Hoạt động cho vay các chi nhánh NHTM trên địa bàn nói chung, ngân hàng MB Đà Nẵng nói riêng liên quan và chịu sự chi phối trực tiếp bởi các quy định pháp lý điều chỉnh các giao dịch pháp luật dân sự như: hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, các giao dịch về công chứng, định giá tài sản bảo đảm, xây dựng khung giá thẩm định giá tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, quy định việc kiểm toán báo cáo tài chính, quy định chứng từ cho vay, vấn đề xử lý nợ, quy trình tố tụng khởi kiện dân sự đòi nợ, xử lý tài sản bắt nợ, phát mại, bán đấu giá tài sản, trình tự mở thủ tục phá sản,. Tất cả các giao dịch dân sự trên đã và đang diễn ra hàng ngày tại các bộ phận nghiệp vụ ngân hàng quân đội lẫn các cơ quan hành pháp và tư pháp liên quan nhằm hỗ trợ nghiệp vụ cho vay, thu nợ. Mặc dù môi trường và hành lang pháp lý đã có những bước cải thiện đáng kể song dến nay các văn bản pháp lý này vừa thiếu, vừa thừa, chồng chéo lên nhau, việc triển khai quy định pháp luật còn nhiều sơ hở và bất cập, không thống nhất, điển hình như:
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn khác. Qua đó cho thấy nguồn vốn chủ yếu của các DNNVV Việt Nam là vốn tự có, vốn chiếm dụng và vay bạn bè người thân, còn nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng thương mại chiếm một tỷ lệ thấp.
Trong khi mỗi dự án của doanh nghiệp đều sử dụng vốn trong khi vốn chủ sở hữu và vốn vay gia đình, họ hàng...lại không thể đáp ứng hết, dẫn đến nhu cầu lớn về vốn vay ngân hàng. Và thiếu mặt bằng sản xuất trong kinh doanh cũng là một trong những nhân tố làm tăng nhu cầu vốn đối với DNNVV. Vì đa số DNNVV thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, đa phần là thuê, một số ít sử dụng mặt bằng có sẵn nhưng lại không phù hợp, đặc biết với chi phí thuê mặt bằng hằng ngày cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp làm doanh nghiệp không kịp thời xoay sở gây khó khăn trong việc tái sản xuất.
Mặc dầu, 90% DNNVV đều phải cần đến nguồn vốn vay của ngân hàng. Tuy nhiên việc sử dụng vốn của doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập. Vốn thực luôn thấp hơn nhiều so với vốn đăng ký, thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách, không rõ ràng trong quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và DN, thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án, xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh chụp giật, lừa đảo... gây mất niềm tin ở ngân hàng. Tháng 5 năm 2009, Chính phủ đã đề ra 6 biện pháp lớn (Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có việc “tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” song nhu cầu về vốn của DNNVV vẫn là một bài toán nan giải. Ông Văn Hữu Thiết, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cho biết, hiện chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp hội viên đang duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, 85% còn lại đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp chấp nhận vay nóng để giải quyết các đơn hàng đã ký kết.
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay và rủi ro trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Đà Nẵng
2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng MB Đà Nẵng
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là nguồn vốn mà ngân hàng cần phải thu về.
Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Và việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ xấu sẽ cho ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
Bảng 7: Tình hình dư nợ tại ngân hàng MB Đà Nẵng từ 2008 đến 2010
ĐVT:Tỷ đồng
Dư nợ
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
A. Doanh nghiệp
611,184
687,5
767,647
76,315
12,49
80,147
11,66
1. DNNVV
414,732
484,277
536,301
69,544
16,77
52,0246
10,74
2. DN lớn
196,452
203,223
231,346
6,771
3,45
28,1224
13,84
B.Các thành phần khác
761,596
622,65
544,792
-138,946
-17,05
-77,858
-11,49
Tổng dư nợ
1372,78
1310,15
1312,44
-62,631
-4,56
2,291
0,17
(Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng MB Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng qua các năm, tỷ lệ tăng giảm của tổng dư nợ thay đổi không lớn: từ năm 2008 đến 2009 giảm 4,56%, và đến 2010 tăng 0,17%.
