Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHKT LÂM NGHIỆP 8

1.1. Tổng quan về Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 8

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp . 8

1.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 9

1.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ theo qui định của cơ quan chủ quản 9

1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ theo giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ 10

1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ theo quyết định chuyển đổi theo qui định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP 10

1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 11

1.1.3.1.Ban giám đốc: 11

1.1.3.2. Phòng Tổng hợp 11

1.1.3.3. Phòng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Lâm sinh 11

1.1.3.4. Phòng Lâm sinh đô thị và Năng lượng sinh khối 11

1.1.3.5. Phòng Lâm nghiệp xã hội và Phát triển nông thôn 12

1.1.3.6. Trạm thực nghiệm KHKT lâm nghiệp Tân Lạc 12

1.1.4. Tình hình hoạt động nghiên cứu của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp. 12

1.1.4.1. Các dự án trung tâm đã tham gia và thực hiện: 12

1.1.4.2. Các dự án đang trong quá trình thực hiện: 20

1.2. Khái quát về công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 20

1.2.1. Đặc điểm các dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 20

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 22

1.2.2.1.Biến động kinh tế vĩ mô: 23

1.2.2.2. Điều kiện môi trường tự nhiên: 23

1.2.2.3.Năng lực, trình độ của cán bộ: 23

1.2.2.4.Phương tiện kỹ thuật: 23

1.2.2.5.Công tác tổ chức: 23

1.2.2.6.Phương pháp lập dự án: 24

 1.2.3.Quy trình lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 24

1.2.4. Phương pháp lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 27

1.2.4.1. Phương pháp dự báo: 27

1.2.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin 28

1.2.4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu: 29

1.2.5. Nội dung lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 29

1.2.5.1. Căn cứ, cơ sở xây dựng dự án: 29

1.2.5.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 31

1.2.5.3. Thông tin thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm 32

1.2.5.4. Các giải pháp kỹ thuật của dự án 33

1.2.5.5. Kế hoạch tổ chức bộ máy và nhu cầu lao động 34

1.2.5.6. Giải pháp về vốn đầu tư 35

1.2.5.7. Đánh giá hiệu quả dự án 38

1.3. Minh họa một dự án cụ thể 38

1.3.1. Căn cứ, cơ sở xây dựng dự án 39

1.3.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư: 39

1.3.1.2. Căn cứ pháp lý: 40

1.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 42

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 42

1.3.2.2.Điều kiện kinh tế-xã hội 45

1.3.2.3. Quy hoạch và kế hoạch dự án 48

1.3.3. Thông tin thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm dự án 50

1.3.4. Giải pháp kỹ thuật của dự án 50

1.3.4.1. Giải pháp về giống 50

1.3.4.2. Giải pháp phòng trừ sâu bệnh 50

1.3.4.3. Giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc 51

1.3.4.4. Giải pháp về khuyến lâm 53

1.3.5. Kế hoạch tổ chức bộ máy và nhu cầu lao động 53

1.3.5.1. Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện dự án 53

1.3.5.2. Nhu cầu lao động 54

1.3.5.3. Chế độ làm việc và tiền lương của người lao động 55

1.3.5.4. Kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án 56

1.3.6. Giải pháp về vốn đầu tư 57

1.3.6.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 57

1.3.6.2. Kế hoạch phân ký vốn đầu tư: 58

1.3.6.3. Một số chỉ tiêu đạt được 58

1.3.7. Đánh giá hiệu quả của dự án 60

1.3.7.1. Hiệu quả xã hội 60

1.3.7.2. Hiệu quả môi trường 60

1.3.8. Kết luận và kiến nghị 60

1.3.8.1. Kết luận 60

1.3.8.2. Kiến nghị 61

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TRUNG TÂM 62

1.1. Đánh giá công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 62

1.1.1. Những thành tựu đạt được 62

1.1.2. Những hạn chế 64

1.1.3. Nguyên nhân 70

1.2. Định hướng phát triển của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 70

