MỤC LỤC
Chương I: Lý thuyết chung về lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp 1
I. Tổng quan về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 1
1. Khái niệm chung về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 1
2. Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 3
II. Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 5
1. Khái niệm kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 5
2. Vai trò kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 6
3.Quy trình lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 7
4. Nội dung và phương pháp cơ bản của một kế hoạch sản xuất 9
4.1 Kế hoạch năng lực sản xuất 9
4.1.1 Xác định công suất 10
4.1.2 Dự báo nhu cầu sử dụng công thức 10
4.2 Kế hoạch sản xuất tổng thể (kế hoạch SXTT) 13
4.3 Kế hoạch chỉ đạo sản xuất 16
4.4 Kế hoạch nhu cầu sản xuất 16
4.5 Kế hoạch tiến độ sản xuất 18
III. Đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo và ảnh hưởng của nó tới kế hoạch sản xuất 21
1. Đặc điểm của ngành bánh kẹo 21
2. Đặc điểm nguyên vật liệu 23
3. Đặc điểm về chi phí sản xuất 24
VI. Các điều kiện lậpkế hoạch 24
1. Năng lực cán bộ kế hoạch 24
2. Điều kiện thu thập và xử lý thông tin (công nghệ thông tin) 25
3. Điều kiện về mặt tổ chức 26
Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất ở công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 28
I.Giới thiệu về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 28
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 28
2. Đặc điểm về tổ chức 29
3.Đặc điểm cơ cấu sản xuất 31
II. Hoạt động kinh doanh 32
1. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị máy móc. 32
2. Nguồn nhân lực 33
3. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 35
4. Hoạt động marketing 36
5. Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây (từ năm 2003-2007) 38
III. Thực trang công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. 39
1. Căn cứ để lập kế hoạch 40
2. Nội dung và phương pháp cơ bản của kế hoạch sản xuất 44
2.1 Kế hoạch năng lực sản xuất 44
2.2 Kế hoạch sản xuất tổng thể (Kế hoạch sản xuất năm) 46
2.3 Kế hoạch chỉ đạo sản xuất (kế hoạch tháng, kế hoạch tuần) 48
2.4 Kế hoạch nhu cầu sản xuất 49
2.5 Kế hoạch tiến độ sản xuất 52
3. Điều kiện lập kế của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 54
3.1 Năng lực cán bộ lập kế hoạch 54
3.2 Điều kiện về thông tin và tài chính. 55
3.3 Điều kiện về tổ chức 56
4. Nguyên nhân của những hạn chế 56
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất ở công ty bánh kẹo Hải Châu 59
1. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2010 59
2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch 60
2.1 Giải pháp kỹ thuật 60
2.2 Về mặt kỹ thuật 63
2.3 Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ kế hoạch 65
2.4 Giải pháp về chính sách lao động 66
KẾT LUẬN 68
85 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5686 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừa qua của công ty đã được nhà nước đánh giá cao thông qua việc nhận được các phần thưởng cao quý của nhà nước: 01 huy chương kháng chiến, 05 huy chương lao động, 03 huân chương chiến công và nhiều hình thức khen thưởng khác: cờ thi đua xuất sắc của chính phủ, Bộ, Ngành thời kỳ đổi mới.
Hiện nay công ty là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh, kẹo, thực phẩm, với trên 40 năm không ngừng phát triển, chú trọng đổi mới công nghệ và đầu tư thiết bị hiện đại. Từ năm 1995 – 2001, công ty đầu tư và nâng cao công suất chất lượng gồm 7 dây chuyền thiết bị hiện đại nhất của Cộng Hoà Liên Bang Đức, Hà Lan, Đài Loan và một số quốc gia khác. Đặc biệt, năm 2005 công ty đã đầu tư dây truyền bao gói tự động sản phẩm bột canh, giúp việc đóng gói trở nên chuyên nghiệp hơn.
