Để tạo nên một sản phẩm (bồn chứa nước hay chậu rửa ) thì chi phí nguyên vật liệu chính phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính là những thứ nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm: Inox SUS 304, thép V các loại (để làn chân đế), bột nhựa KOREA, bột màu, bột nở (để sản xuất bồn nhựa).
Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, do đó việc quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc phấn đấu hạ giá thành mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo. Và đó cũng chính là mục tiêu của ban lãnh đạo Công ty Cương Lĩnh đề ra phấn đấu thực hiện.
Công ty sử dụng TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu để theo dõi tình hình nhập xuất, tồn nguyên vật liệu tại Công ty. Tài khoản này được mở chi tiết theo các loại nguyên vật liệu. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán công ty căn cứ vào các chứng từ phiếu yêu cầu xuất kho, phiếu xuất kho hoặc các chứng từ mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào sử dụng (nhưng ở công ty Cương Lĩnh không hạch toán thẳng vào chi phí mà thông thường vật tư đều qua kho rồi xuất ra sử dụng) như hóa đơn mua hàng, hóa đơn giá trị gia tăng. và TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kế toán vật tư tiến hành ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn các nguyên vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu được tiến hành theo phương pháp ghi thẻ song song.
118 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cương Lĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết bị lọc nước.
Luyện kim, đúc thép, cán kéo thép.
2.1.1.3. Kết quả kinh doanh của một số năm gần đây của công ty
Biểu 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh một số năm gần đây của công ty
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2007
2008
2009
1
Tổng doanh thu
Ng.đ
53.260.000
65.289.000
87.726.300
2
Tổng chi phí
Ng.đ
46.746.500
57.727.478
76.536.000
3
Nộp ngân sách
Ng.đ
1.431.581
1.526.370
2.257.890
4
Trong đó:
5
Thuế GTGT
Ng.đ
118.459
221.846
364.925
6
Thuế thu nhập DN
Ng.đ
1.313.122
1.524.524
2.255.964
7
Số lao động
Người
183
210
250
8
Thu nhập bình quân
Đồng/người
1.864.000
2.150.000
2.452.500
9
LN trước thuế
Ng.đ
6.513.500
7.562.122
11.190.300
10
LN sau thuế
Ng.đ
4.689.720
5.444.728
8.057.016
2.1.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty
Hiện nay, mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty là những sản phẩm Inox dân dụng và công nghiệp. Trong đó mặt hàng chính của công ty là bồn Inox cao cấp. Sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Bộ phận sản xuất của công ty gồm có các tổ sản xuất: Tổ bồn, tổ ép, tổ hàn điện, tổ lốc V, tổ hoàn thiện, tổ bồn nhựa, tổ bốc xếp. Sản phẩm được sản xuất trên quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục.
Sơ đồ 2.6. Quy trình sản xuất sản phẩm
Nguyên liệu Inox nhập mua
Phôi đầu, đáy bồn
Inox tấm thân bồn
Ép
đầu bồn
TP bồn
Sản xuất
Xẻ, cuộn, chặt tấm
2.1.1.5. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty TNHH Cương Lĩnh
Sơ đồ 2.7. Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Cương Lĩnh
Hội đồng thành viên
Phòng Giám đốc
Phòng
hành chính tổng hợp
Phòng
tổ chức
cán bộ
Phòng
kế toán
toán tài vụ
Phòng
kinh doanh marketing
* Nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận:
Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Nó có nhiệm vụ quyết định phương hướng phát triển cho Công ty đồng thời quyết định tăng giảm vốn điều lệ của Công ty.
Phòng giám đốc gồm một giám đốc và một phó giám đốc
Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Giám đốc công ty có các quyền sau:
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động hàng ngày của công ty;
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty;
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty
Tuyển dụng lao động;
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty;
Các quyền khác được quy định trong điều lệ của Công ty;
Đồng thời, giám đốc còn có nghĩa vụ sau:
Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của Công ty;
Không được lạm dụng địa vị;
Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật và điều lệ Công ty quy định;
Phó giám đốc: ngoài công việc cụ thể của mình còn có nhiệm vụ góp ý kiến tham mưu cho giám đốc và là người đại diện cho Công ty khi giám đốc vắng mặt.
