Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Minh Trí

MỤC LỤC

 

Chương 1 : Tổng quan về Công ty TNHH Minh Trí.

 

1.1.Đặc điểm chung về Công ty TNHH Minh Trí.

1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển.

1.1.1.1.Khái quát chung.

1.1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển.

1.1.2.Công tác tổ chức quản lý,tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.

1.1.2.1.Công tác tổ chức quản lý.

1.1.2.2.Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.

1.1.2.3.Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty.

 

1.2.Các phần hành kế toán tại Công ty TNHH Minh Trí.

1.2.1.Kế toán vốn bằng tiền.

1.2.1.1.Các nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền của Công ty.

1.2.1.2. Kế toán tiền mặt.

1.2.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

1.2.2.1.Trình tự tính lương.

1.2.2.2. Các khoản phụ cấp theo lương.

1.2.2.3. Các hình thức tiền lương.

1.2.2.4. Trình tự ghi sổ.

1.2.3.Kế toán TSCĐ.

1.2.3.1.Cơ sở và phương pháp lập chứng từ TSCĐ.

1.2.3.2.Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ.

1.2.3.3.Kế toán khấu hao TSCĐ.

1.2.4.Kế toán nguyên vật liệu, CCDC.

1.2.4.1. Đặc điểm NVL, nguồn nhập nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty.

1.2.4.2.Quy trình luân chuyển chứng từ.

1.2.4.3.Phương pháp tính giá nguyên vật liệu.

1.2.4.4.Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu.

1.2.4.5.Hạch toán nguyên vật liệu.

1.2.5.Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.

1.2.5.1.Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành.

1.2.5.2.Phương pháp tính giá thành.

1.2.6.Kế toán về kết quả sản xuất kinh doanh.

 

Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích

Theo lương tại Công ty TNHH Minh Trí.

 

2.1.Phân loại lao động và hạch toán lao động.

2.1.1.Phân loại lao động.

2.1.2.Hạch toán lao động.

2.1.2.1.Hạch toán sử dụng lao động.

2.1.2.2.Hạch toán thời gian sử dụng lao động.

2.2.Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.

2.2.1.Các hình thức tiền lương.

2.2.1.1.Hình thức trả lương theo thời gian.

2.2.1.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm.

2.2.2.Quỹ tiền lương.

2.2.3.Quỹ BHXH.

2.2.4.Quỹ BHYT.

2.2.5.Quỹ KPCĐ.

2.3.Quy chế chi trả lương và thanh toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.

2.3.1.Quy chế chi trả lương tại Công ty TNHH Minh Trí.

2.3.2.Thanh quyết toán BHXH, BHYT, KPCĐ tại Công ty TNHH Minh Trí.

2.3.2.1.Quy chế thanh quyết toán BHXH, BHYT, KPCĐ.

2.3.2.2.Chế độ trợ cấp tại Công ty.

2.3.3.Kế toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động.

2.3.4.Kế toán phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.

2.4.Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

2.4.1.Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương.

2.4.2.Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.

 

Chương 3 : Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích

theo lương tại Công ty TNHH Minh Trí.

 

3.1. Nhận xét chung về công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các

khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Minh Trí.

3.1.1.Uu điểm.

3.1.2.Nhược điểm.

3.2.Một số ý kiến đề xuất trong công tác tiền lương và các khoản trích

theo lương.

 

Kết luận.

