Là một Xí nghiệp May thuộc Bộ quốc phòng do vậy lao động trong Xí nghiệp cũng có những đặc điểm riêng khác. Lao động trong Xí nghiệp chủ yếu là công nhân nữ. Trong tổng số 1.400 lao động hiện nay thì lao động nữ chiếm tới 85% vì thế sẽ ảnh hưởng tới các khoản phụ cấp cho công nhân nữ. Trong Xí nghiệp có 70 người là quân nhân chuyên nghiệp thuộc Bộ tư lệnh phòng không- không quân, Bộ quốc phòng. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong xí nghiệp ngày càng gia tăng để đá
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp May X19- Công ty 247- Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong và ngoài quân đội đặc biệt là khai thác các nguồn hàng trang phục của các cơ quan ban ngành Nhà nước cũng như nhu cầu may mặc dân sinh.
- Chủ động quan hệ, giao dịch tìm kiếm thị trường, lo đủ và dư việc làm cho công nhân, tổ chức huấn luyện, đào tạo tay nghề cho cán bộ, công nhân.
- Tìm các giải pháp quản lý, chỉ đạo hướng dẫn công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ hết số sản phẩm làm ra, củng cố từng bước uy tín và vị thế của Công ty trên thị trường.
- Trực tiếp thực hiện và bảo đảm các chế độ quyền lợi của người lao động theo quy định của luật lao động và chỉ đạo của giám đốc Công ty.
Xí nghiệp X19 sản xuất hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín: cắt may và hoàn thiện bằng các máy móc chuyên dùng. XN tổ chức sản xuất kinh doanh theo 5 phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ sản xuất khác nhau.
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm:
Nguyên vật liệu
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 1
Phân xưởng may 2
Phân xưởng may cao cấp
Kho thành phẩm
Xuất trả
khách hàng
Nhân viên KCS
Phân xưởng hoàn thiện
Đây là quy trình công nghệ với các đặc trưng là tính thẳng tuyến, tính liên tục nhịp nhàng, là quy trình công nghệ sản xuất này sẽ giúp cho công việc được tiến hành một cách nhanh chóng, khối lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn và đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Tổ chức sản xuất cuả xí nghiệp bao gồm 5 phân xuởng :
- Phân xưởng cắt
- Phân xưởng may 1
- Phân xưởng may 2
- Phân xưởng may cao cấp.
- Phân xưởng hoàn thiện.
Nhiệm vụ của từng phân xưởng như sau:
- Phân xưởng cắt: Nhận lệnh sản xuất và các phiếu may đo từ phòng kế hoạch để cắt theo đúng số đo của từng người, từng đơn vị ghi trên phiếu may đo, thực hiện cắt bán thành phẩm hoàn thiện để chuyển giao cho các phân xưởng may. Bán thành phẩm hoàn thiện bao gồm: bán thành phẩm chính, mex, cạp, khóa, lót túi….( riêng áo sau khi cắt xong còn phải ép keo cổ, măng xec, ve áo, nắp túi…).
- Phân xưởng may 1, may 2 : Thực hiện công nghệ may và hoàn thiện các loại sản phẩm như trang phục cua các ngành đặc thù ( công an, hải quan, kiểm lâm…).
- Phân xưởng may cao cấp: Cũng thực hiện công nghệ may và hoàn thiện sản phẩm như phân xưởng may 1, may 2 nhưng còn có thêm nhiệm vụ là may các loại sản phẩm phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn như: quần áo comple, áo măng tô, áo đông len 2 lớp, váy, áo gile…
- Phân xưởng hoàn thiện : Có nhiệm vụ thùa khuy, đính cúc, là, đóng gói, dán nhãn mác lên bao bì sản phẩm.
- Kho thành phẩm: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối, đóng gói và chuyển trả cho khách hàng.
Đối tượng chế biến là vải, vải được cắt và may thành các chủng loại, mặt hàng khác nhau, công nghệ may theo hai giai đoạn là cắt may và hoàn thiện sản phẩm.