Ngày 30/12/ 2004 công ty tiến hành cổ phần hoá theo quyết định ngày của Bộ Công Nghiệp. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:
Sản xuất, kinh doanh và chế biến bánh kẹo
Kinh doanh xuất nhập khẩu: NVL, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dung và các hàng hoá khác
Đầu tư xây dựng cho thuê văn phòng, nhà xưởng
2. Đặc điểm về tổ chức
Ngày 30/12/2004 công ty bánh kẹo Hải Châu tiến hành cổ phần hoá, cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty tuân thủ theo luật DN 2005, các luật khác có liên quan và điều lệ của công ty.
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển của công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhân doanh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc đại hội đồng cổ đông quyết định. Hoạch định các chính sách, ra quyết định hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty
Ban điều hành do hội đồng quản trị bổ nhiệm, gồm có một Giám đốc, hai Phó Giám đốc, một Kế toán trưởng. Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm là người đại diện pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề xuất của Giám đốc.
Phó Giám đốc kỹ thuật trực tiếp quản lý phòng đầu tư, xây dựng cơ bản và phòng kỹ thuật. Phó Giám đốc kỹ thuật tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề liên quan đến định mức nguyên vật liệu, công nghệ, các vướng mắc kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy móc trong sản xuất của các phân xưởng; đồng thời đảm nhiệm việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã bao bì… và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề này
Phó Giám đốc kinh doanh trực tiếp ra quyết định xuống phòng kế hoạch, và phòng kinh doanh thị trường.
Sơ đồ 2.1: mô hình tổ chức của công ty cổ p hần bánh kẹo Hải Châu
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó GĐ kinh doanh
Phòng tổ chức
Phòng kế toán, tài vụ
Phòng hành chính, bảo vê
Phó GĐ kỹ thuật
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh, thị trường
Phòng đầu tư, xây dựng cơ bản
Phòng kỹ thuật
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Nghệ An
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh TPHCM
XN quy kem xốp
XN bánh cao cấp
XN kẹo
XN gia vị thực phẩm
(Nguồn: phòng tổ chức)
3.Đặc điểm cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất của nhà máy gồm 6 phân xưởng chính trực thuộc các xí nghiệp sản xuất, các xí nghiệp này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc.
Xí nghiêp quy kem xốp gồm phân xưởng I và phân xưởng III chuyên sản xuất bánh quy (bánh quy Hương thảo, bánh Vani, bánh quy hoa quả), các loại lương khô và các loại thành phẩm để sản xuất lương khô. Nguyên liệu chính sử dụng: bột mỳ, bột nở, bơ, sữa, đường kính.
Xí nghiệp bánh cao cấp (phân xưởng bánh II và phân xưởng bánh mềm) chuyên sản xuất các loại bánh cao cấp như: bánh Tulip, bánh Custard, sôcôla, kem xốp. Nguyên liệu chính sử dụng là: bột mỳ, bột nở, đường kính, sữa, bơ, tinh dầu.
Xí nghiệp kẹo (phân xưởng kẹo) chuyên sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo xốp. Nguyên liệu chính sử dụng gồm: đường sacaro, nha, bơ, sữa.
Xí nghiệp gia vị thực phẩm (phân xưởng bột canh) chuyên sản xuất các loại bột canh. Nguyên liệu sản xuất chính là muối tươi, đường, mỳ chính, hạt tiêu, bột tỏi.
Trong mỗi phân xưởng gồm:
Quản đốc phụ trách hoạt động chung của phân xưởng
Phó quản đốc phục trách về an toàn lao động, vật tư thiết bị điện
Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất
Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ tổng hợp số liệu cho phòng kế toán – tài vụ
II. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
1. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị máy móc.
Theo nguồn của Phòng kỹ thuật, tỷ lệ cơ giới hoá, tự động hóa của các thiết bị máy móc trong công ty tính đến năm 2002 là 57,8%. Hai dây chuyền sản xuất bánh kẹo và dây chuyền bánh III có tỷ lệ cơ giới hoá, tự động hoá là 85%, còn lại tỷ lệ cơ giới hoá ở các dây chuyền khác ở mức trung bình.