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tháng, chi phí sản xuât đã tập hợp được đẻ tính giá thành theo công thức sau: - Tæng gi¸ thµnh s¶n phÈm cña mét m· hµng ®­îc tÝnh theo c«ng thøc sau : Ztti = Ddki + Ctki - Dcki Trong đó: Ztti : tổng giá thành thực tế mã sản phẩm i Ddki: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ phân bổ cho mã sản phẩm i. Ctki: chi phí phát sinh trong kỳ tính cho mã sản phẩm i Dcki: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của mã sản phẩm i - Gi¸ thµnh ®¬n vÞ s¶n phÈm ®­îc tÝnh theo c«ng thøc sau: Trong đó : Ztti: giá thành sản phẩm i ∑Ztti: tổng giá thành mã sản phẩm i SLi : sản lượng hoàn thành trong tháng của mã sản phẩm i Do công ty không tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nên toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Đối với những đơn đặt hµng chưa hoàn thành kế toán không mở sổ theo dõi riêng mà sẽ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất vào kỳ kế toán sau. Sản phẩm hoàn thành nếu xuất trả khách hàng ngay thì kế toán không phải lập phiếu nhập kho. Còn sản phẩm hoàn thành tháng sau mới xuất đi thì kế toán căn cứ vào kế hoạch sản xuất mã hàng đó để lập phiếu nhập kho. Sau đó chuyển cho thủ kho, thủ kho tiến hành nhập hàng và ghi số thực nhập vào phiếu, ký phiếu nhập. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập sản phẩm đó báo cho các bộ phận có liên quan (Phòng xuất nhập khẩu .....) để điều chỉnh tiến độ cho hợp lý. Ví dụ : Trong tháng 8/2006 Phân xưởng may II đã nhập những sản phẩm sau: Côngty TNHH Minh Trí Mẫu số 01-VT Bộ phận : Phân xưởng II (Ban hành theo QĐ số : 15/2006 QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Phiếu nhập kho Ngày 20 tháng 08 năm 2006 Số 125 Họ và tên người giao hàng : Nguyễn Văn Cường. Theo .................Số........Ngày .... tháng .....năm .........của............................................ Nhập tại kho : Thành phẩm........................................ Địa điểm.................................... Stt Tên ,nhãn hiệu, quy cách VT,SP Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Áo 3 lớp 5234 c 15.000 15.000 2 Quần thể thao A028 c 25.568 25.568 .......... Cộng Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Bộ phận có nhu cầu (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 1.2.6. KÕ to¸n vÒ tiªu thô vµ kÕt qu¶. §Ó h¹ch to¸n vÒ tiªu thô vµ kÕt qña s¶n xuÊt C«ng ty TNHH Minh TrÝ sö dông c¸c lo¹i sæ s¸ch sau: -Sæ chi tiÕt cho TK155(thµnh phÈm), TK632(gi¸ vèn hµng b¸n), TK511(doanh thu b¸n hµng), TK512(doanh thu tiªu thô néi bé), TK642(chi phÝ qu¶n lý)...vµ c¸c b¶ng tæng hîp chi tiÕt. - Sæ tæng hîp : Lµ c¸c Chøng tõ ghi sæ, Sæ ®¨ng ký chøng tõ ghi sæ, Sæ c¸i TK155,632,511,512. - §Þnh kú kÕ to¸n ®èi chiÕu sè liÖu gi÷a b¶ng tæng hîp chi tiÕt víi sæ c¸i c¸c TK. Cuối kỳ kế toán kết chuyển Doanh thu, chi phí về TK911 để xác định lỗ, lãi. Nếu lỗ : Nợ TK421 Có TK911 Nếu lãi : Nợ TK911 Có TK421 Chương 2: Thực trạng Công tác kế toán tiền lương và các khỏan trích theo lương tại Công ty TNHH Minh Trí. 2.1. Phân loại lao động và hạch toán lao động. 2.1.1.Phân loại lao động. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì thế mà chi phí về lao động là một trong những chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm. Nhận thức được điều này Công ty TNHH Minh Trí rất quan tâm trú trọng về vấn đề nhân sự trong Công ty. Do đặc thù của Công ty chuyên gia công cho nhiều khách hàng và số lượng công nhân viên trong Công ty bao gồm nhiều loại khác nhau. Vì vậy cần phải phân loại lao động để giúp cho công tác tổ chức lao động và công tác tiền lương thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, tăng cường quản lý tốt về lao động và về quỹ tiền lương, quỹ BHXH... Số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty hiện nay là 2158 người, trong đó có 210 người thuộc bộ phận gián tiếp và 1948 người thuộc bộ phận sản xuất. Số công nhân trực tiếp sản xuất được chia làm 6 phân xưởng : Phân xưởng cắt. Phân xưởng thêu. Phân xưởng may I. Phân xưởng may II. Phân xưởng may III. Phân xưởng hoàn thiện. Trình độ văn hoá của cán bộ công nhân viên trong Công ty được phản ánh qua bảng biểu sau : Biểu số 01 : Phân loại trình độ. STT Chỉ tiêu Tổng số Trình độ Đại học trở lên Trung cấp PTTH 1 Cán bộ quản lý 20 20 2 Nhân viên kế toán 12 13 1 3 Nhân viên kỹ thuật 18 10 5 3 4 Nhân viên khác 60 101 44 13 5 Công nhân trực tiếp SX 2005 20 1.885 6 Công nhân khác 43 43 Cộng 2158 14 4 70 1.944 Để nâng cao trình độ quản lý, tiết kiệm được chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm nên Công ty trang bị các phầm mềm máy tính cho các phòng ban vì thế không cần nhiều nhân viên mà mỗi nhân viên có thể kiêm được nhiều công việc nhưng vẫn đảm bảo được các thông tin cần thiết cho các nhà quản lý thông qua hệ thống kết nối mạng internet. Hiện nay Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng thẻ ATM nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian lao động của nhân viên kế toán lương, do đó tiết kiệm được chi phí lương trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Đội ngũ gián tiếp sản hưởng lương theo thời gian, bậc lương phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm công tác của người lao động (lương theo thoả thuận). Công nhân trực tiếp sản xuất hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương của người lao động phụ thuộc vào tay nghề và năng suất lao động của họ. Công nhân khác mức lương phụ thuộc vào lương công nhân trực tiếp sản xuất (Ví dụ : tổ trưởng). Độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty là 30 tuổi, trong đó người ít tuổi nhất là 18 tuổi và cao nhất là 57 tuổi. 2.1.2.Hạch toán lao động 2.1.2.1.Hạch toán số lượng lao động. Để quản lý tốt nhân sự trong Công ty bộ phận Tổ chức và kế toán tiền lương phải lập sổ “ Danh sách lao động”. Trong danh sách lao động phải thể hiện rõ số lao động dài hạn, ngắn hạn của Công ty. Cơ sở ghi sổ “Danh sách lao động” là các chứng từ tuyển dụng người lao động, chứng từ thuyên chuyển công tác, chứng từ nâng lương, buộc thôi việc(đối với người lao động vi phạm hợp đồng)..... Nhiệm vụ của Phòng tổ chức lao động tiền lương là phải cập nhật thường xuyên, đầy đủ kịp thời, chính xác mọi biến động về nhân sự để làm căn cứ tính lương và tuyển dụng kịp thời nhân sự vào những vị trí chưa có người làm. 2.1.2.2Hạch toán sử dụng thời gian lao động. Thời gian lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty là thời gian người lao động làm việc thực tế. Chứng từ hạch toán thời gian lao động là các bảng chấm công. Minh họa : Bảng chấm công của Phòng xuất nhập khẩu và trích bảng chấm công của Tổ 3 thuộc Phân xưởng may I Biểu số 02 Đơn vị : Cty TNHH Minh Trí Bảng chấm công Mẫu số 01a-LĐTL Bộ phận : Phòng XNK. Tháng 8 năm 2006 STT Họ và tên Bậc lương Ngày trong tháng Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công ngừng việc hưởng 100% lương. Số công ngừng việc hưởng .....% lương Số công hưởng BHXH 1 ... 