Mục lục
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1. Lý luận chung về hoạt độngnhập khẩu của doanh nghiệp 3
1.1.1. Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế 3
1.1.2. Các hình thức nhập khẩu 5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp 8
1.2. Nội dung của quản lý nhập khẩu của doanh nghiệp 11
1.2.1. Khái niệm và vai trò của quản lý nhập khẩu 11
1.2.2. Nội dung của hoạt động quản lý nhập khẩu của doanh nghiệp 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU MÁY, THIẾT BỊ MÓC TẠI TỔNG CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (VIETRANS ) 29
2.1. Giới thiệu về công ty giao nhận kho vận ngoại thương 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của công ty 31
2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 36
2.2. Khái quát tình hình nhập khẩu máy móc của Công ty 40
giao nhận kho vận ngoại thương 40
2.2.1. Tình hình chung. 40
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 41
2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 43
2.2.4. Phương thức nhập khẩu 45
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc tại công ty VIETRANS 49
2.3.1. Công tác quản lý các giai đoạn nhập khẩu 49
2.3.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu 54
2.4. Đánh giá các kết quả đạt được 56
2.4.1. Ưu điểm trong công tác quản lý nhập khẩu máy móc của công ty 56
2.4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý nhập khẩu máy móc 59
2.4.3. Nguyên nhân của những mặt tồn tại 61
PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU MÁY MÓC TẠI TỔNG CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG 64
3.1. Định hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và hoàn thiện công tác quản lý nhập khẩu máy móc tại tổng Công Ty Giao Nhận kho Vận Ngoại Thương VIETRANS 64
3.1.1. Định hướng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty 64
3.1.2. Định hướng tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhập khẩu 65
3.2. Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý nhập khẩu của Tổng Công Ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương 67
3.2.1. Các giải pháp 67
3.2.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan chủ quản có liên quan. 73
KẾT LUẬN 75
Danh mục tài liệu tham khảo 77
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại tổng công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc theo cơ chế hiện hành, các công ty con có quyền tự chủ nhằm phát huy cao nhất hiệu quả kinh doanh của công ty
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty VIETRANS bao gồm: các chi nhánh và công ty con về vận tải và giao nhận, chuyển phát nhanh trên khắp cả nước; các phòng ban tại trụ sở chính tại Hà Nội; các liên doanh với nước ngoài; và các văn phòng đại diện tại nước ngoài.
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC CÔNG TY CON VÀ CHI NHÁNH
CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI
TRỤ SỞ CHÍNH TẠI HÀ NỘI
CÁC LIÊN DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN- TÀI VỤ
PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ
PHÒNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
ĐỘI XE
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG
KHO YÊN VIÊN
CHI NHÁNH NHA TRANG
CHI NHÁNH NGHỆ AN
VIETRANS HAI PHÒNG
VIETRANS TP.HỒ CHÍ MINH
VIETRANS QUY NHƠN
VIETRANS ĐÀ NẴNG
TNT-VIETRANS
LOTUS PORT
ODESA
VLADI-VOSTOCK
CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Hình 2.1: mô hình tổ chức bộ máy công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương
Trụ sở chính của VIETRANS cơ cấu được chi thành các bộ phận sau:
* Ban giám đốc: đứng đầu là tổng giám đốc do bộ trưởng bộ Công Thương bổ nhiễm hoặc miễn nhiệm. tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước về mọi hoạt động của công ty.
Cơ cấu của công ty tuân theo chế độ một thủ trưởng có quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định tại số 217/HĐBT và quy định của bộ về phân cấp toàn diện của công ty
Giúp việc cho ban giám đốc có ba phó giám đốc, các phó giám đốc do phó giám đốc đề nghị và được thủ trưởng cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương bổ nhiễm hoặc miễn nhiệm
Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác được giao. Trong trường hợp tổng giám đốc vắng mặt thì phó giám đốc thứ nhất là người thay mặt tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty, nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị bộ phận trực thuộc công ty cũng như mối quan hệ công tác giữa các dơn vị và các bộ phận nói trên do tổng giám đốc quy định cụ thể trong từng trường hợp, tình hình thực tế hàng năm, từng thời kỳ, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của công ty.
