MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.Vai trò của kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính 3
1.1.Phân loại tiền: 3
1.2.Vai trò của kiểm toán tiền trong Báo cáo tài chính: 3
2. Mục tiêu và căn cứ kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính 6
2.1.Mục tiêu: 6
2.2. Căn cứ kiểm toán vốn bằng tiền 8
3. Kiểm toán vốn bằng tiền. 8
3.1. Thực hiện kiểm tra kiểm soát đối với tiền. 8
3.2. Kiểm tra chi tiết các loại tiền. 11
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN 14
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM 14
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 14
2.Đặc điểm tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty 16
2.1.Chức năng nhiệm vụ của công ty 16
2.2.Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh 17
2.3.Khách hàng của CPA VIETNAM 17
2.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 18
2.5. Tổ chức công tác kế toán: 21
2.6.Đội ngũ nhân viên của công ty: 21
4. Kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán 22
II.THỰC TẾ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN: 22
1.Khảo sát và chấp nhận khách hàng: 23
2. Lập kế hoạch kiểm toán 25
2.1. Tìm hiểu về khách hàng. 25
2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. 27
2.3. Kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với khoản mục tiền. 29
2.4.Tổng hợp kế hoạch kiểm toán. 32
3.Chứng kiến kiểm kê (nếu có) 32
4.Thực hiện kiểm toán tại khách hàng 34
4.1. Kiểm tra hệ thống KSNB. 34
4.2.Thực hiện các thủ tục phân tích. 36
4.3. Kiểm tra chi tiết. 36
3.5.Tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán 46
PHẦN III.: MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CPA VIETNAM. 47
1. Ưu điểm: 47
2. Tồn tại: 49
3. Kiến nghị: 50
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
61 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích, hoạt động và sự phát triển của công ty. Hội đồng thành viên hợp danh gồm 5 thành viên có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Các thành viên này đều có chứng chỉ CPA do Bộ tài chính cấp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Ban giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc : chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động trong công ty, trực tiếp điều hành công ty. Tổng Giám đốc sẽ là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong công ty, là người đại diện cho công ty khi tham gia ký kết hay giao dịch với khách hàng. Các Phó tổng Giám đốc là những người trợ giúp Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, giúp cho các hoạt động của công ty được diễn ra bình thường và hiệu quả. Ban giám đốc sẽ do Hội đồng thành viên hợp danh lựa chọn.
Hội đồng khoa học: bao gồm các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm và có uy tín nghề nghiệp lớn để quyết định các vấn đề chuyên môn, tổ chức các cuộc hội thảo, giải quyết các vấn đề vướng mắc , chưa nhất trí của công ty và các chính sách tài chính để kiến nghị với Bộ Tài chính giải quyết.
Các trung tâm, phòng thuộc CPA VIETNAM
+ Trung tâm đào tạo CPA VIETNAM: Gồm các chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và thực hành, kiểm toán ở Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia nước ngoài để tổ chức các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, thuế... Cấp chứng chỉ đào tạo và tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành.
+ Phòng hành chính tổng hợp: Quản lý các vấn đề về tài chính, kế toán của công ty. Đồng thời thực hiện chức năng của một phòng kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả kinh doanh của các chi nhánh cũng như toàn công ty, lên báo cáo về kết quả kinh doanh toàn công ty để trình lên Ban Giám đốc.
+ Phòng tư vấn: Thực hiện các lĩnh vực tư vấn như : tư vấn thuế, tư vấn kế hoạch tài chính công ty, tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn quản lý doanh nghiệp,...
+ Phòng hợp tác quốc tế: Trợ giúp các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam về các thủ tục cần thiết như: thành lập doanh nghiệp, thuê đất của Nhà Nước, tuyển dụng nhân sự và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tượng khác nhau...
+ Phòng công nghệ thông tin: Chịu trách nhiệm cung cấp và xử lý các vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin, cài đặt và sử dụng các phần mềm tin học.