31 1. Nguyễn Thu Hương x .... x 26 2 Nguyễn Thị Hoa x x 26 3 Nguyễn Văn Thành x x 26 4 Vương Hải Yến x x 26 5 Nguyễn Thị Ngà x x 26 6 Nguyễn Thị Uyên x x 26 7 Trần Kim Chung x x 26 8 Đỗ Văn Tân x x 26 9 Phạm Thanh Hương x x 26 Người chấm công Phụ trách bộ phận ( ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu số 03 Bộ phận : Phân xưởng may I Bảng chấm công Mẫu số 01a-LĐTL Tổ 3 Tháng 08/2006 (Ban hành.theo QĐ.....) Stt Họ và tên Bậc lương Ngày trong tháng Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công ngừng việc hưởng 100% lương Số công ngừng việc hưởng ... % lương Số công hưởng BHXH 1 2 ... 31 1 Trần Thanh Hà K K Ô 25 1 2 Nguyễn thị Hà K K H 25 1 3 Nguyễn thị Loan K K Ô 25 1 4 Đỗ Tú Oanh K K K 26 5 Nguyễn thị Sự K K K 26 6 Vũ Văn Hào K K K 26 7 Nguyễn Minh An K K K 26 8 Trần thị Lắm K K K 26 9 Nguyễn thị Nga K K K 26 ... Người chấm công Phụ trách bộ phận (ký, họ tên ) (ký, họ tên) Ký hiệu chấm công. - Lương sản phẩm : K. - Lương thời gian : X - Lương hưởng BHXH : Ô - Con ốm : Cô - Thai sản :TS - Lương thời gian ca ba : KĐ - Nghỉ phép : P - Nghỉ lễ : L - Nghỉ bù : NB - Ngừng việc : N - Hội nghị, học tập : H - Tai nạn : T - Nghỉ không lương : Ro - Nghỉ có lương : R - Nghỉ nghĩa vụ lao động : LĐ - Chủ nhật : CN Bảng chấm công có tác dụng theo dõi ngày công thực tế làm việc cũng như nghỉ việc hay ngừng việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đây là căn cứ trả lương, trả BHXH cho từng người và quản lý được nhân sự trong Công ty. Mỗi một bộ phận (phòng ban, phân xưởng...) đều phải lập bàng chấm công, cuối tháng nộp cho phòng Tổ chức tiền lương để làm căn cứ tính lương. Để đánh giá kết quả lao động cuối cùng của toàn bộ công nhân sản xuất kế toán tiền lương phải căn cứ vào phiếu xác nhận công việc (sản phẩm) hoàn thành. Minh hoạ : Sản lượng hoàn thành của chị Nguyễn thị Nguyên, công nhân ở tổ 1 của phân xưởng may I trong tháng 8/2006 như sau Biểu số 04 Đơn vị : Cty TNHH Minh Trí Mẫu số 05-LĐTL Bộ phận : PX may I Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành Ngày 30 tháng 8 năm 2006. Tên đơn vị (hoặc cá nhân) : Nguyễn thị Nguyên. Theo hợp đồng số ...........................ngày ..........tháng.............năm. Đvt : Đồng Stt Tên công việc hoàn thành Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 May mác chính vào áo c 510 60 30.600 2 Tra mũ vào thân áo c 180 2.500 450.000 3 May cổ c 100 2.000 200.000 4 Đính cúc c 15.000 5 75.000 5 May mác trang trí vào quần c 748 50 37.400 Cộng 793.000 Tổng số tiền viết bằng chữ : Bảy trăm chín mươi ba ngàn đồng chẵn. Người giao việc Người nhận việc Người kiểm tra chất lượng Người duyệt (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2.2. Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của Công ty TNHH Minh Trí. 2.2.1.Các hình thức tiền lương: Do đặc thù là một doanh nghiệp chuyên sản xuất gia công các sản phẩm may mặc nên Công ty TNHH Minh Trí có nhiều loại lao động khác nhau. Do đó việc trả lương theo hình thức nào cho hợp lý nhằm quán triệt phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ lợi ích của xã hội, của doanh nghiệp và của người lao động là một vấn đề quan trọng của Công ty. Việc trả lương hợp lý khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo được ngày công và năng suất lao động. Chính vì lý do trên mà Công Ty TNHH Minh Trí áp dụng 2 hình thức trả lương : Hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo sản phẩm. Mỗi tháng trả lương làm 2 kỳ : - Kỳ 1 : Được tạm ứng theo mức lương tạm ứng mà công ty quy định và được trả vào ngày 15 hàng tháng. - Kỳ 2 : Thanh toán vào ngày 04 tháng sau. 2.2.1.1.Hình thức trả lương theo thời gian : Hình thức trả lương theo thời gian tại Công ty TNHH Minh