MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2
1.1 Khái quát về lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 2
1.1.1 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán 2
1.1.2 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. 4
1.2. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán 5
1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược 5
1.2.2 Lập kế hoạch tổng thể 6
1.2.2.1 Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 7
1.2.2.2 Thu thập thông tin cơ sở 12
1.2.2.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 14
1.2.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích 15
1.2.2.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 16
1.2.2.6 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. 21
1.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán 22
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - IFC 27
2.1 Đặc điểm của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC với lập kế hoạch kiểm toán. 27
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 27
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 29
2.1.3 Tổ chức thực hiện kiểm toán tại Công ty 32
2.2 Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty 37
2.2.1 Công việc thực hiện trước kiểm toán 37
2.2.1.1 Gửi thư mời kiểm toán 37
2.2.1.2 Thu thập thông tin chung về khách hàng 40
2.2.1.3 Đánh giá rủi ro hợp đồng 42
2.2.1.4 Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán 47
2.2.1.5 Lựa chọn nhóm kiểm toán 48
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 52
2.2.2.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh,cơ cấu tổ chức và chính sách kế toán của Công ty khách hàng. 52
2.2.2.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Khách hàng 58
2.2.2.3 Thực hiện các thủ tục phân tích 65
2.2.2.4 Xác định mức độ trọng yếu 69
2.2.2.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán với số dư đầu năm của các khoản mục trên BCTC 71
2.2.3 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 73
2.2.4 Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 75
PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ - IFC 82
3.1 Nhận xét về thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty. 82
3.2 Nhận xét chung về công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 84
3.2.1 Công tác lập kế hoạch đã tuân thủ theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam. 84
3.2.2 Công tác soát xét việc lập kế hoạch kiểm toán 88
3.3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC 89
3.3.1 Thủ tục phân tích 89
3.3.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 90
3.3.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết 91
3.3.4 Lựa chọn nhóm kiểm toán 92
3.3.5 Ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm toán 93
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế - IFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối tác am hiểu về lĩnh vực hoạt động của Quý Ngài, cung cấp dịch vụ chuyên ngành một cách chuyên nghiệp, ân cần hỗ trợ khách hàng. Ngoài ra, đó phải là một đối tác đã có kinh nghiệm kiểm toán Báo cáo tài chính cho các Công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính và là một Hãng có đủ năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của Quý Ngài.
Để giúp Quý Ngài đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, chúng tôi xin giới thiệu vài nét về Công ty chúng tôi – Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) và một số nhân sự chủ chốt của chúng tôi cũng như phương pháp tiếp cận kiểm toán của chúng tôi. Với kiến thức chuyên môn không ngừng được nâng cao và cam kết cung cấp dịch vụ ân cần và hiệu quả, phương châm hoạt động của chúng tôi là: “Đem đến sự tin cậy”. Sự kết hợp hài hoà các yếu tố trên đây là nhân tố quan trọng để chúng tôi có thể trợ giúp các khách hàng của mình phát triển và thành công vượt bậc.
Chúng tôi rất mong muốn có cơ hội được phục vụ cho Quý Ngài. Chúng tôi tin rằng, chúng tôi có thể đóng góp một phần cho sự phát triển và thành công của Công ty. Chúng tôi mong muốn sớm nhận được sự phản hồi từ phía Quý Ngài. Nếu Quý Ngài có bất cứ yêu cầu gì liên quan đến thư chào hàng này cũng như các dịch vụ mà chúng tôi có thể phục vụ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng,
---------------------
Lê Xuân Thắng
Giám đốc
Bảng số 2.2: Nội dung thư chào phí Công ty ABC
Số 23/ IFC - CH
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 200N
Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty ABC
Về việc: Chào giá phí kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến ngày 30/06/200N của Công ty ABC
Thưa Quý Ngài,
Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn quý Công ty đã tín nhiệm chúng tôi trong việc kiểm toán Báo cáo tài chính các năm 2003,2004,2005.
Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý Công ty đã dành cho chúng tôi cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu và chào giá phí kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến ngày 30/06/200N của Quý Công ty.
Qua kết quả khảo sát sơ bộ tại Quý Công ty, chúng tôi xin đề xuất mức phí cho dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến ngày 30/06/200N của Quý Công ty là 30.000.000 VNĐ
(Bằng chữ: Ba mươi triệu đồng chẵn)
Phí dịch vụ trên đây chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng
Phụ lục bảng tính chi tiết phí dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn hoạt động từ ngày 01/01/200N đến 30/06/200N được gửi kèm theo.
