.222
28.439.701.222
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
3. Chênh lệch tỷ giá
413
4. Quỹ đầu tư phát triển
414
44.000.000
1.369.478.000
5. Quỹ dự phòng tài chính
415
6. Lãi chưa phân phối
417
7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
419
II. Nguồn kinh phí
420
709.251.231
519.335.746
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
709.251.231
519.335.746
3. Quỹ quản lý của cấp trên
421
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp
422
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
423
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
424
5. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
425
Tổng cộng nguồn vốn
(430=300+400)
430
340.607.905.111
372.507.748.196
Lập, ngày 09 tháng 01 năm 2005
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Lưu chuyển tiền tệ
(Theo phương pháp trực tiếp)
Năm 2004
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
01
804.015.430.967
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
02
739.777.978.229
3. Tiền chi trả cho người lao động
03
35.947.236.700
4. Tiền chi trả lãi vay
04
19.955.031.223
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
05
1.511.624.547
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
06
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
07
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh
20
6.823.560.268
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
21
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
22
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
23
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ của đơn vị khác
24
5. Tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
25
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
26
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
32
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
4. Tiền đã trả nợ gốc vay
34
5. Tiền chi, trả nợ thuê tài chính
35
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
(20+30+40)
50
6.823.560.268
Tiền và tương đương tiền trong kỳ
60
4.781.547.492
ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
Tiền và tương đương tiền trong kỳ (50+60+61)
70
11.605.107.760
Lập ngày 17 tháng 02 năm 2005
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
1.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại Công ty Cơ khí ô tô 1-5.
1.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ khác. các nhà quản lý doanh nghiệp cần biết được chi phí phát sinh đó ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào... Vì vậy kế toán cần xác định chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ theo một phạm vi, giới hạn nhất định. Đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng cho việc kiểm tra chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán được xác định một cách cụ thể. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, đội, trại sản xuất, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ...) và nơi gánh chịu chi phí (sản phẩm, công việc lao vụ, bộ phận hoặc chi tiết sản phẩm ...)
Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí, phải dựa vào các căn cứ sau:
Đặc điểm, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất
Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm...)
Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp .
Yêu cầu tính giá thành theo đối tượng tính giá thành
Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất một cách kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở quan trọng để kiểm tra, kiểm soát chi phí. Đồng thời tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận và cung cấp số liệu cho việc tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Tại Công ty Cơ khí ô tô 1-5, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, trình độ tổ chức và yêu cầu quản lý của Công ty. Quy trình công nghệ sản xuất và chế tạo sản phẩm là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Quá trình sản xuất các loại sản phẩm như xe khách, xe buýt, MCT... được tổ chức ở các Xí nghiệp. Tuy nhiên do quá trình tổ chức sản xuất còn tùy thuộc vào quản lý chi phí của Công ty vì vậy mà Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho toàn Công ty. Sau đó mới chi tiết ra cho từng đối tượng sử dụng và phát sinh chi phí. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong Công ty là nơi phát sinh chi phí đó là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất.
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.Có hai cách phân loại chi phí sản xuất: Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí, và phân loại chi phí theo mục đích và công dụng.
Công ty cơ khí ô tô 1-5 sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên phát sinh nhiều chi phí khác nhau. Vì vậy việc phân loại chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản lý của doanh nghiệp là công việc cần thiết nhằm đáp ứng công việc quản lý và tổ chức hạch toán chi phí. Thực tế chi phí sản xuất của Công ty được phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí bao gồm các yếu tố sau:
Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính (khung gầm chasssi...), chi phí nguyên vật liệu phụ như các loại dây điện..., chi phí nhiên liệu dùng vào sản xuất như: Dỗu, chi phí phụ tùng thay thế.
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Tiền lương và các khoản phụ cấp: bao gồm tiền lương chính trả theo sản phẩm, lương phụ trả cho thời gian nghỉ phép, hội họp, khoản phụ cấp độc hại... phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ là các khoản trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước về BHXH, BHYT, KPCĐ.
Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ.