trí là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của từng người lao động. Đơn vị để tính tiền lương theo thời gian tại Công ty là lương tháng, lương ngày, hoặc lương giờ tuỳ vào tính chất lao động thích hợp. Phòng Tổ chức lao động tiền lương căn cứ vào bảng chấm công, các quy định về thang bậc lương và các quy định khác để tính lương thời gian cho các lao động gián tiếp, sau đó chuyển cho phòng kế toán kiểm tra, rà soát nếu không có gì sai sót thì tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương theo thời gian : Lương thời gian = Hệ số lương*mức lương *số ngày công thực tế Số ngày công trung bình Mức lương = Lương tối thiểu * Hệ số đóng bảo hiểm Ví dụ : Tại phòng Quản lý đơn hàng. Trong tháng 8/2006 nhân viên Nguyễn Thị Hà có mức lương tối thiểu là 350.000đ, hệ số lương là 1.8 và hệ số đóng bảo hiểm là 2.98, trong tháng 8 chị Hà làm đủ 26 công. Mức lương của chị Hà = 350.000*2.98 = 1.043.000d Lương thời gian = (1.8*1043000)/26 = 72.207,7đ/ngày. Tổng lương thời gian trong tháng 8 của chị Hà = 72.207,7*26 = 1.877.400đ Trong mỗi lĩnh vực cụ thể có 1 tháng lương thích hợp trả cho lao động thích hợp. Trong mỗi tháng lương lại căn cứ vào trình độ nghiệp vụ của từng người mà chia thành các bậc lương khác nhau. Trong mỗi bậc lương có một mức lương nhất định. Tiền lương trả theo thời gian là lương tháng, lương ngày, lương giờ . - Lương tháng : Là tiền lương trả theo cả tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong cả thang lương. Tiền lương tháng áp dụng cho những nhân viên làm công tác quản lý và các nhân viên không trực tiếp làm ra sản phẩm. Tiền lương tháng ổn định cho ngày làm việc bình quân trong tháng bao gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp khác trên cơ sở mức lương. Công thức tính : Mức lương tháng Tiền lương bình quân 1 ngày = -------------------------- 26 ngày Căn cứ vào ngày công thực tế mà người lao động đi làm ở bảng chấm công, kế toán tiền lương tính ra số tiền thực tế phải trả cho nhân viên trong tháng : Tiền lương phải trả = Tiền lương bình Số ngày làm việc trong tháng quân ngày * thực tế - Lương ngày : Là tiền lương trả cho người lao động theo ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Mức lương ngày áp dụng để trả lương cho những người lao động trực tiếp hưởng lương thời gian (những ngày hội nghị, học tập, ...) và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH. Tiền lương 1 tháng Tiền lương 1 ngày = ------------------------ 26 ngày - Lương giờ : Được áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất trong những giờ làm việc không hưởng lương theo sản phẩm và làm căn cứ để tính đơn giá tiền lương. Lương giờ = (Mức lương ngày /8h) * Số giờ làm việc thực tế 2.2.1.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm Đây là hình thức trả lương cho công nhân sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành nhân với đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Hiện nay Công ty TNHH Minh Trí áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt. Theo hình thức này người lao động ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp mà Công ty đã định mức, người lao động còn được thưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng, thưởng về tăng năng suất, tiết kiệm vật tư ... và ngược lại người lao động không hoàn thành sản lượng hoặc làm hỏng sản phẩm sẽ bị phạt. Đây chính là mối quan hệ giữa tiền lương nhận được và kết qủa lao động của công nhân, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ tay nghề và tăng năng suất lao động nhằm nâng cao