Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty cổ phần 26

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP . 3

I TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA TRONG DOANH NGHIỆP 3

1. Khái niệm . 3

2. Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 4

2.1 Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung 4

2.2 Trong nền kinh tế thị trường . 4

3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp . 4

3.1 Theo góc độ thời gian 4

3.2 Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch 5

II KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP. 5

1 Khái niệm lập kế hoạch 5

2 Quy trình lập kế hoạch trong doanh nghiệp . 6

3 Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch. 8

3.1 Quan điểm các nhà lập kế hoạch . 8

3.2 Cấp quản lý . 8

3.3 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp 9

3.4 Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh. 9

3.5 Hệ thống mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp 10

3.6 Sự hạn chế của các nguồn lực 10

3.7 Hệ thống thông tin . 10

3.8 Hệ thống kiểm tra đảm bảo cho quá trình lập kế hoạch đạt kết quả và hiệu quả . 11

3.9 Năng lực của chuyên gia lập kế hoạch . 11

3.10 Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hóa của Nhà nước 11

4 Quy trình lập kế hoạch sản xuất . 11

5 Nội dung của các kế hoạch sản xuất 12

5.1 Kế hoạch năng lực sản xuất . 12

5.1.1 Xác định công suất 12

5.1.2 Dự báo nhu cầu công suất 13

5.2 Kế hoạch sản xuất tổng thể . 13

5.2.1 Phương pháp đồ thị 14

5.2.2 Phương pháp mô hình hệ số quản lý . 15

5.3 Kế hoạch chỉ đạo sản xuất 15

5.4 Kế hoạch nhu cầu sản xuất . 15

5.5 Kế hoạch tiến độ sản xuất 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 26 18

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 26 18

1 Quá trình hình thành và phát triển . 18

2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 19

2.1 Chức năng kinh doanh 19

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty . 19

3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 22

4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . 24

4.1 Đặc điểm về thị trường và sản phẩm của công ty 24

4.2 Đặc điểm về nguồn lực tài chính . 26

4.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực 27

4.4 Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị 30

5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần 26 trong những năm gần đây . 31

III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 26 33

1 Hệ thống kế hoạch hiện nay của công ty cổ phần 26 33

2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần 26 33

3 Nội dung kế hoạch sản xuất . 41

3.1 Bản kế hoạch tổng hợp sản xuất 41

4 Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần 26 . 43

4.1 Đánh giá công tác lập kế hoạch trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch qua các năm 2007, 2008, 2009 . 43

4.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất ở công ty cổ phần 26 . 44

CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 26 45

I. CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 26 . 45

1 Chiến lược của công ty cổ phần 26 . 45

2 Những định hướng phát triển của công ty đến năm 2011 45

II.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 26 46

1. Đổi mới quy trình 46

1.1. Đổi mới phương pháp lập kế hoạch sản xuất tổng thể . 48

1.2. Bổ sung kế hoạch chỉ đạo sản xuất . 48

1.3. Bổ sung kế hoạch tiến độ sản xuất 48

2. Hoàn thiện cơ chế, tổ chức bộ máy kế hoạch ở công ty . 49

2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức trong công ty 49

2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch kinh doanh 49

2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban 50

2.4. Phát huy vai trò lãnh đạo của tổng công ty, sự tham gia của Công đoàn và cán bộ công nhân viên chức trong quá trình lập kế hoạch. 50

