Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Công nghiệp và đô thị Việt Nam VCC

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ 2

DANH MỤC HÌNH VẼ 2

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM VCC 3

1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.2. Chức năng & nhiệm vụ của công ty CP tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam VCC 10

1.1.3. Cơ cấu và bộ máy tổ chức (Hình 1) 11

1.2. Thực trạng công tác lập dự án tại công ty VCC 13

1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án 13

1.2.1.1. Nhóm nhân tố con người 13

1.2.1.2. Nhóm nhân tố tổ chức 13

1.2.1.3. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng 13

1.2.1.4. Cơ sở pháp lý của dự án 14

1.2.2. Đặc điểm các dự án đầu tư được lập tại công ty VCC 14

1.2.3. Quy trình lập dự án đầu tư tại công ty VCC theo ISO 9001-2000 14

1.2.3.1. Quy trình giao nhiệm vụ 14

1.2.3.2. Quy trình triển khai thực hiện theo Hệ thống QLCL ISO 9001:2000 16

1.2.3.3. Quy trình lập dự án theo cấp độ nghiên cứu 20

1.2.4. Nội dung công tác lập dự án của công ty VCC 30

1.2.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư 30

1.2.4.2. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án 30

1.2.4.3. Nghiên cứu khía cạnh tài chính 35

1.2.4.4. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội 36

1.2.5. Nghiên cứu một dự án cụ thể “ Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao” 37

1.2.5.1. Sự cần thiết phải đầu tư của dự án 37

1.2.5.2. Phân tích kỹ thuật dự án 45

1.2.5.3. Phân tích tài chính dự án 66

1.2.5.4. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội dự án: 70

1.2.5.5. Đánh giá tính khả thi của dự án: 71

1.2.6.Đánh giá công tác lập Dự án của Dự án minh hoạ 71

1.2.6.1.Về sự cần thiết đầu tư của dự án: 71

1.2.6.2. Về khía cạnh kỹ thuật của dự án 73

1.2.6.3.Về phân tích khía cạnh tài chính dự án 75

1.2.6.4. Về phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội 76

1.3. Đánh giá chung công tác lập dự án đầu tư tại công ty VCC 76

1.3.1. Những kết qủa đạt được 76

1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân 77

1.3.2.1.Những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập dự án 77

1.3.2.2. Nguyên nhân những hạn chế 78

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM VCC 80

2.1. Định hướng phát triển của VCC trong công tác lập dự án đầu tư 80

2.1.1. Định hướng phát triển con người 80

2.1.2. Định hướng phát triển chiều sâu 80

2.1.3. Định hướng maketing 80

2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty VCC 80

2.2.1. Hoàn thiện quy trình lập dự án 80

2.2.2. Hoàn thiện nội dung lập dự án 82

2.2.2.1. Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát 82

2.2.2.2. Phân tích tình hình thị trường 83

2.2.2.3. Phân tích kỹ thuật 84

2.2.2.4. Phân tích tài chính 84

2.2.2.5. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội 86

2.2.3. Hoàn thiện phương pháp lập dự án 86

2.2.4. Đầu tư nguồn nhân lực cho công tác lập dự án 86

2.2.5. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý 87

2.2.6. Một số giải pháp khác 88

