Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5

I Khái niệm và nội dung của quản lý nhân sự 5

1 Khái niệm quản lý nhân sự 5

2 Nội dung chủ yếu của quản lý nhân sự 5

2.1 Hoạch định nguồn nhân lực 5

2.2 Phân tích công việc 6

2.3 Tuyển dụng nhân sự 7

2.4 Bố trí và sử dụng nhân lực 8

2.5 Đánh giá thực hiện công việc 8

2.6 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 9

2.7 Thù lao lao động 9

II Vai trò của quản lý nhân sự trong tổ chức 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI THANH XUÂN 11

1 Công tác phân tích công việc 11

1.1 Bản mô tả công việc 11

1.2 Bản yêu cầu của công việc với người thực hiện 13

1.3 Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc 14

2 Công tác đào tạo và phát triển nhân viên 15

2.1 Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên về trình độ chuyên môn 16

2.2 Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên về trình độ ngoại ngữ 18

2.3 Vấn đề đào tạo trình độ quản lý cho nhân viên của Công ty 19

3 Công tác đánh giá thực hiện công việc 21

4 Công tác thù lao lao động 24

4.1 Công tác trả công, trả lương cho nhân viên 24

4.2 Chế độ tiền thưởng 28

4.3 Các chương trình phúc lợi 31

5 Vấn đề thực hiện pháp luật lao động 36

III Nhận xét chung 38

1 Những mặt Công ty đã làm được 38

2 Một số tồn tại cần khắc phục 39

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HƠN NỮA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI THANH XUÂN 41

I Nguyên nhân của những tồn tại trên 41

II Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhân sự ở Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân 42

