MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TỰ CƯỜNG 3
I. Một số vấn đề cơ bản về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiêp 3
1. Khái niệm về kế hoạch hóa và kế hoạch sản xuất kinh doanh 3
1.1 Khái niệm kế hoạch hóa 3
1.2 Khái niệm kế hoạch 4
2. Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 5
2.1 Theo thời gian 5
2.2 Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ 5
3. Qui trình, nội dung và phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 6
3.1 Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 6
3.2 Nội dung kế hoạch sản xuất kinh doanh 9
3.2.1 Thực trạng về tiềm năng, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp 9
3.2.2 Xác đinh các mục tiêu chỉ tiêu 9
3.2.3 Các giải pháp thực hiện 10
3.3 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 11
3.3.1 Phân tích môi trường doanh nghiệp 11
3.3.2 Phương pháp xác định các mục tiêu chỉ tiêu 16
3.3.3 Cân đối ngân sách 18
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 19
4.1 Yếu tố ngoài doanh nghiệp 19
4.1.1 Yếu tố vĩ mô 19
4.1.2 Yếu tố thuộc môi trường ngành 20
4.2 Yếu tố thuộc doanh nghiệp 22
4.2.1 Nguồn nhân lực 22
4.2.2 Nguồn lực tài chính 22
4.2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 23
II. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở công ty Tự Cường 23
1. Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 23
1.1. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung 23
1.2 Trong nền kinh tế thị trường 24
2. Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh với công ty Tự Cường 25
2.1 Xây dựng được các mục tiêu cần thiết của công ty 25
2.2 Giúp công ty ứng phó với những thay đổi của thị trường 25
2.3 Tránh tình trạng lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp 25
3. Lý do cần hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường 26
3.1 Chuyển đổi mô hình từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần 26
3.2 Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 26
3.3 Sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh 27
CHƯƠNG II 28
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TỰ CƯỜNG 28
I. Giới thiệu tổng quan về công ty 28
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
1.1. Giới thiệu chung 28
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 29
2. Cơ cấu tổ chức của công ty 30
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 30
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 32
Các bộ phận này có chức năng tham mưu, giúp việc cho GĐ, Phó GĐ trong quản lý và điều hành công việc. 32
3. Chức năng và ngành nghề kinh doanh 34
3.1 Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 34
3.2 Chức năng sản xuất kinh doanh 36
3.3 Ngành nghề kinh doanh và các loại sản phẩm chính 36
4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2006 đến nay 37
II. Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 39
1. Quy trình lập kế hoạch 39
1.1 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 40
1.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty 42
2. Nội dung của bản kế hoạch 44
2.1 Tiềm năng và thực trạng phát triển của ngành 44
2.2 Tình hình hiện tại của công ty 44
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch của công ty 45
3. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty 47
4. Nguồn lực phục vụ công tác lập kế hoạch của công ty 48
4.1 Nguồn nhân lực 48
4.2 Nguồn lực tài chính 48
4.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 50
III. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty Tự Cường 51
1. Những mặt đã làm được 51
1.1 Về quy trình lập kế hoạch 51
1.2 Về nội dung bản kế hoạch 51
1.3 Về phương pháp lập kế hoạch 52
2. Những hạn chế và nguyên nhân 52
2.1 Về quy trình lập kế hoạch 52
2.2 Về nội dung bản kế hoạch 53
2.3 Về phương pháp lập kế hoạch 53
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TỰ CƯỜNG 54
I. Căn cứ hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường 54
1. Căn cứ diễn biến của ngành 54
1.1 Môi trường cạnh tranh trong ngành 54
1.2 Giá cả nguyên vật liệu 55
1.3 Đặc điểm về thị trường cung ứng sản phẩm 55
2. Căn cứ vào thực trạng của công ty 56
2.1 Năng lực sản xuất hiện có 56
2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch những năm trước 56
II. Định hướng hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty 57
III. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường 58
1. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch của công ty 58
2. Giải pháp hoàn thiện nội dung bản kế hoạch 61
3. Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch 61
3.2 Phương pháp phân tích thị trường 62
4. Các giải pháp về nguồn lực 63
4.1 Nâng cao hơn nữa năng lực của cán bộ kế hoạch trong công ty 63
4.2 Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hoá chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp.
2. Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh với công ty Tự Cường
2.1 Xây dựng được các mục tiêu cần thiết của công ty
Quá trình chuẩn bị bản kế hoạch giúp công ty suy nghĩ một cách khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu nội tại, những cơ hội và những mối đe dọa từ bên ngoài từ đó sẽ xây dựng cho công ty những nhiệm vụ, mục tiêu chung, từ đó phân cấp các nhiệm vụ, mục tiêu đó xuống cho các đơn vị cấp dưới.
Truyền đạt được mục tiêu chung của công ty tới mọi nhân viên trong công ty để từ đó họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác để thực hiên mục tiêu đề ra. Qua đó củng cố lòng tin vào những mối quan hệ, sự tín nhiệm cũng như khuyến khích và tập trung hơn nữa những nỗ lực của nhân viên.
2.2 Giúp công ty ứng phó với những thay đổi của thị trường
Vì kế hoạch là những vấn đề của tương lai nên sẽ không thể tránh khỏi những biến động bất thường, kinh tế thị trường ngày càng diễn biến phức tạp, môi trường cạnh tranh trong các doanh nghiệp tăng cao nên công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức vì vậy công tác kế hoạch giúp công ty có được những phương án chiến lược, kế hoạch dự phòng để có thể linh hoạt trong hoạt động sản xuất.
2.3 Tránh tình trạng lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp
Kế hoạch SXKD là công cụ quản lý theo mục tiêu của công ty, quy định cụ thể những nhiệm vụ về sản xuất sản phẩm, về các công việc phù hợp với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Lập kế hoạch SXKD là khâu đầu tiên, quan trọng nhất có liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của công ty. Kế hoạch tổng thể hàng năm sẽ cho biết các chỉ tiêu kế hoạch cần đạt được trong năm, kế hoạch sản xuất tháng sẽ cho biết các chỉ tiêu kế hoạch phải đạt được trong tháng đó. Như vậy kế hoạch SXKD là một văn bản chính thức đưa ra nhiệm vụ sản xuất trong từng thời kỳ của công ty. Các mục tiêu này sẽ xác định kết quả cần đạt được và những việc cần phải làm, những việc cần ưu tiên, nó được thể hiện bằng một hệ thống các chiến lược, các chính sách, các thủ tục các quỹ và các chương trình nên sẽ sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, tối tiểu hoá chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp.
3. Lý do cần hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường
3.1 Chuyển đổi mô hình từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần
Trước đây khi công ty hoạt động theo hình thức công ty nhà nước, mọi hoạt động của công ty đều theo các quy định của nhà nước, nhà nước kiểm soát công ty từ việc giao kế hoạch các chỉ tiêu, chỉ định thầu, giao các nhiêm vụ sản xuất... Do đó công ty bị lệ thuộc vào nhà nước, chưa chủ động tìm kiếm thị trường, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa chủ động về vốn đầu tư cũng như việc lập kế hoạch SXKD. Năm 2000, sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần công ty phải tự tìm kiếm thị trường, tự chủ động về vốn, tự quản lý hoạt động SXKD sao cho đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho công ty và cho các cổ đông của công ty. Do đó công ty phải thay đổi , hoàn thiện mình cho phù hợp với mô hình mới. Để định hướng cho những thay đổi đó, công ty cần phải có một bản kế hoạch mới do chính công ty xây dựng, phù hợp với hoàn cảnh mới, tình hình mới. Vì vậy hoàn thiện công tác lập kế hoạch là rất cần thiết.
