Tuy đây là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nên đặc điểm về doanh thu có một số điểm khác với các doanh nghiệp sản xuất nhưng điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giống như doanh nghiệp sản xuất .
Theo chuẩn mực số 14 ban hành ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
Điều kiện ghi nhận doanh thu
1. Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho người mua.
2. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý, quyền kiểm soát hàng hoá.
3. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
4. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ bán hàng.
5. Xác định được chi phí liên quan đến bán hàng.
85 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch chùa Thầy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành du lịch - dịch vụ năm 2010 chiếm 30% cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng mỗi năm 15%, tập trung chỉ đạo quy hoạch phát triển du lịch toàn huyện, thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án đã được phê duyệt…”
Như vậy có thể nói, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, du lịch được coi là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương. Trong năm qua, cùng với việc xúc tiến các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị, huyện Quốc Oai còn tích cực thu hút nhiều dự án đầu tư vào du lịch. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thu hút được 14 dự án đầu tư, trong đó có 6 dự án: Du lịch sinh thái Thảo Hiền, nhà nghỉ tĩnh dưỡng Hương Ngọc Thảo, Long Phú, Chân Quê, Xuân Phú, Hoàng Minh đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, đi vào hoạt động khá hiệu quả, 8 dự án còn lại đang trong quá trình khảo sát, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các dịch vụ du lịch, bổ sung tại Chùa Thầy, một thế mạnh của huyện Quốc Oai.
Những năm qua, nguồn thu từ du lịch Chùa Thầy đóng góp một tỷ lệ lớn vào doanh thu du lịch huyện Quốc Oai. Năm 2005 đạt 2,5 tỷ đồng, năm 2006 đạt 3 tỷ đồng, năm 2007 đạt 3,8 tỷ đồng (6,5% trong tổng GTTT của ngành du lịch - dịch vụ của huyện Quốc Oai).
Quần thể di tích danh thắng Chùa Thầy có giá trị cao về nhiều mặt nên những năm qua đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ trung ương đến địa phương, từ các tổ chức kinh tế đến tổ chức xã hội và khách du lịch trong, ngoài nước…để trùng tu, tôn tạo các cảnh quan, di tích đã và đang bị xuống cấp.
Khu du lịch Chùa Thầy - huyện Quốc Oai nằm không xa Hà Nội và các đô thị của tỉnh, với điều kiện về mạng lưới giao thông mới hiện nay (đường Láng - Hòa Lạc đã thông xe, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng) có điều kiện để thu hút khách
Các điều kiện về địa chất cho phép khu du lịch Chùa Thầy xây dựng một số công trình phục vụ du lịch
Với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú và giá trị cao, khu du lịch Chùa Thầy sẽ càng hấp dẫn do đáp ứng được cả nhu cầu về du lịch tâm linh và du lịch sinh thái.
Điều kiện liên doanh, liên kết với các điểm du lịch các công ty du lịch trong tỉnh để tổ chức lữ hành là rất thuận lợi bởi trong thực tế đã hình thành các tour.
Việc đầu tư phát triển du lịch Chùa Thầy trong thời kỳ tới có nhiều thuận lợi bởi Chùa Thầy là một điểm du lịch nổi tiếng được trung ương tỉnh, huyện rất quan tâm, có vị trí chiến lược phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng, đồng thời có nhiều thuận lợi trong huy động vốn.