3. Nâng cao trình độ cán bộ lập kế hoạch 51

4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 51

KẾT LUẬN . 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3887 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty cổ phần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất mà TCHC – BQP giao cho. BAN KS B. GIÁM ĐỐC P. Tổ chức Hành chính P. Kỹ thuật Công nghệ P. K/hoạch SXKD P. Tài chính Kế toán HĐQT XN 26.1 XN Thương mại- D/ vụ XN 26.3 XN 26.4 Tổ Hành chính Tổ sửa chữa Tổ Ch/bị X. May Tổ nhựa X. mũ Ban TCSX- Kỹ thuật Tổ Hành chính Tổ sửa chữa Tổ Ch/ bị X. Giầy da X. Giầy vải Ban TCSX- Kỹ thuật Tổ Hành chính Tổ sửa chữa X. Nội địa X. Xuất khẩu Ban nghiệp vụ Ban thị trường Ban TCSX- Kỹ thuật 3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội cổ đông (ĐHCĐ)quyết định. Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyền quyết định của ĐHCĐ qua việc hoạch định chính sách, ra quyết định hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát: Do ĐHCĐ bầu rat hay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của công ty. Tổng giám đốc công ty: là người đại diện cho pháp nhân của công ty, là người điều hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, BQP và TCHC ( là cấp trên trực tiếp) và trước HĐQT về mọi hoạt động của công ty. Tổng giám đốc công ty được quyết định mọi hoạt động của công ty theo quy định của Nhà nước và của BQP, điều lệ công ty cổ phần, Nghị quyết của Đảng ủy, Nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức hàng năm. Các Phó Tổng Giám đốc công ty: là người được HĐQT và TGĐ công ty lựa chọn để giúp TGĐ công ty, được TGĐ công ty ủy quyền hoặc phân công chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý, chuyên môn và chịu trách nhiệm trước HĐQT, TGĐ công ty về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và các quyết định của mình. Trong từng thời kỳ có thể được TGĐ công ty ủy nhiệm trực tiếp quyết định các vấn đề khác không thuộc trách nhiệm dưới đây: Các đồng chí Phó TGĐ có trách nhiệm thường xuyên tổ chức thanh tra, tổng hợp báo cáo tình hình về các vấn đề mình được phân công trước TGĐ công ty. Trong trường hợp TGĐ công ty đi vắng, TGĐ sẽ chỉ định Phó TGĐ thay thế để điều hành và giải quyết các công việc của công ty. Phòng KHSX-KD: là cơ quan tham mưu tổng hợp cho TGĐ công ty về mọi mặt trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt: công tác kế hoạch hóa, tổ chức sản xuất, quản lý vật tư- hàng hóa, tổ chức lao động- tiền lương, chính sách đối với người lao động. Phòng Kỹ thuật- Công nghệ: Là cơ quan tham mưu cho TGĐ công ty công tác nghiên cứu quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu mẫu, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn công ty. Tổng hợp sáng kiến cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất trong toàn công ty. Tham mưu các biện pháp có tính chất kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường và một số lĩnh vực hoạt động khác. Phòng tài chính kế toán: là cơ quan tham mưu cho TGĐ công ty về các công tác TC-KT, đảm bảo phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty, là cơ quan sử dụng chức năng giám đốc đồng tiền để kiểm tra giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Kế toán trưởng là người do HĐQT bầu ra, giúp TGĐ công ty chỉ đạo về công tác hạch toán, kế toán trong toàn công ty. Phòng tổ chức hành chính: là cơ quan tham mưu cho TGĐ về các mặt: tổ chức lao động- tiền lương, chính sách đối với người lao động. Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị ở công ty. Cơ quan này thực hiện các mặt công tác quản lý hành chính, văn thư bảo mật, bảo đảm an toàn trật tự nội vụ, công tác bảo đảm hậu cần đời sống, công tác quản lý doanh trại đầu tư XDCB, quản lý phương tiện vận tải, công tác phục vụ nơi làm việc của chỉ huy và khối cơ quan công ty. Công ty có 4 xí nghiệp thành viên là: Xí nghiệp 26.1: Chuyên sxkd các sản phẩm ngành may, mũ, nhựa. Xí nghiệp 26.3: Chuyên sxkd các sản phẩm ngành giầy da, giầy vải. Xí nghiệp 26.4: Chuyên sxkd các sản phẩm ngành đồ gỗ, bao bì. Xí nghiệp TMDV: Chuyên kinh doanh các sản phẩm ngành hàng do công ty sản xuất và các dịch vụ thương mại. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4.1. Đặc điểm về thị trường và sản phẩm của công ty. Công ty cổ phần 26 là một trong những doanh nghiệp của Ngành Quân nhu, đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ Quân đội, các sản phẩm phục vụ dân sinh. Công ty xác định ưu tiên số một là hướng tới các khách hàng quân đội và các cơ quan sử dụng đồng phục như: Bộ công an, Tổng cục thuế, Viện kiểm soát…Từ đó mới mở rộng phát triển sản xuất kinh tế. Thị trường kinh doanh của công ty vẫn còn hạn hẹp ở trong nước và một số ít mặt hàng là gia công xuất khẩu. Trong điều kiện công ty mới chuyển sang hình thức cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh của công ty vướng phải nhiều khó khăn trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa công ty cũng gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh như là công ty 20, 28, 32…và nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất gỗ, giày da, may mặc…Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm để các lĩnh vực có thể hỗ trợ lẫn nhau. Hiện tại nhóm hàng phục vụ Quốc phòng chiếm tới gần 70% doanh thu của công ty. Dưới đây là danh mục mặt hàng sản xuất của công ty năm 2008: Bảng3: Chi tiết kế hoạch sản xuất năm 2008. STT Sản phẩm Quốc phòng SL STT Sản phẩm kinh tế SL 1 Áo bạt gác 10.000 1 Áo phao các loại 30.000 2 Áo VNL K04 40.000 2 Bộ quần áo mưa các loại 20.000 3 Bạt bếp Hoàng Cầm 500 3 Bộ quần áo BHLĐ 150000 4 Bạt chia ăn 100 4 Quần áo chiến sỹ DQTV 30.000 5 Ba lô các loại 60.000 5 Dép nhựa kinh tế 120000 6 Dây lưng nhỏ 70.000 6 Giầy da kinh tế các loại 50.000 7 Dép nhựa nam, nữ 250000 7 Giầy vải kinh tế các loại 250000 8 Ghế nhựa + Lồng bàn 100000 8 Mũ cứng BHLĐ 20.000 9 Giầy da SQ các loại 200000 9 Mũ cứng DQTV 30.000 10 Giầy vải các loại 410000 10 Sản phẩm may tạp trang 300000 11 Mũ mềm các loại 150000 11 Sản phẩm may xuất khẩu 350000 12 Mũ cứng cuốn viền 225000 12 Giầy da xuất khẩu 10.000 13 Mũ kê pi các loại 70.000 13 Khuôn cửa các loại 9000 14 Nền cấp hiệu các loại 290000 14 Cánh cửa các loại 3000 15 Phù hiệu 325000 15 Sản phẩm mộc quy đổi 10.000 16 Túi lót ba lô 80.000 16 Bao bì Carton, PP các loại 110000 17 Tăng vinilon 45.000 17 Gỗ ghép xuất khẩu 1000 18 Sản phẩm mộc DA B678 - 19 Nhà bạt 500 Nguồn: phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh Hiện nay công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, do vậy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều phải tổ chức và quản lý một cách khoa học, chặt chẽ. Đặc điểm sản phẩm của công ty là nhu cầu ít biến động, công ty có thể dự đoán trước dựa trên các đơn hàng, theo mức tiêu thụ năm trước và nghiên cứu tình hình thị trường để điều chỉnh so với năm trước. Các sản phẩm của công ty đều thuộc những ngành nghề truyền thống và công ty đã có kinh nghiệm lâu năm sản xuất các mặt hàng này. Vì là các sản phẩm quân trang, quân dụng nên việc đảm bảo chất lượng bền lâu là cực kỳ cao. Nhất là đối với các sản phẩm là đơn đặt hàng phục vụ quốc phòng thì yêu cầu lại càng nghiêm ngặt khắt khe về mẫu mã, kích thước, màu sắc…đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và đảm bảo đúng tiến độ. 4.2. Đặc điểm về nguồn lực tài chính. Bảng 4: Tình hình tài chính công ty cổ phần 26 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu 1- Tổng tài sản 174.777 100% 241.447 100% 256.488 100% - Tài sản cố định 34.534 20% 32.667 14% 27.005 11% - Tài sản lưu động 140.243 80.