Bảng 2.1: Tỷ lệ cơ giới hoá của các xí nghiệp
Phân xưởng
XN bánh quy kem xốp
XN kẹo
XN gia vị thực phẩm
XN bánh cao cấp
Cơ giới hoá tự động hoá (%)
DC bánh I
DC kem xốp
DC bánh III
DC bánh mền
65
90
85
50
85
90
Đây là số liệu được thống kê cho tới năm 2002, còn từ năm 2002 trở lại đây hệ thống thiết bị máy móc đã bị khấu hao nhiều; do vậy tỷ lệ cơ giới hoá, tự động hoá vẫn được công ty tính toán như trên nhưng thực chất chất lượng của máy móc thiết bị ngày càng giảm.
Máy móc, thiết bị của công ty hầu hết đã qua sử dụng nhiều năm, duy chỉ có dây chuyền bao gói tự động của phân xưởng gia vị thực phẩm là nhập khẩu gần đây nhất năm 2005. Dây chuyền này chỉ phục vụ bao gói khi sản phẩm bột canh đã hoàn thành, đóng góp vào việc chuyên môn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng chưa thực sự góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bảng 2.2: Tình hình thiết bị của công ty
Tên dây truyền
Nước sản xuất
Năm chế tạo
Năm sdụng
Trình độ
DT bánh kem xốp
CHLB Đức
1993
1994
Tự động, bao gói thủ công
DT bánh Hải Châu
Đài Loan
1991
1991
Tự động, bao gói thủ công
DTbánh Hương Thảo
Trung Quốc
1960
1965
Bàn cơ khí, nướng bằng lò
DT phủ sôcôla
CHLB Đức
1996
1997
Tự động
DT sản xuất kẹo cứng
CHLB Đức
1996
1997
Tự động, bao gói thủ công
DT bột canh
Việt Nam
1978
1978
Thủ công
Máy trộn iốt
Úc
1995
1995
Thủ công
DT sản xuất bánh mềm
Hà Lan
2001
2003
Tự động
(Nguồn: phòng kỹ thuật)
2. Nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 804 người tính tại thời điểm 31/012/2007 trong đó chuyên viên, kỹ sư chiếm 15,3% ; trình độ lao động có trình độ cao đẳng 9,2%; công nhân kỹ thuật chiếm 11,1%; công nhân phổ thông chiếm 64,4%.
Bảng 2.2: Trình độ lao động
Trình độ học vấn
Số người lao động
Cơ cấu (%)
Chuyên viên, kỹ sư
123
15,3
Cao đẳng, kỹ thuật
74
9,2
Công nhân kỹ thuật
89
11,1
PTTH
518
64,4
(Nguồn: phòng tổ chức)
Nhìn vào bảng, tỷ trọng nữ trong hoạt động sản xuất lớn chiếm 74,2% trong tổng số lao động sản xuất trực tiếp, tỷ lệ này rất cao nhưng phù hợp với hoạt động sản xuất của ngành bánh kẹo. Nhìn vào dây truyền sản xuất các sản phẩm của bánh kẹo Hải Châu, các công đoạn sản xuất đại đa số không yêu cầu kỹ thuật cao mà cần sự tỷ mỷ, khéo léo, ví dụ khâu đóng túi, khâu vuốt kẹo.
