LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNLÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM 5
1. Dự án đầu tư xây dựng: 5
1.1. Khái niệm: 5
1.1.1. Dự án đầu tư: 5
Dự án đầu tư mang những đặc trưng cơ bản sau: 5
1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng: 6
1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng: 8
1.3. Chu trình dự án đầu tư xây dựng: 9
2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng: 10
2.1. Khái niệm: 10
2.2. Các chức năng của QLDA đầu tư xây dựng: 11
2.2.1. Chức năng ra quyết định: 11
2.2.2. Chức năng kế hoạch: 11
2.2.3. Chức năng tổ chức: 11
2.2.4. Chức năng điều hành: 11
2.2.5. Chức năng khống chế: 12
2.3. Sự cần thiết của công tác quản lý dự án: 12
2.4. Các lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng: 14
2.4.1. Quản lý thời gian và tiến độ dự án: 15
2.4.2. Quản lý chi phí dự án: 17
2.4.3. Quản lý chất lượng dự án: 19
2.4.4. Mối quan hệ giữa chi phí – chất lượng – thời gian trong xây dựng công trình: 20
2.5. Chu trình QLDA: 22
2.5.1. Giai đoạn đấu thầu và ký kết: 22
2.5.2. Giai đoạn chuẩn bị thi công: 22
2.5.3. Giai đoạn thi công: 23
2.5.4. Giai đoạn nghiệm thu, bàn giao và kết toán: 23
2.5.5. Giai đoạn dịch vụ sau thi công: 23
2.6. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng ở Việt Nam: 23
2.6.1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: 24
2.6.2. Chìa khóa trao tay: 25
26
2.6.3. Chủ nhiệm điều hành dự án: 26
2.6.4. Tự thực hiện: 27
3. Đặc điểm Quản lý dự án trong ngành đường sắt ở Việt Nam: 27
3.1. Vai trò của vận tải đường sắt đối với nền kinh tế - xã hội: 27
3.2. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng ngành đường sắt ở Việt Nam: 29
3.3. Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành đường sắt: 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 32
1. Giới thiệu tổng quan về Ban quản lý dự án đường sắt Việt Nam: 32
1.1. Chức năng: 32
1.2. Nhiệm vụ: 32
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban: 33
1.4. Cơ chế và thể chế thực hiện quản lý dự án: 36
1.4.1. Về mặt cơ chế: 36
1.4.2. Về mặt thể chế: 37
2. Thực trạng công tác QLDA ở BQLDA ĐS: 39
2.1. Khái quát về các dự án do BQLDA ĐS quản lý: 39
2.1.1. Dự án đường sắt Yên Viên – Phả lại – Hạ Long - Cái Lân: 39
2.1.1.1. Tiểu dự án Hạ Long – Cảng Cái Lân và Cầu vượt Bàn Cờ: 41
2.1.1.2. Tiểu dự án Lim – Phả Lại: 42
2.1.1.3. Tiểu dự án Phả Lại – Hạ Long: 43
2.1.1.4. Tiểu dự án Yên Viên – Lim: 44
2.1.2. Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông: 44
2.2. Thực trạng công tác quản lý ở BQLDA ĐS: 46
2.2.1. Về công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án: 47
2.2.1.1. Phương thức quản lý thời gian và tiến độ: 47
2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án: 48
2.2.1.3. Thực trạng tiến độ thực hiện các dự án do Ban QLDA ĐS thực hiện quản lý: 50
1.5.2. Về công tác quản lý chi phí dự án: 56
2.2.2. Về công tác quản lý chất lượng dự án: 59
2.2.3. Về công tác đấu thầu: 61
3. Đánh giá công tác QLDA của Ban: 65
3.1. Ưu điểm: 65
3.2. Hạn chế: 66
4. Các nguyên nhân: 67
4.1. Khách quan: 67
4.1.1. Các quy định, văn bản pháp lý của Nhà nước còn rườm rà: 67
4.1.2. Sự phối hợp giữa các Ban, ngành và địa phương có liên quan đến dự án còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ: 69
4.1.3. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế - xã hội có nhiều bất ổn: 71
4.2. Chủ quan: 72
4.2.1. Nguồn nhân lực cho dự án chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác QLDA: 72
4.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý dự án sơ sài, lạc hậu: 73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 74
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ 74
DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT 74
1. Mục tiêu của Ban QLDA ĐS trong công tác QLDA: 74