Bước đột phá của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai dựa trên nền quần thể di tích Chùa Thầy làm cơ sở để phát triển Dự án du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu - Hà Tây đã mở ra hướng phát triển nền “ kinh tế không khói”. Đây là cơ hội để thúc đẩy mục tiêu của huyện Quốc Oai coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
2.3.2. Định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy đến năm 2010 - 2020
2.3.2.1. Định hướng chung
Quy hoạch tổng thể du lịch Chùa Thầy thời kỳ 2000- 2010 dựa trên 4 quan điểm cơ bản sau:
- Đảm bảo sự bền vững
Quá trình khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu du lịch Chùa Thầy phải đảm bảo sự bền vững của khu du lịch. Đó là sự bền vững của các tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên tự nhiên) và môi trường (bao gồm cả môi trường kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái)
- Phát triển du lịch là phát triển ngành kinh tế tổng hợp:
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Vì vậy, phát triển du lịch dựa trên cơ sở phát triển tổng thể các ngành kinh tế xã hội. Đồng thời phát triển các ngành kinh tế - xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, văn hóa…để phục vụ cho sự phát triển của du lịch
- Gắn phát triển du lịch với đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Đi đôi với thu hút du khách, kể cả khách trong nước với khách quốc tế, luôn nâng cao cảnh giác chống mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, không để chúng đội lốt tôn giáo phá hoại nền văn hóa và cách mạng, làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài
- Phát triển du lịch nhằm thu hút cả khách trong nước và khách quốc tế
Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, khai thác tiềm năng, lợi thế của khu du lịch, gắn du lịch với lễ hội để thu hút khách trong nước và khách quốc tế, liên doanh, liên kết với các công ty du lịch, các điểm du lịch trong tỉnh, trong vùng để tổ chức lữ hành, đưa Chùa Thầy thành một điểm trong tour du lịch của khách
Chùa Thầy là một quần thể các di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh. Là điểm du lịch tâm linh - văn hóa - sinh thái - tham quan - nghiên cứu khoa học của Hà Tây. Phát triển khu du lịch Chùa Thầy góp phần bảo vệ các cảnh quan di tích, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
2.3.2.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển
- Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy
Bảng 2.1: Dự báo chỉ tiêu số lượt khách du lịch đến Chùa Thầy
ĐVT:Lượt khách
Năm
Tổng số (lượt)
Trong đó
Khách nội địa
Khách quốc tế
2005
182.000
180.500
1.500
2010
292.000
278.500
13.500
2015
427.000
390.500
36.500
2020
750.000
715.500
34.500
“ Nguồn : Sở Du lịch Hà Tây”
+ Chỉ tiêu tổng số khách: Năm 2010 đón 292.000 lượt khách (chiếm tỷ trọng 15% tổng số khách Hà Tây theo Điều chỉnh QHTT PTDL Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2015 đạt 9,92%/năm. Năm 2020 đón 562.000 lượt khách (chiếm tỷ trọng 6,06% tổng số khách Hà Tây theo điều chỉnh QHTT PTDL Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2020 đạt 6,67%/năm
+ Chỉ tiêu khách quốc tế: Năm 2010 đón 11.500 lượt khách quốc tế (chiếm tỷ trọng 5,63% khách quốc tế Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010 đạt 50,29%/năm. Năm 2020 đón 61.500 lượt khách (chiếm tỷ trọng 12,47% tổng số khách Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2020 đạt 18,25%/năm
+ Chỉ tiêu khách nội địa: Năm 2010 đón 280.500 lượt khách nội địa (chiếm tỷ trọng 7,88% khách Hà Tây đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010 đạt 9,22%/năm. Năm 2020 đón 500.500 lượt khách (chiếm tỷ trọng 5,70% tổng số khách HT đến 2020), tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2020 đạt 5,96%/năm
- Dự báo doanh thu du lịch Chùa Thầy
Bảng 2.2: Dự báo doanh thu du lịch Chùa Thầy
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2010
2015
2020
Doanh thu khách quốc tê
0.8
1.2
2.3
6.0
Doanh thu khách nội địa
1.7
3.7
8.7
17.0
Tổng doanh thu
2.5
4.9
11.0
23.0
“ Nguồn: Sở du lịch Hà Tây”
- Dự báo GDP và nhu cầu đầu tư cho phát triển du lịch Chùa Thầy
Bảng 2.3: Dự báo GDP và nhu cầu đầu tư cho phát triển khu du lịch Chùa Thầy
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2010
2015
2020
Tổng doanh thu
5000
14000
60.493
200.283
Tốc độ tăng trưởng
12%
13%
13%
GDP
2200
20.800
51.345
123.298
Nhu cầu vốn đầu tư
40.000
110.864
300000
“ Nguồn: Sở du lịch Hà Tây”
- Dự báo nhu cầu lao động
Lao động gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên.