Khối văn phòng gồm bốn phòng, trong mỗi phòng ban có một trưởng phòng và một phó phòng:
Phòng hành chính tổng hợp: Giúp giám đốc Công ty quản lý nhân sự, số lượng công nhân viên trong Công ty. Điều phối và phân bổ công nhân viên cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Phòng tổ chức cán bộ có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của Công ty. Nghiên cứu các biện pháp tổ chức và thực hiện sắp xếp cán bộ sao cho hợp lý, tham mưu cho giám đốc thực hiện tuyển hoặc giảm số nhân viên hiện tại để phù hợp với tình hình của Công ty. Giúp giám đốc Công ty quản lý nhân sự, số lượng công nhân viên trong Công ty. Điều phối và phân bổ công nhân viên cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Thứ hai: Nghiên cứu các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lwong và phân phối hợp lý tiền thưởng để trình giám đốc. Đồng thời thực hiện chế độ kỷ luật đối với cán bộ và nhân viên vi phạm điều lệ của Công ty.
Phòng kế toán tài vụ: có trách nhiệm giúp giám đốc công ty thực hiện công tác quản lý hành chính tài sản, vật tư của Công ty, lập dự toán giá thành sản phẩm, kiểm tra giám sát việc thực hiện các phương án giá thành được duyệt, thanh quyết toán các hợp đồng mua sắm vật liệu, gia công sản xuất sản phẩm. Đồng thời cung cấp thông tin kinh tế cần thiết cho nhà quản lý nhằm mục tiêu ra quyết định và có đề xuất phương án kinh doanh hiệu quả cho các nhà quản lý.
Phòng kinh doanh Marketing: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng hóa hàng năm của Công ty, cung ứng hàng hóa đảm bảo quá trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra thường liên tục, không thừa, không thiếu và kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các đơn vị thành viên. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Là bộ phận chủ yếu đảm nhiệm các hoạt động kinh doanh của Công ty và sử dụng việc tìm kiếm nguồn hàng, tiêu thụ và giao dịch với các đối tác.
Tuy ở Công ty có nhiều phòng ban khác nhau, mỗi phòng có một chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng các phòng ban trong Công ty đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cụ thể là như sau:
Phòng kinh doanh cung cấp cho kế toán các kế hoạch mua bán, sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển hàng hóa, các hóa đơn chứng từ sau khi đã kiểm tra các biên bản kiểm nghiệm vật tư, kiểm kê định kỳ, thủ kho phải giao đầy đủ kịp thời cho kế toán các phiếu xuất nhập kho.
Phòng kế toán cung cấp cho phòng kinh doanh các số liệu về tổng hợp quỹ lương đã thực hiện, các quỹ bảo hiểm đã tính, cũng như các chi phí đi kèm như là chi phí công đoàn.
Phòng hành chính giúp giám đốc Công ty quản lý nhân sự, số lượng công nhân viên trong Công ty. Điều phối và phân bổ công nhân viên cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
2.1.2. Khái quát chung về công tác tổ chức kế toán của Công ty TNHH Cương Lĩnh
Chức năng của phòng kế toán là ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ đồng thời tổng hợp thông tin báo cáo lên Ban Giám đốc hàng ngày.
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Với đặc thù là công ty hoạt động sản xuất trong lĩnh vực cơ khí, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam vừa thích ứng với thực tiễn, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ công việc kế toán từ việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu, lập báo cáo đều thực hiện ở phòng kế toán. Hiện nay, số lượng cán bộ kế toán là 13 người. Với bộ máy kế toán của Công ty như trên là phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo tính khả thi của chế độ kế toán trong thực tiễn hoạt động của Công ty, giúp cho việc cung cấp thông tin cho quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 2.8. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Cương Lĩnh
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vốn bằng tiền và TSCĐ
Kế toán chi phí và tính giá thành
Kế toán ngân hàng
Kế toán thuế
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán công nợ
Thủ quỹ
* Quyền hạn và nghĩa vụ của từng người
Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng, có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc và Tổng giám đốc thực hiện việc kế toán thống kê, chịu hướng dẫn chỉ đạo bao quát chung, bố trí công việc phù hợp với mỗi người, quan hệ với các phòng ban, quan hệ với cấp trên, với bậc quản lý cấp trên. Người có quyền yêu cầu các bộ phận cung cấp số liệu chính xác, trung thực, kịp thời liên quan tới công tác hạch toán kế toán tài chính của công ty theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cung cấp đó. Người ký duyệt các nghiệp vụ hạch toán trong ngày của công ty. Người đôn đốc kiểm tra công việc của từng kế toán viên đặc biệt chú ý đến công nợ phải thu. Người đối chiếu, kiểm tra số liệu báo cáo do kế toán tổng hợp và kế toán thuế thực hiện. Nắm bắt được thông tin kế toán số liệu cung cấp cho ban giám đốc về tình hình tài chính của công ty. Người cập nhật kế toán mới, các chế độ liên quan đến công tác kế toán và hướng dẫn kế toán viên thực hiện.
Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm hạch toán kiểm tra giám sát mỗi phần hành của kế toán, kiểm ra sự phù hợp về tình hình hợp lý hợp lệ, tính chính xác của tài liệu kế toán, số liệu trước khi lập báo cáo quyết toán tổng hợp. Hàng ngày, cập nhật số liệu phát sinh. Lập phiếu thu, phiếu chi, định khoản các khoản kinh tế phát sinh. Kiểm tra rà soát toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp các chứng từ và ký duyệt cuối ngày. Cuối tháng, tổng hợp số liệu tổng hợp và chi tiết lập báo cáo tài chính trình kế toán trưởng xem xét.
Kế toán vốn bằng tiền và TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh chính xác kịp thời, cụ thể, đầy đủ số liệu hiện có, tình hình biến động và sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Đồng thời phản ánh ghi chép tổng hợp số liệu về số lượng và hiện trạng của TSCĐ.
Kế toán chi phí và tính giá thành: Căn cứ vào chi pí sản xuất tập hợp trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang để tính giá thành.
Kế toán ngân hàng: Hạch toán các khoản tiền gửi là các giấy báo có hoặc giấy báo nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi). Hàng ngày khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến kế toán phải đối chiếu với các chứng từ kèm theo.
Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ báo cáo thuế của công ty, liên hệ giao dịch với cơ quan thuế và cơ quan có chức năng.
Kế toán nguyên vật liệu: Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ NVL trong kho của công ty, chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ phần TSCĐ và CCDC sử dụng của công ty.
Kế toán công nợ: Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên đôn đốc việc thanh toán kịp thời.
Thủ quỹ: Là người giữ tiền cho Công ty và thực hiện nhiệm vụ nhập, xuất tiền theo lệnh của giám đốc hoặc kế toán trưởng của Công ty.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhu cầu ngày càng cao về thu nhập, xử lý thông tin nhanh nhạy để giải quyết kịp thời các nghiệp vụ phát sinh cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Hòa vào xu thế chung đó, công ty đã ứng dụng máy tính vào công tác kế toán.
Tuy nhiên, việc ứng dụng này chủ yếu chỉ để phục vụ cho việc lập các bảng biểu một cách nhanh chóng cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị. Phòng kế toán được trang bị 3 máy tính và nối mạng cục bộ phục vụ cho công tác kế toán. Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán BRAVO, nhưng đồng thời kế toán ghi chép bằng tay.
2.1.2.2. Hình thức kế toán áp dụng và hệ thống sổ kế toán của công ty
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách được thiết kế với phần mềm riêng cho Công ty áp dụng BRAVO tương đối phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh và phù hợp với quy định của nhà nước, đảm bảo công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày.
Sơ đồ 2.9. Trình tự kế toán tại công ty
Chứng từ gốc: PNK, PXK, PC, PT, HĐGTGT
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Phần mềm kế toán BRAVO trên máy tính
Sổ kế toán TK 621, 622, 627, 154
Báo cáo tài chính
Trong đó:
: Nhập số liệu hàng này
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra.
Tổ chức kế toán là nghiên cứu, vận dụng phương pháp tài khoản và ghi chép nghiệp vụ phát sinh thực tế theo chuẩn mực kế toán hiện hành. Thực chất hệ thống sổ là thiết lập cho mỗi đơn vị một bộ sổ tổng hợp và có nội dung, hình thức, kết cấu phù hợp với đặc thù của đơn vị đó.
Theo hình thức kế toán trên, Công ty đang sử dụng các loại sổ kế toán trong công tác hạch toán.
Chứng từ ghi sổ
Các sổ kế toán chi tiết
Sổ cái tài khoản
Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01- DN
Báo cáo kết quả kinh doanh, mẫu số B02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03 – DN
Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09 – DN
Hệ thống sổ kế toán được thiết lập theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC.
