Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10

Tiền thân của công ty cổ phần LILAMA 10 là Xí nghiệp Lắp máy số 1 Hà Nội được thành lập từ năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Công ty đã góp phần to lớn phục vụ đất nước trong lúc Miền Nam còn bị chia cắt, miền Bắc thì chịu sự bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ.

Năm 1983, Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Lắp máy số 10 ( theo quyết định thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1983)

Đặc biệt từ năm 1990, công ty đã không ngừng mở rộng qui mô và địa vị hoạt động .

Tháng 4 năm 1990: thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng 10 –1

Địa chỉ: Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 047841.152

Tháng 1 năm 1991: Thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng 10 – 3.

Địa chỉ: Thị xã Phủ Lý, Tỉnh Nam Hà

Điện thoại: 0351.854.554

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thể hợp lý. Phương pháp đồ thị Là phương pháp được sử dụng rộng rãi do chúng dễ hiểu và dễ sử dụng. Phương pháp này sử dụng một số ít các biến số và cho phép người làm kế hoạch so sánh được nhu cầu dự báo và công suất hiện tại của doanh nghiệp. Theo phương pháp này, người làm kế hoạch sẽ thực hiện 5 bước: Xác định nhu cầu cho mỗi kỳ Xác định công suất giờ chuẩn, giờ phụ trội và thuê gia công cho mỗi kỳ Xác định chi phí lao động, thuê gia công và chi phí lưu kho Tính đến chính sách của doanh nghiệp đối với lao động hoặc mức lưu kho Khảo sát các kế hoạch và ước lượng tổng chi phí Phương pháp toán học Có nhiều phương pháp toán học được sử dụng vào kế hoạch hóa sản xuất trong những năm gần đây như: Mô hình hệ số quản lý, mô hình nguyên quyết định tuyến tính, mô hình mô phỏng… Kế hoạch chỉ đạo sản xuất Kế hoạch chỉ đạo sản xuất là bước trung gian giữa kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch nhu cầu sản xuất. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất xác định doanh nghiệp cần sản xuất cái gì? Khi nào sản xuất? Kế hoạch này phải phù hợp với kế hoạch sản xuất tổng thể. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho chúng ta biết cần chuẩn bị những gì để thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng kế hoạch sản xuất tổng thể. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất không phải là sự chia nhỏ kế hoạch sản xuất tổng thể mà là sự thể hiện kế hoạch nói trên chương trình chỉ đạo sản xuất tương ứng, thích hợp với khả năng sản xuất của các đơn vị nhằm thỏa mãn tốt nhất các dự báo kế hoạch. Trong khi kế hoạch sản xuất tổng thể được lập dưới dạng tổng quát cho các nhóm mặt hang, thì kế hoạch chỉ đạo sản xuất được lập cho mỗi mặt hang cụ thể. Sau khi đã có kế hoạch chỉ đạo sản xuất, doanh nghiệp sẽ phải dự tính nhu cầu và năng lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất này. Nhu cầu ở đây sẽ bao gồm các chi tiết, bán thành phẩm… cần thiết cho việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Kế hoạch nhu cầu sản xuất Kế hoạch nhu cầu sản xuất nhằm giải quyết tính cân đối của kế hoạch sản xuất tổng thể, khả năng thực hiện được của kế hoạch chỉ đạo sản xuất, mối quan hệ giữa nhu cầu độc lập của khách hàng và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Việc tính toán nhu cầu được thực hiện ngay sau khi xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất. Kế hoạch nhu cầu sản xuất lập ra là để xác định nhu cầu các phương tiện và các yếu tố sản xuất. Phương pháp để lập kế hoạch sản xuất được sử dụng là phương pháp MRP bao gồm việc thực hiện các bước sau: Phân tích kết cấu sản phẩm Tính toán nhu cầu phụ thuộc Tính toán nhu cầu độc lập Từ các bước phân tích và tính toán ở trên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được: mối liên