Đáng chú ý nữa là đối với lao động kỹ thuật, tỷ trọng nam giới chiếm 74,15%, điều này càng cho thấy sự hợp lý trong sự phân công lao động và công tác tuyển dụng của công ty. Nói chung cơ cấu lao động của công ty tương đối hợp lý, phù hợp với hoạt động sản xuất trong ngành bánh kẹo
Bảng 2.3: cơ cấu lao động của công ty
Phân theo trình độ học vấn
Số lượng
Nam
Nữ
Trên đại học
74
49
Cao đẳng
26
30
Công nhân kỹ thuật
66
23
Lao động phổ thông
119
399
Phân công lao động
Lao động quản lý
16
10
Lao động trực tiếp
160
460
Lao động gián tiếp
36
160
Lao động CNVC
79
39
(Nguồn: phòng tổ chức)
3. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Ngành sản xuất bánh kẹo mang tính cạnh tranh cao, công ty không chỉ phải cạnh tranh với các công ty trong nước mà còn phải chia sẻ thị trường với các công ty nước ngoài. Do đó công ty cần đầu tư nhiều cho công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới và hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt nhanh nhu cầu của khách, kịp thời đưa ra đưa ra sản phẩm mới với chất lượng cao, kiểu dáng mới, nâng cao tính cạnh tranh của công ty. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty bao gồm:
Nghiên cứu công nghệ sản xuất ra sản phẩm mới: xây dựng công thức sản phẩm, xây dựng quy trình công nghệ, theo dõi thời hạn bảo quản sản phẩm
Nghiên cứu các biện pháp cải tiến sản phẩm hiện có về chất lượng, kiểu dáng, bao bì
Nghiên cứu việc sản xuất ra sản phẩm mới trên các dây truyền mà công ty đầu tư hoặc dự kiến đầu tư
Nghiên cứu việc sử dụng các nguyên lịêu mới và các quá trình sản xuất
Nghiên cứu các sản phẩm xuất khẩu đảm bảo yêu cầu của khách hàng đối với các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…Sự đầu tư vào lĩnh vực này đã giúp cho công ty có được những kết quả khả quan. Trong năm gần đây công ty đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới với nhiều mẫu mã sản phẩm mới đem lại doanh thu và hiệu quả cao cho công ty.
4. Hoạt động marketing
Trước đây, với thương hiệu sẵn có công ty Hải Châu chỉ tập trung vào sản xuất và phân phối sản phẩm, chưa quan tâm đến các hoạt động marketing chuyên nghiệp. Sau khi chuyển sang hoạt động công ty cổ phần và dưới sự tác động của nhu cầu thị trường liên tục thay đổi, sức ép của các đối thủ cạnh tranh, công ty đã thực sự nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động marketing.
Hoạt động marketing của công ty bao gồm những hoạt động chính:
Hoạt động nghiên cứu thị trường. Công ty tiến hành thu thập ý kiến của người tiêu dùng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị, hệ thống cửa hàng trưng bày sản phẩm, các đại lý bán hàng của công ty và các chi nhánh của công ty ở các miền. Nhờ vậy mà công ty luôn nhận được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì, cải tiến sản phẩm và cho ra đời những sản phẩm mới được đông đảo thị trường yêu thích tiêu dùng. Đồng thời, tiến hành thống kê số liệu từng loại sản phẩm làm cơ sở đánh giá khả năng tiêu thụ từ đó có những biện pháp kịp thời khi đưa ra quyết định sản xuất trong kỳ tới.
Hệ thống phân phối, bán hàng: mạng lưới phân phối bán hàng của công ty chủ yếu thông qua 4 kênh phân phối
Kênh 1: sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng thông qua trung tâm kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thương mại, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và một số siêu thị ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Dương, Hồ Chí Minh… Hệ thống này chỉ chiếm 15% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm, lượng tiêu thụ không lớn nhưng thông qua kênh tiêu thụ này công ty có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của mình với đối thủ chính xác nhất, nắm bắt nhanh phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty cũng như những thay đổi nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó công ty đưa ra những chiến lược tiêu thụ kỳ tiếp theo.
Kênh 2: kênh phân phối cấp 1. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những người bánh lẻ trực tiếp đến lấy hàng của công ty tại trung tâm kinh doanh sản phẩm & dịch vụ thương mại, 15 Mạc Thị Bưởi. Sản lượng tiêu thụ qua kênh này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Kênh 3: hệ thống đại lý của công ty ở các khu vực. Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu của công ty, chiếm 70 -75% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Tổng số đại lý của công ty tính đến năm 2006 là 183 đại lý, trong đó có 29 đại lý trong nam, 73 đại lý ở Hà Nội, miền trung có 10 đại lý, miền Bắc có 71 đại lý, hàng năm các đại lý này có tốc độ tăng trưởng trong khoảng 12 -20% đem lại nguồn doanh thu lớn nhất cho công ty.
