Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin

Căn cứ vào của thiết bị chứa khí nén cho ngành công nghiệp đóng tàu cũng như nhu cầu cầu các ngành công nghiệp liên quan và tiêu dùng phổ thông. Tránh trùng lặp với các công nghệ cũ, với giá thành ngày càng cao do nguồn cung cấp nguyên liệu khan hiếm và bắt ổn định. Đồng thời không giải quyết triệt để các bài toán an toàn và bền vững trong môi trường biển. Hoặc đáp ứng cho nhu cầu chuyên chở, lưu chứa các nguyên liệu như khí butane/propane, bia, nước khoáng. Những nguyên liệu này được đóng chai dưới dạng áp suất, lưu giữ và vận chuyển. Thông thường, những chất này dễ cháy hoặc/ và dễ nổ khi tiếp xúc ngoài không khí. Tuỳ theo yêu cầu, áp suất bên trong bình có thể điều chỉnh từ 5 đến 100bar.

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí…. 1.3.3.5. Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự. Trong nội dung này, cán bộ lập dự án chỉ nghiên cứu vấn đề dự kiến nhân sự và chi phí nhân lực thực hiện dự án chứ chưa đi vào phân tích sâu, cụ thể. Nội dung chủ yếu bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lý nhà máy, kế hoạch nguồn nhân lực, định mức tiền lương cho người lao động, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân công. Ví dụ như dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất ống gân HDPE” việc sử dụng nhân lực, định mức tiền lương được thể hiện qua bảng sau:                          Bảng sử dụng nhân lực và định mức tiền lương                                                                                                                            Đơn vị:đồng TT Chức danh Số lượng (người) Định mức lương 1 Giám đốc 01 5.000.000 2 Phó giám đốc 02 4.500.000 3 Quản đốc phân xưởng 03 3.600.000 4 Phòng KH-KD 10 3.000.000 5 Phòng KT-KCS 04 3.000.000 6 Phòng KT-TC 03 3.000.000 7 Nhân viên khác 03 2.000.000 8 Công nhân sản xuất chính 15 2.500.000 Tổng định biên 41 Tổng lương 119.300.000 Tổng lương và các chế độ khác(120%lương) 143.160.000 1.4. Minh họa công tác lập dự án tại Công ty Vinashin Motor qua Dự án “ xây dựng công trình nhà máy sản xuất bình chứa Gas bằng Composite” Đây là một dự án được cán bộ lập dự án tại Công ty tiến hành phân tích khá đầy đủ và chi tiết các khía cạnh của dự án đầu tư, thể hiện tương đối tâm huyết cũng như trình độ của cán bộ công ty đối với dự án mà mình lập ra. Các nội dung trong dự án bao gồm các phần như sau: 1.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư. Trong nội dung này, dự án được trình bày tương đối đầy đủ các căn cứ hình thành dự án đầu tư bao gồm: giới thiệu về chủ đầu tư, lý do đầu tư, các căn cứ thực tế để tiến hành đầu tư. a)     Giới thiệu chủ đầu tư Trong phần này, cán bộ lập dự án đã giới thiệu đôi nét về Tập đoàn Vinashin và định hướng chiến lược phát triển tới năm 2010: - Xây dựng và phát triển Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam thành một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, đa sở hữu, với trọng tâm là công nghiệp tàu thuỷ để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. - Phát triển công nghiệp tàu thuỷ thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa và hội nhập ngành công nghiệp Tàu thủy. Nếu chỉ thuần tuý hoạt động đóng tàu và sửa chữa