Chúng tôi rất mong muốn có cơ hội phục vụ Quý Công ty. Chúng tôi tin rằng có thể đóng góp một phần cho sự phát triển và thành công của Quý Công ty. Mong sớm nhận được sự phản hồi từ phía Quý Công ty.
Nếu Quý Công ty có vấn đề gì cần trao đổi thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng,
----------------------
Lê Xuân Thắng
Giám đốc
Nếu khách hàng chấp nhận lời mời cung cấp dịch vụ thì họ sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi lại cho Công ty một bản sao của thư mời kiểm toán đó. Sau khi nhận được bản sao này, IFC tiến hành các bước công việc của một cuộc kiểm toán mà giai đoạn đầu tiên là việc lập kế hoạch kiểm toán.
Giả sử, Công ty XYZ sẽ chấp nhận lời mời kiểm toán của IFC. Sau đây, Công ty thực hiện lập kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán này.
2.2.1.2 Thu thập thông tin chung về khách hàng
Thông tin thu thập trong giai đoạn này là cơ sở để Công ty đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán . Nếu rủi ro hợp đồng quá lớn thì Công ty từ chối cung cấp dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo uy tín và hình ảnh của mình. Vì vậy, đây là công việc rất quan trọng ảnh hưởng tới tính đúng đắn trong việc ra quyết định có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không.
Các thông tin thu thập trong giai đoạn này có tính chất phức tạp liên quan đến tính chính trực của Ban lãnh đạo Công ty khách hàng, cơ cấu tổ chức và quản lý, đặc điểm hoạt động kinh doanh và môi trường kiểm soát và kết quả tài chính… Cụ thể, về tính chính trực của Ban lãnh đạo, kiểm toán viên cần tìm hiểu liệu BGĐ có dính líu gì đến các hoạt động phi pháp hay không, trình độ chuyên môn của các thành viên trong BGĐ, việc phân bổ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong BGĐ như thế nào, có tập trung quyền lực vào một cá nhân hay một nhóm người hay không… Về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh, kiểm toán viên tìm hiểu cơ cấu tổ chức, mạng lưới chi nhánh của khách hàng, trong năm tài chính vừa qua, công ty khách hàng có thực hiện việc chuyển đổi hay sáp nhập nào không… Về hoạt động kinh doanh và môi trường kiểm soát, kiểm toán viên tìm hiểu đặc thù của hoạt động kinh doanh của khách hàng, những biến động trên thị trường trong lĩnh vực đó, các đối thủ cạnh tranh của khách hàng… Về kết quả tài chính, kiểm toán viên phỏng vấn các nhân vật chủ chốt của khách hàng như Giám đốc, kế toán trưởng để tìm hiểu xem trong năm vừa qua họ có phải chịu áp lực trong việc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số liệu dự kiến nào không. Đây là một vấn để rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới tính trung thực, hợp lý của BCTC.
Công ty XYZ là khách hàng mới của IFC. Ban Giám đốc Công ty cử một Phó Giám đốc am hiểu về lĩnh vực hoạt động của XYZ chịu trách nhiệm đối với cuộc kiểm toán này. Phó Giám đốc thực hiện đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán, xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và đại diện cho Công ty tổ chức các buổi gặp mặt và thảo luận trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng. Phó Giám đốc thu thập một số thông tin về khách hàng làm cơ sở để đánh giá rủi ro hợp đồng thông qua một số nguồn tin đáng tin cậy mà mình có được.
Các thông tin về Công ty XYZ mà Phó Giám đốc đã thu thập được gồm:
Công ty TNHH XYZ ( sau đây gọi tắt là “Công ty”) thuộc sở hữu tư nhân được thành lập theo “ giấy phép thành lập công ty” số 4148 GP/TLDN ngày 23/3/1999 của Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội. Công ty có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 071195 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 29/3/1999. Công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh 9 lần do Công ty có nhu cầu tăng vốn điều lệ, thay đổi thành viên góp vốn, thay đổi người đại diện theo pháp luật, bổ sung tên giao dịch của Công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty theo giấy phép đăng ký kinh doanh là buôn bán tư liệu sản xuất, buôn bán tư liệu tiêu dùng, đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá, sản xuất thép và các loại thép ống. Trong năm 2004, theo giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần số 8, số 9, ngành nghề kinh doanh của Công ty được mở rộng bao gồm xây dựng, sản xuất và buôn bán trang thiết bị nội thất, dịch vụ cho thuê văn phòng.