Lao động trực tiếp là các lao động trực tiếp làm việc, kinh doanh trong du lịch
Lao động gián tiếp là các lao động sản xuất ở ngoài khu du lịch nhưng tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khu du lịch
Lao động thường xuyên là các lao động thường xuyên làm việc, kinh doanh trong khu du lịch
Lao động không thường xuyên là lao động chỉ làm việc, kinh doanh trong mùa lễ hội
Bảng 2.4: Dự báo nhu cầu lao động
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
2005
2010
2015
2020
Lao động trực tiếp
350
87
207
417
Lao động gián tiếp
700
218
620
1251
Tổng số lao động
1050
305
827
1668
“ Nguồn: Sở du lịch Hà Tây”
2.3.2.3. Quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở
- Hệ thống giao thông
Phát triển hệ thống giao thông theo các tuyến giao thông chính là tuyến quốc lộ 21, tuyến Láng - Hòa Lạc, đường 81
Phát triển hệ thống đường nhánh từ đường trục chính đến các điểm du lịch trong khu vực : đường từ đường 81 vào Chùa Cả, đến cổng “ Bất nhị pháp môn”® lên núi, đường từ đường 81 qua cổng chùa Long Đẩu ra khu dịch vụ, đường từ hang Cắc Cớ xuống chùa Một Mái. Các đường đều đổ bê tông. Riêng đường leo núi từ hang Cắc Cớ xuống chùa Một Mái thì mở rộng lói mòn, xếp đá tạo bậc cho dễ leo trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm cảnh quan
- Hệ thống cấp điện
Toàn bộ khu vực Sài Sơn nói chung và Chùa Thầy nói riêng được lấy điện từ trạm trung gian Thạch Thán. Hiện đang có đường hạ thế 10KV chạy qua khu vực dịch vụ, phía Tây Nùi Thầy và một trạm biến áp 180KVA cung cấp điện cho thôn Đa Phúc và các chùa chiền. Trong thời gian tới, trạm này chỉ đủ cung cấp cho dân cư thôn Đa Phúc.
Vậy phương án cấp điện cho khu du lịch Chùa Thầy là xây thêm một trạm hạ thế 180KVA
- Hệ thống cấp nước
+ Định mức cấp nước: Do lượng khách những ngày cao điểm rất đông. Do đó, để đảm bảo cung cấp nước ngoài việc xây dựng hệ thống xử lý nước, cần xây dựng thêm 5 bể chứa ở nơi xuống núi, trong các chùa, mỗi bể 15 khối. Hệ thống xử lý có công suất 200m3/ngày đêm.
