MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ (AIC) 4
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ (AIC) 4
1.Quá trình hình thành và phát triển 4
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 6
2.1. Hội Đồng Quản Trị công ty 6
2.2. Hội đồng tư vấn đầu tư 6
2.3. Ban Tổng giám đốc công ty 6
2.4. Phòng Đầu tư 7
2.5. Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án 10
2.6. Phòng Pháp chế 10
2.7. Ban quản lý dự án đầu tư 11
2.8. Các đơn vị trực thuộc công ty 11
2.9. Các phòng, ban và các đơn vị khác 11
3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty AIC 12
3.1. Môi trường 12
3.2. Bất động sản:. 12
3.3. Xuất khẩu lao động: 12
3.4. Cung cấp thiết bị y tế 12
3.5. Thương mại: 13
3.6. Tài chính 13
3.7. Giáo dục đào tạo 13
II. QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ AIC 13
1. Trình tự thực hiện dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC 13
2. Cụ thể hóa trình tự lập dự án 15
3. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi 16
4. Quản lý công tác lập dự án đầu tư 18
5. Nội dung công tác lập dự án tại công ty 19
5.1. Sự cần thiết phải đầu tư 19
5.2. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật 21
5.3. Phân tích tài chính 25
5.4. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội 28
III. MINH HỌA BẰNG DỰ ÁN CỤ THỂ 29
“ Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền Huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương” 29
1. Sự cần thiết phải đầu tư 29
2. Các căn cứ pháp lý 29
3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của dự án 30
4. Các quy trình, tiêu chuẩn được áp dụng 31
5. Xác định chủ đầu tư – Hình thức đầu tư 32
6. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội – Hạ tầng kỹ thuật 33
6.1 Điều kiện tự nhiên 33
6.2 Tình hình kinh tế xã hội 34
7. Lựa chọn quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật Và các giải pháp thiết kế 36
7.1. Quy mô đầu tư 36
7.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật Và các giải pháp thiết kế 36
8. Công tác đền bù GPMB và tái định cư 45
9. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường và PCCN Trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng và khai thác khu công nghiệp Cẩm Điền 46
10.Tổng mức đầu tư – nguồn vốn 49
10.1 Tổng mức đầu tư 49
10.2. Nguồn vốn 49
11.Hiệu quả đầu tư 49
11.1. Hiệu quả về kinh tế tài chính 50
11.2. Hiệu quả về kinh tế -xã hội 52
12. Tổ chức thực hiện 53
12.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 53
12.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 53
12.3. Giai đoạn đưa vào sử dụng và khai thác 53
13. Kết luận và kiến nghị 54
13.1 kết luận 54
13.2 Kiến nghị 54
►Đánh giá công tác lập dự án của tình huống 54
□ Về quy trình lập dự án 54
□ Về nội dung lập dự án 55
IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ AIC 56
1. Những kết quả đạt được 56
2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 57
2.1. Hạn chế 57
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 59
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY AIC 60
I. KẾ HOẠCH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ AIC 60
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY AIC 60
3. Hoàn thiện phương pháp lập dự án 66
4. Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ lập dự án 68
5. Chú trọng hơn nữa đến việc tuyển dụng, thu hút nhân tài 69
6. Xây dựng cơ chế thưởng phạt hợp lý cho người lao động 69
7. Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động 70
8. Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC BẢNG 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,song lại chưa nêu ra được tác động cụ thể với dự án đang xét:
6.1 Điều kiện tự nhiên
6.1.1 Điều kiện địa hình
6.1.1.1 Điều kiện địa hình chung của tỉnh Hải Dương và huyện Cẩm Giàng Hải Dương là tỉnh không có bờ biển. Địa hình được chia làm 2 vùng chính. Vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên 9 huyện phía Nam và TP Hải Dương, vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở 2 huyện phía Bắc là Chí Linh và Kinh Môn. Nhìn chung, Hải Dương có địa hình dốc dần từ phía Bắc xuống phía Nam. Huỵên Cẩm Giàng nằm trong vùng đồng bằng của tỉnh Hải Dương, có địa hình bằng phẳng và cũng mang đặc điểm chung của tỉnh Hải Dương có xu hướng dốc dần từ Bắc xuống Nam. Độ chênh lệch cao độ giữa chỗ cao nhất và thấp nhất từ 0,75m đến 1,2m. Địa hình này rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và phát triển công nghiệp.
6.1.1.2 Điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu
Hiện trạng khu đất nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Bắc xuống Nam.
Cao độ hiện trạng lớn nhất: +2.788
Cao độ hiện trạng nhỏ nhất: -0.02 (đáy sông Mao).