Khi phát sinh các khoản về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, các chứng từ có liên quan để xác định giá vốn của số nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm (theo phương pháp tính giá vốn nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã lựa chọn). Trên cơ sở đó kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất cũng như từng đối tượng sử dụng trong doanh nghiệp, công việc này tường được thực hiện trong “Bảng phân bổ nguyên vật liệu”.
Tài khoản sử dụng
Để kế toán nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này không có số dư. tài khoản này có thể được mở chi tiết cho từng đối tượng sử dụng như: phân xưởng 1, phân xưởng 2, hoặc chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí như từng loại sản phẩm (sản phẩm A, sản phẩm B...)
Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Công ty ô tô 1-5 do áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên có thể khái quát trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
Vật liệu mua về đưa ngay vào sử dụng
Vật liệu xuất ra sử dụng trực tiếp
Vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
Kết chuyển chi phí NVLTT vào tài khoản tính giá thành
111,112,141
621
611
152
631
133
Sơ đồ 1.2.1.a Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích, BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. Trên cơ sở đó, các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp được tính toán căn cứ vào số tiền lương công nhân sản xuất của từng đối tượng và tỷ lệ trích quy định theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ.
Theo quy định hiện nay, trích vào chi phí đối với BHXH là 15% trên tổng số tiền thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, BHYT 2%, KPCĐ 2%.
Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản này không có số dư. Tài khoản này có thể mở cho từng đối tượng chi phí như: chi tiết cho từng phân xưởng hoặc chi tiết cho từng sản phẩm.
Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Có thể khái quát trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo sơ đồ sau:
334
338
335
622
631
Tiền lương và phụ cấp lương phảI trả
Các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ
Trích trước lương nghỉ phép của CNTTSX
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tàI khoản tính giá thành
Sơ đồ 1.2.2.1.b Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
Chi phí nhân viên phân xưởng: là khoản phải trả cho nhân viên phân xưởng, bao gồm: chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho nhân viên phân xưởng, nhân viên tiếp liệu, vận chuyển nội bộ...
Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dung cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng phân xưởng.
Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như khuôn mẫu đúc, gá lắp, dụng cụ cầm tay...
Chi phí khấu hao TSCĐ:Bao gồm khấu hao tất cả TSCĐ suwr dụng ở phân xưởng sản xuất, như khấu hao của máy móc thiết bị, khấu hao của nhà xưởng,phương tiện vận tải...
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí mua ngoàI để phục vụ cho các hoạt động ở phân xuwowngrnhuw chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí điện, nước, đIện thoại...
Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài những khoản chi phí kể trên, phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như chi phí tiếp khách, hội nghị... ở phân xưởng.
Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Cuối kỳ, sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán tính toán, phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý...
Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng
X
Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ
Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung để kế toán tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung.
TK 627 không có số dư cuối kỳ và được mở 6 tàI khoản cấp 2 để tập hợp theo các yếu tố chi phí:
6271: Chi phí về nhân viên phân xưởng
6272: Chi phí về vật liệu
6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278: Chi phí khác bằng tiền
Trình tự kế toán
Khái quát việc hạch toán chi phí sản xuất chung như sau:
Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành
Chi phí sản xuất chung hoạt động dưới công xuất
334, 338, 111, 112
627
631
632
Sơ đồ 1.2.1.c Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
Hạch toán chi phí toàn doanh nghiệp
Tại Công ty ô tô 1-5 chi phí sản xuất của doanh nghiệp sau khi đã tập hợp theo từng đối tượng và từng khoản mục. Kế toán sẽ tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp vào tài khoản tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.
Công ty ô tô 1-5 do thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên sử dụng tài khoản 631 – Giá thành sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ. Trình tự tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp được thể hiện bằng sơ đồ:
621
631
154
622
627
632
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ
Giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành
Kết chuyển giá trị dịch vụ sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sơ đồ 1.2.1.d: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
1.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
1.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty cơ khí ô tô 1-5 là doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm trong đó sản phẩm chia làm hai luồng: Xe khách, xe buýt và các sản phẩm MCT phục vụ cho nghành giao thông vận tải.
Chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất của Công ty, chiếm khoảng 87% tổng chi phí sản xuất sản phẩm đối với mỗi loại sản phẩm.
Các loại sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều loại vì vậy đòi hỏi phải có nhiều chi tiết sản phẩm, nhiều loại vật liệu (số lượng gần 3000 loại vật liệu khác nhau).
Tại đây, nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất đều được quản lý theo định mức, do phòng kỹ thuật lập nên, mỗi sản phẩm đều có dự toán riêng và đưa xuống phân xưởng. Các quản đốc phân xưởng sẽ thực hiện gia công phân phối đến từng bộ phận theo định mức kỹ thuật đã lập sẵn.
Việc quản lý nguyên vật liệu của Công ty được tiến hành ở 7 kho, mỗi kho đều quản lý các loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ khác nhau.
Kho vật tư, nguyên vật liệu
Kho
1
Điện
Kho
2
Lu trạm trộn
Kho
3
Vật
rẻ
Kho
4
Phụ tùng
ô tô
Kho
5
tự sản tự tiêu
Kho
6
vật liệu
Kho
7 nhiên liệu
Sơ đồ 1.2.2.1: Quá trình quản lý nguyên vật liệu
* Phương pháp tập hợp
Trước hết phòng kế hoạch sẽ căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu sản xuất của sản phẩm lên kế hoạch mua và cử người đi mua về. Dựa vào hóa đơn mua NVL phòng kinh tế thị trường sẽ viết phiếu nhập kho bao gồm 3 liên. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và nhu cầu sản xuất thực tế và định mức tiêu hao NVL cán bộ phòng kỹ thuật sẽ lập định mức về số lượng quy cách và phẩm chất vật tư cho các sản phẩm.
Tiếp theo phòng sản xuất kinh doanh căn cứ vào định mức lập phiếu xuất kho cho từng phân xưởng.
Khi xuất kho, thủ kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi thẻ kho. Cuối tháng gửi toàn bộ phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và thẻ kho lên phòng kế toán để trừ thẻ kho.
Khi đó bộ phận kế toán sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho, nhập kho vật liệu để trừ thẻ kho. Sau đó tiến hành ghi vào sổ số dư chi tiết từng loạI vật tư trong kho và lập bảng kê tính giá thành vật liệu, công cụ dụng cụ thực tế trong tháng. Kế toán vật liệu sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho vậtliệu và các NKCT có liên quan như NKCT số 1, NKCT số 10 ghi có TK 141, NKCT số 5 ghi có TK 331, bảng kê số 3 của tháng trước để lập bảng kê số 3 của tháng này.
Sau đó, dựa vào phiếu xuất kho để tính giá hạch toán của số xuất dùng trong tháng. Cuối tháng, nguyên vật liệu còn thừa tiến hành kiểm kê để tính ra số thực tế của vật liệu xuất dùng trong tháng.
Tại Công ty ô tô 1-5 cách tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ là dựa trên giá hạch toán. Trên cơ sở giá hạch toán và giá thực tế của số dư đầu tháng và giá thực nhập trong tháng để tính ra hệ số giá thực tế (hệ số chênh lệch) vật liệu và công cụ dụng cụ. Từ đó, xác định số xuất dùng trong tháng.
Kế toán sử dụng phương pháp hệ số giá để tính giá thực tế vật liệu xuất dùng:
Hệ số giá
Giá thực tế tồn đầu kỳ
Giá thực tế nhập trong kỳ
Giá hạch toán tồn đầu kỳ
Giá hạch toán nhập trong kỳ
=
+
+
Giá thực tế VL – CCDC xuất dùng trong tháng
=
Trị giá hạch toán của VL – CCDC xuất dùng trong tháng
Hệ số giá
X
Ví dụ: Giá trực tiếp nguyên vật liệu dùng cho Công ty tháng 7/2004 như sau:
+
Hệ số giá
11.541.999.110
154.186.034.850
=
11.315.894.883
152.876.084.567
+
=
1,009
Giá thực tế xuất dùng trong tháng 7/2004 là:
99.418.956.669 x 1,009 = 100.453.482.206
Các số liệu tính toán trên được thể hiện trên Bảng kê số 3-Bảng kê tính giá thành trực tiếp vật liệu-công cụ dụng cụ tháng 7/2004 (Biểu 1)
Căn cứ vào số nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất trực tiếp, kế toán lập bảng phân bổ số 2 (Biểu 2)-Bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ cho toàn doanh nghiệp.
