Chuyên đề Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC 2

1.1.Khái quát một số đặc điểm cơ bản của Tổng công ty Nhà nước. 2

1.1.1.Khái quát đặc điểm của Tổng công ty Nhà nước 2

1.1.2.Vai trò của Tổng công ty Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. 4

1.2.Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính. 5

1.2.1.Khái niệm. 5

1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính. 7

1.2.3.Nội dung và phương pháp phân tích. 7

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. 19

1.3.1.Nhân tố chủ quan. 19

1.3.2.Nhân tố khách quan. 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM. 25

2.1.Khái quát đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của ngành Hàng không Việt Nam. 25

2.1.1.Lịch sử ra đời, phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 25

2.1.2. Vai trò của ngành Hàng không Vịêt Nam trong nền kinh tế quốc dân. 26

2.1.3.Khái quát tổ chức bộ máy, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 27

2.2.Thực trạng công tác phân tích tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 33

2.2.1.Thực trạng tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng không. 33

2.2.2.Phân tích tài chính Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 41

2.3. Đánh giá tình hình tài chính và công tác phân tích tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 47

2.3.1.Kết quả đạt được. 47

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân. 48

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 53

3.1.Định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 53

3.1.1 Mục tiêu phát triển. 53

3.1.2. Kế hoạch phát triển. 54

3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 58

3.2.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy trình phân tài chính tại Tổng công ty. 58

3.2.2.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh việc thu nhập và tổng hợp thông tin cho phân tích tài chính. 60

3.2.3.Sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont vào phân tích tài chính tại Tổng công ty. 60