Cao độ hiện trạng trung bình: +1.50 ữ +1.70
Cao độ mép đường QL5: +4.065 ữ +4.515
6.1.2 Điều kiện khí tượng thuỷ văn
6.1.2.1. Khí hậu
Tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Cẩm Giàng nói riêng nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cho nên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt:
Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, nhiệt độ trung bình từ 160C đến 250C, lượng mưa ít, độ ẩm cao.
6.1.2.2. Thuỷ văn
Hải Dương là tỉnh có hệ thống sông ngòi tương đối phong phú. Hệ thống sông ngòi không những là ranh giới tự nhiên với các tỉnh tiếp giáp mà còn phân bố tương đối đều giữa các huyện trong tỉnh, trong đó sông lớn nhất chảy qua tỉnh Hải Dương là sông Thái Bình. Hệ thống sông ngòi này là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương. Do đặc điểm địa hình Hải Dương tương đối bằng phẳng, hệ thống thủy nông tương đối hoàn chỉnh, tiêu thoát nước tốt nên hậu quả do lũ lụt gây ra trong mùa mưa bão với Hải Dương thường không lớn.
6.1.3 Điều kiện địa chất
Qua kết quả khảo sát địa chất thấy rằng khu vực nghiên cứu dự án có cấu tạo địa chất tương đối đồng đều.
6.1.4 Điều kiện cung cấp vật liệu
Qua quá trình khảo sát cho thấy có thể sử dụng một số vật liệu xây dựng của địa phương phục vụ cho công trình, bao gồm:
- Cát: dùng nguồn cát được chở đến từ sông Thái Bình và 1 số sông khác như:sông Kinh Thầy, sông Luộc...
- Đất đắp nền: lấy từ địa bàn huyện Chí Linh, Kinh Môn.
- Đá xây dựng: được lấy từ các mỏ đá thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nam.
- Xi măng, sắt, thép, nhựa đường, cát xây và các vật liệu khác lấy tại trung tâm huyện Cẩm Giàng và các huyện lân cận.
6.2 Tình hình kinh tế xã hội
6.2.1. Hiện trạng lao động
- Tính đến năm 2006, số người trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh là 1.081.507 người chiếm 62,8% dân số trong tỉnh. Huyện Cẩm Giàng có 78.232 ngừơi trong độ tuổi lao động, chiếm 64,3% dân số trong huyện
- Lao động đang là m việc trong các ngành kinh tế trong tỉnh là 963.315 người, chiếm 89% số dân trong độ tuổi lao động
- Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 67,5%, trong các ngành công nghiệp XD: 18,6% và trong các ngành dịch vụ: 13,9%. Mặc dù trong các ngành nông nghiệp, lao động chiếm đa số nhưng xét về mặt năng suất xã hội (tỷ số GDP/LĐ trung bình đang làm việc) thì lao động trong các ngành CN-XD đạt hiệu quả cao nhất: 37,8 triệu đồng/ người, trong khi các ngành dịch vụ đạt 34,3 triệu đồng/ người và các ngành nông nghiệp đạt 6,4triệu đồng/người (số liệu thống kế năm 2006). Chính vì thế, xu hướng phát triển cơ cấu lao động trong những năm tiếp theo sẽ là: Giảm dân số lao động nông nghiệp và tăng dân số lao động CN-XD và dịch vụ.
- Bảng cơ cấu lao động tỉnh Hải Dương được trình bày dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn xu hướng biến đổi đó.
Bảng 2: Cơ cấu lao động tỉnh Hải Dương
Đơn vị: %
Ngành/Năm
2000
2002
2003
2004
2005
2006
Nông- Lâm- Thuỷ sản
82,4
80,3
77,1
73,9
70,5
67,5
Công nghiệp- Xây dựng
9,0
10,5
12,0
13,5
15,8
18,6
Dịch vụ
8,6
9,2
10,9
12,6
13,7
13,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương - 2006
Bảng 3: Cơ cấu lao động huyện Cẩm Giàng
Đơn vị: %
Ngành/Năm
2003
2005
2006
Nông- Lâm- Thuỷ sản
77,83
74,67
68,00
Công nghiệp- Xây dựng
14,36
17,33
21,50
Dịch vụ
7,81
8,00
10,5
Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Cẩm Giàng, giai đoạn 2004-2010
Trong mấy năm qua, do các ngành CN-XD và dịch vụ phát triển, tạo điều kiện việc làm cho nhiều lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang. Nguồn lao động này là dồi dào như ng chủ yếu là lao động giản đơn, do chưa được đào tạo nâng cao trình độ
6.2.2 Hiện trạng sử dụng đất
Năm 2005, Hải Dương có 109.005ha đất nông nghiệp, chiếm 66% diện tích
đất tự nhiên của tỉnh, giảm khoảng 5% so với năm 2000. Việc giảm diện tích đất nông nghiệp hàng năm là do sự chuyển đổi một phần sang đất phi nông nghiệp để phát triển các KCN, khu đô thị mới, xây dựng cải tạo và nâng cấp mở rộng hệ thống HTKT và các mục đích KT-XH khác.