Chương II của Chuyên đề này đã trình bày thực trạng và chỉ ra một số tồn tại trong công tác QLDA của Ban QLDA ĐS, trước thực tế đó, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm
2. Các giải pháp hoàn thiện công tác QLDA của Ban QLDA ĐS : 75
2.1. Củng cố bộ máy quản lý và nguồn nhân lực của Ban QLDA ĐS : 75
2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án: 77
2.2.1. Các giải pháp về phía Ban QLDA ĐS: 77
2.2.1.1. Đối với quản lý tiến độ GPMB: 77
2.2.1.2. Đối với quản lý tiến độ thi công: 79
2.2.2. Một số đề xuất đối với công tác quản lý của Nhà nước: 83
2.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án: 84
2.4. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án: 85
2.4.1. Các giải pháp về phía Ban QLDA ĐS: 85
2.4.2. Một số đề xuất với công tác quản lý của Nhà nước: 87
2.5. Các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu: 87
2.6. Một số đề xuất đối với Cục ĐSVN: 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6404 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng
Trong đó:
Xây lắp: 674.638 triệu đồng
Thiết bị: 15.482 triệu đồng
Chi phí khác: 221.148 triệu đồng
Dự phòng: 91.127 triệu đồng
Thời gian thực hiện theo kế hoạch:
Khởi công: năm 2004
Hoàn thành: năm 2006
Theo kế hoạch đấu thầu đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 3237/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2004, toàn bộ công việc của tiểu dự án được chia thành 3 phần:
Các phần việc không phải đấu thầu: tổng giá trị ước tính khoảng 277.963 triệu VNĐ.
Các phần việc đấu thầu:
Gồm 20 gói thầu:
10 gói thầu xây lắp:
Tổng giá trị ước khoảng 694.827 triệu VNĐ
Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước
Phương thức đấu thầu: Một túi hồ sơ
Nguồn vốn: Trái phiếu Chính phủ
10 gói thầu các phần công việc còn lại (thuộc chi phí khác):
Tổng giá trị ước tính là 13.937 triệu VNĐ.
Hình thức lựa chọn nhà thầu:
Các gói thầu từ 1 – 10: Đấu thầu rộng rãi trong nước Phương thức đấu thầu: Một túi hồ sơ
Các gói thầu từ 11 – 19: Chỉ định thầu
Gói thầu 20: Chào hàng cạnh tranh
Phần công việc sử dụng vốn địa phương: đầu tư vào các hạng mục nền vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng,…tổng giá trị ước khoảng 6.114 tỷ đồng, do địa phương tự duyệt kế hoạch đấu thầu.
Tiểu dự án Lim – Phả Lại:
Địa điểm đầu tư: Các huyện Tiên Du, thành phố Bắc Ninh, huyện Quế Võ thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.
Nguồn vốn đầu tư: Trái phiếu Chính phủ
Hình thức QLDA: Chủ nhiệm điều hành dự án
Tổng mức đầu tư của tiểu dự án: 2.012.736 triệu đồng
Trong đó:
Xây lắp: 1.559.868 triệu đồng
Thiết bị: 12.516 triệu đồng
Chi phí khác: 257.376 triệu đồng
Dự phòng: 182.976 triệu đồng
Thời gian thực hiện:
Khởi công: năm 2005
Hoàn thành: năm 2009
Theo kế hoạch đấu thầu đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 4759/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2005, tiểu dự án được chia thành 27 gói thầu, bao gồm:
10 gói thầu xây lắp (1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 10, 11);
04 gói thầu mua sắm hàng hóa thiết bị (7, 14, 15, 16);
02 gói thầu thông tin tín hiệu (12, 13);
11 gói thầu chi phí khác (bảo hiểm, tư vấn giám sát, khảo sát thiết kế, giảm thiểu tác động môi trường, nghiên cứu khoa học, kiểm toán, …)
Tiểu dự án Phả Lại – Hạ Long:
Nội dung đầu tư của tiểu dự án là cải tạo, nâng cấp tuyến đường hiện tại từ Km 46+110 đến Km 124+483.35, tổng chiều dài chính tuyến là 78,355 km.
Diện tích đất sử dụng vĩnh viễn của dự án là 91,03 ha; trong đó tỉnh Hải Dương là 32,533 ha; tỉnh Quảng Ninh là 58,57 ha. Phạm vi chiếm dụng này gây ảnh hưởng tới khoảng 887 nhà dân dọc tuyến.
Nguồn vốn đầu tư: Trái phiếu Chính phủ
Hình thức QLDA: Chủ đầu tư trực tiếp QLDA
Tổng mức đầu tư của tiểu dự án tại thời điểm tháng 4/2008 là 3.851.232 triệu VNĐ.