3.2 Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây có rất nhiều sự biến động. Sau khi gia nhập WTO Việt Nam đã lần lượt trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế danh tiếng. Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với những phát minh của con người mang các nền kinh tế đến với nhau và tạo nên một thế giới phẳng xóa đi ranh giới trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại. Toàn cầu hóa mang lại những cơ hội và thách thức cho nhà nước, các doanh nghiệp, cá nhân. Công ty Tự cường cũng không nằm ngoài những cơ hội và thách thức đó. Công ty sẽ phải đối mặt với các sản phẩm có chất lượng cao từ các công ty khác, vì vậy công ty phải xây dựng cho mình những bản kế hoạch phức tạp để có thể tính trước những biến động về giá cả nguyên vật liệu, giá cả sản phẩm xuất bán từ đó đưa ra những phương án sản xuất phù hợp giúp công ty thu được lợi nhuận cao nhất.
3.3 Sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh
Chỉ nhìn vào con số thống kê về số lượng doanh nghiệp dây cáp điện đang hoạt động trên thị trường đã đi tới hơn 200, cũng đủ thấy sự cạnh tranh trong lĩnh vực này căng thẳng như thế nào. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trọng "nội bộ" doanh nghiệp Việt Nam mà còn có mặt "đông đủ" các nhà sản xuất nước ngoài như: Công ty Cơ Điện Trần Phú- Công ty Thiết Bị Điện Đông Anh- Xí nghiệp Vật Liệu Cách Điện Hải Phòng (Sicadi)- Công ty Elmaco (bộ thương mại)- Công ty Điện Dân Dụng Hà Nội (nay đổi tên là Công ty thiết bị kỹ thuật điện), Công ty 100% vốn nước ngoài: - Công ty cổ phần Dây cáp điện Taya Việt nam (Đài Loan)- Công ty cáp điện Evertop (Đài Loan), Công ty liên doanh:- Công ty LG-VINA liên doanh giửa Hàn Quốc và công ty Điện nước lắp máy Hải Phòng - Công ty cáp điện DEAUNG-VINA liên doanh giữa Nexsan Hàn Quốc và cơ khí Yên Viên - Công ty liên doanh Nexsan–Lioa liên doanh giữa Nexsan Pháp và Cty TNHH Lioa - Công ty Liên doanh TSC liên doanh giữa Taihan Hàn Quốc Hàng loạt dòng sản phẩm dây cáp điện được nhập vào Việt Nam. Sự phát triển chung của ngành là điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển của công ty, nhưng cũng có không ít những thách thức, sức ép từ phía các đối thủ cạnh tranh là rất lớn do vậy công ty phải có chính sách phát triển phù hợp, phải có những kế hoạch dài hạn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TỰ CƯỜNG
I. Giới thiệu tổng quan về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Giới thiệu chung
Hinh 2.1: Giới thiệu chung về công ty
Tên tiếng Việt:
Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường
Tên tiếng Anh:
TUCUONG JOINT STOCK INDUSTRY COMPANY
Địa chỉ:
Số 232 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Thành phố:
Hà Nội
Quốc gia:
Việt Nam
Tên giám đốc:
Phạm Quang Viễn
Điện thoại:
844 8633057
Fax:
844 8635530
Email:
tucuongcable@hn.vnn.vn
Website:
www.tucuong.com
Kiểu công ty:
Cổ phần
Lĩnh vực:
Sản xuất kinh doanh dây cáp điện.
Nguồn: Tổng quan về công ty Tự Cường
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường là loại hình doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo quyết định số 0103000029 ngày 05/04/2000 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường ngày nay là sự kế thừa và phát triển từ HTX Công nghiệp Tự Cường được thành lập từ năm 1960 theo giấy phép thành lập số 018/QĐ-UB của UBND Quận Hai Bà Trưng. Trước đây (từ năm 1992 trở về trước) khi chưa thực hiện chỉ thị 32CT/UB, HTX Công nghiệp Tự Cường chuyên sản xuất xe cải tiến, các phụ kiện đường sắt, dây khoan chứng từ. Sau khi thực hiện chỉ thị 32, HTX đã chuyển hướng thành hợp tác xã cổ phẩn, có thêm cổ phần từ bên ngoài và chuyển sang sản xuất kinh doanh dây và cáp điện. Tuy là mặt hàng mới của Công ty nhưng nói chung công việc kinh doanh tương ổn định, doanh thu có nhiều thay đổi, đời sống của người lao động được nâng cao. Sản phẩm cơ sở sản xuất ra đều đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước. Cơ sở luôn đổi mới công nghệ để cho ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Cụ thể từ năm 1995 cơ sở sản xuất được cáp điện vặn xoắn kích cỡ từ 4x16 đến 4x120.
