Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 7

I : LỊCH SỬ HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 7

1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 7

1.1.Giai đoạn từ 2001 đến tháng 4/2003 7

1.2. Từ tháng 4/2003 đến tháng 5/2006 : 8

1.3. Từ tháng 5/2006 đến nay : công ty đổi tên thành công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân 9

2.Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân 9

2.1.Mô hình tổ chức của công ty 9

2.2.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc công ty 11

2.2.1.Chủ tịch công ty 11

2.2.2 . Tổng giám đốc 12

2.2.3.Phó tổng giám đốc kỹ thuật 12

2.2.4. Phó tổng giám đốc đầu tư 12

2.2.5. Phòng tài chính kế toán 13

2.2.6. Phòng kinh doanh 13

2.2.7. Văn phòng công ty 13

2.2.8. Phòng tổ chức cán bộ lao động – tiền lương 13

2.2.9. Phòng kế hoach - đầu tư 13

2.2.10 Phòng kỹ thuật sản xuất 14

2.2.11.Phòng giám định và kiểm tra chất lượng công trình 15

2.2.12.Các công ty con và các ban quản lý 16

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 16

1.Tổng quan hoạt động đầu tư và các dự án của công ty 16

1.1.Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 16

1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 17

2. Mô hình tổ chức quản lý dự án của công ty 18

3.Nội dung quản lý dự án tại công ty 19

3.1. Nội dung quản lý dự án xét theo lĩnh vực 19

3.1.1. Quản lý thời gian và tiến độ 19

3.1.2. Quản lý chi phí. 24

3.1.3. Quản lý chất lượng 32

3.1.4. Quản lý nguồn lực. 39

3.1.5. Quản lý rủi ro 41

3.1.6.Quản lý hợp đồng 42

3.1.7.Quản lý về thông tin 43

3.2. Nội dung quản lý dự án theo chu kỳ dự án 43

3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 43

3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 44

III. VÍ DỤ VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 49

1. Tổng quan các hạng mục phải làm của dự án 49

2.Quản lý chi phí 50

2.1.Các văn bản sử dụng 50

2.2.Quản lý công tác huy động và sử dụng vốn 51

2.2.1. Vốn và nguồn vốn 51

2.2.2. Dự toán ngân sách 52

2.3. Chi phí của dự án 53

3. Quản lý thời gian và tiến độ 55

3.1. Thời gian huy động vốn. 55

3.2. Dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện 55

4.Quản lý nhân lực 56

4.1. Quản lý xây dựng 56

4.2. Quản lý khai thác 57

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY 58

1. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua 58

1.1.Thuân lợi 58

1.2.Khó khăn 59

2. Những kết quả đã đạt được : 59

3. Những tồn tại và nguyên nhân : 62

CHƯƠNG II: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 66

I. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 66

1. Phương hướng phát triển công ty 66

2. Quan điểm về hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty 68

3.Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án của công ty: 69

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 70

1. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý 70

1.1. Tổ chức bộ máy quản lý 70

1.2.Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa công ty, tổ chức tư vấn và nhà thầu 72