Kênh 4: thông qua các công ty môi giới (công ty TNHH Thái Hoà, công ty thương mại của Đức, Nga…) để xuất khẩu sản phảm sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ qua kênh này rất nhỏ chỉ chiếm 0.53% sản lượng tiêu thụ của toàn công ty.
Hệ thống quản cáo và tiếp thị
Công ty quảng cáo chủ yếu trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động tiếp thị được duy trì nhất quán với mục tiêu vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa bảo vệ hình ảnh của công ty.
Hàng năm công ty áp dụng nhiều chương trình khuyến mại trong các kỳ hội chợ, các dịp lễ tết như: tết trung thu, quốc tế thiếu nhi…
Chính sách giá. Công ty duy trì hệ thống đại lý với mức chiết khấu cạnh tranh và mức chiết khấu này được thay đổi tùy theo năng lực bán hàng của công ty. Nhờ chính sách này, công ty có thể khuyến khích các đại lý nâng cao doanh số bán hàng, đồng thời dễ dàng mở rộng đại lý và phân phối của mình.
5. Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây (từ năm 2002-2006)
Bảng 2.4: Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm 2002 – 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
1.Giá trị tổng slượng
triệu đ
11839
12721
13681
14123
15139
2.Doanh thu( ko VAT)
triệu đ
164666
178000
194400
189885
208670
3.Lợi nhuận thực hiện
triệu đ
1405
1611
1568
1357
1499
4.Các khoản phải nộp
triệu đ
6400
11475
11877
12198
13417
5.Lđộng và thu nhập
Lao động bình quân
Người
1030
1080
1150
1400
1550
Thu nhập bình quân
1000 đ
1200
1104
7287
5477
6025
Sản phẩm chủ yếu
Bánh các loại
tấn
6650
7.685
7.287
5.477
6.025
Kẹo các loại
tấn
1890
2275
1295
758
834
Bột canh các loại
tấn
8490
10184
10278
11264
12786
(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty)
Từ bảng 5 ta thấy, tổng giá trị sản lượng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng giữa các năm không đồng đều: năm 2003 tăng 882 tấn so với năm 2002 (tương ứng với 7,45%) năm 2004 tăng 960 tấn so với năm 2003 (tương ứng với 7,547%), năm 2005 tăng 442 tấn so với năm 2004 (tương ứng 3,23%), năm 2006 tăng 1016 tấn so với năm 2005 (tương ứng với 7,19%).
Điều đặc biệt, doanh thu của năm 2005 có giảm so với năm 2004 (giảm 4515 triệu VNĐ), trong khi sản lượng của năm 2005 so với năm 2004 vẫn tăng (tăng 442 tấn). Nguyên nhân của sự giảm doanh thu của năm 2005 được đánh dấu bởi sự kiện ngày 30/12/2004 công ty bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức đại hội đồng cổ đông sáng lập, thống nhất đổi tên công ty thành công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đồng thời thay đổi cách tổ chức quản trị sản xuất và tiêu thụ mới. Sự thay đổi này đã đưa Hải Châu đi đúng hướng, điều này được chứng minh thông qua các chỉ số về doanh thu của năm 2006, vọt so với năm 2005 và dự kiến doanh thu năm 2007 đạt khoảng 220271 triệu VNĐ,đồng thời lợi nhuận cũng tăng.
Doanh thu chủ yếu của Hải Châu từ dòng sản phẩm bột canh( 68,04%), tiếp đến là các dòng sản phẩm bánh mà chủ yếu là các loại bánh quy như bánh quy hương thảo, bánh vani, bánh cam... trong đó bánh quy chiếm 8,4%, bánh kem xốp chiếm 10,9%...
III. Thực trang công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
Công tác lập kế hoạch sản xuất được giao cho Phòng Kế hoạch xây dựng. Phòng kế hoạch với chức năng và nhiệm vụ thu thập tổng hợp thông tin từ phòng kinh doanh, thống kê, đánh giá được hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, năng suất lao động xem đã đạt kế hoạch để ra chưa cũng như phân tích, đánh giá mặt hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Từ đó xác định các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cụ thể trong năm, quý, tháng, tuần và cung cấp các chỉ tiêu này cho các đơn vị chức năng trực thuộc công ty. Tham mưu cho Giám Đốc công ty giao kế hoạch và các công việc cụ thể cho các đơn vị.
