Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
3. Phương pháp nghiên cứu: 2
4. Phạm vi nghiên cứu: 2
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3
1. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp: 3
1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp: 3
1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp: 5
1.3.Chức năng của tài chính doanh nghiệp: 6
a. Tổ chức huy động chu chuyển vốn, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. 6
b. Chức năng phân phối thu nhập của tài chính doanh nghiệp 6
c. Chức năng giám đốc (kiểm soát) đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 7
2. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp: 8
2.1. Khái niệm: 8
2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp: 8
2.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp: 9
2.4. Mục tiêu của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp: 9
2.5. Các dữ liệu trong hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp: 11
2.5.1. Bảng cân đối kế toán: 11
2.5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 16
2.5.3.Ngân quỹ (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) 19
2.6. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp: 19
2.6.1. Phân tích theo chiều ngang: 19
2.6.2. Phân tích xu hướng: 20
2.6.3. Phân tích theo chiều dọc (phân tích theo qui mô chung): 20
2.6.4. Phân tích các chỉ số chủ yếu: 20
2.6.5. Phương pháp liên hệ - cân đối: 21
2.7.Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp: 21
2.7.1.Phân tích các hệ số tài chính 21
2.7.1.1. Các hệ số về khả năng thanh toán 22
2.7.1.2. Các hệ số về khả năng cân đối vốn 24
2.7.1.3. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động: 25
2.7.1.4. Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời: 27
2.7.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ) 29
2.7.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian: 30
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp: 30
3.1.Các nhân tố chủ quan : 30
3.1.1.Lịch sử của doanh nghiệp: 30
3.1.2.Nguồn nhân lực 30
3.1.3.Người lãnh đạo 30
3.1.4.Người lao động 31
3.1.5.Nguồn lực tài chính 31
3.1.6.Công cụ sản xuất 31
3.1.7.Sản phẩm 32
3.1.8.Chiến lược kinh doanh 32
3.1.9.Nghiên cứu và phát triển 33
3.2.Các nhân tố khách quan : 33
CHƯƠNG II 35
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY EVERPIA VIỆTNAM 35
I. Tổng quan về công ty CP Everpia Việt Nam 35
1. Lịch sử công ty 36
2.Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của công ty: 37
II.Thực trạng hoạt động phân tích tài chính công ty CP Everpia Việt Nam 40
1. Phân tích khả năng thanh toán: 41
1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Ht): 42
1.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (HN): 43
1.3. Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước: 43
2. Phân tích khả năng cân đối vốn 44
2.1.Tỷ suất tự tài trợ: 44
2.2. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 45
2.3. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: 46
3. Phân tích khả năng hoạt động 47
3.1. Tình hình luân chuyển hàng tồn kho 47
3.2. Tình hình luân chuyển vốn lưu động: 48
3.3. Tình hình luân chuyển vốn cố định: 50
3.4. Tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu: 51
3.5. Tình hình luân chuyển toàn bộ vốn: 52
4. Phân tích khả năng sinh lời: 54
4.1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: 54
4.2. Doanh lợi tài sản (ROA): 55
4.3. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DUPONT: 56
5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: 57
5.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý 57
5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí: 60
5.3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận của công ty: 61
5.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận của doanh nghiệp: 62
III. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính công ty CP Everpia Việt Nam 63
1. Về công tác quản lý và tổ chức hành chính của công ty: 63
2. Về công tác kế toán: 63
3. Về tình hình tài chính của công ty: 64
CHƯƠNG III 67
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP EVERPIA VIỆT NAM 67
1. Về tình hình huy động vốn: 67
2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 67
3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất: 69
4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty: 69
5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: 70
Kết luận 71
76 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP Everpia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu cách thức một công ty sử dụng cơ cấu vốn. Các nhà quản lý giỏi sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Thông qua việc tăng hiệu quả sản xuất, các công ty có thể giảm hoặc kiểm soát được các chi phí. Tỷ lệ lợi nhuận do bất kỳ một công ty nào đạt được là quan trọng nếu các nhà quản lý của công ty đó mong muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ thành công cho sự phát triển của công ty.Nếu tỷ lệ lợi nhuận của một công ty tụt xuống dưới mức có thể chấp nhận được, thì P/E giá trên thu nhập và giá trị các cổ phiếu của công ty sẽ giảm xuống - điều đó giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh lãi lại đặc biệt quan trọng đối với một công ty.
a. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm :
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = (TNST) / (Doanh thu thuần)
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b. Doanh lợi tài sản (ROA):
ROA = TNST / TS
Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần (hoặc lợi nhuận sau thuế).
c. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE=TNST / VCSH
Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE là thước đo tỷ suất lợi nhuận của các cổ đông. Nhà phân tích chứng khoán, cũng như các cổ đông, đặc biệt quan tâm đến hệ số này.
Nói chung, hệ số thu nhập trên cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn. Hệ số này là một cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi so sánh với hệ số thu nhập trên cổ phần của các cổ phiếu khác
Các chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và ngược lại. Tuy vậy cũng cần phải xem xét tính chất và ngành nghề kinh doanh, sự biến động của điều kiện kinh doanh và cần phải so sánh với các kỳ trước hoặc doanh nghiệp cùng loại mới có thể đánh giá được chất lượng kinh doanh của công ty là tốt hay chưa. Từ đó mà xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sinh lời mà có biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh phù hợp với mục tiêu mong muốn và đưa ra các quyết định phù hợp.
d .Hệ số thu nhập trên đầu tư ROI
Hệ số thu nhập trên đầu tư ROI được công ty DuPont phát triển cho mục đích sử dụng riêng, nhưng ngày nay nó được rất nhiều công ty lớn sử dụng như là một cách thức tiện lợi để xác định tổng thể các ảnh hưởng của các biên lợi nhuận doanh thu tổng tài sản.
ROI = (Thu nhập ròng/ Doanh số bán) x (Doanh số bán/ Tổng tài sản)
= Thu nhập ròng/ Tổng tài sản
Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty, và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và ROI sẽ cao, và nếu ngược lại, thu nhập và ROI sẽ thấp.
2.7.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ)
Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ). Nó giúp nhà quản lý xác định rõ nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó.
Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đối các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột: Sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc:
- Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn.
- Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn.
Việc thiết lập bảng tài trợ là cơ sở để chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để đàu tư.
Ngoài việc phân tích việc sử dụng vốn và nguồn vốn, người ta còn phân tích tình hình tài chính theo luồng tiền để xác định sự tăng hany giảm tiền và nguyên nhân tăng (giảm) tiền. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có biện pháp quản lý ngân quỹ tốt hơn.
2.7.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian:
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp:
3.1.Các nhân tố chủ quan :
3.1.1.Lịch sử của doanh nghiệp:
Đôi khi việc nghiên cứu quá khứ của một doanh nghiệp là điều rất có ích để có thể hiểu rõ được chiến lược phát triển của nó hiện nay và trong tương lai. Ngoài ngày thành lập, điều có thể tạo thuận lợi cho việc theo dõi khả năng thích ứng của doanh nghiệp, phương thức thành lập doanh nghiệp cũng là một lợi ích không nhỏ.
3.1.2.Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực cũng quan trọng tương đương với khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể sẽ mất dần theo thời gian nhiều vụ đầu tư vào các hợp đồng tương lai đã làm biến mất hoàn toàn khả năng tài chính của nhiều công ty đa quốc gia, nhưng rất hiếm khi một doanh nghiệp bị mất hoàn toàn năng lực của nhân viên của nó. Mặt khác, tuy đào tạo được một nguồn nhân lực có khả năng vừa mất nhiều thời gian vừa tốn kém hơn là thay đổi kỹ thuật sản xuất nhưng không phải khi nào máy móc cũng có thể thay thế con người. Một doanh nghiệp có hai dạng nhân lực:
3.1.3.Người lãnh đạo
Khả năng của người lãnh đạo có thể là nguyên nhân của sự thành công của các doanh nghiệp mà họ điều hành. Người ta cũng có thể phân biệt giữa người lãnh đạo những công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Người lãnh đạo công ty cổ phần thường có tầm nhìn xa hơn nhiều so với chủ các doanh nghiệp tư nhân. Các nhà lãnh đạo sắp đến tuổi nghỉ hưu cũng có xu hướng hạn chế việc theo đuổi những dự án cỡ lớn. Điều này có nguy cơ làm giảm khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong nhiều năm sau. Chính vì thế, tuổi tác cũng có tầm quan trọng như là khả năng quản lý của người lãnh đạo.