% 208.780 86% 229.483 89% 2-Tổng nguồn vốn 174.777 100% 241.447 100% 256.488 100% - Nguồn vốn CSH 53.692 31% 54.764 23% 65.240 25% - Tổng nợ phải trả 121.085 69% 186.683 77% 191.248 75% Nguồn: Phòng tài chính kế toán Căn cứ vào bảng tổng hợp ta có thể thấy: Về tổng tài sản: Giá trị tổng tài sản công ty tăng lên qua các năm ( tăng 47% từ năm 2007- 2009), điều này cho thấy sản xuất kinh doanh của công ty đang được mở rộng và tăng cường, tốc độ tăng cũng được tăng lên qua các năm ( 38,14% năm 2008 lên 6,23% năm 2009). Trong đó: Về mặt giá trị: Giá trị tài sản cố định giảm 21,8% từ năm 2007- 2009. Tài sản cố định giảm là do công ty đang trong quá trình tiến hành cổ phần hóa , thực hiện tinh giảm bộ máy và thanh lý bớt tài sản cố định, có đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng quy mô nhưng chỉ chiếm phần nhỏ. Hơn nữa, theo thời gian giá trị tài hao mòn của tài sản tăng. Đây là điều tất yếu trong quy trình sử dụng tài sản cố định. Công ty cần có những biện pháp tăng cường đầu tư tài sản cố định mới để tăng năng lực sản xuất, tạo thế mạnh cạnh tranh; giá trị tài sản lưu động (TSLĐ) tăng gần 64%. Công ty thường xuyên đổi mới trang thiết bị máy móc, trang bị những máy móc hiện đại để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Về mặt cơ cấu: TSLĐ chiếm đa số ( trên 80% tổng tài sản), điều này là hợp lý. Đặc điểm sản xuất trong lĩnh vực đồ gỗ, da giày, may mặc là sản xuất hàng loạt, sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng khác nhau, chính vì vậy vòng quay vốn phải nhanh. Ta có thể nhìn rõ hơn sự thay đổi cơ cấu của tổng tài sản theo biểu đồ sau: Về tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tăng lên một cách ổn định ( tăng 47% từ năm 2007- 2009), làm tăng năng lực tài chính của công ty. Bên cạnh do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, công ty đã chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Trong đó: Về giá trị: Nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do tổng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng. Công ty đang tìm nhiều hướng phát triển mới, điều này đòi hỏi cần có vốn đầu tư nhiều hơn, nên giá trị tổng nợ phải trả qua các năm tăng lên. Về cơ cấu: Khoản nợ phải trả chiếm đa số trong tổng nguồn vốn( trên 70% tổng nguồn vốn). Điều này thể hiện sự năng động của công ty. Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng chủ yếu trong các quỹ đầu tư phát triển và cho xây dựng cơ bản, đảm bảo bớt nguy cơ rủi ro cho sản xuất thì các khoản nợ chủ yếu là do khách hàng trả trước, chi trả lương công nhân viên và vay để đầu tư thêm thiết bị, thu mua các yếu tố phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, vốn vay chiếm đa số trong tổng nguồn vốn cũng là một rủi ro lớn của công ty trong điều kiện lãi suất không ổn định. 4.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực. Lao động được coi là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Công ty cổ phần 26 lại đa dạng ngành nghề nên cần có nguồn nhân lực dồi dào. Bảng 5: Kết cấu lao động công ty cổ phần 26 Đơn vị: Người Năm Chỉ tiêu 2007 (1) 2008 (2) 2009 (3) So sánh 2008/2007 2009/2008 (2-1) (2/1) (3-2) (3/2) Tổng số CBCNV 843 905 950 62 7,3% 45 4,9% Giới tính Nữ Nam 511 332 555 350 590 360 44 18 8,6% 5,4% 35 10 6,3% 2,8% Tính chất Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp 710 133 