+ Phòng kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản: Bao gồm trưởng phòng, phó phòng và các kĩ sư xây dựng, chịu tránh nhiệm thực hiện kiểm toán và xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trong công ty như kiểm toán đầu tu xây dựng cơ bản, báo cáo quyết toán hoàn thành.
+ Phòng nghiệp vụ: có tất cả 6 phòng nghiệp vụ, chịu trach nhiệm thực hiện kiểm toán và xử lý các vấn đề về tài chính, kế toán của các doanh nghiệp. Vì kiểm toán là hoạt động chính của công ty nên các phòng nghiệp vụ được tăng cường nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng
+ Các chi nhánh: CPA VIETNAM hiện có 1 chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và 1 chi nhánh tại Đà Nẵng.
Bộ mỏy quản lý của CPA VIETNAM được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hội đồng hợp danh
Ban Giỏm đốc
Hội đồng
khoa học
Phú giỏm đốc
Phú giỏm đốc
Phú giỏm đốc
Phú giỏm đốc
Phũng Nghiệp vụ 1
Phũng Nghiệp vụ 2
Phũng Nghiệp vụ 3
Phũng Nghiệp vụ 4
Phũng nghiệp vụ 5
Phũng Nghiệp vụ 6
Phũng kiểm toỏn XDCB
Phũng Hành chớnh Tổng hợp
Quan hệ cấp trờn- cấp dưới
Quan hệ ngang bằng
2.5. Tổ chức công tác kế toán:
Việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán một cách hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin kinh tế một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ hữu ích cho ban lãnh đạo Công ty nên CPA VIETNAM tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Quản lý tài chính của cả công ty nằm ở trụ sở chính và định kì các chi nhánh lập báo cáo gửi về tổng công ty. Tại các chi nhánh có bộ phận kế toán hạch toán riêng nhưng thực hiện theo chế độ hạch toán phụ thuộc tổng công ty.
2.6.Đội ngũ nhân viên của công ty:
Trong quá trình hoạt động, CPA VIETNAM luôn chú trọng đào tạo cũng như nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho nhân viên. Hàng năm, công ty đều tổ chức tuyển chọn nhân viên mới và tổ chức các đợt đào tạo cho nhân viên, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên của CPA VIETNAM được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên tục do Bộ Tài chính và các tổ chức quốc tế tổ chức. Đến nay, trong đội ngũ của mình, CPA VIETNAM có 5 thạc sĩ kinh tế và kiểm toán viên quốc tế và 13 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ KTV của Bộ Tài chính và các nhân viên khác đều có trình độ đại học hoặc trên đại học.
CPA VIETNAM hoàn toàn có thể tự hào với đội ngũ kiểm toán viên có trình độ, năng động, sáng tạo, hội tụ đủ các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, luôn biết lắng nghe và thất hiểu nhu cầu của khách hàng từ đó cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với lợi ích cao nhất, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng, đã và đang xây dựng một chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
4. Kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán
Việc kiểm soỏt chất lượng một cuộc kiểm toỏn được tiến hành từ lỳc lờn kế hoạch kiểm toỏn. Để đảm bảo chất lượng một cuộc kiểm toỏn, trưởng nhúm kiểm toỏn chớnh là người chịu trỏch nhiệm kiểm soỏt chất lượng cuộc kiểm toỏn đú. Việc kiểm soỏt chất lượng được thể hiện từ khõu lập chương trỡnh tới cỏc quy định về nhõn sự, về giấy tờ làm việc, thu thập bằng chứng, lưu hồ sơ,
Từ khõu lập chương trỡnh kiểm toỏn, cụng ty đó chỳ trọng chi tiết hoỏ cỏc bước cụng việc cần thực hiện, từ thu thập cỏc tài liệu liờn quan đến kiểm tra đối chiếu chi tiết đều được cụ thể hoỏ trong từng phần hành kiểm toỏn.