Về cơ cấu tổ chức, Công ty có 3 phòng ban: phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức, lao động tiền lương. Công ty có một văn phòng đại diện tại Hải Phòng, một xí nghiệp vật tư và thiết bị và một nhà máy ống thép Việt Đức. Xí nghiệp và nhà máy thuộc Công ty nhưng có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có con dấu riêng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và hoạch toán kinh tế phụ thuộc vào Công ty.
2.2.1.3 Đánh giá rủi ro hợp đồng
Với thái độ thận trọng nghề nghiệp, Kiểm toán viên luôn cho rằng bất kỳ một cuộc kiểm toán nào đều có khả năng xảy ra rủi ro và có thể kiểm toán viên không thể lường trước hết được tất cả rủi ro đó. Do đó, trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, việc đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán là một trong những bước công việc đầu tiên mà Công ty luôn tiến hành trong mọi cuộc kiểm toán.
Việc đánh giá rủi ro này được thực hiện trên cơ sở các thông tin được thu thập ở trên. Tuy nhiên kết quả đánh giá thường mang tính chủ quan và xét đoán nghề nghiệp cao. Vì vậy, công việc này thường giao cho kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm.
Để đảm bảo việc đánh giá rủi ro được chính xác, IFC còn xây dựng một bảng gồm các câu hỏi chính về vấn đề liên quan rủi ro hợp đồng. Mỗi câu hỏi chính có nhiều câu hỏi phụ kèm theo để giúp cho việc trả lời được chính xác. Kiểm toán viên khi thực hiện đánh giá sẽ tiến hành trả lời bảng câu hỏi này và đưa ra kết luận cuối cùng.
Sau khi trả lời bảng câu hỏi, kiểm toán viên sẽ đưa ra mức rủi ro thích hợp. Nếu hợp đồng được đánh giá ở mức rủi ro thông thường thì kiểm toán viên có thể chấp nhận kiểm toán cho khách hàng mà không cần phải điều tra xem xét gì thêm. Nếu hợp đồng rủi ro ở mức có thể kiểm soát được hoặc rủi ro ở mức cao thì kiểm toán viên phải có những suy xét và cách xử lý hợp lý trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
Trên cơ sở các thông tin thu thập kết hợp với việc phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty XYZ, Phó Giám đốc trả lời bảng câu hỏi đánh giá rủi ro hợp đồng.
Biểu 2.3 Bảng đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán Công ty XYZ
Người lập: Nguyễn Văn A
Khách hàng: Công ty XYZ
Kỳ báo cáo: Từ ngày 01/01/200N đến ngày 31/12/200N
Chỉ dẫn chung:
Bảng này bao gồm một số câu hỏi chính về những vấn dề liên quan tới rủi ro hợp đồng và môi trường kiểm soát. Các câu trả lời khẳng định chỉ ra sự tồn tại của rủi ro hợp đồng và đưa ra các giải pháp thích hợp. Mặc dù hầu hết các vấn đề được đưa ra dưới đây sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của chúng ta về rủi ro hợp đồng nhưng vẫn có những vấn đề liên quan rất ít trong các trường hợp cụ thể. Do vậy các hộp trả lời có thể được bỏ qua trong các trường hợp các vấn đề đưa ra là không liên quan trực tiếp tới rủi ro hợp đồng hoặc môi trường kiểm soát.
Đặc điểm về tính chính trực của Ban Giám đốc
Rủi ro hợp đồng
Tham chiếu
a. Ban lãnh đạo của khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp, cố tình trình bày sai lệch báo cáo tài chính, chịu sự cưỡng chế của cơ quan pháp luật hay có dính líu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không ?
b. Chúng ta có biết về sự liên quan của lãnh đạo của khách hàng với các hoạt động đáng nghi vấn ( mặc dù chưa xem như phạm pháp) có thể gây ra rắc rối với đơn vị không ?
c. Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi một cá nhân hay tập trung vào một vài người không ?
d. Liệu có một người nào không phải đại diện chủ sở hữu hoặc là người quản lý nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị không ?
e. Liệu có những thay đổi ngoài dự kiến sẽ xảy ra trong năm hiện hành không? Hoặc những thay đổi như vậy có khả năng xảy ra trong năm tới không?
f. Có phải Ban lãnh đạo đơn vị là những người thiếu kinh nghiệm không?
Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của BCTC
a. Đơn vị có áp dụng các chính sách kế toán hiện đang gây tranh cãi không?
b. Liệu Ban lãnh đạo khách hàng có cố tình hiểu các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán một cách quá linh hoạt không?
c. Có phải Ban lãnh đao miễn cưỡng khi thực hiện các điều chỉnh đuợc đề xuất bởi các kiểm toán viên không?
d. Có phải ban lãnh đạo đơn vị dường như quá coi trọng việc đạt kế hoạch doanh thu và tốc độ tăng trưởng không?
Cơ cấu tổ chức
a. Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, liên quan đến nhiều pháp nhân lớn mang tính đặc thù được quản lý theo hệ thống hoặc có những giao dịch không nhằm mục đích kinh doanh
b. Có phải khách hàng có nhiều đơn vị/bộ phận hoạt động phân tán không?
Cơ cấu tổ chức, giám sát quản lý và điều hành
a. Cơ cấu quản lý chưa đầy đủ hoặc thiếu các quy định về việc phân công trách nhiệm?
b. Có sự bất hợp lý giữa năng lực, cách thức quản lý với quy mô và đặc điểm kinh doanh của đơn vị?
c. Có thiếu sự giám sát và điều hành đối với các hoạt động của các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc hoạt động phân tán?
Đặc điểm hoạt động kinh doanh
a. Có phải đơn vị có chu kỳ hoạt động kinh doanh dài?
b. Đơn vị có áp dụng các kỹ thuật tài chính mới và phức tạp không?
c. Đơn vị có hoạt động trong các ngành hoặc thị trường biến động mạnh không? Đơn vị có hoạt động trong các ngành công nghiệp đang suy thoái với sự suy giảm liên tục kết quả kinh doanh và nhu cầu thị trường không? Đơn vị có hoạt động trong những ngành mà mức độ cạnh tranh là rất cao và thị trường dường như đã bão hoà không?
d. Đơn vị có hoạt động trong các ngành mà một số các ước tính kế toán lớn sẽ mang nặng tính chủ quan, không chắc chắn và phức tạp không ? hoặc các ước tính này có thể trở thành mục tiêu cho những thay đổi về tình hình tài chính?
Kết quả tài chính
a. Đơn vị có áp dụng chính sách quá mềm dẻo trong bán hàng để thúc đẩy tăng lợi nhuận một cách quá mức không? Ban lãnh đạo đơn vị có được hưởng quyền lợi đặc biệt gắn với tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh hay không?
b. Ban lãnh đạo có được hưởng những khoản khuyến khích như tiền thưởng, quyền chọn mua chứng khoán hay các khuyến khích vật chất khác mà giá trị của chúng tuỳ thuộc vào việc đạt được mục tiêu về kết quả hoạt động, tình hình tài chính hay dòng tiền tệ ?
c. Ban lãnh đạo đơn vị có cố tình tối thiểu hoá thu nhập chịu thuế hay không?
d. Đơn vị không đủ vốn lưu động hoặc các khoản tín dụng để hoạt động ở mức độ sinh lời?
e. Liệu có các yêu cầu về vốn vượt quá khả năng của đơn vị không?
f. Liệu có phải đơn vị không có khả năng thanh toán được các khoản nợ theo lịch trả nợ không?
Hợp đồng kiểm toán
a. Ban lãnh đạo đơn vị có vẻ như không hợp tác nhiệt tình với kiểm toán viên hay trong thời gian qua ?
b. Có phải ban lãnh đạo khách hàng không muốn cung cấp các thông tin trọng yếu và bất thường không?
c. Có việc hạn chế quá mức trong việc phỏng vấn các nhân viên và truy cập vào hệ thống thông tin hoặc trao đổi với ban lãnh đạo khách hàng không?
d. Liệu có các vấn đề tranh chấp về luật pháp giữa đơn vị này với các khách hàng của chúng ta có thể khiến chúng ta bị xem là có xung đột về lợi ích hay không?
e. Đơn vị có các nghiệp vụ quan trọng, phức tạp ít xảy ra mà những nghiệp vụ này có thể gây ra những tranh cãi khó xử lý?
f. Trong năm đơn vị có thay đổi chính sách kế toán không? Có áp dụng các phương pháp kế toán ít được sử dụng hay còn đang trong quá trình xem xét không?