765 140 805 145 55 7 7,7% 5,2% 40 5 5,2% 3,6% Độ tuổi Trên 45 45-35 35-25 Dưới 25 67 183 386 207 70 190 390 255 75 210 405 260 3 7 4 48 4,5% 3,8% 1,0% 23% 5 20 15 5 6,6% 10,5% 3,8% 2,0% Trình độ Đại học và cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông 112 100 631 120 110 675 125 115 710 8 10 44 7,1% 10% 6,9% 5 5 35 4,1% 4,5% 5,2% Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính Có thể nhận thấy lực lượng lao động của công ty có xu hướng tăng qua các năm ( tăng 12,7% từ năm 2007- 2009), điều này do xu hướng mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của công ty. Nhìn chung, chất lượng lao động tăng lên rõ rêt. Trong thời gian gần đây, công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực ( gửi đi đào tạo hoặc trực tiếp tại công ty) tuy nhiên, có thể thấy bậc thợ trung bình của công ty không cao, gồm nhiều lao động phổ thông, phần lớn số lao động này đều cần có thời gian đào tạo lại trước khi đưa vào hoạt động sản xuất, làm giảm chi phí hiệu quả sản xuất. Một đặc điểm dễ nhận thấy, công ty có tới gần 85% là lao động trực tiếp, còn lại là lao động gián tiếp. Điều này cho thấy công ty có một cơ cấu lao động khá hợp lý. Bước đầu, công ty đã có các chính sách giảm thiểu tối đa lượng lao động gián tiếp, tập trung đầu tư cho lao động trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đặc thù ngành nghề công ty: ngành may mặc, ngành da giầy, ngành mộc đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, công việc khá vất vả, thường xuyên phải tăng ca, làm thêm vào ngày nghỉ; nhất là vào những dịp phải hoàn thành đơn đặt hàng phục vụ quốc phòng. Lợi thế của công ty là có đội ngũ lao động dồi dào, trẻ. Lao động trẻ có khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ một cách nhanh nhạy và sáng tạo, dễ dàng đào tạo và nâng cao tay nghề; nguồn lao động này cũng tiềm năng với những sáng kiến cải tiến giúp phát triển công ty. Bên cạnh đó phải kể đến đội ngũ lao động hoạt động lâu trong nghề với bề dày kinh nghiệm sản xuất, là không thể thiếu nhất là với một doanh nghiệp sản xuất đồ quân dụng như công ty. Ngoài ra còn một đặc điểm dễ nhận thấy là số lao động nữ chiếm nhiều hơn lao động nam ( trên 60%). Vì ngành may mặc và da giầy đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và cẩn thận vì vậy lao động nữ chiếm phần lớn là hợp lý. Đây cũng là một khó khăn với công ty, do trong quá trình lao động, lao động nghỉ đẻ, nuôi con nhỏ…sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của công ty. Tuy nhiên, công ty cũng có những chính sách ưu đãi, lương thưởng để khuyến khích, động viên lao động hợp lý. 4.4. Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị. Công ty luôn chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Để đảm bảo sản phẩm tạo ra phù hợp nhu cầu khách hàng, công ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị mới, hiện đại, chất lượng cao.  Công ty chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị máy móc như: 100% máy lưu hoá giày vải cũ được thay bằng máy svít mới của Tiệp kèm theo hệ thống cán luyện mới. Công ty đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất giày da của Italia thay cho dây chuyền của Đài Loan. Đổi mới thiết bị sản xuất dép nhựa và các sản phẩm nhựa. Đặc biệt đầu tư hệ thống máy ép thuỷ lực gia nhiệt dầu để sản xuất cốt mũ cứng thay hoàn toàn hệ thống máy ép vít me quay tay, chất lượng sản phẩm ổn định và cải tạo căn bản điều kiện lao động của công nhân ngành mũ cứng. Hiện nay Công ty đang đầu tư áp dụng thực hiện các công nghệ tiên tiến cho ngành mộc đưa vào phục vụ các công trình và thị trường trong tương lai. Các thiết bị ngành may thường xuyên được bổ sung đổi mới có khả năng sản xuất tốt nhất các mặt hàng dệt kim, dệt thoi xuất khẩu. Từ công tác đầu tư, lựa chọn sản phẩm phù hợp với tính chất của thiết bị, trong những năm qua ngoài các mặt hàng truyền thống Công ty đã sản xuất nhà bạt dã chiến, bếp Hoàng Cầm, nhà ăn dã chiến và các sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay Công ty đang xúc tiến việc đầu tư mở rộng sản xuất giày thể thao xuất khẩu… Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần 26 trong những năm gần đây. Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần 26 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1. Tổng doanh thu: Tỷ đ 112,5 154 131,5 160,9 140,7 200,3 262,5 Trong đó - Quốc phòng ” 83,6 122,4 91,2 113,2 92 140,3 192,2 - Kinh tế ” 28,8 31,6 40,3 47,7 48,7 60 70,3 2. Các khoản nộp NS ” 9,1 14 10,58 11,59 12,5 12,14 18,74 3. Thu nhập bình quân /người/tháng 1000đ 1.280 1.397 1.425 1.864 1.828 2.177 3.456 Trong đó, tiền lương: ” 1.000 1.100 1.200 1.500 1.419 1.887 3.235 Tỷ lệ cổ tức %/năm 11,8 14,5 18,33 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có tốc độ tăng trưởng cao. Xu hướng chung là tổng doanh thu tăng theo các năm. Năm 2007 tổng doanh thu có giảm xuống so với năm 2006, là do năm 2007 là năm đầu tiên công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, các sản phẩm quốc phòng truyền thống từng bước thực hiện đấu thầu cạnh tranh, một số mặt hàng về doanh cụ không được kí hợp đồng tập trung với các Cục chuyên ngành, một số chế độ ưu đãi đối với sản phẩm quốc phòng không được áp dụng trong công ty cổ phần. Vì vậy doanh thu từ quốc phòng giảm. Nhìn chung doanh thu từ kinh tế liên tục tăng ( tăng chậm) qua các năm. Sau 7 năm từ năm 2003- 2009 doanh thu đã tăng hơn gấp đôi. Đặc biệt có sự tăng mạnh, nhanh từ năm 2007- 2009 cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Một phần là do đơn hàng của Bộ quốc phòng năm 2007 và 2008 ổn định và có giá trị lớn. Giai đoạn này nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, mọi hoạt động kinh tế diễn ra khó khăn, nhưng nguồn thu từ các mặt hàng kinh tế của công ty vẫn thu nhận được kết quả và tăng ổn định. Điều đó chứng tỏ khả năng tự sản xuất kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trường. Dễ nhận thấy doanh thu từ quốc phòng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu Đạt được những kết quả như trên là do công ty đã có những đổi mới trong phương thức quản lý, trong đầu tư đổi mới công nghệ và có những chính sách quan tâm hợp lý với người lao động. Từ đó, tăng doanh thu và tăng thu nhập cho người lao động. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 26. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa nói chung và kế hoạch sản xuất nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Công ty cổ phần 26 cũng đã xây dựng cho mình một bản kế hoạch sản xuất riêng nhằm giúp cho hoạt động sản xuất của công ty được tiến hành cách có hệ thống và đảm bảo hiệu quả sản xuất cao. 1. Hệ thống kế hoạch hiện nay của công ty cổ phần 26. Lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp là sắp xếp những công việc sẽ phải thực hiện trong thời gian kỳ kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu: sản xuất cái gì, sản lượng bao nhiêu, sản xuất trong bao lâu, số lao động cần thiết, tổng số vốn cần đầu tư, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận…ở công ty cổ phần 26 việc lập kế hoạch được tiến hành theo từng giai đoạn. Hiện nay việc lập kế hoạch sản xuất của công ty được chia làm hai loại chủ yếu sau: Kế hoạch ngắn hạn: Kế hoạch tháng, quý. Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch cho từng năm tài chính “ kế hoạch hằng năm”. 