Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1. Cơ sở lý luận chung về kế hoạch hóa 3

1.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch 3

1.1.1. Khái niệm kế hoạch 3

1.1.2 Vai trò 3

1.2. Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 5

1.2.1 Theo góc độ thời gian 5

1.2.2 Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch: 6

1.3. Quy trình kế hoạch và công tác lập kế hoạch 6

2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7

2.1. Nội dung kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7

2.1.1 Kế hoạch năng lực sản xuất 8

2.1.2 Kế hoạch các nguồn sản xuất 10

2.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 13

2.3. Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 16

2.3.1 Kế hoạch sản xuất tổng thể: 16

2.3.2 Kế hoạch nhu cầu sản xuất 17

2.3.3 Kế hoạch tiến độ sản xuất: 18

3. Sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh và công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp 19

3.1. Sự cần thiết của kế hoạch sản xuất kinh doanh 19

3.2. Sự cần thiết của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 20

3.3. Sự cần thiết công tác lập kế hoạch đối với Công ty nội thất Thiên Vương Tinh 20

3.3.1. Do yêu cầu nội tại của Công ty 20

3.3.2. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 20

3.3.3. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 21

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 21

4.1. Các nhân tố khách quan 21

4.1.1 Các yếu tố kinh tế vĩ mô: 21

4.1.2 Các yếu tố chính trị luật pháp 21

4.1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội 22

4.1.4 Các yếu tố về công nghệ 22

4.1.5 Thị trường đầu vào – đầu ra 22

4.2. Các nhân tố chủ quan 22

4.2.1 Nguồn nhân lực: 22

4.2.2 Nguồn lực tài chính: 23

4.2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị: 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY NỘI THẤT THIÊN VƯƠNG TINH 25

1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 25

1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 25

1.2. Chức năng và ngành nghề kinh doanh 25

1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty: 26

1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 27

1.5. Kết quả của hoạt động kinh doanh 4 năm 2006, 2007, 2008, 2009 30

2. Thực trạng công tác lập kế hoạch tại công ty 34

2.1. Quy trình lập kế hoạch 34

2.1.1 Căn cứ lập kế hoạch: 34

2.1.2 Quy trình soạn lập kế hoạch của công ty 35

2.2. Nội dung của bản KHSXKD 38

2.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch 38

2.2.2 Nội dung của bản kế hoạch 39

2.3. Phương pháp lập kế hoạch ở công ty 43

2.4. Nguồn lực phục vụ cho công tác lập kế hoạch ở công ty 43

2.4.1 Nguồn nhân lực 43

2.4.2 Tiềm lực tài chính 44

2.4.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 44

3. Đánh giá về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty 45

3.1. Đánh giá về quy trình lập kế hoạch 45

3.1.1 Ưu điểm 45

3.1.2 Nhược điểm 45

3.2. Đánh giá về nội dung của bản kế hoạch 46

3.2.1 Ưu điểm 46

3.2.2 Nhược điểm 46

3.3. Đánh giá về phương pháp xây dựng các chỉ tiêu KH 47

3.3.1 Ưu điểm 47

3.3.2 Nhược điểm 47

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP 48

KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY NỘI THẤT THIÊN VƯƠNG TINH 48