II.Thực tế công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện:
Việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán tại CPA VIETNAM được tiến hành thông qua thư chào hàng (đối với các khách hàng lần đầu kiểm toán), hoặc hợp đồng kiểm toán thường xuyên (đối với các khách hàng lâu năm). Những hợp đồng này tuân theo hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam _ chuẩn mực 210: “ Hợp đồng kiểm toán “.
Trong báo cáo thực tập này em xin đưa ra công việc mà CPA VIETNAM cung cấp cho hai doanh nghiệp A và B. Trong đó, công ty A là khách hàng thường xuyên của CPA VIETNAM, còn công ty B là khách hàng mới của công ty. Trong báo cáo này, em xin chủ yếu tập trung vào phần công việc CPA VIETNAM thực hiện với khách hàng A còn khách hàng B là đối tác để so sánh.
Để tổ chức thực hiện một cuộc kiểm toán, CPA VIETNAM thực hiện theo một quy trình bao gồm các bước được thực hiện theo thứ tự.
Quy trình kiểm toán
Khảo sát và chấp nhận khách hàng
Lập kế hoạch kiểm toán
Chứng kiến kiểm kê (nếu có)
Thực hiện kiểm toán
Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán
1.Khảo sát và chấp nhận khách hàng:
Quy trình kiểm toán bắt đầu khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu nhận khách hàng, gồm khách hàng tiềm năng và những khách hàng hiện tại. Đối với những khách hàng tiềm năng, thì khi nhận được yêu cấu từ phía khách hàng công ty sẽ cử kiểm toán viên đến gặp trực tiếp khách hàng để tìm hiểu sơ bộ về khách hàng như: ngành nghề kinh doanh, doanh thu các năm, kết quả kiểm toán các năm trước ( nếu có ), Còn với khách hàng hiện tại thì kiểm toán viên cần xem xét xem có tiếp tục kiểm toán hay không? Sau đó sẽ tiến hành thu thập thông tin ban đầu. Quá trình thu thập thông tin ban đầu sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và nhân viên được cử đi sẽ phải lập Báo cáo khảo sát để báo cáo lại tình hình cho người phụ trách. Cũng trên cơ sở Báo cáo khảo sát đã lập, người đi khảo sát cũng phải tính toán và đề xuất mức phí để trình lên Giám đốc duyệt. Nếu Giỏm đốc xột thấy mức phớ là phự hợp và quỏ trỡnh tỡm hiểu tổng quan là tương đối phự hợp, chớnh xỏc thỡ sẽ phờ duyệt quyết định đồng ý thực hiện kiểm toỏn và chuyển qua Phũng nghiệp vụ. Phòng nghiệp vụ sẽ tiếp nhận và lập thư bỏo phớ gửi khỏch hàng. Sau khi được sự chấp thuận của khỏch hàng với mức phớ đưa ra Phũng nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng và thực hiện kớ kết hợp đồng với khỏch hàng.
Đối với cả hai công ty trên, hợp đồng kiểm toán kiểm toán được lập sau khi thoả thuận giữa hai bên được thống nhất. Những thoả thuận đó bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Phạm vi kiểm toán: Các báo cáo tài chính của hai công ty.
Trách nhiệm của bên A (khách hàng): Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ kịp thời các báo cáo tài chính, các thông tin cho bên B (CPA VIETNAM). Lưu trữ quản lý chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính một cách bí mật, an toàn. Chịu trách nhiệm về các tài liệu cung cấp và cử nhân viên cùng tham gia công việc với bên B.
Trách nhiệm bên B (CPA VIETNAM): Phải tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán trong khi thực hiện công việc kiểm toán và phải thông báo cho bên A về nội dung, kế hoạch, tiến độ kiểm toán. Đội ngũ kiểm toán viên phải có trình độ và năng lực thực hiện kiểm toán. Thực hiện kiểm toán đúng nguyên tắc độc lập, khách quan và bảo mật thông tin của khách hàng.