Mặc dầu vậy, cho vay đối với doanh nghiệp lại tăng đáng kể, tăng 76,315 tỷ đồng trong năm 2009 và tăng đến 80,147 tỷ đồng trong năm 2010. Trong đó, cả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và cho vay doanh nghiệp lớn (CIB) đều tăng; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng với giá trị cao hơn so với doanh nghiệp lớn ( năm 2009: tăng 69,544 tỷ so với 6,771 tỷ đồng và năm 2010: tăng 52,0246 tỷ đồng so với 28,1224 tỷ đồng), cho thấy rằng thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trị trường lớn, và ngày càng được các ngân hàng quan tâm; việc mở rộng và phát triển cho vay đối với DNNVV đi đôi với kiểm soát chặt chẽ khoản cho vay sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.
Dư nợ theo kỳ hạn
Bảng 8: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn đối với DNNVV tại ngân hàng MB Đà Nẵng từ 2008 đến 2010
ĐVT:Tỷ đồng
Dư nợ
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
Dư nợ DNNVV
414,732
484,276
536,301
69,544
16,77
52,024
10,74
Ngắn hạn
232,737
273,936
328,895
41,199
17,70
54,959
20,06
Trung hạn
79,014
116,325
109,720
37,311
47,22
-6,604
-5,68
Dài hạn
102,981
94,015
97,686
-8,966
-8,71
3,669
3,90
(Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng MB Đà Nẵng)
Dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng khá đều qua các năm. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đạt 273,936 tỷ đồng, tăng 17,7% so với 232,737 tỷ đồng năm 2008, và tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ là 56,57%. Bước sang năm 2010, dư nợ tiếp tục tăng lên mức 328,895 tỷ đồng, tăng 54,959 tỷ đồng tương ứng 20,06% và chiếm 61,33% trong tổng dư nợ. Mức tăng đều này là do chính sách mở rộng cho vay các doanh nghiệp của chi nhánh kết hợp nâng cao chất lượng của mỗi khoản cho vay. Ngoài ra, chính sách thu hồi nợ hợp lý, giảm thiểu các khoản nợ xấu, không cho vay hoặc cho vay cầm chừng các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả của chi nhánh cũng góp phần vào những chuyển biến tình hình dư nợ kể trên.
Dư nợ trung hạn lại có sự gia tăng đáng kể trong năm 2009, cụ thể là dư nợ trung hạn trong năm 2009 tăng 37,311 tỷ đồng tương đương 47,22% so với năm 2008. Nhưng trong năm 2010, dư nợ trung hạn lại giảm đi 6,604 tỷ đồng tương đương giảm 5,68%, cụ thể năm 2010 dư nợ trung hạn chỉ còn 109,720 tỷ đồng, đây kết quả tất yếu do sự tác động của chính sách tín dụng của ngân hàng MB – “ hạn chế cho vay trung hạn trong năm 2010”.
Trong dư nợ dài hạn cũng có dao động với biên độ không cao, dư nợ sụt giảm 8,71% tương đương giảm 8,966 tỷ đồng trong năm 2009, nhưng lại tăng nhẹ 3,9% tương đương 3,669 tỷ đồng trong năm 2010. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2009 và giai đoạn phục hồi 2010, ngân hàng MB hạn chế cho vay dài hạn đối với khách hàng, nhất là đối tượng DNNVV, chỉ có một số ít các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực quân đội hay DNNVV có uy tín cao, có quan hệ tốt với ngân hàng, mới được ngân hàng chấp thuận cho vay nhằm hạn chế rủi ro mất vốn do kỳ hạn dài. Do đó, dư nợ dài hạn không thay đổi đáng kể.