1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh 48

1.1. Những thuận lợi 48

1.1.1 Những cơ hội từ môi trường ngoài doanh nghiệp 48

1.1.2 Những điểm mạnh của công ty: 50

1.2. Những khó khăn 52

1.2.1 Những thách thức từ môi trường bên ngoài 52

1.2.2 Những điểm yếu của công ty 54

2. Định hướng phát triển của công ty 54

3. Các giải pháp hoàn thiện quá trình lập kế hoạch tại công ty 55

3.1. Các giải pháp về nguồn lực 55

3.1.1 Nâng cao năng lực cán bộ lập kế hoạch trong công ty 55

3.1.2 Giải pháp về cơ sở vật chất 56

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch của công ty 56

3.3. Giải pháp hoàn thiện nội dung của bản kế hoạch 62

3.4. Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch 62

3.4.1 Phương pháp dự báo 62

3.4.2 Phương pháp phân tích thị trường 63

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà máy CBLS, ĐGMN và TM tại Nam Định Showroom đồ nội thất Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn TVT được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Chúng ta có thể xem xét cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty qua sơ đồ sau: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát TỔNG GIÁM ĐỐC Giám đốc Giám đốc Giám đốc Thị trường và khách hàng Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính nhân sự Phòng kinh doanh Marketing Phòng dự án Phòng thiết kế ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty. Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là có quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng Giám đốc; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Giám đốc Các Giám đốc giúp việc TGĐ và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty. Phòng Tài chính kế toán Là phòng ban chức năng trong công ty, chịu trách nhiệm về công tác kế toán và tài chính của Công ty. Phòng Tổ chức hành chính nhân sự Là phòng ban chức năng của Công ty, chịu trách nhiệm về công tác tổ chức hành chính, tuyển dụng và xây dựng các chính sách về nhân sự. Phòng kinh doanh – Marketting Là phòng ban của Công ty chịu trách nhiệm trong công tác kinh doanh, khai thác khách hàng, tìm hiểu, phát triển thị trường. Phòng dự án Là phòng ban chuyên trách của Công ty trong vấn đề tìm kiếm, khai thác và xây dựng các dự án kinh doanh. Phòng thiết kế Là phòng ban trong công ty có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin thị trường, thông tin về sản phẩm từ phòng kinh doanh, triển khai phát triển ý tưởng đó thành các sản phẩm cụ thể để đưa đến nhà máy sản xuất đại trà hay sản xuất theo đơn hàng của Khách hàng, hoặc chỉ đưa ra các phối cảnh, các ý tưởng tổng thể về nội thất (cung cấp các dịch vụ thiết kế nội thất). Nhìn chung mô hình tổ chức hiện tại của Công ty đã đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Với việc phân cấp của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác quản lý và điều hành sản xuất, trong việc phát triển thị trường ... cũng như trong việc thực thi định hướng phát triển chung của Công ty. Công ty vẫn giữ được vai trò trung tâm điều phối hoạt động của các đơn vị thông qua quy chế quản lý chung. Kết quả của hoạt động kinh doanh 4 năm 2006, 2007, 2008, 2009 Qua 4 năm kể từ khi thành lập, công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan. Năm 2008 là năm ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc của công ty với chỉ tiêu ấn tượng về mức sản lượng cũng như doanh thu thu về. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 4 năm KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: VNĐ STT CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng giá trị tài sản 3.077.164.396 71.994.105.114 2 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.586.000.000 91.456.200.000 235.200.000.000 294.800.000.000 3 Lợi nhuận gộp 1.871.010.000 21.090.977.000 39.943.210.875 46.324.378.900 4 Lợi nhuận từ HĐKD 827.000.000 15.986.448.592 36.253.754.410 41.785.398.213 5 Lợi nhuận khác 21.000.000 81.420.000 (26.838530) 24.675.305 6 Lợi nhuận trước thuế 848.000.000 16.067.868.592 36.253.754.410 41.810.073.518 7 Lợi nhuận sau thuế 610.560.000 11.568.865.386 26.083.379.434 30.103.252.936 Lãi sau thuế từ hoạt động liên doanh liên kết 450.198.245 896.264.526 1.047.676.196 Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Sự tăng trưởng về doanh thu được thể hiện qua biểu đồ bên dưới: Biểu đồ 2.1: Giá trị doanh thu của công ty qua các năm Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Mới chỉ thành lập từ năm 2006, sau gần bốn năm hoạt động công ty đã thu được những kết quả rất khả quan. Trong ba tháng cuối năm 2006 doanh thu chỉ đạt 10.586 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 con số này tăng lên là 91.4562 triệu đồng và đạt con số ấn tượng trong năm 2008 là 235.2 triệu đồng tăng 157.17%. Trong năm 2009 con số này là 25%. Sở dĩ doanh thu tăng nhanh trong năm 2008 là vì công ty đã từng bước xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu của mình thông qua các chương trình xúc tiến quảng cáo, khai thác mở rộng phát triển thị trường Tìm hiểu nhu cầu thị trường, để phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Ban đầu chỉ sản xuất đại trà để bày bán tại các showroom của công ty nhằm mục đích vừa bán hàng vừa giới thiệu sản phẩm. Nhưng đến giai đoạn này công ty đã tìm cho mình được các khách hàng, các đối tác tiêu thụ sản phẩm lớn hơn. Với các hợp đồng mua, lắp đặt, tư vấn, thiết kế và thi công các công trình nội thất. Sản xuất sản phẩm vừa đáp ứng với đơn hàng, vừa là bày bán tại các showroom của công ty. Năm 2009,kế hoạch đặt ra không thực hiện được. Nguyên nhân là năng lực sản xuất tiếp tục được sử dụng và mở rộng nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ khác, các DN nước ngoài tràn vào, sản phẩm mẫu mã đẹp hơn, giá thành lại rẻ hơn nên doanh thu vẫn tăng nhưng tăng chậm. Mặt khác do việc lập kế hoạch chưa dự báo những thay đổi của thị trường, bản kế hoạch đặt ra chưa sát với tình hình thực tế cũng như năng lực thực tại của Công ty. Lợi nhuận trước thuế của công ty qua các năm cũng tăng nhanh: Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của công ty qua các năm Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động, chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng công ty đã thu về được lợi nhuận khá cao. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng nhanh trong năm 2008 và tăng chậm trong năm 2009. Năm 2008 là 125.6% sang năm 2009 là 15.3%. Như vậy dựa vào bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh có thể nói rằng công ty hoạt động có hiệu quả, khả năng tăng trưởng nhanh, chủ động trong việc tìm kiếm thông tin thị trường, tìm kiếm khách hàng, phát triển sản phẩm. Kết quả đạt được như trên có sự đóng góp của nhiều yếu tố: Ban lãnh đạo công ty là những người có công đầu trong việc tìm hiểu, thành lập, xây dựng và dẫn dắt quá trình phát triển của công ty. Xây dựng mô hình tổ chức hiện tại đã đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Với việc phân cấp của Công ty đối với các đơn vị trực thuộc đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác quản lý và điều hành sản xuất, trong việc phát triển thị trường ... cũng như trong việc thực thi định hướng phát triển chung của Công ty. Công ty vẫn giữ được vai trò trung tâm điều phối hoạt động của các đơn vị thông qua quy chế quản lý chung. Đội ngũ nhân viên giỏi, năng động, nhiệt tình, làm việc có trách nhiệm vì sự phát triển chung của công ty. 2. Thực trạng công tác lập kế hoạch tại công ty 2.1. Quy trình lập kế hoạch Căn cứ lập kế hoạch: Để lập được một bản kế hoạch khả thi và hiệu quả thì việc xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch phải được coi trọng. Nếu xác định các căn cứ chính xác thì việc đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch mới đảm bảo tính phù hợp và khả thi. Bản kế hoạch của công ty được dựa vào các căn cứ sau: Thứ nhất: Các hợp đồng đã kí kết với khách hàng Dựa vào các hợp đồng với khách hàng về số lượng sản phẩm, các hợp đồng thi công các công trình nội thất đã xác định trong năm. Công ty sẽ lên kế hoạch sản xuất các sản phẩm theo các hợp đồng này. Thứ 2: Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh năm trước của công ty Đây được coi là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Hàng năm sau khi lập báo cáo tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh thường đi kèm kế hoạch và giải pháp cho năm tới. Dựa vào mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ kì trước, kết hợp dự báo biến động kì này công ty xác định được mức sản xuất cho kì này. Thứ ba: Tình hình phát triển của thị trường, khả năng, nhu cầu của khách hàng Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn chú ý đến những diến biến của thị trường, đặc biết trong giai đoạn này khi mà suy thoái kinh tế đã và đang gây ảnh hưởng đến tất cả các daonh nghiệp thì công tác theo dõi, đánh giá thị trường là cực kì quan trọng. Không những thế, với sự gia tăng nhanh chóng của các công ty, các đối thủ cạnh tranh trong nước cũng như ngoài nước cũng gây ra những khó khăn cho công ty. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, các khách hàng tiềm năng, và những diến biến có thể có trong tương lai. Những kết quả nghiên cứu thị trường sẽ là căn cứ cho việc lập kế hoạch cũng như các quyết định của công ty. Thứ tư: Năng lực thực tại của công ty Một bản kế hoạch không thể khả thi khi không xét tới khả năng hay năng lực thực tại của DN.Năng lực của công ty gồm có: Nguồn nhân lực, năng lực tài chính, năng lực về máy móc thiết bị, Khả năng đáp ứng nguyên liệu, phần mềm tin học, phần mềm chuyên môn,… Nếu không căn cứ vào bản kế hoạch đưa ra sẽ không phù hợp và không khả thi. Bởi vì kế hoạch lập ra là để định hướng, hướng dẫn DN nhằm đạt được mục tiêu đề ra, nhưng khi mà mục tiêu không hợp với khả năng thực tế, quá cao hay quá thấp đều làm giảm tính hiệu quả. Thứ năm: Số lượng sản phẩm tồn kho năm trước. Một bản kế hoạch muốn khả thi phải xét đến lượng hàng tồn kho của năm trước về số lượng và mẫu mã để có những điều chỉnh cho năm tới. Chính vì vậy khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cần có sự phối hợp báo cáo giữa các phòng ban, đơn vị trong công ty về tình hình thực tế ở từng bộ phận để có căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Quy trình soạn lập kế hoạch của công ty Hàng năm trước ngày 30 tháng 11, các phòng ban trong công ty, cụ thể là phòng kinh doanh-Marketing, phòng thiết kế tổng hợp báo cáo tổng giám đốc xem xét để trình hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch trong tháng 12. Quy trình lập kế hoạch như sau: Hình 2.1: Quy