tàu, mà thiếu đi các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, thì chúng ta luôn đứng trước tình trạng bị động trong cung cấp vật tư, công cụ phụ trợ cho chính hoạt động của mình. Với mục đích đó. Tập đoàn kinh tế Vinashin đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên tập trung nghiên cứu, tính toán khả thi và đầu tư đưa vào sản xuất các mặt hàng, các vật tư có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp tàu thuỷ, không chỉ thế mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu rất tiềm năng của thị trường. Với định hướng đó của Tập đoàn, bằng sự năng động của mình, Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Vinashin Motor (VINASHIN MOTOR) đã kết hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu đánh giá tiềm năng để đầu tư sản xuất các thiết bị chứa khí nén, không chỉ đảm bảo cung cấp cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu cao về các bình chứa Acetylene, Oxy để sửa chữa hoặc để  chứa LPG cho các doanh nghiệp kinh doanh Gas hoá lỏng trong ngành công nghiệp tàu thủy mà còn đáp ứng nhu cầu rất lớn và đa dạng của thị trường trong nước và nước ngoài. b)     Lý do đầu tư. Ở nội dung này, cán bộ lập dự án tại Công ty đã trình bày được một phần tình hình kinh tế xã hội tổng quát tại địa điểm được chọn đó là khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương do “ vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương nói chung và những chính sách ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, còn khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có của thị trường đầu vào như lao động, nguyên vật liệu, hạ tầng cơ sở, ưu đãi.. và thị trường đầu ra”.  Ngoài ra, lý do chọn địa điểm thực hiện các dự án đầu tư tại khu công nghiệp Lai Vu- Hải Dương xuất phát từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 như sau: “ Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hóa - xã hội tiên tiến, chiếm giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.” Tuy nhiên, sự nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các nội dung chính như ở trên mà chưa đi sâu vào phân tích các nội dung quan trọng khác như: điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình chính trị, điều kiện về dân số, lao động, tình hình phát triển nơi thực hiện dự án… c)     Các căn cứ thực tế. Trong nội dung này, cán bộ lập dự án đã tiến hành nghiên cứu tương đối kỹ nhu cầu thị trường về sản phẩm bình chứa Gas của dự án. Với tốc độ tăng trưởng của ngành khí đốt trên toàn cầu, nhu cầu sử dụng bình chứa ngày càng tăng. Hiện nay ở nước ta và trên thế giới nói chung, người ta sử dụng hàng tỷ bình để chứa khí hóa lỏng với khoảng 60 triệu bình các loại được sản xuất mỗi năm. Với loại bình chứa khí nén áp suất cao, thị trường thế giới về bình chứa nén áp suất cao có thể cần tới trên 20 triệu bình hàng năm, và đã có khoảng 240  triệu bình các loại hiện nay đang được sử dụng trên toàn thế giới. Công nghệ truyền thống để sản xuất bình chứa khí bằng sắt được sử dụng hàng trăm năm nay hầu như không có bất cứ sự cải tiến đáng kể nào về thiết kế, trọng lượng và tính an toàn của thiết bị áp lực. Trong khi người tiêu dùng ngày nay luôn đi hỏi sự thoả mãn về một công nghệ mới hơn, hiện đại hơn với cấu