Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

sản phẩm ở các doanh nghiệp xây lắp 2

1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

trong các doanh nghiệp xây lắp 3

1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp 3

1.2. Yêu cầu của công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành

sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 4

2. Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 5

2.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 5

2.1.2. Khái niệm chi phí sản xuất 5

2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất 6

2.2. Giá thành sản phẩm 10

2.2.1. Khái niệm giá thành 10

2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 12

2. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 14

2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14

2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 14

2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 15

2.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 16

2.1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp 23

2.2. Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp 24

2.2.1. Đối tượng tính giá thành 24

2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 25

3. Hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 28

3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 28

3.2. Các loại sổ kế toán 29

Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long 31

1. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty xây dựng

số 8 Thăng Long 31

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 31

1.1.1. Chức năng 32

1.1.2. Nhiệm vụ 32

1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh của

Công ty 34

1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 34

1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công

ty chi phối đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 36

1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 39

1.3.1. Tổ chức bộ máykế toán của Công ty xây dựng số 8 Thăng Long 39

1.3.2. Chế độ kế toán áp dụng 40

2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm tại công ty xây dựng số 8 Thăng Long 43

2.1. Nội dung chi phí sản xuất tại Công ty XD số 8 Thăng Long 43

2.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty 43

2.1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 43

2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty 44

2.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 44

2.2.2. Chi phí phân công trực tiếp 50

2.2.3. Chi phí sử dụng máy thi công 55

2.2.4. Chi phí sản xuất chung 58

2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn đơn vị 64

2.3. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 63

Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long 66

1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long 66

2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 68

Kết luận 72

 