Cơ cấu sử dụng các loại đất trong năm 2005 của huyện Cẩm Giàng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Thống kê diện tích hiện trạng sử dụng đất.
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỉ lệ(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
10934,32
100
1.Đất nông nghiệp.
6872,00
62,84
2.Đất phi nông nghiệp.
4023,32
31,16
3.Đất chưa sử dụng
-
-
7. Lựa chọn quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật Và các giải pháp thiết kế
Nội dung này được cán bộ lập dự án đi sâu tìm hiểu và phân tích tỉ mỉ nhất. Người lập dự án đã trình bày rất rõ ràng bằng cách chia thành nhiều mục nhỏ,đi kèm với những bảng biểu,công thức tính và các con số cụ thể:
7.1. Quy mô đầu tư
Tổng diện tích KCN là 205.28 ha trong đó khu đất xây dựng công nghiệp là 183.96havà khu đất ở, dịch vụ là 21.32ha. Khu đất ở, dịch vụ để phục vụ khu công nghiệp sẽ được Chủ đầu tư tổ chức quy hoạchchi tiết và trình duyệt riêng.
7.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật Và các giải pháp thiết kế
7.2.1. San nền
Trên cơ sở cao độ của tuyến đường QL5 (có 02 cầu dọc theo phạm vi khu công nghiệp),cao độ của các khu đất công nghiệp đã xây dựng xung quanh và tần suất thuỷ văn p=2% để chọn cao độ san nền hoàn thiện:
- Cao độ san nền cao nhất của khu vực là +4.50.
- Cao độ san nền thấp nhất là +4.10.
Độ chặt san nền đảm bảo đạt k = 0.85 tại các khu cây xanh, k = 0.90 tại khu vực các lô đất khác. Để giữ ổn định nền đất khi san và đảm bảo chỉ giới quy hoạch, xung quanhkhu đất nghiên cứu được xây tường chắn đá hộc kết hợp với tường rào:
Thiết kế giao thông
Đường giao thông trong KCN được chia thành 2 loại: các tuyến trục chính và các
tuyến đường nối các lô đất.
A. Quy mô các tuyến đường giao thông: Quy mô của các tuyến tuân thủ theo quy
hoạch đã được phê duyệt.
B. Thiết kế nền, mặt đường hè vỉa, cây xanh
a. Thiết kế nền đường
Toàn bộ phần đất không thích hợp trong phạm vi nền đường sẽ được đào bỏ. Đối
với đất hữu cơ đào trung bình 30cm, bùn tại các ao mương đào trung bình 80cm. Các loại đất này sẽ được tận dụng để đắp vào các khu đất trồng cây xanh.
b. Thiết kế mặt đường:
Mặt đường được thiết kế với Eyc=155 MPa, tải trọng trục tính toán 120kN
c. Thiết kế hè vỉa:
Vỉa hè dọc hai bên đường được lát bằng gạch BLOCK tự chèn và bó bằng bó vỉa BTXM M200 kích thước 18 x22x100cm. Chiều cao độ từ mép mặt đường đến đỉnh bó vỉa trung bình là 15cm.
Dải phân cách bó bằng vỉa đứng BTXM M200 kích thước 18x53x100cm, chiều cao từ mép mặt đường đến đỉnh bó vỉa tối thiểu là 30cm. Để ổn định kết cấu lát hè, tại vị trí mép ngoài hè thiết kế kết cấu bó hè bằng gạch xây VXM M75.
d. Thiết kế cây xanh
Trên dải phân cách các tuyến trục chính trồng cây xanh kết hợp với vườn hoa, thảm cỏ tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. Các loại cây dự kiến trồng dọc theo dải phân cách là cau vua, cọ cảnh, ngâu khóm và một số loại cây bụi khác. Xen kẽ với các loại cây là vườn hoa, tiểu cảnh gồm cô tòng, tía tô, hoa mào gà,... Mép ngoài dải phân cách sát bó vỉa trồng viền rệu đỏ, cẩm tú mai B=0.2m. Cây bóng mát được bố trí trong phạm vi giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng của các lô đất và trên hè dọc theo các tuyến kênh mương.