Việc chuyển đổi từ HTX Công nghiệp Tự Cường thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường là một điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Để chấp hành tốt quyết định chuyển đổi này, Giám đốc và Ban lãnh đạo Công ty đã triển khai thực hiện kiện toàn bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2000.
Trong quá trình hoạt động, thực hiện phương châm kinh doanh có hiệu quả, có lãi để tích luỹ tái sản xuất mở rộng, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sông người lao động, Công ty đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, từng bước mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, tiép cận cái mới, học hỏi kinh nghiệm của doanh nghiệp bạn. Với cách làm này, trong năm qua Công ty đã tìm và tạo cho mình mọt thị trường tương đối ổn định, đảm bảo đủ công ăn việc làm cho người lao động. Đến nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề tương đối cao trên một dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại với cơ sở vật chất khá vững chắc.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường tổ chức bộ máy quản lý theo loại hình Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp
Gồm có : Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Các phòng ban chức năng
Tổng số lực lượng lao động của Công ty : 80 người
Trong đó : Khối văn phòng : 17 người
Khối trực tiếp sản xuất : 63 người
Bộ máy quản lý là cơ quan đầu não của cả Công ty, bất kỳ một Công ty nào muốn thành công thì trước tiên phải có một hệ thống quản lý tốt, phù hợp với loại hình doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh mà bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được trình bày bởi sơ đồ sau :
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc SXKD
Bộ phận văn phòng
Phòng kế toán
Quản đốc điều hành
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng vật tư
Phòng kinh doanh
Bộ phận bảo vệ
Bộ phận VP
PX đúc nhôm
PXbện cáp
PX kéo rút đồng nhôm
PX bọc nhựa
PX cơ điện
Bộ phận XNK
Bộ phận KD & Kho
Nguồn: Tổng quan về công ty Tự Cường
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Các bộ phận này có chức năng tham mưu, giúp việc cho GĐ, Phó GĐ trong quản lý và điều hành công việc.
Phòng kế toán
- Thực hiện việc ghi chép ban đầu đảm bảo việc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận một cách khoa học, hợp lý, chứng từ lập theo đúng Quyết định QĐ48 ngày 19/4/2006 của Bộ Tài chính và các hướng dẫn sửa đổi, bổ xung khác theo quy định.
- Gửi Báo cáo định kỳ theo đúng mẫu biểu của Bộ Tài chính và Báo cáo khác do Công ty yêu cầu.
- Tổ chức bảo quản hồ sơ, lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán, Báo cáo tài chính theo đúng các quy định của Công ty và pháp luật.
- Cung cấp thông tin và các số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc các bên liên quan, phục vụ yêu cầu công tác phân tích kế toán, tài chính của Công ty, cân đối vốn và sử dụng hài hòa các loại vốn.
Phòng kỹ thuật chất lượng : Có nhiệm vụ, chức năng kiểm tra, đánh giá chất lượng vật tư nguyên liệu nhập kho; kiểm tra, giám sát quá trình ứng dụng và quy trình thực hiện công nghệ.
Báo cáo Phó giám đốc sản xuất kinh doanh về vấn đề mình phụ trách.