Khi vải được xuất kho xuống phân xưởng cắt theo phiếu xuất kho. Phân xưởng cắt làm nhiệm vụ công nghệ cắt - đóng gói đơn chiếc bán thành phẩm, đánh số thứ tự theo từng đơn đặt hàng, sau đó bán thành phẩm được chuyển đến 3 phân xưởng : Phân xưởng may I, may II và phân xưởng may cao cấp, tại các phân xưởng này, mỗi một công nhân phải may hoàn thiện sản phẩm hoàn chỉnh. Cũng tại mỗi phân xưởng đó đều có nhân viên KCS kiểm tra chất lượng, quy cách, mẫu mã sản phẩm trước khi chuyển cho phân xưởng hoàn thiện. Phân xưởng hoàn thiện tiến hành thùa khuy, đính cúc, là đóng gói, dán mác lên bao bì và nhập kho thành phẩm. Như vậy Xí nghiệp May X19 có quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tục.
2.1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp X19:
Xí nghiệp May X19 là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thuộc công ty 247-Bộ Quốc Phòng. Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt. Là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, bộ máy quản lý tại xí nghiệp được tổ chức theo mô hình một cấp trực thuộc Quân chủng Phòng không- Không quân, cơ cấu quản lý của xí nghiệp bao gôm:
- Ban giám đốc:
+Giám đốc xí nghiệp
+ Phó giám đốc điều hành nội bộ
+ Phó giám đốc kế hoạch.
- Các phòng chức năng:
+Phòng kế hoạch
+Phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu
+Phòng kế toán tài chính
+Phòng kỹ thuật
+Phòng chính trị
+ Phòng bảo vệ
+Cửa hàng
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:
- Giám đốc: được Bộ Quốc phòng - Quân chủng Phòng không ra quyết định bổ nhiệm. Là đại diện pháp nhân của Công ty, Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong công ty,chịu trách nhiệm cao nhất trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động SXKD của Công ty.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể. Có hai phó Giám đốc:
+ Phó giám đốc kinh doanh điều hành hoạt động của Phòng Kế hoạch,
phòng kinh doanh, có trách nhiệm báo cáo thường xuyên về xây dựng kế hoạch, giám đốc kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn, phương án SXKD phục vụ cho việc mở rộng hoạt động và qui mô của Xí nghiệp.
+ Phó giám đốc nội bộ: xây dựng và đề xuất với giám đốc về định mức sản xuất hàng hóa, bảo đảm thực hiện tốt về sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp quản lý các phân xưởng, điều hành và thực hiện kế hoạch sản xuất, duy trì và tổ chức các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, báo cáo định kỳ về tiến bộ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhu cầu về NVL sản phẩm hàng hóa và những NVL còn tồn đọng. Được giám đốc ủy quyền ký toàn bộ các Phiếu nhập vật tư hàng hóa, sản phẩm và ký Phiếu xuất vật tư, hàng hóa cho sản xuất.
- Phòng Kinh doanh: Có 1 trưởng phòng và 5 nhân viên chức năng chính là khai thác mua vật tư nguyên liệu, nghiên cứu tìm hiểu thị trường, ký kết các Hợp đồng kinh tế, quảng cáo, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, làm thủ tục hải quan tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại của Công ty, tiến hành các hoạt động chào hàng nhằm thu hút nhiều bạn hàng tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh các hoạt động bán hàng với hiệu quả cao nhất, nắm chắc thông tin về giá cả, về biến động hàng hóa trên thị trường, làm tham mưu cho Giám đốc đàm phán với bạn hàng để bảo đảm mua bán với giá cả hợp lý nhằm hạn chế thiệt hại đối với Công ty do giá cả gây nên.
- Phòng Kỹ thuật: Có 1 trưởng phòng và 9 nhân viên chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác kỹ thuật, quản lý tiêu hao nguyên phụ liệu, định mức lao động, chất lượng từng loại sản phẩm; Tổ chức thiết kế, chế mẫu các loại sản phẩm theo ý tưởng khách hàng kết hợp với Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu đưa ra nhiều mẫu hàng đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng; Nghiên cứu cải tiếng qui trình công nghệ để bảo đảm sản xuất đạt năng suất cao; Phối hợp với các bộ phận để giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
- Phòng Kế hoạch: Có 1 trưởng phòng và 8 nhân viên xây dựng kế hoạch SXKD, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch ở các phòng, phân xưởng sản xuất. Cân đối vật tư cho sản xuất, giải quyết mọi vướng mắc về vật tư trong cả quá trình hoạt động SXKD của Công ty; Nắm và tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo Giám đốc và các cấp có thẩm quyền.