* Khối quản lý: các phòng ban có nhiệm vụ giúp tổng giám đốc trong công tác quản lý mọi mặt hoạt động của công ty. Các phòng quản lý có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh theo giới hạn hoạt động của các đơn vị trực thuộc, xây dựng kế hoạch, ký kết hợp đồng, lo các thủ tục nhập khẩu, thống kê tổng hợp, lập báo cáo kết quả kinh doanh, bao gồm:
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng kế toán tài vụ
- Phòng tổng hợp
* Khối kinh doanh: bao gồm các phòng ban có chức năng kinh doanh nhằm tự trang trải và nuôi sống cán bộ văn phòng. Bộ phận kinh doanh đã được chuyên môn hóa gồm 6 phòng:
- Phòng xuất nhập khẩu
- Phòng xúc tiến thương mại
- Phòng giao nhận vận tải quốc tế
- Đội xe
- Xí nghiệp xây dựng
- Kho yên viên
Các phòng ban trong công ty có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, có nhiệm vụ bổ trợ các phòng kinh doanh về khía cạnh pháp lý của các hợp đồng kinh doanh, cùng các phòng ban có liên quan cùng tham gia giải quyết tranh chấp có yếu tố pháp luật phức tạp và khai thác các quan hệ trong nước và quốc tế để tạo cơ hội cho các phòng kinh doanh khác ký kết hợp đồng kinh doanh.
Các chi nhánh và công ty con của VIETRANS bao gồm:
Chi nhánh Nghệ An
Chi nhánh Nha Trang
Công ty cổ phần VIETRANS Hải Phòng
Công ty cổ phần VIETRANS TP. Hồ Chí Minh
Công ty cổ phần VIETRANS Quy Nhơn
Công ty cổ phần VIETRANS Đà Nẵng
Hiện tại VIETRANS có hai liên doanh bao gồm:
Liên doanh TNT-VIETRANS Express Worldwide (Việt Nam)ltd. Là công ty liên doanh giữa Vietrans và tập đoàn Bưu Điện Hà Lan. Được thành lập năm 1995 với số vống 700000 USD hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển nhanh quốc tế
Liên doanh LOTUS JOINT VENTURE COMPANY LTD. Là liên doanh giữa công ty VIETRANS, công ty vận tải biển VIỆT NAM( VOSA) và công ty vận tải biển đen (BLASSCO UCRAINA). Được thành lập từ năm 1991 với tổng số vốn 19,6 triệu USD để xây dựng và khải thác cầu cảng, vận chuyển hàng hóa thông qua tàu, container, và làm các đại lý vận tải với nước ngoài.
Các văn phòng đại điện ở nước ngoài đặt ở ODESA và VLADIVOSTOCK
M« h×nh tæ chøc qu¶n lý cña C«ng ty Giao NhËn Kho VËn Ngo¹i Th¬ng (VIETRANS ) được minh họa qua sơ đồ 1.1
2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Nghiệp vụ chuyển phát nhanh, xuất nhập khẩu và các hoạt động khác
Trong giai đoạn vừa qua hoạt động chuyển phát nhanh tại các đơn vị vẫn duy trì được tốc độ phát triển ổn định. Song đây là lĩnh vực ngày càng bị cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng lớn trên thế giới đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam và các công ty bưu chính viễn thông do vậy mà hiệu quả kinh doanh không cao, mặc dù đã có sự hỗ trỡ từ liên doanh TNT- VIETRANS. Nguy cơ thu hẹp thị trường là hiện hữu. Để khắc phục nguy cơ mất thị trường, một số chi nhánh đại lý chuyển phát nhanh tại các đơn vị như Hải Phòng và khu vực miền trung đã được chuyển giao sang công ty liên doanh. Vì thế đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh , tuy nhiên xu hướng tất yếu của sự thay đổi là sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty trong thời gian tới.