3.1.4.Người lao động
Bao gồm cả cán bộ và công nhân viên. Đây chính là hạt nhân của năng lực phát triển của doanh nghiệp. Người lao động có năng lực cao có thể không ngừng cải thiện các điều kiện làm việc và qua đó, cải thiện cả những sản phẩm cuối cùng. Những chi phí đào tạo và quá trình tuyển dụng các nguồn nhân lực phải được nghiên cứu một cách tỷ mỷ.
3.1.5.Nguồn lực tài chính
Người ta sẽ suy nghĩ như thế nào về một DN khẳng định mong muốn phát triển nhờ vào những nguồn lực bên ngoài, vay nợ nhiều nhưng lại không có tài sản gì đáng kể? Một DN phải có đủ phương tiện để thực hiện tham vọng của nó, nhưng không cần dư. Thực tế, thật vô ích nếu DN có lượng tiền mặt rất dồi dào nhưng lại không được đem ra đầu tư mà chỉ đem gửi vào các tài khoản vãng lai tại ngân hàng. Một DN có tiền rảnh rỗi đem đầu tư vào những dự án ngắn hạn còn lãng phí hơn nhiều so với việc vay tiền để đầu tư.
3.1.6.Công cụ sản xuất
Nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển, những chi phí cho việc đầu tư vào các tài sản hữu hình là hoàn toàn cần thiết. Ví dụ như khi bạn đầu tư vào máy móc thiết bị, nguyên tắc đánh thuế không cho phép bạn khấu trừ toàn bộ chi phí đầu tư ngay trong năm đầu. Nó phải được khấu hao từng phần trong nhiều năm. Vậy, khi bạn nhận thấy có sự giảm sút về các khoản khấu hao, cũng có nghĩa là tăng về kết quả kinh doanh, cần phải đặt ra một vài câu hỏi. Tại sao khấu hao giảm sút? Có phải nó xuất phát từ việc máy móc thiết bị đã lỗi thời? Hoặc DN không có dự án đầu tư khả thi? Trong những trường hợp này, DN có nguy cơ thụt lùi về sản xuất trong những năm tới, hoặc sẽ suy giảm khả năng cạnh tranh
3.1.7.Sản phẩm
Để giảm bớt những rủi ro gắn liền với hoạt động sản xuất của nó, DN cần phải đa dạng hóa sản phẩm. Trong quá khứ đã có nhiều DN cố bám vào việc sản xuất sợi amian để rồi khi thức dậy vào một buổi sáng nào đó, đã thấy hoạt động của mình bị cấm. Một số DN khác chuyên sản xuất bàn tính cũng sẽ lâm vào tình trạng thê thảm khi không nhận thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thời đại vi tính. Tất cả những ví dụ này chỉ ra rằng một DN chuyên doanh có thể sẽ không tồn tại nếu sản phẩm duy nhất của nó rơi vào khủng hoảng. Ngược lại, một DN biết cách đa dạng hóa sản phẩm sẽ không đến nỗi phải hy sinh quá nhiều khi có những quy định mới của luật pháp có thể sẽ hạn chế một trong những hoạt động của nó.
Nhưng số lượng không phải là tất cả. Thực tế, một sản phẩm có thể được sinh ra, lớn lên và chết đi. Nó có cuộc sống của chính nó. Như vậy, danh mục sản phẩm của một DN cần phải được sắp đặt một cách cân đối giữa những sản phẩm có chu kỳ phát triển khác nhau.