KÕt luËn 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Công nghiệp và đô thị Việt Nam VCC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phê toàn cầu. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Braxin trong việc chi phối giá cà phê arabica trên thị trường thế giới. Thực tế cho thấy diễn biến giá cà phê arabica trên thị trường thế giới nhìn chung khá ổn định so với biến động của giá cà phê Robusta Bảng 1: Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA về thực trạng cà phê của nước ta trong niên vụ 2006 - 2007 (ĐVT: bao, 60kg/bao) Thị trường Niên vụ Tồn kho đầu vụ Sản lượng Xuất khẩu Tiêu thụ nội địa Brazil 2004/2005 11.819 43.600 27.920 15.500 2005/2006 11.999 36.100 24.050 16.000 2006/2007 8.049 44.800 27.750 16.600 Việt Nam 2004/2005 300 14.500 13.992 618 2005/2006 190 12.333 11.709 636 2006/2007 178 13.850 13.045 655 Toàn cầu 2004/2005 20.578 120.734 91.182 30.634 2005/2006 22.023 112.693 85.571 31.498 2006/2007 20.480 123.643 92.819 32.329 06/07 so 05/06 -7 9.72 8.47 2.64 Số liệu trên do Braxin đã đầu tư tốt công nghệ chế biến nên sản lượng tồn kho lớn và điều này giúp họ có thể chủ động trong việc xuất khẩu cà phê và giá xuất khẩu. Trong khi ở Việt nam sản lượng cà phê tồn kho thấp nên không thể chủ động được sản lượng xuất khẩu cũng như giá của việc xuất khẩu. Chính vì thế trong chiến lược phát triển ngành cà phê đi đôi với việc tăng diện tích trồng cà phê cần phần xây dựng các nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao để tăng lượng cà phê dự trữ phục vụ cho việc xuất khẩu. Tình hình hoạt động của công ty Vinacafe Đà Lạt Đặc điểm và chức năng của công ty XNK cà phê Đà Lạt: Công ty XNK cà phê Đà Lạt là đơn vị trực thuộc Tổng công ty với chức năng và nhiệm vụ chính là thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê Arabica, Robusta chất lượng cao theo công thức chế biến ướt. Công ty XNK cà phê Đà Lạt đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là một trong những vùng cà phê trọng điểm của cả nước với sản lượng cà phê nhân hàng năm lên đến 200.000-250.000 tấn. So với các đơn vị trong Tổng Công ty cà phê thì Vinacafe Đà Lạt có tuổi đời trẻ nhất mới hơn một tuổi. Hơn một năm để vừa kiện toàn công tác tổ chức và phát triển sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2007 Sáu tháng đầu năm 2007 là thời gian của việc bùng nổ về giá cà phê nhân trên thị trường. Giá lên cao đi liền với sự tăng trưởng về lợi nhuận do chênh lệch giữa giá mua và giá bán lớn hơn nhiều so với thời kỳ giá thấp báo hiệu tin vui cho ngành cà phê. Vinacafe Đà Lạt là đơn vị thu mua, chế biến, xuất khẩu đóng trên địa bàn có vùng nguyên liệu có sản lượng cà phê rất lớn nên công tác thu mua chế biến xuất khẩu diễn ra thuận lợi. Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như thường xuyên nắm bắt được sản lượng hàng hoá, giá cả thị trường nên có những quyết sách chính xác trong việc mua và bán hàng đảm bảo được hiệu quả kinh doanh. Công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng liên kết với các công ty sản xuất cà phê thuộc Tổng công ty cũng như các hộ trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để chủ động thu mua nguyên liệu đầu vào cũng như tạo sự ổn định được vùng nguyên liệu. Công ty đã là đợn vị thu mua chế biến xuất khẩu cà phê chất lượng cao nên đã chủ động xây dựng nhà xưởng, lắp đặt hệ thống máy móc đồng bộ khép kín, hiện đại. Đồng thời thường xuyên nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm bằng cách gửi cán bộ đi học tập, đào tạo tại chỗ hoặc nước ngoài. Toàn bộ sản phẩm cà phê Arabica của công ty xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2007 rất được ưa chuộng và được khách hàng nước ngoài đặt với giá cao. Để từng bước xây dựng và nâng cao thương hiệu công ty đã liên kết với các công ty thành viên trong tổng công ty chặt chẽ hơn, gắn bó với các bạn hàng nước ngoài truyền thống và phát triển với các bạn hàng mới. Những khó khăn: Giá cả tăng cao quá mức tạo sự bất ổn trong kinh doanh do tâm lý sợ rớt giá trở