trúc vật liệu tiên tiến hơn. Với loại bình chứa khí an toàn, hiện nay chỉ có khoảng hơn 1,5 triệu bình được cung cấp cho thị trường thế giới, trong khi thị trường rộng lớn này cần tới 10 triệu bình mỗi năm. Mục tiêu quan trọng là việc sản xuất bình khí an toàn phải được phát triển rộng rãi để thoả mãn cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng  và với nhu cầu như vậy, thị trường bình chứa khí nén là một trong những thị trường rất phát triển và tiềm năng. Sau khi nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm của dự án, cán bộ lập dự án đã sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra đặc tính ưu việt hơn so với sản phẩm cùng loại, và đây cũng là lý do để chọn sản phẩm đầu tư. Ngày nay, nhân loại luôn cố gắng làm cho cuộc sống tiện nghi hơn, an toàn hơn. Tuy rằng bình chứa khí bằng sắt ngày nay đang được sử dụng rộng rãi hơn trên toàn thế giới, nhưng hãy đừng vội tin tưởng hoàn toàn vào nó, bởi sự tiềm ẩn những rủi ro của nó với cuộc sống. Có 3 nguyên nhân dẫn đến  bình khí bằng sắt thường nổ ở một số nơi: - Bình nạp quá 85% dung tích - Bình bị tăng nhiệt độ dẫn đến tăng áp suất. - Van an toàn không xả. Tháng 4/2002, Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới giới thiệu các phụ kiện an toàn cộng thêm cho bình khí để tránh bị nạp quá tải, thiết bị đó gọi là van an toàn OPD. Các công ty phân phối LPG nói rằng: nhu cầu trang bị thiết bị thêm này cho bình gas đang tăng tới trên 30 - 40%.  Các nước Châu âu thì cho rằng việc lắp đặt thêm van này cần phải đưa vào thành luật bắt buộc. Vì vậy việc nghiên cứu công nghệ do Cty Compozit - Praha đưa ra 1 giải pháp đơn giản và hiệu quả đối với những vấn đề này: bình gas bằng composite, với phần trên của bình khí có 1 cửa kiểm tra việc nạp quá, với một thước báo có thể nhìn thấy được mức gas, mà qua đây, người mua có thể thấy gas đã được nạp đúng mức chuẩn. Chúng tôi cũng không cần phải trang bị van OPD, với hệ số an toàn vượt 10 lần áp suất làm việc, so với bình sắt chỉ có được hệ số này ở vào khoảng 3 - 5 lần. Thêm nữa bình này 100% được chống nổ bởi các thiết kế đồng nhất: Nếu bình này bị rơi vào hoả hoạn, khi bị đốt nóng ở nhiệt độ quá cao, vỏ bình gas sẽ bị mềm chảy ra trong vài phút, cho phép gas rỉ qua thành bọc chịu lực bên ngoài và làm cho gas cháy từ từ. Đây là giải pháp an toàn nhất để giảm áp suất, cho nên nổ sẽ không thể xảy ra. Trên đây là nội dung trình bày sự cần thiết phải đầu tư, các nội dung được tiến hành nghiên cứu khá logic và kỹ lưỡng. Tuy nhiên, một nội dung không kém phần quan trọng chưa được đề cập đến đó là các căn cứ pháp lý, các văn bản pháp luật có liên quan đến dự án. Ngoài ra, trong phân tích thị trường cán bộ lập dự án mới chỉ đưa ra ước lượng về nhu cầu sử dụng sản phẩm ở hiện tại chứ chưa dự báo việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, do đó nên vận dụng các phương pháp dự báo để dự báo nhu cầu về sản phẩm của dự án trong tương lai để có kế hoạch sản xuất hợp lý. 1.4.2. Phân tích khía cạnh kỹ thuật. a) Địa điểm xây dựng công trình. Nội dung này cán bộ lập dự án chỉ đề cập đến việc lựa chọn địa điểm một cách sơ sài, chung chung chứ chưa trình bày một cách chi tiết, cụ thể.  