Cụ thể trong năm 2006 doanh thu đạt 120 tỷ, lợi nhuận 18 tỷ đồng. Đến 2007 doanh thu 150 tỷ đồng lợi nhuận là 21 tỷ đồng tăng 15% so năm trước. Đây là mức tăng khả quan thể hiện bước đi đúng đắn của công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh để giành thì phấn
Về kinh doanh xuất nhập khẩu trong năm qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Một số đơn vị như văn phòng Hà Nội, chi nhánh Nghệ An đã khai thác tốt dịch vụ này đem lại hiệu quả cao. Các hình thức xuất nhập khẩu chủ yếu là ủy thác nhập khẩu và tự doanh. Với nhiều mặt hàng khác nhau như máy móc,nông sản, thức phẩm, đồ uống, nguyên vật liệu….trong đó 80% kim ngạch xuất nhập khẩu là máy móc như các dây chuyền sản xuất, thiết bị y tế. Tốc độ tẳng trưởng năm 2006 là 15% và năm 2007 là 20%. Trong thời gian tới các đơn vị cần quan tâm hơn nữa để thúc đẩy loại hình kinh doanh này. Đặc biệt phải tăng cường đội ngũ cán bộ marketing trên phạm vi cả nước. Năm 2008 chỉ tiêu trong của bộ Công Thương là trên 55 tỷ đô la, nên cần cử cán bộ liên hệ trực tiếp với bộ Công Thương để tiếp xúc với tham tán thương mại ở nước ngoài. Đây là một lợi thế của VIETRANS vì nó tách từ bộ Thương Mại trước đây.
Kinh doanh vận tải oto trong năm 2006 là lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu. tuy nhiên các đơn vị vẫn khắc phục được khó khăn, khai thác được nguồn hàng và kinh doanh có lãi. Trong năm 2007 áp lực tăng giá xăng dầu còn tăng cao hơn nhưng doanh thu vẫn tăng 19 tỷ đồng tăng 20% so năm 2006
Kinh doanh dịch vụ xây dựng vẫn được duy trì ổn định. Các công trình thi công đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, tạo được uy tín với khách hàng. Hiện nay công ty đang trúng thầu nhiều công trình lớn như dự án xây dựng nhà hỗ hợp phục vụ học tập cho sinh viên trường đại học Công Đoàn trên 20 tỷ đồng, xây dựng trung tâm điện máy tại kho yên viên đúng tiến độ, xây dựng trung tâm VIETRANS tại thành phố Hồ Chí Minh mang lại lợi nhuận hàng năm cao và ổn định, đóng góp một phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho văn phòng công ty,
Trong năm 2007 là năm đánh dấu nhiều lĩnh vực kinh doanh mở rộng của Vietrans khi tham gia vào lĩnh vực thủy điện với dự án Sùng Tả tại Nam Ninh Trung Quốc. Công ty tham gia liên doanh với 10% vốn cổ phần, trong giai đoạn 1 của của nhà máy
Kinh doanh văn phòng là một loại hình kinh doanh mới đem lại lợi nhuận cao và ổn định, vì thế cần đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng như điện nước, đảm bảo môi trường cảnh quan sạch đẹp, an toàn về PCCC và PCBL. Việc chuyển đổi kinh doanh sang cho thuê văn phòng là một sáng kiến đem lại hiệu quả to lớn của lãnh đạo công ty thể hiện tầm nhìn và sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh, tránh việc bị thu hồi đất, để mất lợi thế lâu dài của Vietrans và khắc phục khó khăn về tăng giá thuê đất, mỗi năm đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Đơn vị đi đầu về kinh doanh văn phòng trong năm 2007 là công ty cổ phần VIETRANS TP Hồ Chí Minh đã đạt trên 4 tỷ đồng lợi nhuận Đây là một hướng đi mới đáng được trân trọng và nhân rộng ra trong các công ty cổ phần trong nghành.