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N
Kỳ hạch toán của Công ty là 1 năm
Đơn vị tiền tệ áp dụng: VNĐ
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Cương Lĩnh
2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Cương Lĩnh
Là một doanh nghiệp sản xuất với những sản phẩm Inox cao cấp vì vậy công ty đã phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí. Theo tiêu chuẩn trên, chi phí sản xuất của Công ty bao gồm các khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu (bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp và nguyên vật liệu phụ trực tiếp): Là những chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm của Công ty. Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty là nguyên vật liệu mua ngoài: Inox USU 304 Kawasaki của Nhật Bản với nhiều kích cỡ, độ dày khác nhau. Loại Inox này một phần được nhập khẩu trực tiếp của một công ty ở Tây Ban Nha, một phần được nhập khẩu ủy thác thông qua công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ ARTEX – Hà Nội số còn lại công ty ở các ct kinh doanh Inox trong nước. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm ở phân xưởng. Hình thức tính lương cho công nhân sản xuất là tiền lương sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí phục vụ chung cho sản xuất sản phẩm như chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí sản xuất chung của Công ty phát sinh hàng tháng bao gồm các chi phí sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, của công nhân phục vụ cho các tổ sản xuất chính.
+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: phản ánh các chi phí vật liệu sử dụng cho sản phẩm chung như dùng để sửa chữa máy móc, bảo dưỡng tài sản cố định và các vật liệu dung cho nhu cầu quản lý chung ở các phân xưởng. Chi phí công cụ dụng cụ: bao gồm các chi pí dùng cho nhu cầu sản xuất chung như: băng dính, băng tan…
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền Công ty đã chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại phục vụ cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng.
+ Chi phí khác bằng tiền: gồm một số chi phí về hành chính phục vụ phân xưởng như văn phòng phẩm, tiếp tân, các khoản bồi dưỡng…
2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH Cương Lĩnh
Công ty Cương Lĩnh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kim khí với đặc thù: tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm kiểu liên tục khép kín, sản xuất theo đơn đặt hàng, loại hình sản xuất đơn chiếc, một sản phẩm có nhiều tổ sản xuất, Công ty đã chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm.
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
Tại công ty có rất nhiều sản xuất được tính giá thành, nếu nó được hoàn thành ở giai đoạn nào của quy trình công nghệ đều được tính giá thành. Song do thời gian chuyên đề có hạn, em chi tính giá thành thành phẩm tại Xưởng sản xuất bồn Inox và em cũng đưa ra cách tính giá của một sản phẩm bồn ngang 1000F0960 (BSMN 01000F0960) và các sản phẩm khác cũng được tính tương tự.
2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
Để tạo nên một sản phẩm (bồn chứa nước hay chậu rửa…) thì chi phí nguyên vật liệu chính phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính là những thứ nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm: Inox SUS 304, thép V các loại (để làn chân đế), bột nhựa KOREA, bột màu, bột nở (để sản xuất bồn nhựa).
Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, do đó việc quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc phấn đấu hạ giá thành mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo. Và đó cũng chính là mục tiêu của ban lãnh đạo Công ty Cương Lĩnh đề ra phấn đấu thực hiện.
Công ty sử dụng TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu để theo dõi tình hình nhập xuất, tồn nguyên vật liệu tại Công ty. Tài khoản này được mở chi tiết theo các loại nguyên vật liệu. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán công ty căn cứ vào các chứng từ phiếu yêu cầu xuất kho, phiếu xuất kho hoặc các chứng từ mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào sử dụng (nhưng ở công ty Cương Lĩnh không hạch toán thẳng vào chi phí mà thông thường vật tư đều qua kho rồi xuất ra sử dụng) như hóa đơn mua hàng, hóa đơn giá trị gia tăng.. và TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kế toán vật tư tiến hành ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn các nguyên vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất. Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu được tiến hành theo phương pháp ghi thẻ song song.
Kế toán kho vật tư theo dõi nguyên vật liệu xuất kho theo số lượng, loại vật tư thực xuất và tính giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Trị giá vốn thực tế vật liệu xuất kho
=
Số lượng vật tư xuất kho
x
Đơn giá bình quân
Đơn giá
bình quân
=
Trí giá vốn thực tế vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá vốn thực tế
nhập mua trong kỳ
Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập mua
trong kỳ
Trong đó, trị giá vốn thực tế vật tư nhập mua trong kỳ đã bao gồm cả chi phí vận chuyển vật tư nhập kho.
Khi vật liệu về đến Công ty, thủ kho vật tư sẽ cùng người giao hàng cân đo đếm vê số lượng, kiểm tra chất lượng nếu đạt được yêu cầu thì thủ kho làm thủ tục nhập hàng vào kho, thủ kho ký nhận vào phiếu xuất kho của bên bán, đồng thời bên giao hàng ký vào phiếu nhập kho do kế toán vật tư lập được in từ phần mềm máy vi tính ra.