3.2.4.Nâng cao trình độ của cán bộ phân tích tài chính. 61

3.2.5.Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính. 61

3.3.Một số kiến nghị 69

3.3.1.Hoàn thiện chế độ kế toán 69

3.3.2.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. 70

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 2.1.3.1.Tổ chức bộ máy. chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Hàng không. Tổng công ty hàng không Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình tập đoàn kinh doanh, với chức năng chủ đạo cho mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong ngành hàng không dân dụng, trong đó vận tải hàng không là nòng cốt. Tổng công ty có nhiệm vụ thực hiện kinh doanh, dịch vụ vận tải, hàng không đối với hành khách và hàng hoá ở trong nước và nước ngoài theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng của Nhà nước, cung ứng các dịch vụ thương mại kỹ thuật hàng không và các ngành có mối quan hệ gắn bó với nhau trong dây chuyền kinh doanh vận tải hàng không, xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguốn vốn, thuê và cho thuê, mua sắm tàu bay bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng , nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành hàng không; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài, kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Tổng công ty chịu sự quản lý của Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan Chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước; chịu sự quản lý của cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật. Về tổ chức bộ máy của Tổng công ty, các đơn vị thành viên của Tổng công ty hàng không Việt Nam bao gồm: Các đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp, và các đơn vị liên doanh mà TCT tham gia góp vốn. Tổ chức của TCT gồm một hội đồng quản trị 7 thành viên do thủ tướng chính phủ trực tiếp chỉ định, trong đó có một uỷ viên kiêm chức vụ tổng giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc trong điều hành quản lý chung là các cơ quan tham mưu tổng hợp. Tổng công ty có 24 doanh nghiệp thành viên được chia làm hai khối là khối hạch toán phụ thuộc gồm 13 thành viên và khối hạch toán độc lập gồm 11 đơn vị thành viên và 6 đơn vị liên doanh. Tổ chức của TCT có thể được minh hoạ theo sơ đồ: 2.1.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tổng công ty Hàng không Việt Nam. a.Thị trường vận tải hàng không: Người ta căn cứ vào các điểm xuất phát đi và đến của máy bay để phân chia thị trường hàng không thành hai loại lớn là: thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Trên mỗi thị trường lớn người ta lại phân theo từng cấp bậc bao gồm: Thị trường nội địa bao gồm: - Thị trường cặp thành phố, ví dụ: thị trường cặp Hà Nội - Huế, hay Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh,… - Thị trường liên vùng bao gồm tất cả các đường bay nối liền hai vùng, ví dụ: thị trường Nam Bắc và cuối cùng là thị trường toàn quốc. Thị trường quốc tế bao gồm: - Thị trường cặp thành phố của hai quốc gia: Hà Nội – Singapo… - Thị trường cặp quốc gia: Việt Nam – CH Pháp.. - Thị trường liên vùng: Việt Nam và Tây Âu - Thị trường toàn cầu. b.Sản phẩm hàng không Sản phẩm vận chuyển hàng không là dịch vụ vận chuyển hàng không. Với người bán các dịch vụ đó là các nhà vận chuyển, người mua là hành khách và chủ các lô hàng cần vận chuyển bằng hàng không. c.Nhà chức trách hàng không. Nhà chức trách hàng không dân dụng là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không (cục hàng không dân dụng Việt Nam), nhà chức trách hàng không quy định cơ chế hoạt động của thị trường hàng không như cho phép nhà vận chuyển hàng không nào đó được phép khai thác thị trường hàng không xác định, quy định đường bay, khối lượng vận chuyển, tần suất bay, kiểm tra an ninh an toàn…, giá cước, chất lượng vận chuyển, những quy định khác có liên quan. d.Kinh doanh vận tải hàng không và dich vụ đồng bộ. Để cung ứng một sản phẩm hàng không, ngoài các nguồn lực về kinh tế, các nhà vận chuyển hàng không còn phải sử dụng các dịch vụ hàng không đồng bộ, bao gồm dịch vụ tại sân bay, dịch vụ kiểm soát không lưu, dịch vụ cung ứng nhiên liệu hàng không, dịch vụ thương mại, dịch vụ kĩ thuật thương mại mặt đất, bảo dưỡng sửa chữa máy bay… Tổng công ty hàng không với tư cách là nhà vận chuyển, đồng thời tham gia vào