Các mối quan hệ kinh tế và các bên liên quan
a. Có lý do gì cho thấy chúng ta chưa có sự hiểu biết rõ ràng về bản chất của các giao dịch quan trọng và mối quan hệ kinh tế giữa khách hàng với các đơn vị khác đặc biệt là trường hợp các đơn vị này được xem như bên thứ 3 nhưng thực chất lại là bên liên quan?
Khả năng cố ý trình bày sai lệch BCTC
a. Đơn vị có cố tình hạn chế chúng ta trong việc trao đổi và truy cập vào hệ thống thông tin của mình không?
b. Thiếu các chứng từ chứng minh cho khon thanh toán ?
c. Dường như khó có thể xác định ai là người kiểm soát hoạt động của đơn vị.
d. Đơn vị thường xuyên có sự thay đổi các nhân viên chủ chốt trong lĩnh vực tài chính kế toán?
Đánh giá tổng quát và xử lý rủi ro của cuộc kiểm toán
Rủi ro hợp đồng được đánh giá là:
trung bình
V
cao
rất cao
Sau khi trả lời bảng câu hỏi trên, Phó Giám đốc quyết định đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán với Công ty XYZ ở mức trung bình và quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng.
2.2.1.4 Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán
Sau khi chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, thành viên trong Ban Giám đốc tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán. Khi cả hai bên đã đi đến thống nhất, phòng hành chính Công ty thực hiện soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng và trình Ban Giám đốc soát xét trước khi gửi tới khách hàng. Nội dung của hợp đồng được soạn thảo căn cứ theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 - Hợp đồng kiểm toán. Cụ thể, một hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung sau:
Một là, Nội dung dịch vụ.
Hai là, Luật định và Chuẩn mực: dịch vụ kiểm toán được thực hiện theo luật định và Chuẩn mực nào.
Ba là, Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên.
Bốn là, Báo cáo kiểm toán: điều khoản này quy định sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, Công ty sẽ cung cấp cho khách hàng Báo cáo kiểm toán hay thư quản lý hay cả Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Hai bên cần thông nhất báo cáo kiểm toán được soạn thảo bằng tiếng Anh hay tiếng Việt.
Năm là, Phí dịch vụ và phương thức thanh toán: Có thể nói, đây là điều khoản quan trọng nhất trong hợp đồng kiểm toán. Phí kiểm toán được Công ty xác định trên cơ sở khối lượng công việc ước tính và thời gian hoàn thành.
Sáu là, Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành: Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải thông báo cho nhau và trao đổi, tìm giải pháp thích hợp.
Đối với Công ty XYZ, Công ty tiến hành thoả thuận, ký kết hợp đồng kiểm toán ngay sau khi ra quyết định chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. Hợp đồng này được lập thành hai bản bằng tiếng Việt và mỗi bên giữ một bản.
2.2.1.5 Lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Ban Giám đốc Công ty chỉ định một nhóm thực hiện cuộc kiểm toán đó. Tuỳ thuộc mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán, số lượng cũng như trình độ chuyên môn của thành viên trong nhóm kiểm toán có thể thay đổi. Thông thường, nhóm kiểm toán gồm 5 người: một thành viên Ban Giám đốc ( thường là Phó Giám đốc), một chủ nhiệm kiểm toán, một kiểm toán viên cao cấp và hai trợ lý kiểm toán. Phó Giám đốc không tham gia trực tiếp mà chỉ thực hiện soát xét tất cả các công việc, vấn đề liên quan cuộc kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán thường được phân công cho những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm. Chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, kiểm toán các khoản mục trọng yếu và lên Báo cáo kiểm toán.
Sau khi lựa chọn nhóm kiểm toán, Công ty lập kế hoạch về nhân sự và thời gian kiểm toán. Kế hoạch này sẽ được gửi cho khách hàng kèm theo danh sách các tài liệu yêu cầu được cung cấp.
Sau đây là kế hoạch về thời gian và nhân sự kiểm toán gửi cho Công ty XYZ.
Bảng 2.4 Kế hoạch về thời gian và nhân sự kiểm toán cho Công ty XYZ
Hà Nội, ngày tháng năm
Kính gửi: ông Phạm Văn A
Kế toán trưởng Công ty XYZ
Về việc : kế hoạch thời gian, nhân sự và các công việc chuẩn bị cho công tác kiểm toán Báo cáo tài chính năm 200N của Công ty XYZ
Căn cứ vào hợp đồng kiểm toán số 56 ngày 10 tháng 1 năm 200N+1 giữa Công ty XYZ và Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC).