- Phòng Chính trị: Có 1 trưởng phòng và 2 nhân viên. Tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng trong Công ty theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước; Ban hành soạn thảo các qui định về mọi hoạt động có liên quan tới Đảng, công tác chính trị đoàn thể như: công đoàn, đoàn viên, thanh niên... góp phần làm cho Công ty phát triển về mọi mặt; Cùng các cấp lãnh đạo bồi dưỡng, đào tạo và tuyển chọn cán bộ để bố trí vào các cương vị lãnh đạo, động viên khen thưởng kịp thời những gương việc tốt.
- Phòng Kế toán: Có 1 trưởng phòng và 5 nhân viên. Chịu trách nhiệm quản lý và đưa vào sử dụng có hiệu quả nhất các loại vốn và quỹ Công ty, thực hiện bảo toàn vốn; Hướng dẫn các bộ phận của Công ty mở các loại sổ sách và thực hiện chế độ thống kê, kế toán theo đúng Pháp lệnh Kế toán thống kê. Tổ chức ghi chép hạch toán theo từng khoản mục, kiểm tra, phân tích kết quả hoạt động SXKD của Công ty; Theo dõi đôn đốc việc thực hiện hoạt động kinh tế đã ký, các đơn đặt hàng đã được xác nhận. Thanh toán thu hồi công nợ đúng hạn, chủ trì việc khiếu nại của khách hàng.
- Phòng bảo vệ: Điều tra, bảo vệ tài sản, thiết bị của Công ty đồng thời giữ nghiêm kỷ luật lao động.
- Cửa hàng: Có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, bán và giới thiệu các sản phẩm của Công ty, tiếp nhận các đơn đặt hàng.
Các phòng ban này không theo dõi, trực tiếp chỉ đạo đến từng phân xưởng nhưng có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật… giúp ban giám đốc đề ra các quyết định quản lý kịp thời và hiệu quả.
Sơ đồ 2.2 – Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp X19.
Giám đốc
PGĐ điều hành
Phân xưởng cắt
Phân xưởng may 1
Phân xưởng may 2
Phân xưởng may
cao cấp
PGĐ kế hoạch
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh-XNK
Phòng kế toán –
tài chính
Phòng kỹ thuật
Phòng chính trị
Phòng bảo vệ
Phân xưởng hoàn thiện
Cửa hàng
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp X19:
Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung, hình thức tổ chức này xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ của cán bộ kế toán tại Xí nghiệp. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở bộ phận kế toán của Xí nghiệp, từ việc thu thập kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết đến việc lập các báo cáo kế toán. Các phân xưởng không tổ chức kế toán nói riêng.
ưu thế của việc tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung là toàn bộ thông tin được nắm bắt, từ đó có thể kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo kịp thời. Đặc trưng của phương pháp này là mọi nhân viên kế toán được điều hành trực tiếp bởi một người lãnh đạo - kế toán trưởng.
Hình thức kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng hiện nay là hình thức "Nhật ký chung". Phương pháp kế toán bán hàng tồn kho mà Xí nghiệp đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Cũng như nhiều loại hình doanh nghiệp khác Xí nghiệp áp dụng niên độ kế toán là một năm và kỳ kế toán là một tháng.
Việc hạch toán ban đầu ở các phân xưởng được thực hiện bởi các nhân viên thống kê, chịu trách nhiệm theo dõi từ khâu nhập nguyên vật liệu đến khâu xuất trả khách hàng.
Tại các kho và các phân xưởng đều bố trí các nhân viên thống kê. Các nhân viên thống kê có nhiệm vụ thưo dõi việc nhập nguyên vật liệu (hoặc bán thành phẩm), giao thành phẩm xuống kho thành phẩm; theo dõi năng suất lao động của từng công nhân làm căn cứ để kế toán tiền lương tính trả lương cho công nhân viên.
Còn tại phòng kế toán bố trí 5 bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Kế toán chi tiết kiêm kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng : Tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong phòng Kế toán, chịu trách nhiệm xét duyệt báo cáo tài chính và cung cấp cho các đơn vị, các cơ quan bên ngoài theo qui định; tổ chức việc thu thập thông tin qua các bộ phận, các phần hành kế toán đồng thời cung cấp thông tin qua các báo cáo và tư vấn cho các cấp độ quản trị trong doanh nghiệp khi có nhu cầu thông tin cần xử lý.
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do kế toán viên cung cấp, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, ghi sổ tổng hợp làm căn cứ lập các báo cáo tài chính của Xí nghiệp.
- Kế toán nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ, tính toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Kế toán chi tiết kiêm kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết tất cả các khoản phát sinh để lập các sổ chi tiết làm căn cứ để lập các sổ tổng hợp như sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ nhật ký chi, thu tiền….. Đồng thời, quản lý các khoản vốn bằng tiền và tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên .
- Kế toán tiền lương: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán chi tiêt, tổng hợp về lao động và tiền lương. Theo dõi và thanh toán các khoản phải trả với người lao động. Tham gia lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp, cung cấp tài liệu để lập dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Thu thập các thông tin về lao động, tiền lương để lập các báo cáo thực hiện về lao động tiền lương. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp X19.
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán nguyên
vật liệu, công cụ
dụng cụ
Kê toán chi tiết
Kiêm kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
Nhân viên thống kê phân xưởng và bộ phận kho
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Do Xí nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung nên các sổ kế toán Xí nghiệp sử dụng bao gồm:
Sổ Nhật ký chung
Sổ Nhật ký thu tiền
Sổ nhật ký chi tiền
Sổ nhật ký mua hàng
Sổ nhật ký bán hàng
Sổ cái
Ngoài ra Công ty còn mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết sau:
Sổ TSCĐ
Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm
Thẻ kho
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả
Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay
Sổ chi tiết thanh toán: với người bán, người mua,với NSNN, nội bộ
Sổ chi tiết tiêu thụ
Sổ chi tiết NVKD.
2.2 Tình hình thực tế về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp May X19- công ty 247- Bộ quốc phòng
2.2.1 Tổ chức công tác quản lý và hạch toán lao động
+ Đặc điểm của lao động tại Xí nghiệp May X19.
Là một Xí nghiệp May thuộc Bộ quốc phòng do vậy lao động trong Xí nghiệp cũng có những đặc điểm riêng khác. Lao động trong Xí nghiệp chủ yếu là công nhân nữ. Trong tổng số 1.400 lao động hiện nay thì lao động nữ chiếm tới 85% vì thế sẽ ảnh hưởng tới các khoản phụ cấp cho công nhân nữ. Trong Xí nghiệp có 70 người là quân nhân chuyên nghiệp thuộc Bộ tư lệnh phòng không- không quân, Bộ quốc phòng. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong xí nghiệp ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.
+ Phân loại lao động
Cơ cấu lao động trong Xí nghiệp có thể chia ra như sau:
- Lao động trực tiếp: Là những công nhân cắt, may, là, thùa đính, vắt sổ, nhặt chỉ, tẩy bẩn, cài khuy, gấp áo, vắt gấu quần, kiểm hoá….những công nhân này làm việc theo dây chuyền công nghệ của Xí nghiệp
- Lao động gián tiếp: Là những nhân viên quản lý làm việc tại các phòng ban của Xí nghiệp như phòng Kế hoạch, Kỹ thuật, Kinh doanh, Kế toán…...Các nhân viên thống kê phân xưởng, quản lý phân xưởng và các tổ trưởng của các phân xưởng May 1, may 2, may cao cấp, phân xưởng hoàn thiện, kho thành phẩm….
+ Hạch toán thời gian lao động
Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là” Bảng chấm công”. Bảng này được lập hàng tháng, nó phản ánh số ngày công nhân viên làm việc thực tế, số giờ làm thêm của người lao động. Bảng chấm công là cơ sở cho việc tính toán kết quả lao động của từng cá nhân, của từng người lao động. Bảng chấm công do thống kê phân xưởng lập ra. Dưới đây là Bảng chấm công tháng 2/2005 được trích của nhân viên quản lý phân xưởng may 1 và công nhân may của tổ 1- phân xưởng may 1.Bảng 2.1
Trong “ Bảng chấm công” ghi rõ số ngày làm việc, số giờ làm thêm, số ngày nghỉ để từ đó làm cơ sở tính lương cho người lao động trong đơn vị.