hệ giữa các chi tiết, bộ phận của một sản phẩm, định mức tiêu hao, thời gian cần thiết để hoàn thành từng bước công việc…Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được nhu cầu sản xuất cho từng loại sản phẩm, họ sản phẩm và cho toàn bộ kế hoạch nhu cầu sản xuất. Kế hoạch tiến độ sản xuất Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể hóa các quyết định về công suất, kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất thành các chuỗi công việc và sự phân công nhân sự, máy móc và nguyên vật liệu. Kế hoạch tiến độ đòi hỏi phân bố thời gian cho từng công việc, tuy nhiên thường thì có nhiều bước công việc cùng đòi hỏi sử dụng cùng nguồn lực do đó để lập kế hoạch sản xuất doanh nghiệp sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều kiện sớm Phương pháp điều kiện sớm bắt đầu lịch trình sản xuất sớm nhất có thể khi đã biết yêu cầu công việc. Phương pháp điều kiện muộn Phương pháp điều kiện muộn bắt đầu với thời hạn cuối cùng, lên lịch của công việc cuối trước tiên. Bằng cách trừ lùi thời gian cần thiết cho mỗi bước công việc, chúng ta sẽ biết thời gian phải bắt đầu sản xuất. Phương pháp biểu đồ GANTT Phương pháp biểu đồ GANTT nhằm xác định thứ tự và thời hạn sản xuất của các công việc khác nhau cần thiết cho một chương trình sản xuất nhất định, tùy theo độ dài của mỗi bước công việc, các điều kiện trước của mỗi công việc, các kỳ hạn cần tuân thủ và năng lực sản xuất. Để áp dụng được phương pháp này doanh nghiệp cần ấn định một chương trình sản xuất, xác định những công việc khác nhau cần thực hiện, xác định thời gian cần thiết cho mỗi công việc cũng như những mối quan hệ giữa chúng. Vai trò kế hoạch sản xuất Vai trò kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp Thực tế luôn có sự chênh lệch giữa dự báo và thị trường nơi mà doanh nghiệp có mặt. Vì vậy, kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lực sản xuất và các phân tích, đánh giá dự báo nhu cầu của sản phẩm trên thị trường. Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh linh hoạt sao cho thích ứng được với mọi biến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự biến động của nhu cầu. Qua đó, kế hoạch sản xuất làm cho chức năng sản xuất trở thành một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Với các yêu cầu của quản lý sản xuất là tạo sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo khả năng hoạt động tốt của kế hoạch sản xuất, quản lý tốt các nguồn lực và có các quyết định đầu tư phù hợp. Vai trò của kế hoạch sản xuất trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp Kế hoạch sản xuất cùng với kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự và kế hoạch phát triển sản phẩm mới… hợp thành kế hoạch chức năng của doanh nghiệp, xem đó như là kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh. Kế hoạch sản xuất giúp cụ thể hóa hệ thống kế hoạch chiến lược, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của doanh nghiệp. Kế hoạch R& D Kế hoạch Marketing Kế hoạch Sản xuất và dự trữ Kế hoạch Tài chính Kế hoạch Nhân sự Sản phẩm mới Khố lượng Nhu cầu của khách hàng Dự toán Ràng buộc Cung nhân sự Công suất và thời hạn Nhu cầu nhân sự Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp Các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất là một trong những nội dung quan trọng, việc lập kế hoạch sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm đã định. Vì vấy, kế hoạch sản xuất là kế hoạch đầu tiên và là căn cứ để lập các kế hoạch chức năng khác trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất ở công ty cổ phần LILAMA 10 Tổng quan về công ty cổ phần LILAMA 10 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần LILAMA 10 Tên, trụ sở công ty Công ty cổ phần LILAMA 10 (tên gọi tắt: LILAMA 