cung cấp các dịch vụ đồng bộ như: Phục vụ kỹ thuật thương mại, dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa bảo dưỡng máy bay,…ngoại trừ kiểm soát không lưu, khai thác cảng, an ninh hàng không, hải quan, cửa khẩu. Phần lớn các sản phẩm dịch vụ trên được tạo ra để cung ứng cho các nhà vận chuyển hàng không - người ta mua các sản phẩm dịch vụ đó. Tuy nhiên, xét dưới góc độ Tập đoàn kinh doanh thì các dịch vụ đồng bộ chính là sản phẩm tiêu thụ nội bộ. Vì sản phẩm dịch vụ đồng bộ hàng không rất đa dạng, phức tạp nên xác định sản phẩm chính vẫn là hành khách, hàng hoá, bưu điện. e.Cạnh tranh. Thị trường cung ứng dịch vụ Cơ cấu thị trường ngàng hàng không là không đồng nhất, thị trường kiểm soát không lưu là thị trường độc quyền tuyệt đối vì mỗi nước chỉ có một nhà nước cung cấp dịch vụ không lưu cho riêng bản thân chính nước đó và các hãng quốc tế. Với lý do an ninh và chủ quyền quốc gia, mỗi một hãng hàng không muốn được bay qua lãnh thổ Việt Nam hoặc hạ, cất cánh tại các sân bay trên lãnh thổ Việt Nam đều phải được nhà chức trách hàng không cấp phép. Thị trường cung ứng xăng dầu hàng không Việt Nam cũng rất khác biệt, hiện nay chỉ có một công ty duy nhất là Công ty cung ứng xăng dầu hàng không đảm trách, mặc dù phải cạnh tranh lại rất khốc liệt với các công ty xăng dầu của các nước khác trong việc cung ứng xăng dầu quốc tế, nhưng thị trường trong nước thì gần như độc quyền. Thị trường dịch vụ kỹ thuật thương mại tuy không chính thức tuyên bố là độc quyền nhưng thật chất mỗi dịch vụ tại sân bay cũng chỉ có một nhà nước cung ứng duy nhất. Thị trường vận tải hàng không. Thị trường vận tải hàng không là thị trường vận tải hành khách, hàng hoá, bưu điện… và mang đặc tính của một thị trường đặc thù, đối với thị trường trong nước mặc dù chỉ có hai hãng hàng không khai thác trên các tuyến bay trong nước nhưng trên thực tế họ phải cạnh tranh gay gắt với các hình thức vận tải khác như ô tô, đường sắt, đường biển và các phương tiện khác. Đối với thị trường ngoài nước, thì điều đó càng rõ nét, tính cạnh tranh khốc liệt hơn bởi các đối thủ cạnh tranh có tiềm năng quá to lớn so với hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, vận tải hàng không quốc tế chịu sự điều tiết quốc gia lẫn song phương. Điều kiện để một hãng hàng không mới tham gia vào thị trường hàng không rất chặt chẽ. Theo Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO) trên mỗi đường bay quốc tế có đến 10 hãng cùng khai thác thương mại, nhưng thậm chí có đường bay chỉ có 2 hãng khai thác. Do vậy có thể nhận xét rằng thị trường vận tải hàng không quốc tế là thị trường gần như độc quyền. f.Thị trường máy bay Đối với thị trường cung cấp máy bay, tuy trên thế giới có rất nhiều công ty sản xuất máy bay, nhưng cũng chỉ có một vài công ty có khả năng cung ứng cho thị trường thế giới như các công ty của Hoa Kỳ, cộng đồng Châu Âu, Nga. Do kĩ thuật sản xuất máy bay dựa trên nền tảng khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất và là lợi ích của quốc gia nên rất ít nước có thể sản xuất được. Mặt khác, ICAO chỉ cấp chứng chỉ khai thác thương mại cho máy bay dựa trên tiêu chí kỹ thuật rất nghiêm ngặt và việc mua, bán máy bay cho nước thứ ba phải được phép của nhà sản xuất. g.Dây chuyền vận chuyển hàng không và dịch vụ đồng bộ. Thị trường vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ là thị trường rộng lớn về không gian, thời gian. Sản phẩm cung ứng cho thị trường vận tải hàng không mang tính đặc thù cao vì nó được thực hiện bởi nhiều khâu, dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ là toàn bộ quá trình thực hiện những cam kết giữa nhà vận chuyển với khách hàng, bao gồm xuất bán chứng từ (ký kết hợp đồng cam kết với khách hàng) thực hiện cam kết với khách hàng, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến chuyến bay và các dịch vụ khác. Sản phẩm lao vụ đã hoàn thành không đồng hành với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm hàng không là cả quá trình thực hiện thông qua khâu bán sản phẩm trước tiên rồi mới thực hiện cung ứng các dịch vụ. Dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ là cả quá trình cung ứng các dịch vụ vận chuyển từ khi bán hàng cho đến khi thực hiện xong lao vụ. 2.2.Thực trạng công tác phân tích tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 2.2.1.Thực trạng tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng không. Trong những năm gần đây, nên kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mới cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong khu vực. Trong đó ngành du lịch đã góp phấn không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ và sự đầu tư thoả đáng, Du lịch Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể. Bằng các chương trình cụ thể về trước mắt và lâu dài được xây dựng, tổ chức rộng khắp như Seagame 22, diễn đàn quốc tế ASEM 5 năm 2004, hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Hà Nội vào năm 2006, các lễ hội lớn ở các địa phương, các chương trình du lịch sinh thái, các tour du lịch theo mùa, du lịch làng nghề… đã thu hút một lượng du khách nước ngoài không nhỏ đến Việt Nam. Mặt khác thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam đã được cải thiện, giá trị tinh thần được quan tâm hơn nhu cầu du lịch của một bộ phận không nhỏ dân cư ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn chú trọng các chính sách thu hút đầu tư thông qua việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào mọi lĩnh vực kinh tế. Hiện nay Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài coi là thị trường tiềm năng … các tổ chức, các cá nhân đã biết đến Việt Nam ngày một nhiều hơn. Năm 2001 là năm khởi đầu của nhiều dự án đầu tư nằm trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam như: phát triển đội bay, mở thêm một số đường bay mới, mở lại các đường bay off- line, mở lại các đường bay chính trị trong nước, đẩy nhanh quá trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng máy bay A320 va Boeing 767, xây mới nhà ga T1 sân bay Nội Bài… Từ năm 2002 đến nay, các dự án đã chính thức đưa vào khai thác: Nhà ga T1 Nội Bài đã được sử dụng với lượng khách đi - đến khoảng 2 triệu khách một năm; Hệ thống C-check đã hoàn thiện, có thể thực hiện mọi phần việc về sửa chữa máy bay cho đội bay của Tổng công ty (trước đây phải đi thuê các nhà máy sản xuất máy bay làm với chi phí rất lớn) và bước đầu đã nhận bảo dưỡng máy bay cho một số hãng hàng không khác, mở đường bay thẳng Hà Nội – Tokyo, đường bay thẳng đến Mỹ, ký hợp đồng mua mới 5 chiếc máy bay AIRBUS A321 và 2 chiếc BOEING B777 với số tiền đầu tư nhiều triệu USD. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã liên tục đổi mới các chiến lược xúc tiến thương mại: Kết hợp với Tổng cục du lịch mở các tour với nhiều mức giá khác nhau phù hợp với thu nhập và yêu cầu của khách hàng, tổ chức bán vé giảm giá theo mùa nhằm tận dụng công suất tải của máy bay trong những thời gian vắng khách (mùa thấp điểm), chương trình khách hàng thường xuyên (FFP) hoạt động hiệu quả và thu hút được một lượng không nhỏ khách hàng thân thuộc với Tổng công ty, nâng cao chất lượng dịch vụ (thái độ phục vụ, chất lượng suất ăn, hạn chế đến mức thấp nhất việc chậm lỡ chuyến…), đảm bảo uy tín của Tổng công ty thông qua các chuyến bay an toàn… Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm 2002, 2003, 2004 đã chứng minh tính đúng đắn của chính sách và các chiến lược kinh tế của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Bảng 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: VND STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 TÀI SẢN A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 3.794.232.780.747 3.979.690.808.467 4.545.994.124.605 I TIỀN 1.072.499.334.370 772.570.056.658 1.013.702.179.008 1 Tiền mặt 67.374.569.770 248.075.495.658 224.568.156.008 2 Tiền gửi ngân hàng 1.005.124.765.000 524.494.561.000 789.134.023.000 3 Tiền đang chuyển - - - II CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 165.689.000.000 124.683.726.223 163.055.390.784 1 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - - - 2 Đâù tư ngắn hạn khác 165.689.000.000 124.683.726.223 163.055.390.784 3 Dự phòng giảm giá - - - III CÁC KHOẢN PHẢI THU 1.612.531.755.282 1.688.315.898.604 2.012.141.591.244 1 Phải thu của khách hàng 1.612.005.630.517 1.687.469.698.672 2.010.626.578.458 2 Trả trước cho người bán - 212.124.037 500.864.129 3 Phải thu nội bộ - - 89.024.579 4 Các khoản phải thu khác 526.124.765 634.075.895 925.124.078 5 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi - - - IV HÀNG TỒN KHO 830.350.404.268 1.002.352.579.123 1.217.939.855.225 1 Hàng mua đang đi đường - - - 2 