+ Phương án cấp nước: Khai thác nước ngầm qua hệ thống xử lý đưa lên tháp rồi phân phối đến các bể chứa, đường ống trong khu du lịch
- Xây dựng mới cơ sở vật chất cho khu du lịch
+ Nhà nghỉ: Trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng lượng khách nghỉ trong các nhà nghỉ tư nhân và định hướng phát triển khu du lịch đến 2010, xác định quy mô khu nhà nghỉ như sau: số buồng, phòng : 24, sức chứa tối đa : 120 khách, kinh phí đầu tư : 200 trđ
+ Hội trường và nhà ăn: Hội trường là nơi tập trung các đoàn khách ngủ qua đêm để quán triệt nội quy, giới thiệu sơ đồ thắng cảnh quần thể di chúc Chùa Thầy, cho thuê hội họp và tổ chức hôn lễ, chiếu phim phục vụ khách buổi tối. Vì vậy dự kiến xây dựng kết hợp hội trường và nhà ăn. Hội trường ở tầng 2 với sức chứa tối đa 200 người. Nhà ăn bên dưới hội trường. Ngoài ra, hội trường, nhà ăn còn là nơi giới thiệu các sản phẩm của huyện, thảm len, hàng mây tre đan. Kinh phí đầu tư : 1,5 tỷ
Khu thể thao và vui chơi giải trí: Bao gồm bể bơi, sân tennis, sân bóng chuyền, sinh vật cảnh và một số cơ sở vật chất khác phục vụ cho thể thao, vui chơi, giải trí
+ Môi trường: Để giữ gìn môi trường khu du lịch, cần tiến hành xử lý các chất thải, quy hoạch cây xanh và các biện pháp bảo vệ môi trường khu vực. Đối với chất thải rắn: phương pháp chủ yếu là thu gom. Ven đường đi, sân chùa và tất cả mọi nơi qua lại, nghỉ ngơi trong khu du lịch đều đặt các thùng rác. Hàng ngày bố trí lao động thu gom rác thải từ các thùng rác lưu động đưa về bãi chứa rác. Đối với chất thải lỏng (nước thải): Xây dựng hệ thống thoát nước bằng cống tiêu. Đối với chất thải khí: Chất thải khí trong khu du lịch Chùa Thầy chủ yếu là khói do đốt hương, giải pháp chủ yếu là phối hợp với nhà chùa bố trí người thường xuyên bỏ bớt số hương cháy trong các bát hương do khách du lịch đốt, duy trì mỗi bát hương không quá 5 nén hương đang cháy. Quy hoạch cây xanh: Trồng bổ sung thêm cây xanh sườn tây Nùi Thầy, bảo vệ chăm sóc cây xanh hiện có, ngăn chặn nạn chặt cây trên núi. Trồng cây, hoa xung quanh hồ Long Trì trên các tuyến giao thông trong khu dịch vụ. Tổng kinh phí cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải và quy hoạch cây xanh là: 1 tỷ
+ Tài nguyên nhân văn: Khu du lịch Chùa Thầy có sức hấp dẫn, thu hút hàng vạn khách thập phương bởi giá trị tài nguyên và nhân văn nổi tiếng. Do đó cùng với việc trùng tu, tôn tạo cần bảo vệ chặt chẽ, chống xuống cấp, chống mất cắp những di sản văn hóa quý giá không chỉ của ngành du lịch mà còn là của nền văn hóa Việt Nam.
- Định hướng trùng tu tôn tạo cảnh quan di tích
Khai thác tiềm năng, phát triển du lịch phải luôn đi đôi với trùng tu, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan di tích. Trùng tu, tôn tạo và bảo tồn các cảnh quan di tích. Quan điểm cơ bản của việc trùng tu, tôn tạo các cảnh quan di tích là: Chống xuống cấp, không xây dựng mới các công trình như: Đình, chùa, miếu mạo trước đây chưa có mà chỉ phục hồi, làm lại các công trình đã bị phá hủy trong các cuộc chiến tranh. Nguồn vốn cho trùng tu, tôn tạo bao gồm các nguồn từ tiền công đức, tiền và sức lao động do nhân dân địa phương đóng góp, tiền của các dự án…Phục chế Tam quan, khôi phục Từ vũ, cải tạo Hồ Long Trì: nạo vét lòng hồ, tôn tạo Thủy đình, xây dựng hệ thống cấp thoát nước và trồng cây xanh ven hồ, đảm bảo đủ các yếu tố để biểu diễn và xem biểu diễn múa rối nước, tu bổ, chống xuống cấp Nhật - Nguyệt tiên kiều, trồng thêm cây ở sườn Núi Thầy và núi Phượng Hoàng kết hợp với giữ gìn, bảo vệ cây xanh hiện có. Tổng kinh phí trùng tu, tôn tạo: 300 trđ.