1 Đối với công tác phân tích công việc 42

2 Công tác đào tạo và phát triển nhân viên 46

2.1 Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên 47

2.2 Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên 49

2.3 Đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ Công ty 49

3 Công tác đánh giá thực hiện công việc 50

4 Công tác trả công, trả lương 50

5 Về vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 52

KẾT LUẬN 53

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3240 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựa trên cơ sở theo dõi tình hình thực làm việc của từng người lao động thông qua: Kết quả công việc (cả số lượng và chất lượng), tinh thần trách nhiệm đối với công việc, thái độ và tác phong làm việc, mức độ đóng góp cho Công ty thông qua các hoạt động kinh doanh cụ thể. Trong khi đánh giá cần sử dụng tới Bảng chấm công hàng tháng cho cán bộ, công nhân viên và bản Nội quy của Công ty để đối chiếu, đánh giá tinh thần làm việc của mỗi người lao động. Định kỳ đánh giá 1 năm/ 1 lần là phù hợp đối với Công ty Thanh Xuân vì trong thời gian 1 năm, nhân viên của Công ty có thể bộc lộ khả năng, ý thức cũng như tác phong, tinh thần hợp tác và đóng góp với Công ty. Vì vậy, cuối mỗi năm, Công ty lại tổ chức đánh giá để có sự nhân xét đối với mỗi người lao động. Đối với hoạt động Thương mại: Sự đánh giá nhân viên được dựa trên năng lực làm việc, sự nhiệt tình với công việc, việc thực hiện nội quy Công ty như đi làm đúng giờ, có ý thức giữ gìn trật tự - văn hóa nơi làm việc. Kết quả thực hiện công việc của nhân viên xuất nhập khẩu còn được đánh giá trực tiếp qua sự đóng góp công lao để hoàn thành các hợp đồng thương mại với đối tác. Đối với hoạt động Du lịch: Việc đánh giá được dựa trên một số căn cứ như tác phong làm việc: đi làm đúng giờ, thái độ tận tình, chu đáo với công việc, số ngày đi làm, mức độ hoàn thành công việc có tốt hay không, sự tự giác, tự học hỏi,... tất cả đều hướng tới mục đích chung là làm việc với hiệu quả cao, phục vụ khách du lịch tốt nhất để tăng thêm uy tín cho Nhà hàng Thanh Xuân. Tuy Công ty thực hiện đồng thời hai mảng kinh doanh: Du lịch – Thương mại nhưng việc đánh giá kết quả thực hiện công việc vẫn được tiến hành theo những yêu cầu, tiêu chuẩn chung thông qua phương pháp bảng điểm. Đến cuối mỗi năm, để xác định chỉ tiêu thưởng và có kế hoạch nâng lương phù hợp, Giám đốc Công ty căn cứ vào kết quả công tác của cán bộ, nhân viên tùy theo sự tiến bộ và đóng góp của từng người để xét duyệt. Việc đánh giá nhân viên do phòng Tổ chức – Hành chính thực hiện. Mỗi nhân viên sẽ được đánh giá theo từng yêu cầu, sau đó tổng hợp lại sẽ được kết quả đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của nhân viên đó. Ví dụ: Bảng 3: Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân: PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN Họ và tên : Phạm Thị Thu Hằng. Công việc: Phục vụ bếp. Bộ phận : Bếp. Các yếu tố đánh giá Điểm đánh giá Giải thích Khối lượng công việc hoàn thành Tốt Khá TB Yếu Kém Hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao. Chất lượng thực hiện công việc Tốt Khá TB Yếu Kém Tinh thần, thái độ, hành vi, tác phong Tốt Khá TB Yếu Kém Nhiệt tình, cẩn thận. Tổng hợp kết quả Tốt Khá TB Yếu Kém (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Sau khi tổng hợp kết quả ở phiếu đánh giá nhân viên như trên, phòng Tổ chức – Hành chính lập danh sách xếp loại cho tất cả các cán bộ và nhân viên. Danh sách này được công khai với mọi người lao động, nếu có ý kiến phản hồi thì Ban lãnh đạo Công ty sẽ xem xét, điều chỉnh lại cho hợp lý, nếu không có ý kiến thì được gửi cho Giám đốc Công ty để xem xét và đề ra mức thưởng cho những người có kết quả tốt, đồng thời xét nâng lương tùy theo sự tiến bộ và đóng góp của từng người, mỗi lần xét nâng lương tùy theo sự tiến bộ và đóng góp của từng người, mỗi lần xét nâng lương có thể được nâng từ 1 đến 2 bậc lương tùy theo mỗi trường hợp, cũng có trường hợp không được nâng lương. Sau khi xem xét, Giám đốc sẽ duyệt và ra quyết định chính thức về thưởng, nâng lương cho nhân viên. Việc đánh giá thực hiện công việc của Công ty đã giúp nhân viên có thêm động lực để hoàn thành tốt hơn công việc của mình đồng thời thấy được những hạn chế của bản thân để có tinh thần phấn đấu cao hơn. Mặt khác, mỗi nhân viên đều tự xác định được mức độ phấn đấu của mình so với các nhân