Ngoài ra, Phòng Kế hoạch phải thường xuyên nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, sớm phát hiện và nắm chắc tình hình tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo do công ty sản xuất… làm cơ sở để đánh giá về chất lượng nguyên liệu, mẫu mã, bao bì của từng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về cung ứng nguyên liệu và sản xuất mẫu mã bao bì phục vụ sản xuất.
Với chức năng và nhiệm vụ mà công ty giao phó và kỳ vọng, liệu trong công tác lập kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch đã thực sự làm tốt chưa, đã thể hiện được vai trò của mình hay chưa? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin đi cụ thể vào công tác lập kế hoạch sản xuất. Công tác lập kế hoạch sản xuất bao gồm các bước: xác định căn cứ lập kế hoạch, xây dựng các kế hoạch bộ phận.
1. Căn cứ để lập kế hoạch
Đối với một DN sản xuất, chức năng sản xuất là một trong những chức năng quan trọng nhất trong DN, là chức năng bắt đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, là khởi điểm của mọi hoạt động kinh tế. DN chỉ có thể tồn tại và phát triển khi sản phẩm của DN được thị trường chấp nhận, doanh thu (doanh thu chủ yếu từ việc bán sản phẩm) thu đựơc tối thiểu phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất, các khoản phải nộp của DN. Do đó công tác lập kế hoạch sản xuất vô cùng quan trọng, với mục tiêu giúp hoạt động sản xuất của DN không chỉ tạo ra những sản phẩm tốt được đông đảo thị trường chấp nhận mà còn tiến tới việc tối ưu hoá việc sử dụng các yếu tố sản xuất, tăng lợi nhuận. Vậy ta thử xem xem công tác lập kế hoạch của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa?
Để chuẩn bị cho lập kế hoạch, các cán bộ kế hoạch xác định những căn cứ quan trọng cần phải có để xây dựng kế hoạch sản xuất. Những căn cứ mà họ dựa vào bao gồm:
Căn cứ vào tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm năm xây dựng kế hoạch (kỳ kế hoạch trước). Cán bộ kế hoạch thu thập kết quả sản xuất kinh doanh của năm xây dựng kế hoạch để phân tích, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm để thấy được tình hình thực hiện kế hoạch, đã được ở khâu nào, chưa được ở khâu nào, đồng thời đưa ra những nguyên nhân của hạn chế từ đó rút ra kinh nghiệm cho công tác lập kế hoạch kỳ tới.
Căn cứ vào nhu cầu thị trường. Nhu cầu thị trường được xác định thông qua các đơn hàng (thường thì các đơn hàng này là của khách hàng truyền thống của công ty. Ngoài ra còn một số đơn hàng mới có được nhờ kết quả tìm kiếm của phòng kinh doanh), hợp đồng đã ký kết với khách hàng, thị phần hiện tại của công ty trên thị trường, tổng nhu cầu thị trường. Các thông tin này do phòng kinh doanh thị trường cung cấp.
Căn cứ vào năng lực sản xuất của nhà máy. Các quản đốc phân xưởng nhà máy theo yêu cầu của phòng kế hoạch sẽ cung cấp cho họ những thông tin về tình hình sản xuất hiện tại của phân xưởng (xí nghiệp): năng suất bình quân hiện tại của 1 công nhân, khả năng sản xuất của hệ thống dây truyền kỳ kế hoạch, mặt mạnh của từng xí nghiệp. Đồng thời yêu cầu phòng kỹ thuật cung cấp các thông tin kỹ thuật của hệ thống dây truyền sản xuất và kế hoạch sửa chữa hàng năm, kế hoạch sửa chữa lớn và những dự báo về khả năng sản xuất của nhà máy trong năm kế hoạch.