Dự án được xây dựng trong khu công nghiệp Lai Vu - Hải Dương với lợi thế gần Sông và đường giao thông chính, nhằm giảm giá thành trong việc nhập vật tư và đóng xuất hàng. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế xã hội tại Khu công nghiệp nói chung và những chính sách khuyến khích ưu đãi của Chính phủ, chính quyền địa phương, chủ đầu tư xây dựng một nhà máy gồm một dây chuyền sản xuất bình chứa gas bằng Composite công suất 450.000 bình/năm.Dự án triển khai với diện tích khoảng 6ha (60.000m2). Bên cạnh đó, những nội dung như điều kiện tự nhiên về địa hình, địa mạo, khí hậu  địa chất công trình hay hiện trạng khu đất không được nghiên cứu trong dự án. b) Giải pháp công nghệ, lựa chọn công suốt cho nhà máy. Nội dung này được cán bộ lập dự án tiến hành phân tích khá đầy đủ và chi tiết từ việc lựa chọn công nghệ phù hợp, lựa chọn nhà cung cấp công nghệ, lựa chọn chủng loại và công suất thiết bị…cụ thể như sau: v     Lựa chọn công nghệ Căn cứ vào của thiết bị chứa khí nén cho ngành công nghiệp đóng tàu cũng như nhu cầu cầu các ngành công nghiệp liên quan và tiêu dùng phổ thông. Tránh trùng lặp với các công nghệ cũ, với giá thành ngày càng cao do nguồn  cung cấp nguyên liệu khan hiếm và bắt ổn định. Đồng thời không giải quyết triệt để các bài toán an toàn và bền vững trong môi trường biển. Hoặc đáp ứng cho nhu cầu chuyên chở, lưu chứa các nguyên liệu như khí butane/propane, bia, nước khoáng... Những nguyên liệu này được đóng chai dưới dạng áp suất, lưu giữ và vận chuyển. Thông thường, những chất này dễ cháy hoặc/ và dễ nổ khi tiếp xúc ngoài không khí. Tuỳ theo yêu cầu, áp suất bên trong bình có thể điều chỉnh từ 5 đến 100bar. Dự án đã nghiên cứu, khảo sát và quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất bình làm từ vật liệu polyme và được composite hoá. Tất cả các bình phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Tính kín chắc. - Đồng hồ báo mức độ. - Đồng nhất hóa loại dung dịch chứa trong bình. - Kiểm tra áp suất hoạt động phải đạt hệ số 2. - Kiểm tra áp suất nổ phải đạt hệ số 5 - Tỷ số khuếch tán thấp nhất khi lưu trữ. - Van xả tự mở khi tỷ số áp suất vượt quá. - Trọng lượng thấp. - Vỏ bọc vòng ngoài chịu ma sát, va đập tốt. - Giá trị vật chất cao. - Thiết kế  thích hợp, dễ sắp xếp và với vỏ bọc vòng ngoài chịu va đập cao. - Mức ổn định thời tiết tốt. - Ít phải kiểm tra lại bình. - Dễ theo dõi từng công đoạn sản xuất. Chi tiết của các yêu cầu phải đáp ứng và sự lựa chọn phù hợp như sau:  Tính kín chắc: Chai P.E.T được thổi hoặc chai với nhiều lớp nhựa được sử dụng như một màng kín chắc. Việc lựa chọn nguyên liệu sử dụng phụ thuộc vào các yêu cầu mục đích sử dụng bình. Van được thiết kế như sau: - Vành ngoài của van được gắn vào đầu khuôn trước khi thổi - Gắn các vòng O và các vòng gia cố trước khi thổi đúc. Một khoảng trống của van được để lại để kiểm tra độ hở trước khi thổi đúc. - Đảm bảo quá trình thổi và quấn sợi, các phụ kiện cần được gắn vào bằng keo nhanh khô. Rồi tiếp đó, các chai phải được thử áp suất ở 30atm.  