Cách ghi chép và trình tự luân chuyển chứng từ này như sau:
Hàng ngày thống kê phân xưởng, người chấm công của các phòng ban ghi vào bảng chấm công ngày làm việc thực tế, số giờ làm thêm và số ngày nghỉ theo chế độ ốm đau, thai sản… của từng người trong phòng ban phân xưởng. Số giờ làm thêm được ghi ngay bên dưới ngày công đi làm và được cộng luỹ kế tuần tự cho đến cuối tháng.
Thời gian chấm công được quy định từ ngày 01 đến tận ngày cuối cùng của tháng, Bảng chấm công có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, do đó Bảng chấm công được để nơi công khai dễ nhìn ở nơi làm việc để mọi người lao động có thể thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc chấm công hàng ngày.
Ngày cuối tháng, người chịu trách nhiệm chấm công của từng phòng ban, phân xưởng phải tổng hợp số công nhân thực tế làm việc, số ngày vắng mặt của từng người lao động, sau đó báo cáo trước bộ phận mình về tình hình ngày công đối với từng người. Ngoài ra cuối buổi làm việc hàng ngày kế toán tiền lương đều đi lấy quân số của từng phòng ban, phân xưởng để theo dõi tổng hợp.
Từ Bảng chấm công thống kê phân xưởng tiến hành lập Bảng tổng hợp năng suất ngày công.
+ Hạch toán kết quả lao động.
Kết quả lao động được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành của từng người hay từng nhóm người lao động. Hạch toán kết quả lao động là để đánh giá chất lượng lao động, là căn cứ để tính lương cho người lao động mà thông thường là để tính lương theo hình thức lương sản phẩm hay lương khoán.
Chứng từ sử dụng để hạch toán kết quả lao động là phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành. Từ đó thống kê phân xưởng kết hợp với Bảng chấm công để lập nên Bảng tổng hợp năng suất ngày công.
Xí nghiệp quy định năng suất làm việc cho một công nhân may là 5.6 sản phẩm/ ngày. Đến cuối tháng dựa vào số lượng sản phẩm làm việc của từng người để tính xem có đạt năng suất quy định không. Từ đó nếu vuợt năng suất thì sẽ được thưởng, còn nếu làm thêm giờ sẽ được tính lương làm thêm giờ. Nếu trong tháng công nhân không đạt năng suất thì sẽ bị phạt năng suất .
Từ số lượng sản phẩm hoàn thành của từng người thống kê phân xưởng tính lương sản phẩm cho từng công nhân như sau:
Xí nghiệp quy định lấy sản phẩm để quy chuẩn là sản phẩm áo chiết gấu, từ đó quy định đơn giá lương cho từng công đoạn may, là, kiểm hoá, nhặt chỉ, tẩy bẩn, cài khuy, gấp áo, vắt gấu quần như sau:
Mã hàng
các loại
Hệ
Số
BP
May
Là
Kiểm
hoá
Thùa
đính
Vắt
Sổ
Nhặt
chỉ
Tẩy
Bẩn
Cài
khuy
Vắt
Gấu
Quần
Thành
Tiền (dư 10 đ vào hàng sửa)
1.
áo chiết gấu
dài tay
1
2.900
180
75
200
156
70
60
-
3.651
2.