3.1.8.Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh cần nghiên cứu không phải là phương thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp mà là cách phân chia những giới khách hàng khác nhau trong tổng doanh thu của nó. Trên thực tế, một doanh nghiệp luôn phải phụ thuộc vào khách hàng và nhà cung cấp. Hãy thử tưởng tượng rằng một khách hàng chiếm tới hơn 50% doanh số của bạn. Điều gì sẽ xảy ra cho sự ổn định của bạn nếu khách hàng đó chuyển sang mua hàng của một nhà cung cấp khác? Tình trạng tương đối đơn giản, DN có tới 95% khả năng phải tuyên bố ngừng thanh toán các khoản nợ ít nhất trong vài tháng. Như vậy, DN phải chịu dưới cơ khách hàng này và sẽ phải chấp nhận những điều kiện ưu đãi hơn. Điều này về lâu dài sẽ đưa DN tới những khó khăn về tài chính. Vì lý do đó, điều quan trọng đối với một doanh nghiệp là không nên quá tập trung vào một nhóm khách hàng. Có nhiều khách hàng nhỏ còn hơn là có một số khách hàng lớn.
3.1.9.Nghiên cứu và phát triển
Việc nghiên cứu và phát triển là những chi phí cho hôm nay nhưng lại là thành quả cho ngày mai. Một DN có trình độ khoa học kỹ thuật cao sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển mạnh mẽ. Do vậy, việc tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu và phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là sự biến động của nó theo thời gian. Một sự giảm sút về hoạt động nghiên cứu và phát triển luôn luôn cần phải được giải thích. Ngược lại, một việc gia tăng đột ngột hoạt động này cũng có thể ẩn dấu những chi phí không được kiểm soát.
3.2.Các nhân tố khách quan :
Doanh nghiệp không hoạt động đơn lẻ trong một môi trường riêng biệt nên nó chịu ảnh hưởng và tác động của nhiều nhân tố khách quan thể hiện trong các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đó.
Các chính sách thuế, các quy định về lãi suất...ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này bắt buộc nhà phân tích tài chính phải tìm ra được cách sử dụng tối ưu các nguồn vốn tự có và cách huy động các nguồn tài trợ cũng như sử dụng chúng một cách có hiệu quả.
Sự thay đổi trong công nghệ làm thay đổi phương thức sản xuất gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tài chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là đối tượng quản lý của nhà nước. Sự thắt chặt hay nới nỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính.
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phải dự tính được khả năng sảy ra rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính để có cách ứng phó kịp thời và đúng đắn. Doanh nghiệp, với sức ép của thị trường cạnh tranh, phải chuyển dần từ chiến lược trong cung cổ điển sang chiến lược trọng cầu hiện đại. Những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hóa, về chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, tinh tế hơn của khách hàng buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chất lượng cao.
Doanh nghiệp thường phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau.
Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó. Trong môi trường đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY EVERPIA VIỆTNAM
I. Tổng quan về công ty CP Everpia Việt Nam
Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Everpia Việt Nam
Tổng giám đốc điều hành : Ông Lee Jae Eun
Thành lập : Tháng 12 năm 1993(Chi nhánh tại Hà Nội trở thành tổ chức độc lập vào tháng 11 năm 2003)
Hình thức hoạt động : Công ty Cổ Phần (JSC)
Vốn đầu tư ban đầu 54.800.000.000VND
Số lượng công nhân viên : 565 người
Hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Sản phẩm Bông Tấm :Sản xuất & kinh doanh sản phẩm Bông tấm và Gia công Chăn
- Sản phẩm Chăn-Ga-Gối-Đệm : Sản xuất & kinh doanh Sản phẩm Chăn-Ga-Gối-Đệm.
* EVERPIA VIETNAM là công ty 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam, và liên tục phát triển trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm Bông tấm và Chăn-Ga-Gối-Đệm kể từ ngày đi vào hoạt động vào năm 1993.
* EVERPIA VIETNAM là công ty sản xuất sản phẩm Bông tấm và Chăn-Ga-Gối-Đệm lớn nhất tại Việt Nam, luôn dẫn đầu trong các thị trường liên quan.