Để hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh KCN, bố trí các dải cây xanh dọc theo các đường ranh giới KCN với chiều rộng bình quân 20m và tại các vị trí hạn chế về điều kiện xây dựng.
e. Thiết kế TCGT
Thiết kế hệ thống an toà n giao thông theo đúng điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN237-01
Để đảm bảo việc thu hút khách hàng đồng thời thuận tiện cho việc giao thông với bên ngoài theo cả hướng đi Hà Nội và đi Hải Phòng, tại cổng chính KCN sẽ xin phép Cục đường bộ VN để mở lối rẽ trực tiếp vào QL5 và cắt DPC giữa của QL5 với chiều dài L=30m.
7.2.3. Thiết kế thoát nước mưa
Khu vực nghiên cứu dự án và các khu lân cận hiện tại đều thoát nước theo hướng từ Bắc xuống Nam qua các mương thuỷ lợi hiện có chảy qua QL5 và thoát ra sông Sặt cách KCN khoảng 1km, do vậy trong quy hoạch KCN, các mương chủ đạo của khu vực sẽ được cải tạo đảm bảo quy mô, hướng thoát, sự liên thông đồng thời đảm bảo cảnh quan, môi trường của khu vực. Hai bờ mương được gia cố bằng ốp mái đá xây kết hợp trồng cỏ.
Để đảm bảo thu nước tức thời cho các khu dân cư khi có mưa, phía Bắc khu công nghiệp giáp với thôn Bái Dương bố trí 01 hồ điều hoà diện tích khoảng 2.5ha. Hồ này có tác dụng chứa nước cho việc tưới tiêu và sinh hoạt đồng thời điều tiết nước khi có mưa lũ thông qua các cửa phai nối với các mương thoát.
Lưu lượng nước mưa được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn. Lưu lượng nước mưa trong cống, rãnh tính theo công thức :
Q = x q x F ( l/s)
Trong đó: Q : Lưu lượng tính toán cho 1 đoạn cống ( l/s )
: Hệ số dòng chảy, lấy = 0,65
q : Cường độ mưa tính toán ( l/s.ha) - Tra theo biểu đồ ghi mưa.
F : Diện tích lưu vực ( ha ) q = (20+b)nxq20x(1+clgP)/(t+b)n
Với q: cường độ mưa tính toán ( l/s/ha),
P: chu kỳ tràn cống lấy P = 2 năm .
q20 - đại lượng đặc trưng khí hậu tại địa phương (Hải Dương) lấy theo tài liệu - Phương pháp và kết quả nghiên cứu cường độ mưa ở Việt nam - Viện khí tượng thuỷ văn
7.2.4. Thiết kế thoát nước thải và vệ sinh môi trường
7.2.4.1. Thiết kế thoát nước thải:
+ Mạng lưới thoát nước thải được thiết kế chung cho cả thoát nước thải sinh hoạt và nước thải sản suất của cả khu công nghiệp. Mạng lưới ống thu gom toàn bộ nước thải và chuyển tới trạm xử lý. Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân được xử lý sơ bộ tại các bể phốt trong nhà máy trước khi thải vào mạng nước thải. Nước thải sản xuất tại nhà máy được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn loại C ( tiêu chuẩn 5945-2005), mới được xả vào mạng nước thải. Mạng lưới thoát nước thải sử dụng ống BTCT đúc sẵn đường kính D300 - D400, đặt 1 bên vỉa hè (hoặc 2 bên hè), để thu nước thải từ các nhà máy dẫn về khu xử lý nước thải tập trung. Dọc các tuyến cống bố trí hệ thống ga cách nhau từ 25 -30m.
+ Trạm xử lý nước thải :
Công suất của trạm xử lý được tính cho cả 2 nguồn nước thải: 4000m3/ngà y đêm. Vị trí trạm xử lý nước thải đặt ở khu đất sát hàng rào phía Tây của khu Cadi-sun. Công nghệ xử lý nước thải lựa chọn phương pháp lý hoá vi sinh kết hợp
Nước thải sau khi ra khỏi trạm xử lý phải đạt tiêu chuẩn B ( tiêu chuẩn 5945-2005) mới được xả và o mạng thoát nước chung trong vùng.
7.2.4.2. Giải pháp xử lý rác công nghiệp và rác sinh hoạt
Rác thải rắn từ các xí nghiệp công nghiệp sẽ được thu gom vào khu chứa tại khu đất sát hàng rào phía Tây của khu Cadi Sun. Hàng ngày sẽ có xe của công ty môi trường đến và chở rác thải rắn đến nơi quy định.