- Định hướng phát triển các ngành nghề phục vụ khu du lịch
Mỗi năm, khu du lịch Chùa Thầy tiêu thụ một lượng khá lớn các sản phẩm công nghiệp chế biến như: Bia, nước giải khát, bánh kẹo, hương…Trong đó có nhiều sản phẩm có thể sản xuất, chế biến tại địa bàn huyện Quốc Oai và xã Sài Sơn như chè lam, bánh gai, hương, khánh, đồ chơi trẻ em và một số hàng lưu niệm khác. Vì vậy, cần khai thác thị trường này để góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn với định hướng sau:
+ Sản xuất hương: theo tính toán, mỗi năm Chùa Thầy tiêu thụ 5-6 vạn thẻ hương, nếu chiếm được 50 - 61% thị phần, có thể sản xuất 3 - 3,5 vạn thẻ, tổng giá trị sản xuất đạt 35 - 40 triệu đồng, tạo việc làm cho 30 - 35 lao động
+ Sản xuất bánh chè lam, bánh gai: Bánh chè lam, bánh gai… là sản phẩm của công nghiệp chế biến, phục vụ cho làm đồ lễ, quà tặng và tiêu dùng trực tiếp. Mỗi năm khu vực Chùa Thầy tiêu thụ 60 - 80 tấn. Sẽ tiến hành mở rộng sản xuất tại huyện, cung cấp 60 - 70% sản lượng tiêu thụ trên, tạo việc làm cho 50 - 70 lao động
+ Sản xuất hàng lưu niệm, đồ chơi trẻ em: Hiện tại, phần lớn các hàng lưu niệm, đồ chơi trẻ em được gia công, sản xuất ở nơi khác hoặc nhập từ Trung Quốc sang. Trong các mặt hàng đó, nhiều sản phẩm có thể sản xuất được tại địa bàn huyện như khánh, tượng phật, tranh sơn mài, tràng hạt. Hướng sản xuất các mặt hàng này là thông qua liên doanh, liên kết, dạy nghề, tạo việc làm cho 50 - 60 lao động, giá trị sản xuất 500 - 600 triệu đồng/năm.
+ Sản xuất hàng tế lễ: Nơi cửa thiền của một điểm du lịch tâm linh, nhu cầu mua sắm đồ lễ khá cao. Để đáp ứng các nhu cầu đó tại chỗ phục vụ du khách cần đào tạo, xây dựng một đội ngũ lao động biết chữ nho, hiểu biết về thể thức lễ nghi, phật giáo chuyên sản xuất, sắm sinh các đồ tế lễ cho mọi người có nhu cầu nhằm quản lý được những người hành nghề và chống tiêu cực, mê tín dị đoan nhưng vẫn thỏa mãn được lòng tín ngưỡng nơi đất Phật. Sản phẩm của hàng tế lễ chủ yếu từ giấy, tổng GTSX từ 180 - 200trđ/năm, thu hút 40 - 50 lao động.
- Định hướng phát triển nông nghiệp:
Các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch Chùa Thầy là mía, hoa quả, dưa chuột…Trong đó mía và một số loại hoa quả đã và sẽ tiếp tục được sản xuất tại Sài Sơn. Sau khi xây nhà nghỉ, các loại rau sạch có thể tiêu thụ được. Trong vùng quy hoạch, trừ khu vực Đồng Mạc và khu chăn nuôi cũ, phần còn lại đưa vào trồng rau sạch, dưa chuột sạch và hoa. Mía sẽ được trồng ở vùng bãi. Các chương trình sản xuất trên sẽ thu hút 80 - 100 lao động của xã.
- Định hướng phát triển dịch vụ:
Các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch như trông giữ xe, cho thuê nhà nghỉ, phục vụ ăn uống, hướng dẫn viên, bán hàng, chụp ảnh…là những hoạt động thu hút nhiều lao động nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu từ du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh, phục vụ của khu du lịch. Vì vậy, để phát triển dịch vụ du lịch một cách có hiệu quả thì bên cạnh việc xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật (bãi xe, khu bán hàng, nhà nghỉ…) cần tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, tiếp viên, nhân viên, nghệ sỹ biểu diễn múa rối nước có trình độ chứng chỉ, chuyên môn nghiệp vụ cao.