Khả năng chịu áp. Các bình PET được kiểm tra ngoại quan về tính đồng nhất, ngoại hình, tỳ vết, sau đó, bình được bao bọc bằng composit sợi thủy tinh và epoxy. Tính kín chắc phải phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật chuẩn sau: - Sợi dàn trải và đồng nhất - Phủ ngoài toàn diện - Sợi phải quấn thành từng lớp với nhau - Bề dày của lớp - Cường độ trơn của sợi với keo Epoxy. - Mức độ kết dính của keo trong quá trình bôi trơn sợi. - Làm bóng keo và sợi. - Các điều kiện trong quá trình làm cứng. - Độ căng của sợi khi quấn. - Độ ẩm.  Vỏ bọc vòng ngoài: Mục đích của vỏ bọc vòng ngoài - Bảo vệ bình áp suất khỏi các va đập cơ học. - Bảo vệ bình áp suất không bị nóng. - Chứa cùng loại hàng - Có thể xếp chặt với nhau. - Chịu được thời tiết - Bảo vệ được các phụ kiện lắp sẵn trên bình.  Thiết kế chai, dung lượng: Nói chung, có ba kích cỡ khác nhau: * 5kg * 12kg * 24kg Các kích thước bên trong của các hình là: 5kg 12kg 24kg Đường kính 265mm 265mm 265mm Chiều cao 300mm 420mm 750mm Các bình phải xếp chặt chẽ được với nhau và chịu va đập tốt, thậm chí ở nhiệt độ thấp, dễ vận chuyển và trọng lượng phải nhẹ. Mọi khuyếch tán khi trong hay ngoài phải triệt để khắc phục. Các bình phải được tránh nổ. Các yêu cầu này phải đạt được như sau: - Không khuyếch tán: bình PET bên trong - Đặc tính tự nhiên: Chọn vật liệu đối với bình. - Chống nổ: Công nghệ quấn sợi Composite đặc biệt, kết hợp với việc lựa chọn nguyên liệu tối ưu. - Trọng lượng, tính năng sắp xếp: Thiết kế vỏ bọc bên ngoài bằng composite. v     Lựa chọn nhà cung cấp công nghệ. Các yêu cầu chủ yếu để lựa chọn nhà cung cấp công nghệ chế tạo bình khí nén là: - Công nghệ chế tạo tiên tiến - Sản phẩm đa dạng và linh động với hình thức mẫu mã đẹp. - Đảm bảo sản phẩm an toàn, bền vững. - Giá thành sản phẩm rẻ so với các sản phẩm truyền thống. - Nhà cung cấp đồng ý chuyển giao công nghệ chế tạo cho phía Việt Nam. Dựa vào các tiêu chí trên Vinashin Motor đã lựa chọn hãng Compozite - Praha bỏi vì đây là hãng có trụ sở tại cộng hoà Czech với danh tiếng trên thế giới, với các công nghệ hóa nhựa, và thoả mãn được các tiêu chí được  đặt ra. Ưu điểm của công nghệ do Compozite - Praha cung cấp là được chế tạo theo công nghệ hiện đại, sản phẩm làm việc tin cậy với tuổi thọ cao, an toàn, ngoài ra Compozit - Praha có hệ thống dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo đảm bảo đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. v     Lựa chọn chủng loại và công suất thiết bị. Lựa chọn chủng loại sản phẩm. Bình chứa khí nén kín làm từ nguyên liệu PET (Polyethylene Terephathallate) được bao bọc bằng chất dẻo tổng hợp epoxi có liên kết với các sợi thủy tinh (Glass Fibre) để đảm bảo cường độ. Một trong những nét đặc trưng của sự kết hợp này là thành của bình trong, cho phép người tiêu dùng biết được lượng nhiên liệu chứa trong bình đầy vơi bao nhiêu. Lắp đặt thêm bộ van đặc thù vào phần lồi của bình một cách chắc chắn và đảm bảo. Phía vỏ bọc ngoài của bình được làm bằng nhựa PP (Poly Propylene) là lớp bọc gia cố thêm, tạo sự dễ dàng khi vận chuyển với mắc sắc tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng. Bình khí được thiết kế kiểu dáng sử dụng chương trình CAD/CAM, và được tối ưu hoá trong quá trình sản xuất. Đặc điểm khác biệt của bình khí an toàn này với các bình khí loại khác là lớp thành bình mỏng. Cấu trúc của loại bình khí an toàn này đảm bảo những yêu cầu như sau: - Thành bình chứa bên trong cho phép người tiêu dùng có thể nhìn thấy gas còn trong bình bao nhiêu. - Tránh được nổ khi có hoả hoạn, va chạm mạnh. - Không bị gỉ sắt và bức xạ tia cực tím. - Được đánh giá rất lạc quan cho việc xếp dỡ và vận chuyển bình - Cung cấp 1 chíp điện tử cho việc nhận dạng bằng tần số sóng không tiếp xúc. - Dich vụ và nạp gas các loại có sẵn tại các trạm bán xăng dầu. - Hạn chế tối thiểu các chi phí.  