Rác thải sinh hoạt và các loại rác thải khác được tập trung ngay trong các xí nghiệp, khu kỹ thuật, khu BQL và khu dân cư . Hàng ngày sẽ có xe của công ty môi trường đến và chở rác đến các bãi rác.
7.2.5. Thiết kế cấp nước
7.2.5.1. Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước
Cấp nước công nghiệp: Tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp được tính toán dựa vào các loại hình sản xuất của từng nhà máy
Bảng 5: Nhu cầu dùng nước khu công nghiệp Cẩm Giàng - Hải Dương
TT
Hạng mục công trình
Quy mô (ha)
Tiêu chuẩn
dùng nước
Nhu cầu dùng nước (m3/ngđ)
A
Đất xây dựng nhà máy
183.96
1
Công nghiệp điện tử
124.32
22m3/ha
2735.04
2
Số công nhân khu công nghiệp
60lít/ngđ 559.44
3
Đất ban quản lý,dịch vụ
6.73
10%(2) = 56
4
Đất khu đảm bảo kỹ thuật
0.12
22m3 /ha
2.64
5
Đất khu xử lý chất thải
0.90
6
Đất tạm chứa đồ chất thải
1.00
7
Đất khu nghĩa địa
0.85
8
Đất giao thông (rửa đường)
18.89
10m3 /ha
188.9
9
Đất cây xanh
19.70
10m3 /ha
197
10
Mặt nước
4.66
11
Đất khu đào tạo
6.79
100lít.người/ngđ
150
Tổng nước cho Khu công nghiệp
3889.02
Nước dự phòng rò rỉ
10% = 388.9
Tổng cộng
4277.92
Lấy tròn
4300
Hệ số điều hoà K ngày 1,25
Hệ số điều hoà K giờ 1,5
Số giờ tính toán trong ngày 24giờ
- Nhu cầu dùng nước lớn nhất trong ngày
Q = 4300 x 1,25 = 5375 m /ngđ max
- Lưu lượng giờ dùng nước lớn nhất
5375 x 1,5
Q = ---------------- = 355.94 m /giờ = 98.87 l/s. max 3
24 giờ
Q(cóchay) = 98.87+30=128.87 l/s.
7.2.5.2. Nguồn cấp nước
A. Nguồn cấp nước
Về nguyên tắc, nước sạch để cung cấp cho khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền sẽ được Công ty Kinh doanh nước sạch của tỉnh Hải Dương cấp đến hà ng rào của Dự án ( điểm đấu của Khu công nghiệp).
Hiện tại có tuyến ống cấp nước D250 chạy dọc phía nam của QL5 từ nhà máy nước Cầu Ghẽ qua phía nam khu đất của dự án công suất nhà máy nước Cầu Ghẽ là 20.000m3/ngđ và đang cung cấp cho khối cơ quan đầu não của Huyện thuộc thị trấn Cẩm Giàng, các cơ quan, trường học, bệnh viện đóng trên địa bàn dọc QL 5A, dân cư Xã Tân Trường và cho Khu công nghiệp Phúc Điền.
Để đáp ứng lượng nước đầy đủ cho sản xuất, sinh hoạt của khu công nghiệp, khu nhà ở, dịch vụ trong khu CN Cẩm Điền - Lương Điền và có thể cấp nước cho một bộ phận dân cư xung quanh, Chủ đầu tư Khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền mong muốn được đầu tư xây dựng một Trạm cung cấp nước sạch vị trí được đặt trong phạm vi đất của Khu công nghiệp và đã được UBND Tỉnh Hải Dương chấp thuận về nguyên tắc.Việc khảo sát nguồn nước ngầm và thiết kế Trạm xử lý nước sạch sẽ được thực hiện ở một Dự án riêng.
Trong khuôn khổ của Dự án này Tư vấn xin được đề cập một số thông số cơ bản
của Trạm xử lý nước như sau:
- Công suất dự kiến : 10.000m3/ngày đêm.
- Chọn nguồn nước : Lấy từ nguồn nước ngầm. Dây chuyền trạm xử lý nước sạch :
Tuy nhiên trong giai đoạn đầu,thời kỳ đầu tư xây dựng HTKT và có thể một vài năm khai thác đầu tiên khi số lượng các Xí nghiệp Công nghiệp hoạt động chưa nhiều,sẽ xử dụng nguồn nước cấp từ đường ống D250 của nhà máy nước Cầu Ghẽ.
B. Mạng lưới cấp nước
Mạng lưới cấp nước được thiết kế trên cơ sở của các ô công nghiệp theo quy hoạch, mạng lưới cấp nước bố trí theo kiểu mạng vòng, tính toán dựa trên lưu lượng vào giờ dùng nước lớn nhất.