10, JSC) là doanh nghiệp thuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam, hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính : Tại Hà Nội, số nhà 989 - Đường Giải Phóng - Quận Hoàng Mai - Hà Nội Điện thoại : 04.3.8.649.584 Fax : 04.3.8.649.581 E-mail :  info@Lilama10.com      Website : www.Lilama10.com.vn  Địa chỉ văn phòng khu vực: VPĐD tại Pleiku : số 36 Đường Hàm Nghi - TP Pleiku - Gia Lai Điện thoại : 059.3.674.540; Fax : 059.3.674.540 Tại Hà Nam : Thành phố Phủ Lý - Hà Nam Điện thoại : 0351.3.851.054 Fax : 0351.3.854.663 Tại Hoà Bình : Thành phố Hoà Bình - Tỉnh Hoà Bình Điện thoại : 018.3.854.126; Fax : 018.3.854.126 Tại Sơn La : TP Sơn La - Tỉnh Sơn La Điện thoại : 022.3.750.595 Fax : 022.3.750.597 Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập từ năm 1960, với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhânh đa ngành nghề, luôn được bổ sung những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, tay nghề công nghệ hiện đại, tập thể LILAMA 10,JSC đã để lại dấu ấn trên hàng trăm công trình, hạng mục công trình công nghiệp, dân dụng quan trọng của quốc gia. Những thành tích mà công ty đạt được Đảng và nhà nước ghi nhận bằng tặng thưởng: - 01 Huân chương độc lập hạng nhất - 01 huân chương độc lập hạng nhì - 45 Huân chương độc lập hạng nhất, hạng nhì, hạng ba cho tập thể và cá nhân - 02 danh hiệu anh hùng lao động cho tập thể - 01danh hiệu anh hùng lao động cho tập thể - 01 danh hiệu anh hùng cho cá nhân; Công ty đã nhận 19 huy chương vàng và bằng khen của Bộ xây dựng về “ Công trình sản phẩm chất lượng cao” - Cùng nhiều bằng khen, cờ luân lưu của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ xây dựng, Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng như các cấp trên địa bàn Công ty đã thi công công trình cho các tập thể và cá nhân. Từ khi thành lập tới nay Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm: *) Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1993: Tiền thân của công ty cổ phần LILAMA 10 là Xí nghiệp Lắp máy số 1 Hà Nội được thành lập từ năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Công ty đã góp phần to lớn phục vụ đất nước trong lúc Miền Nam còn bị chia cắt, miền Bắc thì chịu sự bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Năm 1983, Công ty được đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Lắp máy số 10 ( theo quyết định thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1983) Đặc biệt từ năm 1990, công ty đã không ngừng mở rộng qui mô và địa vị hoạt động . Tháng 4 năm 1990: thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng 10 –1 Địa chỉ: Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 047841.152 Tháng 1 năm 1991: Thành lập xí nghiệp lắp máy và xây dựng 10 – 3. Địa chỉ: Thị xã Phủ Lý, Tỉnh Nam Hà Điện thoại: 0351.854.554 Như vậy, đặc trưng nổi bật trong giai đoạn phát triển này của công ty là tham gia thi công các công trình trọng điểm của đất nước. Qua đó những người cán bộ quản lý, công nhân trong công ty đã trưởng thành về nhiều mặt, đặc biệt là trình độ tay nghề của công nhân được thử thách và đào tạo qua các công trình có yêu cầu phức tạp về kỹ thuật, đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Điều này đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho bước phát triển kế tiếp của công ty. *) Giai đoạn từ 1993 đến năm 2007 Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, công ty cổ phần LILAMA 10 khi đó cần được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình và định hướng phát triển của đất nước trong nền kinh tế chuyển đổi. Ngày 27/1/1993, căn cứ quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 338/HĐBT (ngày 20/11/1991) và nghị định số 156/HĐBT(ngày 07/5/1992) của Hội