Dư nợ theo khối ngành kinh tế
Bảng 9: Tình hình dư nợ khối ngành kinh tế đối với DNNVV tại ngân hàng MB Đà Nẵng từ 2008 đến 2010
ĐVT:Tỷ đồng
Dư nợ
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
I.Dư nợ DNNVV
414,732
484,276
536,301
69,544
16,77
52,024
10,74
1.Cho vay ngành CN, SX
163,489
193,377
215,145
29,887
18,28
21,768
11,26
a.Ngành xây dựng
69,620
80,855
108,227
11,234
16,14
27,371
33,85
b.SX và PP điện, khí đốt và nước
26,798
28,982
27,574
2,183
8,15
-1,407
-4,86
c.CN chế biến
42,048
56,169
51,029
14,120
33,58
-5,140
-9,15
d.Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
25,023
27,371
28,315
2,35
9,39
0,944
3,45
2.Cho vay thương mại dịch vụ
132,410
189,273
199,633
56,863
42,94
10,359
5,47
3.Cho vay khác
118,833
101,626
121,523
-17,206
-14,48
19,897
19,58
(Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng MB Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu cho thấy, ngành công nghiệp – sản xuất, luôn chiếm tỷ trọng cao và qua mỗi năm tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp – sản xuất lại tăng thêm. Năm 2008, dư nợ ngành công nghiệp – sản xuất đạt 193,377 tỷ đồng, tăng 29,887 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,28% và chiếm 39,93% trong tổng dư nợ. Đến năm 2010, dư nợ tiếp tục tăng đạt 215,145 tỷ đồng, tăng 21,768 tỷ đồng, tương ứng 11,26% và chiếm 40,12% tổng dư nợ. Trong nhóm ngành này, thì ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn. Thành phố Đà Nẵng đang mở rộng phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng trong thời gian này, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng. Bên cạnh các ngành có dư nợ tăng như ngành xây dựng, ngành vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, có các ngành lại có dư nợ giảm CN chế biến, SX và PP điện, khí đốt và nước do nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nợ quá hạn tăng nhiều nên chi nhánh đã có phần hạn chế cho vay.
Đối với dư nợ ngành thương mại – dịch vụ, chúng ta có thể nhận thấy dư nợ tăng lên qua 3 năm. Năm 2009 dư nợ tăng mạnh 56,863 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 42,94%, đạt 189,273 tỷ đồng, chiếm 39,08% tổng dư nợ. Bước sang năm 2010, dư nợ tăng thêm 5,47%, dư nợ đạt 199,633 tỷ đồng. Dư nợ trong năm chủ yếu tập trung ở một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ - vay vốn để thu mua hàng hóa.
Dư nợ cho vay khác nhìn chung không có sự tăng giảm rõ rệt, cụ thể dư nợ năm 2009 giảm 17,206 tỷ đồng tương ứng giảm 14,48% chỉ còn 101,626 tỷ đồng. Đến năm 2010 dư nợ tăng trở lại, tăng 19,58% tương ứng 19,897 tỷ đồng đạt 121,523 tỷ đồng.
2.2.2 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro cho vay tại ngân hàng MB Đà Nẵng
2.2.2.1 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng MB Đà Nẵng
Hoạt động ngân hàng hay bất kỳ hoạt động kinh tế nào đều không thể tránh khỏi những hạn chế, rủi ro trong quá trình hoạt động. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu để đánh giá chính xác và khách quan nhất mức độ rủi ro của hoạt động cho vay.