Phòng Kinh doanh : Có chức năng thực hiện công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm của Công ty sản xuất ra; quy chế tiêu thụ sản phẩm của Công ty, các hợp đồng tiêu thụ, các quyết định về giá bán, khuyến mại, hoa hồng, giảm giá, vận tải, hỗ trợ được GĐ Công ty ban hành theo thời điểm cụ thể. Chủ động tiếp cận thị trường, tìm bạn hàng, nguồn hàng. Ngoài ra phòng kinh doanh còn tham gia xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn, tham gia lập các dự án đầu tư đấu thầu các công trình, xác định giá bỏ thầu và giao các định mức kinh tế. Đây là bộ phận quan trọng trong việc tìm kiếm thị trường, công ăn việc làm và kế hoạch dài hạn của Công ty.
Bộ phận văn phòng : Chịu trách nhiệm trước giám đốc các công việc sau:
- Hoạch định mục tiêu chất lượng của bộ phận dựa trên mục tiêu chất lượng của Công ty.
- Công việc văn phòng
- Các công việc hành chính tổ chức
- Kiểm soát. lưu trữ tài liệu
- Trực tổng đài văn thư
- Theo dõi và duy trì việc chấp hành các nội quy mà công ty đã ban hành.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc mất mát tài sản hoặc mất an ninh trật tự trong Công ty.
Quản đốc điều hành sản xuất : Chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch sản xuất tới các phân xưởng.
- Truyền đạt, theo dõi, kiểm tra việc triển khai kế hoạch sản xuất tới các phân xưởng.
- Theo dõi, báo cáo tình hình vật tư, nhân lực, thiết bị tại các phân xưởng lên phó giám đốc sản xuất - kinh doanh.
- Theo dõi, kiểm soát các thiết bị sản xuất tại các phân xưởng.
- Điều phối vật tư, nhân lực giữa các phân xưởng theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và lệnh của Giám đốc.
Các Quản đốc và các Tổ trưởng phụ trách các phân xưởng sản xuất phải chịu trách nhiệm : Triển khai kế hoạch sản xuất đã đề ra, điều hành sản xuất tại phân xưởng mình phụ trách, theo dõi và bảo quản các máy móc, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm do phân xưởng quản lý.
- Theo dõi kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất và duy trì thực hiện đúng theo các quy trình sản xuất.
- Báo cáo quản đốc điều hành và phó giám đốc sản xuất kinh doanh về tình hình triển khai kế hoạch sản xuất, tình hình vật tư, thiết bị, nhân lực tại phân xưởng mình phụ trách.
Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm về phần nguyên vật liệu của công ty, khi có các kế hoạch về sản xuất từ trên gửi xuống, phòng vật tư thiết lập các kế hoạch vật tư.
3. Chức năng và ngành nghề kinh doanh
3.1 Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường là một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất và kinh doanh Dây và cáp điện theo quy trình công nghệ khép kín từ nguyên vật liệu là đồng, nhôm, nhựa, vải cách điện được nhập về sau đó gia công tôi luyện đảm bảo các thông số kỹ thuật, kéo thành sợi nhỏ, bện và bọc bằng cao su, nhựa PVC trong cùng là dây dẫn đồng hay nhôm, lớp thứ hai là lớp cách điện nhựa XLPE lớp vỏ trong, lớp đai sắt, vỏ PVC.
Công ty gồm 5 phân xưởng :
+ Phân xưởng đúc nhôm
+ Phân xưởng kéo rút đồng nhôm
+ Phân xưởng bện cáp
+ Phân xưởng bọc nhựa
+ Phân xưởng cơ điện
Tham gia vào quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là hệ thống máy móc thiết bị đã được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm : máy bện, máy cuốn Muyle của Hàn Quốc, máy rút đồng, máy rút nhôm của Đức, máy đùn nhựa của Đài Loan...
Hầu hết các công đoạn sản xuất dây cáp điện đều được tự động hoá sản xuất trên một dây chuyền công nghệ hiện đại ngoại nhập.