Theo sự thống nhất của Quý Công ty về việc thực hiện hợp đồng kiểm toán nêu trên.
Chúng tôi xin gửi Quý Công ty bản Kế hoạch chi tiết về thời gian, nhân sự và các công việc chuẩn bị cần thiết cho cuộc kiêm toán Báo cáo tài chính năm N của Công ty XYZ:
Đề nghị Quý Công ty xem xét và cho ý kiến để chúng tôi có thể triển khai công việc theo đúng kế hoạch đã dự định.
Rất mong sự hợp tác của Quý Công ty.
Trân trọng cảm ơn!
-----------------------
Phó Giám đốc
Nguyễn Văn B
Thay mặt và đại diện cho
Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC)
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO NĂM TÀI CHÍNH 200N CỦA CÔNG TY XYZ
1. KẾ HOẠCH THỜI GIAN VÀ NHÂN SỰ
1.1/ Kế hoạch thời gian kiểm toán
Từ ngày 7/3/200N+1 đến ngày 12/3/200N+1
1.2/ Nhân sự kiểm toán
TT
Họ và tên
Chức vụ
Công việc thực hiện
1
Bà Nguyễn Thị T
Chủ nhiệm kiểm toán
Trưởng nhóm - Kiểm toán trực tiếp
2
Ông Vũ Văn P
Kiểm toán viên chính
Kiểm toán viên kiểm toán trực tiếp
3
Ông Lê Đức T
Kiểm toán viên
Kiểm toán trực tiếp
4
Ông Trần Văn H
Trợ lý kiểm toán
Kiểm toán trực tiếp
2. Các công việc chủ yếu sau:
- Soát xét việc ghi chép, lưu trữ và duy trì các ghi chép kế toán
- Đánh giá tính tuân thủ trong hoạt động của đơn vị đối với các nguyên tắc kiếm soát nội bộ và chính sách kế toán hiện hành tại Việt Nam.
- Đánh giá tính phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện hành.
- Kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán và các bằng chứng có liên quan đến các khoản mục được trình bày trên BCTC bao gồm các hoá đơn, hợp đồng và các tài liệu gốc có liên quan khác.
- Xem xét và đánh giá sự hiện hữu, tính sở hữu và kiểm soát các TSCĐ của Công ty.
- Tổng hợp kết quả kiểm toán và thảo luận với Ban Giám đốc Công ty về kết quả kiểm toán.
- Phát hành thư quản lý nếu có, kiến nghị về những điểm còn tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ và kế toán cũng như các biện pháp thiết thực khắc phục những điểm còn tồn tại đó.
3.Danh mục các tài liệu yêu cầu cung cấp
TT
Nội dung
Thời điểm cung cấp
Ghi chú
I
Các tài liệu liên quan BCTC năm 200N
A
Các tài liệu liên quan việc lập và tổng hợp BCTC năm N
1
Bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh năm N
27/02
2
Bảng cân đối số phát sinh năm N
27/02
3
Báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra phải nộp, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
27/02
4
Báo cáo tổng hợp và chi tiết doanh thu sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động của Công ty
Tại thời điểm kiểm toán
5
Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố của năm N
27/02
6
Báo cáo tiền lương và tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong năm N
27/02
7
Báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ trong năm N
27/02
8
Báo cáo tình hình vay nợ và chi phí lãi vay tính đến thời điểm 31/12/N
27/02
9
Báo cáo thu nhập hoạt động tài chính và hoạt động bất thường của năm N
27/02
B
Các tài liệu phục vụ kiểm toán từng khoản mục trên BCTC
1. Hàng tồn kho
1
Bảng tổng hợp phát sinh nhập, xuất, tồn về số lượng, giá trị của hàng tồn kho theo từng danh điểm trong năm N
27/02
2. Chi phí trả trước
1
Bảng phân tích chi tiết các khoản chi phí trả trước đến ngày 31/12/N
27/02
2
Bảng tổng hợp và phân bổ chi phí trả trước, thuyết minh phương pháp phân bổ năm N
27/02
3. Tài sản cố định
1
Bảng tổng hợp và phân tích tình hình tăng giảm, điều chuyển, thanh lý TSCĐ năm N
27/02
2
Bảng tính khấu hao theo từng loại tài sản
27/02
3
Các tài liệu, hồ sơ liên quan tình hình tăng giảm và sửa chữa lớn tài sản trong năm N
27/02
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
2.2.2.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh,cơ cấu tổ chức và chính sách kế toán của Công ty khách hàng.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV cần có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng để có thể nhận diện và hiểu được các sự kiện, các nghiệp vụ và thực tế hoạt động, mà điều này có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính.