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 8 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp thích hợp. Ở các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá sau : * Phương pháp tính giá thành trực tiếp : Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản hiện nay vì sản xuất, kinh doanh mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Hơn nữa, phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính dễ dàng. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất trực tiếp được tập hợp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành của công trình, hạng mục côngtrình. Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì : Giá thành thực tế = Chi phí thực tế + Chi phí thực tế - Chi phí thực tế KLXL hoàn thành dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả công trường nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục côngtrình đó. Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một đội công trình sản xuất đảm nhiệm, không có điều kiện theo dõi, quản lý riêng các loại chi phí khác nhau thì chi phí sản xuất đã tập hợp được phải phân bổ cho từng hạng mục công trình theo những tiêu chuẩn thích hợp với hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình. Hệ số phân bổ ( tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế ) được xác định như sau : S C H = x 100% S Gdt Trong đó : S C : là tổng chi phí thực tế của cả công trình Gdt : là giá trị dự toán của cả công trình Khi đó : giá thành thực tế của hạng mục công trình = Gdti x H với Gdti : là giá trị dự toán của hạng mục công trình thứ i * Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng : Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng và khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng . Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất được tập hợp cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng . Những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang . Trong thực tế, phương pháp này thường được áp dụng đối với các đơn vị sửa chữa nhà cửa, cho công tác xây lắp phụ kiện ngoài. * Phương pháp tính giá thành theo định mức : Phương pháp tính giá này được áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các điều kiện sau: Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành. Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá. Xác định được các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra các chênh lệch đó. Theo phương pháp này, giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác định theo công thức sau: Giá thành thực tế Giá thành định mức Chênh lệch Chênh lệch của sản phẩm = của sản phẩm ± thay đổi ± do thoát ly xây lắp xây lắp định mức định mức * Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp công trình, hạng mục công trình phải trải qua nhiều giai đoạn thi công xây dựng giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị ... Theo phương pháp này, giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình được tính như sau: Z = C1 + C2 + ........... + Cn + Dđk - Dck Trong đó : Z : giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình C1, C2,...Cn : chi phí sản xuất xây lắp của các giai đoạn Dđk, Dck : chi phí thực tế sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ 4. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Hiện nay, tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hình thức sổ kế toán cho phù hợp trong bốn hình thức sau: - Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung - Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái - Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ Trong thực tế đơn vị thực tập sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ để hạch toán kế toán cho toàn đơn vị. Do vậy, để có điều kiện đi sâu nghiên cứu lý thuyết và vận dụng thực tế hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ , trong phạm vi bài viết này, em xin chỉ đề cập đến việc vận dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành mà đơn vị đang áp dụng. 4.1 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ : Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ : căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ ” việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm : - Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái . Chứng từ ghi sổ do kế toán lập nên trên cơ sở chứng từ gốc: các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ..) hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại ( như Bảng kê phiếu xuất, Bảng phân bổ lương...) có cùng nội dung kinh tế . Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm ( theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán . 4.2 Các loại sổ kế toán : - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ Cái - Các sổ, thẻ chi tiết * Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ : Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian ( nhật ký ). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh . * Sổ Cái : Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp, bao gồm: sổ Cái TK 621, sổ Cái TK 622, sổ Cái TK 623, sổ Cái TK 627, sổ Cái TK 154. Số liệu trên các sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính. * Sổ, thẻ kế toán chi tiết : Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết như theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên sổ chi tiết Tk 621, theo dõi chi tiết chi phí nhân công trực tiếp trên sổ chi tiết TK 622, theo dõi chi tiết chi phí sử dụng máy thi công trên sổ chi tiết TK 623, theo dõi chi tiết chi phí sản xuất chung trên sổ chi tiết TK 627 theo từng công trình, hạng mục công trình nhằm phục vụ cho yêu cầu tính giá thành sản phẩm, tổng hợp, phân tích, kiểm tra tính cân đối, hợp lý của các khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm mà các sổ kế toán tổng hợp không đáp ứng được. SƠ ĐỒ 6 : SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng phân bổ - Vật liệu, công cụ - Tiền lương, BHXH - Khấu hao TSCĐ Sổ đăng ký Chứng từ Ghi sổ Sổ Cái các TK 621, 622, 623, 627, 154 Sổ chi tiết TK 154 Phiếu tính giá thành sản phẩm Sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627 Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG 1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG - Tên Công ty: Công ty xây dựng số 8 Thăng Long thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long. - Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng- Xuân Đỉnh- Từ Liêm- Hà Nội - Điện thoại: (04)8362665 hoặc (04)8362666 - Fax: (04)8387711 - Giám đốc Công ty: ông Vũ Duy Mạnh - Công ty xây dựng số 8 thăng Long có khả năng nhận thầu thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình ngầm dưới nước, các công trình ngầm trong lòng đất. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long ( tiền thân là một đội thợ lặn và xây dựng công trình ngầm thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long) được thành lập năm 1991 theo Luật Công ty. Đến năm 1996, Công ty chính thức được thành lập do Bộ trưởng Bộ GTVT ký quyết định với số vốn thành lập ban đầu là 2.544 triệu đồng, số lao động trong danh sách là 234 người, trong đó cán bộ quản lý là 32 người, công nhân là 202 người. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động Công ty có những lần đổi tên như sau: Ngày 23/4/1996 căn cứ quyết định số 842/QĐ- TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước có tên là Công ty Lặn và Xây dựng công trình ngầm Thăng Long ( trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long ). Ngày 15/8/1998 căn cứ quyết định số 2052/QĐ - TCCB - LĐ của Bộ Giao thông vận tải về việc đổi tên công ty “ Công ty lặn và xây dựng công trình ngầm Thăng Long ” thành “ Công ty Xây dựng và Trục vớt Thăng Long ”. Ngày 29/3/2001 căn cứ quyết định số 4228/QĐ- BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc đổi tên công ty : “ Công ty Xây dựng và trục vớt Thăng Long ” đổi tên thành “ Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long ’’. Theo đó Công ty có những chức năng, nhiệm vụ chính như sau: 1.1.1. Chức năng Xây dựng công trình giao thông, cầu, cảng. Xây dựng công trình dân dụng. Xây dựng công trình công nghiệp. Xây dựng công trình thuỷ lợi. Xây dựng công trình thuỷ điện đến cấp III. Nạo, vét, đào kênh, mương, lòng sông, cảng biển... Thi công các công trình thuỷ lợi bằng phương pháp khoan nổ mìn trên cạn và dưới nước. Lặn phục vụ thi công các công trình ngầm dưới nước và trong lòng đất (lặn khảo sát thăm dò, thanh thải chướng ngại vật để phục vụ thi công các công trình). Hàn cắt và hàn cắt dưới nước, xây dựng các công trình ngầm dưới nước và trong lòng đất. Đào, đắp đất, đá, san, lấp mặt bằng, tạo bãi. Kinh doanh xăng dầu, mỡ, dầu nhờn. Trục vớt các phương tiện thuỷ nội địa chìm dắm trong lòng sông, hồ. Xây dựng đường dây trạm điện đến 50 KV. 1.1.2. Nhiệm vụ + Xây dựng nhà theo quy hoạch, kế hoạch giao thầu trực tiếp của ngành và Tổng công ty Xây dựng Thăng Long. + Nhận thầu xây dựng, cải tạo, sửa chữa ( kể cả trang trí nội thất) lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, điện hạ thế trong và ngoài nhà đối với các công trình công nghiệp, dân dụng và nhà ở đến quy mô do cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Hội đồng bộ trưởng, các bộ và các cơ quan ngang bộ xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và thẩm kế. + Được liên doanh với các tổ chức kinh tế khác, có tư cách pháp nhân và chuyên môn phù hợp với ngành nghề xây dựng cơ bản để làm tổng thầu các công trình lớn do Nhà nước xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và thẩm kế. + Được tổ chức sản xuất và gia công các cấu kiện kết cấu thép, bê tông, cốt thép và kết cấu gỗ phục vụ yêu cầu công tác xây lắp phù hợp với chuyên môn ngành. + Xây dựng các công trình kỹ thật hạ tầng, công trình giao thông đường bộ, công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. + Lập, quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển các đô thị, khu phố mới và các công trình đô thị khác. + Được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và thực hiện các dự án đầu tư của Công ty. + Được phép tham gia dự thầu các công trình xây dựng dân dụng, thuỷ lợi trong và ngoài nước. Ra đời trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XNCN có sự cạnh tranh gay gắt, có nhiều thay đổi về cơ chế, chính sách song Công ty luôn nhạy bén nắm bắt và có những thay đổi kịp thời để không ngừng đẩy mạnh lao động, sản xuất đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng đặt ra. Sau những năm hoạt động, Công ty không những đã bảo toàn số vốn được giao, mà còn phát triển vốn lên nhiều lần, doanh thu hàng năm không ngừng tăng lên, đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể. Số liệu minh họa: Tình hình tài chính của Công ty Năm Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 Doanh thu thuần Tr.Đồng 19.985 36.311 50.836 Giá vốn hàng bán Tr.Đồng 17.177 31.192 43.668 Lợi nhuận gộp Tr.Đồng 2.808 5.119 7.168 Chi phí Tr.Đồng 1.593 1.567 2.193 Lợi nhuận thuần Tr.Đồng 1.215 3.552 4.975 Thuế TNDN Tr.Đồng 388,8 113,6 1.592 Lợi nhuận sau thuế Tr.Đồng 826,2 3.438,4 3.383 Quy mô vốn kinh doanh Tr.Đồng 2.866 3.112 3.357 Lao động Người 273 297 301 Thu nhập bình quân Tr.Đồng 1,2 1,3 1,5 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý . Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của Tổng Công ty thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có của Công ty là: 301 người trong đó nhân viên quản lý là: 42 người, được sắp xếp theo sơ đồ sau: Sơ đồ 7 SƠ ĐỒ 8: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG VẬT TƯ MÁY THIẾT BỊ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ Xưởng sửa chữa Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số … Đội xây dựng số 8 Đội xây dựng số 9 Trong bộ máy quản lý, mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng trong mối quan hệ thống nhất cụ thể: Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, có chức năng điều hành và giám sát mọi hoạt động của công ty theo đúng chế độ chính sách của nhà nước. Trong quá trình ra quyết định, Giám đốc được sự tham mưu trực tiếp của các phòng ban và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Các Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc giải quyết các công việc thuộc phạm vi, quyền hạn do Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng nhiệm vụ là tham mưu cho Giám đốc về vấn đề sử dụng và bố trí nhân lực trong Công ty. Phòng Kế hoạch: có chức năng nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất chung, chịu trách nhiệm ký và thanh lý các hợp đồng, duyệt và lập định mức đơn giá tiền lương, vật tư thanh lý, thanh quyết toán các hoạt động đối với các chủ đầu tư. Phòng Dự án - đầu tư: có chức năng và nhiệm vụ là xúc tiến tìm kiếm dự án đầu tư và lập hồ sơ đấu thầu cho Công ty. Phòng Kỹ thuật: có chức năng nhiệm vụ là đảm bảo vấn đề lập phương án tiến độ thi công các công trình, tính toán các khối lượng và toàn bộ các yếu tố đảm bảo thi công cũng như lập dự án đấu thầu nghiệm thu khối lượng và chất lượng tính toán. Thanh quyết toán với chủ đầu tư làm cơ sở trả lương cho người lao động . Phòng Vật tư - máy: có chức năng nhiệm vụ là cung cấp, cung ứng vật tư đến các đơn vị sản xuất, quản lý về chất lượng và số lượng các loại vật tư, phương tiện, máy móc thiết bị.... Phòng Tài chính - Kế toán: có chức năng nhiệm vụ là phản ánh và ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty vào sổ sách kế toán, theo đúng quy định chế độ của nhà nước, đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thu hồi và thanh toán các khoản nợ ... Các đội sản xuất là đơn vị kinh tế phụ thuộc của Công ty thực hiện hạch toán trong nội bộ Công ty. Đội chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng và pháp luật Nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty chi phối đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. * Đặc điểm sản xuất kinh doanh. Các công trình của Công ty được tiến hành gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu và do Tổng công ty xây dựng Thăng Long giao cho. Sau khi hợp đồng kinh tế được ký, Công ty thành lập Ban chỉ huy công trường giao nhiệm vụ cho các Phòng, Ban chức năng phải lập kế hoạch sản xuất cụ thể, tiến độ và các phương án đảm bảo cung cấp vật tư, máy móc thiết bị thi công, tổ chức thi công cho hợp lý, đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư hay với Tổng Công ty . Việc quản lý vật tư Công ty chủ yếu giao cho Phòng Vật tư theo dõi tình hình mua vật tư cho đến khi xuất công trình. Máy móc thi công chủ yếu là của Công ty ngoài ra Công ty còn phải đi thuê ngoài để đảm bảo quá trình thi công và do Phòng Vật tư chịu trách nhiệm vận hành, quản lý trong thời gian làm ở công trường. Lao động được sử dụng chủ yếu là công nhân của Công ty, chỉ thuê lao động phổ thông ngoài trong trường hợp công việc gấp rút, cần đảm bảo tiến độ thi công đã ký kết trong hợp đồng. Chất lượng công trình do bên A qui định. Trong quá trình thi công, nếu có sự thay đổi phải bàn bạc với bên A và được bên A cho phép bằng văn bản nên tiến độ thi công và chất lượng công trình luôn được đảm bảo. Trong điều kiện kinh tế thị trường, bằng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, cộng với sự quan tâm của Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, Công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, tạo được uy tín với khách hàng và có thị trường ổn định. * Quy trình sản xuất sản phẩm. Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: nhận thầu, thi công các công trình làm đường, cầu, công trình ngầm. Do đặc điểm là xây dựng cơ bản nên thời gian hoàn thành một sản phẩm dài hay ngắn tuỳ thuộc vào công trình có quy mô lớn hay nhỏ. Đối với những công trình đặc biệt, Công ty được Nhà nước và Tổng công ty chỉ định thầu, còn các công trình khác phải tham gia đấu thầu. Khi trúng thầu, Công ty giao cho các đội và các đội phải bảo vệ công trình (Bảo vệ biện pháp thi công công trình) và thành lập công trường. Trong quá trình thi công luôn có sự giám sát của phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng của bên A và các đội phải chịu trách nhiệm về an toàn lao động và chất lượng công trình. Ta có thể khái quát quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 9) SƠ ĐỒ 10: Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất sản phẩm Tổ chức hồ sơ đấu thầu Thông báo trúng thầu Chỉ định thầu thảo luận Lập phương án tổ chức thi công Hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư Thành lập ban chỉ huy công trường Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình Bảo vệ phương án và biện pháp thi công Tiến hành thi công theo thiết kế được duyệt CT hoàn thành làm quyết toán và bàn giao CT cho chủ đầu tư Lập bảng nghiệm thu thanh toán công trình * Đặc điểm sản phẩm. Ngoài các dịch vụ lặn phục vụ các công trình, trục vớt, thanh tải, sản phẩm chủ yếu của Công ty là các công trình xây dựng cơ bản như nhà, đường, cầu, cống. Đó là những công trình sản xuất dân dụng, có đủ điều kiện để đưa vào sản xuất, sử dụng và phát huy tác dụng. Nói cách khác rõ hơn, nó là sản phẩm của công nghệ xây dựng và gắn liền trên một địa điểm nhất định, được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị và lao động mang những đặc điểm cơ bản như : + Có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài có giá