Trong đó:
Chi phí xây dựng: 2.216.382.152.152
Chi phí thiết bị: 125.945.783.574
Chi phí đền bù GPMB, tái định cư: 338.788.810.567
Chi phí khác: 351.349.190.359
Chi phí dự phòng: 818.765.802.869
(Đơn vị: đồng)
Tiến độ thực hiện:
Năm 2008: Thiết kế kỹ thuật và Chuẩn bị thực hiện dự án
Khởi công năm 2009, hoàn thành năm 2011.
Theo kế hoạch đấu thầu được Bộ GTVT phê duyệt tại quyết định số 2496/QĐ-BGTVT ngày 15/8/2008, tiểu dự án được chia thành 37 gói thầu, bao gồm:
05 gói thầu mua sắm hàng hóa ước tính giá trị khoảng 1.445.633 triệu đồng,
12 gói thầu xây lắp ước tính giá trị khoảng 1.613.296 triệu đồng,
20 gói thầu các công việc còn lại ước tính giá trị khoảng 102.677 triệu đồng.
Ngoài các gói thầu số 18, 32, 33, 34 thuộc gói thầu dịch vụ tư vấn là áp dụng hình thức Chỉ định thầu do các gói thầu này có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng phù hợp với quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 20 của luật Đấu thầu. Tất cả các gói thầu còn lại đều tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước với hình thức 1 hoặc 2 gói hồ sơ tùy đặc điểm từng gói thầu cụ thể.
Tiểu dự án Yên Viên – Lim:
Cục ĐSVN đang trình Bộ GTVT phê duyệt Quyết định đầu tư của tiểu dự án.
Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông:
Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020: “Đến năm 2020, đường sắt đô thị Hà Nội sẽ đóng vai trò chính trong hệ thống vận tải hành khách công cộng tốc độ cao, khối lượng lớn, có chức năng gắn kết các khu đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm thương mại – dịch vụ - du lịch – trường học.” Theo Quy hoạch, mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2020 sẽ gồm 5 tuyến, trong đó tuyến Cát Linh – Hà Đông là tuyến có vị trí quan trọng, kết nối với tuyến số 2.
Dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông” có chủ đầu tư là Cục Đường sắt Việt Nam, đã được triển khai từ năm 2004, Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng tuyến đường sắt này đã được Viện thiết kế đường sắt Bắc Kinh và Tổng Công Ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) hoàn thành từ năm 2005. Dự án được chính thức phê duyệt theo quyết định số 3136/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2008. Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án dựa trên Quy phạm thiết kế Metro GB 50157 – 2003.
Tuyến Cát Linh – Hà Đông có lộ trình chạy dọc theo các nút giao thông và các đoạn đường có lưu lượng giao thông lớn, tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Khi tuyến hoàn thành xây dựng và đi vào khai thác sẽ phát huy hiệu quả trong việc giảm bớt độ đông đúc, chật chội của giao thông trên mặt đất, nâng cao khả năng phục vụ của giao thông công cộng, thúc đẩy hệ thống giao thông của toàn thành phố phát triển theo hướng bền vững.
Tổng vốn đầu tư cho dự án là 552,86 triệu USD, trong đó:
Vốn vay tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc China Exim Bank là 1,2 tỷ NDT (tương đương 169 triệu USD), lãi suất 3%/năm, các khoản phí và bảo hiểm, thời hạn vay 15 năm (5 năm ân hạn);
Vốn vay ưu đãi bên mua: 250 triệu USD, lãi suất 4%/năm, các khoản phí và bảo hiểm, thời hạn vay 15 năm (5 năm ân hạn);
Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 133,86 triệu USD (chiếm 24% tổng nguồn vốn).
Trong tổng số 552,86 triệu USD (ước tính 8.770 tỷ VNĐ theo tỷ giá 1 USD = 15.863 VNĐ) được chia làm hai phần, gồm có:
Phần công trình - Điện: 7.866 tỷ đồng
Chi phí xây dựng: 3.548 tỷ đồng
Chi phí thiết bị: 869 tỷ đồng
Chi phí đền bù GPMB: 596 tỷ đồng
Chi phí QLDA, chi phí khác: 508 tỷ đồng
Các khoản phí và thuế: 926 tỷ đồng
Dự phòng: 1.418 tỷ đồng
Phần toa xe – Đầu máy: 904 tỷ đồng
Chi phí mua sắm toa xe: 746 tỷ đồng
Các khoản chi phí và thuế: 76 tỷ đồng
Dự phòng: 82 tỷ đồng
Phương án sử dụng nguồn vốn và công nghệ của Trung Quốc được đánh giá là phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta, vì giá thành và công nghệ của Trung Quốc rẻ hơn so với các nước phát triển khác.