lại nên không dám mua trươc nhiều và cũng không dám bán trước nhhiều, điều đó làm giảm đi sản lượng xuất khẩu cà phê của công ty. Giá cà phê lên cao nên các nhà sản xuất cà phê bung hàng bán ồ ạt trong motọ thời gian ngắn vì vậy các nhà xuất khẩu gặp khó khăn do việc phải chi ra một lượng tiền mặt quá lớn trong một lúc để gom nguyên liệu đầu vào vì vậy không được chủ động. Hàng bán nhanh nên lượng hàng trên thị trường cũng nhanh chóng cạn kiệt đẩy các nhà chế biến xuất khẩu đến khó khăn trong công tác giao hàng cho các hợp đồng ký giao xa thời điểm mua hàng do không thu mua được nguyên liệu. Bên cạnh đó giá lên cao dẫn đến tâm lý cả nhà vườn tranh thủ hái sớm để bán do sợ rớt giá nên chất lượng thu hái không đảm bảo, quả xanh nhiều, các loại quả chín không đồng đều nhau. Hệ thống nhà xưởng, máy móc chế biến đầu tư chưa đáp ứng được công suất cho nhu cầu thu mua, chế biến và dự trữ hàng. Vào vụ mùa công ty phải tăng ca hoạt động 24/24 vẫn không chế biến kịp hàng mua vào nên có một số lô hàng vì thế mà không đảm bảo được chất lượng do không đảm bảo thời gian(trong vòng 3 tháng chế biến từ 25.000-30.000 tấn cà phê quả tươi) Do mới thành lập nên chưa có uy tín cao nên việc vay vốn tại các ngân hàng để kinh doanh còn hạn chế vì vậy việc đẩy nhanh công tác xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm còn hạn chế chưa đáp ứng được vị thế kinh doanh của đơn vị. - Tỉ lệ lượng cà phê tồn kho/ sản lượng của nước ta thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. - Theo tính toán, tỉ lệ cà phê tồn kho/ sản lượng của Braxin ước khoảng 1/3 cao hơn rất nhiều với tỷ lệ của Việt nam. Lượng cà phê tồn kho của Braxin luôn bằng 1/3 đến 1/2 lượng cà phê toàn cầu. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Braxin trong việc chi phối giá cà phê arabica trên thị trường thế giới. Thực tế cho thấy diễn biến giá cà phê arabica trên thị trường thế giới nhìn chung khá ổn định so với biến động của giá cà phê Robusta Kết luận sự cần thiết phải đầu tư Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao là cần thiết đảm bảo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và chương trình phát triển nông nghiệp, chế biến cà phê của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và các năm tiếp theo và theo định hướng của Tổng công ty cà phê Việt nam. Xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao phù hợp với quy hoạch phát triển ngành cảu tỉnh và của Tổng công ty cà phê. Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao sẽ nâng cao chất lượng cà phê nhân, nâng cao tính chủ động trong quá trình sản xuất, bảo quản và xuất khẩu tạo điều kiện để nâng cao giá trị của cây cà phê cũng như các sản phẩm sau khi chế biến cũng như bảo vệ môi trường. Đầu tư công nghệ chế biến sau thu hoạch, tạo ra một đầu mối chế biến cà phê chất lượng cao cho vùng và khu vực lân cận. Mục tiêu đầu tư Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Lâm Đồng theo hai phương pháp chế biến khô và chế biến ướt nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Phù hợp với chiến lược của Tổng công ty cà phê Việt Nam. Mở rộng nhà máy đáp ứng yêu cầu công suất, bố trí lại dây chuyền sản xuất hợp lý hơn để đảm bảo sản xuất có hiệu quả. Xây dựng khu sản xuất và nhà kho đạt tiêu chaủan cao đáp ứng nhu cầu chế biến và chứa lâu dài trong năm. Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân trong nhà máy. Đảm bảo môi trường đô thị, tránh ô nhiễm không khí đối với khu dân cư đô thị. Tận dụng thế mạnh về nguyên liệu tại chỗ, sản lượng và chất lượng cao, nhân công tương đối dồi dào, mặt bằng giá nhân công cạnh tranh để sản xuất các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu tại chỗ. 1.2.5.2. Phân tích kỹ thuật dự án Hình thức đầu tư và quy mô đầu tư Hình thức đầu tư Mở rộng diện tích và quy mô nhà máy Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ mới Đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ mới nhằm tăng công suất và chất lượng theo tiêu chuẩn mới Quy mô đầu tư Giai đoạn 1: đầu tư nhà máy chế biến cà phê công suất 60.000 tấn cà phê nhân/năm Giai đoạn 2: sản xuất thêm sản phẩm cà phê hoà tan, rang say các loại công suât 500 tấn thành phẩm/năm Di chuyển và đầu tư mới về thiết bị + Di chuyển tại nhà xưởng phải phá vỡ để xây dựng đường giao thông vào khu nhà máy mới sẽ được di chuyển sang khu sản xuất của Công ty xuất nhập khẩu cà phê Đà Lạt đặt tại thị trấn Phi Liêng-Đức Trọng- Lâm Đồng. + Đầu tư thêm 2 dây chuyền chế biến cà phê nhân theo phương pháp chế biến mới nhất, đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn xuất khẩu. Quy mô đầu tư về xây dựng Khu vực sản xuất Kho nguyên liệu: 5.000m² Khu nhà xưởng chế biến:5.000m² Khu kho chứa thành phẩm:4.500m² Tổng diện tích khu vực sản xuất yêu cầu: 14.500m² Nhà điều hành Diện tích yêu cầu 60 người x 10m²/người: 600m² Nhà ăn ca Diện tích yêu cầu cho (50% x 600 người)x1m²: 300m² Nhà cán bộ Diện tích cho 40 cán bộ x 18m²/người: 720 m² (Tính cả diện tích hành lang, cầu thang, vệ sinh khép kín) Nhà ở khách Diện tích 8 phòng ở khách x 40m²/ phòng: 320m² (Tính cả diện tích hành lang, cầu thang, vệ sinh khép kín) Nhà trạm điện Phòng đặt máy cao thế: 15m² Phòng đặt trạm biến áp: 20m² Phòng đặt máy hạ thế: 12m² Phòng đặt máy phát điện dự phòng: 20m² Khu để xe ô tô, xe cán bộ và xe công nhân Diện tích nhà xe ôtô: 4xe(4-9 chỗ)x5,5x3,6= 80m² Diện tích nhà để xe máy:50xe x0,9x2 = 90m² Diện tích bãi để xe công nhân: 550 người x 0,9x2 = 990 m² Nhà thường trực, bảo vệ Diện tích yêu cầu:30m² Nhà vệ sinh công nhân Diện tích yêu cầu 40m² Cầu cân Nhà đặt máy thoe dõi: 20m² Cầu cân đáp ứng được xe container có tải trọng 100 tấn Kho than Diện tích yêu cầu: 240m² Nhà bảo vệ Diện tích yêu cầu: 20m² Địa điểm xây dựng Vị trí: Địa điểm nhà máy hiện nay giáp quốc lộ 20 từ tp Hồ Chí Minh đi thành phố Đà Lạt tại thôn Phi Nôm, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng. Diện tích nhà máy hiện nay đang sử dụng với diện tích khoảng 8400m² Địa điểm mở rộng nhà máy phía sau nhà máy hiện nay so với quốc lộ 20 bên kia suối Đạ Tam có ranh giới như sau: Phía Bắc giáp rừng Phía Nam giáp suối Đạ Tam Phía Đông giáp rừng Phía Tây giáp rừng và khu canh tác nông nghiệp Diện tích khu đất là khoảng 4,0 ha theo quyết định giao đất số 4210/UBND-TH ngày 25 tháng 06 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng Khí hậu: Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giũa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18-25ºC, thời tiết ôn hoà mát mẻ quanh năm, thường ít có biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750-3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890-2.500 giờ , thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và năm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân. Theo số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng TCVN 4088-85, khí hậu của Lâm Đồng như sau: - Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình trong năm của khu vực khoảng 18º-22ºC, thời kỳ nhiệt độ tương đối cao là từ tháng 2 đến tháng 6 có nhiệt độ trung bình 24º-27ºC. Dao động ngày đêm của nhiệt độ tương đối lớn, biên độ dao động đạt từ 8ºC-10ºC. - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong năm 83% mùa ẩm ướt trùng với mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, độ ẩm trung bình vượt quá 85% tháng khô nhất là tháng 5, 6 có độ ẩm trung bình khoảng 65% - Gió: Mùa mưa tháng 11-3 năm sau gió chủ đạo: Tây Nam Mùa khô tháng 4-10 gió chủ đạo: Đông – Đông Bắc. Chuyển tiếp hai mùa có gió Đông và Đông Nam, đây là loại gió theo địa phương gọi là gió chướng - Mưa Lượng mưa lớn nhất vào các tháng 9,10,11 hàng năm Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.562 mm Lượng mưa lớn nhất tháng 10 là 218mm Lượng mưa nhỏ nhất tháng 2 là 16mm Địa chất Nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng hiện tại nằm trên trục đường Quốc lộ 20. Bên trái nhà máy có đường đất và cầu tạm nối từ Quốc lộ 20 phục vụ đi lại cho dân ở 2 bên suối Đa Tam đi các xã, huyện khác trong khu vực. Khu vực dự kiến xâydựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao huyện Đức Trọng- tỉnh Lâm Đồng có địa hình đồi thấp, đang được dân cư bản địa trồng cà phế. Cấu trúc, trong vùng chủ yếu là đất bazan màu nâu đỏ. Lớp A: Đất đắp sét pha át lẫn dăm sạn, màu xám vàng, nâu đỏ trạng thái nửa cứng, lớp này chỉ gặp tại 2 lỗ khoan LKM1(T1), LKM2(T2), với bề dày thay đổi 2,50m LKM1(T1) đến 2,70m LKM2(T2), áp lực tiêu chuẩn Rtc= 1.80kg/cm² Lớp A1: Cát pha sét màu xám nâu, xám vàng, trạng thái dẻo, lớp này chỉ gặp ở tại lỗ khoan LK2(TR) với bề dày lớp 1,5m, áp lực tiêu chuẩn Rtc = 1,5kg/cm² Lớp B1: Cát hạt nhỏ, màu xám nâu, xám vàng, trạng thái ẩm, kết cấu rời rạc, lớp này chỉ gặp tại lỗ khoan LK1(TR) với bề dày lớp 1,5m, áp lực tiêu chuẩn Rtc = 1.5kg/cm² Lớp B2: Cuội, tảng kẹp cát, trạng thái bão hoà. Lớp này được gặp tại các lỗ khoang LKM1(T1), LKM2(T2), LK2(TR) với bề dày lớp thay đổi từ 0.7m LK2(TR) đến 1.5m LKM1 (T1), áp lực tiêu chuẩn Rtc = 5,00 kg/cm² Lớp C: Sét pha cát, màu xám vàng, xám nâu, trạng thái dẻo cứng (đất có nguồn gốc phân hoá triệt để từ đá Bazan). Lớp này chỉ gặp tại lỗ khoang LK03 với bề dày 1,8m, áp lực tiêu chuẩn Rtc = 1,3kg/cm² Lớp C1: Sét pha cát lẫn dặm sạn, màu xám vàng, xám nâu, trạng thái nửa cứng (Đất có nguồn gốc phân hoá triệt để từ đá Bazan). Lớp này gặp tại các lỗ khoan LKT1, LKT2, LKT03, LKM2(T) và LK03 với bề dày khoan sâu nhất vào lớp này 8,0m, LKT1, áp lực tiêu chuẩn Rtc = 2,4kg/cm² Lớp D1: Đá Bazan phóng hoá nứt nẻ, vì tảng, màu xám xanh. Lớp D1 hầu như gặp tất cả các lỗ khoan, cao độ mặt lớp thay đổi từ 891,83m LKM1(T2) đến 903,54m LKT03. Lớp D2: Đá Bazan phong hoá nức nẻ, vì tảng, màu xám xanh. Lớp D2 gặp ở các lỗ khoan LKM1(T1), LKM2(T2), LM1(TR), LK2(TR), LK03. Cao độ mặt lớp thay đổi từ 886,97m LKM1 đến 890,55m LK03. Trong khu vực có thể xảy ra các quá trình, hiện tượng địa chất động lực công trình chủ yếu như sau: Hiện tượng nước chảy, xói ngầm vào hố móng khi khai đào vào lớp cát hạt nhỏ, hạt vừa, cuội, tảng bão hoà nước (Lớp B1, B2, B3) Thuỷ văn Khu vự cnày xung quanh là núi, nước tập trung đổ từ các sườn núi xuống khu vực suối có tuyến và cầu đi qua. Độ dôc của lòng suối tương đối thoải, nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa lũ, khi có mưa to nước tập trung từ các nhánh suối nhỏ đổ về ở phía thượng nguồn của suối rồi chảy theo dòng suối đổ về qua vị trí cầu làm ngập trong thời giankhoảng 5-6 giờ là rút hẳn khi trời hết mưa. Qua điều tra ho thấy hiện tượng nước trong suối khi xuất hiện đỉnh lũ thì lên rất nhanh, cuốn theo nhiều rêu rác và rút xuống cũng nhanh. Vì địa hình dốc cao nên về mùa mưa lũ tại vị trí cầu tạm hầu