Thời gian kiểm toán, phí kiểm toán và các mục tiêu kiểm toán.
Sau đó, công ty kiểm toán sẽ gửi thư hẹn kiểm toán và kèm theo danh sách nhóm kiểm toán viên. Công việc lựa chọn nhóm kiểm toán viên được thực hiện bởi các trưởng phòng kiểm toán, việc bố trí cũng được thực hiện phù hợp với nội dung kiểm toán của từng khách hàng.
2. Lập kế hoạch kiểm toán
Cỏc kiểm toỏn viờn sau khi được phõn cụng sẽ liờn hệ với khỏch hàng để tỡm hiểu kĩ hơn về đặc điểm, hoạt động kinh doanh của khỏch hàng. Đồng thời cỏc kiểm toỏn viờn sẽ chuẩn bị Bộ hồ sơ kiểm toỏn bao gồm hồ sơ kiểm toỏn chung và hồ sơ kiểm toỏn năm; lựa chọn đội ngũ trợ lý, thực hiện cỏc thủ tục phõn tớch, đỏnh giỏ trọng yếu rủi ro, thẩm tra và đỏnh giỏ hệ thống KSNB, từ đú triển khai kế hoạch cũng như chương trỡnh kiểm toỏn cụ thể cho khỏch hang về thời gian kiểm kờ, thời gian thực hiện kiểm toỏn đồng thời cũng phải gửi trước cho khỏch hàng danh sỏch tài liệu cần cung cấp để khỏch hàng chuẩn bị trước nhằm giảm thiểu thời gian kiểm toỏn từ đú giảm thiểu chi phớ kiểm toỏn. Lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên quyết định đến chất lượng và thành công của cuộc kiểm toán. Công việc trên được thực hiện bởi kiểm toán viên chính. Quá trình thực hiện được tiến hành theo các bước sau:
2.1. Tìm hiểu về khách hàng.
Thu thập những hiểu biết ban đầu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hành là một bước hết sức cần thiết. Nó không những giúp cho kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán, mà nó còn giúp kiểm toán viên nhanh chóng xác định được những điểm trọng tâm cần chú ý khi tiến hành kiểm toán, cũng như khi đánh giá tính hợp lý của các thông tin tài chính vá các giải trình của những người quản lý.
Để thu thập hiểu biết về khách hàng, kiểm toán viên thu thập qua các nguồn sau:
Xem xét các báo cáo tài chính nội bộ của năm trước và năm nay.
Xem xét các biên bản hội nghị Ban giám đốc và các hội nghị quan trọng khác
Xem xét các cơ chế, chính sách, qui định nội bộ của doanh nghiệp.
Thảo luận, phỏng vấn trực tiếp với Ban lãnh đạo cũng như công nhân viên trong đơn vị khách hàng để nắm vững những thay đổi trong đơn vị khách hàng về các vấn đề như: cơ cấu quản lý, tổ chức; hệ thống kê toán .....
Xem xét các sổ nhật ký kinh doanh, các tạp chí chuyên nghành để hiểu thêm lĩnh vực kinh doanh của đơn vị khách hàng.
Xem xét các hồ sơ kiểm toán năm trước và tập trung vào những vấn đề có nghi vấn năm trước.
Có rất nhiều cách để kiểm toán viên tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đối với mỗi khách hàng, kiểm toán viên lại có những cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, khi tiến hành kiểm toán công ty A, do đây là khách hàng thường xuyên nên các kiểm toán viên chỉ việc xem lại các thông tin được lưu trong hồ sơ kiểm toán các năm trước và tập trung đến các tài liệu có nghi vấn của năm trước xem chúng còn tái hiện trong năm đang kiểm toán không. Đồng thời kết hợp với phỏng vấn Ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty khách hàng để xem những thay đổi có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh năm nay không? Còn đối với công ty B, do đây là khách hàng mới của công ty nên kiểm toán viên phải chọn các phương thức nêu trên để thu thập thông tin chung về doanh nghiệp này.