1.2.1. Phương hướng hoạt động 71

1.2.2. Hoạt động chuyển giao công nghệ 73

1.3. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp 75

1.3.1. Công tác tổ chức lập dự án 75

1.3.2. Nội dung lập dự án 75

1.3.3. Nguồn nhân lực cho quá trình lập dự án 77

1.3.4. Phương tiện khoa học kỹ thuật phục vụ cho quá trình lập dự án 78

1.3.5. Phương pháp sử dụng trong lập dự án 78

1.3.6. Phương pháp thu thập số liệu 79

1.3.7. Một số giải pháp khác hạn chế nguyên nhân khách quan: 79

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn đầu tư của dự án. Nó bao gồm chi cho xây dựng văn phòng làm việc, nhà kho, trạm bảo vệ, mua sắm trang thiết bị cần thiết, dụng cụ phục vụ cho hoạt động trồng và bảo vệ. Ngoài ra, phần chi phí cho việc làm đường lâm đường lâm nghiệp, đường băng cản lửa cũng được liệt vào trong nội dung này. Như đã nói ở trên những dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp thường là những dự án có thời gian là tương đối dài, do đó việc tính toán thu nhập của dự án sẽ được tiến hành trên 1 chu kỳ kinh doanh (trồng → chăm sóc → bảo vệ). Tổng thu nhập sẽ được xác định dựa vào doanh thu từ 1 ha cây trồng trong chu kỳ xác định nhân với diện tích đất dự kiến trồng. Lợi nhuận sau thuế chính là khoản thu nhập nếu thực hiện dự án, tính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí và trừ đi thuế. Phần thuế được tính tùy thuộc vào từng dự án nhưng thường là 15% của phần lợi nhuận trước thuế. Thời gian thu hồi vốn của dự án cũng được xác định trong 1 chu kỳ kinh doanh của dự án. Tuy nhiên, với nội dung này, cán bộ lập chỉ nêu lên con số thời gian thu hồi vốn là bao nhiêu, mà chưa đưa ra cụ thể chi tiết cách xác định trong dự án. Tùy từng cán bộ mà họ lựa chọn phương pháp cộng dồn hoặc trừ dần. Đánh giá hiệu quả dự án Đánh giá hiệu quả dự án chính là việc cán bộ lập dự án tổng kết lại những điều sẽ đạt được nếu dự án được thực hiện. Cụ thể nội dung của phần này sẽ được nêu như sau : - Hiệu quả xã hội: điều kiện dân sinh sẽ được cải thiện ra sao, đời sống người dân có được cải thiện hay không, đánh giá chủ quan về sự thay đổi của xã hội nếu dự án được thực hiện… chính là những nội dung chúng ta có thể tìm thấy trong mục này. Ví dụ trong dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp nhằm xóa đói giảm nghèo ở xã Dương Phong huyện Bạch Thông và xã Đông Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn” thì hiệu quả xã hội đã được khẳng định như sau: Giải quyết việc làm cho ít nhất là 70 hộ dân (với khoảng 50 lao động thường xuyên) tham gia, giảm tối đa các tệ nạn xã hội ở địa phương. Thay đổi dần tập quán sản xuất lạc hậu, quảng canh và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với tiến bộ KHKT. - Hiệu quả môi trường: Ô nhiễm môi trường là một hiên trạng không thể phủ nhận tại Việt Nam. Nhờ việc thực hiện dự án, môi trường sẽ được cải thiện ra sao, mức độ ô nhiễm sẽ giảm như thế nào… là nội dung mà cán bộ lập dự án sẽ đem đến cho chúng ta trong mục hiệu quả môi trường. Ví dụ như hiệu quả môi trường mà dự án “Xây dựng rừng phòng hộ thuộc đầu nguồn sông Cái – tỉnh Ninh Thuận”sẽ đem lại là : Nâng cao độ che phủ của rừng lên trên 70% Hạn chế tối đa lũ lụt, hạn hán góp phần ổn định sản xuất và đời sống cho người dân vung hạ lưu Tuy nhiên, cán bộ lập dự án lại không nêu về đánh giá tổng hợp về hiệu quả kinh tế mà dự án sẽ đạt được. Đây có thể coi là một thiếu xót mà cán bộ lập dự án cần quan tâm và bổ sung. Minh họa một dự án cụ thể Dưới đây là một vài nét giới thiệu chung về dự án: - Tên dự án: “Dự án trồng rừng nguyên liệu-keo tai tượng Acacia Mangium Wild tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình”. - Địa điểm thực hiện dự án là tại 6 xã: Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn huyện Đà Bắc. - Thời gian thực hiện là 50 năm từ năm 2008 đến năm 2058 - Chủ đầu tư là Công ty TNHH một thành viên D&G Hòa Bình - Cơ quan phối hợp thực hiện là UBND 6 xã: Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn - Mục tiêu của dự án: Về kinh tế: Sử dụng tối đa lợi thế tự nhiên, xã hội của vùng nhằm khai thác có hiệu quả đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất và quỹ đất dự phòng phát triển lâm nghiệp chưa có rừng, nhằm xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến ổn định lâu dài cho công ty, xác định diện tích rừng, phân chia trạng thái rừng và đưa ra giải pháp để trồng rừng, làm đường lâm nghiệp để vận chuyển cây giống, vật tư trồng rừng và vận chuyển lâm sản sau khai thác rừng được thuận lợi Về môi trường: Nâng cao độ che phủ của rừng, tăng cường khả năng phòng hộ của rừng, duy trì sự cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch. Về xã hội: Giải quyết được việc làm cho hơn 300 lao động thường xuyên và tăng thu nhập cho hàng vạn người dân trong vùng dự án, đưa các thôn bản vùng cao, vùng sâu 6 xã cảu huyện Đà Bắc phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm… Căn cứ, cơ sở xây dựng dự án Sự cần thiết phải đầu tư: Hiện nay, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện Đà Bắc còn chiếm tỷ lệ cao, là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn đi lên ngày càng ổn định và bền vững. Vì vậy, dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu tại 6 xã: Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng, Trung thành, Tân Minh, Cao Sơn huyện Đà Bắc là cần thiết và phù hợp với chủ trương chung của huyện về khai thác tiềm năng đất đai, lao động tại địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nhân dân các xã vùng cao; mặt khác đáp ứng được nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến ván sợi ép MDF của công ty Xuất phát từ thực tiễn khách quan nêu trên, công ty TNHH Một thành viên D&G Hòa Bình đã phối hợp với các ngành chức năng huyện Đà Bắc và UBND 6 xã: Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn tiến hành khảo sát, thống nhất diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu là đất thuộc quản lý của UBND xã, hiện trạng đất trống đồi trọc, lau lách còn để hoang hóa, hiệu quả kinh tế thấp nay quy hoạch là rừng sản xuất) để lập dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu keo tai tượng (Acacia mangium wild). Dự án thực hiện sẽ khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất hiện có, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu, chống xói mòn, sạt lở đất. Đời sống của nhân dân trong khu vực này còn nhiều khó khăn, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ chưa phát triển chủ yếu là thuần nông; có ý thức bảo vệ rừng, không có hiện tượng phá rừng làm nương rẫy trái phép, do đó việc tổ chức sản xuất của dự án ở đây bao gồm trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng… sẽ có tác động tốt đối với việc làm việc và đời sống của nhân dân trong khu vực; góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn đi lên ngày càng ổn định và bền vững. Tình hình thực tế hiện nay trong nước cũng như trên thế giới cho thấy, nhu cầu về sử dụng các sản phẩm từ gỗ rất lớn, ngoài mục đích phục vụ xây dựng nhà cửa vật kiến trúcm đồ dùng gia dụng còn một lượng lớn sử dụng để chế biến giấy, bột giấy… phục vụ nhu cầu xã hội. Vì vậy, để giảm sức ép vào rừng tự nhiên, chủ động nguồn cung cấp sản lượng gỗ ổn định