Số liệu kế toán trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ số 2 được sử dụng để lập NKCT số 7.
Ngoài số liệu xuất kho đưa vào sản xuất trực tiếp còn có số vật liệu mua ngoài không qua kho chuyển thẳng vào sản xuất như: quạt gió, động cơ điện, mô tơ... Cụ thể trong tháng 7/2004, Công ty tiến hành mua ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất trực tiếp, số vật liệu mua ngoài được kế toán tiến hành ghi chép như sau:
Nợ TK 621: 6.509.773.977
Có TK 141: 1.393.402.416
Có TK 111: 45.980.000
Có TK 331: 5.070.391.561
Kế toán ghi Sổ chi tiết TK 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Biểu 3)
Phương pháp lập sổ chi tiết TK 621: căn cứ vào các bảng kê, NKCT ghi có TK 141, 331 kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết để tập hợp chi phí toàn bộ trong tháng.
Sổ chi tiết TK 621 được ghi vào cuối tháng, tổng số chi phí ghi trong sổ chi tiết, bên Nợ TK 621 sẽ được kế toán kết chuyển vào TK 631-Giá thành sản xuất.
Cụ thể tháng 7/2004 số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp trên sổ chi tiết TK 621 được kế toán kết chuyển sang TK 631 để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 631: 104.303.368.702
Có TK 621: 104.303.368.702
Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu kế toán sử dụng các NKCT có liên quan để ghi chép lại. Đối với nguyên vật liệu trực tiếp được lấy từ kho ra được phản ánh trên NKCT số 7. Còn đối với nguyên vật liệu mua ngoài thì ngoài NKCT số 7 còn phản ánh trên NKCT số 1, 2, 5, 10.
Sau khi hoàn thành ghi chép vào các NKCT liên quan thì kế toán tiến hành ghi Sổ Cái TK 621.
(Biểu 4)
Sổ cáI TK 621
Tháng 7/2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
STT
Ghi Có các TK đối ứng Nợ TK này
...
Tháng 11
Tháng 12
Cộng
45.980.000
1.393.402.416
97.793.594.725
5.070.391.561
Cộng SPS Nợ
104.303.368.702
Cộng SPS Có
104.303.368.702
Cụ thể số liệu tháng 7/2004 được kế toán tập hợp và ghi như sau:
Căn cứ vào NKCT số 1 ghi Có TK 111, NKCT số 10 ghi Có TK 141, NKCT số 5 ghi Có TK 331 và bảng phân bổ nguyên vật liệu để ghi cột Có TK đối ứng với Nợ TK 621.
Đồng thời, kế toán sử dụng số liệu trên các sổ này để ghi vào NKCT số 7 cho toàn Công ty.
1.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và nhân viên quản lý phân xưởng, tiền công thuê ngoài vận chuyển sản phẩm đến địa điểm tiêu thụ cho khách hàng theo yêu cầu. Khoản tiền đó bao gồm: tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp, nhân viên phân xưởng và khoản tiền trả trực tiếp cho bộ phận vận chuyển sản phẩm.
Bộ phận chi phí này của Công ty chiếm khoảng 8-10% chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty.
* Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Hiện nay Công ty cơ khí ô tô 1-5 sử dụng hai hình thức tính lương là lương theo thời gian và lương theo sản phẩm.
+ Lương thời gian: là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian được xác định:
Lương thời gian = Thời gian làm việc x Đơn giá lương thời gian
Lương cơ bản
Đơn giá tiền lương thời gian =
Số ngày làm việc trung bình trong tháng
Lương cơ bản = Hệ số x Mức lương tối thiểu
Hình thức lương thời gian được áp dụng cho người lao động thuộc khối văn phòng, bộ phận lao động gián tiếp ( nhân viên phân xưởng, quản đốc phân xưởng và nhân viên thống kê...)