Kết quả các bước thu thập thông tin về hai công ty được kiểm toán viên lưu lại trong các hồ sơ kiểm toán. Công ty A là công ty Cổ phần Kinh doanh Phát triển nhà và Đô thị Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Công ty B là công ty Cổ phần và vận tải dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Sau khi tìm hiểu sơ qua về tình hình hoạt động của hai khách hàng, bước tiếp theo kiểm toán viên sẽ đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp. Việc nghiên cưú hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu thông qua hai nhân tố chính đó là: Môi trường và các thủ tục kiểm soát; Hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
a.Môi trường và các thủ tục kiểm soát.
Đây là một phần trong công việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Để phân tích môi trường kiếm soát và các thủ tục kiểm soát kiểm toán viên tiến hành các công việc sau:
Kiểm tra mẫu đối với các chứng từ ghi sổ để đảm bảo rừng các chứng từ ghi sổ trong năm đã được lập và ghi chép đúng.
Xem xét các điều lệ, nội quy, các quy chế hoạt động và các văn bản chuyên ngành có được sự chấp thuận của các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền không?
Xem xét hệ thống cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, phân công chức năng, trách nhiệm từng phòng ban có phù hợp với đặc điểm kinh doanh hay không?
Đối với các thủ tục kiểm soát, căn cứ vào quy chế và các văn bản để xem sự vận hành của chúng có đủ mạnh hay không?
Giám sát và điều hành các quy trình quản lý mà đơn vị thiết lập xem chúng có hiệu quả không. Ngoài ra, tuỳ vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng và phạm vi, kiểm toán viên có thể xem xét quy trình mua bán, vận chuyển, giao nhận, đo, đếm...
Qua việc thực hiện các thủ tục trên tại hai công ty A và B, kiểm toán viên cho rằng cả hai công ty trên đều rất cảnh giác về mặt kiểm soát. Các thủ tục kiểm soát và môi trường kiểm soát của hai công ty trên là tương đối vững mạnh.
b.Hệ thống kế toán.
Một bộ phận khác cũng hết sức quan trọng cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đó là hệ thống kế toán của khách hàng.
Đối với công ty A, vì đây là khách hàng lâu năm của công ty nên kiểm toán viên không đi sâu vào đánh giá hoạt động của hệ thống kế toán mà chỉ phỏng vấn kế toán trưởng xem có sự thay đổi nào về nhân sự và chính sách có ảnh hưởng tới bộ máy kế toán. Còn đối với công ty B, kiểm toán viên tiến hành các công việc sau:
Xem hệ thống kế toán áp dụng theo Việt Nam hay nước ngoài và đã được Bộ Tài Chính chấp nhận chưa, nếu đã chấp nhận chụp một bản làm hồ sơ.
Kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ, phương pháp hạch toán kế toán chung hiện hành hoặc chế độ kế toán cụ thể được bộ tài chính phê duyệt có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp không?
Kiểm tra việc lập, bảo quản, lưu chuyển chứng từ kế toán trên các góc độ mẫu biểu, nội dung ghi chép xem có đảm bảo hợp pháp, hợp lý hay không?
Đơn vị tiền tệ sử dụng, nếu không phải là VNĐ thì phải có văn bản của cơ quan cho phép, có nhất quán không. Việc hạch toán ngoại tệ như thế nào đối với các nghiệp vụ ngoại tệ và số dư ngoại tệ.
Kiểm tra xem xét các chính sách kế toán chủ yếu như: Hàng tồn kho; Tài sản cố định; Tính giá thành và chi phí dự phòng...... có phù hợp với các chuẩn mực kế toán và luật định của nhà nươc không.
Xem xét và đánh giá việc tổ chức bộ máy kế toán cũng như trình độ của các kế toán viên.