2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần 26. Trình tự lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26 có thể được biểu diễn trình tự theo sơ đồ sau: Xác định các căn cứ lập kế hoạch Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh Lập kế hoạch sản xuất tổng thể Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh Phê duyệt Chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tổ chức thực hiện Lập kế hoạch sản xuất theo tháng Ban nghiệp vụ của các xí nghiệp Phê duyệt Giám đốc xí nghiệp Lập kế hoạch nhu cầu vật tư Cán bộ vật tư và thủ kho mỗi xí nghiệp Kiểm tra và thực hiện kế hoạch Các phòng ban toàn công ty Hình 8: Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần 26. Nguồn: Phòng Kế hoạch sản xuất kinh doanh - Bước 1: Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm Để lập được một bản kế hoạch khả thi thì khâu xác định căn cứ lập kế hoạch phải được xác định là bước tiên quyết. Nếu các căn cứ của kế hoạch được xác định đúng và đầy đủ thì các chỉ tiêu kế hoạch lập ra mới có tính khả thi và hiệu quả. Bản kế hoạch của công ty cổ phần 26 được xây dựng dựa trên những căn cứ chủ yếu sau: Căn cứ vào chỉ thị của Bộ Quốc phòng: Hàng năm, Bộ Quốc phòng sẽ giao xuống cho công ty sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của Bộ. Ví dụ: Liên tục trong các năm 2001 - 2006 công ty được giao nhiệm vụ là phục vụ dự án 678/ BQP bao gồm: DA3/678 và DA8/678 ( sản xuất lắp đặt các hạng mục đồ gỗ công trình Sở chỉ huy khu A và B - cơ quan BQP. Đây là một công trình có tầm vóc to lớn, trong khi XN 26.4 trực tiếp thực hiện thì điều kiện cơ sở vật chất ban đầu rất khó khăn, nhỏ bé, chưa bao giờ đảm nhận một nhiệm vụ lớn như vậy, với yêu cầu kỹ thuật, chất lượng nghiêm ngặt, tiến độ khẩn trương, hết sức khó khăn. Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ cấp trên giao, Đảng ủy chỉ huy công ty, CBNV các phòng nghiệp vụ, trực tiếp là CBCNV XN 26.4 đã xác định rõ trách nhiệm được giao, xác định quyết tâm phấn đấu vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Công ty đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp từ việc tổ chức khai thác gỗ, đầu tư thiết bị, nhà xưởng, tuyển thêm lao động, thay đổi phương thức quản lý…Công ty luôn đặt mục tiêu là hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ quốc phòng thường xuyên cũng như đột xuất, sản xuất quốc phòng là nhiệm vụ chính trị số một, sản xuất kinh tế hỗ trợ, ổn định tình hình khi có biến động của hàng quốc phòng và sẵn sàng đưa gia công hàng kinh tế khi hàng quốc phòng lớn. Từ khi công ty cổ phần hóa, các đơn hàng sản xuất quốc phòng vẫn được duy trì với giá trị ổn định, nhưng các sản phẩm quốc phòng truyền thống từng bước thực hiện đấu thầu cạnh tranh. Vì thế, công ty phải xác định được khả năng thắng thầu để dự tính được sẽ sản xuất gì, sản lượng bao nhiêu về hàng quốc phòng cho năm kế hoạch. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường. Đối với doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì thị trường là một căn cứ vô cùng quan trọng và có ý nghĩa sống còn với sự tồn tại của doanh nghiệp. Đặc biệt từ sau khi cổ phần hóa, công ty không những phải cạnh tranh đối với các mặt hàng kinh tế mà còn phải cạnh tranh với cả các đơn hàng quốc phòng. Vì vậy, tìm hiểu nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng, và rất khó trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập như hiện nay. Thông qua nghiên cứu thị trường, công ty nắm được biến động của nền kinh tế ảnh hưởng như thế nào tới giá cả nguyên vật liệu, giá cả sản phẩm sản xuất ra…nghiên cứu để biết được nhu cầu tiêu thụ mặt hàng, biết được những thay đổi của thị hiếu…cũng như nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Những nhận định về thị trường không chỉ là căn cứ giúp công ty xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể mà còn là căn cứ để công ty có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp để bản kế hoạch khả thi hơn. Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm trước và những định hướng phát triển của công ty trong năm kế hoạch. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể của công ty. Công ty tính toán tình hình thực hiện kế hoạch năm trước đạt bao nhiêu %, tìm hiểu cụ thể xí nghiệp nào, sản phẩm nào không đạt chỉ tiêu và tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó rút ra kinh nghiệm và bổ sung cho việc lập kế hoạch năm sau. Về cơ bản bản kế hoạch năm kế hoạch được xây dựng trên chỉ tiêu của kế hoạch năm trước, có điều chỉnh, theo định hướng phát triển của công ty, theo biến động thị trường và khả năng sản xuất hiện tại của công ty. Căn cứ vào nguồn lực hiện có của công ty. Nguồn lực doanh nghiệp bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, khoa học công nghệ…Đây chính là yếu tố giới hạn mong muốn của doanh nghiệp. Công ty phải cân đối giữa khả năng hiện có với nhu cầu đầu tư. Từ đó quyết định quy mô sản xuất và nếu không đáp ứng được thì có nên thuê ngoài hay không?... Năm 2006 để đáp ứng yêu cầu về tiến độ sản xuất, lắp dựng các sản phẩm đồ gỗ phục vụ DA8/678 công ty đã triển khai kế hoạch hợp tác sản xuất với công ty Minh Giang ( cơ sở chế biến gỗ ở địa bàn tỉnh Hà Tây cũ) một số cung đoạn sản xuất chế biến ban đầu của sản phẩm, góp phần đẩy nhanh tiến độ. Căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước. Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ và chấp hành pháp luật và các quy định được đặt ra. Đó là các quy định về thuế, tiền lương trả cho người lao động, về an toàn vệ sinh lao động. Doanh nghiệp phải nắm được những thay đổi để điều chỉnh phù hợp Qua những căn cứ trình bày trên đây có thể thấy rằng căn cứ lập kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần 26 là khá đầy đủ, khoa học, đảm bảo tính khả thi của các chỉ tiêu kế hoạch. Tuy nhiên việc vận dụng những căn cứ này vào tính toán các chỉ tiêu còn nhiều hạn chế như là: công tác nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu kém. Việc vận dụng những căn cứ trên vào xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch còn rời rạc, thiếu sự liên kết giữa các phòng ban. Bước 2: Lập kế hoạch sản xuất tổng thể. Phòng kế hoạch kinh doanh sẽ tổng hợp và phân tích những căn cứ trên, sau đó sẽ xây dựng bản kế hoạch sản xuất tổng thể cho công ty rồi trình Tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt. - Bước 3: Phê duyệt kế hoạch. Bản kế hoạch sản xuất tổng thể được trình lên Tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt. Khi được thông qua, Tổng giám đốc sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất xuống cho các xí nghiệp thành viên. Bước 4: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. + Về hàng quốc phòng: Căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt, công ty sẽ giao chỉ tiêu về nhiệm vụ quốc phòng cho từng xí nghiệp thành viên gồm: giá trị, sản lượng, chủng loại sản phẩm, tiến độ, địa điểm giao hàng để đơn vị chủ động thực hiện. Các xí nghiệp thành viên phải tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất hàng quốc phòng. Coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Nếu có phát sinh ngoài kế hoạch phải có báo cáo kịp thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty cổ phần 26.doc
Tài liệu liên quan