2.1.3.2. Dịch vụ giao nhận vận tải
Mặc dù trên thị trường đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác nhưng hoạt động kinh doanh vẫn có chuyển biến tốt mang lại doanh thu chính cho công ty. Năm 2006 với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đão và nỗ lực của tất cả các đơn vị tình hình kinh doanh giao nhận tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2005, có xu hướng phát triển và mở rộng. Các đơn vị đã tích cực làm tốt công tác marketing và tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại kết quả tốt, đặc biệt là văn phòng tại Hà Nội đã có những bước phát triển đột phá, thị trường giao nhận ngày càng mở rộng trên phạm vị cả nước và quốc tế
Bản thân lãnh đão công ty ngoài chức năng quản lý còn đóng góp tích cực trong việc mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước để phát triển dịch vụ này; có những dịch vụ hàng trăm triệu đô la là do cán bộ, lãnh đão đóng góp. Hiện nay, công ty đang tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga… triển vọng trong thời gian tới sẽ có những kết quả tốt đẹp. Bên cạnh công tác phát triển thị trường thì công tác nhân sự cũng hết sức được coi trong, công ty đã có chiến lược tuyển dụng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và giỏi ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu công việc trong điều kiện hội nhập hiện nay. Các cán bộ VIETRANS đến nay đã đủ sức cạnh tranh quốc tế, được các chuyên gia nước ngoài thừa nhận.
Đi đôi với vấn đề thị trường và nhân sự VIETRANS còn dẫn đầu về đa dạng hóa các loại hình vận tải mới như vận chuyển đa phương thức, tiến hành cung cấp các dịch vụ trọn gói “ door to door” đây là loại hình dịch vụ mới mà trong nước hiện tại chưa có doanh nghiệp nào làm được, nhưng là xu hướng phát triển trong tương lai và hứa hẹn mạng lại lợi nhuận cao.
Nhờ những chính sách và bước đi này mà trong năm 2006 công ty đã liên tục đạt được những hợp đồng giao nhận lớn triển lãm Quảng Tây tại Hà Nôi, triển lãm CA-EXPO tại Nam Ninh- Trung Quốc, triển lãm Nông Nghiệp Thái Lan…… mang lại hiệu quả cao. Mở rộng kinh doanh sang các khu công nghiệp như Quế Võ- Bắc Ninh với nhiều khách hàng lớn như MITAC, Quế Giang, Lege… Trong năm 2007 là các hợp đồng giao nhận cho các dự án lớn như: dự án Đài Truyền Hình Việt Nam, dự án nhiệt điện Thủy Nguyên Hải Phòng, dự án nhiệt điện Hoành Bồ và nhiệt điện Đình Lập- Quảng Ninh, dự án điện sông Con Đà nẵng…
Hiện nay công ty đang chiếm 15% thị phần giao nhận quốc tế của cả nước. Nhờ những thành tích trong hoạt động kinh doanh giao nhận mà ngày 16 tháng 1 năm 2008 vừa qua công ty đã vinh dự nhận giải thưởng “TOP TRADE SERVICES” do bộ Công Thương trao tặng.