2.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xét theo lĩnh vực 72

2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tổng quan. 72

2.2. Giải pháp cho công tác quản lý tiến độ thời gian của dự án. 72

2.3 Giải pháp về quản lý chất lượng dự án 76

2.3.1. Công tác tư vấn 76

2.3.2. Công tác xây lắp: 79

2.3.3. Công tác giám sát và nghiệm thu: 80

2.4.Giải pháp cho công tác quản lý chi phí của dự án. 81

2.5. Giải pháp cho công tác quản lý nguồn lực: 83

2.6.Công tác quản lý hợp đồng 84

2.7. Công tác quản lý thông tin: 85

2.8. Công tác quản lý rủi ro 86

3.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xét theo chu kỳ dự án 82

3.1 Công tác lập dự án. 82

3.2. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng. 87

3.3. Quản lý hoạt động đấu thầu 88

III.NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 89

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

docx92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a không thể lường trước hết được nên công ty luôn nâng cao công tác quản lý rủi ro ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý dự án: -Giai đoạn nghiên cứu khả thi: ở giai đoạn này quản lý và phân tích rủi ro sẽ đưa ra các điều chỉnh, thay đổi để giảm rủi ro, đồng thời giảm chi phí cho dự án. Nó cũng góp phần quyết định chọn lựa các phương án khác nhau của dự án. -Giai đoạn phê duyệt dự án: Quản lý và phân tích rủi ro giúp cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét tình trạng rủi ro liên quan đến dự án và kiểm tra các phương án phòng tránh rủi ro. Nếu đã tiến hành phân tích số lượng thì chủ đầu tư có thể biết được cơ hội đạt được mục tiêu của dự án. -Giai đoạn thực hiện dự án: Quản lý rủi ro giúp cho nhà thầu xác định được các rủi ro, lập ra kế hoạch dự phòng hoặc kiểm tra tình trạng rủi ro của họ, từ đó có thể cân nhắc để chuyển giao rủi ro cho các công ty bảo hiểm hoặc cân nhắc để phân bố rủi ro trong các hợp đồng. Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là quản lý rủi ro sẽ giúp các nhà thầu lập được dự toán chi phí dự phòng rủi ro một cách chính xác, cả về tiền vốn (chi phí) thời gian, chấ lượng của dự án 3.1.6.Quản lý hợp đồng Quản lý hợp đồng bao gồm công tác soạn thảo hợp đồng và đảm bảo buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết Một số hợp đồng mà công ty thường có là: +Hợp đồng lập dự án khả thi +Hợp đồng tư vấn thẩm định +Hợp đồng giải phóng mặt bằng +Hợp đồng vay tín dụng +Hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. +Hợp đồng về các hạng mục với các nhà thầu +Và một số hợp đồng khác… Trong quá trình quản lý hợp đồng, cả hai bên đều thoả thuận để đi đến cam kết mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Đồng thời, công ty sử dụng lực lượng tư vấn tiến hành giám sát, kiểm tra sự thực hiện của bên đối tác đảm bảo họ thực hiện đúng hợp đồng tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu. Nếu bên kia vi phạm hợp đồng công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, ngược lại công ty tiến hành giao nhận và thanh toán hợp đồng theo như thoả thuận của hai bên. Với các hợp đồng này, căn cứ vào từng đặc điểm riêng biệt và yêu cầu về đặc tính kỹ thuật mà chủ đầu tư đặt ra những điều kiện rằng buộc đối tác trên cơ sở pháp luật cho phép và có lợi cho chủ đầu tư. Nếu đối tác vi phạm thì sẽ phải phạt từ 2%-5% giá trị hợp đồng. Song trong thực tếđã xảy ra tình trạng đầu tư trong khu vực diễn biến nhanh nên các đối tác cung cấp nguyên vật liêụ chậm nhưng không áp dụng phạt (bởi vì nguyên nhân có mang tính khách quan) mà áp dụng hình thức chậm thanh toán với thời hạn không xác định nhằm thúc đẩy việc cung cấp được đầy đủ, kịp thời 3.1.7.Quản lý về thông tin Thông tin đống vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và đối với việc quản lý dự án nó càng trở lên cần thiết hơn lúc nào hết, có thể nói thông tin