2.4.Thực trạng khai thác và phát triển hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
2.4.1. Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại Chùa Thầy
Chùa Thầy là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, là tài sản vô giá của dân tộc. Dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, nhiều di sản văn hóa của cha ông đã mất đi. Nhưng qua các thế hệ cho đến nay chúng ta vẫn gìn giữ được nhiều di tích quan trọng, trong đó có di tích lịch sử, văn hoá Chùa Thầy. Đây là một trong những minh chứng cho bề dày ngàn năm văn hoá của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay cảnh quan, không gian di tích Chùa Thầy đang bị ảnh hưởng, kiến trúc của di tích đang bị hòa lẫn với kiến trúc của nhà dân xung quanh, một số hạng mục di tích như nhà Thủy đình bị xuống cấp.
Nhà dân xây dựng kiên cố chung quanh Chùa Thầy
Hiện nay, toàn xã Sài Sơn có 200 hộ dân phát triển dịch vụ quanh khu Chùa Thầy. Đặc điểm nổi bật về hiện trạng sử dụng đất ở khu du lịch Chùa Thầy là cảnh quan, di tích đan xen trong khu dân cư. Trung tâm khu du lịch Chùa Thầy không lớn, chỉ có 25,442 ha trong đó gần 1 nửa là đất núi và trên 1 phần tư là đất khu dân cư. Xung quanh khu du lịch cũng chỉ có ở phía tây là giáp đất nông nghiệp, còn 3 bề (Bắc, Đông, Nam) đều là dân cư bao bọc, vì thế khá khó khăn cho quy hoạch, mở rộng khu du lịch Chùa Thầy.
Và một thực trạng nữa mà Chùa Thầy đang gặp phải là việc cạnh đó là một nhà máy xi măng. Nhà máy ngày đêm nhả ra một đám mây bụi che kín cả một thôn. Đến đây, du khách không tài nào chịu nổi bầu bụi quyển thiếu dưỡng khí này. Bụi chui vào quấn áo, đầu tóc, móng tay. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới du khách và cảnh quan Chùa Thầy. Nhưng có lẽ nguy hơn cả cho vùng Quốc Oai - Chùa Thầy là từ khi có con đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Con đường này đi đến đâu là kéo theo các công ty trách nhiệm hữu hạn, các nhà máy, nhà hàng, nhà nghỉ…Người nông dân và đặc biệt là chính quyền địa phương thì hồ hởi nhượng lại quyền sử dụng đất để lấy tiền bồi thường bởi đấy không phải là đất của họ, đằng nào cũng của nhà nước cả. Thế là những ngôi nhà cao tầng, ống khói thi nhau mọc lên.Tình trạng này nếu còn tiếp tục kéo dài thì chỉ vài năm nữa thôi, chúng ta không còn nhìn thấy được vẻ đẹp cổ kính nơi Chùa Thầy.
Vì vậy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần phải tiến hành quy hoạch tổng thể di tích Chùa Thầy. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị di tích có hiệu quả, theo đó đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong công tác bảo tồn di tích nhằm làm cho di tích này không chỉ là nơi giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương thông qua du lịch, dịch vụ.