đồng Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung nghị định số 388/HĐBT, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 004A/BXD-TCLĐ thành lập lại và đổi tên thành công ty Lắp máy Việt Nam, theo hình thức hạch toán độc lập. Tháng 01 năm 1996 đổi tên là Công ty Lắp máy và xây dựng số 10 Địa chỉ: Thị xã Hoà Bình - tỉnh Hoà Bình Những thay đổi này đã đánh dấu một bước chuyển mới trong quá trình phát triển của công ty, cho phép công ty có thể tự chủ trong sản xuất kinh doanh, năng động, sáng tạo tìm ra phương hướng và biện pháp phát triển của mình nhằm hoạt động có hiệu quả phù hợp với cơ chế kịnh tế mới. Tháng 10 năm 1997: Công ty đã tiếp nhân nhà máy cơ khí nông nghiệp số 3 thuộc Tổng công ty cơ điện nông nghiệp và thủy bộ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đổi tên thành: Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép. *) Giai đoạn từ năm 2007 đến nay Cùng với xu thế chung các doanh nghiệp chuyển dần sang cổ phần hóa để quán lý một cách hiệu quả, LILAMA 10 cũng không nằm ngoài xu thế đó Tháng 01 năm 2007 đổi tên thành Công ty cổ phần LILAMA 10 Địa chỉ: số 989 đường Giải Phóng - Quận Hoàng Mai - Hà Nội. Trong giai đoạn này, bên cạnh những công trình do tổng công ty giao, công ty đã tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm xây dựng thông qua đấu thầu. Tóm lại, đến nay công ty đã và đang thích nghi một cách tích cực với cơ chế thị trường, tạo cái nhìn khả quan về khả năng phát triển hoạt động sản xuất của công ty trước mắt cũng như lâu dài. Chức năng và ngành nghề kinh doanh Chức năng Trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và nhận những nhiệm vụ tổng công ty giao xuống. Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị thành viên trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Khai thác, tìm kiếm các nguồn vốn và thu hút các nhà đầu tư để triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Tổ chức, quản lý phần vốn đã đầu tư vào các dự án, công ty liên kết và các doanh nghiệp khác. Ngành nghề kinh doanh Theo giấy phép hành nghề kinh doanh cấp lần thứ hai số 104346, do uỷ ban kế hoạch tỉnh Hoà Bình cấp ngày 28/18/1996, công ty có năng lực trong các ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình. - Xây dựng nhà ở. - Trang trí nội thất. - Sản xuất phụ tùng cấu kiện kim loại cho xây dựng - Sản xuất vật liệu xây dựng, gạch lát, tấm lợp đá ốp lát, đất đen, ôxy... - Kinh doanh vật tư thiết bị - Thiết kế chế tạo bồn bể chịu áp lực - Thiết kế, chế tạo lắp đặt kết cấu thép - Lắp đặt thiết bị công nghệ - Gia công và lắp đặt các hệ thống ống công nghệ, ống chịu áp lực - Sơn phủ bảo ôn xây lò Theo quyết định của bộ tưởng bộ xây dựng số 927/QĐ-BXD ngày 8/6/2004, bổ sung cho công ty những ngành nghề kinh doanh sau: - Khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và các dây truyền công nghệ - Đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và nhà ở - Chế tạo và lắp đặt thiết bị nâng, thiết bị cho các dây chuyền công nghệ, bình, bể và các thiết bị chịu áp lực; cung cấp, lắp đặt và bảo trì thang máy; làm sạch, mạ và sơn phủ bề mặt kim loại - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và các dây truyền công nghệ - Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, nhiệt, điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng mối hàn kim loại. Đến năm 2009, bổ sung thêm và hiện nay ngành nghề kinh doanh được đăng trên Website chính thức của công ty bao gồm: - Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, lắp ráp máy móc thiết bị cho các công trình - Sản xuất, kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, ô xy, phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng - Sản xuất vật liệu xây dựng - Gia công chế tạo, lắp đặt sửa chữa thiết bị nâng, thiết bị