Lựa chọn công suất lắp ráp. Căn cứ vào các dữ liệu thống kê, nhu cầu bình chứa khí nén là rất lớn, có khả năng tự cung cấp và cung cấp cho các nhà phân phối gas hóa lỏng như Petrolimex, PV Gas... Kết hợp với các đơn vị trong ngành như Shinpetrol, công ty công nghiệp tàu thủy Cà Mau, với những hợp đồng bao ban đầu đối với sản phẩm của dự án. Dự án quyết định lựa chọn hệ thống thiết bị có công suất 450.000 bình/năm đối với các loại bình 5 - 12 - 24kg và lớn hơn. v     Hợp đồng lixăng và chuyển giao công nghệ. Theo hợp đồng li xăng giữa Vihashin Motor và Cty Compozite - Praha thì cty compozite praha sẽ cung cấp cho Vinashin Motor các tài liệu kỹ thuật cần thiết, bản vẽ khuôn, cũng như các dịch vụ về đào tạo, chuyên gia để chế tạo, lắp ráp và kiểm tra, chuyển giao công nghệ của Compozite - Praha. Các sản phẩm do Compozite - Praha sản xuất trên dây chuyền công nghệ do Cty Compozite - Praha tư vấn và chỉ định đồng thời được thử nghiệm và giám sát theo quy trình kỹ thuật của Compozite - Praha. Vinashin Motor sẽ đầu tư các máy móc và thiết bị để sản xuất bình khí áp lực theo nhu cầu thị trường, dưới sự chuyển giao kỹ thuật toàn diện của Compozite - Praha. Vinashin Motor sẽ phải trả cho Reluma một khoản phí chuyển giao là: - 800.000 EUR (16.000.000.000đồng) bao gồm: việc hỗ trợ kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật, đào tạo, bản vẽ kỹ thuật khuôn và các bản vẽ cho việc xây dựng dự án, chuyển giao công nghệ... trong quá trình sản xuất ban đầu. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất Vinashin Motor không phải trả phí bản quyền tính cho mỗi bình được sản xuất nữa. Đào tạo Cty Compozite - Praha sẽ đào tạo nhân sự hoàn chỉnh cho Vinashin Motor tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau: - Hệ thống số hoá bản vẽ. - Gia công khuôn và thử khuôn - Gia công giám sát quá trình thổi chai - kiểm tra. - Gia công và giám sát quá trình gia cố sợi thủy tinh - kiểm tra - Gia công và giám sát quá trình làm ren đầu bình. - Đúc nhựa P.P các chi tiết thân trên, thân giữa và thân đáy của vỏ bình. - Lắp ráp hòan chỉnh - Thử nghiệm và đóng gói Cung cấp thông tin - Cung cấp các tài liệu kỹ thuật cho sản xuất - Liệt kê các bộ phận, chi tiết của sản phẩm - Quy trình hoạt động của các bộ phận chính của thiết bị máy móc. - Nguyên lý hoạt động của các dụng cụ và đồ gá cho các bộ phận chính. - Hướng dẫn kiểm tra và giám sát chất lượng. Chuyên gia trợ giúp: Compozite - Praha sẽ cử chuyên gia sang trợ giúp và hướng dẫn trong vòng 60 ngày kể từ khi bắt đầu lắp ráp thiết bị và chính thức vận hành. c) Giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật Trong dự án này, cả ba nội dung này được phân tích trong cùng một chương. Nội dung giải pháp về thiết kế quy hoạch, dự án đã đề cập đến nội dung quy hoạch các hạng mục công trình sản xuất chính và quy hoạch các công trình phụ trợ, về quy hoạch sử dụng đất