2.1.3.3. Kinh doanh kho hàng và kho ngoại quan
Kinh doanh kho vận là nghiệp vụ truyền thống của công ty, do có sự nâng cấp cơ sở vật chất nên hoạt động kinh doanh kho trong thời gian qua đã thu hút được những kết quả nhất định. Các hợp đồng thuê kho để chữa và bảo quản hàng hóa tăng mạnh, các kho của công ty luôn luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất. Hiện nay VIETRANS đang có kho ngoại quan tại Hải Phòng và Đà Nẵng, hiện tại công ty đang chuyển một số diện tích kho sang làm kho ngoại quan nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, hiện tại một số địa phương đã áp dụng những quy định mới và thuế sử dụng đất, có những nơi tiền thuế đất tăng gấp 10 lần. Đây là khó khăn của toàn ngành trong năm 2006 và đặc biệt là các đơn vị mà kinh doanh kho là nghiệp vụ đem lại nguồn thu nhập chủ yếu như: VIETRANS Hải Phòng, VIETRANS Đà Nẵng, VIETRANS Quy Nhơn. Lãnh đão công ty đang nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụng để mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn, lợi nhuận tại các công ty con luôn tăng từ 20-30%. Tiêu biểu là chi nhánh công ty VIETRANS TP Hồ Chí Minh đã chuyển đổi mục đích sử dụng kho sang làm văn phòng cho thuê: vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao, và ổn định lâu dài, việc này đã và đang đem lại lợi nhuận trên 3.5 tỷ đồng trong năm qua cho công ty.
Song song với việc đầu tư vốn để nâng cấp, xây dựng mới, công tác quản lý kho cũng được coi trọng, cụ thể là nâng cao trình độ nghiệp vụ, xây dựng tác phong chuyên nghiệp hóa cho cán bộ công nhân viên.
Đi đôi với kinh doanh, công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và phòng chống bão lụt cũng được chú ý đặc biệt hệ thống kho tại miền trung, các đội PCCC đều được tập huấn tại chỗ, đủ sức ứng cứu khi có sự cố xảy ra, vì vậy trong mấy năm qua các khu vực kho VIETRANS không có sự cố gì đặc biệt ảnh hưởng đến uy tín đối với khách hàng.
Khái quát tình hình nhập khẩu máy móc của Công ty
giao nhận kho vận ngoại thương
2.2.1. Tình hình chung.
Trong những năm qua tình hình thế giới và trong nước biến động nhanh chóng, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Hoạt động ngoại thương diễn ra sôi động mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh với sự tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu và giao nhập khẩu của nhiều công ty mới thành lập trong và ngoài nước.
Các mặt hàng nhập khẩu của VIETRANS rất đa dạng và phong phú trong đó 80% mặt hàng nhập khẩu của VIETRANS là máy móc, thiết bị. Các mặt hàng máy móc khá đa dạng có thể là dây chuyền công nghệ phức tạp, các thiết bị lẻ không nguyên chiếc cho đến các máy móc có giá trị nhỏ tùy theo nhu cầu của khách hàng và nhu cầu phát triển của đất nước .
Chính sự đa dạng nhưng có trọng điểm này của VIETRANS đã giúp cho VIETRANS đạt được kim ngạch nhập khẩu khá ấn tượng. Cụ thể là trong năm 2004 kim ngạch nhập khẩu đạt 3329702 USD, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu đạt 3999824 USD tăng so với năm 2004 là 670122 USD với tốc độ tăng bình quân là 1,2 lần, tương ứng là 20%. Năm 2006 tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 4818927 USD tăng 48,3% tương ứng với số tiền là 819103 USD so với năm 2005. và trong năm 2007 kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 6409172.9 USD tăng 33% so năm 2006. Bước vào công cuộc cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thời hội nhập nhưng VIETRANS vẫn giữ được đà tăng trưởng cao thể hiện bước đi đúng đắn và khôn ngoan của VIETRANS trong hoạch định chiến lược.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Các mặt hàng chính của công ty là thiết bị, phụ tùng, máy các loại, và các mặt hàng khác. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu được thế hiện qua Hình 2.2.