Để khắc phục những tình trạng trên, xã Sài Sơn đã tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của TW, tỉnh và huyện xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch như: Làm đường giao thông vào chùa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách và hạn chế ách tắc giao thông... Bên cạnh đó, xác định việc phát triển du lịch phải đồng nghĩa với bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử và bảo vệ môi trường sinh thái nên mỗi năm xã phối hợp với Sở Du lịch mở từ 1-2 lớp tập huấn về Luật Bảo vệ di sản văn hóa cho cán bộ và nhân dân trong xã, tập huấn về nghiệp vụ du lịch, thái độ đón tiếp phục vụ khách trong mùa lễ hội. Từ nguồn kinh phí của TW, địa phương và các nhà hảo tâm những năm vừa qua, đã có nhiều công trình được trùng tu như: Sửa lại 2 nhà tổ, lát lại sân chùa, phối hợp với Công ty cổ phần Du lịch Tuần Châu - Hà Tây tu bổ lại 2 cây cầu Nhật Nguyệt, Tiên Kiều với kinh phí 900 triệu đồng... Gần đây nhất, vào cuối năm 2007, xã đã tiến hành tôn tạo lại nhà Thủy đình gồm đảo lại ngói, gia cố lại nền móng, làm vệ sinh lòng hồ Long Trì. Đầu tư 700 triệu đồng và thêm 700 triệu đồng vốn đối ứng của nhà chùa, hai hành lang biên ở chùa Cả - nơi thờ 24 vị La Hán đã được tu bổ, đến nay gần xong; một số chỗ hư hại cũng đã được sửa chữa. Và đặc biệt nếu như hội năm 2004, người ta còn thấy trong sân chùa có các quầy hàng bày bán đủ thứ, từ đồ lưu niệm đến mực khô... thì nay, việc quy hoạch hàng quán được sắp xếp gọn gàng, văn minh từ sân chùa đến cổng chùa. Hơn bốn mươi quầy hàng lưu niệm đã được dịch chuyển ra bên ngoài sân từ cuối năm 2004, trả lại cho Chùa Thầy không gian thoáng đạt và môi trường trong lành
Cùng với phát huy thế mạnh của di tích thắng cảnh Chùa Thầy, trên địa bàn xã Sài Sơn còn có một số dự án phát triển du lịch đã được UBND tỉnh chấp thuận như: Dự án du lịch sinh thái Tuần Châu - Hà Tây trên diện tích 198 ha với số tiền đầu tư 4.000 tỷ đồng, vừa được khởi công; Dự án du lịch sinh thái Tây Thiên Minh rộng 30ha; Dự án khu biệt thự cao cấp rộng 54ha… Những dự án du lịch, dịch vụ trên hoàn thành sẽ góp phần to lớn vào thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
2.4.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.4.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú gắn liền với hoạt động du lịch và có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động du lịch. Thời gian qua, số cơ sở lưu trú ở huyện Quốc Oai, Chùa Thầy đã tăng lên đáng kể do trong năm qua huyện đã xây dựng xong 6 dự án cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động khá hiệu quả, đó là: dự án sinh thái Thảo Hiền, nhà nghỉ tĩnh dưỡng Hương Ngọc Thảo, Long Phú, Chân Quê, Xuân Phú, Hoàng Minh. Các cơ sở lưu trú này đã góp phần giải quyết được rất nhiều khó khăn cho huyện trong việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách. Từ đó tăng doanh thu dịch vụ cho Chùa Thầy nói riêng và Huyện Quốc Oai nói chung. Tuy nhiên, quy mô cơ sở lưu trú ở đây còn nhỏ, chủ yếu là mô hình nhà ở kết hợp với kinh doanh nhà nghỉ…không đảm bảo yêu cầu về cơ sở lưu trú du lịch. Trang thiết bị tiện nghi còn thiếu đồng bộ, mức độ hiện đại hóa chưa cao, dịch vụ đơn điệu. Do đó không hấp dẫn được khách du lịch kéo dài thời gian lưu trú tại điểm du lịch, gặp nhiều hạn chế trong việc đón tiếp phục vụ một lượng lớn khách du lịch và áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.
2.4.2.2. Giao thông
Là một điểm du lịch tâm linh khá nổi tiếng, Chùa Thầy đã được đón nhiều du khách ở nhiều tỉnh, thành phố bằng các tuyến đường sau:
- …Hà Nội àđường cao tốc Láng - Hòa Lạcàđường 81àChùa Thầy
-…Hà Đôngàđường 72 àđường 80 àđường 81 àChùa Thầy
-…Xuân Maiàđường cao tốc Láng- Hòa Lạcàđường 81àChùa Thầy
-…Sơn Tây àđường 80 àđường cao tốc àđường 81 à Chùa Thầy
Và một số đường khác
Tóm lại: ở mọi nơi, mọi hướng, sau khi qua các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, du khách đến Chùa Thầy đều qua đường 81 là chính, một phần qua đường 46.