cho thị trường xây dựng nhà cửa vật kiến trúc, chế biến lâm sản cần phải đầu tư trồng rừng bằng những loại cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Tại thời điểm hiện nay, cây Keo tai tượng (Acacia mangium wild) có đủ điều kiện để các nhà đầu tư chọn và quyết định. Có thể nói, nội dung trên đã được cán bộ lập dự án nêu khá chi tiết và đầy đủ, sức thuyết phục của nội dung là khá cao. Phần sự cần thiết phải tiến hành đầu tư đã thể hiện được khá rõ ràng những nguyên nhân cũng như tính cấp thiết cần phải thực hiện dự án. Đồng thời với đó, nếu thực hiện dự án thì sẽ giải quyết được các vấn đề còn tồn tại của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình như thế nào. Và nội dung của phần đã phần nào giúp cho chúng ta hiểu được mục đích cũng như nội dung sẽ hướng tới của dự án. Căn cứ pháp lý: - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001; luật đất đai năm 2003; luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; luật đầu tư năm 2005 - Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư - Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước - Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng - Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn - Quyết định số 09/2000/QĐ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về đẩy mạnh chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhấn mạnh tới việc phát triển cây làm nguyên liệu giấy, ván gỗ nhân tạo, các cây lấy gỗ làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ. - Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phát triển với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu về dự án nông nghiệp. - Công văn số 1034/UBND-ĐT ngày 25/06/2008 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc lập dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu tại huyện Đà Bắc. - Nghị quyết số 03/NQ-HU ngày 29/10/2007 của huyện ủy Đà Bắc về phát triển kinh tế rừng bền vững thời kỳ 2007-2015. Chúng ta có thể khẳng định rằng việc lập dự án đã tuân thủ theo đúng những văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra. Song trong nội dung này, cán bộ lập nên nêu chi tiết hơn nữa những văn bản cụ thể được dùng làm căn cứ lập dự án. Ví dụ như thông tư số 09/2000/TT/BXD ngày 17/07/2000 của Bộ xây dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư hay như các biên bản thống nhất kết quả rà soát đất trống, đồi núi trọc của Công ty TNHH D&G Việt Nam, của các ngành chức năng huyện Đà Bắc với UBND 6 xã: Tân Minh, Cao Sơn, Trung Thành, Giăp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng. Đây chính là những căn cứ quan trọng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà dự án muốn thực hiện và nhắm tới. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý: Huyện Đà Bắc nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ Phía Đông giáp thành phố Hòa Bình Phía Tây giáp tỉnh Sơn La Phía Nam giáp huyện Cao Phong, Mai Châu * Địa hình: Do tác động của 2 kiểu kiến tạo địa tầng Phan-xi-phăng và Sầm Nưa nên địa hình của huyện Đà Bắc thuộc vùng núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, có các dải núi lớn bị chia cắt phức tạp. Độ cao bình quân 560m (cao nhất tỉnh Hòa Bình), trong địa phận huyện có nhiều núi cao hiểm trở đi lại khó khăn như: Núi Phu Canh 1373m, Phu Xúc 1373m, Đứa Nhân 1320m, Phu Bua 1078m, núi Mường Chiềng 1011m… đất đai bị chia cắt, độ dốc lớn. bình quân 300. Xen kẽ núi đồi, sông suối là những cánh đồng nhỏ, hẹp. Địa hình huyện Đà Bắc chia làm 3 vùng chính: vùng núi cao (5 xã Mường Chiềng, Giáp Đất, Tân Pheo, Tân Minh, Đoàn Kết, Trung Thành); vùng giữa (4 xã Tu Lý, Toàn Sơn, Cao Sơn, và thị trấn Đà Bắc) và vùng ven hồ Hòa Bình (10 xã Đồng Nghê, Mường Tuổng, Suối Nánh, Đồng Ruộng, Đông Chum, Tân Dân, Tiền Phong, Hiền Lương, Vầy Nưa, Yên Hòa). Với nhiều kiểu địa hình như trên, Đà Bắc có điều kiện thuận lợi thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; tuy nhiên, do địa hình đa dạng và phức tạp sẽ gây khó khăn trong việc đưa cơ giới vào khâu làm đất, trồng rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản. * Khí hậu thủy văn: - Khí hậu: Thuộc khí hậu á nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt; mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Lượng mưa bình quân 1570 mm/năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa bình quân chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm. + Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,50C; cao nhất 290C (tháng 7) thấp nhất 50C (tháng1, 2) kèm theo sương muối và sương mù, gây tác hại đến sản xuất nông lâm nghiệp. + Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 85%, tháng cao nhất 89%, tháng thấp nhât 80%. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 762,6mm + Chế độ gió: Mùa hè cócí gió Đông Nam và gió Tây Nam thường xuất hiện vào các tháng 5 và 6 kéo dài trong vài ba ngày, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. + Số giờ nắng trong năm 1636 giờ, số ngày năng là 284 ngày + Các nhân tố cực đoan: Do lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 7,8,9 cộng với địa hình bị Casto chia cắt mạnh, độ dốc cao và việc phát nương làm rẫy của các hộ dân đã tạo nhiều dòng chảy bề mặt đây xói mòn mạnh và thường xuất hiện lũ quét ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhìn chung khí hậu Đà Bắc mát mẻ hơn, lượng mưa cao hơn và điều hòa hơn một số huyện khác trong tỉnh. Điều kiện khí hậu trên tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, các xã vùng cao cảu huyện Đà Bắc thường chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng, thường xuất hiện từ tháng 6-9, mỗi đợt thường từ 3-5 ngày. Về mùa đông ngoài khô hạn, nhiệt độ xuống thấp còn có sương muối và âm u, thiếu ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển. - Thủy văn: Huyện Đà Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đà, chiều dài sông Đà chảy qua huyện là 70km, với lưu lượng nước bình quân cả năm là 1602m3/s, ngoài ra còn 4 suối lớn và nhiều suối nhỏ chảy vào sông Đà. Hồ Hòa Bình nằm trên địa phận của huyện rộng 8000ha, với trữ lượng hơn 9 tỷ m3 nước. * Các nguồn tài nguyên: - Tài nguyên đất: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2007, huyện Đà Bắc có tổng diện tích đất tự nhiên 82.018,62 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp 7332,4 ha chiếm 8,9%; đất lâm nghiệp 54441,07 ha chiếm 66,4%; đất dự phòng phát triển lâm nghiệp 13992 ha chiếm 17,1%; các loại đất khác 6253,15ha chiếm 7,5% diện tích đất tự nhiên. Về địa chất, thổ nhưỡng: Do quá trình Casto và trầm tích mạnh, phần lớn đất đai của huyện Đà Bắc được hình thành từ các loại đất đá mẹ có nguồn gốc chủ yếu là đá vôi, đá mẹ sa thạch, phiến thạch, diệp thạch… nhìn chung giữ nước kém. Phần lớn đất có tầng dầy trung bình 50-80cm, đất ở các thung lũng có tầng dầy trên 1m, hàm lượng mùn cao, thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp. Thành phần cơ giới của đất từ trung bình đến nhẹ. - Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có sông Đà và nhiều sông suối lớn nhỏ chảy qua có điều kiện thuận lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do địa chất của Đà Bắc nằm trong miền casto cộng với tình trạng phá rừng đầu nguồn, nên vào mùa khô nhiều suối có lưu lượng ít hoặc bị cạn gây nên tình trạng thiếu nước tưới. Nguồn nước ngầm: Theo những số liệu đánh giá chung về nguồn nước cho vùng Tây Bắc cho thấy tiềm năng nước của huyện khá dồi dào, về mùa khô sâu 5m trở lên, mùa mưa chỉ 1-2m - Tài nguyên rừng: Đà Bắc có thảm thực vật rừng khá đa dạng, bao gồm các loại rừng gỗ, rừng hỗn giao tre nứa trữ lượng trung bình riêng khu bảo tồn thiên nhiên Phu canh có trữ lượng rừng gỗ giầu, độ che phủ trên 70%, gồm nhiều loại gỗ thuộc nhóm quý hiếm như nghiến, đinh, vàng tâm… và gần đây trồng thêm các loại cây lâm nghiệp có giá trị như keo tai tượng, keo lai, bạch đàn mô, cây xưa, dó bầu, bồ đề, luồng, cây ăn quả. Tính đến năm 2007 tổng diện tích rừng trồng của huyện là 10094ha, loài cây trồng chủ yếu gồm luồng, keo tai tượng, keo lai. Bạch đàn mô, trám, sấu, mỡ, bồ đề, xoan… Diện tích đất rừng của huyện chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất, rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ nhỏ (khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh) về cơ bản đất lâm nghiệp cà rừng đã giao cho các hộ gia đình, cộng đồng và lâm trường Tu Lý quản lý sử dụng. - Tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra thăm dò, Đà Bắc có một số khoáng sản chính như nguồn đá vôi, đá granit, quặng perit, boxit, photphorit, quặng chì… phân bố rải rác trên địa bàn toàn huyện. - Tài nguyên nhân văn và du lịch: Đà Bắc có nhiều thác nước, suối, hang động, núi, đảo nổi khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình, mặt nước hồ… không chỉ có giá trị cung cấp nước cho nhà máy thủy điện mà còn nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và phát triển nuôi trồng thủy sản (nuôi cá lồng). Chúng ta có thể khẳng định rằng nội dung phân tích điều kiện tự nhiên huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình được các cán bộ nêu rất rõ ràng và chi tiết. Đây được coi là nội dung quan trọng trong dự án, nó cung cấp các thông tin giúp cho cán bộ lập dự án có được những giải pháp kỹ thuật hợp lý, vấn đề tài chính được hợp lý. Từ vị trí đại lý, địa hình, khí hậu thủy văn, cho đến các nguồn tài nguyên của vùng đều được tác giả đề cập một cách khá chi tiết và phân chia thành các mục rõ ràng Điều kiện kinh tế-xã hội * Dân số, dân tộc, lao động: Dân số trung bình của huyện Đà Bắc năm 2007 là 53601 người, mật độ dân siis của huyện là 65 người/km2, thấp hơn so với mật độ của tỉnh (bình quân mật độ dân số Hòa Bình năm 2007 là 176,6 người/km2) và phân bố không đều. Mật độ dân số khu vực nông thôn chiếm 93,1%, dân số thành thị chiếm 8,7%. Tỷ lệ tang dân số năm 2007 là 1,72% trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên 1,04%, tỷ lệ tăng cơ học 0,68%, mức giảm tỷ lệ sinh là 0,06%. Dân tộc: Huyện có 4 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, trong đó dân tộc Mường chiếm 39,2%; Tày 37,8%; Kinh 10,1%; Dao 9,9%; Thái 3% tổng dân số của huyện Lao động và nguồn nhân lực: Tổng số lao động toàn huyện Đà Bắc năm 2007 là 24120 người chiếm khoảng 45% dân số toàn huyện. Trong tổng số lao động, lao động nam chiếm khoảng 55%, lao động nưc hiếm khoảng 45%, lao động trong ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng trên 80%, đây là nguồn lao động nông nhàn có thể tham gia vào dự án trong thời gian tới. * Tình hình phát triển kinh tế nông lâm nghiệp Về sản xuất nông nghiệp: Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển khá, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, các giống lúa lai, ngô lai, bò lai sin, lợn lai… dược áp dụng rộng khắp các địa phương, góp phần đưa năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng cao, thu nhập của người nông dân được cải thiện đáng kể, giảm tỷ lệ hộ nghèo… - Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm (năm 2007) đạt 10735ha, trong đó cây lương thực (lúa nước, lúa cạn, ngô) 7922ha; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 33471 tấn, bình quân lương thực có hạt đầu người đạt 624 kg/năm. Các cây mầu khác như khoai lang, sắn, rau đậu, lạc, đậu tương 2813ha, cây ăn quả như cam, quýt, bưởi 1050ha, chè San tuyết trên 200ha, các loại cây trồng trên là nguồn thu đáng kể cho kinh tế hộ. - Chăn nuôi: Nghề chăn nuôi ở huyện Đà Bắc phát triển mạnh, do có điều kiện thuận lợi về diện tích đồng cỏ nhiều và được hỗ trợ từ các chương trình như: Dự án ổn định dân cư và phát triển kinh tế vùng hồ Hòa Bình (472), dự án xóa đói giảm nghèo, dự án 135… đặc biệt công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được duy trì thường xuyên nên đã hạn chế được các loại dịch bệnh như tụ huyết trùng, lở mồm long móng đàn gia súc, cúm gia cầm. Tốc độ tăng trưởng đàn hạt từ 3-5% /năm, năm 2007 toàn huyện có 20678 con trâu bò; 19465 con lợn và trên 171,8 ngàn con gia cầm để cung cấp thực phẩm tại chỗ. - Thủy sản: Hiện nay ngành thủy sản của huyện chủ yếu là khai thác các tiềm năng sẵn có trong tự nhiên. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2007 trên 83,7 ha, 485 lồng cá trên hồ Hòa Bình; sản lượng đạt 198 tấn; đã đem lại nguồn thu đnags kể cho kinh tế hộ. Tuy nhiên sản lượng vẫn còn thấp so với tiềm năng của huyện. Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Đà Bắc trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc thông qua phong trào chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị vào sản xuất. Tỷ lệ gieo trồng các giống lúa lai, ngô lai băm sau cao hơn năm trước góp phần tăng năng suất. sản lượng lương thực cây có hạt, từng bước đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Các giống cây ăn quả, rau đậu có giá trị cao được phát triển mạnh, thu nhập và đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng nâng cao. Về sản xuất lâm nghiệp: - Tình hình quản lý bảo vệ rừng: Từ khi được giao đất giao rừng công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng đã được cấp Ủy đảng, chính quyền quan tâm và được các tổ chức, người dân tham gia nên đạt được nhiều tiến bộ. Việc chạt phá rừng làm nương rẫy trái phép đã giảm hẳn, khai thác rừng được kiểm soát chặt chẽ. - Trồng rừng: Trong những năm gần đây, nhân dân các dân tộc huyện Đà Bắc đã thực hiện tốt các chương trình, dự án đầu tư trồng rừng phát triển vốn rừng trên địa bàn huyện như: Dự án ổn định dân cư và phát triển vùng lòng hồ Hòa Bình (dự án 472), dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661), dự án phục hồi rừng đầu nguồn tự nhiên bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam (RENFODA) ở xã Hiền Lương, Yên Hòa, dự án xóa đói giảm nghèo, dự án hỗ trợ sản xuất (thuộc chương trình 135), dự án trồng rừng nguyên liệu của công ty lâm nghiệp và một số doanh nghiệp đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng cây hông, cây xưa…Bình quân hàng năm bằng nguồn vốn các chương trình, dự án và vốn tự có của nhân dân trồng mới được từ 500-700ha rừng, riêng năm 2007 trồng mới được trên 900ha, khoanh nuôi bảo vệ hàng vạn ha rừng, nâng độ che phủ rừng của huyện lên trên 50% - Khai thác và chế biến lâm sản: Sản lượng khai thác lâm sản năm hàng năm đạt gần 700m3 gỗ tròn các loại, 80000ste củi và hàng triệu cây luồng, bương, tre, hàng vạn tấn nứa, giang. Thực hiện quyết định 134/QĐ-TTg về hỗ trợ gỗ làm nhà cho đồng