* EVERPIA VIETNAM sở hữu giấy phép sản xuất và kinh doanh nhãn hiệu “Thromolite” của công ty INVISTA, Hoa Kỳ và là sản phẩm Bông tấm nổi tiếng nhất trên thế giới.
* EVERPIA VIETNAM đã phát triển thương hiệu ‘EVERON’, nhãn hiệu nổi tiếng nhất lĩnh vực sản xuất các sản phẩm Chăn-Ga-Gối-Ðệm tại Việt Nam, và sở hữu 160 đại lý độc quyền trên toàn quốc để là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh.
* Doanh thu bán hàng của EVERPIA VIETNAM luôn giữ vững mức tăng trưởng 31% cho sản phẩm Bông tấm và 69% cho sản phẩm Chăn-Ga-Gối-Đệm và EVERPIA VIETNAM đã thành công tại Việt Nam dựa trên tốc độ tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu và kinh doanh nội địa.
* EVERPIA VIETNAM đang cố gắng phát triển mạnh mẽ để trở thành doanh nghiệp được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và hướng tới mục tiêu được niêm yết trên Thị Trường Chứng khoán Việt Nam trong một vài tháng tới.
1. Lịch sử công ty
- Tháng 12/1993: Thành lập nhà máy của công ty TNHH VikoMoolsan 100% vốn Hàn Quốc
-Tháng 04/1994 : Lắp đặt dây chuyền sản xuất Bông tấm và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh Bông tấm.
-Tháng 05/1995 : Lắp đặt dây chuyền sản xuất các sản phẩm Chăn-Ga-Gối-Đệm và bắt đầu sản xuất kinh doanh mặt hàng này.
-Tháng 07/1999: Ra mắt nhãn hiệu sản phẩm Chăn-Ga-Gối-Đệm “EVERON”
-Tháng 03/2000 : Nhận Giấy phép sản xuất và kinh doanh sản phẩm Bông “Dupont “ cho sản phẩm bông tấm tại Việt Nam.
-Tháng 12/2001: Lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất Bông tấm
-Tháng 10/2003: Chuyển đổi nhà máy tại Hà Nội thành công ty TNHH VikoGlown Hà Nội.
-Tháng 12/2004: Đối tác KD tiếp nhận Quyền sở hữu, thay đổi cổ đông lớn.
-Tháng 07/2005 : Tiếp nhận việc sản xuất kinh doanh tại tp Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam
-Tháng 02/2006 : Đổi tên công ty thành Công ty TNHH Everpia Việt Nam
-Tháng 08/2006 :Tiếp nhận mọi cổ phần của Tập đoàn Everholdings và chuyển đổi cổ đông chính.
-Tháng 09/2006: Được cấp lại Giấy phép sản xuất và kinh doanh sản phẩm bông Thermolite” của công ty Invista (tên mới của sản phẩm bông Duport).
-Tháng 05/2007 : Chuyển đổi loại hình hoạt động của công ty thành công ty cổ phần và chuyển tên thành: Công ty cổ phẩn Everpia Việt Nam
-Tháng 06/2007 : Tập đoàn ‘Mirae Asset & Maps Fund 1’ đã đầu tư vào công ty với số tiền 1.200.000 USD,40.000 VND/ 1 cổ phiếu
-Tháng 09/2007 : Tập đoàn ‘Dream Fund 1’ đã đầu tư vào công ty với số tiền 500.000 USD, 40.000 VND/ 1 cổ phiếu
2.Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của công ty:
*Ban Giám đốc:
- Giám đốc công ty.
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
*Các phòng nghiệp vụ: Phòng kế hoạch, Phòng kinh doanh, Phòng nhân sự, Phòng tài chính - kế toán, Phòng kiểm soát, Phòng thiết kế, Phòng IT, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng lái xe, Phòng bảo vệ, Phòng mua bán, phòng vật tư.