Căn cứ vào kết cấu sản phẩm. Phòng kỹ thuật gửi lên cho phòng kế hoạch những mô tả về sản phẩm cùng với quy trình công nghệ sản xuất từng loại sản phẩm đó: để sản xuất sản phẩm này cần những loại nguyên vật liệu gì, số lượng nguyên vật liệu là bao nhiêu để sản xuất ra một tấn sản phẩm (định mức nguyên vật liệu).
Công tác xác định định mức nguyên vật liêu cho từng loại sản phẩm do phòng kỹ thuật xây dựng. Việc tính toán định mức nguyên vật liệu được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp phân tích sản phẩm, làm rõ sản phẩm được cấu tạo từ những thành phần nào, với tỷ lệ ra sao? Định mức NVL cho một tấn sản phẩm là chỉ tiêu rất quan trọng khi lập kế hoạch sản xuất nên trong phần này tôi xin đi sâu và công tác xác định định mức NVL.
Công tác xác định định mức thường được xác định vào đầu năm kế hoạch, và dùng cho cả năm kế hoạch. Thường thì khi nghiên cứu sản phẩm mới hoặc đầu tư thiết bị dây truyền mới trong sản xuất, thì phòng kỹ thuật lại xác định lại định mức sản phẩm. Sau đó định mức này được sử dụng cho việc lập kế hoạch của những năm tiếp theo và có điều chỉnh chút ít. Sự điều chỉnh định mức hàng năm lại căn cứ vào kế hoạch sửa chữa hệ thống máy móc, thiết bị trong năm kế hoạch. Nếu hệ thống máy móc thiết bị được nâng cấp sửa chữa, hệ thống hoạt động trơn tru hơn tạo ra ít phế phẩm hơn thì định mức được điều chỉnh theo hướng giảm; ngược lại, nếu hệ thống máy móc lạc hậu, hoạt động không ổn định, thường xuyên bị hỏng hóc sẽ làm tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, tạo ra nhiều sản phẩm hỏng, khi đó định mức nguyên vật liệu được điều chỉnh tăng. Thường thì hàng năm, công ty đều tiến hành hoạt động tu bổ sửa chữa nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị do đó định mức năm sau thường giảm hơn so với năm trước. Ví dụ như định mức cho 1tấn kẹo chew cốm 90g.
Bảng 2.5: Định mức NVL cho một tấn kẹo Chew cốm
Khoản mục
Đơn vị
Định mức
2003
2004
2005
2006
Đường
Kg
436
435.95
435.124
435.098
Nha
Kg
541.06
540.15
538.654
538.588
Bột tan
Kg
2,985
2,963
2,755
2,664
Dầu lạc
Kg
1,098
1.095
1,074
1.054
Gentalin
Kg
30,541
30,216
29,778
29,561
Lecithin
Kg
0,108
0,105
0,103
0,103
Phẩm xanh cốm
Kg
0,716
0,671
0,067
0,063
Muối
Kg
0,039
0,039
0,035
0,033
Phụ gia 0090
Kg
7,022
7,018
6,897
6,824
Tinh dầu cốm
Kg
2,378
2,345
2,277
2,275
Tinh dầu sữa trắng
Kg
0,247
0,247
0,209
0,027
Điện
Kwh
125
125
125
125
Nước
M3
9,0
9,0
8,5
8,5
Than
Kg
260
260
260
260
Nguồn Phòng kế hoạch vật tư
Sau đó, những kết quả này được đưa lên phòng kế hoạch, phòng kế hoạch sử dụng chúng để lập kế hoạch sản xuất (xem thêm phần phụ lục). Ví dụ định mức cho 1 tấn bột canh iốt
Bảng 2.6: Định mức cho 1 tấn bột canh iốt
Nguyên liệu
Khối lượng ( kg)
Muối tinh
679,78
Mỳ chính
250
Đường
60
Hạt tiêu
6,3
Bộ tỏi
4
Iốt
0,02
(Nguồn: phòng kế hoạch)
Qua so sánh định mức nguyên vật liệu của công ty với một số đối thủ cạnh tranh trong ngành, tôi nhận thấy định mức nguyên vật liệu của công ty cao hơn so với một số công ty bánh kẹo khác. Ví dụ như với công bánh kẹo Hải Hà:
Bảng 2.7: Định mức NVL cho một tấn kẹo Chew khoai môn năm 2007