Trong giai đoạn này, nhóm kiểm toán sẽ tìm hiểu các vấn đề sau:
Thứ nhất, Nhân tố nội bộ ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cụ thể:
Một là, Hình thức sở hữu và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Ví dụ như các cổ đông lớn, các công ty con, các nhà đầu tư…
Hai là, Các bên liên quan.
Ba là, Mục tiêu kinh doanh ( sản phẩm hoặc dịch vụ chủ yếu, hoạt động kinh doanh).
Bốn là, Hoạt động kinh doanh: quy trình và phương pháp sản xuất, phân phối sản phẩm và dịch vụ.
Năm là, Tài chính: quản trị tiền tệ và chính sách đầu tư.
Sáu là, Chính sách kế toán.
Bảy là, Các phòng ban đặc biệt như bộ phận kiểm soát và bộ phận kiểm toán.
Tám là, Nhân sự chủ chốt của Công ty khách hàng: giám đốc, kế toán trưởng.
Thứ hai, Các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng hoạt động kinh doanh. Cụ thể:
Một là, Lĩnh vực hoạt động: đối thủ cạnh tranh cùng ngành, tiến bộ về công nghệ.
Hai là, Môi trường kinh doanh chung: sự biến động về lãi suất, ngoại tệ, những thay đổi của nền kinh tế.
Ba là, Lợi thế cạnh tranh.
Bốn là, Các văn bản pháp lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.
Năm là, Các vấn đề quản trị hành chính: trụ sở chính, ngân hàng giao dịch.
Đối với Công ty XYZ, sau quá trình tìm hiểu, nhóm kiểm toán đã thu thập các thông tin sau:
Về hình thức sở hữu và cơ cấu tổ chức quản lý:
Cơ cấu tổ chức của Công ty XYZ như sau:
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty XYZ
Héi ®ång thµnh viªn
Ban Gi¸m ®èc
Phßng KÕ ho¹ch kinh doanh
Phßng KÕ to¸n tµi chÝnh
Phßng Tæ chøc Lao ®éng TiÒn l¬ng
XÝ nghiÖp VËt t vµ ThiÕt bÞ
03 V¨n phßng ®¹i diÖn
Nhµ m¸y èng thÐp ViÖt §øc
Công ty TNHH XYZ ( sau đây gọi tắt là “Công ty”) thuộc sở hữu tư nhân được thành lập theo “ Giấy phép thành lập công ty” Số 4148 GP/TLDN ngày 23/3/1999 của Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Số 071195 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 29/3/1999. Công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh 9 lần do Công ty có nhu cầu tăng vốn điều lệ, thay đổi thành viên góp vốn, thay đổi người đại diện theo pháp luật, bổ sung tên giao dịch của Công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty theo Giấy phép đăng ký kinh doanh là buôn bán tư liệu sản xuất, buôn bán tư liệu tiêu dùng, đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá, sản xuất thép và các loại thép ống. Trong năm 2004, theo giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần số 8, số 9, ngành nghề kinh doanh của Công ty được mở rộng bao gồm xây dựng, sản xuất và buôn bán trang thiết bị nội thất, dịch vụ cho thuê văn phòng.
Một số điểm trong cơ cấu tổ chức của Công ty XYZ:
Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích thị trường, giá cả để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả. Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán. Phòng Tổ chức lao động tiền lương có nhiệm vụ tính toán tiền lương hàng tháng cho người lao động trong Công ty theo bảng chấm công hàng tháng.
Công ty có các đơn vị trực thuộc sau: Văn phòng đại diện tại Hải Phòng, Xí nghiệp Vật tư và Thiết bị và Nhà máy Ống thép Việt Đức. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đàm phán với khách hàng để soạn thảo hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện hợp đồng kinh tế, thực hiện các giao dịch về mua hàng, giao hàng cho khách hàng. Cơ cấu văn phòng đại diện có Trưởng Văn phòng đại diện, chuyên viên và nhân viên giúp việc. Xí nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33374.doc