cho từng hạng mục công trình tương đối chi tiết và đầy đủ bao gồm: nhà xưởng tạo phôi và lắp ráp, nhà xưởng kho, khu điều hành và căng tin, các công trình phụ trợ. Đối với từng hạng mục công trình thì cán bộ lập dự án đã đưa ra giải pháp về kết cấu xây dựng và kiến trúc khá cụ thể như sau: ·        Nhà xưởng tạo phôi và lắp ráp. - Kích thước hình học: + Dài: 100m + Rộng: 30 + Diện tích xây dựng: 3000m2 + Bước gian: 1@7.4m + 12@7.1m + 1@7.1m + Nhịp: 2 x 15m + Chiều cao đỉnh cột biên: 8.5m - Giải pháp kết cấu và kiến trúc: + Phần móng: Dựa trên các số liệu khoan khảo sát địa chất và nội lực tính truyền xuống chân cột, kết cấu móng sẽ có dạng móng cọc BTCT, kích thước sơ bộ 3400 x 2300, mỗi móng cọc được đóng cọc tre đáy. Bố trí giằng móng 200 x 150 xung  quanh nhà xưởng. + Khung chính: Kết cấu khung chính bằng thép, cột và dầm dạng thép 1 tổ hợp kích thước thay đổi. Khung chính dạng khung 2 nhịp 15m + 15m Kích thước cột cơ bản: - Bản bụng: 20 x 600 - Bản cánh trên: 20x 350 - Bản cánh dưới: 20 x 350 Kích thước dầm kéo cơ bản: - Bản bụng: 15 x350 - Bản cánh trên: 18 x 250 - Bản cánh dưới: 18 x 250 Liên kết cột và dầm là liên kết bu lông. Để đảm bảo sự ổn định của hệ khung bố trí giằng cột, và giăng mái theo cấu tạo dự kiến như sau: Hệ giằng cột bằng thép hình U120 chạy suốt toàn bộ chiều dài nhà tại cao độ đỉnh cột, đầu nhà và biến dạng bố trí thêm hệ giằng chép cáp Æ16. Hệ giằng mái gồm hệ giằng chéo cáp Æ tại hai vị trí đầu hồi và khe biến dạng. - Hệ xà gồ và giằng xà gồ: Với kích thước nhịp là 15m, bố trí hệ xà gồ U120 khoảng 1700. Xà gồ được liên kết với dầm khung bằng liên kết bu lông thông qua bợ đỡ, tại vị trí giữa nhịp xà gồ được giằng bằng các xâu xà gồ D14. - Phần mái Được lớp bằng tôn múi có độ dài bất kỳ, trên mái có bố trí các tấm lấy sáng tại hai bên. Tổng diện tích mái khoảng 3000m2. - Phần nền Phần nền của nhà xưởng bao gồm 2 loại nền như sau: Nền loại 1: - Lớp cát đen đầm chặt k = 0.95 Nền loại 2: Bê tông mác 200 không cốt thép dày 200mm có khe chống lún. ·        Nhà xưởng kho - Kích thước hình học: + Dài: 100m + Rộng: 30 + Diện tích xây dựng: 3000m2 + Bước gian: 1@7.4m + 12@7.1m + 1@7.1m + Nhịp: 2 x 15m + Chiều cao đỉnh cột biên: 8.5m - Giải pháp kết cấu và kiến trúc + Phần móng: Dựa trên các số liệu khoan khảo sát địa chất và nội lực tính truyền xuống chân cột, kết cấu móng sẽ có dạng móng cọc BTCT, kích thước sơ bộ 3400 x 2300, mỗi móng được đóng cọc tre đáy. Bố trí hệ giằng móng 200 x 150 xung quanh nhà xưởng. + Khung chính: Kết cấu khung chính bằng thép, cột và dầm dạng thép l tổ hợp kích thước thay đổi. Khung chính dạng khung 2 nhịp 15m + 15m Kích thước cột cơ bản: - Bản bụng: 20 x 600 - Bản cánh trên: 20 x 350 - Bản cánh dưới: 20 x 350 Kích thước dầm kèo cơ bản: - Bản bụng: 15 x 350 - Bản cánh trên: 18 x 250 - Bản cánh dưới: 18 x 250 Liên kết cột và dầm là liên kết bu lông. Để đảm bảo sự ổn định của hệ khung bố trí hệ giằng cột, và giằng mái theo cấu tạo dự kiến như sau: Hệ giằng cột bằng thép hình U120 chạy suốt toàn bộ chiều dài nhà tại cao độ đỉnh cột, đầu nhà và biến dạng bố trí thêm hệ giằng  chép cáp Æ16. Hệ giằng mái gồm  hệ giằng chéo cáp Æ16 tại hai đầu vị trí đầu hồi và khe biến dạng. - Hệ xà gồ và giằng xà gồ: Với kích thước