Khoản mục
Đv
Hải Hà
Hải Châu
Đường
Kg
433,15
435,096
Nha
Kg
333,53
538,538
Bột tan
Kg
2,5
2,605
Dầu lạc
Kg
1,1
1,049
Gentalin
Kg
19,21
19,305
Lecithin
Kg
0,09
0,103
Phẩm màu tím
Kg
0,034
0,039
Muối
Kg
0,028
0,031
Phẩm xanh cốm
Kg
0,012
0,013
Phụ gia 0090
Kg
6,54
6,813
Tinh dầu khoai môn
Kg
2,34
2,374
Tinh dầu đậu đỏ
Kg
0,2
0,206
Hương Hazen
Kg
0,018
0,021
Tinh dầu sữa trắng
Kg
0,101
0,103
Định mức NVL do phòng kỹ thuật xác định, được xác định chủ yếu dựa vào kết cấu của sản, dựa vào đặc tính kỹ thuật của hệ thống dây truyền, thiết bị sẵn có của nhà máy, chưa có sự gắn kết với thị trường
Căn cứ vào yêu cầu tiến độ giao hàng. Các đơn đặt hàng, các hợp đồng đều quy định rõ ngày phải giao hàng, và kế hoạch giao hàng: hàng được giao một lần, hay được chia làm nhiều lần, mỗi lần giao với khối lượng bao nhiêu, vào thời gian xác định nào. Căn cứ vào đó cán bộ kế hoạch xác định tiến độ sản xuất.
Đây là toàn bộ những căn cứ mà cán bộ kế hoạch sử dụng để lập kế hoạch sản xuất cho công ty. Theo tôi trong bước xác định căn cứ để lập kế hoạch vẫn còn thiếu sót đó là chưa đề cập đến định hướng phát triển của doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp sẽ căn cứ vào định hướng phát triển của công ty để điều chỉnh dần các hoạt động của mình để đạt đựơc mục tiêu. Mục tiêu quan trọng của Hải Châu đến năm 2010 là tập trung vào phát triển quy mô thị trường. Như vậy để tiến tới mục tiêu này, Hải Châu có thể đưa ra các biện pháp thực hiện: hoặc hạ giá thành sản phẩm so với đối thủ, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm tốt vượt trội so với đối thủ hoặc phát triển dòng sản phẩm mới... Mỗi phương án lựa chọn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất dài hạn cũng như ngắn hạn của công ty: công ty có nên đầu tư mới hệ thống dây truyền sản xuất không, khi nào đầu tư, công ty có nên mở rộng cơ sở sản xuất không, mục tiêu sản xuất của công ty là hạ giá thành sản phẩm hay là chú trọng đến cao chất lượng sản phẩm…
Năm 2008, trên thị trường thời trang áo sơ mi năm nay, xu hướng tiêu dung là sử dụng các loại chất liệu vải bóng, kiểu dáng điệu đà, ngay lập tức, các công ty thời trang tung ra hàng loạt các mẫu áo với chất liệu này và được người tiêu dùng ưa thích…Tôi lấy ví dụ này nhằm chứng tỏ: xu hướng tiêu dùng quyết định đến hoạt động sản xuất. Nhưng khi xác định các căn cứ cho lập kế hoạch sản xuất, công ty chưa phân tích xu hướng tiêu dùng của thị trường
2. Nội dung và phương pháp cơ bản của kế hoạch sản xuất
2.1 Kế hoạch năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất trở thành yếu tố ràng buộc trong nhiều quyết định của hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp. Số lượng sản phẩm là bao nhiêu thì hiệu quả trong giai đoạn sản xuất cụ thể nào đó, là nhân tố giới hạn trong hoạch định sản xuất ngắn hạn
Dự báo nhu cầu sử dụng công suất, các cán bộ kế hoạch dựa vào “năng lực sản xuất thực tế ” làm căn cứ để xây dựng. “Năng lực sản xuất thực tế là sản lượng đạt được thông qua các ca làm việc bình thườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.DOC