Tổng chiều dài toàn dự án là hơn 13 km, với 12 ga toàn tuyến và chỉ có phương án đi trên cao. Lộ trình của tuyến bắt đầu tại khu vực Cát Linh, đi theo hành trình: Cát Linh – Hào Nam – La Thành – Thái Hà – đường Láng – Ngã Tư Sở - quốc lộ 6 – Thượng Đình – Hà Đông – Ba La, sau 2020 sẽ phát triển tuyến này tới Xuân Mai.
Theo dự kiến, giai đoạn triển khai thiết kế kỹ thuật của dự án sẽ mất khoảng 1 năm, giai đoạn lựa chọn tư vấn mất 6 tháng và giai đoạn thi công mất 3 năm. Do đó, nhanh nhất đến năm 2014 tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông mới hoàn thành và đi vào khai thác.
Thực trạng công tác quản lý ở BQLDA ĐS:
Hoạt động QLDA của BQLDA đường sắt hiện nay tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về QLDA, đặc biệt là Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 2 năm 2009 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Văn bản số 352/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 3 năm 2008 Về hình thức hoạt động của các BQLDA.
Theo đó, xét trên các lĩnh vực: quản lý thời gian và tiến độ, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, thực tế hoạt động QLDA ở Ban QLDA ĐS có thể được phân tích như sau:
Về công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án:
2.2.1.1. Phương thức quản lý thời gian và tiến độ:
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
Công tác quản lý thời gian và tiến độ được thực hiện trên cơ sở kế hoạch tiến độ do nhà thầu lập. Trên thực tế, thời gian và tiến độ dự án do nhiều đơn vị có liên quan cùng tham gia thực hiện quản lý. Trong đó, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất là nhà thầu (có thể là nhà thầu thi công, nhà thầu mua sắm, nhà thầu tư vấn,…).
Trong quá trình đó, Ban QLDA ĐS có trách nhiệm căn cứ vào kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt phối hợp với các bên có liên quan như nhà thầu thi công, tư vấn giám sát,…tiến hành theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và ra quyết định điều chỉnh trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Việc theo dõi giám sát tiến độ dự án được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng tháng. Ban QLDA ĐS phối hợp với tư vấn giám sát tiến hành thanh tra, kiểm tra Báo cáo tiến độ của nhà thầu và so sánh tiến độ thực tế với tiến độ theo kế hoạch. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo Cục ĐSVN để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án:
Công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công:
Với công tác quản lý tiến độ giải phóng mặt bằng:
Ban QLDA ĐS chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ cắm cọc GPMB và mốc chỉ giới, chuẩn bị hồ sơ xin thu hồi đất trình Cục ĐSVN trình cấp có thẩm quyền của địa phương phục vụ công tác GPMB. Sau khi hồ sơ GPMB được phê duyệt, Ban QLDA ĐS sẽ tiến hành tổng hợp quyết toán kinh phí GPMB dựa trên quyết định đầu tư của dự án đã được phê duyệt và quyết toán kinh phí do địa phương thực hiện vào quyết toán chung của dự án.
Ban QLDA ĐS tiến hành giải quyết những khúc mắc phát sinh với địa phương trong quá trình GPMB, trường hợp có phát sinh sự cố đặc biệt nghiêm trọng phải kịp thời trình báo với Cục ĐSVN để có phương án xử lý.
Công tác GPMB hiện nay là một vấn đề hết sức nan giải đối với công tác QLDA đầu tư xây dựng nói chung ở nước ta và đối với công tác QLDA ở Ban QLDA ĐS nói riêng. Theo đánh giá của các chuyên gia QLDA trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tiến độ chung của toàn dự án chịu ảnh hưởng tới 70% từ tiến độ GPMB, 25% từ tiến độ của các nhà thầu và 5% từ phía chủ đầu tư.
Hiện nay, tất cả các dự án ở Ban QLDA ĐS đều bị chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu, thường xuyên phải gia hạn thêm thời gian cho nhà thầu, tuy nhiên chưa xảy ra tình trạng chậm tiến độ nghiêm trọng, và nguyên nhân chủ yếu nằm ở công tác GPMB.