quyết định đến sự thành bại của dự án. Bởi một khi thông tin được truyền đi không chính xác và kịp thời sẽ dẫn đến các vấn đề phát sinh không được giải quyết ổn thoả gây lên tình trạng chậm trễ về tiến độ cũng như sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu kỹ thuật đã được thiết kế phê duyệt Đối với các dự án được thực hiện ở công ty, quản lý thông tin thường quan tâm đến các đầu mối chuyển thông tin đảm bảo cho thông tin chính xác và truyền đi kịp thời bằng cách: Một mặt, ban quản lý dự án của công ty trực tiếp theo dõi công tác thực hiện dự án của đơn vị thi công sau định kỳ hàng tuần sẽ thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án cho phòng ban cấp trên (cụ thể là phòng kế hoạch đầu tư), mặt khác đơn vị thi công cũng có thể trực tiếp báo cáo phản ánh các sự cố phát sinh trong quá trình thi công cho ban quản lý dự án hoặc cho phòng có chức năng giải quyết để từ đó các cấp có thẩm quyền nắm được thông tin và có quyết định phản hồi. 3.2. Nội dung quản lý dự án theo chu kỳ dự án Công ty chủ yếu chỉ quản lý ở giai đoạn thực hiện đầu tư, còn giai đoạn đầu khi lập dự án đầu tư công ty chỉ có trách nhiệm thẩm tra xem xét lại tính khả thi của dự án do tư vấn lập 3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Đây là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp nhất của một dự án, nội dung của nó bao gồm những công việc sau: -Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức của dự án -Lập kế hoạch tổng quan -Phân tích công việc của dự án -Lập kế hoạch tiến độ thời gian -Lập kế hoạch ngân sách -Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết -Lập kế hoạch chi phí và dự báo nguồn thu -Xin phê chuẩn thực hiện Hầu hết các công việc trên công ty đều thuê tư vấn lập, nhưng do tính chất quan trọng của giai đoạn này đối với toàn bộ dự án đầu tư nên công ty luôn luôn quản lý sát sao công tác lập dự án của đơn vị tư vấn, bên cạnh đó phải quản lý chi phí trong giai đoạn này vì nếu dự án khả thi thì chi phí đó được tính vào tổng vốn đầu tư còn dự án không khả thi thì chi phí này công ty phải chịu. Chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm: +Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nhóm A, B, báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dư án nói chung và dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư. +Chi phí tuyên truyền, quảng cáo cho dự án nếu có. +Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ có liên quan đến dự án (đối với dự án nhóm A và một số dự án đặc biệt). 3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư Xin cấp đất, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và xin cấp giấy phép xây dựng: Sau khi được Tập đoàn phê duyệt thực hiện dự án công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân bắt tay vào thực hiện các thủ tục về việc xin cấp đất xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Việc đền bù giải phóng mặt bằng của công ty thuận lợi hơn so với các dự án khác do các dự án cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân nằm trong phần diện tích đất của khu công nghiệp Cái lân Nội dung các thủ tục hành chính: - Xin cấp giấy phép đầu tư. - Thẩm định dự án. - Xin cấp giấy phép xây dựng. - Xin cấp đất. - Phê duyệt giá bồi thường giả phóng mặt bằng. - Phê duyệt giá bán và kinh doanh đất. - Xin giảm thuế đất. - Trình duyệt kế hoạch giải phóng mặt bằng: kế hoạch và phương án giải phòng mặt bằng, Trình duyệt, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán: Các dự án của công ty đều theo hình thức tự thực hiện mà chủ đầu tư là Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam vì vậy Tập đoàn là tổ chức có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán Quy trình trình duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán VINASHIN Công ty Ban quản lý DA Tư vấn Phê duyệt Trình duyệt -Công ty