Qua những phân tích trên, kiểm toán viên đưa ra những nhận xét sau:
Công ty A áp dụng chế độ kế toán của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật kí chung hạch toán bằng VNĐ. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển thành đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh được đưa vào chi phí hoặc thu nhập tài chính.
Đối với công ty B cũng tương tự công ty A, áp dụng chế độ kế toán của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật kí chung hạch toán bằng VNĐ. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển thành đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh được đưa vào chi phí hoặc thu nhập tài chính.
Sau khi tiến hành kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của hai doanh nghiệp, kiểm toán viên cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của cả hai doanh nghiệp đều hoạt động khá tốt. Trên cơ sở sự tin cậy đó, kiểm toán viên tiến hành xác định mức độ trọng yếu của các thông tin trên các báo cáo tài chính và tiến hành phân bổ cho từng khoản mục cụ thể.
2.3. Kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với khoản mục tiền.
a.Kiểm tra hệ thống kiểm soát.
Việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ được tiến hành thông qua một số bước sau:
Kiểm tra quy chế chi tiêu; thẩm quyền chi duyệt; thủ tục kiểm kê; sổ sách kế toán và việc khoá sổ kế toán cuối kỳ.
Kiểm tra thủ tục phát hành séc, uỷ nhiệm chi, phân công, phân nhiệm, thủ tục đối chiếu, xác nhận sô dư và các quy định về lập báo cáo quỹ.
Thu thập và cập nhật các văn bản về hệ thống KSNB ( Lập các sơ đồ tổ chức bằng hình vẽ hoặc bằng ghi chép), chính sách và các quy trình kiểm soát, trình tự viết phiếu thu, phiếu chi, kiểm kê quỹ trình tự rút tiền gửi ngân hàng, phương pháp hạch toán và thủ tục đối chiếu số dư, tiền gửi giữa sổ sách với sổ phụ ngân hàng.
Chọn một số phiếu thu, phiếu chi, biên bản kiểm kê quĩ tháng, bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng để kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống KSNB. Ghi chép các sai sót phát hiện được trên các giấy tờ làm việc .
b.Kiểm tra chi tiết.
Khi kiểm tra chi tiết các tài khoản tiền, kiểm toán viên tiến hành theo công việc sau:
* Kiểm tra chi tiết đối với tiền mặt và TGNG
Lập bảng tổng hợp và đối chiếu số dư với các số sách và báo cáo tài chính.
Thu thập biên bản kiểm kê quỹ cuối năm. Đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt, xác định các nguyên nhân chênh lệch.
Thực hiện kiểm kê tiền mặt tại thời điểm kiểm toán. Nếu quỹ bao gồm cả những chứng từ có giá trị như: Ngân phiếu, trái phiếu, vàng, bạc, đá quý thì phải kiểm tra chi tiết để xác định giá trị hợp lý, xem xét các chứng từ mua bán có liên quan. Căn cứ kết quả kiểm kê để xác định số dư tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Yêu cầu giải trình nếu có sự chênh lệch.
So sánh số dư trên sổ quỹ và tiền gửi ngân hàng với sổ cái tổng hợp.
Thực hiện các thủ tục đối chiếu tài khoản TGNH: Gửi thư xác nhận số dư TGNH và tổng hợp kết quả nhận được đối chiếu với số dư sổ phụ. Giải thích các khoản chênh lệch lớn nếu có.
Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các khoản thu, chi TGNH. Các khoản lãi phải trả đối với các khoản TGNH và hồ sơ chứng từ về việc bảo lãnh hay phê duyệt các khoản thu, chi TGNH. Kiểm tra tính hiện hữu của tài khoản thế chấp hay bảo lãnh ghi chép trên sổ sách, chứng từ của công ty.
Kiểm tra tất cả các khoản tiền gửi chưa được ghi vào ngày cuối kỳ với báo cáo ngân hàng sau ngày khoá sổ.