+ Lương sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo khối lượng công việc đã hoàn thành, đảm bảo đầy đủ yêu cầu chất lượng, quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị công việc. Theo hình thức này lương sản phẩm được xác định:
Lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương tính cho một công việc
Căn cứ vào định mức lao động, đơn giá tiền lương do phòng quản lý lao đọng và tiền lương tính toán, tùy thuộc vào công việc ở các Xí nghiệp, phân xưởng khác nhau và đơn giá tiền lương khác nhau.
Đơn giá tiền lương của tổ vỏ bọc theo quy định của cấp bậc. Số liệu thể hiện ở bảng thanh toán tiền lương của tổ bọc vỏ 2 B60 (Biểu 5)
Quá trình tính toán và xác định lương do phòng quản lý lao động, tiền lương tính toán lương cho Xí nghiệp, sau đó thực hiện tập hợp toàn Công ty. Quá trình đó được thể hiện:
Hàng ngày, công việc của mỗi công nhân được theo dõi trên bảng chấm công do nhân viên quản lý theo dõi và ghi chép. Đến cuối tháng sẽ tổng hợp số ngày công của từng công nhân ở từng phân xưởng và gửi lên phòng kế toán để tính lương.
Căn cứ vào bảng chấm công ở dưới phân xưởng của các xí nghiệp gửi lên cùng với hợp đồng khoán sản phẩm và mức lương cơ bản của từng công nhân do phòng lao động - tiền lương đã quy định, kế toán tiền lương sẽ tính và xác định số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động hàng tháng. Số tiền thực tế mà người lao động nhận được xác định như sau:
Tiền lương thực tế phải trả cho một người lao động
=
Tiền lương sản phẩm của một lao động
+
Tiền lương thời gian của một lao động
+
Các khoản phụ cấp (nếu có)
Kế toán tiền lương xác định và lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phân xưởng của từng Xí nghiệp. Bảng thanh toán tiền lương của từng Xí nghiệp được tính căn cứ vào bậc lương, số tiền lương của người lao động, số phụ cấp và các khoản người lao động phải nộp, số tiền góp vốn. Các khoản này sẽ được khấu trừ trực tiếp vào số tiền lương thực tế của người lao động được lĩnh.
Trong thời gian nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ phép, ngừng sản xuất vì lý do khách quan công nhân sản xuất vẫn được trả lương phụ bằng 75% tiền lương cơ bản.
Tại Công ty việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất cũng như toàn bộ công nhân viên được thực hiện theo quy định của Bộ tài chính.
Trong Tháng 7/2004, số tiền thực tế phảI trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng được kế toán ghi như sau:
Nợ TK 622: 4.680.677.800
Có TK 334: 4.680.677.800
Hàng tháng căn cứ vào quỹ lương kế toán thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ % đã quy định.
Cụ thể, kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng để ghi:
Nợ TK 622: 142.862.156
Có TK 338: 142.862.156
-338.2: 93.613.556
-338.3: 43.454.647
-338.4: 5.793.953
Căn cứ vào đó kế toán định khoản và lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH hàng tháng.
Số liệu thể hiện bảng phân bổ tiền lương và BHXH Tháng 7/2004 (Biểu 6).
Ngoài khoản tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng thì còn bao gồm cả tiền lương phải trả cho lao động thuê ngoài.
Vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ do khách hàng yêu cầu. Đồng thời còn một số chi phí khác mua ngoài bồi dưỡng cho công nhân độc hại cũng được hạch toán vào TK 622. Cụ thể trong tháng có phát sinh nghiệp vụ liên quan, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 622: 142.382.392
Có TK 331: 61.927.278
Có TK 131: 36.898.314
Có TK 141: 43.556.800
Sau khi xác định số tiền thực trả cho công nhân viên, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TK 622. (Biểu 7).
Nội dung sổ chi tiết TK 622 phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan trực tiếp dến TK 622. Đó là khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng; các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương, khoản tiền công thuê ngoài vận chuyển và tiền bồi dưỡng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34069.doc