thuê tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, sau khi thẩm định độ chính xác và tính khả thi công ty trình lên Tập đoàn -Tập đoàn thẩm định lại một lần nữa thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán , của dự án nếu thấy khả thi thì phê duyệt cho công ty được bắt đầu thực hiện dự án. Khi nhận được quyết định phê duyệt của Tập đoàn , công ty thành lập ban quản lý dự án và uỷ quyền cho ban quan lý này chịu trách nhiệm về dự án Công tác đấu thầu: Đấu thầu giúp công ty chọn được nhà thầu cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và giá cả tốt nhất, điều đó thuận lợi cho chủ đầu tư đảm bảo chất lượng công trình và tiết kiệm được chi phí đầu tư. Thêm vào đó đảm bảo tính khách quan loại trừ được khả năng các thành viên trong công ty móc ngoặc với các nhà thầu để thu lợi nhuận bất chính. Tuỳ theo tính chất dự án hay gói thầu mà công ty tiến hành tổ chức đấu thầu cạnh tranh, chỉ định, hạn chế.... Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu Thông báo và ký hợp đồng Lâp kế hoạch đấu thầu Phê duyệt kế hoạch đấu thầu Lập hồ sơ mời thầu Thẩm định hồ sơ mời thầu Phê duyệt hồ sơ mời thầu Tổ chức đấu thầu Thành lập tổ chấm thầu Chấm thầu Duyệt kết quả đấu thầu Thông báo kết quả đấu thầu Tập đoàn Tập đoàn Công ty Tổ chấm thầu Tập đoàn Công ty Công ty Công tác lập kế hoạch đấu thầu do công ty thuê tư vấn lập, trong đó có phương thức đấu thầu, kế hoạch mời thầu, phương pháp chấm thầu, các thang điểm , các chỉ tiêu chấm thầu....Khi lập xong tổ chức tư vấn trình Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam xét duyệt Tập đoàn có nhiệm vụ thẩm định lại kế hoạch đấu thầu do tổ chức tư vấn lập, công việc này có thể do các chuyên gia của Tập đoàn làm hoặc thuê một tổ chức tư vấn khác có chuyên môn về thẩm định đấu thầu thẩm định Sau khi Tập đoàn phê duyệt kế hoạch đấu thầu, công ty bắt tay vào lập hồ sơ mời thầu, hầu hết do tính chất kỹ thuật phức tạp của các dự án nói chung và các gói thầu nói riêng nên công ty thường thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu, chỉ có một số gói thầu đơn giản công ty có thể tự lập. Khi đó ban quản lý của gói thầu đó kết hợp với phòng ban chức năng có liên quan tới gói thầu cùng chịu trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu sau đó trình lên Tập đoàn phê duyệt Phòng chức năng, chuyên môn của Tập đoàn có thể tự thẩm định hồ sơ mời thầu hoặc thuê tư vấn thẩm định và hầu hết hồ sơ mời thầu của các dự án đều thuê tư vấn, phòng thẩm định của Tập đoàn chỉ có nhiệm vụ thẩm định lại lần cuối khi tổ chức tư vấn đã thẩm định Khi hồ sơ mời thầu đã được duyệt Tập đoàn có văn bản phê duyệt hồ sơ mời thầu và gửi xuống công ty để công ty có thể triển khai tổ chức đấu thầu Việc tổ chức đấu thầu do chính công ty đảm nhiệm, gồm các công việc chính sau -Bán hồ sơ mời thầu -Công khai thông tin đấu thầu trên các phương tiện thông tin đaị chung như báo chí, truyền hình...(đối với các dự án đấu thầu cạnh tranh rộng rãi) hoặc thông báo, gửi giấy mời thầu tới các đơn vị mà công ty cho là đủ tiêu chuẩn tham gia(đối với các dự án, gói thầu chỉ định, hạn chế) -Lên kế hoạch thời gian chi tiết và chuẩn bị địa điểm mở thầu -Tổ chức đấu thầu (7)Ngay sau buổi mở thầu khi các hồ sơ hợp lệ được đóng dấu niêm phong và bảo quản, công ty tiến hành thành lập một tổ chuyên môn chấm thầu với sự tham gia của 2 cán bộ trong công ty và các cán bộ của các phòng chức năng. Với gói thầu hạng mục nào thì các cán bộ phòng chuyên môn đó được phân công tham gia vào tổ xét thầu đó. Thành phần của tổ chuyên gia xét thầu gồm có: 4 tổ viên và 1 tổ trưởng. Nhiệm vụ của tổ chuyên gia xét thầu như sau: - Xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của Hồ sơ dự thầu. - Làm rõ hồ sơ dự thầu. - Bảo quản các tài liệu, biên bản của quá trình mở thầu và xét thầu. -Chấm thầu - Tổng hợp kết quả đánh giá các