nhịp là 15m, bố trí hệ xà gồ U120 khoảng cách 1700 . Xà gồ được liên kết với dầm khung bằng liên kết bu lông thông qua bợ đỡ, tại vị trí giữa nhịp xà gồ được giằng bằng các xâu xà gồ D14. - Phần mái. Được lớp bằng tôn múi có độ dài bất kỳ, trên mái có bố trí các tấm lấy sáng tại hai bên. Tổng diện tích mái khoảng 3000m2 Phần nền Phần nền  của nhà xưởng bao gồm 2 loại nền như sau: Nền loại 1: - Lớp cát đen đầm chặt k = 0.95 Nền loại 2: Bê tông mác 200 không cốt thép dày 200mm có khe chống lún. ·        Khu điều hành và căng tin Nhà văn phòng và căng tin được xây dựng trên khu đất trống trong khuôn viên đất của dự án. Toàn bộ các khối phòng chức năng bao gồm: - Khu văn phòng làm việc: 250m2 - Khu căng tin: 250m2. Các thông số kỹ thuật chính của khu điều hành như sau: - Diện tích xây dựng: 500m2 - Số tầng cao: 2 tầng - Chiều cao tầng: 1:5 - Chiều cao tầng 2: 3,6m Kết cấu: Kết cấu chịu lực chính: Khung BTCT Kết cấu bao che: tường xây gạch đặc dày 220, vữa XM mác 75. Kết cấu sàn: BTCT 200# đổ tại chỗ dày 100 Kết cấu mái: BTCT 200#đổ tại chỗ dày 100, lợp tôn. ·        Các công trình phụ trợ - Bể chứa nhiên liệu ngầm bằng BTCT 250# dung tích 20m3 - Bể nước cứu hoả - Nhà để xe công nhân - Hệ thống chứa và xử lý rác - Trạm bơm, trạm điện, khí nén... - Tháp nước... Tiếp theo, các cán bộ lập dự án đã đưa ra các giải pháp về kỹ thuật cho dự án. Thực chất đây là yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với các phương án thi công kiến trúc công trình sau này. Với trình độ và kinh nghiệm của các kỹ sư xây dựng tại Phòng xây đựng đã nghiên cứu cụ thể, chi tiết các tiêu chuẩn, hiện trạng kỹ thuật của công trình từ đó đưa ra các giải pháp về kỹ thuật bao gồm: giải pháp về điện tiêu thụ, giao thông vận tải, thoát nước…cụ thể như sau: v     Điện tiêu thụ của nhà máy: - Nhu cầu điện cho dây chuyền sản xuất ước tính khoảng: 600 KVA và khoảng 90KVA cho sinh hoạt, văn phòng... - Nhu cầu lắp đặt điện tại nhà máy: lắp đặt 1 trạm biến thế 750KVA cho toàn bộ nhà máy. - Hệ thống điện dự kiến chia làm các loại sau: + Hệ thống điện sản xuất cung cấp điện cho xưởng lắp ráp và xưởng cơ khí: sử dụng cáp ngầm 3 pha loaoị Cu\XPLE\PVC 3 x 95 + 50 + Hệ thống điện chiếu sáng, sinh hoạt: sử dụng cáp ngầm 3 pha Cu\XPLE\SWA\PVC 4 x 25. + Toàn bộ cáp được chôn ngầm dưới đất, trong ống nhựa bản vệ PVC. + Hệ thống đèn chiếu sáng dùng đèn cao áp thủy ngân 2 x 250W cao 8m. + Hệ thống chống sét: dùng hệ thống chống sét đánh thẳng, kim thu sét đặt trên mái nhà, nối liền với cọc tiếp đất L65 x 65, 1= 2,5m bằng đai thu sét, dây dẫn sét, dây tiếp địa. Thông số cơ bản của lưới điện: - Điện áp: 0,4KV ± 10% - Dòng ngắn mạch tối đa: 40kA - Công suất cung cấp: 60MVA - Số đường dây: 1 - Kiểu đường dây: đường dây trên thông với cột thép, cáp nhôm lõi thép Thiết bị gồm có: Cầu dao 110KV cùng các phụ kiện - Số lượng: 1 bộ - Lắp đặt tại trạm phân phối Đường dây phân phối - Số đường dây: 1 - Chiều dài: 2500m v     Nguồn nước Nguồn nước đáp ứng cho nhà máy: Trong sản xuất bình chứa khí an toàn bằng vật liệu composite chủ yếu bằng phương pháp gia nhiệt, vì vậy nhu cầu sử dụng nước rất ít và 1 phần dùng cho sinh hoạt. Tổng nhu cầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin.doc
Tài liệu liên quan