Cụ thể, theo kế hoạch tiến độ của dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông”, dự án sẽ khởi công vào tháng 12 năm 2008. Tuy nhiên đến nay dự án vẫn chưa được khởi công do tiến độ GPMB quá chậm, không có mặt bằng giao cho các nhà thầu dù công tác đấu thầu đã được thực hiện và đã chọn được tổng thầu EPC.
Giải thích tình trạng trên, lãnh đạo phòng QLDA 4 là đơn vị trực tiếp quản lý dự án đã cho rằng: Đối với các dự án đầu tư xây dựng, thường xuyên xảy ra tình trạng không thống nhất được giữa quyết toán kinh phí GPMB do chủ đầu tư phê duyệt và quyết toán kinh phí GPMB do địa phương thực hiện, đặc biệt với các dự án xây dựng tại các thành phố lớn như Hà Nội, nơi mà giá cả đất đai đắt đỏ và thường xuyên biến động. Bên cạnh đó các thủ tục và cơ chế GPMB ở các địa phương quá rườm rà, phức tạp và không thống nhất giữa các địa phương khác nhau. Chính vì vậy, cán bộ QLDA gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với cán bộ GPMB ở các địa phương dẫn đến chậm tiến độ nhiều dự án. Tuy nhiên tiến độ chậm như hiện tại vẫn là chấp nhận được và nằm trong khả năng kiểm soát của Ban QLDA ĐS. Hiện nay, Ban QLDA ĐS đang có các giải pháp mạnh mẽ nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB và nhanh chóng đưa dự án vào giai đoạn thi công.
Với công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng:
Ban QLDA ĐS tiến hành quản lý tiến độ thi công xây dựng căn cứ vào kế hoạch đấu thầu và kế hoạch tiến độ chi tiết do nhà thầu lập và đã được phê duyệt. Ban QLDA ĐS tổ chức thuê tư vấn giám sát và phối hợp với tư vấn tiến hành giám sát tiến độ thi công thực tế, phát hiện các sự cố làm chậm tiến độ dự án và có biện pháp đốc thúc nhà thầu điều chỉnh kịp thời.
Báo cáo tiến độ dự án được nhà thầu lập đều đặn hàng tháng, Ban QLDA ĐS có trách nhiệm phối hợp với tư vấn giám sát kiểm tra tiến độ thực tế của các gói thầu và lập báo cáo tiến độ định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cục ĐSVN.
Công tác quản lý tiến độ ở Ban QLDA ĐS chịu sự giám sát thường xuyên, liên tục, theo các hình thức kiểm tra định kỳ và đột xuất của Ban thanh tra của Cục ĐSVN.
2.2.1.3. Thực trạng tiến độ thực hiện các dự án do Ban QLDA ĐS thực hiện quản lý:
Tiến độ thực hiện các dự án do Ban QLDA ĐS đang quản lý đến hết tháng 3 năm 2009 hiện nay như sau:
(Số liệu lấy từ Báo cáo kết quả thực hiện công tác tháng 3 năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ tháng 4 năm 2009 – Ban QLDA ĐS).
Tiến độ thực hiện tiểu dự án Hạ Long – Cảng Cái Lân và cầu vượt Bàn Cờ: Như đã trình bày ở trên, tiểu dự án Hạ Long – Cảng Cái Lân và cầu vượt Bàn Cờ là một trong bốn tiểu dự án thuộc dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân. Để phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Quảng Ninh, đây là tiểu dự án được quyết định khởi công sớm nhất, theo Quyết định đầu tư đã được Bộ GTVT phê duyệt thì dự án sẽ được khởi công năm 2004 và hoàn thành năm 2006. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn còn đang trong giai đoạn thi công dở dang. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở công tác GPMB.
Hiện nay, các gói thầu thuộc tiểu dự án 1 đều chậm so với kế hoạch và phải gia hạn thêm thời gian cho nhà thầu. Tính đến hết Quý I/2009 hiện chỉ có 10/20 gói thầu đã hoàn thành (chiếm 50%), 04/20 gói thầu hiện đang thi công (chiếm 20%) và 06/20 (chiếm 30%) gói thầu đang trong giai đoạn tổ chức đấu thầu.
Tiến độ cụ thể các gói thầu thuộc tiểu dự án 1 hiện nay như sau:
Gói số 1 - Bãi xếp dỡ trong cảng Cái Lân:
Giá trị hợp đồng là 28,58 tỷ đồng.