bào các dân tộc thiểu số, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền các xã hướng dẫn nhân dân khai thác gỗ từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu làm nhà ở của người dân tại địa phương. Hiện nay trên địa bàn huyện có một doanh nghiệp chế biến bột giấy và nhiều cơ sở sản xuất gia công đồ mộc gia dụng nhỏ lẻ phát triển tự phát ở hầu khắp các xã, riêng khu vực trung tâm huyện lỵ tập trung tương đối nhiều, so với các huyện khác nghề chế biến lâm sản của huyện Đà Bắc tương đối phát triển, song song với việc phát triển tự phát nghề chế biến lâm sản thì nguồn tài nguyên rừng cũng dần dần cạn kiệt. Vấn đề phải đầu tư trồng rừng, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến trở nên cấp thiết cần được quan tâm giải quyết một cách triệt để. - Tình hình giao đất rừng tại địa phương: Thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Thủ tướng chính phủ, ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Huyện Đà Bắc đã hoàn thành công tác giao đất gia rừng từ năm 1998 cho các hộ dân và UBND các xã để quản lý và sản xuất kinh doanh trên đất được giao, góp phần quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng thuận lợi từ cơ sở, đạt hiệu quả. Hàng năm, huyện đều hoàn thành kế hoạch giao về các chỉ tiêu trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Độ che phủ của rừng tăng dần qua các năm. * Hiện trạng sử dụng đất Theo số liệu rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Hòa Bình năm 2007, diện tích đất tự nhiên của 6 xã vùng dự án là 27383ha trong đó đất lâm nghiệp 19035,1ha, chiếm 69,5%, các loai đất khác 2255,9ha chiếm 30,5%. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, hiện tại đất rừng sản xuất của các xã chủ yếu có trạng thái rừng Ia, Ib, Ic, lau lách cây bụi và rừng tự nhiên nghèo kiệt, hiện nay do UBND các xã đang quản lý, chưa có đầu tư gì trên đất. Cụ thể như sau: Bảng 10: Hiện trạng đất đai vùng dự án STT Loại đất Diện tích vùng dự án (ha) Trong đó Đất rừng đặc dụng (ha) Đất rừng phòng hộ (ha) Đất rừng sản xuất (ha) Tổng diện tích tự nhiên 27.383 I Đất lâm nghiệp 19035,1 1557 8513,4 8964,7 1 Đất có rừng 12360 1051,2 6707 4601,8 1.1 Rừng tự nhiên 10285,5 1051,2 6337,3 2897 1.2 Rừng trồng 2074,5 369,7 1704,8 2 Đất chưa có rừng 6675,1 505,8 1806,4 4362,9 2.1 Trạng thái Ia 3692,4 345,9 1057,4 2289,1 2.2 Trạng thái Ib 1089,4 8,4 193,8 887,2 2.3 Trạng thái Ic 1893,3 151,5 555,2 1186,6 II Đất dự phòng lâm nghiệp 6092 1 Phòng hộ 1342 1342 2 Sản xuất 4750 4750 III Các loại đất khác 2255,9 Nguồn: Tổng hợp Những thông tin về điều kiện kinh tế-xã hội đã được cán bộ lập dự án nêu đầy đủ. Nội dung này đảm bảo cung cấp được các thông tin cần thiết cho việc lực chọn các giải pháp về nhân sự. Quy hoạch và kế hoạch dự án * Quy hoạch đất đai Tổng diện tích đất quy hoạch cho dự án trồng rừng nguyên liệu tại 6 xã là 2350 ha, được công ty thực hiện khảo sát và thống nhất với UBND các xã trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của các xã đã được duyệt, là đất lâm nghiệp chưa có rừng hiện nay đang thuộc quyền quản lý của UBND các xã, không sử dụng đất lâm nghiệp đã và đang làm thủ tục cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác. Sau khi dự án được phê duyệt, Công ty sử dụng số lô, khoảnh trên bản đồ quy hoạc vùng dự án trùng với số lô, khoảnh trên bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của xã hiện nay để thiết kế trồng rừng, phân lô, khoảnh trồng rừng chi tiết, thuận tiện cho việc quản lý, sử dụng đất đai và tiến độ đầu tư của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31633.doc
Tài liệu liên quan