hồ sơ dự thầu và lập báo cáo xét thầu. (8) Căn cứ và tiêu chuẩn thang điểm của chuyên gia tư vấn, tổ chuyên gia xét thầu tiến hành chấm thầu các hồ sơ hợp lệ. Tuỳ theo tính chất của từng dự án, gói thầu mà tính điểm kỹ thuật hay điểm tổng hợp (9) Sau khi thấm thầu công ty trình lên Tập đoàn kết quả đấu thầu để xin phê duyệt, quá trình kiểm tra lại tính hợp pháp và độ chính xác của kết quả đấu thầu này do phòng chức năng của Tập đoàn đảm nhiệm (10) Công ty công báo kết quả đấu thầu và tên nhà thầu được chọn, các nhà thầu khác không được chọn công ty không phải trình bày nguyên nhân (11) Nếu hai bên cùng nhất trí thì tiến tới thương thảo và ký hợp đồng Công tác xây lắp, thiết bị, máy móc Trong giai đoạn này công tác quản lý dự án luôn được công ty quan tâm sát sao vì chi phí xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức đầu tư của một dự án và những công trình, máy móc thiết bị quyết định chính khả năng vận hành hoạt động sản xuất của công ty sau này. Vấn đề cần quan tâm nhất trong giai đoạn này chính là mối quan hệ giữa chi phí-chất lượng-thời gian III. VÍ DỤ VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng là một dự án quan trọng trong cụm công nghiệp, là dự án phải thực hiện trước một bước so với các dự án khác, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án khác dễ dàng -Tên dự án : Dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái lân-Quảng ninh -Chủ dự án :Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt nam Địa chỉ :109 Quán thánh –Quận Ba Đình –Hà nội -Hình thức đầu tư : Đầu tư mới, theo hình thức cuốn chiếu, phân kỳ công tác, xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở vốn đầu tư ban đầu, đầu tư xây dựng tất cả các hạng mục công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật đủ tiêu chuẩn để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ngành công nghiệp tàu thuỷ đã dự kiến -Phương thức đầu tư :Tự thực hiện do VINASHIN làm chủ đầu tư Hiện nay các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tàu thuỷ Cái lân –Quảng ninh đang được triển khai, dự kiến đến hết năm 2007 sẽ hoàn thành. Dự án được duyệt vào năm 2002 theo quy định số 397CNT/BQLCL.Tuy đã được điều chỉnh một lần vào tháng 1/2005 theo quyết định số 24/CNT/QĐ-KHĐT nhưng không duyệt điều chỉnh mà điều chỉnh quy mô.Trong thời gian thực hiện tổng mức đầu tư tăng rất nhiều so với thời điểm năm 2002 do nhiều nguyên nhân: quy hoạch diện tích của cụm công nghiệp bị thu hẹp lại vì vậy ảnh hưởng tới những thiết kế trước đó, từ năm 2002 đến nay giá cả của nhiều mặt hang tăng mạnh như giá thép, xi măng….Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải quản lý thật sát xao dự án này để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ vì cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước 1. Tổng quan các hạng mục phải làm của dự án Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng là một dự án xây dựng trên một diện tích lớn gần 52,44ha cho cả cụm công nghiệp vì vậy khối lượng công việc phải làm rất lớn.Ngay từ khi chuẩn bị dự án công ty đã xác định rõ phạm vi các công việc cho từng bộ phận trong công ty,công việc nào công ty trực tiếp làm, công việc nào phải thuê tư vấn, thời gian thực hiện từng công việc, chi phí, nhân công thực hiện của các công việc đó, đồng thời phải có kê hoạch huy động và sử dụng vốn rõ ràng. Các hạng mục công trình kỹ thuật của dự án: -Nạo vét, san nền -Quy hoạch hệ thống cấp nước -Quy hoạch hệ thống thoát nước mặt -Nước thoát, nước thải -Công trình giao thông -Công trình cấp điện -Hệ thống thông tin lien lạc -Khu ban quản lý và khai thác hạ tầng -Hàng rào bảo vệ -Công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng -Xây dựng nhà xưởng và công trình phụ trợ cho nhà máy cán nóng thép tấm -Cải tạo nhà 5 tầng thanh nơi làm việc của ban quản lý và nhà nghỉ cho các chuyên gia