Kết quả tính toán mạng lưới cấp nước xem phụ lục "Bảng tính toán cấp nước".
Các tuyến ống cấp nước được bố trí trên vỉa hè cách chỉ giới đường đỏ trung bình từ 0.5 -1.2m với độ sâu tối thiểu là 0,7 tính từ mặt đất đến đỉnh ống . Tại các cổng nhà
máy cần bố trí các tê chờ có F 50 - F 100 tuỳ thuộc nhu cầu dùng nước của từng nhà máy để phục vụ cho việc đấu nối đường ống cấp nước cho nhà máy đi vào hoạt động. Vật liệu đường ống cấp nước chọn là ống gang dẻo nối miệng bát theo tiêu chuẩn ISO-2531 có đường kính D100-300.
C. Cấp nước cứu hoả
Trong khu đất của dự án có hồ điều hoà và một số kênh, mương nên ở gần những vị trí trên không bố trí trụ cứu hoả, việc cấp nước chữa cháy sẽ lấy nước từ các kênh, mương nói trên. ở những chỗ khác các trụ cứu hoả D = 100 được bố trí tại các nút giao thông và dọc trên tuyến ống với cự ly trung bình 150m/1 trụ. Trụ chữa cháy được dùng trong dự án này là loại nổi theo tiêu chuẩn TCVN6379 - 1998. Mạng lưới cấp nước được tính toán kiểm tra để bảo đảm chữa cháy cho Khu công nghiệp với 2 đám cháy (lưu lượng tính toán cho 1 đám cháy là 15l/s) xảy ra đồng thời tại 2 vị trí bất lợi nhất trong mạng lưới cấp nước. Lưu lượng nước chữa cháy dự trữ tại bể chứa trong khu đất dịch vụ, cây xanh. Ngoài ra trong các nhà máy xí nghiệp cũng nên xây dựng bể nước dự phòng chữa
cháy hoặc khi đường ống có sự cố, dung tích bể theo tính chất của từng nhà máy.
7.2.6. Thiết kế cấp điện, điện chiếu sáng
7.2.6.1. Thiết kế hệ thống cấp điện cho khu vực xí nghiệp công nghiệp:
A- Nguồn cấp điện
Theo ý kiến của Công ty điện lực Hải Dương thì trong qui hoạch phát triển lưới điện, ngành điện sẽ xây dựng tuyến ĐDK-110KV đi ở phía bắc khu đất. Do vậy nguồn điện cấp cho khu công nghiệp sẽ được lấy từ ĐDK- 110KV thông qua trạm biến áp trung gian 110/22KV. Trạm biến áp 110/22KV sẽ do ngành điện đầu tư và được xây dựng trong phạm vi đất của khu công nghiệp. Hiện tại ĐDK-110KV và TBA trung gian 110/22KV chưa được xây dựng nên trong giai đoạn đầu xây dựng cơ sở HTKT của khu công nghiệp nguồn điện sẽ được cấp tạm thời từ ĐDK-35KV mạch kép hiện có nằm bên phải của QL5 Hải Phòng đi Hà Nội . Chi tiết vị trí đấu nối sẽ được làm việc cụ thể với Công ty điện lực Hải Dương trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Kết cấu lưới điện thiết kế cho khu công nghiệp đuợc thiết kế phù hợp với cấp điện áp sử dụng thống nhất là 35KV theo phuơng thức mạch vòng vận hành hở. Trạm biến áp thiết kế dùng loại máy biến áp phía sơ cấp có 2 cấp điện áp là 35(22)KV. Tổng công suất tải của toàn khu công nghiệp theo tính toán là : 46.310KVA .
B. Chỉ tiêu cấp điện và tính toán phụ tải
Bảng 6: Chỉ tiêu cấp điện khu công nghiệp Cẩm Giàng- Hải Dương
STT
Chức năng khu đất
Diện tích (ha)
Chỉ tiêu cấp điện (KW/ha)
Hệ số tính toán Co
Công suất
(KVA)
1
Đất xây dựng các xí nghiệp
124.32
300
0.85
43.878
2
Đất khu quản lý và điều hành công cộng và dịch vụ
6.73
100
0.85
792
3
Đất khu xử lý nước thải, khu trung chuyển nước thải
1.90
150
0.85
335
4
Đất khu đào tạo
6.87
150
0.85
1.193
5
Chiếu sáng giao thông
10km
9
0.85
106
Tổng công suất
46.310
C. Giải pháp kỹ thuật
Căn cứ từ tình hình thực tế và qua tham khảo các khu Công nghiệp đã được xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Giải pháp thiết kế xây dựng hệ thống cấp điện cho khu công nghiệp là Phương án hệ thống cấp điện đi ngầm
3. Giải pháp kỹ thuật phương án chọn : ( Hệ thống cấp điện đi ngầm)
A/* Thiết kế tuyến cáp ngầm 35KV
Xây dựng Tuyến cáp ngầm 35KV từ vị trí c ột trồng mới số 1 đi vào đường nội bộ của khu đất và đến các trạm cắt 35KV và các TBA đèn đường 50KVA theo thứ tự mạch vòng dẫn ra đấu lên ĐDK-35KV hiện có tại vị trí cột trồng mới số 2 . Tổng chiều dài tuyến cáp ngầm cao thế của toà n khu là 9.045m. Tại 2 vị trí cột dựng mới mỗi vị trí lắp 1 bộ cầu dao phụ tải 35KV-630A-16KA/s và 1 bộ chống sét van 35KV sau dao đầu cáp.