như năm nào cũng bị nước cuốn trôi. Chính từ các đặc điểm đó nên vào mùa khô sông, suối thường ít nước. Nhưng vào mùa lũ thì suối thường có nước nhiều. Nhìn chung hệ thống sông, suối trên phạm vị hướng tuyến đi qua cần thiết phải xây dựng hệ thống cầu, cống để phục vụ đi lại cũng như vận chuyển hàng hoá của khu vực nhà máy. - Khu vực dự án nằm trên suối Đạ Tam thượng lưu sống Đa Nhim, mạng lưới sông ngòi khá dày, phân bố đề trên các lưu vực. Chế độ dòng chảy chịu tác động của chế độ mưa. Vì lượng mưa khá lớn nên lượng dòng chảy vào hạng trung bình khá so với cả nước. - Trong mùa mưa, lũ lớn thường xảy ra vào các thang 9, 10, 11. Cường suất mực nước lũ không lớn. - Mùa cạn từ tháng 12 đến thang 4 năm sau. Tháng cạn nhất là các tháng cuối mùa khô tháng 3, tháng 4. + Nguồn mặt nước: Vị trí nhà máy chế biến ở vị trí cao, phía đông có suối Đạ Tam chảy qua đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất. Nước dùng cho sinh hoạt sẽ được tính toán cung cấp từ nguồn nước ngầm của công ty cấp nước huyện Đức Trọng. + Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm qua kết quả điều tra của sở KHCN và môi trường tỉnh Lâm Đồng và qua điều tra thực tế thấy chiều dày của tầng tư 0,5m đến 0,75m. Ở các lỗ khoan có mực nước tĩnh sâu hơn từ 1,28m đến 3,55m. Lượng bơm thử và mứ nước thí nghiệm ở giến đào thường rất nhỏ: 0,051l/s đến 0,2l/s. Nhìn chung, nước ngầm thuộc tầng Đệ tứ có chất lượng khá: nước hơi đục, không mùi, tổng khoáng hoá thường nhỏ hơn 0,5mg/l, nước thuộc loại nhạt, độ pH từ 5,9 đến 7,6. Các thành phần hoá học khác thường ít biến đổi theo mùa. Hạ tầng cơ sở khu vực dự án Đường giao thông: Giao thông hiện tại nhà máy nằm sát quốc lộ 20 Tp Hồ chí minh đi Tp Đà lạt rất thuận lợi cho việc phục vụ xuất nhập khẩu cho nhà máy hiện nay. Đường dân sinh rộng 2,5m chạy từ quốc lộ 20 đi bên cạnh nhà máy qua suối Đạ Tam vào khu đất xây dựng nhà máy mới. Khi đầu tư xây dựng dự án mới, lắp đặt dây chuyền sản xuất tại mặt bằng khu sản xuất mới phải mở rộng tuyến đường tại vị trí đường dân sinh và một phần đất của nhà máy để qua cầu mới vào. Cấp điện: Trạm biến áp 35KV hiện đang nằm trong khu vực của nhà máy đang sử dụng. Khi xây dựng đường vào sẽ di chuyển sang vị trí thuận lợi hơn. Nguồn điện đáp ứng được nhu cầu sử dụng khi mở rộng nhà máy. Cấp nước Hệ thống cấp nước chugn của tỉnh đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có nhà máy cấp nước Đà Lạt, hệ thống cấp nướ thị xã Bảo Lộc,hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, hệ thống cấp nước huyện Di Linh, hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà Thoát nước: Thoát nước của nhà máy hiện nay thoát về phía suối Đạ Tam. Khu vực xây dựng mở rộng nhà máy thoát nước mặt vào suối nhánh từ trên đồi thông rồi đổ vào suối Đạ Tam. Hiện trạng cơ sở vật chất của nhà máy: - Tổng mặt bằng: Trước đây lối vào xuất nhập hàng và khu chế biến ướt theo cổng Công ty Dâu tằm tơ nhưng hiện nay do công ty dâu tằm tơ đã tiến hành cổ phần hoá cho nên không được sử dụng lối vào thông qua công ty đó nữa. Do vạy nhà máy phải tố chức lối ra vào khu chế biến ướt bằng cách hình thành một lối đi qua một khu nhà xưởng hiện tại. Các công trình đang được sử dụng: Khu nhà điều hành hiện nay được xây dựng có diện tích 140m² Hai nhà xưởng có kích thước (70x20)m và (55x20)m. Hai khu nhà xưởng này vừa có hai dây chuyền chế biến khô vừa làm kho nguyên liệu và thành phẩm. Khu chế biến ướt có diện tích 760m² Nhà ở cán bộ 2 tầng mỗi tầng 2 phòng ở có diện tích 91m² Khu xử lý nước thải xây và một số công trình phụ trợ khác. Tình trạng các công trình kiến trúc: Khu nhà điều hành 1 tầng xây gạch, mái bằng và lợp tôn, diện tích sử dụng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai. Chưa có không gian trưng bày và giới thiệu sản phẩm. - Khu nhà xưởng được làm bằng khung thép, tường xây gạch cao 1,5m và ốp tôn. Chất lượng vẫn còn tốt và đang được sử dụng rất hữu hiệu. Tuy nhiên hiện nay để xây dựng đường vào khu nhà máy mới buộc phải phá dỡ một nhà. Còn lại một nhà hiện nay đã phải phá bỏ một bước cột để tạo lối đi từ ngoài ra vào khu chế biến ướt. Do vậy, hệ thống nhà xưởng không thể đáp ứng nhu cầu tăng công suất của nhà máy nên phải xây dựng hệ thống nhà xưởng, kho mới là điều cần thiết. - Khu chế biến ướt hiện nay vẫn sử dụng được và vẫn còn sử dụng tương lai - Nhà ở công nhân hiện nay với diệnt ích quá nhỏ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, hơn thế nữa tiêu chuẩn giành cho từng phòng ở cũng vậy. - Khu xử lý nước thải sau dây chuyền chế biến ướt đã được xây dựng đầy đủ. Tuy nhiên cần nghiên cứu để xử lý triệt để nước thải của dây chuyền chế biến ướt. Thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương và các nhà đầu tư. Đến hết năm 2005, hệ thống điện thoại đã đến 145/145 xã, phường, thị trấn, tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân đạt 16,9 máy. Phương án công nghệ, thiết bị, chương trình sản xuất và các yếu tố đầu vào Phương án công nghệ, thiết bị Công nghệ chế biến cà phê theo phương pháp khô + Nguyên liệu: Hiện nay phương pháp này là phổ biến đối với các tỉnh ở Cao nguyên. Nguyên liệu cho phương pháp chế biến khô là quả tươi đã được phơi hoặc sấy khô, độ ẩm trong quả khô đạt 12-12,5% + Quy trình sản xuất tóm tắt: Cà phê tươi được thu hái hoặc thu mua và đem về chủ yếu phơi ở sân phơi, khi độ ẩm đạt mức quy định để xát khô thì cà phê quả khô được chuyển vào hệ thống xát khô như: nguyên liệu được chuyển qua hệ thống phân loại tạp chất-máy xát-sàng phân loại-cuối cùng tới si lô chứa hoặc kho chứa để từ đó đấu trộn các loại theo tỉ lệ khách hàng yêu cầu. Sản phẩm cà phê nhân sau khi đã được kiểm tra chất lượng theo đúng yêu cầu sẽ được xuất xưởng, trước khi xát hoặc xuất xưởng, nếu độ ẩm không đảm bảo thì sẽ được đưa qua hệ thống sấy. Nhờ hệ thống hút bụi và thiết bị được bố trí trong nhà xưởng nên đã hạn chế được rất nhiều bụi và nóng với môi trường làm việc của công nhân chế biến. + Sơ đồ phương pháp chế biến khô: KHO NGUYÊN LIỆU (Cà phê độ ẩm 13-14%) HỆ THỐNG CẦP LIỆU (Gầu tải) PHÂN LOẠI TẠP CHẤT MÁY XÁT KHÔ PHÂN LOẠI THEO Kích thước, trọng lượng SI LÔ CHỨA CÀ PHÊ NHÂN CÁC LOẠI ĐỊNH LƯỢNG ĐÓNG BAO KHO SẢN PHẨM Cát, cành lá khô, đất đá, kim loại Vỏ quả, bụi Silon lắng chứa tạp chất vỏ quả Hình 2. Sơ đồ chế biến cà phê theo phương pháp khô + Ưu điểm của phương pháp chế biến khô: Tận dụng được năng lượng mặt trời vốn rất phong phú của cao nguyên Lâm Đồng Quy trình công nghệ đơn giản, có thể chế biến tập trung ở xưởng hoặc chế biến phân tần với quy mô nhỏ + Nhược điểm của phương pháp chế biến khô: Tốn diện tích sân phơi Thời gian phơi cà phê khô lâu Chất lượng cà phê không bằng chế biến ướt Bị ảnh hưởng bởi thời tiết Tốn diện tích khó bảo quản Công nghệ chế biến cà phê theo phương pháp ướt: + Nguyên liệu: Là quả tươi được thu hái theo đúng quy định + Quy trình sản xuất tóm tắt: Cà phê tươi thu hát về sẽ được đổ vào bể chứa, nhờ hệ thống cấp nguyên liệu quả tươi được chuyển tới hệ thống phân loại tạp chất-qua máy xát ướt-sàng phân loại-máy đánh nhớt thành cà phê thóc ướt-ra sân phơi hoặc máy sấy chuyển vào nhà kho nguyên liệu