cán bộ kỹ thuật phục vụ dự án đầu tư Cái lân 2.Quản lý chi phí 2.1.Các văn bản sử dụng -Đơn giá xây dựng số 778/QĐ-BXD ngày 03/04/1999 của UBND TINH Quảng ninh -Định mức dự toán XDCB số 24/05/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 -Bảng ca máy và thiết bị thi công số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 -Thông tư số 15/05/TT-BXD ngày 13/10/2005 Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản -Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 của bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng các công trình thuộc dự án dâud tư -Quyết định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của bộ xây dựng về việc ban hành định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình 2.2.Quản lý công tác huy động và sử dụng vốn 2.2.1. Vốn và nguồn vốn Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạn tầng cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái lân dự kiến được huy động từ 2 nguồn: vốn chủ đầu tư và vốn vay trong nước theo tỷ lệ như sau: DỰ KIẾN NGUỒN VỐN (đơn vị:1000đ) TT vốn Tỷ lệ Tổng Cơ cấu vốn Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 Vốn cổ đông 15% 102.841.473 20.568.295 15.426.221 15.426.221 25.710.368 25.710.360 2 Vay trong nước 85% 582.768.347 18.265.364 7.285.342 6.016.219 110.584.031 440.617.390 2.1 vốn vay dài hạn 582.347.597 18.265.364 7.285.342 6.016.219 110.584.031 440.196.640 2.2 vốn vay ngắn hạn 420.750 420.750 Tổng nguồn vốn 100% 6850609.820 38.833.659 22.711.563 21.442.440 136.294.399 466.327.760 -Điều kiện huy động vốn +Lãi suât vay: 10,2%/năm, 2 năm ân hạn, thời gian trả nợ 10 năm +Lãi suất sinh lời yêu cầu đối với chủ đầu tư:12%/năm 2.2.2. Dự toán ngân sách (Đơn vị 1000đ) -Tổng mức đầu tư theo tính toán là: -Trong đó: +Xây lắp +Thiết bị +Chi phí khác +Dự phòng phí +Lãi suất vay trong thời gian thi công +Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất 685.609.820 567.334.969 3.571.658 27.325.470 24.528.237 62.428.736 420.750 BẢNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ THEO HẠNG MỤC CỦA CÔNG TRÌNH (Đơn vị:1000đ) STT Hạng mục Gía trị công trình Chi phí xây lắp Chi phí thiết bị Chi phí khác Dự phòng Lãi vay tg xây dựng 1 HTCS Cụm công nghiệp 227.617.531 168.508.786 2.408.768 15.709.605 7.569.110 33.421.200 2 Nhàxưởng cho nhà máy thép 449.778.093 393.983.340 0 11.454.695 16.704.886 27.635.100 3 Khu nhà chuyên gia và BQL DA 7.793.446 4.842.843 1.162.920 161.170 254.241 1.372.400 4 Vốn lưu động ban đầu cho sx 420.750 Cộng 685.609.820 567.334.969 3.571.658 27.325.470 24.528.237 62.428.700 2.3. Chi phí của dự án -Chi phí biến đổi +Chi phí phục vụ khu chuyên gia và ban quản lý dự án: bằng 30% doanh thu từ các hoạt động dịch vụ +Chi phí biến đổi khác: tính bằng 10% trên tổng chi phí biên đổi -Chi phí cố định: +Tiền thuê đất: Căn cứ theo quyết định số 445/2001/QĐ-UB ngày 20/3/2001 của UBND tỉnh Quảng ninh, doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cái lân được thuê với giá ưu đãi 150đ/m^/năm. Sau khi kết thúc thời hạn được miễn tiền thuê đất theo định (6 năm đầu ) và chậm nộp tiền thuê đất sau 5 năm và chưa phải nộp tiền thuê với diện tích chưa có người thuê + Khấu hao tài sản cố định: Được tính căn cứ vào kỳ khấu hao của từng tài sản THỜI GIAN KHẤU HAO TSCĐ Khoản mục Thời gian khấu hao Máy móc thiết bị 12 Nhà xưởng và kết cấu 10 Tài sản khác 10 +Khấu hao trả chậm:Lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí khác không nằm trong TSCĐ của vốn đầu tư ban đầu được khấu hao trong 10 năm kể từ khi sản xuất +Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ Chi phí bảo dưỡng nhà xưởng và kết cấu:0,25%XL/năm ( không tính nhà xưởng và kết cấu cho thuê) Chi phí bảo dưỡng thiết bị: 2%TB/năm -Chi phí lao động:gồm tiền lương và các khoản tính theo lương (19%) CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH (Đơn