chịu áp lực (bình, bể, đường ống chịu áp lực), thiết bị cơ, thiết bị điện, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp lắp đặt và bảo trì thang máy - Làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng -Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, điều khiển tự động, kiểm tra mối hàn kim loại - Đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất) - Thiết kế kết cấu: Đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ nghành lắp máy - Thiết kế hệ thống dây chuyền công nghệ chế tạo máy và lắp máy phục vụ nghành lắp máy - Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt điện đối với công trình công nghiệp Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần LILAMA 10 Tæng Gi¸m ®èc Phã tæng Gi¸m ®èc Phã tæng Gi¸m ®èc XÝ nghiÖp 10-1 XÝ nghiÖp 10-2 nhµ m¸y chÕ t¹o thiÕt bÞ & kct XÝ nghiÖp 10-4 Chi nh¸nh S¬n la ®éi thÝ nghiÖm hiÖu chØnh thiÕt bÞ §éi C¬ giíi C¸c ®éi c«ng tr×nh BQLDA Tßa nhµ cao tÇng BQLDA Thuû ®iÖn NËm c«ng 3 Phã tæng Gi¸m ®èc HéI §ång qu¶n trÞ Phã tæng Gi¸m ®èc Phã tæng Gi¸m ®èc Phã tæng Gi¸m ®èc ®¹i héi ®ång cæ ®«ng Ban kiÓm so¸t Phßng hµnh chÝnh tæng hîp phßng tæ chøc l®tl phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng kinh tÕ kü thuËt Phßng vËt t­ thiÕt bÞ phßng dù ¸n vµ ®èi ngo¹i Phßng ®Çu t­ ban qu¶n lý m¸y Trung t©m T­ vÊn thiÕt kÕ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 Sơ đồ tổ chức cơ quan, văn phòng của công ty Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, phòng ban Bộ máy tổ chức quản lý và điều hành của công ty cổ phần LILAMA 10 bao gồm: Hội đồng quản trị ( HĐQT ) HĐQT thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tổng Giám đốc tổ chức, thực hiện các Nghị quyết, quyết định của HĐQT theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 20 trong Điều lệ và tổ chức hoạt động của Công ty. Hiện nay, HĐQT của công ty gồm có 5 thành viên. HĐQT Công ty làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tất cả các thành viên HĐQT chịu trách nhiệm về phần việc của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về Nghị quyết, quyết định của HĐQT đối với sự phát triển của công ty. Ban kiểm soát Chức năng Trưởng Ban kiểm soát là thành viên HĐQT, thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao về việc kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ công ty, các nghị quyết và quyết định của HĐQT. Nhiệm vụ: Ban kiểm soát có nhiệm vụ thực hiện chức năng kiểm soát, giám sát đối với công việc: Thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật Nhà nước, các điều lệ quy chế, các nghị quyết, quyết định của HĐQT trong nội bộ công ty. Sử dụng bảo toàn và phát triển vốn trong nội bộ công ty, kịp thời phát hiện báo cáo HĐQT ngăn chặn việc sử dụng vốn sai mục đích, sai chế độ. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các biện pháp thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm của công ty và các đơn vị thành viên được cấp trên hoặc HĐQT phê duyệt. Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, việc vay trả các khoản nợ trong và ngoài nước. Mua bán chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản trong nội bộ công ty, cũng như giữa công ty với các tổ chức, cá nhân ngoài công ty. Thực hiện các tiêu chuẩn định mức Kinh tế - Kỹ thuật chất lượng sản phẩm, đơn giá tiền lương, mức giá, khung giá, mua bán vật tư, thiết bị sản phẩm và dịch vụ trong toàn công ty. Lập và sử dụng các quỹ trong công ty Chấp hành chế độ tài chính, kế toán và thống kê theo quy định hiện hành. Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty. Giúp HĐQT thẩm định nội bộ bản báo cáo tài chính hàng năm của công ty và các đơn vị thành viên. Ban Lãnh đạo Ban Lãnh đạo của Tổng công ty bao gồm Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc điều hành hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Theo qui chế phân cấp lãnh đạo của Tổng Công ty LILAMA Việt nam: Tổng Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ các hoạt động của công ty trước Tổng Giám đốc Tổng Công ty LILAMA Việt nam như về tài chính, về ký kết hợp đồng kinh tế, về bổ nhiệm và tuyển dụng nhân sự, về định hướng phát triển của công ty .v.v. Các phó Tổng Giám đốc Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám, giúp cho Tổng Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nhiệm vụ do Tổng Giám đốc công ty giao theo qui chế phân cấp của Tổng Công ty LILAMA Việt Nam. Các phó Tổng Giám đốc báo cáo trực tiếp tình hình công việc trong lĩnh vực phụ trách cho Tổng Giám đốc công ty trong các cuộc họp xem xét của lãnh đạo. Nhận các thông tin về các lĩnh vực công việc trong các buổi hội ý giao ban từ Giám đốc. Các phó Tổng Giám đốc công ty thường xuyên trao đổi thông tin, thống nhất hành động trong các lĩnh vực có liên quan đến nhau. Phòng hành chính tổng hợp Phòng hành chính tổng hợp có chức năng, nhiệm vụ : Quản lý việc sử dụng các con dấu trong toàn công ty. Kiểm tra việc cập nhật các công văn, giấy tờ đi, đến và lưu lại những văn bản đã được ban hành. Quản lý toàn bộ trang thiết bị văn phòng và dụng cụ hành chính tại trụ sở công ty và các đơn vị trực thuộc. Đôn đốc kiểm tra việc khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể CBCNV. Theo dõi các trường hợp ốm đau, tai nạn, xét thấy cần thiết trình Tổng Giám đốc công ty cho đi điều dưỡng. Cung ứng văn phòng phẩm và mua sắm bổ xung trang bị văn phòng. Tổ chức đôn đốc, kết hợp cùng các đơn vị bố trí nơi ăn nghỉ cho tập thể CBCNV tại các công trình. Quản lý và nắm bắt việc sử dụng nhà cửa, đất đai trong toàn công ty. Tổ chức đón khách, hướng dẫn khách đến làm việc với các bộ môn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường Quản lý điều hành các xe con khi đã có lệnh của Tổng Giám đốc công ty. Thực hiện các nhiệm vụ của Tổng Giám đốc công ty giao. Phòng tổ chức - lao động tiền lương Phòng tổ chức lao động tiền lương có chức năng: Lập phương án tổ chức, biên chế bộ máy từ công ty đến các xí nghiệp thành viên, qui hoạch cán bộ. Soạn thảo các qui chế về: lao động, tuyển dụng, tền lương, khen thưởng, kỷ luật, phân cấp tổ chức quản lý và hoạt động của công ty.v.v. Soạn thảo thủ tục đào tạo, thử việc, nghỉ chế độ, điều động CBCNV, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt cán bộ, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật. Bộ phận Bảo vệ - Quân sự (thuộc phòng) có nhiệm vụ lập và thực hiện các phương án bảo đảm an ninh trật tự trong toàn công ty, huấn luyện tự vệ. Lập và tổ chức huấn luyện thực hiện phương án phòng chống cháy nổ. Phòng Tài chính - Kế toán Phòng tài chính – kế toán có chức năng, nhiệm vụ sau: Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc công ty thực hiện công tác tài chính- kế toán, lập báo cáo kế toán quí, năm theo đúng chế độ qui định của nhà nước. Thông qua số liệu phân tích hoạt động kinh tế của công ty tham mưu cho lãnh đạo biết rõ hiệu quả của sản xuất kinh doanh của công ty từ đó định ra hướng đi của công ty đứng đắn. Tính toán, ghi chép số liệu về tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Tổ chức, bố trí nhân viên và phòng thực hiện nhiệm vụ của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ được Tổng Giám đốc công ty giao. Phòng Kinh tế - Kỹ thuật Phòng Kinh tế - Kỹ thuật có chức năng, nhiệm vụ: Lập kế hoạch và báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch theo tháng, quí, năm. Lập và trình duyệt các dự án đầu tư (về xây dựng cơ bản, thiết bị thi công). Thực hiện các công việc tiếp theo của dự án đúng chức năng của phòng: làm hồ sơ mời thầu, tổ chức