*Các xưởng sản xuất: Xưởng cắt, Xưởng may, Xưởng thêu, Xưởng sản xuất bông,Xưởng sản xuất quilting, Xưởng sản xuất ruột chăn, gối.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP EVERPIA Việt Nam
Giám đốc
Pgd sản xuất
Pgđ kinh doanh
Phòng tài chính – kế toán
Phòng kế hoạch
Phòng bảo vệ
Phòng kinh doanh
Xưởng cắt
Phòng XNK
Phòng thiết kế
Xưởng may
Phòng mua bán
Xưởng thêu
Xưởng sản xuất quilting
Phòng nhân sự
Xưởng sản xuất bông
Phòng IT
Xưởng sản xuất ruột chăn, gối
Phòng kiểm soát
Phòng vật tư
Phòng lái xe
Sơ đồ tổ chức bộ máy tài chính - kế toán của công ty Everpia Việt Nam
Kế toán trưởng
Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ
hàng bán tổng kiêm kế
hoá hàng hợp toán thanh
toán công
nợ
Nhân viên hạch toán
II.Thực trạng hoạt động phân tích tài chính công ty CP Everpia Việt Nam
*Các thông tin tài chính của công ty:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
TÀI SẢN
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
55.577
34.775
93.750
93.863
I.Tiền
110
1.596
2.257
1.747
2.293
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
-
-
-
2.000
III.Các khoản phải thu
130
46.278
25.354
79.887
77.810
IV.Hàng tồn kho
140
6.353
6.605
11.073
10.890
V.Tài sản lưu động khác
150
1.351
559
1.042
870
VI.Chi sự nghiệp
160
-
-
-
-
B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
26.919
37.388
43.742
72.060
I.Tài sản cố định
210
19.024
31.799
38.638
54.985
II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
3.769
992
992
11.950
III.Chi phí XDCB dở dang
230
4.127
4.597
4.112
4.720
IV.Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn
240
-
-
-
-
V.Chi phí trả trước dài hạn
241
-
-
-
405
TỔNG TÀI SẢN
250
82.496
72.163
137.492
165.923
NGUỒN VỐN
A.Nợ phải trả
300
61.181
48.297
101.492
125.445
I.Nợ ngắn hạn
310
50.572
24.537
70.792
98.629
II.Nợ dài hạn
320
10.432
21.298
19.485
26.375
III.Nợ khác
330
177
2.462
11.215
441
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
400
21.315
23.866
36.000
40.477
I.Nguồn vốn quỹ
410
21.301
23.891
35.154
38.772
1.Nguồn vốn kinh doanh
411
18.477
15.268
23.832
26.576
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
-
-
-
-
3.Chênh lệch tỷ giá
413
-
-
-
-
4.Quỹ đầu tư phát triển
414
118
118
785
1.514
5.Quỹ dự phòng tài chính
415
169
169
302
448
6.Lợi nhuận chưa phân phối
416
(2.698)
102
-
-
7.Nguồn vốn đầu tư XDCB
417
5.235
8.235
10.235
10.235
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
14
(25)
847
1.705
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
430
82.496
72.163
137.492
165.923
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh thu
01
262.865
300.813
271.058
387.311
Trong đó: Doanh thu xuất khẩu
02
167.802
263.154
229.047
333.953
Các khoản giảm trừ
03
18
4.068
254
290
Chiết khấu thương mại
04
-
-
-
-
Giảm giá hàng bán
05
-
-
-
-
Hàng bán bị trả lại
06
8
3.973
1
-
Thuế TTĐB
07
10
96
252
290
1. Dthu thuần
10
262.847
296.745
270.804
387.021
2. Giá vốn hàng bán
11
239.361
261.464
221.387
350.034
3. Lợi nhuận gộp
20
23.486
35.280
49.417
36.987
4. Chi phí bán hàng
21
20.019
25.969
40.231
26.295
5. Chi phí quản lý
22
4.269
5.531
7.046
7.149
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
30
(802)
3.780
2.139
3.543
7. Thu nhập HĐTC
31
1.997
2.318
1.261
4.708
8. Chi phí HĐTC
32
6.213
6.384
5.253
6.322
Trong đó: Chi phí lãi vay
33
6.213
6.384
5.253
6.322
9. Lợi nhuận HĐTC
40
(4.215)
(4.065)
(3.992)
(1.614)
10. Thu nhập khác
41
4.354
4.014
4.340
1.363
11. Chi phí khác
42
1.562
929
-
566
12. Lợi nhuận khác
50
2.792
3.085
4.340
796
13. Tổng lợi nhuận trước thuế
60
(2.226)
2.799
2.487
2.726
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp
70
-
-
828
872
15. Lợi nhuận sau thuế
80
(2.226)
2.799
1.659
1.854
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau:
1. Phân tích khả năng thanh toán:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Ht):
Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
TSLĐ & ĐTNH
55.577
34.775
93.750
93.863
-37,43%
169,59%
0,12%
Nợ ngắn hạn
50.572
24.537