Qui trình sản xuất của Công ty được thể qua sơ đồ sau:
Hình 2.3: Quy trình sản xuất của công ty
Nhập kho thành phẩm
Nguyên vật liệu
Đồng, Nhôm, Nhựa, Lõi thép
Đúc, Cán
Kéo, rút
Bện, ủ
Bọc
Cuốn vào lô
Nguồn: Tổng quan về công ty Tự Cường
Các công đoạn thực hiên:
- Công đoạn1: Cán kéo nguyên liệu đồng: kéo dây đồng 2.6mm thành các kích thước khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của khác hàng về số lượng dây, sau đó bọc nhựa cách điện.
- Công đoạn 2: Xoắn dây đã bọc cách điện vào nhau thành nhóm xoắn rồi tiếp tục bó nhóm xoắn thành một bó tùy ý theo kích cỡ của từng loại cáp cần sản xuất.
- Công đoạn 3: Bó các nhóm nhỏ thành các nhóm lớn tùy theo loại cáp rồi bắt đầu bện ủ, nhồi dầu chống ẩm và bọc băng chịu nhiệt.
- Công đoạn 4: Sản phẩm sau khi bện ủ sẽ được bọc băng chống nhiễu, dây thép treo, bọc vỏ nhựa XPLE, PVC.... để thành cáp sản phẩm.
- Công đoạn 5: Cuốn cáp thành phẩm vào theo từng lô rồi nhập kho thành phẩm.
3.2 Chức năng sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu về dây cáp điện trong công nghiệp, xây dựng và cả trong tiêu dùng Công ty đã tham gia cung cấp dây và cáp điện trong cả nước như Công ty Điện lực I, Công ty Điện lực II, Công ty Điện lực III để cải tạo lưới điện nông thôn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
3.3 Ngành nghề kinh doanh và các loại sản phẩm chính
Phạm vi kinh doanh và ngành nghề chủ yếu của Công ty
- Sản xuất Dây và Cáp điện
- Buôn bán tư liệu sản xuất
- Đại lý mua đại lý bán, ký gửi hàng hóa
Dựa vào đặc thù cũng như tính chất ngành nghề sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể thấy loại hình sản xuất của Công ty là sản xuất khối lượng lớn.
Sản phẩm chính của Công ty :
Bảng 2.1: Sản phẩm chính của công ty
Sản phẩm
Điện áp định danh
Tiết diện
Cáp nhôm trần(A)
500m2
Cáp nhôm trần lõi thép (As)
500m2
Cáp nhôm bọc PVC
0.6kv đến 36kv
400mm
Cáp nhôm lõi thép bọc PVC
0.6kv đến 36kv
400mm
Cáp đồng bọc PVC
0.6kv đến 36kv
400mm
Các loại dây nhôm trần
Cáp đồng, cáp nhôm bọc 2, 3, 4 ruột bọc XLPE hoặc PVC
0.6kv - 1kv
4x185mm2
Cáp nhôm, cáp đồng bọc XLPE vặn xoắn
0.6kv - 1kv
4x150mm2
Cáp nhôm, cáp đồng bọc XLPE
0.6kv-24kv
400mm2
Cáp nhôm, cáp đồng bọc XLPE có đai thép bảo vệ
0.6kv-1kv
4x185mm2
Cáp Muyle và cáp điều khiển các loại
Nguồn: Tổng hợp báo cáo kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường
4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2006 đến nay
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đến nay, công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn và thách thức, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc, công ty đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh thu của công ty qua các năm không ngừng tăng lên điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều hơn công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng cao hơn. Qua bốn năm 2006, 2007, 2008, 2009 công ty đều đạt kết quả rất tốt.