Nhà thầu chính: Liên danh Công ty Cổ phần công trình 120 – Công ty xây dựng thương mại.
Hiện tại đã giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu thi công.
Về tiến độ xây lắp, giá trị thực hiện đến nay là 11,6 tỷ đồng, đạt 40,87%. Thời gian thi công là 320 ngày, khởi công từ ngày 20/6/2005 và đã gia hạn hợp đồng là 275 ngày kể từ ngày 1/3/2009. Giá trị giải ngân đến nay là 15,91 tỷ đồng, đạt 55,66%.
Gói số 2 - Ga Cái Lân :
Giá trị Hợp đồng là 73,446 tỷ đồng.
Nhà thầu: Liên danh Công ty Đường 126 – Công ty Cổ phần miền trung.
Dự kiến tiến độ GPMB là 150 ngày kể từ ngày 15/2/2009. Tuy nhiên công tác GPMB hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian thi công là 10 tháng kể từ ngày khởi công 2/10/2006, tuy nhiên hiện nay nhà thầu và Ban QLDA ĐS đang làm thủ tục gia hạn hợp đồng dự kiến là 180 ngày.
Giá trị thực hiện đến nay là 48,5 tỷ đồng, đạt 66%. Giá trị giải ngân đến nay là 30,77 tỷ đồng, đạt 41,89%.
Gói số 5- Nền đường sắt Hạ Long – Cái Lân:
Giá trị hợp đồng: 41,208 tỷ đồng.
Nhà thầu: Liên danh Công ty xây dựng công trình giao thông 829 – Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà Quảng Ninh.
Công tác GPMB hiện nay còn rất nhiều vướng mắc.
Thời gian thi công là 300 ngày, khởi công từ 29/10/2006. Tình hình thực hiện xây lắp đến nay đã thực hiện được 5,387 tỷ đồng, đạt 13,1%. Giá trị giải ngân là 13,893 tỷ đồng, đạt 33,71%.
Gói số 9- Đường vào cảng Cái Lân và ga Cái Lân:
Giá trị hợp đồng: 209,819 tỷ đồng.
Nhà thầu: Liên danh Tổng công ty Xây dựng Thăng Long – Công ty cổ phần công trình đường sắt – Công ty cổ phần xây dựng miền trung.
Công tác GPMB về căn bản đã hoàn thành, còn một số vướng mắc ở một số địa điểm với một vài hộ dân, Ban QLDA ĐS đang tích cực đôn đốc Ban đền bù GPMB thành phố Hạ Long giải quyết dứt điểm sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu.
Thời gian thi công gói thầu là 540 ngày, khởi công từ 20/11/2007. Giá trị thực hiện đến nay là 50 tỷ đồng, đạt 24%. Giá trị giải ngân là 93,9 tỷ đồng, đạt 44,75%.
Các gói thầu còn lại đang trong giai đoạn tổ chức đấu thầu:
Gói số 4 - Cầu vượt đường sắt tại Km 123+639 và Km 124+503: Cục ĐSVN đã có công văn xin ý kiến Bộ GTVT về việc điều chỉnh phương án TKKT gói thầu số 4.
Gói số 6 - Thông tin tín hiệu đoạn Hạ Long – Cái Lân: Đang làm thủ tục ghép vào Tiểu dự án Phả Lại – Hạ Long để thiết kế cho toàn dự án.
Gói số 7 - Các công trình kiến trúc, điện và nước: Ban QLDA ĐS đang tổ chức kiểm tra hồ sơ TKKT.
Gói số 8 - Thi công lắp đặt kiến trúc tầng trên đường sắt Hạ Long – Cái Lân: Tư vấn đã trình hồ sơ TKKT và dự toán.
Gói số 14 - Công tác tư vấn kiểm định: Ban QLDA ĐS đã ký hợp đồng với công ty tư vấn thiết kế công nghệ và xây dựng giao thông.
Gói số 17 - Công tác giảm thiểu tác động môi trường: Ban QLDA ĐS đang triển khai lựa chọn nhà thầu.
Tiến độ thực hiện tiểu dự án Lim – Phả Lại:
Tiểu dự án Lim – Phả Lại là tiểu dự án thứ hai nằm trong dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân. Với tổng mức đầu tư là 2.012,736 tỷ đồng, giá trị giải ngân từ đầu dự án đến nay là 899,535 tỷ đồng, đạt 45%.
Theo Quyết định đầu tư đã được Bộ GTVT phê duyệt, tiểu dự án sẽ được khởi công năm 2004 và hoàn thành năm 2009. Tuy nhiên, đến hết Quý I/2009, tiến độ thực tế của dự án là:
Công tác GPMB đang được gấp rút hoàn thành.