Hình 2.2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu qua các năm
40
39
39
35
30
21
18
22
23
31
37
35
7
10
6
8
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2004
2005
2006
2007
Năm
Tỷ lệ %
MÆt hµng kh¸c
ThiÕt bÞ x©y dùng
Phô tïng
M¸y c¸c lo¹i
Mặt hàng các thiết bị xây dựng
Hiện tại do nhu cầu xây dựng cơ bản là khá cao nên nhu cầu về các phương tiên cho xây dựng đang rất lớn. Các phương tiên phục vụ xây dựng mà công ty nhập khẩu chủ yếu là xe lu, máy ủi , máy xúc, xe san lấp, búa đóng cọc, cần cẩu, các thiết bị chuyên dụng khác. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này tăng trưởng khá mạnh cho đến năm 2007 tỷ lệ này là 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi về mặt cơ cấu từ chỗ đứng thứ ba sau mặt hàng máy móc và phụ tùng đã vượt lên thứ hai chỉ sau mặt hàng máy các loại. Đây là tín hiệu cho thấy mặt hàng thiết bị xây dựng ngày càng có một vị trí quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhập khẩu của VIETRANS
Mặt hàng máy các loại
Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu là các loại máy móc khoảng gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các loại máy móc của công ty bao gồm máy bốc dỡ, máy khai khoáng, máy xây dựng, các máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất, y tế...Đây là những mặt hàng có giá trị lớn phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất. Đối với mặt hàng này công ty thường nhập khẩu theo đơn đặt hàng của các đơn vị sản xuất có nhu cầu. Năm 2007 tỉ trọng nhập khẩu máy móc là 35%. Tốc độ tăng của nhập khẩu máy móc không nhanh bằng các mặt hàng khác làm giảm tỷ trọng so với các mặt hàng khác. Điều này cho thấy nhu cầu về mặt hàng máy các loại còn có nhiều biến động, chưa thực sự ổn định. Sự dịch chuyển cơ cấu này thực sự có lợi và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty không, thì cần phải có thời gian kiểm chứng. Và nguyên nhân của sự dịch chuyển cơ cấu này là ở đâu, điều này cần được VIETRANS làm rõ để có hướng điều chỉnh cho đúng đắn để phù hợp với xu thế phát triển chung và tận dụng cơ hội những cơ hội mới do quá trình hội nhập mang lại.
Mặt hàng phụ tùng và mặt hàng khác
Do có khó nhăn về tiêu thụ các sản phẩm phụ tùng vì mạng lưới tiêu thụ mặt hàng này của công ty rất mỏng, chưa được đầu tư thỏa đáng, bên cạnh đó do sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành có ưu thế về mạng lưới tiêu thụ rộng khắp nên kim ngạch nhập khẩu loại hàng này đã giảm, tỷ trọng so với các mặt hàng khác là 22% năm năm 2007. Hiện tại VIETRANS đã có một số độnng thái về cả đầu tư cơ sở vật chất để tăng cường chất lượng dịch vụ, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, tích cực đẩy mạnh xúc tiến marketing tìm kiếm thêm khách hàng mới, giữ chân và khôi phục lại khách hàng đã mất để dành lại vị trí cạnh tranh của mình trên thị trường ủy thác nhập khẩu các loại phụ tùng cho sản xuất và xây dựng. Đây là một mặt hàng vốn đã có thế mạnh từ trước của VIETRANS , xu hướng tăng tỉ trọng của mặt hàng trong năm 2007 là kết quả của sự khôi phục lại sự phát triển của mặt hàng nay.
Bên cạnh hai mặt hàng phụ tùng và máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp công ty còn kinh doanh thêm các mặt hàng như ô tô, xe máy, xe phục vụ phòng cháy chữa cháy, xe cứu hộ cứu nạn, các loại vật liệu ... đâu là các mặt hàng đóng góp tỷ trọng khá lớn vào tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty và đang được công ty phát triển.
2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Nhìn vào Hình 2.2 ta thấy VIETRANS đã tổ chức nhập khẩu hàng hóa từ nhiều nước, tùy theo yêu cầu đối với sản phẩm nhập khẩu về mẫu mã, tính năng công dụng mà công ty lựa chọn đối tác cho phù hợp đối với nhu cầu khách hàng dùng trong nước.