Năm 2006 là năm hoạt động thành công của công ty, công ty đã đạt được hầu hết các chỉ tiêu đã đề ra. Doanh thu của công ty là 336,4 tỷ đồng vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao trong năm là 308,518 tỷ, hoàn thành 9,04% kế hoạch. Giá trị lợi nhuận sau thuế cũng vượt xa chỉ tiêu kế hoạch cụ thể là 23,71%, tất cả được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006 của công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
KH năm 2006
Thực hiện 2006
So với KH (%)
1
Giá trị TSL
Triệu đồng
310.812
345.738
111.23
2
Doanh thu
Triệu đồng
308.518
336.395
109.04
3
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
19.230
24.174
125.71
Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty năm 2006
Năm 2007, do được đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc sản xuất nên sản lượng sản xuất ra tăng lên, đồng thời cũng do chất lượng sản phẩm đã được nâng lên đáng kể nên công ty cũng tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn vì thế mà doanh thu của công ty đều tăng cao. Công ty hoạt động rất hiệu quả, vượt mức chỉ tiêu, cụ thể năm 2007 doanh thu của công ty là 370 (tỷ) tăng 10% so với năm 2006 (336,4 tỷ) tốc độ tăng trưởng của công ty sau 1 năm hoạt động là rất ấn tượng
Hai năm 2008, 2009 là khoảng thời gian đầy khó khăn cho hoạt động SXKD của công ty khi mà thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty luôn bám sát và kịp thời chỉ đạo điều hành hoạt động SXKD phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế, với thị trường nguyên vật liệu cũng như thị trường sản phẩm... Nên công đã đạt được những thành công nhất đinh, tốc độ tăng của công ty có thấp hơn so với năm 2007, nhưng vẫn là một sự tăng trưởng đáng kể, năm 2008 doanh thu của công ty là 398 (tỷ) tăng 7,5% so với năm 2007 (370 tỷ) và năm 2009 lại là năm doanh thu công ty tiếp tục tăng cao. doanh thu năm 2009 là 430,445 tỷ tăng 8% so với năm 2008, đây là dấu hiệu đáng mừng cho công ty tiếp tục hoạt động trong năm tiếp theo sau khi nền kinh tế đã bước qua suy thoái.
Nhưng đó chỉ là các chỉ tiêu về tốc độ tăng doanh thu công ty, tốc độ tăng khá ấn tượng qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm có tăng nhưng tốc độ có phần chậm lại, năm 2007 tăng 42,7%, năm 2008 là 13,5% và năm 2009 là 20%.
Chúng ta có thể thấy kết quả hoạt động SXKD các năm qua bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2006 - 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
2009
1. Tổng doanh thu
336.395
370.071
398.465
430.445
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
335.127
368.200
396.270
427.759
- Doanh thu hoạt động tài chính
735
1.227
1.583
1.836
- Thu nhập khác
533
644
612
850
2. Tổng chi phí
312.221
335.566
359.311
385.284
3. Lợi nhuận trước thuế
24.174
34.505
39.154
45.161
4. Lợi nhuận sau thuế
17.405
24.843
28.190
33.871
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
Có thể thấy doanh thu của công ty qua từng năm tăng đáng kể, từ 336,395 tỷ năm 2006 đến 430,445 tỷ năm 2009, tăng 94,05 tỷ ( tăng gần 30% trong 4 năm hoạt động SXKD), tình hình hoạt động của công ty rất thuận lợi. Năm 2008,2009 mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng, điều này cho thấy công ty đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với những loại sản phẩm có chất lượng tốt.
II. Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây
1. Quy trình lập kế hoạch
Hằng năm công ty thường tiến hành nghiên cứu thị trường trước để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, phòng kinh doanh căn cứ vào các yếu tố như: các hợp đồng đã ký với khách hàng, nhu cầu thị trường, năng lực của công ty, khả năng thu hồi vốn...để tiến hành lập bản dự thảo kế hoạch
1.1 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Để lập được một bản kế hoạch kinh doanh khả thi và hiệu quả thì việc xác định các căn cứ để lập kế hoạch phải được coi trọng hàng đầu. Nếu xác định các căn cứ chính xác thì việc đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch mới đảm bảo tính khả thi. Bản kế hoạch của công ty được lập dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch do công ty đặt ra
Hàng năm, Công ty sẽ nhận những hợp đồng đã ký với khách hàng để từ đó xác định các chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch, các chỉ tiêu đó là chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận....