trị lớn, mang tính chất cố định. + Nơi sản xuất ra sản phẩm cũng là nơi sản phẩm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. + Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật. Nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập. Mỗi một công trình được xây theo một thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một thời điểm nhất định. Những đặc điểm này có tác động lớn tới quá trình sản xuất của Công ty. + Quá trình từ khi khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài. Nó phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công này được chia làm nhiều giai đoạn: Chuẩn bị cho điều kiện thi công, thi công móng, trần, hoàn thiện. Mỗi giai đoạn thi công lại bao gồm nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu được thực hiện ở ngoài trời nên nó chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên nhiên. Do đó quá trình và điều kiện thi công không có tính ổn định, nó luôn luôn biến động theo địa điểm xây dựng và theo từng giai đoạn thi công công trình . 1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long. Bộ máy kế toán Công ty xây dựng số 8 Thăng Long đựoc tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Với hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán Công ty. Các đội, đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu thập, phân loại, kiểm tra các chứng từ ban đầu sau đó lập Bảng kế toán chuyển chứng từ ban đầu về phòng Kế toán-Tài chính. Tại đây, việc ghi chép kế toán được tiến hành. SƠ ĐỒ 11: Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty xây dựng số 8 Thăng Long. KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ quỹ Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán Tài sản cố định Kế toán Vật tư - Công cụ dụng cụ Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Kế toán tổng hợp Nhân viên thống kê ở các đội sản xuất trực thuộc Chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận: + Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Giám đốc về mặt nghiệp vụ đó là công tác tài chính kế toán. Tổ chức điều hành công tác hạch toán kế toán của Công ty. + Kế toán tổng hợp: Giúp cho kế toán trưởng về công tác kế toán tổng hợp . Đó là thực hiện phân tích hoạt động sản xuất của Công ty, tình hình thanh toán với Nhà nước, xác định kết quả kinh doanh, tiến hành trích lập các quỹ và lập báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm. + Kế toán tiền mặt, tiền ngân hàng: chịu trách nhiệm theo dõi giúp kế toán trưởng hạch toán quỹ tiền mặt, kế toán thu chi. + Thủ quỹ: Giữ két, thực thi theo lệnh của kế toán trưởng, căn cứ vào chứng từ gốc (hợp lệ) để xuất, nhập, ghi sổ quỹ phần thu, chi của kế toán tiền mặt. + Kế toán vật tư, CCDC: Giúp cho kế toán trưởng về công tác theo dõi tiêu hao (chi phí) về vật tư cho sản xuất (nhập - xuất - tồn) xác định chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng công trình, hạng mục công trình. + Kế toán TSCĐ: Chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi sự biến động của TSCĐ trong Công ty. tính khấu hao, tăng giảm, nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ.... 1.3.2. Chế độ kế toán áp dụng . * Chế độ chứng từ : Kế toán Công ty sử dụng các chứng từ hướng dẫn theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính bao gồm: các mẫu hoá đơn các loại sổ kế toán tổng hợp, bảng kê, bảng phân bổ, các sổ Cái, sổ kế toán chi tiết... theo quy định và yêu cầu quản lý. * Chế độ tài khoản: Kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CDSDKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính. * Chế độ Báo cáo Tài chính: + Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/1 đến 31/12 hàng năm. + Lập Báo cáo tài chính định kỳ theo quý, nộp cho Tổng công ty và các cơ quan chức năng. + Mẫu biểu Báo cáo tài chính:áp dụng mẫu biểu theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo thông tư số89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính. Ngoài ra Công ty còn lập các Báo cáo nhanh tuỳ theo yêu cầu quản lý của Công ty. * Hình thức kế toán: Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long hiện đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại thành các loại chứng từ có cùng nội dung tính chất nghiệp vụ để lập Chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để lập sổ kế toán tổng hợp là Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái các tài khoản. Các sổ kế toán chi tiết được mở căn cứ vào các chứng từ gốc đính kèm theo Chứng từ ghi sổ đã lập. - Cuối tháng, kế toán lập Bảng Cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp và lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản cấp 1 đã được mở chi tiết để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán chi tiết. - Cuối mỗi quý, căn cứ vào Bảng Tổng hợp chi tiết và Bảng Cân đối tài khoản, kế toán lập bảng Cân đối kế toán và các Báo cáo tài chính khác. Hệ thống sổ kế toán được sử dụng trong hình thức này gồm : - Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ Cái các tài khoản - Sổ Chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ: SƠ ĐỒ 12: Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp Chứng từ gốc Báo cáo Quỹ Số thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 8 THĂNG LONG 2.1. Nội dung chi phí sản xuất tại Công ty XD số 8 Thăng long. 2.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Công ty. * Phân loại chi phí sản xuất :. Chi phí sản xuất ở Công ty số 8 Thăng Long được phân loại thành: + Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ những chi phí đã tính đến hiện trường xây lắp của nguyên vật liệu chính ( nhựa đường, thép, xi măng, cát các loại ...) vật liệu phụ (phụ gia bê tông, gỗ, đất đèn,...), vật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1987.Doc
Tài liệu liên quan