70.792
98.629
-51,48%
188,51%
39,32%
Ht
1,10
1,42
1,32
0,95
0,32
(0,09)
(0,37)
Giai đoạn từ 2004 – 2005 hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tăng từ 1,10 lần lên 1,42 lần, tức là tăng 0,32 lần so với năm 2004 . Giai đoạn 2005 – 2007 hệ số này liên tục giảm từ 1,42 lần trong năm 2005 giảm xuống còn 1,32 lần vào năm 2006 (giảm 0,09 lần so với năm 2005), đến năm 2007 chỉ còn 0,95 lần, tức là giảm 0,37 lần so với năm 2006. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là trong năm 2007 tốc độ tăng của tài sản lưu động là 0,12%, còn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 39,32%. Như vây dựa vào kết quả trên thì trong năm 2003 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,95 đồng tài sản lưu động đảm bảo. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp không đầu tư quá mức vào tài sản lưu động, số tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu này sẽ giảm và như vậy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn, mặt khác đây là dấu hiệu cũng không khả quan lắm vì nó thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm, do đó mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên.
Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản kém nên hệ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta tiếp tục đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau:
1.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (HN):
Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Tài sản có tính thanh khoản cao
48.530
28.085
82.435
82.804
-42,13%
193,52%
0,45%
Nợ ngắn hạn
50.572
24.537
70.792
98.629
-51,48%
188,51%
39,32%
Hn
0,96
1,14
1,16
0,84
0,18
0,02
(0,32)
Giai đoạn 2004 – 2006 , khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2004 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,96 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, năm 2005 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,14 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, tức là đã tăng 0,18 đồng so với năm 2004; vào năm 2006 có 1,16 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo cho nợ ngắn hạn, tăng 0,02 đồng so với năm 2005. Sang giai đoạn 2006 – 2007 khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm chỉ còn 0,84 lần, thấp nhất trong 4 năm, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.
⇒ Như vậy qua 4 năm hệ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm dần là do trong các năm 2005 và 2006 hệ số này cao, chứng tỏ lượng vốn bằng tiền của doanh nghiệp bị ứ đọng nên doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm trong năm 2007, tuy nhiên hệ số thanh toán điều chỉnh như thế thì khá thấp, thể hiện khả năng thanh toán của công ty trong năm 2007 ở tình trạng chưa tốt. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần hệ số này lên.
1.3. Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước:
Hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước về các khoản phải nộp như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác. Việc phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước sẽ giúp ta đánh giá được tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước. Để đánh giá ta sử dụng tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước.
Bảng phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
Chênh lệch
04-05
05-06
06-07
Số đã nộp
3.240
256
2.943
5.541
-92,11%
1051,47%
88,26%
Số phải nộp
1.553
270
3.898
4.964
-82,61%
1343,04%
27,35%
Tỷ lệ thanh toán với NSNN
208,67%
94,63%
75,51%
111,63%
-114,03%
-19,12%
36,11%
Qua bảng phân tích ta nhận thấy tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với nhà nước tốt nhất là vào năm 2004 ( tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước là 208,67%). Từ năm 2004 – 2006 tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước giảm liên tục, năm 2005 chỉ còn 94,63%, năm 2006 lại tiếp tục giảm xuống còn 75,51%. Sang năm 2007 tình hình thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7903.doc