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 của công ty
Bảng 2.4: Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện năm 2009
Kế hoạch năm 2010
1
Tổng sản lượng
Triệu đồng
436.569
450.662
2
Doanh thu
Triệu đồng
430.445
443.735
3
Lợi nhuận trước thuế
Triệu đồng
45.161
50.200
4
Thu nhập bình quân
Triệu đồng
5.165
5.385
5
Cổ tức
%
13
15
Nguồn: Báo cáo thường niên công ty năm 2010
Thứ hai: Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh năm trước của công ty
Để lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh, một trong những căn cứ quan trọng là tình hình SXKD của công ty năm trước. Hàng năm sau khi lập báo cáo kết quả kinh doanh thường đi kèm với kế hoạch và giải pháp cho năm tới. Kế hoạch năm tới thường dựa vào kết quả hoạt động của năm cũ, kết hợp với những định hướng phát triển của công ty để đưa ra những chỉ tiêu phù hợp. Đồng thời những chỉ tiêu này cần phải được điều chỉnh theo những diễn biến của thị trường và khẳ năng thực tại của công ty.
Thứ ba: Tình hình phát triển của thị trường, khả năng, nhu cầu của khách hàng
Cũng như bao doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong nền kinh tế, công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường luôn luôn theo sát những diễn biến của thị trường, coi thị trường là một trong những căn cứ quan trọng trong việc lập kế hoạch SXKD. Không những thế, với sự gia tăng ngày càng nhanh chóng của các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực SXKD dây cáp điện, công ty đứng trước thách thức cạnh tranh gay gắt. Do vậy, công tác tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cần luôn được chú trọng.
Nghiên cứu thị trường nhằm mục tiêu nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh, các khách hàng tiềm năng và những diễn biến có thể có trong tương lai. những kết quả nghiên cứu thị trường sẽ à căn cứ cho việc lập kế hoạch cũng như ra các quyết định của công ty. Do vậy, đây là công việc rất quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công cho công ty. Chính vì vậy mà ngày nay tất cả các công ty đều rất chú trọng tới công tác này.
Theo đánh giá của công ty hiện nay: Tốc độ phát triển kinh tế của đất nước ngày càng ổn định và đạt tốc độ trung bình từ 7,5%-8,5%. Thu nhập của người dân tăng cao. Do vậy, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu đô thị ngày càng cao dẫn đến nhu cầu dây cáp điện ngày càng lớn; Việt Nam gia nhập WTO vừa tạo ra những cơ hội cũng như thách thức, thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng, bên cạnh đó công ty cũng phải cạnh tranh trực tiếp với những tập đoàn lớn sản xuất dây và cáp điện trên thế giới.
Thứ tư: Năng lực thực tại của công ty
Khi tiến hành lập kế hoạch thì người ta phải căn cứ vào khả năng hiện có của Công ty để biết được hiện nay Công ty đang đứng ở đâu ? năng lực sản xuất kinh doanh là bao nhiêu ? công nghệ như thế nào ? Để trả lời được các câu hỏi đó, Công ty phải xem xét đánh giá năng lực chủ yếu về các mặt sau: Năng lực về số lượng máy móc thiết bị, công nghệ ,lao động, năng lực sản xuất của Công ty… Nếu không căn cứ vào những thông tin này, bản kế hoạch lập ra sẽ không phù hợp và không khả thi.
Năng lực máy móc thiết bị của công ty: Hiện nay công ty có dây chuyền thiết bị hiện đại: Hệ thống đúc-kéo đồng liên tục trong môi trường không ô-xy, hệ thống đúc - cán nhôm liên tục, máy kéo - ủ liên tục và tự động thu dây, máy kéo - ủ liên tục 16 đường và 8 đường, máy bện xoắn kép 1600, máy bện cáp 37 sợi, máy bện cáp 61 sợi, máy bện xoắn kép D631, máy bọc nhựa PVC 70mm, máy xoắn cáp 2-3-4 ruột...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31486.doc