35
26
24.7
9
5.3
40
24.6
22.4
8.2
4.8
51
21.8
14.2
7.5
5.5
55
23
8
5.5
8.5
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Tỷ lệ %
2004
2005
2006
2007
năm
Hình 2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm
Trung Quốc
Đức
Nga
Hàn Quốc
Nhật Bản
Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2004 là 3329702 USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2005 là 3999842 USD tăng 20,1% tương ứng 670140 USD so với năm 2004. Sang năm 2006, tổng kim ngạch lên tới 4818927 USD tăng 20,5% với số tiền tăng 819085 USD.
Thị trường Nhật Bản: Trong các thị trường nhập khẩu thì thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất và ngày các mở rộng. Có được điều này là do thị trường Nhật Bản đáp ứng tốt nhu cầu trong nước cả về mặt số lượng và chất lượng trong khi đó giá cả của chúng lại tương đối phù hợp với người tiêu dùng trong nước. Điều này cũng cho thấy thị trường Nhật Bản là một thị trường có vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty và vị trí đó ngày càng quan trọng.
Thị trường Hàn Quốc: Đứng sau thị trường Nhật Bản là thị trường Hàn Quốc với mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xe tải mới hoặc đã qua sử dụng chiếm khoảng 21-28% tỷ trọng nhập khẩu của công ty. Công ty luôn xem Hàn quốc là thị trường nhiều tiềm năng. Và trong năm 2007 công ty duy trì mức độ tăng trưởng nhập khẩu là 21% và chiếm tỷ trọng là 23%, đây là kết quả của nỗ lực thiết lập mỗi quan hệ làm ăn với các đối tác Hàn Quốc.
*Thị trường Nga: Nga là thị trường truyền thống của công ty, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu từ Nga đang có chiều hướng giảm sút, một phần vì các sản phẩm của Nga chưa đáp ứng được yêu cầy về chất lượng và giá cả so với các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc nên công ty đang chuyển sang tìm kiếm thị trường mới,
*Thị trường Đức: mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty song vai trò của chúng có tác dụng thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Các sản phẩm nhập khẩu từ thì trường Đức chủ yếu là các sản phẩm thiết bị y tế công nghệ cao như: máy chụp cắt lớp, X quang, thiết bị chuẩn đoán khác. Đức là một thị trường khó tính, nhưng có rất nhiều sản phẩm tốt và công nghệ cao, các thương vụ làm ăn đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp rất cao. Vì vậy công ty nên cố gắng duy trì và khôi phục để tạo cho mình nhiều lựa chọn hơn trong tìm kiếm nguồn hàng chất lượng cao.
*Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là nhà cung cấp nhiều lợi thế cho các loại sản phẩm máy móc cho gia đình có chất lượng vừa phải và giá cả phải chăng đồng thời trung Quốc cũng là nhà cung cấp chính các linh kiện phụ tùng khá đa dạng và phong phú cho sản xuất. Hiện công ty đang nỗ lực để tăng cường quan hệ làm ăn với các đối tác này để nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển nhóm mặt hàng thiết bị, phụ tùng của công ty đang bị cạnh tranh, nó biểu hiện qua tỷ trọng nhập khẩu ngày càng tăng từ thị trường này
*Thị trường khác: đây là những thị trường chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng cho việc phát triển lâu dài của công ty. Là những thị trường mới mà công ty mới tiếp cận và cực kỳ có ý nghĩa với công ty trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, đa dạng hóa các nhà cung cấp như một số thị trường châu Phi, nam Mỹ, Ấn Độ...trong 3 năm qua, ở thị trường này công ty mới chỉ nhập những số lượng nhỏ với mục đích thăm giò và thử nghiệm.