trình soạn lập kế hoạch ở công ty nội thất Thiên Vương Tinh Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước4 Bước 5 Phê duyệt Lãnh đạo công ty bổ sung, hoàn thiện bản KH Chỉnh sửa, bổ sung lại các chỉ tiêu Xây dựng bản kế hoạch SXKD tổng thể Tổng hợp thông tin từ các phòng ban trong công ty xây dựng kế hoạch cho từng phòng Bước 6 Triển khai thực hiện Các phòng ban Phòng thiết kế Các phòng ban Phòng thiết kế Hội đồng quản trị Bước 1: Hoạt động lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty là khâu quan trọng trong việc các phòng ban, các đơn vị, cơ sở với nhau để thực hiện các mục tiêu chung. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty là nhiệm vụ của tất cả các phòng ban, các đơn vị cơ sở có liên quan. Tùy theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng và căn cứ số chỉ tiêu kế hoạch để từ đó phân công cho các hòng ban chịu trách nhiệm công việc của mình. Phòng marketing-kinh doanh, phòng dự án chịu trách nhiệm tìm hiểu thị trường, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Phòng tổ chức hành chính nhân sự chịu trách nhiệm về công tác tổ chức hành chính, tuyển dụng và xây dựng các chính sách về nhân sự, lập kế hoạch về nhân sự cho công ty. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ xác định, lập kế hoạch về vốn, căn cứ vào số tồn kho, nợ phải thu, nợ ngắn hạn,... để xác định các hệ số quay vòng vốn, khả năng thanh toán của công ty,... thông qua đó lập kế hoạch tài chính phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của công ty. Phòng thiết kế chịu trách nhiệm đánh giá năng lực sản xuất và xây dựng kế hoạch năng lực sản xuất. Bước hai: Phòng thiết kế là phòng ban trong công ty có nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích tổng hợp các bản kế hoạch của các phòng ban kết hợp với việc đánh giá năng lực sản xuất của công ty để xây dựng nên bản kế hoạch kinh doanh tổng thể của công ty. Bước ba: Sau khi phòng thiết kế xây dựng xong bản kế hoạch SXKD tổng thể, bản kế hoạch này được gửi trở lại cho các phòng ban tiếp tục xem xét và có những điều chỉnh trước khi báo cáo lãnh đạo công ty. Bước 4: Báo cáo lãnh đạo công ty Sau khi đã có sự tham gia của các phòng ban, các đơn vị kết hợp cùng phòng thiết kế xây dựng nên bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch sẽ được gửi lên ban giám đốc xem xét và cho ý kiến về bản kế hoạch (chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, khối lượng dự kiến thực hiện của năm kế hoạch). Nếu có sự chỉnh sửa nào ban giám đốc công ty sẽ chỉ đạo bổ sung bản kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu cũng như năng lực thực sự của công ty. Đây là giai đoạn điều chỉnh cuối cùng trước khi trình hội đồng quản trị phê duyệt. Bước 5: Trình hội đồng quản trị phê duyệt Bản kế hoạch sẽ được trình lên hội đồng quản trị xem xét, phê duyệt. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì các cổ đông là những người góp vốn cho công ty, họ có quyền biết chính xác những gì mà công ty đinh làm, mục tiêu của công ty trong năm tới là gì. Bước 6: Triển khai tới các đơn vị sản xuất Sau khi bản kế hoạch được HĐQT phê duyệt. Bản kế hoạch này chỉ bao gồm các chỉ tiêu tổng quát về hạng mục và doanh thu, trên cỏ sở đó các đơn vị tự xây dựng cho mình các chỉ tiêu cụ thể. Trong quá trình thực hiện các phòng ban phải tổng hợp, báo cáo liên kết với phòng thiết kế đưa ra bản kế hoạch cụ thể cho tháng, cho quý tiếp theo. Trong quá trình thực hiện có thể là do những diễn biến của thị trường hoặc những nhân tố khác thay đổi thì sẽ có kế hoạch điều chỉnh cho hợp lí. Nhìn chung quy trình kế hoạch ở công ty đã đảm bảo các khâu cơ bản so với lí thuyết,tuy nhiên trong từng khâu cũng đã bộc lộ những hạn chế của nó. 2.2. Nội dung của bản KHSXKD 2.