Nợ xấu: chiếm một phần trong nợ quá hạn, nhưng nợ xấu là những khoản nợ có nguy cơ làm mất vốn nhất vì vậy kiểm soát nợ xấu đến mức tốt nhất thì lợi nhuận càng tăng cao. Tình hình nợ xấu của doanh nghiệp trong năm 2008 – 2010 như sau:
Bảng 10: Tình hình nợ xấu trong cho vay đối với doanh nghiệp trong năm
2008 – 2010
ĐVT:Tỷ đồng
Dư nợ xấu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
Doanh nghiệp
4,645
7,7
7,83
3,055
65,77%
0,13
1,69%
DNNVV
4,645
7,7
7,83
3,055
65,77%
0,13
1,69%
DN lớn
0
0
0
0
0
(Nguồn: phòng quản lý tín dụng ngân hàng MB Đà Nẵng)
Trong các khoản cho vay của ngân hàng MB Đà Nẵng đối với khách hàng thì các khoản cho vay đối với doanh nghiệp lớn hoàn toàn không có nợ xấu. Nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp xuất phát từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh Đà Nẵng có sự tăng đột biến trong năm 2009 : tăng 3,055 tỷ đồng tương đương 65,77%. Đây là sự gia tăng đáng lo ngại. Lý giải cho sự gia tăng này: trong năm 2008, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu tác động đến nước ta, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tất yếu khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng gặp vấn đề (trừ các doanh nghiệp lớn có tình hình tài chính vững mạnh có thể vượt qua sự khủng hoảng). Trong thời gian đầu 2009, tác động của cuộc khủng hoảng vẫn còn, chính vì vậy, các khoản cho vay này dần dần chuyển từ nợ đủ tiêu chuẩn sang nợ quá hạn và nợ xấu, làm cho nợ xấu tăng lên đáng kể.
Nhưng trong năm 2010, khi nền kinh tế đi vào ổn định, chính là điều kiện để các doanh nghiệp ổn định và phát triển, từ đó khả năng trả các khoản vay ngân hàng phục hồi, làm nợ xấu trong năm 2010 mặc dù tăng nhưng với tỷ lệ thấp: tăng 0,13 tỷ đồng, tương đương 1,69%.
Bảng 11:Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay đối với DNNVV trong năm 2008 – 2010
ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
Nợ xấu
4,645
7,7
7,83
3,055
65,77%
0,13
1,69%
Dư nợ
414,732
484,277
536,301
69,544
16,77%
52,0246
10,74%
Tỷ lệ nợ xấu
1,12%
1,59%
1,46%
0,47%
41,96%
-0,13%
-8,18%
(Nguồn: phòng quản lý tín dụng ngân hàng MB Đà Nẵng)
- Từ nợ xấu và dư nợ đối với DNNVV, ta tính ra được tỷ lệ nợ xấu của trong cho vay đối với DNNVV.
-Trong 3 năm 2008 – 2010, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn duy trì xoay quanh mức 1%, đây là mức chấp nhận được cho mỗi ngân hàng
-Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 0,47% (tương đương tăng 41,96%). Sự gia tăng này là do nợ xấu trong cho vay DNNVV tăng đột biến trong năm 2009.
-Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi 0,13% (tương đương giảm 8,18%) nhờ thị trường kinh tế bắt đầu ổn định và việc sử dụng các biện pháp kiểm soát, quản lý cho vay có hiệu quả của ngân hàng.
2.2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay tại ngân hàng MB Đà Nẵng
a.Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
-Môi trường thiên nhiên: Miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai hoành hành hàng năm như: bão, lụt, hỏa hoạn, mất mùa, dịch bệnh... Sau mỗi thảm họa, cũng như các NHTM khác trong cùng địa bàn, ngân hàng MB Đà Nẵng phải cơ cấu lại kỳ hạn nợ, giãn, khoản nợ hàng chục tỷ đồng cho nhiều khách hàng có phần vốn vay bị thiệt hại.