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 724.125.896.326 825.318.491.123 935.837.189.225 3 Công cụ, dụng cụ trong kho - - 1.236.475.823 4 Chi phí sản xuất kd dở dang 106.224.507.942 177.034.088.000 280.866.190.177 5 Thành phẩm tồn kho - - - 6 Hàng hoá tồn kho - - - V TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC 107.047.171.653 386.142.881.917 133.803.607.054 VI CHI SỰ NGHIỆP 6.115.115.174 5.625.665.942 5.351.501.290 1 Chi sự nghiệp năm trước - - - 2 Chi sự nghiệp năm nay 6.115.115.174 5.625.665.942 5.351.501.290 B TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 3.850.574.669.474 8.140.650.515.783 20.357.944.683.716 I TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.726.871.423.322 5.375.634.649.819 12.158.343.095.906 1 Nguyên giá TSCĐ 3.902.047.322.339 7.925.845.362.912 15.393.138.700.069 2 Giá trị hao mòn luỹ kế (2175.175.899.01) (2550.210.713.093) (3234.795.604.163) III CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 302.389.736.990 373.097.924.978 431.678.309.858 1 Đầu tư chứng khoán dài hạn 38.024.129.020 74.129.641.378 84.127.824.936 2 Góp vốn lien doanh 215.034.478.124 238.129.072.000 317.921.653.712 3 Các khoản đầu tư dài hạn khác 49.331.129.846 65.839.211.600 29.628.831.210 4 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - - - IV CHI PHÍ XDCB DỞ DANG 1.460.358.854.909 1.724.726.227.974 283.184.118.170 `V CÁC KHOẢN KÝ QUỸ, KÝ CƯỚC DÀI HẠN 332.343.716.000 533.118.113.957 756.221.084.828 CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN 28.610.938.253 134.037.599.055 258.926.866.628 TỔNG TÀI SẢN 7.644.807.450.221 12.120.341.324.250 24.903.938.808.321 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ I NỢ NGẮN HẠN 2.231.880.263.780 3.192.422.545.695 3.480.677.293.278 1 Vay ngắn hạn - - - 2 Nợ dài hạn đến hạn trả - - - 3 Phải trả cho người bán 501.391.533.310 2.005.516.439.545 1.417.340.100.183 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.173.604.436.640 1.186.906.106.150 1.373.224.490.563 5 Phải trả CNV 544.408.269.691 514.193.332.595 671.987.672.764 6 Phải trả nội bộ - - - 7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 12.476.024.139 - 18.125.029.138 II NỢ DÀI HẠN 1.063.825.835.933 3.879.758.474.812 9.367.570.363.061 1 Vay dài hạn 329.006.746.608 1.882.599.998.000 5.339.801.038.832 2 Nợ dài hạn 734.819.089.325 1.997.158.476.812 4.027.769.324.184 III NỢ KHÁC 12.693.128.025 - 124.624.785.027 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HƯU 4.347.832.022.483 5.048.160.303.743 11.931.066.367.000 1 Nguồn vốn kinh doanh 2.632.487.081.837 2.709.821.792.836 3.626.434.097.430 2 Nguồn vốn đầu tư xdcb 464.079.005.153 578.749.713.815 139.483.997.536 3 Quỹ đầu tư phát triển 197.592.212.542 390.963.993.642 264.558.249.635 4 Quỹ dự phòng tài chính 142.732.690.646 175.837.539.640 219.698.429.975 5 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 123.802.923.648 123.679.612.660 188.734.120.070 6 Quỹ dự phòng mất việc 71.092.650.266 - - 7 Lợi nhuận chưa phân phối 716.045.458.391 1.069.107.651.150 7.492.157.472.354 TỔNG NGUỒN VỐN 7.644.807.450.221 12.120.341.324.250 24.903.938.808.321 (Nguồn: Báo cáo công khai tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam năm 2002, 2003, 2004) Bảng 2: KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị tính: VND Stt Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 I Tổng doanh thu 11.920.789.268.641 12.497.084.115.723 18.218.392.656.476 1 Doanh thu SXKD 11.569.956.847.865 11.897.703.256.981 17.412.798.048.980 2 Doanh thu tài chính 247.231.480.231 436.812.014.272 537.521.566.832 3 Thu nhập khác 103.627.940.545 162.568.844.470 268.073.040.664 II Tổng chi phí 11.065.516.594.944 12.078.306.150.861 17.564.754.074.331 1 Chi phí SXKD 10.884.168.598.255 11.825.948.788.938 16.969.568.094.605 2 Chi phí tài chính 168.244.836.799 228.974.597.244 587.788.929.699 3 Chi phí khác 13.103.159.890 23.382.764.679 7.397.050.027 III Tổng lợi nhuận trước thuế 855.281.673.697 418.777.964.862 653.638.582.145 IV Thuế TNDN 233.226.639.495 91.856.657.844 27.151.922.688 V Tổng lợi nhuận sau thuế 622.055.044.202 326.921.307.018 626.486.659.457 (Nguồn: Báo cáo công khai tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam năm 2002, 2003, 2004) Nhìn vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm 2002,2003,2004 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam ta thấy hoạt động của Tổng công ty tương đối ổn định. Các số liệu trên Bảng CĐKT cho thấy giá trị tài sản của Tổng công ty liên tục tăng trong ba năm qua. Năm 2002 giá trị tài sản của Tổng công ty là 7644,8 tỷ đồng đến năm 2003 là 12120,34 tỷ đồng. Đến năm 2004 con số này đã là 24.903,9 tỷ đồng tăng lên gấp đôi so với năm 2003. Giá trị tài sản của Tổng công ty liên tục tăng trong ba năm chứng tỏ Tổng công ty luôn chú trọng vào việc mở rộng và phát triển quy mô hoạt động của mình. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 TSLĐ 3794 3979 4545 TSCĐ 3850 8140 20357 Quy mô cơ cấu tài sản Tổng công ty Hàng không qua các năm Trong cơ cấu tài sản của Tổng công ty, TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2002, TSCĐ chiếm khoảng 50% tổng tài sản, năm 2003 chiếm 67,16% và năm 2004 chiếm 81,74%. Tỷ trong qua ba năm ngày càng tăng do Tổng công ty đã thực hiện đầu tư vào một số công trình như xây dựng các sân bay quốc tế hay đặt mua các may bay mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của lượng hành khách trong và ngoài nước. Nguồn vốn qua các năm cũng tăng lên: năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 58%, năm 2004 so với năm 2003 tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên nguồn vốn tăng lên do sự tăng lên tương ứng của cả nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó do nợ dài hạn tăng rất nhanh. Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn Tổng công ty Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lượng (tỷ) % Lượng (tỷ) % Lượng (tỷ) % 1.Nợ phải trả 3308,39 43,3 7072,178 58,3 12972,87 52,1 - Nợ ngắn hạn 2231,88 29,2 3192,42 26,3 3480,68 13,9 - Nợ dài hạn 1063,82 13,9 3879,758 32 9367,57 37,6 - Nợ khác 12,69 0,2 - - 124,62 0,6 2. Vốn chủ sở hữu 4347,82 56,4 5048,157 41,7 11931,06 47,9 - Nguồn vốn 3096,56 40,5 3288,57 27,1 3765,92 10,8 Quỹ 535,22 7 690,48 5,7 672,99 2,7 Lợi nhuận chưa chia 716,04 8,9 1069,107 8,9 7492,15 34,4 Tổng nguốn vốn 7644,8 100 12120,335 100 24903,93 100 (Nguồn: Số liệu được lấy từ Bảng cân đối kế toán) Bảng trên cho thấy Tổng công ty đã sử dụng cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do chủ yếu khoản đầu tư của Tổng công ty là vào các hạng mục tài sản cố định nên Tổng công ty phải dùng nợ dài hạn để tài trợ. Ngoài ra Tổng công ty còn thực hiện vay nợ ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động của mình. Việc kết hợp sử dụng cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chứng tỏ sự linh hoạt trong việc tìm nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, nâng cao được việc sử dụng nợ vay. Nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty bao gồm nguồn vốn kinh doanh các quỹ và lợi nhuận chưa chia. Trong đó nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu duy chỉ có năm 2004 lợi nhuận chưa chia lại tăng vọt. Nguồn vốn này liên tục tăng do được bổ sung hàng năm từ ngân sách nhà nước và lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên mức tăng còn chậm do hàng năm ngân sách Nhà nước nhận được và lợi nhuận giữ lại còn ở mức thấp. Các quỹ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn chủ sở hữu. 2.2.2.Phân tích tài chính Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 2.2.2.1.Phân tích quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Về doanh thu Doanh thu của tổng công ty tăng dần qua các năm. Năm 2002 Tổng công ty đạt được doanh thu là 11.920 tỷ đồng. Năm 2003 Tổng công ty đạt được 12.497 tỷ đồng và đến năm 2004 là 18.218 tỷ đồng. Biểu đồ 1: Tổng doanh thu qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Về lợi nhuận Tổng công ty đều có lãi lợi nhuận tăng đều qua các năm. Nhưng năm 2003 lợi nhuận giảm 52.4% so với năm 2002. Biểu đồ 2: Lợi nhuận tổng công ty Đơn vị: Tỷ đồng Về nguồn vốn Là doanh nghiệp Nhà nước nên vốn ban đầu của Tổng công ty là do Nhà nước cấp. Bên cạnh đó Tổng công ty còn tự huy động bằng nguồn vốn vay và các nguồn khác. Tổng nguồn vốn của Tổng công ty tăng đều qua các năm cho thấy quy mô kinh doanh của Tổng công ty ngày càng lớn. Đó là một dấu hiệu tốt. Mặc dù các khoản nợ phải trả tăng lên qua các năm và chủ yếu là các khoản nợ dài hạn nhưng Tổng công ty làm ăn vẫn có lãi. Tuy nhiên, Tổng công ty cần phải thận trọng trong việc sử dụng vốn vay để tạo ra an toàn về mặt tài chính. Xem xét tổng thể cả nguồn vốn và tài sản cho thấy nguồn vốn thường xuyên và ổn định gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn đủ để trang trải cho tài sản cố định và một phần tài sản lưu động cho thấy tình hình tài chính tốt Về tài sản. Về cơ cấu tài sản ta thấy TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản. Năm 2002 là 50%, năm 2003 là 67,16%, năm 2004 là 81,74% phản ánh đúng đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. 