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch Bản kế hoạch SXKD của công ty bao gồm các chỉ tiêu về sản phẩm, sản lượng, đơn giá từng loại sản phẩm và doanh thu tương ứng. Sản phẩm: Đó là loại sản phẩm gì, chủng loại nào, phân theo kiểu dáng, quy cách gì, chức năng, chất liệu, màu sắc sản phẩm ra sao. Ví dụ: Chủng loại nội thất văn phòng. Chẳng hạn đối với ghế và bàn tủ làm việc cũng được phân chi tiết theo chức năng và đặc tính của từng sản phẩm. Ghế văn phòng - Ghế nhân viên - Ghế lưng cao - Ghế lưng trung - Ghế trưởng phòng da - Ghế da cao cấp - Ghế phòng họp - Ghế họp da cao cấp - Ghế bar - Ghế trẻ em Bàn tủ làm việc - Bàn vàng xanh SV - Bàn ghi chì HP - Bàn Maple & Walnut - New Trend - New - Bàn chân sắt - Tủ gỗ công nghiệp - Tủ Maple & Walnut - Hộc di động Với mỗi loại sản phẩm, tùy thuộc vào dự báo nhu cầu mà công ty sẽ lên kế hoạch mức sản lượng cho hợp lý. Việc định giá thì mỗi loại sản phẩm được định một mức giá riêng. Giá này có thể được xác định theo chi phí sản xuất, nhưng cũng có sản phẩm được định giá theo giá trị cảm nhận, định giá theo mức giá hiện hành. Sau khi đã xác định được sản lượng cũng như đơn giá sản phẩm, công ty tiến hành tính doanh thu cho từng loại sản phẩm và tổng doanh thu. Doanh thu cho từng loại sản phẩm=số lượng*đơn giá Tổng doanh thu=(doanh thu cho từng loại sản phẩm) Đối với các công trình thi công nội thất Doanh thu= doanh thu sản phẩm+doanh thu tư vấn+doanh thu thi công lắp đặt Các chỉ tiêu này được xây dựng trên các số liệu tổng hợp, nghiên cứu và tổng hợp thông tin thực tế từ các hợp đồng đã kí kết với khách hàng, từ các yêu cầu của khách hàng, những dự báo về mức sản lượng tiêu thụ và khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng từ phái công ty. Công ty hoạt động theo cơ chế cổ phần công tác xây dựng kế hoạch còn phải xét đén giá trị cổ tức trả cho cổ đông, việc bảo toàn và phát triển vốn để duy trì công ty phát triển. 2.2.2 Nội dung của bản kế hoạch Kế hoạch năng lực sản xuất: - Xác định quy trình sản xuất và công nghệ lựa chọn Hiện nay, Công ty đang tiến hành các bước xây dựng nhà máy chế biến gỗ với dây chuyền công nghệ hiện đại, nhà xưởng mới 100%, máy móc, thiết bị sản xuất đầu tư mới 100%, nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, và hàng trong nước chất lượng cao. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ Tập kết vật liệu Sơ chế 1 (pha phôi) Ngâm tẩy sấy Sơ chế 2 (bào, đục, phay, trà, nhám) Ghép tấm Pha cắt, tạo dáng Tinh chế (bào, đục, phay, trà, nhám) Lắp ráp Kiểm tra sản phẩm Hoàn thiện sản phẩm Nhập kho bảo quản Thị trường trong nước và xuất khẩu Nguồn: Phòng thiết kế Từ gỗ tròn nguyên liệu có thể qua 12 công đoạn sản xuất như sơ đồ rồi đưa ra thị trường, bán tự do hay tiêu thụ qua các hợp đồng kinh tế. Những công đoạn chính: Sơ chế 1: Từ gỗ tròn được xẻ, cắt theo tiêu chuẩn các loại sản phẩm, loại bỏ phần khuyết tật và đánh giá phân loại theo chất lượng. Xử lý ngâm tẩm chống mốc, mối, mọt và được đưa và lò sấy. Nâng nhiệt độ từ 300C – 700C, trong thời gian 12-20 ngày, đến khi gỗ đạt độ ẩm 10-20%. Sơ chế 2: Sau khi gỗ được xử lý sấy, ra lò đảm bảo ổn định 10 ngày, bắt đầu khâu sơ chế: Bào, cắt, rong cạnh theo định hình sản phẩm. Sau đó tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm của sản phẩm sẽ được đưa sang dây