viên khác trong Công ty, qua đó họ sẽ có ý thức thi đua trong lao động, tăng hiệu quả lao động, tăng năng suất lao động, mang lại lợi ích cho cả bản thân người lao động và cho Công ty. Công ty Thanh Xuân là một Công ty có quy mô nhỏ, mới đi vào hoạt động được 5 năm nhưng Công ty đã chú trọng tới công tác đánh giá nhân viên, góp phần khích lệ người lao động làm việc, tự trang bị kiến thức để nâng cao trình độ của mình trong công việc, đem lại lợi ích cho bản thân và đóng góp một phần vào sự phát triển của Công ty. Song cùng với kế hoạch phát triển Công ty trong những năm tới, Ban lãnh đạo Công ty sẽ có kế hoạch hoàn thiện hơn nữa công tác đánh giá thực hiện công việc của các cán bộ và nhân viên, làm cơ sở để thực hiện các chế đội đãi ngộ nhân sự hợp lý, hiệu quả và chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhân sự ở Công ty, tạo một nền tảng vững chắc cho Công ty ổn định và phát triển. Công tác thù lao lao động Với mục tiêu sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động, Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân luôn quan tâm tới các hình thức khuyến khích vật chất cũng như tinh thần đối với đội ngũ cán bộ và nhân viên của Công ty thông qua công tác thù lao lao động. Vấn đề này được thể hiện qua các hoạt động sau: Công tác trả công, trả lương cho nhân viên Tiền lương là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chế độ thù lao của một doanh nghiệp đối với người lao động, nó là đòn bẩy kích thích tăng năng suất lao động. Việc xác định hệ thống tiền lương giúp cho Công ty có thể kiểm soát được chi phí tiền lương, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Công ty và lợi ích của người lao động. Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ, do đó, hình thức trả công cho nhân viên của Công ty là hình thức trả công theo thời gian được áp dụng đối với cả nhân viên văn phòng và nhân viên phục vụ trực tiếp trong phạm vi toàn Công ty. Về mức tiền lương tối thiểu Công ty trả cho người lao động được tuân theo quy định của Nhà nước tại Bộ luật lao động. Mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước tính từ tháng 10/2005 là 350.000 đồng/tháng. Do đó, Công ty Thanh Xuân lựa chọn mức lương tối thiểu để trả cho nhân viên là 500.000 đồng/tháng. Đối với cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng của Công ty thì Giám đốc trả với mức lương thấp nhất là 1.000.000 đồng/tháng vì đây là những lao động có trình độ được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng chính quy nên tiền lương Công ty trả cho họ phải đảm bảo mức sống tối thiểu đồng thời phải phù hợp với trình độ của họ. Đặc biệt, đối với các chuyên gia làm việc ở đây, Công ty áp dụng mức tiền lương cạnh tranh trên thị trường, vì vậy, lương của mỗi chuyên gia được trả là 6.000.000 đồng/tháng. Việc trả công theo thời gian phụ thuộc vào mức độ cấp bậc công nhân và thời gian làm việc. Theo hình thức này, tiền công được trả theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và số ngày làm việc thực tế. Công ty áp dụng mức lương tháng cho người lao động với ngày công chế độ tháng là 26 ngày/tháng. Ngoài 2 chuyên gia được trả lương cố định như đã nói ở trên, còn lại đối với các cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng thì tiền công được tính theo công thức: TLi = (TLtháng * ni)/26 Trong đó: TLi: Tiền lương của nhân viên i nhận được. ni: Ngày công thực tế của nhân viên i. 26: Ngày công chế độ Công ty áp dụng. Đối với nhân viên phục vụ trực tiếp tại khu du lịch sinh thái của Công ty, tiền lương hàng tháng cũng được tính tương tự như trên. TLi = (TLCBCN tháng * ni)/26 Trong đó: TLCBCN tháng: Tiền lương tính theo cấp bậc công nhân tháng của nhân viên i nhận được. Về việc trả tiền công làm theo giờ: Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ nên khi có yêu cầu của công việc như: phải hoàn tất mọi thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cho kịp hợp đồng hoặc phải đón tiếp khách ở nhà hàng Thanh Xuân với khối lượng lớn, khi đó Công ty sẽ có yêu cầu làm thêm giờ. Tiền công làm thêm giờ được tính như sau: TLLT = TLGiờ thực trả * Số giờ làm thêm (TLLT : Tiền công làm thêm giờ của nhân viên) Công thức trên đã nói lên mặt hạn chế của Công ty trong công tác trả công, trả lương làm thêm cho nhân viên. Đó là: Công ty đã chưa tuân thủ theo quy định về tiền công làm thêm giờ. Theo quy định thì: TLLT = TLGiờ thực trả * Tỉ lệ % được hưởng * Số giờ làm thêm. Trong đó Tỉ lệ % được hưởng như sau (Theo nghị định 114): Tỷ lệ = 150% nếu làm thêm vào ngày thường = 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần = 300% nếu làm thêm vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ quy định Như vậy, tỉ lệ % được hưởng của nhân viên Công ty Thanh Xuân ở đây là 100% và không phân biệt làm thêm vào ngày nào. Có nghĩa là Công ty chỉ trả tiền công làm thêm giờ bình thường như tiền công khi người lao động làm việc theo ca thông thường. Tuy nhiên, để có thêm thu nhập, người lao động vẫn chấp nhận sự trả công này mặc dù như vậy là không đảm bảo quyền lợi đối với họ. Thang bảng lương của Công ty Thanh Xuân được xây dựng gồm có nhiều nhất là 6 bậc được áp dụng cho mỗi nhóm chức danh công việc khác nhau như sau: Bảng 4: Thang bảng lương nhân viên của Công ty Thanh Xuân: Nhóm chức danh công việc Bậc I II III IV V VI Nhân viên Bàn, Bar, Bếp 1,0 1,25 1,58 1,85 2,36 2,87 Nhân viên Buồng, Lễ tân 1,0 1,25 1,58 1,85 2,36 Nhân viên văn phòng, cán bộ quản lý, cán bộ xuất nhập khẩu 2,0 2,4 2,75 3,20 4,0 Bảo vệ, Tạp vụ 1,20 1,40 1,80 1,95 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Thang lương của Công ty Thanh Xuân được xây dựng theo chức danh công việc và do Ban lãnh đạo Công ty cùng Giám đốc quyết định nhằm đảm bảo cho người lao động được hưởng mức lương tăng dần theo mức độ phấn đấu và thâm niên công tác. Nếu nhân viên có sự tiến bộ trong việc, có sự đóng góp và gắn bó với Công ty thì được Giám đốc xem xét và nâng bậc lương theo thời gian quy định 1 năm/1 lần. Thang lương của Công ty là căn cứ để trả lương cho nhân viên, đồng thời có tác dụng khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn để có cơ hội được nâng bậc lương sau một thời gian cố gắng làm việc. Quỹ lương của Công ty được huy động từ nguồn tài chính được thu về từ các hợp đồng thương mại và nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái. Nếu Công ty làm ăn có lãi thì nguồn tiền lương sẽ được đảm bảo tốt. Thực tế cho thấy Công ty Thanh Xuân luôn đảm bảo trả lương đầy đủ cho nhân viên đúng kỳ hạn vào ngày 10 hàng tháng, tiền lương trả cho cán bộ, nhân viên dựa vào thời gian làm việc thực tế thông qua bảng chấm công hàng tháng. Như vậy, có thể nói công tác trả lương cho người lao động ở Công ty Thanh Xuân được thực hiện tương đối tốt, góp phần khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình, cố gắng và có định hướng, đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình của chính họ cũng như đóng góp lợi ích cho Công ty. Việc xếp lương được căn cứ vào trình độ, năng lực và khả năng thực tế của mỗi người khi được nhận vào làm việc. Mọi người lao động khi được nhận vào Công ty đều phải qua thời gian thử việc. Mức lương trong thời gian thử việc bằng 70% mức tiền lương mà cán bộ, nhân viên được hưởng khi kết thúc thời gian thử việc và được nhận vào làm việc chính thức. Khi đã kết thúc thời gian thử việc, mức lương của cán bộ, nhân viên đó được xếp vào thang bậc tương ứng trong hệ thống thang bảng lương của Công ty. Trong bất kỳ trường hợp nào, Công ty cũng quyết định tăng mức lương tối thiểu đang áp dụng trong Công ty nếu mức lương tối thiểu đang áp dụng thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố. Hàng năm, Giám đốc sẽ đánh giá hiệu quả công tác của từng cán bộ và nhân viên trong đơn vị mình, thống nhất với bộ phận Hành chính để tăng lương (nâng bậc lương) cho cán bộ, nhân viên. Như vậy, vấn đề trả lương của Công ty Thanh Xuân cho người lao động đã có sự phù hợp với cơ chế và tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Vì tiền lương là động lực chính đối với người lao động nên thông qua việc trả lương, Công ty Thanh Xuân đã tạo ra động lực cả về vật chất và tinh thần đối với người lao động, đây là yếu tố quan trọng, là cơ sở để công tác quản lý nhân sự đem lại hiệu quả trong hiện tại và cả tương lai. Bên cạnh những mặt tích cực được đề cập trên đây, công tác trả công, trả lương của Công ty vẫn còn một vài hạn chế cần được khắc phục, đó là: Vấn đề trả công cho người lao động làm thêm giờ vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước tại Nghị định 114, do đó chưa đảm bảo quyền lợi của người lao động. Để công tác quản lý nhân sự đạt hiệu quả tốt hơn, Công ty cần khắc phục vấn đề này để thực hiện đúng quy định của pháp luật và đảm bảo tốt chế độ thù lao cho người lao động. Chế