hoặc tới hệ thống xát khô, toàn bộ khâu chế biến từ cà phê thóc ướt trở đi được tiến hành tương tự như phương pháp chế biên khô. Với công nghệ và thiết bị mới nên hạn chế được nhiều tới mức tiêu thụ điện, nước phục vụ cho công tác chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao. + Ưu điểm của phương pháp chế biến ướt: Tiết kiệm được sân phơi, thực tế cho thấy nếu sử dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm được diện tích sân phơi tới 4 lần so với phương pháp chế biến khô. Thời gian phơi được rút ngắn 5-7 ngày là khô. Chất lượng cà phê nhân thu được sáng đẹp, giá bán cao hơn cà phê nhân cùng loại chế biến theo phương pháp khô. Phù hợp thị hiếu tiêu dùng hiện nay. Kho tàng, vận chuyển ít hơn. Quan trọng hơn hết là chính nhờ những ưu điểm trên, khi thu hoạch cấp tốc hoặc do thời tiết xấu, cà phê quả tươi được chế biến kịp thời, hạn chế hư hỏng nhiều, đem lại hiệu quả kinh tế cao. + Nhược điểm của phương pháp chế biến ướt: Phải xử lý nước thải Lựa chọn thiết bị, giải pháp cung cấp thiết bị + Lựa chọn thiết bị * Sơ đồ bố trí mặt bằng dây chuyền thiết bị Hệ thống vận chuyển: Bao gồm một số gầu tải đơn và gầu tải kép để chuyển nguyên liệu qua các thiết bị chế biến và sau cùng là chuyển thành phẩm vào Silô chứa hoặc kho chứa. Hệ thống xát và phân loại: Nhờ có hệ thống này trước hết nguyên liệu được phân loại tạp chất sau đó qua hệ thống xát Silô chứa: được chia làm các ngăn để chứa các loại khác nhau, từ đây cà phê sẽ được hoà trộn theo tỷ lệ yêu cầu của khách hàng tương ứng với quy định hiện hành. Hệ thống hút bụi: Bao gồm các hệ thống ống hút bụi và silon lắng, nhờ có hệ thống này tạp chất, bụi từ khâu chế biến được chuyển ra ngoài xưởng và lắng lại nhờ hệ thống bơm phun nước bảo quản tốt cho môi trường làm việc cũng như trong sinh hoạt của công nhân chế biến và dân cư xùng quanh khu vực xưởng. Hệ thống điều khiển: đảm bảo cho toàn bộ hệ thống chế biến hoạt động an toàn. Máy sấy trống và máy sấy tĩnh: Nguyên liệu được cấp vào hệ thống quay bằng gầu tải, trong quá trình vận hành, nguyên liệu được đảo đều quanh giàn trống.Cấp nhiệt cho máy sấy bằng quạt có lưu lượng, áp suất cao.Không khí được đốt nóng bằng nhiên liệu than đá, vỏ cà phê, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà chọn nhiên liệu phù hợp.Tuỳ thuộc độ ẩm của hạt để khống chế nhiệt độ và thời gian sấy, hơi nóng gián tiếp nên không ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm mầu sắc, mùi vị. + Lựa chọn công suất thiết bị - Xưởng xát ướt: Cứ một tấn nguyên liệu quả tươi cho ra 0,2 tấn cà phê thócư Thời gian hoạt động 90 ngày 3 tháng thu hoạch tập trung làm việc 3 ca, sản lượng thiết kế là 60.000 tấn cà phê nhân/ năm. Sản lượng cà phê quả tươi qua chế biến ướt là: 12.000 tấn x 100/20 = 60.000tấn 60.000 tấn cà phê quả tươi CS tính toán = ----------------------------------- = 37tấn quả tười/giờ 90 ngày x 18 giờ Công suất thiết bị xưởng xát tươi được chọn là:40,0 tấn quả tươi/giờ Xưởng xát khô: Công suất tính toán thiết bị hệ thống xát khô: 48.000 tấn cà phê nhân CS tính toán =-------------------------------------- = 28,57 tấn nhân/giờ 210 ngày x 8 giờ Công suất thiết bị được lựa chọn để sử dụng nguồn nguyên liệu phong phú của vùng nguyên liệu và một số nguyên nhân khác có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới công suất thiết bị, công suất thiết bị được lựa chọn là 30 tấn cà phê nhân/ giờ. Chương trình sản xuất và các yêu cầu phải đáp ứng. Cơ cấu sản phẩm: Tổng sản ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21654.doc
Tài liệu liên quan