2.2.4. Phương thức nhập khẩu
Trong kinh doanh nhập khẩu có nhiều phương thức hay hình thức để hoạt động trên thị trường. Công ty giao nhận kho vận ngoại thương- VIETRANS sử dụng hai loại phương thức nhập khẩu sau:
-Phương thức nhập khẩu ủy thác
-Phương thức nhập khẩu tự doan
Phương thức nhập khẩu ủy thác
Phương thức nhập khẩu uỷ thác thì công ty giao nhận ngoại thương –VIETRANS đứng ra đàm phán, ký kết hợp nhập khẩu với đối tác nước ngoài, ký kết hợp đồng nhận ủy thác, đồng thời tiến hành các thủ tục nhập khẩu cho người ủy thác trong nước. Theo phương thức này công ty là người trung gian và được hưởng phí ủy thác sau khi hoàn thành hết các nghĩa vụ theo hợp đồng ủy thác. Công ty chủ yếu đứng ra nhập khẩu ủy thác các loại máy móc thiết bị cần thiết cho các công trình, dự án cũng như các công trình cũng như các dây chuyền công nghệ phức tạp, các thiết bị y tế có công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp trong nước.
Thực hiện theo phương thức nhập khẩu ủy thác này thì công ty phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật như về mặt hàng, thuế, quy định về chủ thể, pháp nhân. Để hoạt động thì công ty phải tìm các nhu cầu ủy thác từ nền kinh tế, cũng như năng động và sáng tạo và không ngừng cải tiến về mặt dịch vụ và tiện lợi để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Theo phương thức này thì chủ yếu thu được phí ủy thác có lợi nhất mà vẩn đảm bảo được yêu cầu của hoạt động ủy thác trong nước, chi phí cho ủy thác thường có giá trị thấp nên các mặt hàng nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu uỷ thác thường là có giá trị lớn như các dây chuyền công nghệ, máy xây dựng...
Phương thức nhập khẩu tự doanh
Phương thức nhập khẩu tự doanh tức là phương thức nhập khẩu phục vụ cho việc kinh doanh chính của công ty với thị trường trong nước. Dựa trên nhu cầu của thị trường trong nước đối với một số hàng hóa đang bị thiếu hụt hay đang có tiềm năng. Công ty VIETRANS tự lập phương án kinh doanh, tự đứng ra ký kết hợp đồng ngoại và nhập khẩu hàng về sau đó tổ chức bán hàng và tự hạch toán lỗ lãi.
Theo hình thức nhập khẩu tự doanh này thì công ty vẫn tuân thủ những quy định của pháp luật đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu từ nền kinh tế. Đối với hình thức này khả năng về tài chính, vốn lớn sẽ cho phép công ty nhập khẩu được số lượng lớn hơn, và thông thường nó đòi hỏi lượng vốn lớn hơn hoạt động ủy thác. Đội ngũ các bộ thông thạo kinh nghiệm, năng động và có khả năng hoạch toán lỗ lãi lập các phương án kinh doanh sẻ tạo điều kiện tốt và cho phép công ty hoạt động hiệu quả hơn, có thể tận dụng cơ hội trong nước và khai thác được nhiều nguồn hàng ở khắp nới trên thế giới với giá cả ở mức cạnh tranh tạo ra nguồn lợi nhuận cho công ty.
Tình hình thức nhập khẩu theo phương thức kinh doanh của công ty được xem xét thông qua Hình 2.4:
Hình 2.4 cho thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng lên, tuy nhiên xét về từng khía cạnh thì tỷ trọng nhập khẩu theo phương thức ủy thác đang ngày càng giảm xuống trong khi nhập khẩu theo thương thức tự doanh thì ngày càng tăng lên. Tỷ trọng ngày càng giảm do nhập khẩu tự doanh tăng nhanh hơn . Điều này phù hợp với tình hình thực tế khi mà nhập khẩu ủy thác nói chung ở nước ta có xu hướng giảm vì hiện nay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp dẩn đến nhập khẩu ủy thác giảm đi. Hiện tại công ty đang phải cố gắng rất nhiều để duy trình được giá trị nhập khẩu ủy thác vì thi trường nhập khẩu ủy vẫn mạng lại nhiều lợi nhuận
2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26433.doc