tổng thu nhập của mình đồng thời tăng thêm doanh lợi cho Công ty. Tính lương theo cách này, người lao động dễ hiểu và có thể kiểm tra lại đuợc số tiền lương mà mình nhận được sau khi hoàn thành công việc. Việc hạch toán tiền lương kế toán phải dựa trên cơ sở các tài liệu hạch toán kết quả lao động và đơn giá tiền lương một sản phẩm mà áp dụng đối với từng loại sản phẩm hoặc từng công việc. Vì chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí gía thành sản phẩm nên trước khi sản xuất một đơn hàng nào đó Phòng kỹ thuật cũng phải lập thiết kế dây truyền để trình Giám đốc. Trên cơ sở tham khảo các chuyên gia may mặcvà các phòng ban có liên quan, Giám đốc sẽ duyệt và đưa vào sản xuất. Ví dụ : Mã hàng J2KG46Q Biểu số 05 Công ty TNHH Minh Trí Bảng thiết kế dây chuyền Phòng Kỹ thuật. Ngày 12 tháng 08 năm 2006 Số : 651 STT Các công đọan Mã hàng J2KG46Q ĐVT Định mức /ngày Đơn giá 1. May mác chính c 500 60 2. May mác trang trí c 400 62 3 May bo tay c 150 95 4 May khoá túi c 100 250 5 Đính cúc áo c 2500 10 6 Là áo c 258 120 7 Dán tem áo c 500 60 ............. Cộng xxxx Người lập bảng Trưởng phòng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký duyệt) Dựa vào bảng thiết kế dây chuyền các phân xưởng bố trí người cho các công đọan cho hợp lý, và dựa vào định mức đó để kế toán tính lương, thưởng cho công nhân. Minh họa : Mức lương của chị Nguyên thuộc Tổ may số 1, phân xưởng may I trong tháng 8/2006 được tính như sau : - Hệ số lương của chị Nguyên là 1,4. Hệ số đóng bảo hiểm là 2,3. Lương sản phẩm = Mức lương sản lượng * Hệ số lương. - Mức lương sản lượng của chị Nguyên phải căn cứ vào sổ sản lượng cá nhân. Do Công ty sản xuất nhiều mẫu mã, chủng loại, gia công cho nhiều khách hàng nên có rất nhiều mã hàng và mỗi mã hàng có nhiều công đoạn. Vì thế mà trên sổ sản lượng cá nhân của chị Nguyên có rất nhiều mã hàng. Để tính được đơn giá cho mỗi mã hàng trong sổ sản lượng của từng công đoạn thì kế toán Công ty dựa vào ngày công định mức và sản lượng định mức do phòng Kỹ thuật định mức. Định mức này đã được bộ phận mẫu thử nghiệm và đã được Ban giám đốc phê duyệt. Ví dụ : Tính đơn giá cho mã hàng 501100 ở công đọan may mác chính vào áo. Trong sổ sản lượng của chị Nguyên định mức ngày công thực tế là 30.000đ. Định mức sản lượng thực tế công đoạn may mác chính vào áo là 500 chiếc mác. Từ đó kế toán tính đơn giá của công đoạn may mác chính vào áo = 30.000/500 = 60đ/c Trên sổ sản lượng của chị Nguyên trong tháng 8/2006 mã hàng 501100 ở công đoạn may mác đã hoàn thành 510 chiếc (số lượng thực tế này đã được bộ phận KCS kiểm duyệt). Như vậy số tiền chị được hửơng = sản lượng thực tế * đơn giá của từng công đoạn và = 510*60 = 30.600đ. Tổng lương của chị Nguyên trong tháng 8/2006 được tính như sau : Căn cứ vào sổ sản lượng kế toán tính được mức lương sản lượng của chị Nguyên chính là tổng số sản lượng của các công đoạn trong các mã hàng nhân với đơn giá của từng công đoạn. Mức lương sản lượng = 793.000đ. Tiền lương sản phẩm : 793.000*1,4 = 1.110.200đ. Tiền phụ cấp ăn trưa : 26ngày *4500đ = 117.000đ Tiền thưởng năng suất = 111.020đ Tiền BHXH phải nộp = 350.000*2,3*5% = 40.250đ Tiền BHYT phải nộp = 350.000*2,3*1% = 8.050đ. Tiền lương mà chị Nguyên nhận thực tế trong tháng : = 1.110.200+117.000+111.020- (40.250+8.050) = 1.289.920đ. 2.2.2.Quỹ tiền lương : Quỹ tiền lương của Công ty là toàn bộ tiền lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty quản lý và chi trả lương. Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm các khoản sau : Tiền lương tính theo thời gian. Tiền lương tính theo sản phẩm. Các khoản phụ cấp làm thêm giờ, kiêm việc... Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Các khoản trợ cấp BHXH cho cán bộ công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản.... Kế toán tiền lương quản lý và hạch toán chia thành lương chính và lương phụ. - Lương chính là tiền lương mà Công ty trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian thực tế làm việc theo đúng nhiệm vụ được giao và đã được thoả thuận trong hợp đồng lao động. - Lương phụ là số tiền lương mà Công ty trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian không làm theo đúng nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo chế độ quy định (nghỉ phép, ngày lễ ....), tiền lương làm thêm giờ .... Việc phân tách lương chính và lương phụ có một ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán và phân tích chi phí trong qúa trình tính giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với việc sản xuất ra sản phẩm, do đó kế toán hạch toán chi tiết trực tiếp cho từng loại sản phẩm và được quản lý theo định mức. Tiền lương chính của bộ phận gián tiếp kế toán hạch toán vào chi phi qủan lý doanh nghiệp. Tiền lương phụ liên quan đến nhiều đối tượng do vậy kế toán sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để tập hợp cho từng đối tượng. 2.2.3.Quỹ BHXH Là quỹ mà Công ty sử dụng trợ cấp cho người lao động trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động (ốm đau, tai nạn lao động....). Quỹ BHXH được trích lập tạo ra một khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên trong các trường hợp nêu trên. Việc trích lập quỹ được Công ty thực hiện hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viênvà được sử dụng theo chế độ hiện hành. - Quỹ BHXH được trích 20% trên tổng số thu nhập ổn định phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ hạ ch toá n (tổng lương cấp bậc và phụ cấp thường xuyên). Trong đó Công ty phải chịu 15% và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Số còn lại trừ vào thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên. Số tiền được trích lập này được nộp cho cơ quan quản lý BHXH để quản lý tập trung. Ví dụ : Tại phòng Quản lý đơn hàng tháng 8/2006, nhân viên Nguyễn Thị Hà có hệ số đóng bảo hiểm là2.98. Mức lương tối thiểu theo quy định là 350.000đ. Số tiền BHXH mà chị Hà phải nộp trong tháng là : = (2.98*350.000)*5% = 52.150đ. Số tiền BHXH mà Công ty phải nộp và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh : = (2.98*350.000)*15% = 156.450đ. 2.2.4.Quỹ BHYT. Đây là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho cán bộ công nhân viên có tham gia đóng góp trong trường hợp khám và chữa bệnh. Quỹ BHYT là kinh phí để mua thẻ BHYT cho người lao động và đây cũng là một hình thức quản lý người lao động khi nghỉ ốm thông qua mạng lưới y tế. Theo chế độ hiện hành BHYT được trích theo tỷ lệ 3% trên tổng số thu nhập ổn định của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Trong đó Công ty phải chịu 2% được tính vào chi phí, người lao động phải chịu 1% và trừ vào lương hàng tháng. Ví dụ : Vẫn ví dụ trên - Số tiền mà chị Hà phải nộp BHYT hàng tháng : = (2.98*350.000)*1% = 10.430đ. Số tiền mà Công ty phải nộp và tính vào chi phí SXKD : = (2.98*350.000)*2% = 20.860đ. 2.2.5.Quỹ KPCĐ. Đây là quỹ tài trợ cho hoạt động Công đoàn ở các bộ phận trong Công ty. KPCĐ cũng được trích lập theo chế độ hiện hành của Nhà nước quy định và Công ty được hạch toán và chi phí sản xuất kinh doanh . KPCĐ được trích 2% trên tổng lương phải trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty trong kỳ. Trong đó 1% phải nộp cho cơ quan quản lý cấp trên và 1% giữ lại để chi tiêu cho những hoạt động công đoàn của Công ty. 2.3.Quy chế chi trả lương và thanh toán tiền lương,BHXH,BHYT,KPCĐ 2.3.1.Quy chế chi trả lương : - Việc phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty căn cứ vào cấp bậc lương cơ bản, số sản lượng hoàn thành đã được ký kết giữa người lao động với Công ty. - Lương theo cấp bậc công việc : là phần lương cứng trả cho một tháng (26 ngày), mức lương này phụ thuộc vào tính chất công việc trong hợp đồng lao động mà người lao động đã thoả thuận với Công ty. Mức lương này còn phụ thuộc vào số ngày công đi làm thực tế của người lao động. - Đối với lao động trả lương theo thời gian, nếu làn thêm ngoài giờ tiêu chuẩn thì Công ty trả lương làm thêm giờ theo cách tính như sau : Tiền lương = Tiền lương * 150% hoặc 200% * Số giờ làm thêm giờ giờ thực trả làm thêm. Trong đó : Tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương chính thoả thuận trong hợp đồng của tháng mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác). Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường. Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần (ngày chủ nhật). - Đối với lao động trả lương theo sản phẩm, nếu làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn thì Công ty trả lương làm thêm giờ theo cách tính sau: Tiền lương = Tiền lương SP * 150% hoặc 200% * Số giờ làm thêm giờ giờ thực tế làm thêm Trong đó : Tiền lương sản phẩm giờ thực tế trả được xác định trên cơ sở lương sản lượng đạt được của tháng mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác). Tổng lương SP trong tháng Tiền lương SP giờ thực trả = ------------------------------------------------ Tổng giờ làm việc thực tế trong tháng - Lương thời gian phát sinh trong quá trình sản xuất Công ty quy định như sau : Lương thời gian phát sinh (1 ngày) = 520.000đ/26ngày = 20.000đ Ví dụ minh hoạ : Trường hợp chị Hà ở tổ 3 –Phân xưởng may I nghỉ làm để đi học do Công ty cử đi (31/08/2006) thì chị Hà được hưởng tiền lương trong ngày đó là 20.000đ - Ngoài việc trả lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty theo mức lương cơ bản, Công ty còn thanh toán cho cán bộ công nhân viên các khoản phụ cấp khác như: + Tiền ăn ca : 4.500đ/người Tiền ăn trong tháng = Số ngày công làm việc thực tế * 4.500đ Ví dụ : Theo bảng chấm công của Tổ 3 thì tiền ăn ca trong tháng 8/2006 của chị Hà là : 25*4.500 = 112.500đ và của chị Nga là 26*4.500 = 117.000đ..... + Phụ cấp thâm niên hoặc theo trình độ đối với người lao động hưởng lương thời gian : Phụ cấp này phụ thuộc vào quy định của Công ty (tính theo công thực tế đi làm) : Ngày công thực tế đi làm đạt từ 80% đến 100% trong tháng thì được hưởng 100% tiền phụ cấp. Ngày công thực tế đi làm đạt từ 70% đến 79% trong tháng thì được hưởng 80% tiền phụ cấp. Ngày công thực tế đi làm đạt từ 50% đến 69% trong tháng thì được hưởng 50% tiền phụ cấp. Các trường hợp còn lại không được hưởng tiền phụ cấp. Tiền phụ cấp này không vượt quá 10% trên tổng lương của những người được hưởng phụ cấp. + Phụ cấp hoàn thành công việc (thưởng tháng) đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 105% trở lên thì hệ số K = 0.15 (đối với công nhân trực tiếp sản xuất) , K=0.58 (đối với tổ trưởng, tổ phó). Tỷ lệ hoàn thành từ 95% đến dưới 105% thì K =0.12(đối với công nhân trực tiếp sản xuất) và K = 0.5 (đối với tổ trưởng, tổ phó)... + Phụ cấp trá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24.doc
Tài liệu liên quan