vị 1000đ/tháng) Cơ cấu nhân lực Số lượng Lương bình quân Thành tiền Các khoản tính theo lương 1 Công nhân 36 34.560 6.566 -40%lao động có trình độ 14 1.200 17.280 -60% lao động phổ thông 22 800 17.280 2 Cán bộ, kỹ sư 43 96.000 18.240 -Cấp cơ quan 10 3.000 30.000 -cấp phân xưởng 33 2.000 66.000 Tổng quỹ lương và BHXH 79 130.560 24.806 -Chi phí quản lý chung: trên cơ sở của dự án tương tự, chi phí quản lý chung (không kể lương) được tính bằng 1%tổng doanh thu -Chi phí trả lãi vốn vay lưu động:Vốn lưu động của dự án chủ yếu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khu chuyên gia và ban quản lý dự án. Nhu cầu vốn lưu động được xác định dựa trên doanh thu và số vòng quay vốn lưu động trong năm (tạm tính bằng10%doanh thu từ các dịch vụ khu chuyên gia và ban quản lý dự án) dự kiến vay 100% vốn lưu động với lãi suất vay 9,6%/năm -Thuế và các nghĩa vụ phải nộp khác.Thuế thu nhập doanh nghiệp thuế suất 25% (được miễn trong 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo) 3. Quản lý thời gian và tiến độ 3.1. Thời gian huy động vốn. Thời gian huy động vốn đầu tư ban đầu được dự kiến cho từng khoản mục trên cơ sở tiến độ xây dựng như sau KẾ HOẠCH THỜI GIAN SỬ DỤNG VỐN TT Các hạng mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng 1 San nền, đường gthông, ctrình kiến trúc 32.332.110 16.166.055 12.124.541 28.972.041 19.314.694 108.909.441 2 Hệ thống điện nước,TTLL,PCCC 0 0 0 8.650.167 42.939.101 51.589.268 3 Nhà xưởng cho nhà máy cán thép 0 0 0 73.120.189 320.863.151 393.983.340 4 Khu vp điều hành 0 0 1.801.759 2.402.305 12.220.543 16.424.577 5 Lãi vay trong tg thi công 1.812.103 4.200.785 5.712.059 12.406.021 38.297.768 62.428.736 6 Chi phí khác, dự phòng 4.689.448 2.344.723 1.804.111 10.743.675 32.271.752 51.835.707 Tổng 38.833.659 22.711.563 21.442.440 136.294.399 466.327.760 685.189.070 3.2. Dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện -Trung tuần tháng 6/2002: phê duyệt dự án, tiến hành đền phù giải phóng mặt bằng và làm thủ tục thuê đất -Cuối tháng 9/2002 khởi công san lấp mặt bằng -Tháng 10/2002: Lựa chọn, bỏ thầu, tiến hành thiết kế kỹ thuật và lập dự toàn của phần xây dựng cơ sở hạ tầng -Tháng 1/2003: Lập thiết kế kỹ thuật phần hạ tầng cơ sở: giao thông,cấp thoát nước, điện chiếu sang -Tháng 10/2004:Lập thiết kế bản vẽ chi tiết các hạng mục xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm -Tháng7/2005:Thi công hạ tầng cơ sở: giao thông,cấp thoát nước -Tháng 10/2005:Thi công phần móng nhà xưởng nhà máy cán nóng thép tấm -Tháng 12/2005:thi công, sản xuất và lắp dựng kết cấu thép nhà xưởng -Tháng1/2007:thi công các hạng mục công trình phụ trợ cho nhà máy cán nóng thép tấm -Tháng12/2007:dự kiến dự án sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động 4.Quản lý nhân lực 4.1. Quản lý xây dựng -Công ty TNHH 1 thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân lập BQL Cái lân trực tiếp quản lý thực hiện dự án hạ tầng CƠ CẤU TỔ CHỨC BQL Trưởng phòng Phó trưởng phòng Phòng ban phụ trách kỹ thuật Phòng kinh tế -kỹ thuật Phòng quản trị-tổ chức-hành chính Phòng kế toán-tài chính Phòng kinh doanh-dịch vụ -Nhân viên dự tính bao gồm: +1 trưởng phòng +1 phó phòng ban phụ trách kỹ thuật +Phòng quản trị-tổ chức-hành chính:11 người (cả bảo vệ và lái xe) +Phòng kế toán-tài chính :3 người +Phòng kinh tế-kỹ thuật :7 người +Bộ phận kinh doanh dịch vụ :15 người Tổng : 36 ngưòi -Tiền lương theo chế độ của nhà nước 4.2. Quản lý khai thác -BQL sau khi hoàn thành nhiệm vụ thực hiện đầu tư cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái lân sẽ bàn giao việc quản lý và khai thác cho công ty quản lý và khai thác hạ tầng SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HẠ TẦNG Ban lãnh đạo và bộ phận quản lý chung Bộ phận quản lý điện nước toàn cụm Bộ phận quản lý vệ sinh môi trường -Dư kiến nhân lực khai thác hạ tầng BẢNG DỰ KIẾN NHÂN LỰC CÔNG TY KHAI THÁC HẠ TẦNG TT Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công nhân Cán bộ, kỹ sư 1 Bộ phận quản lý chung 10 10 2 Bảo vệ, PCCC, cây xanh,môi trường 20 3 3 Bộ phận khu điều hành dich vụ 6 30 Tổng 36 43 IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY 1. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua 1.1.Thuân lợi -Cơ cấu tổ chức đã dần ổn định , chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được phân chia rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên yên tâm công tác và phát huy được hết chuyên môn ,năng lực của mình -Toàn thể nhân viên trong công ty đoàn kết nhất trí vượt khó Là một công ty con của VINASHIN nên công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện huy động vốn Công ty có truyền thống đoàn kết, phát huy cao tinh thần Cách mạng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hăng hái thi đua lao động sản xuất hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công ty đã và đang thực hiện một số dự án có tính khả thi cao, giải quyết đựơc khả năng tăng trưởng về sản xuất công nghiệp, vận hành kinh doanh điện, nước cũng như giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, đảm bảo tính vững chắc cho sự phát triển. Được sự chỉ đạo sát sao của thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn cùng với sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị bạn trong Tập đoàn 1.2.Khó khăn -Tổ chức chưa thật sự ổn định và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra , lực lượng lao động còn thiếu về cả số lượng và chất lượng -Hoạt động dịch vụ , kinh doanh của công ty cũng gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt với đối thủ -Năng lực của một số nhà thầu chưa đáp ứng được dẫn đến dự án kéo dài , ảnh hưởng nghiêm trọng tới cán cân thu chi của dự án tạo ra gánh nặng tài chính -Đội ngũ công nhân viên còn non trẻ , thiếu kinh nghiệm , nghiệp vụ còn hạn chế -Vấn đề thanh quyết toán trong đầu tư xây dựngchưa thực sự được quan tâm , dẫn tới không thanh toán dứt điểm, ứ đọng -Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa có điều kiện triển khai sâu rộng nên người lao động chưa phát huy hết khả năng -Khí hậu bất thường gây mưa lớn , bão lụt ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án 2. Những kết quả đã đạt được : Công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty TNHH một thành viên tàu thuỷ Cái lân ngày càng được hoàn thiện và đã thực hiện được đúng vai trò của nó trong khâu triển khai dự án đầu tư. Công tác quản lý dự án đầu tư đã giúp các cấp lãnh đạo của Tổng công ty có thể dễ dàng theo dõi và chỉ đạo kịp thời, làm cho các dự án đầu tư có hiệu quả. Điều này đã được minh chứng trong những kết quả mà công ty đã đạt được Hầu hết các dự án của công ty đều trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư,chỉ có một số dự án như: dự án điện, dự án tàu cao tốc , dự án tàu hút, dự án taxi nước đã hoàn thành bắt đầu đi vào khai thác và đã bước đầu thu được lợi nhuận, tuy lợi nhuận này còn khá kiêm tốn nhưng nó rất có ý nghĩa vì đây là khoản thu đầu tiên sau 6 năm đầu tư của công ty. Tổng sản lượng thực tế của năm vừa qua công ty đạt đựoc là 53,3 tỷ đồng, tổng doanh thu là 31,2 tỷ đồng.Dự kiến trong năm tới tổng sản lượng và tổng doanh thu đều tăng đáng kể do khi đó các dự án trên đã đi vào hoạt động ổn định theo đúng công suất Công tác quản lý dự án cũng chứng minh được vai trò của mình thông qua thời hạn hoàn thành và chất lượng hoạt động của các dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng. Quy trình quản lý dự án ngày càng hoàn thiện thì những dự án do công ty xây dựng ngày càng hiệu quả, góp phần không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung, công tác quản lý dự án của công ty có hiệu q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái lân.docx