B/ * Thiết kế Trạm biến áp
B.1 Thiết kế TBA chiếu sáng đèn đường 50KVA Trạm biến áp được thiết kế theo tiêu chuẩn trạm Kios hợp bộ đặt với công suất 50KVA-35(22) ± 2x2,5%/0.4KV, có kích thước D3360xR2120xC2500 mm (dài, rộng, cao) và được bố trí thành 03 ngăn: Ngăn trung thế+ ngăn MBA+ ngăn hạ thế. Khung trạm làm bằng tôn 2mm 3mm lốc cuộn trên máy tự động CNC, vỏ trạm lằm bằng tôn 2mm - 3mm bố trí hai lớp có lớp chống nóng ở giữa. Mái được lằm bằng tôn 2mm- 3mm, bố trí kiểu hai mái hai lớp, có lớp chống nóng. Toàn bộ khung và vỏ tủ được sơn tĩnh điện mầu nghi sáng, được thiết kế đáp ứng điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam.
Bố trí thiết bị trạm:
B.2 Thiết kế TBA khu đất BQL dự án 250KVA Trạm biến áp được thiết kế theo tiêu chuẩn trạm Kios hợp bộ đặt với công suất ± 250KVA-35(22) 2x2,5%/0.4KV, có kích thước D3500xR2120x C2500 mm (dà i, rộng, cao) và được bố trí thành 03 ngăn: Ngăn trung thế+ ngăn MBA+ ngăn hạ thế. Khung trạm làm bằng tôn 2mm - 3mm lốc cuộntrên máy tự động CNC, vỏ trạm lằm bằng tôn 2mm -3mm bố trí hai lớp có lớp chống nóng ở giữa. Mái được lằm bằng tôn 2mm đến 3mm, bố trí kiểu hai mái hai lớp, có lớp chống nóng. Toàn bộ khung và vỏ tủ được sơn tĩnh điện mầu nghi sáng, được thiết kế đáp ứng điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại
7.2.6.2. Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng
a - Phạm vi thiết kế chiếu sáng
- Hệ thống chiếu sáng cho khu công nghiệp được thiết kế tuân thủ theo các bản vẽ Qui họach chi tiết khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Tỉnh phê duyệt. Toà n bộ các tuyến đường nội bộ trong khu đất công nghiệp của dự ánh được chiếu sáng.
b- Tiêu chuẩn chiếu sáng
- Đuờng nội bộ khu công nghiệp chiếu sáng cấp B :
+ Độ chói trung bình : Ltb = 0.8 cd/m2
+ Hệ số đồng đều ngang với trục đuờng : > 0,4
+ Hệ số đồng đều dọc với trục đuờng : > 0,7
c-Thiết bị chiếu sáng
- Chiếu sáng đường sử dụng loại đèn chiếu sáng đ-ờng phố hiệu xuất cao tiết
kiệm điện loại : RL-S250W-IP55 và RL-S150W-IP66 .
- Chiếu sáng vườn hoa thảm cỏ trên rải phân cách rộng 14m sử dụng đèn sân vườn tiết kiệm điện . Đèn cầu trong tán quang ĐG-D400-18W .
d- Nguồn cấp điện và điều thiết bị điều khiển chiếu sáng
- Điều khiển : Hệ thống chiếu sáng đựơc điều khiển thông qua 5 tủ điện ĐKCS vận hành đóng cắt theo quy định :
- Buổi tối ( từ 18 h - 23h ) : Đóng 100% số đèn.
- Đêm khuya ( từ 23h - 6h ) : Tắt 2/3 số đèn.
- Các đèn đựơc đấu theo thứ tự pha A,B,C.