- Đường 81
Dài 5km, một đầu nối với tỉnh lộ 80 ở thị trấn Quốc Oai, chạy qua động hoàng xá, qua Nùi Thầy ở điểm cách Quốc Oai 4km, giao với đường cao tốc láng hòa lạc ở km 18, cách Chùa Thầy 2km, nhập với đường 46 ở Phúc Đức, cách Quốc Oai 5km.
Đường này đã được nâng cấp, tu bổ thành đường cấp 5 đồng bằng năm 1994. Do chưa giải phóng được mặt bằng ở khu đồng hương (thị trấn) và Đa phúc (Sài Sơn) nên chưa hoàn thiện. Do đó còn có những đoạn chật hẹp, có thể tắc nghẽn trong ngày hội chính. Phần đã làm đã bị hư hỏng, tuy đã được sửa chữa nhưng chưa đạt tiêu chuẩn cấp 5. Vì vậy nâng cấp đường 81 là một trong những nhiệm vụ chính để phát triển du lịch Chùa Thầy.
- Đường 46
Là tuyến đường đê bờ phải sông đáy, giao với đường 32 (Hà Nội - Sơn Tây) ở điểm cách Sơn Tây 13km, qua các xã hiệp thuận, liên hiệp (Phúc Thọ) và gặp đường 81 tại thôn Phúc Đức (Sài Sơn), cách Chùa Thầy 1km về phía bắc (phần qua huyện Quốc Oai dài 7km)
Đây là đường đê, mặt đường dải đá cấp phối, đi lại khá khó khăn đang bị xuống cấp nghiêm trọng, khách qua tuyến này chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng lượng khách đến Chùa Thầy
- Các tuyến đường khác:
Ngoài hai tuyến kể trên, khách du lịch có thể đến Chùa Thầy bằng một số đường khác nhưng đó chỉ là đường liên thôn, liên xã, lượng khách qua các tuyến này cũng không lớn.
Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi với đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21A chạy qua cùng tỉnh lộ 80, 81.Nếu như ngày xưa ta phải mất hàng tiếng đồng hồ qua bãi nước, nương dâu, đồng mía, lên lên xuống xuống mãi mới tới Chùa Thầy thì bây giờ với con đường Láng - Hòa Lạc rộng thênh thang chỉ mất khoảng 30 phút đi xe máy từ Hà Nội là tới nơi. Chùa Thầy có lẽ là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn tranh thủ rời xa trốn đô thị để tận hưởng một chút sự yên bình của làng quê. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Quốc Oai - Chùa Thầy khai thác thị trường khách nội địa các vùng lân cận, đặc biệt là khách Hà Nội, một thị trường khá lớn. Hệ thống giao thông nông thôn của huyện cũng phát triển khá mạnh, các tuyến đường liên xã được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài 52 km, hệ thống đường thôn xóm có tổng chiều dài 109km. Toàn bộ xã và thị trấn của huyện có đường ô tô trong đó 11 xã có đường nhựa. Hệ thống giao thông nông thôn của huyện trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Với sự phát triển hệ thống giao thông của huyện như hiện nay đã làm giảm bớt đi tình trạng ách tắc giao thông nhất là trong những ngày diễn ra lễ hội Chùa Thầy. Năm 2005-2006, tỉnh và địa phương cùng nhà chùa đầu tư nâng cấp đường vào khu du lịch Chùa Thầy dài 3km với kinh phí 4 tỷ đồng.Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của hệ thống giao thông nông thôn Quốc Oai là chất lượng đường xá còn thấp do thiếu nguồn vốn đầu tư cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân đân, đồng thời c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với Khu du lịch Chùa Thầy.doc