-Môi trường pháp lý:
Hoạt động cho vay các chi nhánh NHTM trên địa bàn nói chung, ngân hàng MB Đà Nẵng nói riêng liên quan và chịu sự chi phối trực tiếp bởi các quy định pháp lý điều chỉnh các giao dịch pháp luật dân sự như: hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, các giao dịch về công chứng, định giá tài sản bảo đảm, xây dựng khung giá thẩm định giá tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, quy định việc kiểm toán báo cáo tài chính, quy định chứng từ cho vay, vấn đề xử lý nợ, quy trình tố tụng khởi kiện dân sự đòi nợ, xử lý tài sản bắt nợ, phát mại, bán đấu giá tài sản, trình tự mở thủ tục phá sản,... Tất cả các giao dịch dân sự trên đã và đang diễn ra hàng ngày tại các bộ phận nghiệp vụ ngân hàng quân đội lẫn các cơ quan hành pháp và tư pháp liên quan nhằm hỗ trợ nghiệp vụ cho vay, thu nợ. Mặc dù môi trường và hành lang pháp lý đã có những bước cải thiện đáng kể song dến nay các văn bản pháp lý này vừa thiếu, vừa thừa, chồng chéo lên nhau, việc triển khai quy định pháp luật còn nhiều sơ hở và bất cập, không thống nhất, điển hình như:
+Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp: quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất vẫn chưa rạch ròi giữa sổ xanh, sổ đỏ hay sổ hồng, luật sở hữu trí tuệ, công ước quốc tế về bản quyền chưa có hướng dẫn đầy đủ... đã dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong việc nhận tài sản đảm bảo để đảm bảo khoản cho vay. Ngoài ra, tình trạng các văn bản pháp lý về nhà đất, thuế, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo... thay đổi liên tục cũng là nguyên nhân ngoại lai tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh quan hệ tín dụng, việc xử lý nợ của ngân hàng.
-Các quy định pháp luật về kế toán, thống kê, kiểm toán chưa đủ để chế tài pháp luật buộc các doanh nghiệp thực hiện. Điều này gây nên rủi ro lớn cho ngân hàng trong thẩm định và kiểm soát vốn vay.
-Tình trạng đầu tư xây dưng cơ bản tràn lan, vượt khả năng nguồn ngân sách địa phương, quy hoạch treo trong phát triển hạ tầng... dẫn đến dự án đầu tư kém hiệu quả, không thu hồi được nợ, phát sinh nợ xây dựng cơ bản mất khả năng thanh toán.
b. Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng
-Các bộ tín dụng thường quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh đều còn rất trẻ, kinh nghiêm và năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế cộng với thiếu tinh thần trách nhiệm, chủ quan trong việc tuân thủ các quy trình quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của khách hàng; kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn chưa chặt chẽ.
-Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vất đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng quân đội mới chỉ triển khai định kỳ và tổ chức theo khối từ cấp Hội sở, cấp chi nhánh chưa có cơ quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ, khả năng cảnh báo và kiến nghị biện pháp phòng ngừa rủi ro còn chưa thực hiện thường xuyên.
-Chi nhánh cũng còn gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản đảm bảo. Thực tế các tài sản đảm bảo mà khách hàng sử dụng để thế chấp đều là nhà cửa, đất đai, các loại máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường biến động liên tục gây khó khăn cho việc định giá. Đối với các loại máy móc thiết bị, chi nhánh yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhưng các loại tài sản này thường được mua đi bán lại nên các loại giấy tờ này thường không đầy đủ. Bên cạnh đó đối với những loại máy móc đặc thù thì tuy có giá trị cao nhưng khi xiết nợ thanh lý lại khó bán được, sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý sau này nếu rủi ro xảy ra.
-Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, tính bảo mật khách hàng của ngân hàng quân đội luôn được ưu tiên hàng đầu, nhưng trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Mặt khác, ngân hàng dữ liệu của CIC vẫn chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì khả năng rủi ro cho vay xảy ra là rất cao.
c. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn
- Do tình hình tài chính yếu kém của các tổ chức; doanh nghiệp có nợ quá hạn, nợ xấu. Biểu hiện đó là: nguồn vốn chủ sở hữu và các hệ số tài chính đạt thấp, lãi kinh doanh thấp, thậm chí lỗ. Các doanh nghiệp này sống dựa vào vốn vay ngân hàng trong tình trạng tài chính yếu kém nếu không sắp xếp thay đổi mô hình kinh doanh để cải thiện tình hình thì càng cho vay sẽ càng mất vốn
- Do khách hàng báo cáo tài chính không trung thực, giấu lỗ, không được kiểm toán gây sai lệch thông tin ngay từ nguồn cứ liệu dùng để thẩm định cho vay
- Do khách hàng không tính toán hiệu quả, đầu tư tràn lan nhiều dự án, vượt quá khả năng vốn tự có buộc phải dùng tiền vay ngắn hạn tài trợ cho các mục đích dài hạn này trong khi năng lực quản lý không theo kịp, gây thất thoát vốn, không trả được nợ ngân hàng. Không ít dự án sa lầy vào những khó khăn như: xa nguồn nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị lạc hậu, không đúng công suất, năng suất thấp, sản phẩm kém chất lượng, tính cạnh tranh thấp, không được thị trường chấp nhận, giá thành sản phẩm cao.
-Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh quá lớn không phù hợp với bộ máy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
2.3 Thực trạng công tác kiểm soát rủi ro cho vay DNNVV tại ngân hàng MB Đà Nẵng
2.3.1 Tổ chức công tác kiểm soát rủi ro cho vay tại ngân hàng MB
Việc quản lý kiểm soát rủi ro cho vay của ngân hàng Quân đội được thể hiện qua các quy chế, quyết định, các công văn thông báo... do ngân hàng nhà nước, hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc của MB ban hành. Ngoài ra việc định hướng hoạt động cho vay trong từng thời kì cũng bao hàm cả việc quản lý kiểm soát rủi ro cho vay của ngân hàng, định hướng này cũng là một hình thức quản lý kiểm soát rủi ro cho vay.
2.3.1.1 Các quy định về kiểm soát rủi ro cho vay tại MB Đà Nẵng
-Hiện nay, hoạt động kiểm soát rủi ro cho vay tại Ngân hàng MB Đà Nẵng chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật và các văn bản chế độ sau
-Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN ban hành Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng ngày 31/12/2001
-Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước.
-Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng
-Quyết định số 1422/QĐ/NHQĐ-HS ngày 06/09/2006 về ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Phòng khách hàng doanh nghiệp
-Quyết định số 113/QĐ-NHQĐ-HS ngày 15/1/2007 Quy định về việc lập và quản lý hồ sơ khách hàng doanh nghiệp
-Quyết định số 114/QĐ-NHQĐ-HS ngày 15/1/2007 Ban hành hướng dẫn tác nghiệp quá trình cho vay
-Sổ tay hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ban hành tháng 3/2008 của ngân hàng TMCP Quân đội.
2.3.1.2 Các nội dung cơ bản về kiểm soát rủi ro cho vay tại ngân hàng MB
Xếp hạng tín dụng: nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn cho vay nhằm kiểm soát tổng mức rủi ro cho vay. Xếp hạng tín dụng nội bộ có 10 hạng: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-,C (xem phụ lục 1) những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC+ trở xuống sẽ không cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế.
Giới hạn cho vay: trong thông báo của tổng giám đốc MB gửi tới các phòng ban của hội sở, các chi nhánh cấp một và các phòng giao dịch có khẳng định rõ: “Giới hạn cho vay đối với một khách hàng là tổng mức dư nợ cho vay tối đa mà các chi nhánh các Hội sở của MB chấp nhận cấp cho mỗi khách hàng trong một thời kỳ. Trong đó tổng mức dư nợ cho vay tối đa bao gồm dư nợ cho vay, số tiền bảo lãnh và một số loại dư nợ cho vay khác.” Việc xác định giới hạn cho vay cho khách hàng phải dựa trên tình hình tài chính cụ thể của từng khách hàng để đưa ra quyết định hợp lý. Và việc duyệt giới hạn cho vay của Mb được phân chia thành hai cấp. Đối với các chi nhánh cấp một, giới hạn tối đa mà giám đốc chi nhánh được quyền cấp cho một khách hàng là 2 tỷ đối với khách hàng mới (trong đó có 1 tỷ là giới hạn cho vay ngắn hạn và 1 tỷ là giới hạn cho vay trung và dài hạn), 4 tỷ đối với khách hàng cũ (trong đó có 3 tỷ là giới hạn cho vay ngắn hạn và 1 tỷ là giới hạn cho vay trung và dài hạn). Đối với những giới hạn cho vay khác vượt quyền của giám đốc chi nhánh cấp 1 thì phải trình lên hội sở xem xét.