* Kiểm tra tài khoản tiền đang chuyển
Đối chiếu các Séc chưa về tài khoản tiền gửi và các khoản khác (như: chuyển khoản, các nghiệp vụ chuyển tiền giữa các đơn vị nội bộ và rút tiền gửi nhập quỹ) với sổ phụ ngân hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Kiểm tra các khoản tiền đó được ghi chép vào sổ phụ của tháng tiếp theo sau ngày khoá sổ. Xác minh những Séc lớn chưa về trong thánh tiếp théoau ngày khoá sổ.
Kiểm tra theo dõi TGNH để đối chiếu các Séc chuyển trả thanh toán cho nhà cung cấp tại ngày khoá sổ với sổ phụthánh tiếp sau ngày khoá sổ.
Soát xét các khoản thu, chi trước và sau ngày khoá sổ, ghi chú các khoản lớn bất thường. Xác định xem chúng có được ghi vào đúng kỳ hay không?
Ngoài các thủ tục trên, kiểm toán viên còn tiến hành các thủ tục khác như:
Xem xét tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán tại thời điểm báo cáo đối với các tài khoản tiền ngoại tệ. Đối chiếu với sổ Cái và kiểm tra việc tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá, đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ.
Xem xét việc kiểm soát áp dụng tỷ giá chuyển đổi với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Kiểm tra việc ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ đó trong kỳ.
Xem xét và yêu cầu khách hàng đưa ra các bằng chứng của các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến bên thứ ba. Chú ý đến các khoản thường ghi thiếu như tiền gửi, lệ phí ngân hàng, các khoản thu hoặc chi tiền gửi ngân hàng phải có giây báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng.
Chú ý đến tính chất hợp pháp, hợp lý của chứng từ về mặt đảm bảo các yếu tố cơ bản của chứng từ, có đầy đủ chứng từ gốc để chứng minh không?
2.4.Tổng hợp kế hoạch kiểm toán.
Sau khi các kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với từng phần hành được thiết kế, kiểm toán viên chính sẽ tổng hợp lại và lên một kế hoạch kiểm toán tổng quát như sau:
Nội dung
Ngày thực hiện tại cụng ty
- Tỡm hiểu hệ thống kế toỏn, hệ thống kiểm soỏt nội bộ
- Kiểm tra chi tiết cỏc phần hành chủ yếu
- Xem xột cỏc thủ tục và tớnh hợp lý của húa đơn, chứng từ
7-15/01/2009
Tổng hợp kết quả, thống nhất số liệu
15/01/2009
Lập dự thảo Bỏo cỏo Kiểm toỏn
15-17/01/2009
Soỏt xột Bỏo cỏo, hồ sơ Ban Giỏm đốc
17/01/2009
- Gửi dự thảo Bỏo cỏo tài chớnh cho khỏch hàng
- Phỏt hành Bỏo cỏo kiểm toỏn chớnh thức sau 2 ngày kể từ khi nhận được ý kiến cuối cựng của Cụng ty khỏch hàng về Bỏo cỏo dự thảo
18/01/2009
3.Chứng kiến kiểm kê (nếu có)
Kiểm kờ là cụng việc được thực hiện trước khi chớnh thức kiểm toỏn, cụng việc này được thực hiện khi kiểm toỏn viờn nhận thấy cần tiến hành kiểm kờ đối với một số phần hành cần thiết để bổ sung cho bằng chứng kiểm toỏn. Qua trỡnh chứng kiến kiểm kờ được thực hiện thụng qua nhiều cỏc bước nhằm bảo đảm việc chứng kiến kiểm kờ là tin cậy và khỏch quan nhất. Cú 3 bước cơ bản khi thực hiện mọi cuộc kiểm kờ:
Chuẩn bị kiểm kờ: kiểm toỏn viờn phải thu thập về kế hoạch kiểm kờ, phương thức kiểm kờ của khỏch hàng, yờu cầu khỏch hàng chuẩn bị cỏc tài liệu cần thiết như sổ cỏi tài khoản liờn quan, danh mục hàng hoỏ, tài sản (đối với kiểm kờ hàng tồn kho và TSCĐHH) và chuẩn bị chứng từ khi cần thiết.