xét thầu và trình duyệt nhà thầu trúng thầu. Xem xét, soạn thảo các hợp đồng kinh tế. Lập và trình duyệt các đơn giá, dự toán các công trình. Tiếp thị tìm kiếm các công việc, lập hồ sơ dự thầu các công trình. Đôn đốc các đơn vị thực hiện việc thanh, quyết toán công trình với chủ đầu tư. Tập hợp và lưu trữ các tài liệu, hồ sơ các công trình. Giúp các đơn vị, cá nhân làm hồ sơ về sáng kiến hợp lý hoá sản xuất trong công ty. Tập hợp các sáng kiến hợp lý hoá sản xuất trình duyệt các cấp. Đôn đốc, quản lý, kiểm tra việc thực hiện các qui trình quản lý máy móc thiết bị. Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, các qui phạm về an toàn lao động: huấn luyện, trang bị về bảo hộ lao động, giải quyết các vụ việc về an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong toàn công ty. Lập biện pháp thi công theo phân cấp của công ty, hỗ trợ kỹ thuật cho các công trường. Phòng Vật tư - Thiết bị Phòng Vật tư – Thiết bị có chức năng, nhiệm vụ: Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc bộ phận vật tư thiết bị của công ty tại các công trình do công ty thi công về việc giao nhận, quyết toán vật tư, thiết bị do chủ đầu tư cấp. Tổng hợp số liệu và báo cáo Tổng Giám đốc công ty về vật tư thiết bị. Quản lý, mua sắm phương tiện, dụng cụ thi công, cung cấp kịp thời cho các đơn vị thi công. Cung cấp vật tư từ kho công ty cho các đơn vị thi công. Thu hồi lại vật tư từ các công trình về kho công ty sau khi các công trình đã thi công xong hoặc không cần dùng. Mua vật tư cấp cho các đơn vị trong công ty thi công khi được Tổng Giám đốc công ty cho phép. Cung cấp thông tin về thị trường giá cả vật tư, kết hợp cùng phòng Kinh tế- Kỹ thuật tham gia đấu thầu các công trình. Phòng dự án và đối ngoại Phòng đầu tư Phòng đầu tư có chức năng nhiệm vụ lập dự án, thẩm định, lập hồ sơ dự thầu, chuẩn bị giấy tờ, thủ tục liên quan đến hồ sơ pháp lý và việc triển khai dự án Ban quản lý máy Ban quản lý máy có nhiệm vụ kiểm soát, hiệu chuẩn và bảo dưỡng các thiết bị kiểm tra và thử nghiệm. Đảm bảo rằng các dụng cụ thiết bị phục vụ cho kiểm tra thử nghiệm phải phù hợp với yêu cầu chất lượng. Trung tâm tư vấn thiết kế Trung tâm tư vấn thiết kế có nhiệm vụ tư vấn và thiết kế cho việc thi công các công trình mà Công ty đảm nhiệm hoặc nhận hợp đồng tư vấn thiết kế cho các dự án bên ngoài. Các phòng ban trong công ty thường xuyên trao đổi thông tin qua các kênh liên lạc được thiết lập trong công để đảm bảo trao đổi thông tin theo 3 hướng: trên - xuống, dưới – lên, liên phòng. Các kết quả sản xuất, kinh doanh cũng như hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng đều là các thông tin cần được thông báo cho các thành viên công ty. Các vấn đề liên quan đến nhiều bộ phận sẽ được cùng nhau xem xét trong các cuộc họp giao ban. Các thành viên được khuyến khích trong việc đóng góp ý kiến cho lãnh đạo quan các cuộc đại hội hoặc bất cứ lúc nào cần thiết. Tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần LILAMA 10 Đặc điểm sản xuất kinh doanh Sản phẩm chủ yếu của công ty Công ty cổ phần LILAMA 10 là doanh nghiệp hạch toán độc lập, thuộc tổng công ty LILAMA Việt Nam chuyên nhận thầu chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép, lắp đặt và xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng trên mọi miền tổ quốc. Các sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay là các công trình công nghiệp: - Các trạm biến áp từ 110 đến 4500 KV. Các công trình này bán cho tổng công ty Điện lực Việt Nam. - Các công trình công nghiệp khác như: Chế tạo bồn bể, và các đường ống chịu áp lực cao. Những công trình này bán cho tổng công ty mía đường Việt Nam và tổng công ty dầu khí Việt N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110747.doc
Tài liệu liên quan