Quy định về thẩm quyền ra quyết định cho vay: tùy từng thời kỳ khác nhau, tùy theo định hướng hoạt động cho vay của từng thời kỳ mà tổng giám đốc của MB sẽ ra quyết định quy định về thẩm quyền phê duyệt, quyết định cho vay của các chi nhánh và Hội sở đối với một khoản cho vay.
Sơ đồ 3: Bộ máy quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng MB
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng quản lý tín dụng
Bộ phận tín dụng
Bộ phận quan hệ khách hàng
Bộ phận quản lý rủi ro
Bộ phận quản lý nợ
Ban Giám đốc
(Nguồn: phòng hành chính tổng hợp ngân hàng MB Đà Nẵng)
Thẩm quyền quyết định cho vay của một giám đốc chi nhánh không được vượt quá giới hạn cho vay của mỗi chi nhánh được phép cấp cho một khách hàng. Về thời hạn cho vay, hiện tại giới hạn cho vay đối với một dự án mà mỗi chi nhánh được phép cho vay là 10 năm. Nếu một khoản vay nào của khách hàng vượt quá thẩm quyền cho vay của chi nhánh thì phải trình lên hội sở chính. Khi đó khoản vay của khách hàng thuộc thẩm quyền quyết định của tổng giám đốc
Quy định về phân loại nợ của ngân hàng MB
Ngân hàng quân đội là một trong những ngân hàng hiện nay có hệ thống phân loại nợ cụ thể, rõ ràng và hoàn toàn phù hợp với những quy định của NHNN. Theo đúng quy định trong quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và thông tư 15/2010/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước, nợ của MB được phân chia thành năm nhóm nợ khác nhau. Tuy nhiên ban lãnh đạo của MB còn phân nhỏ các nhóm nợ đó ra thành những mục nhỏ có rủi ro khác nhau. Cụ thể nhóm 1 được chia thành hai mục nhỏ, các nhóm nợ nhóm 2 gồm 4 mục nhỏ, các khoản nợ nhóm 3 và 4 gồm 5 mục nhỏ và các khoản nợ nhóm 5 được chia thành 7 mục nhỏ. Bên cạnh đó MB cũng đã có được một hệ thống phân chia các khoản cho vay ngoại bảng đầy đủ theo 5 nhóm khác nhau
Quy định về dự phòng rủi ro và quy trình trích lập dự phòng
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của MB không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Và cũng như lúc phân loại nợ, việc trích lập dự phòng rủi ro cũng tuân thủ quy định của NHNN
Hội đồng xử lý rủi ro cho vay
Đây là cơ quan chuyên xử lý rủi ro cho vay của MB. Hội đồng này do chủ tịch hội đồng quản trị của MB quyết định thành lập (xem phụ lục 2). Hội đồng xử lý rủi ro của MB có nhiệm vụ: xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho vay của quý hiện hành do Tổng giám đốc của MB thực hiện; xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay; quyết định việc xử lý rủi ro cho vay của quý hiện hành và phương án thu hồi nợ trong quý tiếp theo đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro cho vay, trong đó phải xác định rõ thời gian và những biện pháp để thu hồi.
Quy định về xử lý rủi ro cho vay và quy trình xử lý rủi ro cho vay:
Quy trình xử lý rủi ro cho vay của MB được bắt đầu bằng việc rà soát lại toàn bộ các khoản cho vay, lựa chọn các đối tượng thuộc phạm vi xử lý, gửi đề xuất lên Lãnh đạo cấp Hội sở, chi nhánh cấp 1. Công việc này do các cán bộ kinh doanh của MB thực hiện trong thời gian 10 ngày đầu tiên của các tháng 3, 6, 9, 12 của năm tài chính.
Cùng thời gian đó, phòng quản lý tín dụng các cấp (Hội sở, chi nhánh cấp 1) cũng tiến hành tập hợp số liệu và lập danh sách khách hàng đủ điều kiện xử lý rủi ro cho vay và toàn bộ hồ sơ khách hàng (bản copy), và gửi các kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Đà Nẵng.doc