Chứng kiến kiểm kờ: để chứng kiến kiểm kờ đảm bảo khỏch quan, kiểm toỏn viờn phải để khỏch hàng kiểm kờ, mỡnh đúng vai trũ là người quan sỏt quỏ trỡnh kiểm kờ cú chớnh xỏc khụng đặc biệt là trong kiểm kờ tiền. Đối với kiểm kờ hàng tồn kho kiểm toỏn viờn cú thể chọn mẫu để khỏch hàng kiểm kờ.
Kết thỳc và lập bỏo cỏo kiểm kờ: Kiểm toỏn viờn phải lập bỏo cỏo về cuộc kiểm kờ của khỏch hàng, xem kết quả kiểm kờ cú đỏng tin cậy hay khụng, nờu ý kiến của mỡnh về cuộc kiểm kờ, thu thập cỏc tài liệu liờn quan để lưu hồ sơ kiểm toỏn.
Sau quá trình kiểm kê, kiểm toán viên tổng hợp lại báo cáo kiểm kê tại công ty A như sau:
4.Thực hiện kiểm toán tại khách hàng
Việc đầu tiên tiến hành kiểm tra chi tiết các tài khoản tiền, kiểm toán viên phải xác định được các mục tiêu kiểm toán chính. Đối với các khoản mục này, kiểm toán viên chỉ tập trung vào kiểm tra tính đầy đủ, tính đúng kỳ của các ngiệp vụ phát sinh, tính chính xác của số các số dư tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển. Sau khi đã xác định được các mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên sẽ bắt đầu tiến hành các bước công việc đã được định trước trong trong quá trình lập kế kiểm toán.
4.1. Kiểm tra hệ thống KSNB.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, hệ thống KSNB đã được đánh giá một cách khái quát. Trong bước này, kiểm toán viên sẽ tiếp tục tìm hiểu để thu thập bằng chứng chứng minh cho tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai sót liên quan đến các khoản mục tiền.
Trước tiên kiểm toán viên tiến hành soát xét, kiểm tra trình tự lập, phê duyệt các phiếu thu, chi tiền trong các công ty. Sau đây là kết quả thu được tại công ty A.
Công ty sử dụng mẫu phiếu chi tự in. Các phiếu chi và phiếu thu đều được đánh số thứ tự liên tục trong một năm tài chính. Quá trình lập và phê duyệt phiếu thu, phiếu chi được mô tả trong giấy tờ làm việc của kiểm toán viên như sau:
Đối với phiếu chi
Người nhận tiền
Phòng kế toán
Giám đốc và KTT
Thủ quỹ
Chứng từ gốc
h
h
Viết phiếu chi
h
h
Duyệt chi
h
h
Xuất quỹ
h
h
Lưu trữ, bảo quản
h
Đối với phiếu thu
Người nộp tiền
Phòng kế toán
Giám đốc và KTT
Thủ quỹ
Hoá đơn gốc
h
h
Viết phiếu thu
h
h
Ký duyệt
h
h
Thu tiền
h
h
Lưu trữ, bảo quản
h
Tiếp theo, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra một số thủ tục soát liên quan đến các khoản mục tiền như:
Xem xét quy định trách nhiệm rõ ràng trong việc phân công quản lý tiền mặt ở quỹ.
Kiểm tra xem giữa người có trách nhiệm phê duyệt chi tiền và thủ quỹ có mối quan hệ đặc biệt nào không?
Kiểm tra xem xét việc phân chia trách nhiệm trong vấn đề kiểm tra, kiểm soát các thủ tục, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ về thu, chi tiền.
Xem xét việc bảo vệ, bảo hiểm tài sản tiền mặt và hệ thống bảo vệ của công ty đối với tiền mặt như thế nào.....
Thông qua việc ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7304.doc