Khi xưởng sản xuất có nhu cầu sử dụng, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, tổ trưởng các tổ hoặc tổ phó các tổ phải kê số lượng cần xuất dùng, chủng loại vật tư nào vào phiếu xuất kho, sau đó đưa lên phòng kỹ thuật xin chữ ký của quản đốc phân xưởng hoặc nhân viên của phòng kỹ thuật ký thay (nếu quản đốc vắng mặt). Điều này nhằm mục đích đảm bảo vật tư xuất ra khỏi kho thực sự dùng sản xuất và tiết kiệm vật tư một cách tối đa (vì Quản đốc xưởng là người hơn ai hết nắm rõ các thông số kỹ thuật cho việc sản xuất một loại bồn cụ thể là những loại vật tư nào hơn nữa ông ta là người ra lệnh sản xuất cho xưởng sản xuất tiến hành sản xuất trong ngày).
Công ty TNHH Cương Lĩnh
Khu 8 Thị trấn Sông Thao – Cẩm Khê – Phú Thọ
Biểu 2.2.
PHIẾU YÊU CẦU XUẤT VẬT TƯ Số: ………………..
Ngày 16 tháng 09 năm 2010 Phòng/bộ phận: Tổ SX bồn
Stt
Mục đích
Tên vật tư
Đơn vị
Số lượng
Yêu cầu
Thực tế
01
Phục vụ sản xuất
Inox băng 1.7*47
Cái
55
02
Phục vụ sản xuất
Bịt 420
Cái
17
03
Phục vụ sản xuất
Cổ áo 300
Cái
17
04
Phục vụ sản xuất
Đầu 960
Cái
17
05
Phục vụ sản xuất
Đáy 960
Cái
17
06
Phục vụ sản xuất
Nắp 300
Cái
17
07
Phục vụ sản xuất
Inox tấm 0.4*1219*2970
Tấm
17
Người lập
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Phê duyệt
(ký, họ tên)
Người nhận
(ký, họ tên)
Sau đó, phiếu lĩnh vật tư này sẽ được tổ trưởng tổ bồn Inox chuyển xuống kho vật tư để thủ kho xuất kho vật tư theo yêu cầu. Khi xuất kho, thủ kho vật tư ghi số lượng thực xuất vào ô thực xuất và ký tên vào ô thủ kho. Cùng thời gian này, phiếu yêu cầu xuất vập tư được chuyển cho kế toán kho nguyên vật liệu. Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư kế toán kho lập Phiếu xuất kho theo 03 liên trên phần mềm sau đó in phiếu xuất kho cho người nhận vật tư ký vào phiếu xuất kho.
Biểu 2.3
Công ty TNHH Cương Lĩnh
Khu 8 Thị trấn Sông Thao – Cẩm Khê – Phú Thọ
PHIẾU XUẤT KHO Số: 297 Mẫu số: 03-VT-3LL
Ngày 16 tháng 09 năm 2010
Nợ: 6212 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC)
Có: 1521 ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
Người nhận hàng: Nguyễn Tiến Phương
Lý do xuất kho: Xuất NVL sản xuất bồn Inox
Xuất tại kho: Địa điểm:
ĐVT: Đồng
Stt
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
01
Băng inox 1.7x47 USU
201 (CB2011.07-047.000)
Kg
55
55
164.800
9.064.000
02
Bịt bồn 0420 (CBIT 0420)
Cái
17
17
425.000
7.225.000
03
Cổ áo 0300 (CCO0300)
Cái
17
17
363.000
6.171.000
04
Đầu bồn 0960 (03.90) (CDAU0960)
Cái
17
17
434.000
7.378.000
05
Đáy bồn 0960(03.09) (CDAY0960)
Cái
17
17
787.500
13.387.500
06
Nắp inox 0300 (CNAP0300)
Cái
17
17
649.000
11.033.000
07
In tấm 30.4.. dày 0.4*1219*2970
(11.37) CT30.4-1219-2970
Tấm
17
17
667.500
11.347.500
Cộng
65.060.000
Cộng bằng chữ: Sáu mươi năm triệu sáu trăm linh sáu nghìn đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị
Người lập phiếu
Người giao hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
(ký, họ tên)
Sau khi kế toán kho vật tư in phiếu xuất kho và có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan (người lập phiếu, người lĩnh, thủ kho) thu kho giao:
01 liên “phiếu xuất kho” và “phiếu yêu cầu xuất vật tư” cho kế toán kho lưu
01 liên “phiếu xuất kho” lưu lại làm căn cứ ghi thẻ kho
01 liên “phiếu xuất kho” cho người nhận hàng.