độ tiền thưởng Để thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với nhân viên, Công ty đã thực hiện một số chế độ thưởng như sau: Thưởng cuối năm: Vào mỗi dịp cuối năm, sau khi Công ty xem xét và đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên, Giám đốc Công ty cùng với bộ phận Hành chính tiến hành họp, bình bầu để xếp loại và xét thưởng cho cán bộ và nhân viên trong toàn Công ty. Quy định xếp loại thưởng như sau: Loại A: Gồm những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hiệu suất và chất lượng công việc tốt, có tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật cao, có những đóng góp nhất định cho Công ty. Loại B: Là những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chính sách và quy định của Công ty, ý thức làm việc tốt, không vi phạm nội quy. Loại C: Gồm những người hoàn thành tốt công việc, có ý thức học hỏi trong công việc, vi phạm nội quy, quy định của Công ty không quá 1 lần và mức độ không nghiêm trọng. Loại D: Gồm các trường hợp vi phạm quy định của Công ty hơn 1 lần trở lên, bị nhắc nhở, khiển trách hoặc để xảy ra những sự cố không đáng có khi làm việc, gây ảnh hưởng tới Công ty. Căn cứ vào cách xếp loại trên, Công ty quy định mức thưởng như sau: Loại A: Thưởng 300.000 đồng/người. Loại B: Thưởng 200.000 đồng/người. Loại C: Thưởng 100.000 đồng/người. Loại D: Không thưởng. Mục đích của hình thức thưởng này là nhằm tạo thêm cho người lao động một phần thu nhập để động viên họ làm việc tích cực, tăng năng suất lao động, chất lượng công việc, giúp họ có tinh thần phấn đấu trong công việc, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định chung của Công ty. Thưởng nhân dịp Lễ, Tết: Đối với mỗi dịp Tết, Công ty có chế độ thưởng cho những nhân viên thuộc khối văn phòng mà có thời gian làm việc tại Công ty từ 6 tháng trở lên, mỗi người được hưởng thêm 1 tháng lương (gọi là tháng lương thứ 13) để hỗ trợ cho nhân viên có thêm một khoản thu nhập đón Tết. Việc chi trả tiền lương tháng thứ 13 được thực hiện vào thời gian khi kết thúc năm tài chính và trước Tết âm lịch của năm sau. Đối với những nhân viên phục vụ, lao động trực tiếp, mỗi người được thưởng 200.000 đồng để đón Tết. Hình thức thưởng này có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm chu đáo của Giám đốc Công ty đối với nhân viên, tạo cho họ sự tin tưởng và yên tâm làm việc, gắn bó với Công ty. Đối với những ngày lễ lớn như 30/4, 2/9,... các nhân viên trong Công ty đều được nghỉ làm 1 ngày và tổ chức họp mặt, liên hoan. Đối với các nhân viên nữ, vào các ngày 8/3, 20/10, Giám đốc trích thưởng cho mỗi chị em số tiền 50.000 đồng, coi đó là phần quà tặng riêng của Giám đốc Công ty cho các nhân viên nữ không tính vào chi phí kinh doanh. Ngoài các khoản thưởng trên, vào từng thời điểm bất kỳ, khi có một số hợp đồng được hoàn thành, có lợi nhuận cao, Giám đốc Công ty lại yêu cầu lên danh sách những người có sự đóng góp tích cực cho Công ty trong thời gian đó để xét thưởng. Mức thưởng cho mỗi nhân viên có thể là 150.000 đồng/người hoặc 100.000 đồng/người căn cứ vào lợi nhuận thu được. Điều này làm cho nhân viên của Công ty rất phấn khởi, cảm thấy được động viên, khích lệ rất nhiều. Có thể nói, chính sách đãi ngộ của Công ty Thanh Xuân thông qua chế độ tiền thưởng được thể hiện tương đối tốt so với một số Công ty nhỏ khác. Có được điều đó là do Công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận thu về khá cao cho nên quỹ tiền thưởng được trích ra từ đó để thưởng cho nhân viên. Quỹ tiền thưởng của Công ty không phải là một nguồn cố định mà nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh đạt được. Thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đạt được, Giám đốc Công ty quyết định trích bổ sung vào quỹ tiền thưởng một khoản bằng 10% tổng lợi nhuận để thưởng cho cán bộ, nhân viên. Tuy những mức thưởng này không lớn nhưng nó mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, vì nó đã tạo động lực cho người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần. Về phía cá nhân người lao động, nó giúp nâng cao năng suất lao động, tạo tâm lý tốt, khiến họ cảm thấy thành tích của mình được ghi nhận, được động viên khích lệ, từ đó giúp họ phấn đấu và phát triển bản thân hơn nữa để có thêm thu nhập. Về phía Công ty, đã tạo ra không khí làm việc tích cực, thi đua trong lao động, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ, có thêm khả