Ban QLDA ĐS đã hoàn tất việc lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng được 14/27 gói thầu (2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 16, 17, 18, 19, 21), chiếm 52%, trong đó đã triển khai thực hiện các gói thầu xây lắp số 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9. Ban QLDA ĐS hiện đang làm thủ tục lựa chọn nhà thầu các gói thầu số 1, 14, 15, 23, 24, 25, các gói thầu số 12, 13 chuyển sang tiểu dự án khác, các gói thầu số 26 và 27 chưa thực hiện. Như vậy, chắc chắn tiến độ tiểu dự án 2 cũng không thể đạt mức kế hoạch đề ra.
Các vướng mắc trong quá trình thực hiện tiểu dự án 2:
Mặt bằng tại các địa phương hiện nay đã bàn giao cơ bản xong phần đất nông nghiệp, khối lượng mặt bằng còn lại chủ yếu là đền bù đất thổ cư, tái định cư, di chuyển đường điện, cáp viễn thông, trường học, trạm xá. Tuy nhiên đây lại là những công việc khó khăn và mất nhiều thời gian nhất. Căn cứ theo tiến độ GPMB thì chắc chắn tiến độ các gói thầu sẽ bị chậm so với hợp đồng (ví dụ tại Hải Dương, tiến độ hoàn thành công tác tái định cư theo dự kiến là tháng 9/2009, trong khi đó tiến độ gói thầu số 4 đến tháng 9 là hết hạn, các gói thầu số 8 và số 9 đến tháng 4/2010 là hết hạn). Nhưng chủ đầu tư lại không thể can thiệp được việc thực hiện các hợp đồng thực hiện công tác tái định cư và di chuyển các công trình công cộng.
Kinh phí GPMB hiện nay so với kế hoạch GPMB đã tăng lên rất lớn: Theo kế hoạch GPMB, kinh phí GPMB là 178 tỷ đồng. Hiện nay Cục ĐSVN đã chi 228 tỷ đồng cho các Ban GPMB địa phương. Tuy nhiên, theo dự kiến của các Ban GPMB địa phương, kinh phí cần thiết còn lại để thực hiện khoảng gần 200 tỷ đồng nữa. Như vậy kinh phí GPMB đã tăng gấp đôi giá trị ban đầu được duyệt theo kế hoạch.
Ngoài ra, công tác phê duyệt dự toán điều chỉnh do trượt giá vật liệu còn chậm, mặc dù Bộ GTVT đã có ý kiến chỉ đạo nhưng các hướng dẫn hiện nay của Nhà nước chưa được rõ ràng nên Cục ĐSVN chưa duyệt được gói thầu nào.
Tiến độ thực hiện tiểu dự án Phả Lại – Hạ Long:
Tiểu dự án Phả Lại – Hạ Long là tiểu dự án thứ ba thuộc dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân. Theo Quyết định đầu tư đã được Bộ GTVT phê duyệt, tiểu dự án 3 sẽ được khởi công năm 2009 và hoàn thành năm 2011. Tiến độ thực tế của tiểu dự án 3 đến hết Quý I/2009 như sau:
Về công tác GPMB, hiện đã giao Tổng mặt bằng xây dựng công trình cho các địa phương, Ban QLDA ĐS đang làm việc với Công ty Cổ Phần Tư Vấn ĐTXD GTVT để bàn giao tiếp hồ sơ và lập kế hoạch cắm cọc GPMB.
Về tiến độ thi công, hiện có 05/37 gói thầu đang trong giai đoạn thi công (các gói thầu số 1, 2, 19, 20, 21), chiếm 14%; 06/37 gói thầu đang trong giai đoạn tổ chức đấu thầu (các gói thầu số 3, 4, 5, 22, 23, 25), chiếm 16%; còn lại 26/37 gói thầu chưa thực hiện, chiếm 70%.
Giá trị giải ngân từ đầu dự án đến nay là 70,698 tỷ đồng (chủ yếu là tạm ứng hợp đồng).
Tiến độ thực hiện tiểu dự án Yên Viên – Lim:
Cục ĐSVN đang trình đề nghị Bộ GTVT phê duyệt Quyết định đầu tư tiểu dự án.