chuyền đục lỗ, ghép ngang và ghép dọc để tạo phôi cho sản phẩm. Tinh chế: Bào nhẵn các sản phẩm, phay, làm mộng, kiểm tra các chi tiết, phân loại phôi trước khi lắp ráp. Lắp ráp: Sau khi kiểm tra các chi tiết sản phẩm được lắp ráp hoàn thành. Hoàn thiện sản phẩm: Sau khi sản phẩm được lắp ráp, được đánh giấy ráp, xử lý nhẵn thô và đưa sang sơn bóng lần 1, lần 2 và được nghiệm thu trước khi đóng gói sản phẩm, nhập kho. Xác định năng lực thiết bị và các loại thiết bị huy động: Xác định các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng, máy tính, máy điều hành,… DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI XƯỞNG NỘI THẤT STT Tên máy móc thiết bị Mã hiệu Số lượng Hãng sản xuất Nguồn: Hồ sơ năng lực của Công ty Quy trình công nghệ và lựa chọn thiết bị đã được xác định từ khi công ty bắt đầu thành lập, trong mỗi năm thì tùy theo kế hoạch về sản lượng mà công ty có quyết định đầu tư thêm năng lực, tuyển thêm người, mua thêm thiết bị, tăng năng suất lao động, tăng năng suất của thiết bị. Kế hoạch tổng thể: Thông qua nhu cầu thị trường, tiềm lực của công ty cùng với việc dự báo bán hàng công ty lập kế hoạch sản xuất tổng thể nhằm mục đích điều phối quy mô sản xuất. Bản kế hoạch tổng quát được xây dựng gồm các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận: Bảng 2.2. Kế hoạch kết quả hoạt động kinh doanh STT CHỈ TIÊU Năm 1 Tổng giá trị tài sản 2 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 3 Lợi nhuận gộp 4 Lợi nhuận từ HĐKD 5 Lợi nhuận khác 6 Lợi nhuận trước thuế 7 Lợi nhuận sau thuế Lãi sau thuế từ hoạt động liên doanh liên kết Nguồn: Phòng tài chính kế toán Bản kế hoạch tổng thể bao gồm các chỉ tiêu về mặt hàng, số lượng, đơn giá và doanh thu. Bản kế hoạch này chỉ mang tính định hướng còn các kế hoạch cụ thể sẽ được lập cho từng tháng. Bảng2.3: Biểu kế hoạch sản xuất tổng thể của công ty STT Tên sản phẩm Số lượng Đơn giá Doanh thu 1 2 3 4 Nguồn: phòng thiết kế công ty TVT Bảng 2.4: Phiếu yêu cầu sản xuất TT Tên sản phẩm Quy cách Màu sắc Đơn vị SL Đơn giá Thành tiền Nguồn: Phòng kinh doanh Kế hoạch sản xuất được lập cụ thể cho từng tháng khi đã xác định được đơn hàng, số lượng và thời gian giao hàng. Biểu mẫu giống như kế hoạch sản xuất tổng thể. Phòng kinh doanh và phòng thiết kế sẽ gửi phiếu yêu cầu sản xuất đến phòng sản xuất. Phòng sản xuất sẽ tiến hành hành sản xuất theo yêu cầu. Công ty tiến hành nghiên cứu thị trường nhưng không đi sâu phân tích cụ thể các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức dẫn đến không chủ động trong công tác lập kế hoạch sản xuất. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất và giao hàng Thông qua kế hoạch sản xuất tổng thể, phòng thiết kế và phòng kinh doanh sẽ lập kế hoạch sản xuất và giao hàng, khối lượng sản xuất và thời gian giao hàng dựa vào các đơn hàng Bảng 2.5 Biểu mẫu kế hoạch giao hàng của công ty Xưởng SX Loại hàng SX Số lượng Tổng sản phẩm Ngày giao hàng Ghi chú X1 bàn X2 Ghế X3 Nguồn: Phòng kinh doanh Tất cả quá trình sản xuất sẽ được thực hiện ở xưởng sản xuất. phòng sản xuất theo dõi và báo cáo hằng ngày về tiến độ sản xuất để có các biện pháp đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ hoặc có kế hoạch cung cấp thêm năng lực sản xuất. Bản kế hoạch điều chỉnh Sau khi thực hiện các giai đoạn của bản kế hoạch sản xuất, các phòng ban trong công ty nếu có bất cứ thay đổi nào, dẫn đến việc không đạt chỉ tiêu hoặc có khả năng vượt chỉ tiêu thì sẽ báo lại với phòng thiết để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh mới. Nhìn chung về cơ bản, hệ thống kế hoạch của công ty đã bao gồm các kế hoạch cơ bản : kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, và kế hoạch điều chỉnh. Tuy nhiên bản kế hoạch này chỉ là bản tổng hợp của các bản kế hoạch chức năng, chưa có chưa có sự đánh giá, sự khái quát khoa học. 2.3. Phương pháp lập kế hoạch ở công ty Phương pháp lập kế hoạch chủ yếu ở Công ty là phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp dự báo nhu cầu thị trường. Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của các năm trước, về nhu cầu, khả năng tiêu thụ, các mặt hàng ưa dùng, xác định sản lượng, doanh thu ước tính kết quả có thể đạt được trong năm kế hoạch. Tuy nhiên với điều kiện thị trường biến động như hiện nay kế hoạch chỉ dựa trên kinh nghiệm sản xuất của các kì trước là chưa đủ. Bản kế hoạch còn được xây dựng dựa vào nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường cân đối giữa nhu cầu thị trường với năng lực sản xuất của công ty. Trên cơ sở các mẫu mã hiện có tại Công ty và thị trường kết hợp với việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của khách hàng, sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh để lên kế hoạch phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Sau khi cân đối năng lực sản xuất thì công ty sẽ xác định sản xuất trong kì của mình kết hợp cùng với các chỉ tiêu đã dự báo thông qua các đơn hàng, tình hình tiêu thụ của kì trước để tính toán sản lượng sản xuất trong kì sao cho có hiệu quả nhất. 2.4. Nguồn lực phục vụ cho công tác lập kế hoạch ở công ty 2.4.1 Nguồn nhân lực Công ty chưa có một đội ngũ cán bộ kế hoạch có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Ban lãnh đạo chưa có một cái nhìn đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của kế hoạch đối với quá trình hoạt động cũng như quản lý của Công ty. Đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất với quy mô ngày càng lớn thì công tác kế hoạch phải được quan tâm và chú trọng. Công ty không có phòng kế hoạch, không có nhân viên có chuyên môn về kế hoạch. Hiện tại công tác lập kế hoạch ở công ty do các phòng ban chức năng tự tổng hợp, cân đối lên kế hoạch cho mình, phòng thiết kế có trách nhiệm tổng hợp soạn thảo bản kế hoạch hoàn chỉnh. Như vậy nguồn lực lập kế hoạch là nhân lực tại chỗ ở các phòng. Kế hoạch của mỗi phòng sẽ do các thành viên trong phòng cùng thực hiện và chỉnh sửa, Phòng thiết kế vừa lên kế hoạch năng lực sản xuất vừa tổng hợp xây dựng bản kế hoạch chung cho cả công ty. Với cách lập này thì mỗi phòng sẽ có được đánh giá đúng về năng lực thực tại tại của bộ phận mình tuy nhiên Vì không có cán bộ có chuyên môn trong việc lập kế hoạch nên bản kế hoạch vẫn chủ yếu mang tính chất là bảng tổng hợp chưa có sự đánh giá, khái quát và mối liên hệ chặt chẽ giữa các kế hoạch chức năng trong việc xây dựng nên bản kế hoạch hoàn chỉnh. 2.4.2 Tiềm lực tài chính Khi kế hoạch SXKD nếu không căn cứ vào ngân sách , nguồn tài chính của Công ty sẽ là kế hoạch không thực tế. Bởi lập kế hoạch lập ra mục tiêu và xây dụng các hành động để đạt được mục tiêu, trong đó không thể không tính đến các yếu tố tài chính. Do vậy kế hoạch kinh doanh không tính đến các yếu tố tài chính sẽ không khả thi. Trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh đã có mối liên hệ với phòng tài chính kế toán, đánh giá năng lực tài chính, khả năng cung ứng nguồn vốn, đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy công tác lập K

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh.doc
Tài liệu liên quan