áo chiết gấu
ngắn tay
0.89
2.600
180
75
200
156
70
60
-
3.651
Bảng 2.2: Đơn giá làm trọn gói các chi tiết trên 1 sản phẩm
TT
Mã hàng các loại
Hệ số
Thànhtiền(đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Quần phăng nam, nữ
Quần điện lực, quần rằn ri
Quần complê. Quần vải chảy
Quần soọc kẻ
Quần học sinh các loại
Quần lễ phục có pha lót mông, gối
Quần blu ( có moi)
Quần blu (không có moi)
Quần đùi
Cavát các loại
Váy juýp
Váy sản
Mũ đầu bếp + mũ y tế
Tạp dề nhà bếp
Tạp dề tiếp viên hàng không
áo dịch vụ bay có khoá túi
Quần dịch vụ bay có khoá túi
áo chống đâm chém
Chăn các loại
Ga các loại
Quần thu đông biên phòng cả bộ
Khăn tiếp viên hàng không
áo măng tô mưa 1 lớp
Quần đi mưa
Quân hàm tính theo đôi
0.8
1.3
1.1
1.1
0.7
1.2
0.56
0.46
0.18
0.18
0.56
0.18
0.37
0.18
0.93
1.39
1.39
3.7
0.4
0.25
1.3
0.28
2.78
0.46
1.67
391
598
506
506
368
552
256
213
85
85
256
85
170
85
426
639
639
1.704
183
115
600
128
1.278
213
766
Bảng 2.3: Hệ số quy chuẩn sản phẩm- Phân xưởng cắt
Xí nghiệp quy định đơn giá cho từng công đoạn, từng sản phẩm dựa vào thời gian hao phí lao động cần thiết để hoàn thành một sản phẩm đó.
Từ đó thống kê phân xưởng tính lương cho từng công nhân như sau:-
Tiền công tính cho công nhân các phân xưởng may:
Tiền công tính cho công nhân phân xưởng cắt:
Tiền công tính cho công nhân thực hiện công đoạn vắt sổ:
Tương tự với các công đoạn khác.
Dựa vào đó thống kê phân xưởng tính ra lương sản phẩm để lập Bảng tổng hợp năng suất ngày công theo mẫu như bảng 2.4 để nộp cho kế toán tiền lương để từ đó kế toán tiền lương tính lương cho công nhân viên ở từng phân xưởng cũng như các phòng ban khác trong xí nghiệp.
+ Quản lý chất lượng lao động:
Xí nghiệp khi có đơn đặt hàng, phòng kinh doanh và phòng kế hoạch sẽ giao đơn đặt hàng xuống từng phân xưởng để từ đó các phân xưởng sẽ tự cân đối năng lực sản xuất của mình để giao nhiệm vụ sản xuất cho từng tổ. Vì sản xuất theo dây chuyền nên sau mỗi công đoạn các bán thành phẩm đều được kiểm tra chất lượng. Nếu chưa đạt yêu cầu thì sẽ yêu cầu làm lại. Chính vì vậy mới đảm bảo sự hoạt động liên tục giữa các công đoạn và không để sai sót mang tính dây chuyền, gây hao phí.
2.2.2 Các hình thức tiền lương và các khoản trích theo lương
Do đặc điểm lao động của Xí nghiệp như vậy nên tiền lương của công nhân viên trong Xí nghiệp cũng có đặc điểm riêng như sau:
Tất cả công nhân viên trong công ty đều được hưởng mức phụ cấp là 0.3 do Xí nghiệp thuộc Bộ quốc phòng.
+ Lao động bình thường không thuộc Bộ quốc phòng áp dụng theo bảng lương 6 bậc ngành dệt, may do Nhà nước quy định.
+ Quân nhân chuyên nghiệp thuộc Bộ quốc phòng áp dụng bảng lương riêng.
Bảng lương của Xí nghiệp có thể tập hợp lại theo Phụ lục 1 (Hệ số lương mới sau quyết định thay đổi bậc lương cho một số ngành vào Tháng 10 năm 2004 của Chính phủ)
Tuy nhiên tiền lương vẫn được chia thành lương thời gian và lương sản phẩm như sau:
- Lương thời gian: áp dụng đối với các nhân viên quản lý. Dựa vào bậc lương và số ngày công của nhân viên.
- Lương sản phẩm: áp dụng đối với các nhân viên trực tiếp sản xuất. Xí nghiệp áp dụng hình thức lương sản phẩm có thưởng nhằm khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động và chăm chỉ làm việc.
2.2.2.1 Các khoản trích theo lương:BHXH, BHYT, KPCĐ
Theo quy định hiện hành, hàng tháng Xí nghiệp căn cứ vao tiền lương cấp bậc ( tiền lương cơ bản) của CNV để trích 23% trên lương cơ bản nộp vào quỹ BHXH cấp trên. Trong đó Xí nghiệp sẽ tính vào chi phí sản xuất trong tháng là 17%, và khấu trừ vào lương của CNV là 6%
Còn đối với quỹ KPCĐ theo như chế độ hiện hành, hàng tháng Xí nghiệp căn cứ vào tiền lương thực tế của công nhân viên để trích 2% KPCĐ trên tiên lương thực tế của CNV trong tháng, trong đó 1% nộp lên cho cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, còn 1% công ty giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp như: thăm hỏi khi CNV ốm đau, bệnh tật, hiếu hỷ.