Tiến độ thực hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông:
Phương án tổng thể GPMB khu vực Hà Đông đã được phê duyệt vào ngày 16/02/2009, Cục ĐSVN đã trình Bộ GTVT xem xét ra Quyết định tách tiểu dự án GPMB chuyển về cho UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư. Hiện Ban QLDA ĐS đang chỉ đạo các đơn vị liên quan để đẩy nhanh tiến đọ xây dựng khu tái định cư cho dự án, chỉ đạo UBND TP Hà Đông và Sở Tài nguyên môi trường xác định rõ vị trí, địa điểm cho công tác tái định cư bằng đất cho khu vực TP Hà Đông;
Hoàn thiện công tác cắm cọc GPMB khu Depot;
Phối hợp UBND quận Đống Đa, các ban ngành, Tư vấn TEDI phê duyệt phương án tổng thể GPMB trên địa bàn quận vào ngày 26/02/2009;
Cục ĐSVN đã đệ trình Bộ GTVT kết quả chỉ định thầu gói thầu EPC, hiện nay Cục đang thương thảo nội dung Hợp đồng kinh tế với Nhà thầu Công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, phấn đấu hoàn tất hồ sơ trình Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt hợp đồng EPC vào giữa tháng 4/2009, ký hợp đồng vào cuối tháng 4/2009 và tiến hành khởi công dự án ngay sau khi hợp đồng được ký kết.
1.5.2. Về công tác quản lý chi phí dự án:
Dựa trên khối lượng công việc cụ thể và tình hình thực tế theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật của dự án, Ban QLDA ĐS với các công cụ và kỹ thuật ước tính chi phí của dự án, lập dự thảo ngân sách (ngân sách sơ bộ), luận chứng các khoản mục chi phí từ đó lập kế hoạch huy động và kế hoạch sử dụng vốn đầu tư.
Sau khi hoàn tất giai đoạn đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu, Ban QLDA ĐS sẽ tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu hoàn thiện ngân sách đã điều chỉnh bao gồm kế hoạch thanh toán với nhà thầu và nhà cung ứng.
Ngân sách cuối cùng sẽ được duyệt ngay khi nhà thầu hoàn thành hồ sơ tổ chức thi công. Khi dự án đi vào giai đoạn kết thúc, Ban QLDA ĐS sẽ lập bản Ngân sách thực tế, hạch toán tổng chi phí của dự án và báo cáo với Cục ĐSVN.
Công tác quản lý chi phí dự án được thực hiện trong tất cả các giai đoạn khác nhau của chu trình dự án, và trong mỗi giai đoạn cụ thể quản lý chi phí lại có vai trò khác nhau và được thực hiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án:
Trong giai đoạn này, Ban QLDA ĐS có trách nhiệm phối hợp với Cục ĐSVN và các nhà tư vấn tiến hành lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, định mức và giá xây dựng.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là chi phí dự tính của toàn dự án, bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù GPMB, tái định cư, các chi phí khác (chi phí QLDA, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng,…) và chi phí dự phòng. Tổng mức đầu tư sau khi lập phải được Bộ GTVT tổ chức thẩm định và phê duyệt. Căn cứ vào tổng mức đầu tư, Ban QLDA ĐS sẽ tiến hành lập kế hoạch và quản lý vốn thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để Ban QLDA ĐS quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỉ lệ phần trăm cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó. Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng. Dự toán công trình sau khi lập phải được Cục ĐSVN tiến hành thẩm tra và phê duyệt.
Định mức xây dựng và giá xây dựng công trình được Ban QLDA ĐS lập và quản lý theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Xây dựng.
Trong giai đoạn thực hiện dự án:
Sau khi hoàn thành công tác tổ chức đấu thầu, lựa chọn được nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng, Ban QLDA ĐS có trách nhiệm lập hợp đồng xây dựng.
Theo NĐ 99/2007/NĐ-CP: “Hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng để thực hiện toàn bộ hay một số công việc trong hoạt động xây dựng.”, “Hợp đồng xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: các công việc, nhiệm vụ phải thực hiện; các loại bảo lãnh; chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; thời gian và tiến độ thực hiện; giá hợp đồng, phương thức thanh toán; điều kiện nghiệm thu và bàn giao; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; điều chỉnh hợp đồng; các loại thỏa thuận khác theo từng loại hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.”
Như vậy, hợp đồng xây dựng là sẽ là cơ sở để Ban QLDA ĐS tiến hành quản lý dự án không chỉ trong lĩnh vực chi phí mà còn cả trong lĩnh vực tiến độ và chất lượng. Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa Ban QLDA ĐS và các bên liên quan, mọi tranh chấp giữa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22078.doc