Quy trình ghi sổ: Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp kế toán tiến hành ghi chép vào chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến mua hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất và chứng từ ghi sổ phản ánh vào sổ chi tiết và sổ cái các TK 621, 622, 627, 154.
Biểu 2.4.
Công ty TNHH Cương Lĩnh
Khu 8 Thị trấn Sông Thao – Cẩm Khê – Phú Thọ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 00682
Ngày 15 tháng 09 năm 2010
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
02/09
Xuất NVL cho sx
6212
1521
689.243.657
…
…
…
…
…
14/09
Xuất NVL cho sx
6212
1521
387.215.466
Cộng
2.204.162.557
Kèm theo: 01 chứng từ gốc
Ngày 15 tháng 09 năm 2010
Người lập
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Biểu 2.5
Công ty TNHH Cương Lĩnh
Khu 8 Thị trấn Sông Thao – Cẩm Khê – Phú Thọ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 00683
Ngày 30 tháng 09 năm 2010
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
16/09
Xuất NVL cho sx
6212
1521
65.606.000
…
…
…
…
…
30/09
Xuất NVL cho sx
6212
1521
231.674.622
Cộng
2.106.463.540
Kèm theo: 01 chứng từ gốc
Ngày 30 tháng 09 năm 2010
Người lập
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Biểu 2.6.
Công ty TNHH Cương Lĩnh
Khu 8 Thị trấn Sông Thao – Cẩm Khê – Phú Thọ
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 9 năm 2010
ĐVT: Đồng
STT
TK ghi có
TK ghi nợ
TK 152
TK 153
1521 (VLC)
1522 (VLP)
Cộng TK 152
01
TK 621
4.310.626.097
4.310.626.097
- TK 6211
546.817.600
546.817.600
- TK 6212
3.763.808.497
3.763.808.497
02
TK 627
96.236.410
96.236.410
124.134
- TK6271
23.643.635
23.643.635
34,500
- TK 6272
72.592.775
72.592.775
89.634
Cộng
4.310.626.097
96.236.410
4.406.862.507
124.134
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2010
Người lập
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên, đóng dấu)
Căn cứ vào chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ và bảng phân bổ NVL, CCDC lập sổ chi tiết TK 6211, TK 6212
Biểu 2.7
Công ty TNHH Cương Lĩnh
Khu 8 – Thị trấn Sông Thao – Cẩm Khê – Phú Thọ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TK: 6211 – Chi phí NVL trực tiếp (Chậu Inox)
Tháng 9 năm 2010
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ngày
Số
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
02/09
00682
Xuất NVL sản xuất bồn
1521
53.438.000
…
…
…
…
…
30/09
00172
Kết chuyển NVLTT (Bồn Inox)
1541
546.817.600
Tổng phát sinh
546.817.600
546.817.600
Số dư cuối tháng
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.8
Công ty TNHH Cương Lĩnh
Khu 8 – Thị trấn Sông Thao – Cẩm Khê – Phú Thọ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN TK 6212 – PHÂN XƯỞNG BỒN INOX
Tháng 9 năm 2010
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ngày
Số
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
02/09
00682
Xuất NVL sx bồn Inox
1522
87.788.000
06/09
00682
Xuất NVL sx bồn Inox
1522
29.622.000
10/09
00682
Xuất NVL sx bồn Inox
1522
125.564.000
16/09
00683
Xuất NVL sx bồn Inox
1522
65.606.000
…
…
…
…
30/09
00172
Kết chuyển NVLTT (Bồn Inox)
1542
3.763.808.497
Tổng phát sinh
3.763.808.497
3.763.808.497
Số dư cuối tháng
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
Sau chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Chính vì vậy Công ty đặc biệt chú trọng vào công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp không chỉ vì nó ảnh hưởng đến độ chính xác của giá thành sản phẩm, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thanh toán tiền lương thỏa đáng, kịp thời và chính xác cho công nhân.
Chi phí NCTT của công ty bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, các khoản có tính chất lượng, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sản xuất. Việc tính lương của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty không do một nhân viên của phòng kế toán tính mà do một nhân viên của phòng hành chính nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CĐ tốt nghiệp 2011- Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cương Lĩnh.doc