năng để tìm kiếm lợi nhuận, phát triển Công ty, mặt khác góp phần tích cực vào công tác quản lý nhân sự của Công ty, tạo cơ sở vững chắc cho Công ty tồn tại và phát triển. Các chương trình phúc lợi Các khoản phụ cấp, phụ trợ ngoài lương Cùng với việc chi trả tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên, Công ty Thanh Xuân còn thực hiện một số chế độ thù lao lao động khác, đó là các khoản phụ cấp, trợ cấp ngoài lương, các khoản này được quy định trong quy chế của Công ty như sau: Các khoản phụ cấp lương theo quy định của Nhà nước như phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động,... được tính theo quy định của Nhà nước trong mọi thời kỳ. Ngoài những khoản phụ cấp theo quy định như trên, cán bộ nhân viên của Công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp và phụ cấp sau đây: Trợ cấp bữa ăn công nghiệp: Công ty tổ chức bữa ăn trưa cho nhân viên theo mức tuyệt đối là 5.000 đồng/ngày công đối với những cán bộ công nhân viên có tham gia làm việc ở Công ty. Mức tuyệt đối về khoản chi trả trợ cấp bữa ăn công nghiệp do Giám đốc Công ty quyết định. Những nhân viên nào không ăn trưa tại Công ty thì được Giám đốc trợ cấp cho 150.000 đồng/tháng. Trợ cấp về đồng phục (không kể trang phục Bảo hộ lao động): Một số công việc ở khu du lịch như nấu nướng, quét dọn, rửa bát, giặt là, nhân viên được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang,... Bên cạnh đó, một số bộ phận khác, do yêu cầu của công việc, Công ty trợ cấp cho những nhân viên tiền may đồng phục: Nhân viên Bàn, Bar, Buồng, nhân viên Lễ tân để đón tiếp khách. Phụ cấp trách nhiệm: Mức phụ cấp cho một nhân viên/tháng là từ 15% đến 50% lương tối thiểu của Công ty, được trả cho cán bộ nhân viên có yêu cầu cao về trách nhiệm phụ trách công việc được giao. Những nhân viên phụ trách, trưởng các bộ phận, phòng ban là những người được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Tiền phụ cấp này được chi trả tùy theo mức độ trách nhiệm của từng người cụ thể, cao nhất là mức 1 triệu đồng/người (mức này trả đối với Ban Giám đốc Công ty). Trợ cấp xăng xe, điện thoại: Khoản phụ cấp này được cấp cho những nhân viên do yêu cầu của công việc phải đi lại nhiều, giao dịch nhiều như: Ban Giám đốc, trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, nhân viên xuất nhập khẩu của Công ty. Trợ cấp xăng xe cho mỗi nhân viên là 200.000 đồng/tháng, trợ cấp điện thoại là 300.000 đồng/tháng, riêng Ban Giám đốc Công ty được trợ cấp là 1 triệu đồng/tháng/người. Các khoản phụ cấp, trợ cấp trên đây đã nói lên chính sách đãi ngộ của Công ty đối với người lao động. Mặc dù làm việc trong môi trường năng động và nhiều áp lực nhưng người lao động trong Công ty được đãi ngộ như vậy sẽ được bù đắp sức lao động bỏ ra một cách xứng đáng. Họ cảm thấy quyền lợi của mình được đảm bảo, do đó sẽ say mê và nhiệt tình hơn với công việc. Đây là một lợi thế để Công ty quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả và điều này cần được phát huy trong thời gian tiếp theo. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Đây là việc giải quyết những quyền lợi cho bản thân người lao động, kể cả trước mắt và lâu dài mà tất cả mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện theo quy định của Nhà nước. Với Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân, các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động được thực hiện đầy đủ.Vấn đề BHXH, BHYT được Công ty quy định trong Quy chế như sau: Mọi cán bộ, công nhân viên khi đã được tiếp nhận vào làm việc, có hợp đồng lao động chính thức với Công ty đều phải tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Mức tiền lương làm căn cứ để đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là mức tiền lương cơ bản của mỗi người đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Hàng tháng, Công ty sẽ chi một khoản kinh phí để nộp cho cơ quan Bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội (15% lương) và Bảo hiểm y tế (2% lương). Đồng thời hàng tháng Công ty sẽ trích 5% từ lương tháng của các cán bộ công nhân viên đóng bảo hiểm xã hội và 1% lương tháng của cán bộ công nhân viên để đóng bảo hiểm y tế. Việc khấu trừ tiền lương của từng cán bộ, nhân viên để nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thực hiện theo từng tháng vào kỳ lĩnh lương. Quyền lợi của cán bộ và nhân viên được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật Trên thực tế, việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Công ty Thanh Xuân cho thấy Công ty đã đăng ký đóng bảo hiểm tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, nơi đăng ký khám chữa bệnh cho nhân viên toàn Công ty (cả khu du lịch và văn phòng xuất nhập khẩu) là bệnh viện tỉnh Ninh Bình. Công ty đã chú ý chăm lo tới sức khỏe cho người lao động. Mỗi nhân viên khi được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty đều được kiểm tra sức khỏe trước khi tham gia công tác. Bởi vì ngoài hoạt động thương mại ra, hoạt động du lịch của Công ty đòi hỏi phải có những nhân viên có sức khỏe tốt, không mắc bệnh thì mới đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi và không làm ảnh hưởng tới khách hàng. Công ty có tủ thuốc và một số thiết bị y tế để có thể sơ cứu kịp thời cho nhân viên và khách hàng khi bị ốm đau. Các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản của một số nhân viên trong Công ty đều được thanh toán đúng theo quy định nên đã tạo được sự tin tưởng của nhân viên vào các chế độ của Nhà nước và của Công ty tạo điều kiện cho họ. Chế độ bảo hiểm kịp thời giúp người lao động khắc phục được những khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống và tham gia lao động. Bên cạnh những việc đã làm được trong công tác thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động ở Công ty Thanh Xuân vẫn còn một số tồn tại cơ bản không chỉ riêng Công ty Thanh Xuân mà rất nhiều Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện đó là chưa thực hiện đúng quy định của Nhà nước về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động. Đối với Công ty, trong quy chế của Công ty quy định rõ khoản kinh phí mà người sử dụng lao động phải trích nộp cho cơ quan Bảo hiểm là 15% lương nộp bảo hiểm xã hội và 2% lương nộp bảo hiểm y tế, song khi tính lương để trả cho nhân viên vào cuối tháng, cán bộ Công ty đã trừ khoản kinh phí này vào số tiền lương của nhân viên, có nghĩa là người lao động đã phải chịu hoàn toàn khoản kinh phí để nộp cho cơ quan Bảo hiểm. Như vậy, quyền lợi của nhân viên không được đảm bảo. Do sự hiểu biết về luật lao động của nhân viên còn hạn chế nên nhiều nhân viên (nhất là những người có trình độ phổ thông) không hiểu rõ được điều này. Một số nhân viên có trình độ đã qua đào tạo thì không phải là họ không hiểu điều đó nhưng do việc làm hiện nay đang là vấn đề rất bức xúc đối với phần đông người lao động, mặt khác đây là một Công ty tư nhân cũng giống như một số Công ty tư nhân khác, việc trích nộp bảo hiểm thường trừ vào lương của người lao động, hiểu được điều này nên những nhân viên đó có thể chấp nhận với mục đích có được một việc làm để có thu nhập cho bản thân và gia đình. Đây là vấn đề tồn tại cần được khắc phục và sửa đổi để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia làm việc tại Công ty. Mặt khác, khi Công ty phát triển với quy mô lớn hơn thì vấn đề này cần được thay đổi cho đúng với quy định của Luật lao động. Các chế độ phúc lợi khác Hàng năm, Công ty tổ chức mỗi năm một lần cho nhân viên toàn Công ty đi nghỉ mát tại Sầm Sơn hoặc tham quan các danh lam thắng cảnh như chùa Hương, cố đô Huế, vịnh Hạ Long. Công ty sẽ trợ cấp kinh phí để thuê xe và chỗ ở khi đi tham quan, còn tiền ăn uống do nhân viên tự túc. Những dịp đi chơi tập thể như vậy tạo cho nhân viên có cơ hội để đi ra bên ngoài vừa nâng cao tầm hiểu biết vừa có điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với nhau, hiểu nhau hơn và qua đó tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó và giúp đõ nhau trong tập thể người lao động. Đồng thời qua đó cũng tạo ra bầu không khí tâm lý tốt trong tập thể lao động, giúp cho nhân viên có những giờ phút thoải mái, vui vẻ sau khi làm việc. Đối với những nhân viên làm việc ở khu du lịch của Công ty mà gia đình ở xa, Công ty tạo điều kiện cho họ có chỗ ở để làm việc ngay tại đây. Những nhân viên này sẽ được ở trong khu nhà nội trú của Công ty gồm có 12 phòng ở được xây dưng sạch đẹp, thoáng mát. Có chổ ở ổn định như vậy, nhân viên Công ty sẽ yên tâm làm việc và quan trọng hơn là tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc thuê nhà ở. Đây là một hình thức hỗ trợ nhân viên có ý nghĩa nhân văn rất cao, thể hiện rõ sự đãi ngộ của Giám đốc Công ty dành cho người lao động. Vào các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân.doc
Tài liệu liên quan