2.2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích tài chính để xem xét đánh giá sự thay đổi nguồn vốn trong Tổng công ty cũng như cách thức sử dụng vốn. Đối với nội dung này, Tổng công ty chưa tiến hành phân tích theo đúng trình tự, quy trình phân tích, chưa đánh giá đầy đủ diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn mà mới chỉ tính toán, lập bảng và đánh giá sơ qua tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Dưới đây là bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn của Tổng công ty qua hai năm 2003 và 2004: Bảng 4: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2003 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2003 31/12/2003 Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng % Lượng % TÀI SẢN - Tiền 1072,499 772,570 299,929 6,2 - Đtư tc ngắn hạn 165,689 124,683 41,006 0,85 - Phải thu 1612,531 1688,315 75,784 1,5 - Hàng tồn kho 830,350 1002,352 172,002 3,5 -TSLĐ khác 107,047 386,142 279,095 5,8 Chi sự nghiệp 6,115 5,625 0,49 0,1 - TSCĐ 3850,575 8140,650 4290,075 88,8 NGUỐN VỐN - Nợ ngắn hạn 2231,880 3192,422 960,542 19,9 - Nợ dài hạn 1063,825 3897,758 2833,933 58,6 - Nợ khác 12,693 - 12,693 0,4 Vốn chủ sở hữu 4347,832 5048,100 700.268 14,4 Tổng cộng 4829,649 100 4829,649 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty năm 2002, 2003, 2004) Trong năm 2003 nguồn vốn và sử dụng vốn của Tổng công ty là 4829,649 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty sử dụng chủ yếu để đầu tư vào TSCĐ là 4290,075 tỷ đồng chiếm 88,8% và thanh toán các khoản nợ khác là 12,693 tỷ đồng (chiếm 0,4%). Có thể thấy dễ dàng Tổng công ty khai thác nguồn vốn bằng cách tăng nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn là 960,542 tỷ đồng (chiếm 19,9%) và nợ dài hạn là 2833,933 tỷ đồng (chiếm 58,6%). Bảng 5: Bảng kê nguốn vốn và sử dụng vốn năm 2004 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2004 31/12/2004 Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng % Lượng % TÀI SẢN - Tiền 772,570 1013,702 241,132 1,8 - Đtư tc ngắn hạn 124,683 163,055 28,372 0,2 - Phải thu 1688,315 2012,141 323,826 2,5 - Hàng tồn kho 1002,352 1217,939 215,587 1,5 - Chi sự nghiệp 5,625 5,351 0,274 0,002 -TSLĐ khác 386,142 133,803 252,339 1,9 - TSCĐ 8140,650 20357,944 12271,294 94 NGUỐN VỐN - Nợ ngắn hạn 3192,422 3480,677 288,255 2,2 - Nợ dài hạn 3879,758 9367,570 5487,812 42,198 - Nợ khác - 124,624 124,624 0,9 - Vốn chủ sở hữu 5048,100 11931,066 6882,966 52,8 Tổng cộng 13036,27 100 13036,27 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty năm 2002, 2003, 2004) Trong năm 2004 nguồn vốn và sử dụng vốn của Tổng công ty là 13036,27 tỷ đồng. Tổng công ty đã tiến hành khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là tăng nguồn vốn chủ sở hữu (chiếm 52,8%) và nợ dài hạn (chiếm 42,198%). Với tổng nguồn vốn đó để tài trợ cho phần gia tăng TSCĐ (chiếm 94%), tài trợ cho phần gia tăng hàng tồn kho là 215,587 tỷ đồng chiếm 1,5% và gia tăng tiền mặt tại quỹ là 241,132 tỷ đồng (chiếm 1,8%)…Như vậy diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Tổng công ty phát triển theo chiều hướng tốt. 2.2.2.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính Bảng 6: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Các nhóm chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Chỉ tiêu về bố trí cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn (%) Tỷ trọng TSCĐ/Tổng TS 50,4 67,2 81,75 Tỷ trọng TSLĐ/Tổng TS 49,6 32,8 18,25 Tỷ trọng Nợ phải trả/Tổng NV 43,12 58,35 52,1 Tỷ trọng VCSH/Tổng NV 56,88 41,65 47,9 2. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành 1,7 1,25 1,3 Khả năng thanh toán tức thời 0,55 0,28 0,34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan thien cong tac phan tich tai chinh tai Tong cong ty hang khong Viet Nam-CQ 442019-PHAM HONG .doc
Tài liệu liên quan