2.2.2.2 Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động.
Khoản thu nhập mà mỗi công nhân nhận được trong 1 tháng sẽ bao gồm các khoản lương chính, lương mềm, các khoản phụ cấp theo quy định trừ đi các khoản khấu trừ ( bao gồm BHXH, BHYT và các khoản phải khấu trừ khác). Sau đây là cách tính lương cụ thể cho lực lượng lao động trong Xí nghiệp May X19- công ty 247- BQP.
2.2.2.3. Các khoản tiền thưởng, phụ cấp phải trả cho công nhân viên
Ngoài các khoản lương chính, CNV trong Xí nghiệp còn được hưởng các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nước và của công ty, cụ thể là:
Phụ cấp khu vực: Do Xí nghiệp thuộc Bộ quốc phòng nên CNV được hưởng 0.3 tính trên lương cơ bản.
Cách xác định:
Mức phụ cấp = 0.3 x LCB
Phụ cấp trách nhiệm: Mức phụ cấp này được quy định đối với từng mức trách nhiệm
Mức phụ cấp hiện nay là 0.5 tính trên LCB ( áp dụng với giám đốc), 0.4 (áp dụng với các phó giám đốc), 0.35 ( áp dụng với trưởng phòng) và 0.3(áp dụng đối với các phó phòng).
Quy định về tiền thưởng:
Khi công nhân vượt năng suất quy định thì sẽ được thưởng năng suất. Ví dụ như ở phân xưởng May cứ vượt năng suất thì sẽ được thưởng 3.000đ/10 áo chiết gấu.Ngoài ra trong 1 giai đoạn nào đó, khi có nhiều đơn đặt hàng, khi thấy còn nhiều khả năng còn có thể khai thác được nhằm thúc đẩy đúng tiến độ, Xí nghiệp có thể điều chỉnh đơn giá và thưởng để đảm bảo đúng hợp đồng.
Ngoài ra tổ, phân xưởng, bộ phận nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao sẽ được khen thưởng.
2.2.2.4.Tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất trước hết phải căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng chấm công và bảng tổng hợp năng suất- ngày công.
Trên bảng tổng hợp năng suất ngày công thống kê phân xưởng đã tính lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Lương sản phẩm của từng công đoạn sản xuất được tính theo công thức như trên.
Đối với giờ làm thêm được tính như sau:
Lương thêm giờ =Lsp/(NC*8+ số giờ làm thêm)*số giờ làm thêm*50%.
Lương chủ nhật = Lsp/NC x số ngày chủ nhật + ăn ca ngày chủ nhật
Lễ, P, HC = LCB/N* số ngày L, P,
Đơn vị: Phân xưởng may 1
Bộ phận: Tổ 1
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành.
Ngày 28 tháng 2 năm 2005
Tên công nhân : Nguyễn Thị Sen
Bảng 2.5:
STT
Tên sản phẩm
Đ.V tính
Số lượng
Hệ số
Thành tiền
Ghi chú
A
B
C
1
2
3
4
7/2/2005
19/2/2005
26/2/2005
28/2/2005
Quần phăng nam
Quần phăng nam
Quần phăng nam
Quần phăng nam
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
90
94
60
10
0.8
0.8
0.8
0.8
187.200
195.520
124.800
20.800
Cộng
254
528.320
VD:Trong tháng công nhân Nguyễn Thị Sen làm được 254 sản phẩm, đạt năng suất, được thưởng là 42.000đ, làm thêm 24 giờ và 2 ngày chủ nhật, hưởng 7 ngày lễ, phép tiền lương sản phẩm công nhân Nguyễn Thị Sen được hưởng là:
Lsp = 254*0.8*2600 = 528.320đ được làm tròn thành 528.000đ .
Lương thêm giờ = 528.000/(21*8+ 24)*24*50% = 33.000đ
Lương chủ nhật = 528.000/21*2 +2*3.000= 56.286 đ
Lương lễ,P, HC =
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33856.doc