- Nguồn cấp : Cấp nguồn từ 4 trạm biến áp 50KVA xây dựng mới trong hạng mục cấp điện phục phụ cấp nguồn điện cho chiếu sàng và 1 trạm biến áp 250KVA cấp điện cho khu nhà BQL dự án
e- An toàn lưới điện
- Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành: Tất cả các cột thép, tủ điện được nối tiếp đất an toàn, mỗi cột lắp 3cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm L63x63x5 dài 2,4 m và chôn sâu cách mặt đất 0.7m. Dây tiếp địa nối bắt vào thân cột và cực trung tính bảng điện cửa cột. Liên kết giữa các cọc bằng dây đồng trần M16 .
7.2.7. Thiết kế hệ thống thông tin liên lạc
Khu CN Cẩm Điền - Lương Điền là một KCN lớn, quy mô đầu tư hạ tầng đồng bộ và hiện đại nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là rất cao.
Chủ đầu tư Khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền đã lựa chọn Bưu điện Hải Dương Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là m đơn vị cung cấp các dịch vụ Điện thoại, thông tin băng rộng, kênh thuê riêng và internet, .Hai bên đã thống nhất về các nguyên tắc với nhau
.
7.3. Phân tích hiệu quả kỹ thuật Giao thông đối ngoại của khu vực nghiên cứu có nhiều lợi thế, thông qua hai tuyến đường chính là QL5 ở phía Nam và tuyến đường liên xã ởphía Bắc ra QL38. Tuyến đường liên xã đang được dự kiến quy hoạch thành đường có quy mô B=20.5m nối ra QL38 do vậy có thể kết nối đường trong KCN với tuyến đ- ờng này thông qua 01 cổng phụ. Hiện nay, UBND tỉnh Hải D-ơng đã có chủ trương đầu tư các tuyến đường gom dọc đường QL5 vì vậy việc giao thông với bên ngoài của KCN chủ yếu thông qua tuyến đường gom phía Bắc đường QL5 và mở lối rẽ trực tiếp và o QL5 tại cổng chính. Như vậy việc vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu hết sức thuận tiện. QL5 là tuyến đường cấp cao đồng thời trên phạm vi dọc KCN có 02 cầu do vậy việc lựa chọn cao độ san nền hạn chế được vấn đề ngập úng. Với chiều dà i gần 2Km dọc QL5 sẽ rất thuận tiện cho việc thi công san nền và hạ tầng nói chung của KCN. Vật liệu lựa chọn san nền và đắp nền đường là cát đen phù hợp với việc cung cấp trên địa bàn tỉnh Hải Dương với mật độ sông ngòi khá lớn. Toàn bộ công trình trên đường được bố trí ngầm dưới hè (trừ phần chiếu sáng và cây xanh) tạo ra sự thông thoáng, thuận tiện cho người tham gia giao thông, tạo cảnh quan cho KCN. Hệ thống kênh, mương được gia cố mái và liên thông với nhau sẽ tăng khả năng thoát nước, thuận tiện việctưới tiêu thuỷ lợi. Hệ thống cây xanh, mặt nước bao quanh KCN sẽ hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh đặc biệt là các khu dân cư.
8. Công tác đền bù GPMB và tái định cư
Trong mục này người lập dự án của công ty đã nêu những giải pháp chủ yếu trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư,đồng thời đã tính toán được khối lượng công tác đền bù GPMB, Kinh phí đền bù GPMB và đưa ra được Phương án tái định cư. Cụ thể như sau:
8.1. Những giải pháp chủ yếu
Phải tăng cường và làm tốt công tác tuyến truyền cho mọi người trong khu vực, dặc biệt là nhân dân trong khu vực dự án hiểu rõ yêu cầu và tác dụng của việc đầu tư xây dựng KCN, hiểu rõ và nắm chắc chế độ chính sách trong việc bồi thường GPMB, tự nguyện giao đất để xây dựng công trình. Tạo ra sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương và các đoàn thể nhân dân trong công tác vận động, tuyến truyền và tổ chức thực hiện. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tế và các quy định hiện hành. Công bố công khai các chính sách hỗ trợ, bồi thường GPMB đã được UBND tỉnh phê duyệt đến mọi hộ dân trong địa phương có đất phải thu hồi.
8.2. Khối lượng công tác đền bù GPMB
Khối lượng đền bù GPMB chủ yếu bao gồm:
- Đất nông nghiệp: 1.580.100 m2.
- Đất ao mương: 175.600 m2.
- Lò gạch: 100m2.
- Mộ xây: 19 cái.
- Mộ đất: 44 cái.
8.3. Kinh phí đền bù GPMB
Tổng kinh phí bồi thường g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112083.doc